LỜI CẢM ƠN . i
MỤC LỤC .ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU.vii
LỜI MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN
BỘ CÔNG CHỨC . 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản và vai trò của nâng cao chất lượng cán bộ
công chức . 4
1.1.1. Khái niệm về cán bộ và công chức. 4
1.1.2. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức . 6
1.1.3. Vai trò nâng cao chất lượng cán bộ, công chức . 8
1.1.4. Sự cần thiết nâng cao chất lượng cán bộ, công chức . 10
1.2. Nội dung nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong một tổ chức . 11
1.2.1. Nâng cao về thể lực . 11
1.2.2. Nâng cao trí lực . 12
1.2.3. Nâng cao tâm lực. 13
1.2.4. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của một tổ chức . 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng cán bộ, công chức
trong một cơ quan. 16
1.3.1. Nhân tố bên ngoài tổ chức. 16
1.3.2. Nhân tố bên trong tổ chức . 19
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của
một tổ chức . 23
1.4.1. Tiêu chí đánh giá thể lực . 23
1.4.2. Tiêu chí đánh giá trí lực. 24
1.4.3. Tiêu chí đánh giá tâm lực . 25
1.4.4. Tiêu chí đánh giá về mặt đội ngũ . 27
Tiểu kết chương 1 . 28
120 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng cán bộ công chức cơ quan tỉnh đoàn Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị xã hội.
- Là Thường trực Hội đồng Thi đua- Khen thưởng.
- Tham mưu quản lý, sử dụng các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và hoạt động của cơ quan Tỉnh Đoàn.
- Tham mưu cho Thường trực Tỉnh Đoàn và Thủ trưởng cơ quan Tỉnh Đoàn
giám sát việc chấp hành các quy định, quy chế, nội quy cơ quan của các ban chuyên
môn, đơn vị trực thuộc và cán bộ công chức cơ quan.
- Thực hiệc các nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thủ
trưởng cơ quan Tỉnh Đoàn phân công.
* Chức năng, nhiệm vụ Trường Huấn luyện cán bộ Đoàn, Đội
- Nghiên cứu, tham mưu cho Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Tỉnh Đoàn về
chủ trương, nhiệm vụ, kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
Đoàn, Hội, Đội.
- Lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo và tổ
chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ Đoàn- Hội- Đội hàng năm
theo Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn.
- Theo dõi, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các huyện, thị, Thành Đoàn và
Đoàn trực thuộc tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ cơ sở theo
phân cấp đào tạo.
- Là Thường trực Hội đồng kỹ năng của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, có
nhiệm vụ duy trì hoạt động, tìm các biện pháp nâng cao năng lực của thành viên
Hội đồng kỹ năng.
- Chủ động quan hệ với Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, các ngành hữu
quan của tỉnh nhằm mở rộng ảnh hưởng, tranh thủ nguồn lực để xây dựng, phát
triển nhà trường.
50
- Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động
của nhà trường. Quản lý ngân sách, tài sản được trang cấp theo đúng các quy định
của Nhà nước.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường
trực Tỉnh Đoàn phân công.
2.3. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cơ quan
Tỉnh Đoàn
2.3.1. Khái quát đội ngũ cán bộ công chức cơ quan Tỉnh Đoàn
Cơ quan Tỉnh Đoàn hiện có 42 cán bộ, công chức, trong đó:
+ Lãnh đạo Tỉnh Đoàn: Tổng số 04 đồng chí, độ tuổi trung bình 35,7; 03
đồng chí có trình độ Thạc sĩ; 01 đồng chí có trình độ chuyên môn Đại học; 4/4 đồng
chí có trình độ lý luận chính trị cao cấp.
+ Lãnh đạo trưởng, phó các Ban chuyên môn, Văn phòng, trường Huấn luyện
cán bộ Đoàn – Đội: Tổng số 22 đồng chí, trong đó nam 10, nữ 12; 05 thạc sỹ; 17
đồng chí có trình độ Đại học; LLCT: 05 cao cấp, 01 đang học cao cấp, 16 trung cấp.
+ Cán bộ chuyên trách trong biên chế: Tổng số 16 đồng chí, trong đó nam
07, nữ 09; trình độ chuyên môn: 02 Thạc sĩ, 13 Đại học, 1 Trung cấp; LLCT: 07
Trung cấp.
