Luận văn Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện đối với các cơ sở sản suất, kinh doanh trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài

1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4. Đoàn góp chính của đề tài

1.5. Bố cục của đề tài.

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA UBND HUYỆN ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU

1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.

1.1.1. Công tác kiểm tra của UBND huyện

1.1.2. Đặc điểm của công tác kiểm tra của UBND huyện

1.1.3. Vai trò của công tác kiểm tra của UBND huyện

1.1.4. Nội dung của công tác kiểm tra của UBND huyện

1.1.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện

1.2. Cơ sở thực tiễn của chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện

1.2.1. Chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện một số địa phương

1.2.2. Kinh nghiệm rút ra cho UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

 

doc122 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện đối với các cơ sở sản suất, kinh doanh trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện sớm, điều trị bệnh nghề nghiệp; - Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. b) Mục tiêu cụ thể: - Giảm 10% tần suất tai nạn lao động hàng năm, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động (xây dựng, chế biến vật liệu xây dựng, vận hành lưới điện...) - Đảm bảo trên 80% số người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp được khám, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp; - Trên 80% người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và cán bộ an toàn, vệ sinh lao động được tập huấn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp được điều trị, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; - 100% số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng, chết người được điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. 3.2.2.1.2. Nhiệm vụ chủ yếu - Công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh ann toàn lao động:Triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, người sử dụng lao động, người lao động và các cơ sở, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn huyện. - Tổ chức công tác tập huấn: - Tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý Nhà nước về công tác AT,VSLĐ cho cán bộ xã, thị trấn và cho người sử dụng lao động, cán bộ làm công tác AT,VSLĐ của các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại nguy hiểm có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ. - Tập huấn phương pháp phòng chống bệnh nghề nghiệp, chuẩn đoán, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho cán bộ trung tâm y tế quận, huyện. - Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm: Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về công tác an toàn lao động các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. - Triển khai công tác các Dự án về an toàn lao động, vệ sinh lao động: Giao cho phòng lao động thương binh và xã hội chủ trì và báo cáo kết quả kiểm tra cho UBND huyện các lĩnh vực cụ thể như sau: + Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động. + Cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp, giảm thiểu tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác, chế biến và sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng; quản lý, vận hành, sửa chữa điện. + Tăng cường công tác phòng ngừa TNLĐ và bệnh nghề nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và ngành nghề nông thôn. + Nâng cao chất lượng công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. + Thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức hội nghị, hội thảo; Hỗ trợ đột xuất cho nạn nhân bị chết, bị thương do TNLĐ. 3.2.2.2. Tổ chức thực hiện  Tổ chức thực hiện trên quan điểm huy động lực lượng đúng chuyên môn, nghiệp vụ, tiến hành triển khai kỹ lưỡng theo vấn đề, có trách nhiệm sâu, kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh * Ban Chỉ đạo huyện: - Phê duyệt chương trình, kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động của Huyệ và chỉ đạo các Phòng ban, UBND các xã, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện; - Tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát về tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động của huyện. * Phòng Lao động Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Ban chỉ đạo): - Tham mưu UBND huyện và Ban chỉ đạo huyện toàn diện về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động theo nội dung, chương trình được phê duyệt; - Chủ trì, phối hợp với các Ban, ngành, Đoàn thể của huyệ và UBND xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch an toàn lao động, vệ sinh lao động của huyện. - Phối hợp với chính quyền các cấp, ban, ngành, Đoàn thể của huyện và cơ quan Báo, Đài phát thanh và Truyền hình để đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về công tác AT,VSLĐ; - Tổ chức tập huấn, huấn luyện AT,VSLĐ nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động các Ban, ngành, xã, thị trấn và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. - Tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội nghị và in ấn tài liệu, tờ rơi... cấp phát cho xã, thị trấn đơn vị, cơ sở kinh doanh để phục vụ công tác