MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, ĐỒ THỊ . v
DANH MỤC CÁC BẢNG. vi
MỤC LỤC. vii
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. 1
3. Phương pháp nghiên cứu. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài . 2
5. Cấu trúc luận văn . 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XĂNG DẦU . 4
1.1. LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ. 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ . 4
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của chất lượng dịch vụ . 5
1.2. LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO
NHẬN HÀNG HÓA XĂNG DẦU. 11
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại logistics . 11
1.2.2. Vai trò của logistics. 19
1.2.3. Nội dung của hoạt động logistics. 24
1.3. CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGICTICS VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGICTICS XĂNG DẦU. 30
1.3.1. Chất lượng dịch vụ Logistics xăng dầu. 30
1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ logistics xăng dầu. 31
1.4. XU HƯỚNG, KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LOGISTICS CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚIVIỆT NAM . 37
1.4.1. Xu hướng phát triển Logistics. 37
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trên thế giới. 40
1.4.3. Những bài học kinh nghiệm phát triển logistics ở Việt Nam . 42
1.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU. 44
1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ . 45
1.5.2. Nghiên cứu chính thức . 46
2.1.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ
PETROLIMEX THỪA THIÊN HUẾ. 52
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển. 52
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty. 55
2.1.3. Nguồn lực của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex
Thừa Thiên Huế . 56
2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS
TRONG GIAO NHẬN XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ
DỊCH VỤ PETROLIMEX THỪA THIÊN HUẾ . 63
2.2.1. Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics trong giao nhận xăng dầu của Công
ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế. 63
2.2.2. Chất lượng dịch vụ logistics trong giao nhận xăng dầu của PTS TT Huế. 69
2.3. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX THỪA THIÊN HUẾ . 75
2.3.1. Thông tin về mẫu điều tra . 75
2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA). 77
2.3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng dịch vụ logistics trong giao nhận
xăng dầu tại công ty cổ phần và vận tải dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế . 83
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI XĂNG
DẦU CỦA PTS TT HUẾ TRONG THỜI GIAN TỚI. 89
3.2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN
TẢI GIAO NHẬN XĂNG DẦU CỦA PTS TT HUẾ. 96
3.3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS
VẬN TẢI XĂNG DẦU CỦA PTS TT HUẾ. 97
3.3.1. Nhóm giải pháp nhằm giữ vững, nâng cao bảo đảm số lượng, chất lượng xăng
dầu giao nhận cho khách hàng . 97
3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm thời gian vận chuyển giao nhận xăng dầu . 98
3.3.3. Nhóm giải pháp nhằm bảo đảm an toàn trong giao nhận hàng hóa xăng dầu,
phòng chống thiệt hại cháy nổ xăng dầu. 99
3.3.4. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực phương tiện phục vụ. 100
3.3.5. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực của Cán bộ nhân viên trong toàn
PTS TT Huế . 102
3.2.6. Nhóm giải pháp về chăm sóc khách hàng của dịch vụ logistics vận tải giao
nhận xăng dầu . 104
3.2.7. Nhóm giải pháp đảm bảo tính cạnh tranh về giá thành vận tải. 105
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 107
1. KẾT LUẬN. 107
2. KIẾN NGHỊ . 108
2.2. Đối với Công ty PTS TT Huế . 109
2.2. Đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam . 109
2.3. Chính phủ, Bộ ngành TW . 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 111
133 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng dịch vụ logistics ở Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Kông, Singapore, Jakarta.
Đồng thời, sự phát triển của dịch vụ vận tải đa phương thức đã cho phép các tập
đoàn này thực hiện việc vận chuyển hàng hóa xuyên suốt theo yêu cầu của khách hàng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
thay vì họ phải thuê nhiều hãng vận chuyển như trước đây. Các Tập đoàn Logistics thay
mặt các chủ hàng thiết kế các tuyến đường vận chuyển hàng trong trường hợp các hãng
tàu thường từ chối chuyên chở những lô hàng đi qua những vùng chiến sự, có rủi ro cao.
