LỜI CAM ĐOAN.i
LỜI CẢM ƠN . ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.ix
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.5
1.1 Khái niệm, phân loại và vai trò của cán bộ, công chức cấp xã .5
1.1.1 Khái niệm .5
1.1.2 Phân loại cán bộ, công chức cấp xã .6
1.1.3 Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã.7
1.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .10
1.2.1 Khái niệm chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .10
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức cấp xã .11
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp
xã .16
1.3.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương .16
1.3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.17
1.3.3 Thị trường lao động.17
1.3.4 Đánh giá thực hiện công việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.17
1.3.5 Công cụ và phương tiện làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã18
1.3.6 Nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .18
1.4 Nội dung hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.19
1.4.1 Tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .19
1.4.2 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .20
1.4.3 Giữ chân nhân tài, duy trì đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã .20
1.5 Kinh nghiệm của một số địa phương về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức cấp xã.22
1.5.1 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.22
103 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đáng kể.
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự bình đẳng giới
trên mọi phương diện của cuộc sống nhưng trên thực tế sự tham gia của phụ nữ trong
quản lý nhà nước còn có sự chênh lệch rất đáng kể so với nam giới. Nguyên nhân là do
phong tục tập quán còn lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh nữ, mà đa số cán bộ lại là
người dân tộc nên bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những tư tưởng đó. Trong các xã vùng
sâu vùng xa, phụ nữ không có tiếng nói nhiều, áp lực từ gia đình và họ tộc gây nên tư
tưởng ái ngại, không dám tham gia những hoạt động mang tính chất xã hội. CBCC là nữ
giới thường làm công tác vận động, tuyên truyền trong các đoàn thể, các hội như: Hội
Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân... và công tác chuyên môn như : Văn phòng -
Thống kê, Tư pháp - Hộ tịch, Tài chính - Kế toán, Văn hóa - xã hội. Hai năm gần đây, đã
xuất hiện một số CBCC cấp xã giới tính là nữ giữ các chức vị chủ chốt trong hệ thống
39
chính quyền cấp xã. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong xu thế hội nhập, dân chủ hóa đời
sống chính trị xã hội của huyện Phú Lương nói riêng và của cả nước nói chung.
Do là huyện miền núi nên cơ cấu về dân tộc của đội ngũ CBCC cấp xã là người dân
tộc thiểu số chiếm tới hơn nửa trong đội ngũ CBCC chính quyền cấp xã huyện Phú
Lương. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền đưa các chủ trương
chính sách của nhà nước tới một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc, nơi có tới một
nửa dân số là đồng bào dân tộc thiểu số.
CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số về bản chất thật thà, chất phát, ngay thẳng, tác
phong công tác rất thực tế, sát dân, hiểu phong tục, tập quán, địa hình lãnh thổ, nói
được tiếng dân tộc thiểu số ở địa phương nên có thể làm tốt công tác quản lý, điều
hành. Song hạn chế về kiến thức khoa học, tư duy lý luận, lôgic, suy nghĩ giản đơn dựa
theo kinh nghiệm nên hiệu quả công việc chưa cao.
2.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên
2.2.2.1 Trình độ chuyên môn
Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã,
nhưng đến nay vẫn còn nhiều chức danh chưa đạt chuẩn. Nhìn chung đội ngũ cán bộ
công chức cấp xã ở huyện Phú Lương hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp
yêu cầu của thời kỳ đổi mới.
Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn của cán bộ chuyên trách cấp xã của huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015 - 2018
TT Năm
Số
lượng
Trình độ chuyên môn
Chưa
qua ĐT
Trung
Cấp
Cao
đẳng
Đại
học
SL % SL % SL % SL %
1 2015 165 22 13,33 75 45,45 20 12,12 48 29,09
2 2016 168 18 10,71 78 46,43 22 13,10 50 29,76
3 2017 170 15 8,82 81 47,65 23 13,53 51 30,00
4 2018 159 13 8,18 74 46,54 22 13,84 50 31,45
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015 - 2018”
40
Bảng 2.4. cho thấy, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã của
huyện Phú Lương có xu hướng tăng dần tỷ trọng cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học
và giảm dần tỷ trọng CBCC chưa qua đào tạo. Đây là xu hướng tích cực thúc đẩy phát
triển của đội ngũ cán bộ cấp xã, làm tiền đề cho việc phát triển KT- XH của xã, từ đó
phát triển KT- XH trong toàn huyện.
