MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ 3
1.1- Khái niệm, đặc điểm chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 3
1.2-Vai trò và Nguyên tắc chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 5
1.2.1-Vai trò. 5
1.2.2-Nguyên tắc chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 7
1.3-Nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 9
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 12
Chương 2 15
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 15
2.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn. 15
2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số 15
2.1.2. Đặc điểm văn hoá xã hội. 16
2.1.3.Đặc điểm kinh tế. 18
2.2. Thực trạng ngành y tế Lạng Sơn trong nhưng năm gần đây. 23
2.3.Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa
bàn tỉnh Lạng sơn. 27
2.3.1.Nguồn vốn cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 27
2.3.2. Khâu lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 31
2.3.3.Khâu chấp hành dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế. 33
2.3.4.Khâu quyết toán NSNN chi cho sự nghiệp y tế. 38
2.4. Thực trạng chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng
sơn. 40
2.4.1.Chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp y tế. 41
2.4.2.Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế. 42
2.5.Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lý chi NSNN
cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 51
Chương 3 54
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN 54
3.1.Những phương hướng và nhiệm vụ của công tác quản lý chi
NSNN cho sự nghiệp y tế trong những năm tới. 54
3.2.Một số ý kiến nhằm tăng cường công tác quản lý chi NSNN cho
sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn. 56
3.2.1.Xác định rõ nội dung chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh. 56
3.2.2.Đa dạng hoá các nguồn vốn cho sự nghiệp y tế. 57
3.2.3. Tăng cường quản lý ngân sách cho sự nghiệp y tế ở tất cả các
khâu của chu trình NSNN và tăng cường công tác kiểm tra. 60
3.2.4.Kiện toàn tổ chức công tác quản lý tài chính ở các đơn vị y tế. 62
3.2.5.Đẩy mạnh công tác xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn
tỉnh. 63
3.2.6.Đẩy mạnh công tác y học cổ truyền dân tộc. 63
3.2.7.Nghiên cứu triển khai thí nghiệm mô hình đơn vị dịch vụ y tế
tự hạch toán 63
KẾT LUẬN 66
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp y tế trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng không đáng kể mà mỗi năm NSNN phải chi thêm cho sự nghiệp y tế là khá lớn, năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 2.856,5 triệu đồng; năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 4.728 triệu đồng, các khoản chi này giảm về tỷ trọng là do tỷ trọng của các khoản viện phí và BHYT tăng . Trong tương lai khoản chi này nên giảm bớt nhằm giảm gánh nặng cho NSNN và phải tìm mọi cách khai thác triệt để các nguồn vốn khác để chi cho sự nghiệp y tế tỉnh.
Nguồn NSNN không chỉ chiếm vai trò chủ yếu trong công tác khám chữa bệnh mà nó còn có một vai trò rất lớn trong công tác phòng bệnh, nhận xét trên được thể hiện ở biểu sau: (Biểu số 4)
Biểu số 4:
Nguồn chi cho hoạt động phòng bệnh
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Số
tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số
Tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Số
tuyệt đối
Tỷ trọng (%)
Tổng chi
5.641
100
6.340
100
9.885
100
Trong đó:
Nguồn NSNN
Viện phí, BHYT
Nguồn khác
4.723
-
918
83,73
-
16,27
5.386
-
954
84,95
-
15,05
7.872
-
2.013
79,72
-
20,28
(Nguồn số liệu: Phòng Quản lý ngân sách Sở Tài chính vật giá Lạng sơn)
Công tác phòng bệnh là một công tác giữ vị trí chiến lược, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần rất lớn vào việc giảm các dịch bệnh, giảm chi cho khám chữa bệnh do vậy việc chi NSNN cho phòng bệnh là rất cần thiết. Trong những năm vừa qua chi NSNN cho công tác phòng bệnh cũng đã cho ta thấy phần nào sự quan tâm của ngành y tế đối với công tác này. Năm 1999 chi NSNN cho phòng bệnh chiếm 83,73% tổng chi cho phòng bệnh, năm 2000 là 84,95% đến năm 2001 tỷ lệ này tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 79,72%.