1.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 bước chính: Nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Cơ sở lý thuyết Thang đo
nháp
Nghiên cứu sơ bộ
- Thảo luận nhóm
- Phỏng vấn thử
Thang đo
chính thức
Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu định lượng với
147 cửa hàng xăng dầu
Phân tích nhân tố khám
phá (EFA) và độ tin cậy
Cronbach's Alpha
Thang đo hoàn chỉnh
Phân tích hồi quy
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ logistics trong giao nhận xăng dầu
của công ty PTS TT Huế
- Loại bỏ các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ
- Kiểm tra phương sai trích được
- Đánh giá độ tin cậy của các yếu tố trích được.
Điều chỉnh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
1.5.1. Nghiên cứu sơ bộ
1.5.1.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Nghiên cứu lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ logistics từ sách, giáo
trình, báo chí, tạp chí, internet trong và ngoài nước. Mục đích của bước nghiên cứu
này nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực thiễn về vấn đề nghiên cứu.
1.5.1.2. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm được tiến hành với 10 cửa hàng trưởng và nhân viên của
công ty PTS TT Huế có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết liên quan đến dịch vụ
logistics trong giao nhận xăng dầu với thời lượng thực hiện trong vòng 1 giờ. Mục
đích của bước thảo luận này nhằm điều chỉnh và bổ sung thang đo chất lượng dịch
vụ logistics trong giao nhận xăng dầu.
1.5.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi
Sau quá trình thảo luận nhóm bảng câu hỏi được thiết kế gồm 2 phần như sau:
- Phần I của bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập sự đánh giá của các cửa
hàng trưởng về chất lượng dịch vụ logistics trong giao nhận xăng dầu của công ty
PTS TT Huế.
- Phần II của bảng câu hỏi là thông tin đối tượng phỏng vấn (Họ tên, giới
tính, tuổi, trình độ chuyên môn)
Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế xong, được sử dụng để phỏng vấn thử 10
cửa hàng trưởng để kiểm tra mức độ rõ ràng và tính dễ hiểu của bảng câu hỏi.
Sau khi điều chỉnh bảng câu hỏi thông qua việc phỏng vấn thử 10 cửa hàng
trưởng, bảng câu hỏi chính thức được gửi đi phỏng vấn.
Phần I: gồm 2 nội dung
- Nội dung thứ nhất: nhằm mục đích là xác định vị trí địa lý của cửa hàng điều tra.
- Nội dung thứ hai: bao gồm 22 biến quan sát được sử dụng để đo lường chất
lượng dịch vụ logistics trong giao nhận xăng dầu của Công ty PTS TT Huế và 1
biến để đo lường sự hài lòng về chất lượng dịch vụ của các cửa hàng.
Phần II: Thông tin của người được phỏng vấn được bổ sung thêm thâm niên
công tác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
1.5.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định lại các thang đo thông qua dữ liệu
khảo sát.
1.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin và chọn mẫu
Dữ liệu được thu thập thông qua điều tra các cửa hàng trưởng của các cửa
hàng xăng dầu trong nước (Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Lâm Đồng) và ngoài nước
(Lào: Petrolimex Lào). Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua thư tín, công
cụ googledoc được sử dụng để thu thập dữ liệu.
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng.
1.5.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Kĩ thuật thống kê mô tả, Phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hệ số tin
cậy Cronbach’s Alpha, phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích dữ
liệu định lượng trong nghiên cứu này. Để thực hiện các kỹ thuật nêu trên, tác giả đã
sử dụng phần mềm SPSS 16.0 làm công cụ xử lý.
* Thống kê mô tả
Thống kê và chỉ lấy giá trị Frequency (tần suất), Valid Percent (% phù hợp).
Sau đó, lập bảng tần số để mô tả mẫu thu thập theo các thuộc tính như giới tính,
tuổi, trình độ học vấn, v.v
* Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach alpha và loại đi
các biến không đảm bảo độ tin cậy. Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử
dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Nói cách khác, từ một tập hợp n biến
quan sát được rút gọn thành một tập k nhân tố dựa trên cơ sở mối quan hệ tuyến
tính giữa các biến quan sát với một nhân tố. Phương pháp này giúp chúng ta sắp xếp
các biến có tương quan vào trong các nhân tố độc lập để xác định các nhân tố hình
thành nên mô hình nghiên cứu.