Trình độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã, đặc biệt là
cán bộ các đoàn thể chủ yếu là trung cấp và CĐ, trình độ ĐH còn ở tỷ lệ thấp và chưa
có ai đạt trình độ sau đại học. Số lượng người chưa được đạo tạo về chuyên môn còn
chiếm tỷ lệ lớn, năm 2015 là 13,33%, đến năm 2018 đã giảm xuống còn 8,18%. Một
điều chúng ta đều thấy rằng làm công tác quản lý mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thì
không đủ mà cần phải được đào tạo.
Trình độ chuyên môn tỷ lệ thuận với năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội
ngũ cán bộ. Với mặt bằng về trình độ chuyên độ chuyên môn như trên thì rõ ràng sẽ
dẫn đến những yếu kém trong năng lực điều hành, thực thi công vụ của cán bộ chuyên
trách cấp xã. Do vậy, trong thời gian tới, huyện Phú Lương cần phối hợp với các cấp,
các ngành có liên quan tiến hành đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ này hoặc có
những chế độ, chính sách phù hợp để giải quyết đội ngũ cán bộ chưa đạt chuẩn này.
Trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức cấp xã
Hình 2.3 Trình độ chuyên môn của công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú
Lương, giai đoạn 2015 - 2018
41
Hình 2.3 cho thấy đội ngũ công chức cấp xã đã được chú trọng hơn trong tuyển dụng
và đào tạo. Chất lượng đội ngũ công chức về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hầu hết
đã được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên; số lượng công chức cấp xã có trình độ
ĐH có xu hướng tăng, cụ thể năm 2015 là 34,44%; đến năm 2018 đã tăng lên 40%.
Công việc chính của đội ngũ công chức xã liên quan trực tiếp đến các vấn đề có tính
chuyên môn, nghiệp vụ cao và có tính đặc thù như Địa chính, Tư pháp – Hộ tịch, Tài
chính - Kế toán, Chính sách xã hội và Văn phòng – Thống kê nên họ đã có ý thức về
tầm quan trọng của trình độ chuyên môn, tích cực học tập nâng cao trình độ của bản
thân. Tuy nhiên, số lượng công chức có trình độ trung cấp lại chiếm tỷ lệ lớn. Với
trình độ như vậy, trong quá trình tác nghiệp hành chính của chính quyền cấp xã khó có
thể có chất lượng, hiệu quả cao như mong đợi. Hạn chế việc tham mưu phương án giải
quyết sự vụ cho lãnh đạo.
2.2.2.2 Trình độ lý luận chính trị
Bảng 2.5 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ chuyên trách cấp xã của huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015-2018
TT Năm
Số
lượng
Trình độ lý luận chính trị
Chưa
qua ĐT
Trung
Cấp
Cao
Cấp
SL % SL % SL %
1 2015 165 40 24,24 125 75,75 0 0
2 2016 168 39 23,21 129 76,78 0 0
3 2017 170 31 18,23 139 81,76 0 0
4 2018 159 19 11,94 137 86,16 3 1,88
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018”
Theo bảng 2.5 cho thấy trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp
xã chủ yếu là trình độ trung cấp và có xu hướng tăng dần. Đến năm 2018 tỷ trọng
CBCT cấp xã có trình độ trung cấp là 86,16% , tăng 11% so với năm 2015. Tuy nhiên
tỷ lệ cán bộ cấp xã có trình độ cao cấp đến năm 2018 chỉ chiếm 1,88%, chủ yếu là đội
ngũ cán bộ luân chuyển từ huyện xuống.