Có những đặc điểm sau:
Một là, phần lớn đội ngũ cán bộ đoàn trưởng thành từ cơ sở, tham gia công
tác đoàn và phong trào quần chúng và được phát hiện đưa vào quy hoạch qua các
giai đoạn của nhiệm kỳ đại hội Đoàn, thông qua thi tuyển công chức hằng năm.
Có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị, có lập trường quan điểm chính
trị vững vàng, nhiệt tình tâm huyết gắn bó với tổ chức Đoàn gần giũi đoàn viên và
được đoàn viên tín nhiệm, luân gương mẫu chấp hành chị thị nghị quyết của Đảng,
chính sách pháp luật nhà nước. Một số được đào tạo bài bản có trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác Đoàn, Hội, Đội, bước đầu đáp ứng
được yêu công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời kỳ mới; có bản lĩnh
chính trị vứng vàng, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa xã hội.
51
Hai là, đội ngũ cán bộ công chức cơ quan phần lớn chưa chưa kinh qua
thực tiễn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc tham mưu về công tác Đoàn, độ tuổi
cán bộ Đoàn được được quy định bởi quy chế 289 của cán bộ Đoàn, đội ngũ cán
bộ cơ quan Tỉnh Đoàn thường xuyên thay đổi, luân chuyển nhanh, việc đào tạo
nguồn thay thế còn khó khăn.
Ba là, Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ về công tác
Đoàn tuy đã được nâng lên nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế về kỹ năng tổ chức
các hoạt động và kỹ năng thu hút tập hợp đoàn kết thanh niên vào tổ chức đoàn còn
hạn chế chưa có nhiều điểm mới, để đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi hiện nay.
Số cán bộ trẻ, chưa qua thực tiễn, thiếu kinh nghiệm và năng lực để tổ chức
các hoạt động Đoàn còn chưa được nhiều. Đội ngũ cán bộ công chức cơ quan Tỉnh
Đoàn ít, công việc nhiều, việc tổ chức các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn cho
việc thực hiện các nhiệm vụ công việc của Tỉnh và Trung ương giao.
Đội ngũ cán bộ công chức làm phong trào, thường xuyên đi công tác cũng
ảnh hưởng rất lớn đến việc học ngoài giời của cán bộ.
2.3.2. Thực trạng nâng cao thể lực
Sức khỏe là một trong những yếu tố tạo nên năng lực của người cán bộ. Vì
năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Sức khỏe biểu thị khả năng về
mặt thể chất ở mỗi người, bao gồm cơ thể khỏe mạnh, khả năng chịu đựng áp lực khi
bị ngoại cảnh tác động, đó là lòng kiên nhẫn, sức bền, độ dẻo dai trong công việc, sức
sáng tạo, yếu tố tâm lý trước sự việc cần xử lý. Sức khỏe có tốt thì trí tuệ mới minh
mẫn, mới có sức mạnh và bản lĩnh khôn khéo, bình tĩnh, để khi đối mặt với những
tình huống khó khăn phức tạp không bị dao động. Nếu người cán bộ công chức có đủ
đức tài nhưng sức khỏe không đảm bảo thì cũng đành bó tay trước những sự kiện
thực tế đang xảy ra, không thể làm việc chăm chỉ, chuyên cần, không đủ sức lực để
tận tình, lăn lộn hết mình vì công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Phân loại sức khỏe theo Quyết định số 1613/BYT –QĐ, ngày 15/8/1997 của
Bộ y tế về việc ban hành tiêu chuẩn phân loại sức khỏe để khám tuyển, khám định
kỳ cho người lao động.
52
Nội dung khám và xét nghiệm bao gồm: Đo các chỉ số thể lực, khám lâm
sàng theo chuyên khoa (nội, ngoại, da liễu, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, phụ
khoa); xét nghiệm máu (xét nghiệp huyến học, đường máu, Choleterol, Triglycerit,
HDL, Men gan, axit uric, can xi); tổng phân tích nước tiểu; Chụp X quang phổi
thẳng; siêu âm tổng quát ổ bụng; điện tim.