Tỷ lệ chi NSNN cho khám chữa bệnh và công tác phòng bệnh trên địa bàn tỉnh trong những năm qua là tương đối lớn và không ngừng tăng, tuy vậy cơ cấu chi cho khám chữa bệnh và phòng bệnh cần có sự điều chỉnh làm sao cho công tác xã hội hóa hoạt động khám chữa bệnh được đầy mạnh hơn và công tác phòng bệnh được triển khai rộng rãi hơn trên địa bàn tỉnh.
Nguồn viện phí và BHYT là nguồn đóng góp của các cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội để cung cấp một phần nguồn tài chính cho công tác y tế. Nhưng do điều kiện của tỉnh đối tượng thuộc diện miễn giảm viện phí lớn nên số tiền viện phí thu được không lớn. Nguồn viện phí hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi cho sự nghiệp y tế.
Việc sử dụng BHYT theo Nghị định 58/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành điều lệ BHYT đã đóng góp một phần đáng kể cho hoạt động khám chữa bệnh, san sẻ những chi phí quá lớn cho những người có hoàn cảnh khó khăn, giảm bớt một phần gánh nặng cho NSNN bằng việc phát hành thẻ BHYT cho người tham gia.
Tuy đóng vai trò rất quan trọng nhưng trong thời gian qua tình hình nguồn viện phí và BHYT chi cho công tác khám chữa bệnh chiếm một tỷ lệ còn nhỏ và không đồng đều giữa tuyến tỉnh và tuyến huyện. Trong năm 1999 tổng chi từ viện phí và BHYT cho công tác khám chữa bệnh là 1.699,1 triệu đồng trong đó chi cho khám chữa bệnh tuyến tỉnh là 1.063,6 triệu đồng chiếm 62,6%, chi cho khám chữa bệnh tuyến huyện là 635,5 triệu đồng chiếm 37,4%; năm 2000 tổng chi khám chữa bệnh từ nguồn viện phí và BHYT là 2.528 triệu đồng, trong đó chi cho tuyến tỉnh là 1.601 triệu đồng chiếm 63,3%, tuyến huyện là 927 triệu đồng chiếm 36,7%. Năm 2001 tổng chi cho khám chữa bệnh từ nguồn này là 3.054 triệu đồng, trong đó chi cho tuyến tỉnh chiếm 59,8%, tuyến huyện chiếm 40,2%. Qua số liệu trên ta thấy nguồn viện phí và BHYT chủ yếu thu được từ các bệnh viện cấp tỉnh điều đó cho thấy một bộ phận người dân tập trung ở thị xã có thu nhập cao quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khoẻ và sẵn sàng trả các khoản viện phí cho dịch vụ y tế, còn ở tuyến huyện nguồn thu này còn rất thấp.
Ngoài hai nguồn vốn chính để chi cho sự nghiệp y tế thì các nguồn vốn khác cũng có vai trò rất lớn vào việc đa dạng hoá nguồn vốn cho sự nghiệp y tế. Nguồn vốn khác ở đây là nguồn y tế dự phòng và nguồn viện trợ của các tổ chức nước ngoài, chủ yếu phục vụ cho công tác phòng bệnh. Trong thời gian qua nguồn kinh phí dự phòng được tăng cường đáng kể cho công tác phòng bệnh, năm 1999 là 1.092 triệu đồng, năm 2000 là 1.154 triệu đồng và năm 2001 là 2.013 triệu đồng. Nguồn viện trợ do các tổ chức quốc tế tài trợ chiếm một tỷ trọng nhỏ chủ yếu là các phương tiện và các thiết bị y tế.
2.3.2. Khâu lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Lập dự toán ngân sách là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế nói riêng, đây là khâu mang tính chất định hướng. Nếu làm tốt khâu lập dự toán sẽ tạo điều kiện cho khâu chấp hành và quyết toán được thực hiện thuận lợi. Trong quá trình lập dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế phải dựa vào các căn cứ sau:
+ Dựa vào nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và những chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành y tế trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
+ Dựa vào luật, chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định, các chính sách chế độ hiện hành làm cơ sở lập dự toán chi NSNN năm.
+ Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp quản lý chi NSNN về y tế.
+ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách và văn bản hướng dẫn của các bộ.
+ Số kiểm tra về dự toán ngân sách do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo.
+ Tình hình thực hiện dự toán NSNN các năm trước.
Trình tự lập dự toán:
Mô hình cấp phát NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã có những thay đổi để nhằm phục vụ cho việc quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, trình tự lập dự toán ngân sách, chấp hành và quyết toán cũng có một số thay đổi, quá trình lập dự toán NSNN cho sự nghiệp y tế từ năm 2000 trở về trước được thực hiện theo trình tự:
- Sở Tài chính vật giá thông báo số kiểm tra cho Sở Y tế, các bệnh viện tuyến tỉnh và phòng Kế hoạch Tài chính thương mại các huyện, thị xã. Sau đó Sở Y tế tiếp tục giao số kiểm tra cho các đơn vị dự toán cấp dưới là các đơn vị thuộc công tác phòng bệnh tuyến tỉnh (Trung tâm y tế dự phòng; Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ; Trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; Trung tâm bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình; Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, hoá mỹ phẩm; Trạm kiểm dịch quốc tế; Trạm phòng chống sốt rét; Hội đồng giám định y khoa). Các phòng Kế hoạch Tài chính thương mại huyện, thị xã sẽ giao số kiểm tra cho các trung tâm y tế huyện.
Căn cứ vào dự toán sơ bộ về chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh từ kế hoạch Sở Tài chính vật giá sẽ xác định mức chi tổng hợp cho các đơn vị, trên cơ sở đó hướng dẫn các đơn vị này tiến hành lập dự toán.
Dựa vào số kiểm tra và các văn bản hướng dẫn lập dự toán ngân sách của ngành y tế các đơn vị sẽ tiến hành lập dự toán ngân sách.
Sở Y tế tổng hợp dự toán của các đơn vị bệnh viện tuyến tỉnh, các đơn vị phòng bệnh tuyến tỉnh, và các trung tâm y tế huyện, thị xã, sau đó tổng hợp và gửi lên Sở Tài chính vật giá .
Sở Tài chính vật giá sẽ tiến hành tổng hợp dự toán ngân sách của ngành y tế và tổng hợp chung vào dự toán NSNN của toàn tỉnh, trình HĐND tỉnh phê duyệt.
Dự toán NSNN sau khi đã được HĐND tỉnh phê duyệt, UBND tỉnh sẽ giao dự toán cho Sở y tế và Sở y tế sẽ tiếp tục giao cho các đơn vị dự toán cấp dưới.
Đến năm 2001, do cơ chế điều hành thay đổi, các đơn vị thuộc công tác phòng bệnh tuyến tỉnh không còn là đơn vị dự toán cấp dưới của Sở Y tế nữa mà trở thành đơn vị dự toán cấp I của Sở Tài chính vật giá, do vậy trong quá trình lập dự toán Sở Tài chính vật giá sẽ giao số kiểm tra trực tiếp cho các đơn vị này. Sau khi lập xong dự toán ngân sách các đơn vị thuộc công tác phòng bệnh tuyến tỉnh sẽ trực tiếp gửi Dự toán lên Sở Tài chính vật giá. Do hình thức cấp phát là Cân đối về Ngân sách huyện, thị xã nên các trung tâm y tế huyện, thị xã sẽ lập dự toán gửi lên Phòng Kế hoạch tài chính thương mại các huyện, thị xã để tổng hợp chung vào Ngân sách huyện, thị xã và gửi lên Sở Tài chính vật giá.
2.3.3.Khâu chấp hành dự toán chi NSNN cho sự nghiệp y tế.
Là khâu thứ hai trong chu trình quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế, là khâu quyết định đến việc biến các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách năm kế hoạch trở thành hiện thực. Dưới đây là hai mô hình cấp phát NSNN cho sự nghiệp y tế được thực hiện trên địa bàn tỉnh Lạng sơn từ năm 2000 trở về trước và mô hình cấp phát đang được Sở Tài chính vật giá Lạng sơn áp dụng cho sự nghiệp y tế.
Mô hình cấp phát từ năm 2000 trở về trước:
*Mô hình cấp phát cho tuyến tỉnh.