42
Bảng 2.6 Bảng trình độ lý luận chính trị của công chức cấp xã của huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015-2018
TT Năm
Số
lượng
Trình độ lý luận chính trị
Chưa
qua ĐT
Trung
Cấp
Cao cấp
SL % SL % SL %
1 2015 151 82 54,30 69 45,69 0 0
2 2016 166 87 52,40 79 47,59 0 0
3 2017 180 91 50,55 89 49,44 0 0
4 2018 175 80 45,57 95 54,28 0 0
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018”
Tại bảng 2.6 cho thấy, ngược lại, so với đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã thì đội ngũ
công chức chuyên môn được đào tạo về lý luận chính trị còn tương đối khiêm tốn, số
người chưa được đào tạo mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất cao lên
tới 54,30% năm 2015, đến năm 2018 giảm xuống còn 45.57%. Chưa có ai được đào tạo
trình độ cao cấp.
2.2.2.3 Trình độ quản lý nhà nước
Đối với cơ quan hành chính nói chung, cơ quan hành chính cấp xã nói riêng, chất
lượng công chức cấp xã không chỉ biểu hiện ở trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp
vụ, lý luận chính trị mà trình độ quản lý nhà nước đóng vai trò rất quan trọng trong
việc điều hành công việc, thực thi công vụ của cán bộ, công chức.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao trình độ quản lý nhà nước cho đội ngũ
cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn, nhưng đến nay trình độ quản lý nhà nước của
đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lương vẫn còn nhiều hạn chế.
Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện được thể
hiện tại Bảng 2.7 và Bảng 2.8.
43
Bảng 2.7 Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ chuyên trách cấp xã huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015-201
TT Năm
Số
lượng
Trình độ quản lý nhà nước
Chưa
qua ĐT
Chuyên viên Chuyên viên chính
SL % SL % SL %
1 2015 165 76 46,06 89 53,93 0 0
2 2016 168 74 44,04 94 55,95 0 0
3 2017 170 72 42,35 98 57,64 0 0
4 2018 159 55 34,59 101 63,52 3 1,88
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018”
Bảng 2.8 Trình độ quản lý nhà nước của đội ngũ công chức cấp xã huyện Phú Lương,
tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015-2018
TT Năm
Số
lượng
Trình độ quản lý nhà nước
Chưa
qua ĐT
Trung
Cấp
Cao
đẳng
SL % SL % SL %
1 2015 151 54 3,76 97 64,23 0 0
2 2016 166 57 34,33 109 65,66 0 0
3 2017 180 58 32,22 122 67,77 0 0
4 2018 175 50 28,57 125 71,42 0 0
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018”
Qua bảng số liệu 2.7 và 2.8 ta nhận thấy, số lượng CBCC cấp xã của huyện Phú Lương
được đào tạo, bồi dưỡng về trình độ quản lý nhà nước từ năm 2015 đến 2018 có xu
hướng tăng. Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ quản lý nhà nước tăng từ
53,93% năm 2015 lên 63,52% vào năm 2018; đội ngũ công chức có trình độ quản lý
nhà nước ngạch chuyên viên tăng từ 64,23% năm 2015 lên 71,42% năm 2018.
Điều này cho thấy, việc đào tạo trình độ quản lý nhà nước cho CBCC cấp xã cũng đã
và đang được huyện Phú Lương chú trọng và quan tâm. Tuy nhiên, vẫn cần nâng cao
hơn nữa công tác đào tạo trình độ quản lý nhà nước cho các đội ngũ này để họ có thể
44
có đủ năng lực đưa ra những quyết định sáng suốt nhằm đưa kinh tế xã hội của địa
phương phát triển.
2.2.2.4 Trình độ tin học, ngoại ngữ.
Bảng 2.9 Tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ tin học, ngoại ngữ huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018
STT Năm Tổng số
Tin học Ngoại ngữ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
1 2015 316 218 68,98 195 61,17
2 2016 334 245 73,35 210 62,87
3 2017 350 289 82,57 235 67,14
4 2018 334 295 88,32 238 71,25
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018”
Ngày nay, khi thời đại công nghệ ngày càng phát triển và đất nước đang trong
thời kỳ hội nhập thì yêu cầu đối với CBCC ngày càng nâng cao, nhất là đối với
tin học và ngoại ngữ. Qua bảng 2.9 ta thấy, trong thời gian qua huyện đã quan
tâm nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ CBCC cấp xã, kết quả số
lượng người nắm trình độ tin học và ngoại ngữ có xu hướng tăng, cụ thể, số
CBCC có trình độ tin học năm 2015 chiếm 68,98% nhưng đến năm 2018 đã tăng
lên 88,32%.