Biểu đồ 2.2: Kết quả khám sức khỏe định kỳ trong 5 năm qua
2009 2010 2011 2012 2013
6.2 7.1
10.3 11.2 12.5
73.4 71.4 72.4 73.2 72.5
19.2 20.2 16.2 14.3 13.2
1.2 1.3 1.1 1.3 1.8
Loại I Loại II Loại III Loại IV
Nguồn số liệu: Công đoàn cơ quan Tỉnh Đoàn
Qua kết quả khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ công chức cơ quan Tỉnh
Đoàn trong 5 năm cho thấy, thể lực cán bộ cơ quan Tỉnh Đoàn có phần tốt lên như
cán bộ có sức khỏe loại I tăng theo các năm, 2009 sức khỏe loại I chiếm 6,2%, sang
năm 2010 tăng lên 7,2%, năm 2011 tăng 11,2% và đến năm 2013 tăng 12,5%; sức
khỏe loại II giảm theo các năm, năm 2009 sức khỏe loại II chiếm 73,4% nhưng đến
năm 2013 giảm còn 73,5%. Do cơ quan Tỉnh Đoàn đặc thù đội ngũ cán bộ cảng
ngày cảng trẻ, sức khỏe loại IV ít chiểm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ quan, những người có
sức khỏe loại 4 là những người làm không làm cán bộ phong trào chủ yếu là lái xe
cơ quan, văn thư, kế toán cơ quan chuyên môn Tỉnh Đoàn. Qua việc khám sức khỏe
của cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn ta thấy sức khỏe của cán bộ công chức
ngày càng được nâng lên theo các năm.
53
Qua nghiên cứu cho thấy, tầm vóc thân thể của cán bộ cơ quan Tỉnh Đoàn
đạt nhịp độ tăng ổn định qua 5 năm theo các tiêu chí: Năm 2011 chiều cao trung
bình từ 168 cm trở lên, năm 2012 chiều cao trung bình 175cm; đối với nữ: 2011
chiều cao trung bình là 158cm. Ngoài ra, cơ quan Tỉnh Đoàn thường xuyên tổ chức
các giải thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ nhằm mục đích cải thiện thể lực, đặc
biệt là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp
khoảng cách so với các nước và khu vực; mở rộng các hoạt động ngoại khóa, giúp
con người phát triền hài hòa về thể lực, trí lực, tâm lực; tăng cường chăm sóc sức
khỏe nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, béo phì, bệnh gây mất bình thường về
chiều cao thân thể, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công chức cơ
quan Tỉnh Đoàn. Hằng năm Thủ trưởng, công đoàn cơ quan thăm hỏi bố, mẹ các
cán bộ công chức có độ tuổi từ 70 trở lên, gặp mặt biểu dương con cán bộ, công
chức cơ quan đạt thành tích cao trong học tập, nhận đỡ đầu con cán bộ công chức có
hoàn cảnh khó khăn đi học đến hết trung học phổ thông, thăm, tặng quà các tân binh
lên đường nhập ngũ cơ quan, con em cán bộ cơ quan học giỏi vượt khó, các chau có
hoàn cảnh khó khăn, tặng quà cho các con em trong dịp 1/6 và Tết trung thu; tăng
quà sinh nhật cho cán bộ, tổ chức các ngày 8/3; 20/10 cho cán bộ công chức cơ
quan Tỉnh Đoàn là nữ, chi hỗ trợ từ quỹ đời sống cho cán bộ công chức nhân dịp
các ngày lễ, tết; thường xuyên nâng cao chất lượng ăn trưa cho cán bộ cơ quan.
Từ năm 2012 đến nay tình Quảng Ninh có hỗ trợ tiền tăng thêm thu nhật cho
cán bộ công chức để cải thiện đời sống góp phần nâng cao thể lực cho cán bộ công
chức cơ quan.
2.3.3. Thực trạng nâng cao trí lực
Đội ngũ cán bộ cơ quan Tỉnh Đoàn được hình thành từ nhiều nguồn khác
nhau, như thông qua bầu cử của Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
thông qua thi tuyển công chức theo quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý
công chức hiện hành (Nghị định số 24/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy
định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức).
54
Số tuyển mới, nhất là số vừa tốt nghiệp đại học từ các cơ sở đào tạo thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, đã có bằng cử nhân hoặc thạc sỹ, trình độ tin học, ngoại
ngữ của cán bộ công chức từ loại khá. Do đặc thù của đội ngũ cán bộ Đoàn là phải
kinh qua thực tiễn, nhưng những đối tượng này vừa ra trường nên còn thiếu về kinh
nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ về công tác Đoàn, Hội, Đội, chưa được đào tạo về lớp
thanh vận dành cho cán bộ Đoàn.
Đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cơ quan
Tỉnh Đoàn, Cơ quan Tỉnh Đoàn đã ban hành Qui chế số 138 QC/CQ-TĐ ngày
20/12/2000 về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn, nhằm nâng cao trình độ cho
cán bộ công chức có đủ điểu kiện, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo.
Biểu đồ 2.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn
2009 2010 2011 2012 2013
2.3
9.1 12.5
20.5
26.6
93.1
84.8 82.5
75
68.8
4.6 6.1 5 4.5 4.6
Thạc sĩ Đại học Trung cấp
Nguồn số liệu cơ quan Tỉnh Đoàn
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Trình độ chuyên môn là nhân tố cấu thành năng lực của người cán bộ, công
chức đảm bảo cho tính tiên phong của người cán bộ, công chức trong công tác lãnh
đạo, quản lý, tổ chức các hoạt động.
55
Theo thống kê về trình độ chuyên môn của cán bộ công chức qua 5 năm qua
cho thấy, 2,3% trình độ thạc sỹ năm 2009, sang năm 2010 tăng lên 9,1%, năm 2012
tăng 20,5%, năm 2013 tăng 26,6%. Cán bộ có trình độ Đại học giảm dần so với các
năm 2009 trình độ đại học là 93,1%, đến năm 2013 giảm xuống còn 68,8% do đội
ngũ cán bộ cơ quan càng ngày được trẻ hóa, trình độ chuyên môn được nâng cao,
nhu cầu đi học thạc sỹ ngày càng nhiều. Do cơ quan Tỉnh Đoàn Quảng Ninh ngày
càng nhiều áp lực về công việc, phải xử lý, giải quyết rất nhiều công việc, các tình
huống diễn biến vô cùng phức tạp về công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
của tỉnh trong thời gian gần đây, đồng thời cần đưa ra phương hướng, nhiệm vụ,
chiến lược mang tính sang tạo và hiệu quả. Đây là một khó khăn lớn đối với cơ
quan Tỉnh Đoàn Quảng Ninh trong việc chuẩn hóa, nâng cao chất lượng cán bộ,
công chức.
Yêu cầu cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn phải nắm bắt được các kiến
thức chuyên môn, đảm bảo về cơ bản các kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Đoàn, nâng
cao trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ Đoàn làm công tác phong trào, tập
hợp đoàn kết thanh niên vào tổ chức Đoàn. Vì hoạt động trong công tác Đoàn, Hội
là phương thức góp phần quan trọng để thu hút, tập hợp đông đảo thanh niên vào tổ
chức, vào các phong trào và chương trình hành động cách mạng. Thông qua các
hoạt động tạo môi trường rèn thể chất, giáo dục truyền thống cho cán bộ đoàn.
Đối với cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn là cán bộ phong trào đòi hỏi
phải có kỹ năng nghiệp vụ về công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của Tỉnh.
Những cán bộ được tuyển về cơ quan Tỉnh Đoàn đều được đưa đi học về kỹ năng
và nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội ít nhất là qua lớp đào tạo của Trường Huấn luyện
cán bộ Đoàn, Đội tỉnh. Kỹ năng tổ chức hoạt động thanh niên là một đặc trưng cơ
bản của người cán bộ làm công tác thanh niên, là một trong những kỹ năng cơ bản
trong hệ thống kỹ năng công tác thanh niên. Cùng với kỹ năng nói, kỹ năng nói, kỹ
năng viết, kỹ năng tổ chức hoạt động góp phấn khẳng định vị trí, vai trò uy tín của
người cán bộ.
56
Qua thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn được
đánh giá cao, có uy tín và được nhiều người biết đến là phải nói được, viết được và
tổ chức các hoạt động giỏi. Kỹ năng tổ chức hoạt động góp phần đổi mới nội dung,
hình thức sinh hoạt thanh niên, giúp người cán bộ tổ chức một cách hiệu quả các
hoạt động của Đoàn, Hội nhằm thực hiện nhiệm vụ chức năng của tổ chức Đoàn và
mang lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, thanh niên.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cán bộ Đoàn ngoài chuyên môn,
nghiệp vụ, lòng nhiệt tình, say mê, phải giỏi về kỹ năng và thành thạo các phương
pháp tổ chức hoạt động thì mới thu hút được đông đào đoàn viên thanh niên của
Tỉnh tham gia vào các hoạt động của Tỉnh.