tuyên truyền trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Chủ trì, phối hợp với các Ban, ngành, Liên đoàn Lao động huyện, UBND xã, thị trấn tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động tại các đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch của UBND huyện. - Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá công tác triển khai thực hiện kế hoạch của huyện để đề xuất khen thưởng, động viên các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác AT,VSLĐ; đồng thời phê phán những tập thể, cá nhân có nhiều vi phạm để xảy ra tai nạn lao động. - Phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong việc thực hiện công tác kiểm tra của UBND Huyện như: Liên đoàn Lao động huyện, phòng kinh tế, phòng Tài chính, Trung tâm y tế huyện... trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. 3.2.2.3. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Năm 2015, các cơ quan chức năng của huyện đã tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động hiểu được tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ từ đó các cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung xây dựng phương án an toàn lao động, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường công tác bảo hộ lao động. Theo thống kê của Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Lai Châu, từ năm 2011-2015, Sở đã phối hợp với các đơn vị liên quan mở 65 lớp tập huấn cho 3.357 cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động và người trực tiếp lao động trong các doanh nghiệp, riêng năm 2015, đã mở 8 lớp tập huấn cho 410 lao động. Từ công tác tập huấn giúp cho người sử dụng lao động và người lao động hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mất an toàn lao động, bệnh nghề nghiệp. Trên địa bàn huyện Tam Đường trong các năm 2013, 2014, 2015 UBND huyện cũng thành lập các đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn với kết quả thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.3: Tình hình công tác kiểm tra trong lĩnh vực đảm bảo an toàn lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định 52 77,6 60 78,9 75 89,3 2 CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định 15 22,4 12 21,1 9 10,7 Tổng 67 100 72 100 84 100 (Nguồn số liệu: UBND Huyện Tam Đường) Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 số lượng cơ sở kinh doanh được kiểm tra trong lĩnh vực đảm bảo an toàn lao động là 67 cơ sở trong đó số lượng CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định là 52 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 77,6%, CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định về an tòa lao động là 15 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 22,4% Năm 2014 số lượng cơ sở kinh doanh được kiểm tra trong lĩnh vực đảm bảo an toàn lao động là 72 cơ sở trong đó số lượng CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định là 60 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 78,9%, CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định về an tòa lao động là 12 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 21,1% Năm 2015 số lượng cơ sở kinh doanh được kiểm tra trong lĩnh vực đảm bảo an toàn lao động là 84 cơ sở trong đó số lượng CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định là 75 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 81,3%, CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định về an tòa lao động là cơ sở tương ứng với tỷ lệ 10,7% Nhìn vào số liệu qua 3 năm 2013, 2014, và 2015 ta thấy số lượng CSKD được kiểm tra ngày càng tăng và tỷ lệ số CSKD tuân thủ theo quy định về đảm bảo an toàn lao động có xu hướng ngày càng tăng điều này cho thấy công tác kiểm tra của UBND Huyện có hiệu quả và ý thức của các CSKD đã được nâng cao. 3.2.2.4 Tổng kết công tác kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu. * Những kết quả đạt được Nổi bật nhất là công tác tuyên truyền với việc tổ chức có hiệu quả chương trình truyền thông đã thu hút được đông đảo các cơ sở sản xuất kinh doanh, sự vào cuộc của báo chí của huyện cũng như của tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của Công đoàn huyện trong việc đưa thông tin tuyên truyền đến người lao động và mọi người dân trên địa bàn hiểu rõ về tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. Công tác kiểm tra thanh tra cũng được tiến hành thường xuyên hơn. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh có xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm, tổ chức huấn luyện đào tạo cho lao động được tuyển dụng mới đầy đủ, tổ chức diễn tập sơ cứu tăng đều qua các năm cho thấy ý thức chấp hành của người lao động và người sử dụng lao động đã có những chuyển biến tích cực. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh được kiểm tả tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn lao động ngày càng tăng. * Một số tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được về công tác kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn lao động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau: Thứ nhất, một bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động theo cách đối phó, chỉ khi nào có đoàn kiểm tra đến thì mới thực hiện, khi không có kiểm tra thì việc thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn lao động chỉ mang tính chất là “cho có” Thứ hai, Người lao động chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, hơn nữa người lao động còn chưa hiểu rõ được quyền lợi của mình trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động khi tham gia sản xuất. Thứ ba, so với một số huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn thì kết quả kiểm tra và thực hiện trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động còn khiêm tốn cả về số lần kiểm tra, số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh được điều tra chưa tương xứng với số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh và yêu cầu của việc kiểm tra. Thứ tư, Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chủ yếu là nhỏ, lẻ, nguồn vốn đầu tư thấp, rất ít các cơ sử sản xuất kinh doanh có tiềm lực và nguồn vốn để có thể đảm bảo cho công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động được thực hiện đầy dủ theo quy định. Thứ năm, hoạt động của các cơ sở kinh doanh chủ yếu mang tính tự phát, ít cơ sở có đăng kí kinh doanh nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra. * Những bài học kinh nghiệm: - Một là: Tăng cường công tác tuyên truyền, tích cực trong công tác kiểm tra hướng dẫn việc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động để các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao dộng hiểu được tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động - Hai là: Tăng cường công tác phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tích cực trong công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân người lao động về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động; đầu tư trang thiết bị, thực hiện tốt các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. - Ba là: Phải duy trì công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục mọi người chấp hành tốt Luật an toàn vệ sinh lao động 2015, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn lao động 3.2.3. Thực trạng của chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong lĩnh vực đảm bảo phòng chống cháy nổ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh 3.2.3.1. Mục đích, yêu cầu kiểm tra trong lĩnh vực đảm bảo phòng chống cháy nổ năm 2015 trên địa bàn huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu - Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi người trong việc thực hiện các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy. Qua đó đưa công tác phòng chống cháy, nổ là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp, các ngành và mọi người. - Kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện các điều kiện đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao như chợ, cơ sở kinh doanh xăng dầu và các chất dễ cháy, nổ trên địa bàn huyện; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp chây ì hoặc cố tình vi phạm các quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy. - Khắc phục kịp thời các tồn tại, thiếu sót để làm giảm tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ; quyết tâm không để xảy ra cháy, nổ hoặc nếu có sự cố xảy ra thì phát hiện và xử lý kịp thời bằng phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, không để cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. 3.2.3.2. Tổ chức thực hiện * Công an huyện - Xây dựng kế hoạch tổ chức tổng kiểm tra công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ quan, đơn vị, các cơ quan trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá, các cơ sở kinh doanh chất dể cháy, nổ có nguy cơ cháy cao và các chợ, đặc biệt trong dịp diễn ra Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các ngày lễ lớn trong năm 2015. - Phúc tra các cơ sở trường học, đơn vị, địa phương để đôn đốc thực hiện các giải pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy. Qua đó phát hiện và kiến nghị khắc phục kịp thời các sơ hở thiếu sót về phòng cháy, chữa cháy, áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật để ngăn chặn các nguy cơ cháy, nổ. - Phối hợp với phòng chức năng của Công an tỉnh tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy để trang bị kiến thức, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn, người đứng đầu cơ sở và lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở. Đồng thời chọn một đơn vị có chợ để tổ chức thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy chợ để các đơn vị khác học tập và rút kinh nghiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy. - Chủ trì và phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện và các đơn vị liên quan tham mưu UBND huyện trong việc thành lập và kiện toàn Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy huyện để thực thi có hiệu quả các biện pháp quản lý Nhà nước về an toàn phòng cháy, chữa cháy; đồng thời xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống cháy, nổ theo quy định. * Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp huyện - Phối hợp với Công an huyện tổ chức tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị mình; thường xuyên kiểm tra, quán triệt, nhắc nhở cán bộ, nhân viên nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ quan như mức độ an toàn của hệ thống điện, việc sử dụng điện tại các phòng làm việc và trong sinh hoạt tại cơ quan đề phòng quá tải chập điện gây