Tuy nhiên, trình độ tin học và ngoại ngữ vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ta có thể thấy khả năng tiếp cận khoa học kỹ
thuật và đổi mới của CBCC các xã miền núi còn yếu. Để có thể nâng cao trình độ
tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ này cần phải có sự quan tâm thích đáng của
Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó chính những CBCC cũng phải chủ động học hỏi,
tiếp nhận thêm những kiến thức mới.
2.2.2.5 Theo tiêu chí kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc thực tiễn cán bộ, công chức chưa cao.
Thực tế một số nơi tham nhũng, tiêu cực, thất thoát, lãng phí của công vẫn đang
diễn ra, gây bức xúc trong nhân dân. Hiện tượng lãng phí thời gian, đi muộn về
sớm, làm việc riêng trong giờ như tán chuyện, chơi game trên máy tính vẫn chưa
45
được khắc phục. Công chức đi làm, dự hội nghị, dự họp không đúng giờ; để
chuông điện thoại reo khi hội họp vẫn diễn ra phổ biến. Công chức có văn bằng,
chứng chỉ tin học nhưng vẫn lúng túng khi thao tác máy, soạn thảo văn bản vẫn bị
sai sót những lỗi sơ đẳng về chính tả, cách hành văn, thể thức văn bản. Cá biệt có
một số công chức cả công chức lãnh đạo lợi dụng chức năng, nhiệm vụ chuyên
môn để trục lợi cá nhân gây bất bình trong dự luận và làm mất lòng tin của nhân
dân. Ngoài ra còn có thể có nhiều trường hợp chưa bị phát hiện, xử lý.
Đối với cơ quan hành chính nói chung, cơ quan hành chính cấp xã nói riêng việc
đánh giá kết quả thực hiện công tác của cán bộ, công chức cấp xã là vô cùng quan
trọng. Không những thế kết quả thực hiện công tác là tiêu chí hàng đầu để đánh
giá hoạt động nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. Việc đánh giá đúng,
nghiêm túc kết quả thực hiện công tác làm tăng tính phấn đấu, cầu thị của cán bộ,
công chức cấp xã.
Bảng 2.10 Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ công chức cấp xã ở
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018
STT Năm
Tổng
số
CBCC
Xuất sắc Tốt
Hoàn thành
nhiệm vụ
nhưng còn hạn
chế về năng lực
Không hoàn thành
nhiệm vụ
Số
lượng
Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ %
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ %
1 2015 316 31 9,81 271 85,75 10 3,16 4 1,26
2 2016 334 35 10,47 284 85,02 11 3,29 4 1,19
3 2017 350 37 10,57 303 86,57 7 2,00 3 0,85
4 2018 334 36 10,77 294 88,02 4 1,19 1 0,29
Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018
Qua bảng 2.10 ta thấy tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn
hạn chế về năng lực vẫn còn khá cao, chiếm 3,16% vào năm 2015 và giảm
xuống còn 1,19% vào năm 2018. Tỷ lệ CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và
hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng nhẹ qua các năm. Điều này cho thấy chất lượng
thực thi công vụ của CBCC cấp xã cũng đã và đang được huyện Phú Lương chú
trọng và quan tâm. Tuy nhiên, vẫn cần nâng cao hơn nữa công tác kiểm tra, giám
46
sát việc thực thi công vụ của đội ngũ này để có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ
được giao.
2.3 Thực trạng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
cấp xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
2.3.1 Tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Tuyển dụng luôn là đề tài nóng bỏng đối với mọi tổ chức chưa có đủ số lượng nhân
lực. Cái chính là trong quá trình tuyển dụng các nhà quản lý phải lựa chọn sao cho phù
hợp với vị trí cần tuyển cũng như bất kỳ tổ chức nào. UBND huyện Phú Lương cũng
rất chú trọng trong việc tuyển dụng cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện.