Vậy kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt
động nào đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm và những
cách thức hành động đúng đắn vào thực tiễn. Nhờ có sự luyện tập một cách có ý thức,
kỹ năng được củng cố, hoàn thiện và tự động hóa dần. Kỹ năng không phải là đặc
tính cố hữu, vốn có ở mỗi cá nhân, nó luôn vận động, biến đổi tùy thuộc vào mục
đích của hoạt động, điều kiện hoạt động, phương thức và tính chất của hoạt động.
Con đường hình thành kỹ năng thường là sự bắt chước kỹ năng mẫu, bắt
chước các gương thật nổi bật, bằng làm thử và luyện tập, song bao giời cũng phải
qua hoạt động, thực tiễn.
2.3.4. Thực trạng nâng cao tâm lực
Về bản lĩnh chính trị
- Có lập trường tư tưởng vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây
dựng tổ chức Đoàn; có khả năng đoàn kết, tập hợp, thu hút đoàn viên thanh niên
tham gia vào tổ chức đoàn; có tinh thần, năng lực đấu tranh với các hiện tượng tiêu
cực, là người bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, thanh niên.
- Có năng lực tham mưu xây dựng và khả năng tổ chức thực hiện các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào công tác đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi; có kiến thức về quản lý, kỹ năng nghiệp vụ công tác đoàn.
57
- Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, có sức
khỏe, đạo đức cách mạng, nối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, không cục bộ
bản vị cơ hội.
- Có kiến thức, năng lực và trách nhiệm với tổ chức Đoàn, có năng lực tuyên
truyền vận động đoàn viên thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn, có năng lực tổng
hợp, tham gia xây dựng tổ chức đoàn ngày cảng phát triển, tổ chức thực hiện các chỉ
thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch... của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Hiểu biết sâu sắc các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước, nhận biết các nhu cầu, mâu thuẫn nảy sinh trong đoàn viên, hiểu biết đoàn
viên thanh, niên, biết nắm bắt tình hình tư tưởng của đoàn viên, thanh niên, có khả
năng đề xuất các phương án có ý nghĩa chính trị, xã hội, tiếp cận, thích ứng với
đoàn viên thanh niên trong công cuộc đổi mới và tình hình hiện nay.
- Kiên định với mục tiêu chính trị của Đảng đề ra, nắm vững đường lối của
Đảng trong quá trình vận dụng thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của
đất nước, những quy định về tổ chức Đoàn, vận động đoàn viên tích cực tham gia
vào tổ chức, thực hiện theo Điều lệ Đoàn.
- Nhiệt tình, say mê, tâm huyết với phong trào và hoạt động của tổ chức
Đoàn, gắn bó với tổ chức Đoàn
Về phẩm chất chính trị
- Có phẩm chất đạo đức cách mạng, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực,
lạc hậu, kiên quyết bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho đoàn viên, thanh niên.
- Có đạo đức, tác phong của cán bộ công chức. Đạo đức, tác phong của cán
bộ công chức là sự thống nhất biện chứng giữa hồng và chuyên, đức và tài, giữa tư
tưởng, phương pháp và phong cách, giữa lời nói và việc làm. Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh rất coi trọng cả tài và đức ở người cán bộ công chức. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Cây phải có gốc, không có gốc thì cây sẽ héo”. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Tài và
đức có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, “đạo đức” là gốc
của người cán bộ cách mạng, là nhân tố quyết định xu hướng phát triển và khả năng
lôi cuốn quần chúng tham gia hoạt động của người cán bộ công chức.
58
- Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao.
Luôn nêu gương trong lao động sản xuất và công tác, trong sinh hoạt, có tính tổ
chức kỷ luật, có khẳ năng đoàn kết, tập hợp đoàn kết thanh niên, là người đại diện
bảo vệ quyền và lợi ích đáng cho đoàn viên, thanh niên.
- Không kiêu ngạo, tham nhũng, hối lộ, có ý thức tiết kiệm, bảo vệ tài sản tập thể.
- Có mối quan hệ mật thiết với đoàn viên, thanh niên, là người, đại diện
chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tuổi trẻ.