Trước khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá cần phải xem xét sự phù hợp
của phép phân tích nhân tố:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
- KMO (Keiser Meyer Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của
phân tích nhân tố. Giá trị của KMO nằm trong khoảng 0,5 - 1 là một điều kiện đủ để
phân tích nhân tố.
- Đại lượng Bartlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các
biến không có tương quan trong tổng thể. Điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố
là các biến phải có tương quan với nhau. Do đó nếu kiểm định này không có ý nghĩa
thống kê thì không nên áp dụng phân tích nhân tố cho các biến đang xem xét.
Giả thuyết:
H0: Các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể
H1: Các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.
Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: Giá trị Sig <α thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp
nhận H1, tức là điều kiện về các biến phải có tương quan với nhau trong tổng thể là
thỏa mãn, đáp ứng được điều kiện phân tích nhân tố.
Nếu đại lượng KMO nằm trong khoảng 0,5 - 1 và kiểm định Bartlett cho giá trị
Sig. <α thì việc phân tích nhân tố được xem là phù hợp.
Sau khi xem xét sự phù hợp của phép phân tích nhân tố và kết quả thu được là
phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố. Phương pháp trích thành phần chính
(Principal Components) với phép quay vuông góc (Varimax) được sử dụng để phân
tích nhân tố. Các yêu cầu chính khi sử dụng kết quả phân tích nhân tố là phương sai
trích (để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố) là phải
đạt từ 50% trở lên và hệ số tải nhân tố (biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến
quan sát và nhân tố) phải có giá trị từ 0.50 trở lên (Theo Hair & ctg, giá trị hệ số tải
nhân tố factor loading đạt trên 0,3 được xem là đạt được mức tối thiểu, từ 0,4 trở lên
được xem là quan trọng và từ 0,5 trở lên được xem là có ý nghĩa thực tế).
Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào eigenvalue để xác định số lượng nhân
tố. Chỉ những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình.
Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố.
Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt
hơn một biến gốc.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
* Đánh giá độ tin cậy thang đo thông qua đại lượng Cronbach's Alpha
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp,
hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo
bằng hệ số thông qua hệ số Cronbach's alpha. Những biến có hệ số tương quan biến
tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach
alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên
cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có
Cronbach alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi
thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên đến gần 1 là thang đo lường tốt.
0,8 ≤ Cronbach Alpha ≤ 1 : Thang đo lường tốt.
0,7 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,8 : Thang đo có thể sử dụng được.
0,6 ≤ Cronbach Alpha ≤ 0,7 : Có thể sử dụng được trong trường hợp
khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới
đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên
cứu.
* Phương pháp hồi quy tuyến tính bội
“Hồi quy tuyến tính” là mô hình biểu diễn mối quan hệ nhân quả giữa một
biến được gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích - Y) và một hay nhiều
biến độc lập (hay biến giải thích - X). Mô hình này sẽ giúp nhà nghiên cứu dự đoán
được mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong một phạm vi giới hạn) khi
biết trước giá trị của biến độc lập.
eipipiii XXXY ...ˆ 22110
Trong đó, iYˆ là giá trị của biến phụ thuộc tại quan sát thứ i
Xpi là giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i;
βk là các hệ số hồi quy riêng phần
ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
Những điều cần lưu ý trong quá trình xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa
biến
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Xem xét ma trận hệ số tương quan
Ma trận này cho biết tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập,
cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan giữa
biến phụ thuộc và các biến độc lập đều cao thì có thể đưa các biến độc lập vào mô
hình để giải thích cho biến phụ thuộc. Tuy nhiên, nếu hệ số tương quan giữa các
biến độc lập với nhau cũng cao thì có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích
hồi quy bội (có thể gây ra hiện tượng đa cộng tuyến); do vậy, nhà nghiên cứu cần
phải xem xét lại thật kỹ vai trò của các biến độc lập trong mô hình xây dựng được.