Sở tài chính
vật giá
Sở Y tế
Kho bạc Nhà nước tỉnh
Các bệnh viện
tuyến tỉnh
(1)
(2)
(5)
(8)
(8)
(3)
(4)
(3)
(4)
(8)
(6)
(7)
(4)
(6)
(7)
Các đơn vị phòng bệnh tuyến tỉnh
Giải thích:
Lập dự toán của đơn vị dự toán cấp dưới
Gửi dự toán
Dự toán chi của đơn vị dự toán cấp I
Thông báo hạn mức kinh phí
Phân phối hạn mức kinh phí
Chuẩn chi yêu cầu chi
Cấp phát thanh toán
Quyết toán
*Mô hình cấp phát tuyến huyện
(hình thức cấp phát kinh phí uỷ quyền ngân sách tỉnh)
Sở tài chính
vật giá
Sở y tế
Kho bạc
nhà nước tỉnh
Kho bạc nhà nước
các huyện
(4)
(4)
(8)
(2)
(3)
(1)
(2)
(5)
(8)
(6)
(7)
Trung tâm y tế
các huyện, thị xã
Phòng Kế hoạch Tài chính Thương mại
các huyện, thị xã
Giải thích:
Lập dự toán
Gửi dự toán
Dự toán cơ quan tài chính được uỷ quyền
Thông báo hạn mức kinh phí
Phân phối hạn mức kinh phí
Chuẩn chi yêu cầu chi
Cấp phát thanh toán
Quyết toán
Trình tự cấp phát:
Căn cứ vào dự toán NSNN được duyệt các đơn vị y tế sẽ lập dự toán chi hàng quý (có chia theo tháng) gửi lên cơ quan tài chính. Các bệnh viện tuyến tỉnh sẽ lập dự toán chi hàng quý gửi lên Sở Tài chính vật giá. Các đơn vị y tế thuộc công tác phòng bệnh tuyến tỉnh sẽ lập dự toán chi hàng quý gửi lên Sở Y tế, sau đó Sở Y tế sẽ tổng hợp gửi lên Sở Tài chính vật giá. Các trung tâm y tế huyện, thị xã sẽ gửi dự toán chi hàng quý lên Phòng Kế hoạch Tài chính Thương mại các huyện, thị xã.
Sở Tài chính vật giá sẽ thẩm tra dự toán của từng đơn vị và căn cứ vào khả năng ngân sách để bố trí cho các đơn vị. Sau đó Sở Tài chính vật giá sẽ thông báo hạn mức kinh phí hàng quý cho các đơn vị.
Căn cứ vào hạn mức kinh phí hàng quý được phân phối, các đơn vị y tế khi có nhu cầu chi tiêu thì thủ trưởng đơn vị ra lệnh chuẩn chi kèm theo hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước.
Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch căn cứ vào hạn mức kinh phí được thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ thanh toán, các điều kiện chi và lệnh chuẩn chi của thủ trưởng các đơn vị, nếu hợp lệ thì sẽ thực hiện cấp phát thanh toán.
Mô hình cấp phát mới được thực hiện từ năm 2001
*Mô hình cấp phát tuyến tỉnh
Sở tài chính
vật giá
- Các bệnh viện tuyến tỉnh
- Các đơn vị phòng bệnh tuyến tỉnh
Kho bạc
nhà nước
tỉnh
(1)
(5)
(2)
(3)
(4)
(2)
Giải thích:
Gửi dự toán
Thông báo hạn mức kinh phí
Chuẩn chi yêu cầu chi
Cấp phát, thanh toán
Quyết toán
*Mô hình cấp phát tuyến huyện
(hình thức cấp phát cân đối về ngân sách huyện, thị xã)
Phòng Kế hoạch
tài chính thương mại
các huyện thị xã
Trung tâm y tế các huyện, thị xã
Kho bạc
nhà nước
huyện
(1)
(2)
(5)
(2)
(3)
(4)
Giải thích:
Lập dự toán
Thông báo hạn mức kinh phí
Chuẩn chi yêu cầu chi
Cấp phát thanh toán
Quyết toán
Trình tự cấp phát của năm 2001: Về cơ bản cũng giống như trình tự cấp phát của các năm trước nhưng có một số thay đổi. Đối với tuyến tỉnh, các đơn vị thuộc công tác phòng bệnh tuyến tỉnh sẽ lập dự toán hàng quý gửi lên Sở Tài chính vật giá và khi Sở Tài chính thông báo hạn mức sẽ thông báo trực tiếp cho các đơn vị này (không qua Sở Y tế). Khi có nhu cầu chi đơn vị sẽ nộp hồ sơ xin rút hạn mức vào Kho bạc.
