Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của xí nghiệp than Cẩm thành - Công ty than Hạ Long Vinacomin

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU

Phần 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG.

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản trị chất lượng.

1.2 Nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp.

1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh

nghiệp.

1.4 Các nhân tố và hướng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán

bộ quản lý doanh nghiệp.

Phần 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ

QUẢN LÝ TẠI XÍ NGHIỆP THAN CẨM THÀNH – CÔNG TY

THAN HẠ LONG - VINACOMIN .

2.1 Giới thiệu về Xí nghiệp than Cẩm Thành – Công ty than Hạ

Long – Vinacomin.

2.1.1. Lịch sử hình thành Xí nghiệp than Cẩm Thành.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp than Cẩm Thành.

2.1.3. Đặc điểm sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

2.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp than Cẩm Thành.

2.2 Đánh giá chung chất lượng đội ngũ CBQL của Xí than Cẩm

Thành.

pdf125 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của xí nghiệp than Cẩm thành - Công ty than Hạ Long Vinacomin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm 97% tổng doanh thu): +Than nguyên khai sơ tuyển . -Than cám: từ 0 15 = 80% -Than cục: từ 15 50 = 5% + Bột đá: từ 15 50 = 15% Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 43 + Than cục: cục xô 1A, cục xô 1B + Than cám : cám 4a, cám 4b, cám 5, cám 6. b, Các loại khách hàng và đặc điểm. Khách hàng nội địa: - Các hộ tiêu thụ sản xuất điện - Các hộ tiêu thụ sản xuất xi măng - Các hộ tiêu thụ sản xuất phân bón, giấy.. Khách hàng nước ngoài: - Nhật bản, Trung Quốc, các nước châu âu, ... 2.1.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp than Cẩm Thành. Xí nghiệp than Cẩm Thành đặc biệt quan tâm coi trọng công tác quản lý chất lượng và công tác xây dựng chiến lược sản phẩm, ngoài sự quản lý của Công ty than Hạ Long, Xí nghiệp còn tự tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng chiến lược sản phẩm và giao cho các phòng chức năng chính gồm: Phòng KCS, phòng Kỹ thuật mỏ, phòng Trắc địa, Địa chất và phòng Khoa học Công nghệ. Tháng 7 năm 2011 Xí nghiệp đã xảy ra sự cố là nổ khí mê tan dẫn đến phải dừng khai thác một nửa diện sản xuất của toàn mỏ. Làm cho một số CBCNV phải điều chuyển đến các Xí nghiệp khác trong cùng công ty đồng thời Xí nghiệp cũng mất một nửa sản lượng và nhiều tài sản máy móc dưới hầm lò không thể thu hồi được. Vì vậy kết quả hoạt động tính đến 31/12/2012, tổng doanh thu của Xí nghiệp đạt 342.370 triệu đồng, giảm 33% so với tổng doanh thu năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế – 38.671 triệu đồng, giảm 68% so với năm 2011. Đồng thời Xí nghiệp cũng đã được Công ty khoanh số nợ do sự cố năm 2011 khi nào làm ăn có lãi thì Công ty sẽ trừ dần. Những chỉ số tài chính cụ thể được thể hiện qua bảng 2.1 Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 44 Bảng 2.1: Chỉ số tài chính qua các năm 2010 - 2012 Nội dung Đơn vị 2010 2011 2012 Than nguyên khai