Những năm gần đây, huyện Phú Lương đặc biệt quan tâm chất lượng cán bộ, công
chức nói chung, công chức cấp xã nói riêng nên vấn đề tuyển dụng công chức được
đầu tư thỏa đáng, hàng năm huyện đều chủ động xây dựng kế hoạch chỉ tiêu biên chế
hành chính. Trên cơ sở kế hoạch được giao chủ động thành lập hội đồng thi tuyển
công chức hành chính, phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức hành chính. Tất cả
công chức trẻ vừa tốt nghiệp đại học muốn trở thành công chức đều phải qua thi tuyển
(ngoại trừ trường hợp thuộc chính sách thu hút nhân tài do tốt nghiệp đại học loại giỏi,
là đảng viên từ trong trường đại học, là con em gia đình chính sách. Việc tuyển dụng
qua thi tuyển đảm bảo tính công khai, khách quan, dân chủ, công bằng tạo dư luận tốt
trong nhân dân.
Từ năm 2015 trở lại đây về công tác tuyển dụng công chức đã được nâng lên một bước.
về nguồn công chức cấp xã trên địa bàn huyện xét thấy còn thiếu so với biên chế được
giao. UBND huyện căn cứ theo chỉ tiêu đăng ký với Sở Nội vụ tổ chức thi và sau đó
những thí sinh trúng tuyển sẽ được cử về công tác tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Nhìn chung số công chức tuyển dụng mới đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của công
việc. Khi tuyển dụng, số công chức mới đều phải có trình độ chuyên môn tương ứng với
công việc. vì vậy, việc bố trí, sử dụng công chức đều phù hợp với chuyên môn được đào
tạo và cơ cấu theo quy định.
Hàng năm, xét theo nhu cầu thực tiễn, huyện Phú Lương đều có kế hoạch xây
dựng quỹ tiền lương và nhu cầu tuyển dụng công chức mới trình UBND tỉnh.
47
Trong thực tế, số cơ cấu biên chế được giao theo nghị quyết và quyết định của
HĐND – UBND tỉnh từ 2015 đến nay đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn cũng
như kế hoạch hàng năm đề ra.
Biên chế được tỉnh giao bổ sung nhưng xã, thị trấn không được xét tuyển hoặc thi
tuyển mà trực tiếp tỉnh sẽ tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển. nguyên nhân của vấn
đề này là do số lượng công chức cần tuyển tại xã, thị trấn là quá ít. vậy nên không
thể tổ chức tuyển dụng được, mặt khác nhằm đảm bảo tính công bằng, công khai,
minh bạch đối với tất cả các thí sinh đăng ký dự thi. Tuy nhiên, tuyển dụng theo
hình thức này tốn nhiều chi phí. Vất vả cho thí sinh đăng ký dự thi về quãng
đường và thời gian, điều này dẫn đến có những thí sinh bỏ thi không biết địa
điểm thi cụ thể
Bảng 2.11 Kết quả tuyển dụng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Phú
Lương giai đoạn 2015 - 2018
STT Nội dung
Năm
2015 2016 2017 2018
1 Kế hoạch tuyển dụng 35 42 28 19
2 Tổng số hồ sơ đăng ký 130 186 98 68
3 Tổng số hồ sơ được chọn 95 99 46 30
4 Tổng số cán bộ, công chức được tuyển dụng 36 42 27 19
5
Tỷ lệ cán bộ, công chức được tuyển dụng so với nhu
cầu tuyển dụng
97% 100% 96% 100%
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018”
Qua bảng số liệu 2.11 cho thấy từ năm 2015 đến năm 2018 trên địa bàn huyện đã
tuyển dụng 124 CBCC cấp xã, đáp ứng kế hoạch cần tuyển dụng về số lượng và chất
lượng. Kết quả đó đã góp phần nâng lên một bước về chất lượng CBCC cấp xã.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được công tác tuyển dụng công chức còn một số tồn tại:
Một là, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi nhiều, tuy nhiên số lượng nhu cầu tuyển lại
rất ít dẫn đến tâm lý chung của nhiều người chắc gì đã đến lượt mình thi đỗ công
chức hay được xét bởi con ông cháu cha nhiều, cơ chế “xin cho” vẫn còn tồn
tại thực tế, nguyên nhân của vấn đề này là do số lượng cán bộ,công chức phần đa
48
là cán bộ trẻ, tỷ lệ cán bộ sắp về hưu và về hưu là rất thấp.