Đối với tuyến huyện, các trung tâm y tế huyện, thị xã sẽ lập dự toán chi quý gửi lên Phòng Kế hoạch tài chính thương mại các huyện, thị xã, căn cứ vào khả năng nguồn ngân sách để bố trí hạn mức kinh phí quý cho các đơn vị sau đó phòng Kế hoạch tài chính thương mại các huyện thị xã sẽ trực tiếp thông báo HMKP quý cho các đơn vị.
2.3.4.Khâu quyết toán NSNN chi cho sự nghiệp y tế.
Quyết toán các khoản chi NSNN cho sự nghiệp y tế là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu được phản ánh sau một kỳ hạch toán và chấp hành dự toán nhằm phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán một kỳ đã qua để rút kinh nghiệm cho kỳ chấp hành dự toán tiếp theo. Nội dung quyết toán NSNN bao gồm: quyết toán nguồn ngân sách và tình hình sử dụng nguồn ngân sách đó. Trong quá trình lập báo cáo quyết toán NSNN phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Số liệu trong báo cáo quyết toán NSNN phải chính xác, trung thực, nội dung báo cáo quyết toán ngân sách phải theo đúng nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo mục lục ngân sách.
Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị dự toán cấp trên và đơn vị dự toán cấp I gửi cơ quan tài chính đồng cấp phải gửi kèm Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12 và Báo cáo thuyết minh quyết toán năm.
Báo cáo quyết toán năm trước khi gửi cơ quan có thẩm quyền để xét duyệt hoặc tổng hợp phải có xác nhận của kho bạc Nhà nước đồng cấp.
Báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán không được quyết toán chi lớn hơn thu.
*Trình tự quyết toán NSNN chi cho sự nghiệp y tế:
Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối ngày 31/12, số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước cả về tổng số và chi tiết, khi đó đơn vị mới được tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. Từ những năm 2000 trở về trước, trình tự quyết toán được thực hiện như sau:
Các đơn vị dự toán cấp I sẽ tiến hành tổng hợp báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới và của cấp mình gửi lên Sở Tài chính vật giá.
Các đơn vị dự toán cấp I kết hợp với Sở Tài chính vật giá tiến hành kiểm tra quyết toán tại các đơn vị sử dụng NSNN chi cho sự nghiệp y tế nhằm xác định tính chính xác của số liệu báo cáo quyết toán đã được tổng hợp đó.
Đến năm 2001 trình tự quyết toán về cơ bản vẫn giống như những năm trước, nhưng đối với tuyến tỉnh, các đơn vị phòng bệnh tuyến tỉnh đã chuyển thành đơn vị dự toán cấp I của Sở Tài chính vật giá. Đối với tuyến huyện thì các báo cáo quyết toán của các trung tâm y tế huyện, thị xã sẽ được gửi lên các Phòng Kế hoạch tài chính thương mại huyện, thị xã .
Năm 1999, Đối với nguồn kinh phí ngân sách Trung ương đầu tư theo chương trình mục tiêu y tế thì quyết toán theo nguyên tắc sử dụng kinh phí ủy quyền: Trung ương chuyển kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia về địa phương cho Sở Tài chính vật giá, Sở Tài chính vật giá sẽ cấp cho Sở Y tế theo khối lượng được thanh toán trong các chương trình mục tiêu và xác nhận quyết toán của Sở Y tế đối với các chương trình mục tiêu đó để gửi Bộ Y tế, đồng thời Sở Tài chính vật giá báo cáo cho Bộ Tài chính để tổng hợp quyết toán ngân sách trung ương.