Tấn 626.000 318.000 412.000 Doanh thu Tr. VNĐ 382.271 457.112 342.370 Lợi nhuận trước thuế Tr. VNĐ 1.999 -23.036 -38.671 Lợi nhuận sau thuế Tr. VNĐ 1.999 -23.036 -38.671 Nộp NSNN Tr. VNĐ 875 300 450 Nguồn: Báo cáo từ phòng kế toán năm 2012 của Xí nghiệp than Cẩm Thành. Báo cáo tài chính của Xí nghiệp than Cẩm Thành đã được bộ phận kiểm toán Công ty than Hạ Long thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán nhà nước kiểm tra, có ý kiến và xác nhận được thể hiện tại bảng 2.2. Bảng 2.2: Bảng tóm tắt đánh giá các chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh. Khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) -74,5% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần -11,3% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sàn (ROA) -21,6% Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện thời -1,9 lần Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 của Xí nghiệp TCT Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp TCT bằng phương pháp tính các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp. Các chỉ số đánh giá gồm: Lợi nhuận (Lãi/Lỗ), Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản x 100% (ROA), Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 45 Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần x 100%, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu x 100% (ROE). Dựa vào độ lớn của lợi nhuận và các chỉ số đánh giá được mức độ đạt hiệu quả trong từng thời kỳ. Kết quả hoạt động của Xí nghiệp năm 2012 được thể hiện. Bảng 2.3: Bảng đánh giá chỉ tiêu hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp TCT. Chỉ tiêu hiệu quả 01/01/2012 đến 31/12/2012 Đánh giá 1. Lợi nhuận sau thuế -38671 triệu đồng Kém 2. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản x 100% (ROA) -21,6% Kém 3. Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần x 100% -11,3% Kém 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu x 100% (ROE) -74,5% Kém Đánh giá tình hình hiệu quả Kém Nguồn: Báo cáo đánh giá các chỉ tiêu tài chính và kết quả kinh doanh đến 31/12/2012của Xí nghiệp TCT Từ các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp TCT năm 2012 được trình bày trong bảng. Các chỉ tiêu này đều có giá trị thấp đánh giá hiệu quả hoạt động của Xí nghiệp trong năm thấp. Vì từ năm 2011 Xí nghiệp xảy ra vụ cháy khí metan dẫn đến mất một nửa diện sản xuất đồng thời không thu hồi được toàn bộ vật tư thiết bị trong hầm lò ra làm cho Xí nghiệp bị thiệt hại nhiều về kinh tế. Do vậy, trong thời điểm nền kinh tế thế giới đang bị suy thoái, các hộ tiêu thụ trong và ngoài nước giảm nhu cầu tiêu thụ than và đòi giảm giá bán. Vì vậy hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp ngày càng khó khăn. Khả năng thanh toán hiện hành trong năm 2012 của Xí nghiệp TCT ở mức thấp. 2.2. Đánh giá chung chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT. 2.2.1. Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo của đội ngũ CBQL Xí nghiệp TCT. Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 46 Để có đánh giá cụ thể tình hình đào tạo và so sánh với cơ cấu theo chuyên gia tư vấn nhằm đưa ra đánh giá chính xác chất lượng đội ngũ CBQL Xí nghiệp. Bảng 2.4 thống kê đầy đủ tình hình đào tạo của CBQL Xí nghiệp và kết quả so sánh với cơ cấu yêu cầu. Bảng 2.4: Bảng so sánh cơ cấu đội ngũ CBQL Xí nghiệp TCT về mặt chuyên môn nghiệp vụ với cơ cấu yêu cầu.. Được đào tạo Số lượng 2012 Cơ cấu hiện có (%) Cơ cấu (%) yêu cầu Đánh giá mức độ đáp ứng 1. Trung cấp sau đó cao đẳng hoặc đại học tại chức 9 13,0 2 Kém 2. Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành 20 29,0 12 Tốt 3. Đại học chính quy chuyên ngành kinh tế (QTKD) 5 7,3 6 Tốt 4.Đại học tại chức kỹ thuật sau đó KS2 hoặc cao học QTKD 25 36,2 32 Tốt 5. Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành sau đó KS2 hoặc cao học QTKD 10 14,5 48 Kém Tổng cộng 69 100 100 Trung bình Nguồn : [14,369] Chất lượng đào tạo đội ngũ CBQL về mặt trình độ chuyên môn ngành nghề đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng quản lý. Theo chuyên gia qua bảng 2.4 CBQL Xí Nghiệp TCT hiện nay đạt mức trung bình mặc dù số lượng CBQL được đào tạo từ các trường đại học chính quy trong, ngoài nước chiếm tỷ trọng cao nhưng Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 47 vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hiện có của Xí nghiệp. Song số CBQL có bằng đại học chính quy kỹ thuật chuyên nghành sau đó KS2 hoặc cao học QTKD và đại học chính quy chuyên nghành kinh tế còn thấp. Một số CBQL đó tham gia các chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý, tuy nhiên do thời gian đào tạo ngắn nên khi áp dụng hiệu quả quản lý chưa cao. Qua ý kiến tổng hợp của các chuyên gia, cần phải tăng trình độ quản lý của đội ngũ CBQL vì trình độ được đào tạo về quản lý chuyên nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Xí nghiệp về lâu dài. Số lượng CBQL tốt nghiệp đại học chính quy kỹ thuật chiếm tỉ lệ thấp không thuận lợi cho quá trình sản xuất cũng như khi phát sinh vấn đề về mặt kỹ thuật công nghệ nhưng lại là nguyên nhân gây ra sự yếu kém trong khâu quản lý nhân sự, quản lý sản xuất. Xí nghiệp TCT có 35 cán bộ quản lý đó được đào tạo đủ cả kỹ thuật về nghề mỏ và QTKD. Như vậy, số cán bộ quản lý đáp ứng, phù hợp về ngành nghề được đào tạo đạt 50% (35/69). Trên cơ sở tỷ lệ đó so với nhu cầu 100% và điểm tối đa 15, tiêu chí 1 của Xí nghiệp đạt 9 điểm (9/15). 2.2.2. Đánh giá mức độ đáp ứng, phù hợp về cấp độ chuyên môn được đào tạo của đội ngũ CBQL Xí nghiệp TCT. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia đối với 4 mức độ ảnh hưởng của chức năng quản lý đến kết quả sản xuất kinh doanh được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng cao rất nhiều. Đây thực sự là một vấn đề cần phải xem xét lại (chi tiết xem bảng 2.5) Bảng 2.5: Bảng tổng hợp phiếu đánh giá mức độ ảnh hưởng của chức năng quản lý đến kết quả sản xuất kinh doanh. T T Biểu hiện qua các chỉ tiêu kết quả SXKD Mức độ ảnh hưởng của chức năng hoạch định DN Mức độ ảnh hưởng do tổ chức cán bộ Mức độ ảnh hưởng do điều hành hoạt động DN Mức độ ảnh hưởng do kiểm tra, quản lý DN 1 Kết quả kinh doanh giảm 3 4 3 1 Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 48 2 Giá thành sản phẩm cao 2 