Đánh giá độ phù hợp (hay độ tin cậy) của mô hình
Thước đo sự phù hợp của mô hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định
R2 (coefficient of determination). R2 cho biết % sự biến động của Y được giải thích
bởi các biến số X trong mô hình. R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù
hợp, R2 càng gần 0 thì mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Tuy nhiên,
đối với mô hình hồi quy đa biến, một nhược điểm của R2 là giá trị của nó tăng khi
số biến X đưa vào mô hình tăng, bất chấp biến đưa vào không có ý nghĩa. Do vậy,
người ta thường sử dụng R2 điều chỉnh (adjusted R2 -R2) để quyết định việc đưa
thêm biến vào mô hình (Khi đưa thêm biến vào mô hình mà làm choR2 tăng thì
nên đưa biến vào và ngược lại). Bên cạnh đó, R2 điều chỉnh cũng dùng để thay thế
cho R2 để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì nó không có xu hướng thổi phồng
quá mức độ phù hợp của mô hình.
Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình (hay Kiểm định ảnh hưởng
tất cả các biến độc lập cùng lúc)
Có thể mô hình hồi quy tuyến tính mẫu với các hệ số mà ta tìm được bằng
phương pháp bình phương bé nhất OLS không có giá trị gì khi suy diễn cho mô
hình thực của tổng thể. Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể,
chúng ta dùng kiểm định F.
Giả thuyết:
H0: β1 = β2 = β3 = = βk = 0 (Biến phụ thuộc không có liên hệ tuyến tính
với toàn bộ các biến độc lập)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
H1: có ít nhất 1 biến độc lập có liên hệ (có ảnh hưởng) đến biến phụ thuộc
Để kết luận, nhà nghiên cứu căn cứ với giá trị sig. của kiểm định F (trong bảng
kết quả phân tích phương sai - ANOVA). Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ (giá trị sig <
mức ý nghĩa α), có thể kết luận rằng kết hợp của các biến độc lập có trong mô hình
có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc Y (hay nói cách khác, mô hình
hồi quy tuyến tính đa biến này phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được).
Kiểm định giả thuyết về từng hệ số hồi quy riêng phần (βk)
Mặc dù trong mô hình hồi quy tuyến tính mẫu ta xây dựng có giá trị các hệ số
hồi quy riêng phần βk ≠ 0, tuy nhiên, chưa thể kết luận rằng các hệ số tương ứng
của mô hình tổng thể βk là khác 0. Do đó, chúng ta cần phải kiểm định để có kết
luận chính xác về các βk.
Giả thuyết: H0: βk = 0
Đại lượng t được sử dụng để tiến hành kiểm định này. Chúng ta bác bỏ hay
không bác bỏ giả thuyết H0 thông qua giá trị Sig. thu được của đại lượng t trong
bảng kết quả Coefficients
Nếu sig < mức ý nghĩa α: đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 và
chấp nhận H1: i 0, có nghĩa là Xi có ảnh hưởng đến Y.
Nếu ngược lại, sig > mức ý nghĩa α: chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ
giả thuyết H0, có nghĩa là Xi không có ảnh hưởng đến Y (hay biến Xi) không có ý
nghĩa trong mô hình.
Lưu ý khác
Khi chạy mô hình hồi quy, cần rất chú ý đến các hệ số chưa chuẩn hóa và hệ
số đã chuẩn hóa (hệ số beta). Hệ số beta cho biết chính xác hơn ảnh hưởng (trọng
số) của các nhân tố trong phương trình hồi quy. Nói một cách khác, hệ số chuẩn hóa
nhằm giúp cho các nhà nghiên cứu so sánh độ mạnh giữa các biến độc lập được đưa
ra trong mô hình (biến nào tác động mạnh vào biến phụ thuộc).
Kết luận chương 1
Việc nghiên cứu lý thuyết về dịch vụ và chất lượng dịch vụ logistics vận tải
giao nhận xăng dầu, mô hình đánh giá cảm nhận chất lượng dịch vụ, các chỉ tiêu,
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
tiêu chuẩn dịch vụ hiện có, năng lực vận tải đáp ứng là hết sức quan trọng. Dựa trên
cơ sở lý luận này, mô hình lý thuyết cho việc nghiên cứu được đề xuất. Đây là
tiền đề cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ logistics vận tải giao nhận xăng
dầu từ các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp và kiểm định sự cảm nhận của
khách hàng về chất lượng dịch vụ logistics vận tải giao nhận xăng dầu của PTS
TT Huế thông qua các nghiên cứu chính thức được thực hiện ở chương hai.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN XĂNG DẦU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PETROLIMEX
THỪA THIÊN HUẾ
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ
PETROLIMEX THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex Việt Nam) được hình thành từ việc
cổ phần hóa và tái cấu trúc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo Quyết định số
828/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của
Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ, được thành lập
ngày 12/01/1956 theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ).