- Sống trung thực, lành mạnh. Không tham ô, lãng phí, quan liêu, có ý thức
tiết kiệm và bảo vệ tài sản của tập thể, của nhà nước.
2.3.5. Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ cơ quan Tỉnh Đoàn
Bảng 2.2. Đánh giá của cấp ủy
Ý kiến (40)
TT Nội dung Rất
tốt
Tốt Khá
Trung
bình
Còn
hạn
chế
1 Phẩm chất đạo đức cách mạng
- Trung thành với mục đích, lý tưởng cách
mạng của Đảng, Chấp hành nghiêm chỉnh
cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị
quyết, chỉ thị của Đảng pháp luật Nhà nước.
40
2 Nhiệt tình tham gia các hoạt động 40
3 Trình độ học vấn 27 13
4 Trình độ chính trị 31 11
5 Trung cấp thanh vận 26 11 3
6 Khả năng thuyết phục đoàn viên 24 14 2
7 Kỹ năng nghiệp vụ 32 5 3
Nguồn tổng hợp từ phiếu điều tra
59
Theo đánh giá của cấp ủy đối với cán bộ cơ quan Tỉnh Đoàn tại bảng 2.2. thì
tiêu chí trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, Chấp hành
nghiêm chỉnh cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng pháp
luật Nhà nước, và nhiệt tình tham gia các hoạt động của cơ quan được đánh giá cơ
bản là tốt, về trình độ học vấn, trình độ chính trị, trung cấp thanh vận được đánh giá
cơ bản là tốt và khá còn 7,5% được đánh giá là trung bình.
Khả năng thuyết phục đoàn viên được đánh giá cơ bản là tốt và khá còn 5%
là trung bình.
Kỹ năng nghiệp vụ được đánh giá tốt chiếm 80%, còn 12,5% là khá và 7,5 là
trung bình.
Thực tế cho thấy trong quá trình tổ chức các hoạt động còn một số cán bộ
chưa có nhiều kinh nghiệp thực tiễn, kỹ năng nghiệp vụ chưa sâu, chưa nắm chắc
việc tổ chức, tuyên truyền cho đoàn viên hiểu, chưa có khả năng giảng về kỹ
năng tổ chức các hoạt động, kỹ năng cắm trại... cho đoàn viên thanh niên. Do đó
việc tổ chức các hoạt động chưa thu hút được đông đảo đoàn viên tham gia vào
tổ chức Đoàn.
2.3.6. Nâng cao chất lượng về mặt đội ngũ
Xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn, từng chức danh cán bộ, công chức là để làm
căn cứ xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ. Có xác định tiêu chuẩn cán bộ đúng
mới có thể đánh giá, lựa chọn cán bộ, công chức đưa vào quy hoạch; đào tạo, bồi
dưỡng, bỗ trí sử dụng cán bộ trong quy hoạch. Xây dựng tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ,
công chức một cách hợp lý, nhưng phải xuất phát từ yêu cầu khách quan của nhiệm
vụ chính trị cần nhần mạnh các yếu tố tuổi đời, trình độ, thành phần dân tộc trong đó
quan trọng là yếu tố trình độ.
Đổi mới chính sách sử dụng cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ công chức
sau đào tạo. Trong chính sách sử dụng cán bộ, công chức, viên chức cần chú ý đảm
bảo đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng người, đúng việc. Cần có chính sách đoàn kết tập
hợp cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài.
60
Đổi mới chính sách đào tạo, bồi dưỡng; nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công chức. Cần đầu tư thêm kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng những người
trong diện quy hoạch; cử cán bộ công chức, viên chức đi học các lớp đào tạo chuyên
môn và các lớp lý luận chính trị.
Tăng cường mở các lớp tập huấn, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
công chức cơ quan theo từng chức danh.
Đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo. Làm tốt công tác quy hoạch cán
bộ sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức đồng bộ, chất lượng, đảm bảo tính kế thừa và liên tục trong đội
ngũ cán bộ, công chức. Quy hoạch cán bộ thể hiện chức năng lãnh đạo, định hướng,
đảm bảo cho Đảng nắm chắc cán bộ, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức một cách chủ động.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn ngày càng được
nâng lên như, năng lực chuyên môn: thể hiện kiến thức và tài năng trong quá trình
quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình. Nó bao gồm kỹ năng
thực hiện chuyên môn và kỹ năng thực hiện các quy trình quản lý. Muốn làm tốt
được điều đó thì người cán bộ, công chức phải hiểu và thực hiện được hoạt động đó.