3 4 2 3 Hiệu quả SXKD không tăng 1 3 3 2 4 Chi phí cho hoạt động quản lý cao do tiêu cực 2 2 2 3 5 Trục trặc, lãng phí và rủi ro nhiều 3 3 4 2 6 Chất lượng sản phẩm giảm hoặc không tăng 2 3 3 3 7 Ngừng trệ, lãng phí trong điều hành 3 4 4 2 8 Thất thoát trong quá trình SXKD 2 4 4 2 Tổng cộng 18 26 27 17 (*) Ghi chú:1điểm ảnh hưởng thấp nhất, 4 điểm ảnh hưởng cao nhất. Mức độ ảnh hưởng của chức năng hoạch định Xí nghiệp đến các chỉ tiêu của kết quả SXKD ảnh hưởng ở mức trung bình do Xí nghiệp không có kết quả dự báo cụ thể, chính xác về năng lực của bản thân doanh nghiệp, đồng thời nhận thức và đầu tư cho công tác hoạch định kinh doanh chưa đủ lớn. Mức độ ảnh hưởng của chức năng tổ chức cán bộ đến các chỉ tiêu của kết quả SXKD ảnh hưởng ở mức độ cao. Sự đánh giá này thể hiện ở chỗ nhận thức , đầu tư cho đào tạo và ràng buộc giữa tham gia đóng góp với đãi ngộ cho cán bộ chưa thực sự hấp dẫn. Còn thiếu nghiêm túc, động cơ và kỹ năng làm công tác tổ chức cán bộ. Mức độ ảnh hưởng của chức năng điều hành hoạt động của Xí nghiệp đến kết quả SXKD ảnh hưởng cao do thiếu kỹ năng điều phối và hoạt động cụ thể của Xí Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 49 nghiệp đồng thời nhận thức đầu tư cho đào tạo và ràng buộc giữa tham gia đóng góp với đãi ngộ cho cán bộ điều hành chưa thực sự hấp dẫn. Mức độ ảnh hưởng trong kiểm tra quản lý hoạt động của Xí nghiệp được đánh giá ở mức trung bình. Có sự nhận định này vì Xí nghiệp vẫn còn thiếu nghiêm túc và kỹ năng kiểm tra trong từng khâu sản xuất, trong khi đó nhận thức, đầu tư cho đào tạo và ràng buộc giã tham gia đóng góp với đãi ngộ còn chưa thực sự hấp dẫn. Theo phụ lục 1 Xí nghiệp TCT có 69 cán bộ quản lý trong đó có 57cán bộ quản lý được đào tạo đủ cả chuyên nghành chuyên môn từ đại học trở lên và số cán bộ trực tuyến đó được đào tạo các khoá ngắn hạn quy ra đại học là 9 người . Như vậy, số cán bộ quản lý có trình độ đại học trở lên là 57. Song số CBQL đáp ứng, phù hợp về ngành nghề, về cấp độ trình độ, kỹ năng là 57người, đạt 83% (57/69. Trên cơ sở tỷ lệ đó so với nhu cầu 90% và điểm tối đa 15, tiêu chí 4 của Xí Nghiệp TCT đạt 14 điểm (14/15). 2.2.3. Đánh giá chất lượng công tác của đội ngũ CBQL Xí nghiệp TCT. Theo hướng dẫn ở mục 2.2 học viên đã chọn đội tượng xin ý kiến thoả mãn yêu cầu: phải là người trong cuộc - nằm trong hoạt động của Xí nghiệp TCT; am hiểu về lý thuyết quản lý và thực tế quản lý của Xí nghiệp TCT; tâm huyết với thành, bại của Xí nghiệp TCT. Học viên đã chọn được 15 người đáp ứng các yêu cầu đó từ đội ngũ 57 CBQL; 20 người đáp ứng các yêu cầu đó từ đội ngũ công nhân và 15 người từ cấp Công ty. Nhân dịp các cuộc họp, hội nghị học viên đã chuyển và thu luôn các phiếu xin ý kiến. Sau khi loại bỏ những ý kiến sai lạc đáng kể học viên đã tính được mức độ trung bình về chậm trễ, sai lỗi trong giải quyết các vấn đề, tình huống phát sinh ở Xí nghiệp TCT bình quân trong các năm qua như ở phụ lục 2. So sánh kết quả đó với mức độ cho phép (%) chậm trễ, sai lỗi cho phép theo ý kiến của chuyên gia trong bảng 1.6, kết quả ở tiêu chi này chất lượng CBQL của Xí nghiệp đạt mức trung bình trên