Là doanh nghiệp nhà nước trọng yếu, được xếp hạng đặc biệt, có quy mô toàn
quốc, bảo đảm tới 60% thị phần xăng dầu cả nước, Petrolimex luôn phát huy vai trò
chủ lực, chủ đạo bình ổn và phát triển thị trường xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của
đất nước và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Hiện nay, Petrolimex Việt Nam có gần 2,5 vạn lao động đang làm việc tại 42
công ty xăng dầu (Petrolimex thành viên), 23 công ty cổ phần, 3 công ty liên doanh,
1 công ty TNHH một thành viên tại Singapore, 1 công ty TTHH một thành viên tại
Lào và 1 văn phòng đại diện tại Campuchia. Mạng lưới bán lẻ có trên 2.100 CHXD
và trên 4.000 đại lý, tổng đại lý trên toàn quốc.
Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex. Hàng
năm, Petrolimex nhập khẩu hơn 8 triệu m3 (tấn) xăng dầu. Tái xuất khẩu trên 1 triệu
m3 (tấn) sang các nước trong khu vực (Lào, Campuchia...).
Xác định vận tải xăng dầu là một hoạt động có hiệu quả và gắn liền với kinh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
doanh xăng dầu, Petrolimex đã đầu tư phương tiện hiện đại và đủ điều kiện để vươn
ra thị trường vận tải xăng dầu quốc tế. Petrolimex hiện có đội tàu viễn dương chở
dầu sản phẩm với tổng trọng tải 230.000 DWT, lớn nhất và hiện đại nhất cả nước;
đội tàu sông, ven biển có tổng trọng tải gần 10 vạn tấn, tuyến ống xăng dầu 500 km
và hơn 1.300 xe ô tô xitec với tổng dung tích trên 10.000 m3. Năng lực của
Petrolimex đảm bảo vận chuyển xăng dầu từ nước ngoài về các cảng Việt Nam và
từ các kho đầu mối nhập khẩu đến các cảng và đại lý tiêu thụ trong cả nước. Đội
ngũ cán bộ, sỹ quan, thuyền viên, nhân viên lái xe xitec, vận hành đường ống xăng
dầu của Petrolimex có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao, được đào tạo và huấn
luyện chuyên nghiệp cùng với đội tàu, phương tiện vận tải ô tô xitec hiện đại, luôn
đáp ứng yêu cầu của các tổ chức phân cấp tàu trong nước và quốc tế, các yêu cầu
của Bộ luật Quốc tế về An ninh tàu và bến cảng (ISPS Code) và được các tập đoàn
dầu lớn trên thế giới công nhận. Nhờ vậy, ngành vận tải xăng dầu đã góp phần xây
dựng và khẳng định sức mạnh và uy tín của thương hiệu Petrolimex hôm nay.
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vu Petrolimex Thừa Thiên Huế là đơn vị
thành viên trực thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Bộ Công Thương được thành
lập theo Quyết định số: 1163/QĐ-BTM của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công
thương), tên giao dịch quốc tế là: Petrolimex Thua Thien Hue Transportation and
Service Joint Stock Company (viết tắc là PTS Hue), với chức năng, ngành nghề
kinh doanh chính của Công ty là:
- Kinh doanh vận tải xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu phục vụ trong nước và
quốc tế;
- Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu;
Và một số ngành nghề kinh doanh khác...
Trụ sở Công ty đóng tại: 48 Hùng Vương – Thành phố Huế.
Văn phòng làm việc: 13 Trần Thanh Mại, P.An Đông – Thành phố Huế, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Website: www.ptshue.petrolimex.com.vn
Email: ptshue@petrolimex.com.vn
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
Tiền thân của Công ty là Đội xe vận tải – Công ty Vật tư Bình Trị Thiên, sau
là Xí nghiệp Vận tải và Dịch vụ - Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Công ty có một đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có trình độ, năng động, chuyên nghiệp cùng với đội
ngũ công nhân viên lành nghề, có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề vận tải phục vụ hầu hết các thị trường vận tải trong nước và vận tải quốc tế
sang nước bạn Lào.
Đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng tăng của xã hội, Công ty đã
không ngừng đổi mới, đầu tư thêm nhiều phương tiện vận tải mới hiện đại hơn, có
dung tích lớn hơn. Hiện nay, năng lực vận tải của Công ty có gần 40 đầu phương tiện
với tổng dung tích hơn 1.000 m3, trong đó có 23 xe Hyundai đời mới, hiện đại, tải
trọng lớn và hơn 13 phương tiện đầu kéo sơmi-rơmóc hiệu FrieghtLiner, đủ khả năng
đáp ứng được tất cả các tuyến, địa hình khó khăn, hiểm trở, từ đồng bằng đến miền
núi... Chủ trương của đơn vị là không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, cũng như
uy tín của doanh nghiệp; lấy chất lượng, cung cách phục vụ làm yếu tố cơ bản để phát
triển doanh nghiệp.
Công ty đã và đang cùng với các Công ty xăng dầu trong khu vực phục vụ
cung ứng đầy đủ, kịp thời xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu cho nhu cầu sản xuất -
kinh doanh, an ninh quốc phòng, phục vụ đời sống nhân dân, đặc biệt là trên địa bàn
các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng... và tái xuất
sang Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Cùng với sự tăng trưởng qua các năm, Công ty đã đứng vững và phát triển, uy
tín ngày càng cao trên thương trường. Trong thời gian tới, với xu thế toàn cầu hóa
và cạnh tranh ngày càng gay gắt, Công ty sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ,
mở rộng sản xuất để tiếp tục phát triển trong sự phát triển bền vững chung của hệ
thống Petrolimex.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty gồm có :
* Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định
của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
* Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty do đại hội đồng cổ đông bầu
ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan
đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Giám đốc điều
hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do
Pháp luật và Điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết đại hội
đồng cổ đông quy định.
* Ban kiểm soát: Là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ
kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG CÔNG TY
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG KINH
DOANH
PHÒNG
KỸ THUẬT TỔNG HỢP
KHỐI VẬN TẢI XĂNG DẦU KHỐI KINH DOANH XĂNG DẦU
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
động điều hành kinh doanh của Giám đốc; trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài
chính. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc.
* Giám đốc Công ty: Là người điều hành, quyết định các vấn đề liên quan
đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về
việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
* Phó giám đốc giúp việc giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các
nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được
giám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.
* Khối chức năng là khối đầu não của Công ty có nhiệm vụ tổ chức, quản lý,
điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị; Chịu trách nhiệm về mọi
mặt đối với Hội đồng quản trị Công ty và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (cổ đông
chi phối), Ngoài Giám đốc và 01 phó giám đốc, khối chức năng gồm:
- Phòng Tài chính – Kế Toán;
- Phòng Kinh doanh;
- Phòng Kỹ thuật Tổng hợp;
Khối đơn vị sản xuất gồm có các đơn vị kinh tế trực thuộc sau:
- Khối vận tải xăng dầu: bao gồm 04 tổ xe vận tải xăng dầu trực thuộc (Tổ 1,
2, 3, 4).
- Khối kinh doanh xăng dầu: bao gồm 05 Cửa hàng xăng dầu trực thuộc (1,
2, 3, 4, 5).
2.1.3. Nguồn lực của Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên
Huế
2.1.3.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm
Về độ tuổi của lao động, dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy trong những năm
vừa qua Công ty đã không ngừng trẻ hóa đội ngũ để nâng cao trình độ, tỷ trọng lao
động dưới 40 tuổi không ngừng được nâng cao qua các năm, đây là một dấu hiệu
thuận lợi cho Công ty trong hoạt động của mình vì đặc thù lĩnh vực hoạt động của
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
đơn vị đòi hỏi sức khỏe, sự bền bỉ, nhạy bén người lao động trong công việc điều
khiển phương tiện vận tải xăng dầu có tải trọng lớn, nhằm bảo đảm an toàn.