cháy. - Căn cứ vào tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch phòng cháy theo quy định và chịu trách nhiệm về tình hình cháy, nổ tại cơ quan, đơn vị mình. * Đài Truyền thanh huyện - Phối hợp với Công an huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo, người đứng đầu, chủ cơ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh và nhân dân làm chuyển biến về trách nhiệm và hành động trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội gắn với việc thực hiện an toàn phòng cháy, chữa cháy. - Xây dựng tin, bài phản ánh thực trạng tình hình thực hiện công tác an toàn phòng cháy, chữa cháy của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. * Phòng Tài chính-Kế hoạch Tham mưu UBND huyện bố trí ngân sách cho UBND các xã, thị trấn có chợ và các cơ quan, ban ngành, trường học, để mua sắm một số dụng cụ phòng cháy, chữa cháy cần thiết, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chữa cháy ban đầu khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. UBND các xã, thị trấn - Thường xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định an toàn phòng cháy, chữa cháy và tự kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy tại cơ quan, đơn vị mình, làm cho cán bộ và nhân dân hiểu rõ tác hại và các nguy cơ cháy, nổ để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định phòng cháy, chữa cháy tại cơ quan, đơn vị, khu vực cư dân. - Các xã, thị trấn có chợ và Trung tâm thương mại phải xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy tại chỗ theo quy định, có nội quy, tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy và trang bị, bảo dưỡng, bảo trì các dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo quy định, đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy. Củng cố và tăng cường công tác kiểm tra lực lượng làm nhiệm vụ quản lý bảo vệ chợ, Trung tâm thương mại có mặt thường xuyên để chủ động xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. - Trên cơ sở kế hoạch của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch phòng cháy, chữa cháy năm 2015 ở địa phương một cách cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc. Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các văn bản hướng dẫn của cấp trên có liên quan để khảo sát, ban hành quyết định thành lập và duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn, tổ dân phố để giải quyết kịp thời khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. 3.2.2.4. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát trong công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy Theo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ - Công an tỉnh Lai Châu, từ năm 2014 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 45 vụ cháy, gây tổng thiệt hại ước tính khoảng hơn 2,2 tỷ đồng, trong đó có 20 vụ cháy nhà dân, 19 vụ cháy rừng, 01 vụ cháy cơ sở trường học, 02 vụ cháy kho chứa bông, 03 vụ cháy phương tiện giao thông cơ giới. Nguyên nhân chủ yếu do bất cẩn khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong đun nấu, thắp hương, do sự cố hệ thống điện, do người dân đốt nương làm rẫy gây cháy lan Riêng 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 vụ cháy, với tổng thiệt hại ước tính gần 1,4 tỷ đồng trong đó: 08 vụ cháy nhà dân; 01 vụ cháy cơ sở chế biến bông, vải; 06 vụ cháy rừng; 01 vụ cháy xe ô tô... Gần đây nhất là vụ cháy xưởng chế biến bông, vải ngày 16/6/2015 của gia đình ông Nguyễn Văn Điện trú tại tổ 8, phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu. Đám cháy đã thiêu trụi gần 500 m2 nhà xưởng, 3.000 mét vỏ nhung, 50.000 mét vải màn, 14 triệu đồng tiền mặt và một số vật dụng gia đình. Ước tính tổng thiệt hại lên tới trên 400 triệu đồng, may mắn là không có thiệt hại về người. Nguyên nhân của vụ cháy được xác định là do chập điện. Có thể thấy, mặc dù trong những năm qua công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy luôn được quan tâm và tổ chức thường xuyên. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, đã có 48 lớp tập huấn về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) cho 6.905 cán bộ, công nhân viên, đội viên đội PCCC cơ sở, những người làm việc tại nơi có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ, những cơ sở có nhiều nguy hiểm về cháy, nổ; 04 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho 560 đội viên đội PCCC dân phòng thuộc các xã, thị trấn trong tỉnh; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp về công tác PCCC trường học cho hơn 3.061 cán bộ, giáo viên và học sinh; tuyên truyền bằng pano, khẩu hiệu và trên các phương tiện thông tin, truyền thông Ngoài ra Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH còn tổ chức hướng dẫn, xây dựng 124 phương án chữa cháy; tổ chức xây dựng và thực tập 12 phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phối hợp nhiều lực lượng (nguồn số liệu: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu) Kết hớp với công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực đảm bảo an toàn lao động, UBND huyện đã kết hợp kiểm tra về lĩnh vực phòng chống cháy nổ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn với kết quả thu được như sau: Bảng 3.4: Tình hình công tác kiểm tra trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định 16 23,9 21 29,2 60 71,4 2 CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định 51 76,1 51 70,8 14 28,6 Tổng 67 100 72 100 84 100 (Nguồn số liệu: UBND Huyện Tam Đường) Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 số lượng cơ sở kinh doanh được kiểm tra trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ là 67 cơ sở trong đó số lượng CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định là 16 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 23,9%, CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định về phòng chống cháy nổ là 51 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 76,1% Năm 2014 số lượng cơ sở kinh doanh được kiểm tra trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ là 72 cơ sở trong đó số lượng CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định là 21 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 29,2%, CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định về phòng chống cháy nổ là 51 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 70,8% Năm 2015 số lượng cơ sở kinh doanh được kiểm tra trong lĩnh vực phòng chống cháy nổ là 84 cơ sở trong đó số lượng CSKD được kiểm tra tuân thủ quy định là 60 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 71,4%, CSKD được kiểm tra chưa tuân thủ quy định về phòng chống cháy nổ là 14 cơ sở tương ứng với tỷ lệ 28,6% Nhìn vào số liệu qua 3 năm 2013, 2014, và 2015 ta thấy số lượng CSKD được kiểm tra ngày càng tăng và tỷ lệ số CSKD tuân thủ theo quy định về phòng chống cháy nổ có xu hướng ngày càng tăng điều này cho thấy công tác kiểm tra của UBND Huyện có hiệu quả và ý thức của các CSKD đã được nâng cao. Tuy nhiên việc tuân thủ theo quy định của các CSKD còn mang tính chống đối. Một số CSKD chỉ có rất ít số lượng phương tiện chữa cháy chủ yếu là bình cứu hỏa, một số đơn vị có bình cứu hỏa nhưng lại để lâu không đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như khi phòng cháy. 3.2.3.4 Tổng kết công tác kiểm tra đảm bảo phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu. * Những kết quả đạt được - Công tác tuyên truyền: Xác định công tác phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ trọng tâm, các cơ quan, ban ngành, chính quyền các địa phương luôn quan tâm chú trọng đến công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức phòng cháy, chữa cháy bằng nhiều hình thức sinh động như: qua Đài Truyền thanh-Truyền hình của huyện, hệ thống phát thanh của các xã, thị trấn; các buổi họp khu phố, cụm dân cư, thôn, buôn để mọi người dân biết, thực hiện. Chỉ đạo Công an huyện phối hợp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có nhiều nguy hiểm cháy, nổ cao như: Trung tâm Viễn thông, Bưu điện, Điện lực, Phòng Giáo dục và Đào tạo tuyên truyền, hướng dẫn về các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân; tổ chức ký cam kết đảm bảo an toàn PCCC cho 158 quầy hàng tạp hóa. Phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh mở 01 lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC quần chúng, có 140 người tham gia. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh có xây dựng kế hoạch trang bị trang thiết bị phòng cháy chữa cháy tăng hàng năm, hiện nay 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huện đều có bình cứu hỏa tại chỗ để kịp thời thời ứng phó kgi có hỏa hoạn xảy ra. Điều này cho thấy ý thức chấp hành của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực. Một số tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được về công tác kiểm tra đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế sau: Thứ nhất, một bộ phận các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện việc đảm bảo đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy theo cách đối phó các thiết bị chữa cháy đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng không còn sử dụng được nữa. Thứ hai, Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện chủ yếu là nhỏ, lẻ nên cũng gây khó khắn cho việc kiểm rta Thứ ba, hoạt động của các cơ sở kinh doanh chủ yếu mang tính tự phát, ít cơ sở có đăng kí kinh doanh nên cũng gây ra nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra. * Những bài học kinh nghiệm: - Một là: Tăng cường công tác tuyên truyền, tích cực trong công tác kiểm tra hướng dẫn PCCC để mọi cán bộ và nhân dân thấy được công tác PCCC là trách nhiệm của toàn dân, của cộng đồng xã hội. - Hai là: Tăng cường công tác phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tích cực trong công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, sự quan tâm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân về công tác PCCC; đầu tư trang thiết bị PCCC, thực hiện tốt các quy định về PCCC, thì cơ bản loại trừ được nguyên nhân, điều kiện gây cháy. - Ba là: Phải duy trì công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về PCCC, thực hiện tốt các biện pháp tuyên truyền, giáo dục mọi người chấp hành tốt Luật Phòng cháy, chữa cháy ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra. 3.2.4. Thực trạng của chất lượng công tác kiểm tra của UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong lĩnh vực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh 3.2.4.1. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_van_nang_cao_chat_luong_cong_tac_kiem_tra_cua_ubnd_huye.doc
Tài liệu liên quan