Hai là, cơ cấu tuyển dụng chưa thực sự hợp lý, vẫn còn có trường hợp khi tuyển dụng
không đúng chuyên ngành tuyển dụng, quá trình tuyển dụng chưa gắn với công tác kế
hoạch hóa nguồn nhân lực, chưa dựa trên nhu cầu thật sự của cơ quan, không dựa trên
nguyên tắc “việc cần người”, mà ngược lại do có người nên phát sinh công việc, vì thể
vẫn còn tình trạng tuyển không qua đào tạo hay đào tạo không đúng ngành nghề, gây
nhiều lãng phí trong công tác tuyển dụng cũng như sử dụng cán bộ công chức.
Ba là, tuyển dụng chưa có cơ chế thu hút những sinh viên tốt nghiệp CĐ, ĐH là người
địa phương về làm việc tại cấp xã, tuyển dụng hầu hết có trình độ trung cấp, một số chưa
đạt chuẩn; công tác tuyển dụng còn dựa trên yếu tố tình cảm, chưa thực sự chú ý đến năng
lực của người được tuyển dụng; sau khi tuyển dụng một số công chức chưa phát huy tốt
nhiệm vụ của mình, quá trình thông báo tuyển dụng còn trong phạm vi hẹp, chỉ gửi văn
bản đến các đơn vị, thiên về tuyển dụng nguồn bên trong của tổ chức, dẫn đến tình trạng
bỏ sót những tài năng từ phía bên ngoài cơ quan. Quy trình tuyển dụng quá rườm rà, điều
này dẫn đến việc tốn kém trong công tác tuyển dụng, nguyên nhân của vấn đề này là do
các xã, thị trấn không được tổ chức thi tuyển hay xét tuyển mà tất cả đều phải thông qua
huyện và tỉnh.
Bốn là, việc bố trí công chức sau khi tuyển dụng bắt buộc phải đúng với trình độ
chuyên môn. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, công chức bị luân chuyển và
không đúng với chuyên môn nữa. Điều này tác động rất lớn đến hiệu quả công
việc cũng như gây khó khăn cho chính người bị luân chuyển.
2.3.2 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên
Trước tình hình thực tế đội ngũ CBCC cấp xã tại địa phương, qua việc xác định nhu
cầu đào tạo đội ngũ CBCC cấp xã, ban lãnh đạo huyện Phú Lương đã xây dựng kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã giai đoạn 2015-2018 như sau:
Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đối với các chức danh Bí thư, Phó Bí thư thường
trực; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND phải có trình độ từ trung cấp trở lên và ưu
49
tiên trình độ cao đẳng, ĐH. Qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, nghiệp vụ
quản lý nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế. Đối với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc,
Bí thư Đoàn thanh niên, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân có trình
độ Trung cấp trở lên. Đến năm 2018, có 31,45% cán bộ chuyên trách cấp xã và 40% công
chức cấp xã có trình độ đại học.
Về lý luận chính trị: Đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ từ trung cấp trở
lên. Đào tạo trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho cán bộ chuyên trách cấp xã
nhằm từng bước chuẩn hóa về chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ
chuyên trách cấp xã.
Đến năm 2018, có 100% cán bộ chuyên trách cấp xã biết sử dụng và truy cập internet
trên máy vi tính.
Đối với công chức cấp xã
100% đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, ít nhất 60% có trình độ trung cấp lý luận
chính trị trở lên, 40% có trình độ CĐ, ĐH trình độ chuyên môn.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Về lý luận chính trị: Trang bị trình độ lý luận chính trị theo tiêu chuẩn quy định cho
các chức danh CBCC cấp xã. Tổ chức phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng; bồi
dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận.
Về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước: Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước
theo chương trình quy định cho CBCC cấp xã. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý
chuyên ngành và vị trí làm việc theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc hàng năm. Bồi dưỡng
văn hóa công sở.