Năm 2000,2001 hình thức cấp phát của các chương trình mục tiêu là Bổ sung có mục tiêu cho Ngân sách Địa phương. Hàng năm kinh phí để thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia được quyết toán vào Ngân sách Địa phương .
2.4. Thực trạng chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Lạng sơn nói riêng cũng như tình hình kinh tế xã hội của cả nước nói chung tương đối ổn định, tốc độ tăng trưởng khá, đặc biệt trong những năm qua thu NSNN tỉnh tăng mạnh, do vậy chi NSNN cho sự nghiệp y tế của tỉnh cũng như các khoản chi cho các lĩnh vực khác không ngừng tăng. Tình hình trên được thể hiện ở biểu số liệu sau: (Biểu số 5)
Qua bảng trên ta thấy các khoản chi NSNN của tỉnh tăng nhanh vào năm 2000, đây là năm có nhiều nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra, đến năm 2001 các khoản chi này vẫn được duy trì nhưng một số khoản chi có xu hướng giảm như: chi cho đầu tư XDCB, chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, An ninh - quốc phòng trong khi đó các khoản chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, chi cho sự nghiệp khoa học công nghệ và môi trường, chi sự nghiệp y tế vẫn tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng. Chi cho lĩnh vực y tế, số chi năm sau không ngừng tăng so với số chi năm trước, năm 1999 tổng chi cho sự nghiệp y tế là 19.179 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,51% trong tổng chi NSNN; năm 2000 tổng chi cho sự nghiệp y tế là 30.790 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,77% tổng chi NSNN, mức độ thực hiện so với năm 1999 đạt 160,5%; năm 2001 tổng chi sự nghiệp y tế là 33.079 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,44%, mức độ thực hiện so với năm 2000 đạt 107,43%. Đó là kết quả của việc quan tâm đến sự nghiệp y tế , nhận thức được tầm quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ con người của lãnh đạo tỉnh Lạng sơn. Chi ngân sách cho sự nghiệp y tế chiếm một tỷ lệ như vậy còn một phần do các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế đã luôn được duy trì trong những năm qua, cụ thể năm 1999 chi cho chương trình mục tiêu quốc gia về y tế trên địa bàn tỉnh là 2.293.400 nghìn đồng; năm 2000 là 3.402.311 nghìn đồng; năm 2001 là 2.545.000 nghìn đồng.
Trong điều kiện hiện nay khi mà chi cho sự nghiệp y tế chủ yếu là nguồn NSNN thì các khoản chi ngân sách cho sự nghiệp y tế tăng với tốc độ như vậy cũng chỉ đáp ứng được một phần nào nhu cầu khám chữa bệnh, phòng bệnh của nhân dân do dân số gia tăng nhanh, mức độ trượt giá, do nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng cao. Do vậy trong thời gian tới đòi hỏi các cấp và các ngành liên quan không ngừng quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, không ngừng tăng các khoản chi cho sự nghiệp y tế không chỉ bằng nguồn NSNN mà còn phải phát huy nhiều nguồn lực khác để làm sao hoàn thành một cách tốt nhất chiến lược 10 năm chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Lạng sơn (2001 - 2010).
2.4.1.Chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp y tế.
Chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp y tế là khoản chi NSNN nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành y tế. Cùng với sự gia tăng của các khoản chi thường xuyên, chi cho đầu tư XDCB của ngành y tế cũng được gia tăng một cách đáng kể. Nhận xét trên được thể hiện qua biểu số liệu dưới đây:
Biểu số 6:
Tình hình chi đầu tư XDCB ngành y tế
Đơn vị: triệu đồng
Năm 1999
Năm
2000
Năm
2001
Mức độ thực hiện năm 2000 so với năm 1999
Mức độ thực hiện năm 2001 so với năm 2000
Số
tuyệt đối
Số tương đối (%)
Số
tuyệt đối
Số tương đối (%)
5.000
4.500
17.700
-500
90
+13.200
393,3
(Nguồn số liệu: Sở Y tế Lạng sơn)
Nhận xét: Chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp y tế năm 1999 là 5.000 triệu đồng; năm 2000 là 4.500 triệu đồng, mức độ thực hiện đạt 90% nhưng đến năm 2001 mức đầu tư XDCB là 17.700 triệu đồng tăng 13.200 triệu đồng so với năm 2000. Nhưng ta rất dễ nhận thấy đó là các khoản chi đầu tư XDCB tăng một cách không ổn định, chi đầu tư XDCB cho sự nghiệp y tế chủ yếu đó là xây dựng các bệnh viện, các trung tâm, trạm y tế. Tuy đã đựơc tỉnh đầu tư tích cực nhưng đến nay cơ sở vật chất của ngành vẫn còn nhiều khó khăn, một số đơn vị tuyến tỉnh như Trung tâm bảo vệ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, Phòng giám định y khoa vẫn chưa có trụ sở làm việc phải nhờ đơn vị khác do vậy không đảm bảo yêu cầu chuyên môn kỹ thuật. Bên cạnh đó một số bệnh viện tuyến huyện được xây dựng từ những năm trước đã xuống cấp và quy mô nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu hiện tại, các trạm y tế được xây dựng trong chương trình xóa xã trắng đã xuống cấp nặng. Trang thiết bị cho ngành y tế được nâng cấp do các dự án nâng cấp trang thiết bị của Bộ Y tế và dự án hỗ trợ y tế quốc gia được triển khai. Tuyến tỉnh được trang bị máy gây mê, máy thở, hệ thống đèn mổ, bàn mổ, điện giải đồ, . . tuyến huyện được trang bị máy gây mê, máy xét nghiệm.
Mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhiều nhưng do kinh phí cho ngành y tế còn thấp nên các cơ sở khám chữa bệnh, kể cả y tế dự phòng còn thiếu nhiều thiết bị hiện đại ảnh hưởng đến chất lượng công tác. Việc sử dụng các thiết bị đã được đầu tư chưa hết công suất nhiều đơn vị mới chú ý quan tâm đến mua sắm mà chưa quan tâm đến bảo quản sử dụng.
2.4.2.Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế.
Chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế bao gồm:
+ Chi cho con người
+ Chi cho quản lý hành chính
+ Chi cho nghiệp vụ chuyên môn
+ Chi cho mua sắm, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ
Cơ cấu chi cho các nhóm mục trên được thể hiện qua biểu số liệu sau: (Biểu số 7)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy mức chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế tăng với tốc độ nhanh, năm 1999 tổng mức chi thường xuyên 16.885.600 nghìn đồng; năm 2000 tăng lên 21.188.651 nghìn đồng và đến năm 2001 là 30.534.574 nghìn đồng. Mức chi thực tế của các nhóm mục đều tăng, tỷ trọng của các nhóm mục đều chuyển biến theo chiều hướng tích cực như nhóm chi quản lý hành chính đã giảm về tỷ trọng từ 15,73% năm 1999 xuống còn 14% năm 2000 và năm 2001 còn 13,52%; nhóm mục chi cho nghiệp vụ chuyên môn tăng từ 17,07% năm 1999 lên 17,53% năm 2001.
Sự biến động của mỗi nhóm chi do các nguyên nhân chủ quan và khách quan đều ảnh hưởng đến tổng số chi NSNN cho sự nghiệp y tế tỉnh. Do vậy, để đánh giá một cách chính xác về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp y tế trên địa bàn tỉnh Lạng sơn ta cần phải phân tích một cách cụ thể từng nội dung của các nhóm chi:
*Tình hình chi NSNN cho con người
Chi cho con người cho sự nghiệp y tế là khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt cho cán bộ y, bác sỹ nhằm đảm bảo cho bộ máy của ngành y tế hoạt động bình thường. Nhóm chi này giữ một vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác y tế vì có chăm lo cho đội ngũ y, bác sỹ có một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần thì họ mới có điều kiện dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, trách nhiệm, y đức của người thầy thuốc sẽ được nâng cao.
Chi cho con người bao gồm các khoản: chi lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, tiền công, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp và phụ cấp, trợ cấp khác.