Ví dụ tổ chức hoạt động văn hóa văn nghệ chào mừng kỹ niệm ngày thành lập Đoàn
26/3 thì người cán bộ, công chức đó phải biết thiết kế từ đầu xây dựng kế hoạch,
chương trình....
Kinh nghiệm công tác: đòi hỏi người cán bộ phải có kinh nghiệm công tác
trong việc thực hiện các nhiệm vụ, đã có nhiều kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt
động. Đối với cơ quan Tỉnh Đoàn là đơn vị đặc thù, không chỉ thực hiện các công
việc chuyên môn mà còn phục vụ các công việc chung của Tỉnh liên quan đến các
hoạt động sự kiện, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động
phong trào để thu hút đoàn viên, thanh niên, nhân dân cùng tham gia. Vì vậy cần phải
có người đứng ra tổ chức phải có kinh nghiệm công tác rất có bề dày kinh nghiệm.
Cán bộ, công chức phải nêu cao trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm
vụ công việc được giao, kỹ năng nghiệp vụ, từng cán bộ, công chức phải có ý thức
trách nhiệm với công việc mình được giao, tự học tập nâng cao trình độ kỹ năng để
thực hiện các hoạt động chung của Tỉnh.
61
Cán bộ, công chức phải biết sắp xếp các công việc cá nhân của mình không
để các vấn đề cá nhân làm ánh hưởng đến công việc chung...
2.3.6.1. Số lượng và cơ cấu
Việc quy đinh về số lượng ở cơ quan Tỉnh Đoàn phải phù hợp với đặc điểm,
tính chất công việc cơ quan Tỉnh Đoàn và tình hình công tác Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi của Tỉnh. Do đó, việc quy định số lượng và bố trí cán bộ, công chức
cơ quan Tỉnh Đoàn cũng phải phù hợp với tình hình chung của tỉnh. Cơ cấu về cán
bộ, công chức phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, thiết thực. Các tổ chức chính trị
có mối quan hệ ngang, vừa có mối quan hệ dọc từ trung ương đến. Do đó, một mặt,
phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Với số lượng công việc ngày càng nhiều, nhưng số lượng cán bộ công chức cơ
quan Tỉnh Đoàn ít, do cán bộ cơ quan Tỉnh Đoàn thường xuyên biến động, đội ngũ
luân chuyển nhanh, tỉnh tổ chức thi tuyển công chức ít, mấy năm mới có một đợt thi
tuyển công chức: Năm 2008, 2010, 2012 và đến nay chưa tổ chức thi tuyển công chức,
do đó cơ quan Tỉnh Đoàn phải ký hợp đồng lao động với những người là học sinh và
sinh viên mới ra trường để đào tạo và rèn luyện thực tiễn để đáp ứng yêu cầu công tác
Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong thời kỳ mới. Đội ngũ cán bộ Đoàn theo Quy
chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành theo Quyết định 289-QĐ/TW ngày
08/02/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quy chế 255 QCLT/TCTU-ĐTN ngày
04/11/2004 về việc tuyển dụng, điều động, đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán
bộ Đoàn các cấp trong tỉnh; thường xuyên biến động. Nhiều người luân chuyển nhưng
chưa bổ sung được, cơ quan Tỉnh Đoàn phải ký hợp đồng lao động khác với đội ngũ
cán bộ trẻ, mới tốt nghiệp đại học, chưa có kỹ năng nghiệp vụ, chưa có kinh nghiệm
thực tiễn về công tác Đoàn.
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi
mới, cũng như cả nước, đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan Tỉnh Đoàn đã có nhiều
biến đổi cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Đặc biệt đối tượng có trình độ đại
học trở lên ngày càng cao.
62
Tính đến ngày 31/12/2013 tổng số cán bộ công chức của cơ quan Tỉnh Đoàn
là 42 đồng chí. Trong đó Đại học 32 người chiếm 76%, thạc sỹ 10 người chiếm
24%. So với những năm trước, số có trình độ đại học trở lên tăng nhanh so với các
năm, năm 2008 so với 2010 tăng 88,5%, năm 2012 so với năm 2008 tăng 100%. Số
có trình độ Thạc sĩ và tương đương cũng t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000273735_4384_1951549.pdf