Về kiến thức tin học, ngoại ngữ và tiếng dân tộc cho các bộ, công chức cấp xã tại các
vùng có dân tộc thiểu số sinh sống.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Phú Lương phối hợp với Trung tâm chính trị
tỉnh Thái Nguyên mở các lớp trung cấp chính trị tại chức, liên kết với các trường mở
các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Quy hoạch lại đội ngũ CBCC cấp
50
xã, những CBCC nào chưa đạt tiêu chuẩn hoặc còn thiếu các kiến thức về quản lý
Nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ sẽ được cử đi học.
Bảng 2.12 Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2015-2018
Đơn vị tính: người
STT Năm
Tổng số
CBCC
Nội dung đào tạo
Tổng số được
đào tạo, bồi
dưỡng
Chuyên
môn nghiệp
vụ
Chính trị
Quản lý
nhà nước
Tin học Ngoại ngữ
1 2015 316 25 14 17 22 18 96
2 2016 334 32 17 23 31 33 136
3 2017 350 36 21 24 33 37 151
4 2018 334 42 24 27 35 40 168
“Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Lương 2015-2018”
Bảng 2.12 cho thấy, tổng số CBCC được đào tạo, bồi dưỡng tăng hàng năm từ 96 người
năm 2015 lên đến 168 người năm 2018. Tỷ lệ CBCC xã được cử đi đào tạo so với tổng
số CBCC xã trên toàn huyện tăng từ 30,37% năm 2015 lên 50,29% năm 2018.
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đã tập trung vào những nội dung nhất định phụ thuộc vào
nhu cầu thực tiễn của công việc và kiến thức còn thiếu của CBCC cấp xã.
Trong 4 năm hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được tập trung vào nội dung về chuyên
môn nghiệp vụ, tin học, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước. Đối tượng được
cử đi học gồm những người chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn, trình độ quản
lý, trình độ lý luận chính trị hoặc có trình độ sơ cấp, trung cấp đi học, giúp họ có điều
kiện tiếp tục hoàn thiện và nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của tình hình
mới. Họ hầu hết là những CBCC trẻ, là đội ngũ kế cận những CBCC xã sắp về hưu.
Do vậy, kết hợp với thực tiễn, kinh nghiệm công tác và quá trình được đào tạo bài bản,
chính quy, có hệ thống sẽ tạo ra một đội ngũ CBCC có chất lượng cao trong tương lai.
Như vậy, huyện Phú Lương đã chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
CBCC cấp xã. Đây là một vấn đề cần thực hiện nghiêm túc, trong chiến lược của Đảng
51
và Nhà nước về việc xác định tầm quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã và yếu tố
nòng cốt là đổi mới con người, đầu tư cho con người để từ đó bộ máy hành chính nhà
nước vận hành hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền KT-XH của địa phương
nói riêng và đất nước nói chung.
Do công tác đào tạo, bồi dưỡng đã gắn với công tác quy hoạch và nhu cầu sử dụng cán
bộ nên đã phát huy hiệu quả. Số CBCC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng có nhiều chuyển
biến tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao, chất lượng, hiệu quả
công việc ngày càng tốt hơn. Trong đó, một số CBCC nhận được sự tin tưởng của lãnh
đạo cấp trên và nhân dân, được đề bạt chức vụ cao hơn.
Tuy nhiên, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã trên toàn huyện thời gian qua còn
bộc lộ những hạn chế, yếu kém chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác đổi mới. Đào
tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng, việc lựa chọn sai đối tượng, không đúng
chuyên ngành cần đào tạo dẫn tới việc sử dụng không hiệu quả. Ngoài ra chưa quản lý
chặt chẽ đội ngũ cán bộ dự nguồn sau đào tạo. Dần tới chất lượng của đội ngũ này
không được nâng cao, tốn kém thời gian, chi phí đào tạo.
Đối với thái độ của CBCC xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu vẫn là đối phó,
học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh công chức
hoặc được đề bạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, thậm chí học để “đánh
bóng” tên tuổi của mình chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục
vụ cho công việc chuyên môn.
Đối với cơ quan cử CBCC xã đi đào tạo, bồi dưỡng có xem xét, lựa chọn nhưng chủ
yếu dựa vào thâm niên công tác, ngạch bậc lương, các mối quan hệ.
Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý luận,
dàn trải, thiếu sự liên thông, liên kết, kế th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_can_bo_cong_chuc_cap_xa.pdf