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2009 - 2011)
Phân Loại Lao Động
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)
Số
lượng
(LĐ)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(LĐ)
Cơ
cấu
(%)
Số
lượng
(LĐ)
Cơ
cấu
(%)
2010/
2009
2011/
2010
Tổng số 100 100 109 100 115 100 109,00 105,50
1. Theo trình độ
- Trên Đại học 1 1,00 1 0,92 1 0,92 100,00 100,00
- Đại học, cao đẳng 12 12,00 12 11,00 14 12,17 100,00 116,67
- Trung cấp, CNKT 87 87,00 96 88,07 100 91,74 110,34 104,17
2. Theo giới tính
- Nam 88 88,00 96 88,07 101 92,66 109,09 105,21
- Nữ 12 12,00 13 11,93 14 12,84 108,33 107,69
3.Theo độ tuổi
- Dưới 30 18 18,00 24 22,02 27 24,77 133,33 112,50
- Từ 30 đến dưới 40 35 35,00 38 34,86 41 37,61 108,57 107,89
- Từ 40 đến dưới 50 45 45,00 45 41,28 47 43,12 100,00 104,44
- Từ 50 đến 60 2 2,00 2 1,83 4 3,67 100,00 200,00
4. Theo công việc
- Gián tiếp 12 12,00 12 11,01 12 11,01 100,00 100,00
- Trực tiếp 88 88,00 97 88,99 107 98,17 110,23 110,31
(Nguồn: Lao động Tiền lương PTS TT Huế)
- Về số lượng và cơ cấu lao động: Công ty đã ổn định và hoàn thiện cơ cấu tổ
chức, bố trí sắp xếp hợp lý CNVC-LĐ theo yêu cầu của nhiệm vụ SXKD. Hiện nay
Công ty có 115 lao động, trong đó có 102 lao động nam và 14 lao động nữ. Với đặc
thù của đơn vị là công ty chuyên kinh doanh vận tải xăng dầu nên hầu hết lao động là
nặng nhọc, độc hại lái xe tải xăng dầu do đó số lượng lao động nữ ít hơn, hầu hết nằm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
ở bộ phận gián tiếp công ty. Về cơ cấu lao động gián tiếp của công ty ổn định qua
nhiều năm, hầu như chỉ tăng lao động ở các bộ phận trực tiếp sản xuất cho thấy việc
sử dụng lao động gián tiếp của công ty rất gọn nhẹ, bộ máy quản lý tinh giản. Đây là
một chủ trương đúng đắn của Công ty trong việc nâng cao trình độ quản lý, giảm lao
động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp nhằm tăng năng lực phục vụ sản xuất. Tuy
nhiên, áp lực về khối lượng công việc đối với bộ phận gián tiếp sẽ là rất lớn.
- Về chất lượng lao động: chất lượng đội ngũ lao động ngày càng được nâng
lên, trình độ được nâng cao hơn qua nhiều năm. Số CNVC-LĐ đang đi học tiếp lên
chương trình đại học là 03 người, đã và đang học đại học bằng hai là 01 người, đang
theo học chương trình sau đại học là 01 người. Hầu hết cán bộ làm công tác quản lý,
gián tiếp đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.
2.1.3.2. Tài sản và nguồn vốn
Bảng 2.2. cho thấy cùng với sự tăng trưởng về giá trị sản xuất kinh doanh của
Công ty từ năm 2009 đến năm 2011 thì mức tăng về doanh thu và lợi nhuận cũng được
tăng lên đáng kể cụ thể là: năm 2009 doanh thu đạt 127,943 tỷ đồng, mức lợi nhuận
trước thuế đạt 2,667 tỷ đồng đến năm 2011, doanh thu đạt 203,717 tỷ đồng và lợi
nhuận trước thuế đạt 3,505 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do quá trình phát triển qua
các năm vị thế của PTS TT Huế đã được nâng lên, nhiều mối quan hệ khách hàng được
mở rộng và phát triển (tuyến Lâm Đồng và Petrolimex Lào), PTS TT Huế đã có nhiều
giải pháp hữu hiệu để tập trung mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_chat_luong_dich_vu_logistics_o_cong_ty_co_phan_van_tai_va_dich_vu_petrolimex_thua_thien_hue.pdf