Khoản chi cho con người là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên cho sự nghiệp y tế. Tình hình chi NSNN cho con người được thể hiện qua biểu sau: (Biểu số 8)
Nhận xét: Nhìn chung các mục chi cho con người đều tăng qua các năm, năm 1999 tổng chi cho con người là 8.406.486 nghìn đồng; năm 2000 là 12.318.162 nghìn đồng, mức độ thực hiện so với năm 1999 tăng 3.911.676 nghìn đồng, đạt 146,53%; năm 2001 tổng chi là 14.765.337 nghìn đồng, so với năm 2000 tăng 2.447.215 nghìn đồng, đạt 119,9%. Các khoản chi chính như chi lương, phụ cấp lương, tiền thưởng, các khoản đóng góp vẫn giữ được tỷ trọng ổn định.
Trong tổng số chi ngân sách cho con người thì khoản chi lớn nhất là chi lương, khoản chi này năm 1999 chiếm 54,82%, năm 2000 chiếm 48% và năm 2001 là 47,6% tổng chi cho con người. Khoản chi lương tăng rất đều đặn về số tuyệt đối mỗi năm tăng thêm khoảng trên 1 tỷ đồng. Các khoản tiền lương tăng là do Chính phủ đã ra Nghị định điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu từ 144 nghìn đồng/tháng năm 1999 lên 180 nghìn đồng/tháng vào năm 2000 và 210 nghìn đồng/tháng vào năm 2001. Chi lương bao gồm chi lương theo ngạch bậc theo quỹ lương được duyệt, lương tập sự và lương hợp đồng dài hạn.
Phụ cấp: phụ cấp lương cũng tăng nhanh cùng với tốc độ tăng lương, năm 2000 phụ cấp lương đạt 152,2% so với năm 1999; năm 2001 đạt 128,2% so với năm 2000. Phụ cấp lương cũng tăng cả về tỷ trọng, cụ thể năm 1999 tỷ trọng của phụ cấp lương chiếm 31,34%; năm 2000 chiếm 32,54%; năm 2001 là 34,8%. Các khoản phụ cấp của ngành y tế là rất lớn do đặc trưng của ngành, phụ cấp gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp độc hại nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp đặc thù đối với công chức viên chức ngành y tế.
Tiền thưởng: khoản tiền thưởng chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng chi ngân sách cho con người, năm 1999 là 0,1%; năm 2000 là 0,08%; năm 2001 là 0,13%. Tuy vậy các khoản tiền thưởng có vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng của ngành y tế.
Phúc lợi tập thể và trợ cấp, phụ cấp khác: qua bảng trên ta có thể thấy trong năm 1999 khoản phúc lợi tập thể chiếm một tỷ trọng nhỏ là 0,12%, nhưng đến năm 2000 khoản phúc lợi tập thể giảm xuống còn 0,09%; năm 2001 còn 0,07%. Các khoản trợ cấp, phụ cấp khác năm 1999 chiếm 2,33%, tương ứng với số thực hiện là 195.830 nghìn đồng; năm 2000 chiếm tỷ trọng 9,58%, tương ứng với số thực hiện là 1.179.645 nghìn đồng, tăng 983.815 nghìn đồng, mức độ thực hiện đạt 602,4%; năm 2001 khoản chi này chiếm tỷ trọng 7,7%, giảm 40.914 nghìn đồng so với năm 2000, đạt 96,5%. Các khoản phụ cấp, trợ cấp khác tăng lên đáng kể đó là do có sự thay đổi về chính sách đối với trợ cấp cho đội ngũ cán bộ y bác sỹ.
Các khoản đóng góp luôn chiếm một tỷ trọng ổn định, năm 1999 là 10,%; năm 2000 là 9,3%; năm 2001 là 9,2%, bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ và các khoản đóng góp khác. Các khoản này không ngừng tăng về số tuyệt đối do mức tiền lương tối thiểu tăng.
Nhìn chung tình hình chi cho con người thuộc sự nghiệp y tế tỉnh đã được đáp ứng đảm bảo theo quy định, chế độ hiện hành của Nhà nước, góp phần ổn định đời sống của cán bộ y, bác sỹ. Nhưng bên cạnh đó công tác quản lý chi cho con người vẫn còn những tồn tại như kê khai không đúng các đối tượng được hưởng các loại phụ cấp, biên chế chưa được kiểm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34232.doc