điểm tối đa là 35. Do vậy tiêu chí 3 Xí nghiệp đạt 17,5 điểm (17,5/35). Số liệu cụ thể tại bảng 2.6 Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 50 Bảng 2.6: Bảng so sánh tỷ lệ (%) biểu hiện về chất lượng quản lý theo khảo sát của đội ngũ CBQL tại Xí nghiệp với tỷ lệ(%) biểu hiện về chất lượng kết quả làm việc chấp nhận được theo ý kiến chuyên gia.. Biểu hiện về chất lượng công tác Tỷ lệ (%) theo kết quả khảo sát Tỷ lệ (%) chấp nhận được theo chuyên gia Đánh giá 1. Tỷ lệ những vấn đề, tình huống bất lực 14,1 15 TB 2. Tỷ lệ những vấn đề, tình huống giải quyết, xử lý sai lỗi từ đáng kể trở lên 15,6 20 Khá 3. Tỷ lệ những vấn đề, tình huống giải quyết, xử lý chậm từ đáng kể trở lên 26,8 3 Kém 4. Tỷ lệ những vấn đề, tình huống giải quyết tương đối đúng đắn, kịp thời 43 62 TB Mức độ đáp ứng TB Nguồn: [14,371] 0 10 20 30 40 50 60 70 KÕt qu¶ kh¶o s¸t Chuyªn gia Tû lÖ nh÷ng vÊn ®Ò, t×nh huèng bÊt lùc Tû lÖ nh÷ng vÊn ®Ò, t×nh huèng gi¶i quyÕt, xö lý sai lçi tõ ®¸ng kÓ trë lªn Tû lÖ nh÷ng vÊn ®Ò, t×nh huèng gi¶i quyÕt, xö lý chËm tõ ®¸ng kÓ trë lªn Tû lÖ nh÷ng vÊn ®Ò, t×nh huèng gi¶i quyÕt t­¬ng ®èi ®óng ®¾n, kÞp thêi Biểu đồ 2.1: Tình hình giải quyết, xử lý các vấn đề, tình huống của đội ngũ CBQL Xí nghiệp than Cẩm Thành. Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 51 2.2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá chung kết định lượng chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT Trên cơ sở tính toán tại mục 2.2.3 đó xác định điểm của 3 tiêu chí chính về chất lượng CBQL của Xí nghiệp TCT. Các mặt khác để đánh giá chất lượng doanh nghiệp cũng được khảo sát qua phiếu hỏi xin ý kiến và phỏng vấn sâu cán bộ cấp Công ty, CBQL, Công nhân qua các dịp các cuộc họp, hội nghị học việc của Xí nghiệp và Công ty than Hạ Long – Vinacomin về mức độ đáp ứng về cơ cấu giới tính, mức độ đáp ứng về cơ cấu tuổi, mức độ đáp ứng phẩm chất theo khảo sát đó đánh giá điểm như sau: + Mức độ đáp ứng nhu cầu về giới tính: Qua phân tích cơ cấu giới tính CBQL hiện có của Xí nghiệp và kết quả khảo sát so mức độ đáp ứng nhu cầu về giới tính đạt cao tương ứng khoảng 90% ,với mức điểm tối đa theo yêu cầu [14,372] là 2 điểm. Vậy ở tiêu chí này, Xí nghiệp TCT đạt 1,5 điểm (1,5/2). Số liệu cụ thể tại bảng 2.6 Bảng 2.7: Bảng so sánh tỷ lệ % hiện có và khảo sát cơ cấu giới tính Giới tính Theo hiện có Theo phiếu điều tra (%) Số lượng CBQL % Nam 65 94,2 89,3 Nữ 4 5,8 10,7 + Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ cấu tuổi: Qua phân tích cơ cấu về tuổi CBQL hiện có của Xí nghiệp và kết quả khảo sát so mức độ đáp ứng nhu cầu về giới tính ở mức trung bình tương ứng khoảng 50%, với mức điểm tối đa theo yêu cầu [14,372] là 3 điểm. Vậy ở tiêu chí này Xí nghiệp TCT đạt 1,5 điểm (1,5/3). Số liệu cụ thể tại bảng 2.7 Bảng 2.8: Bảng so sánh tỷ lệ % hiện có và khảo sát cơ cấu tuổi Khoảng tuổi Theo hiện có Theo phiếu điều tra (%) Số lượng CBQL % Trẻ tuổi (Dưới 35) 19 36,2 48 Trung tuổi (36-50) 30 52,2 46,2 Cao tuổi (51-60) 8 11,6 5,8 Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 52 + Mức độ đáp ứng nhu cầu về phẩm chất theo khảo sát: Qua phỏng vấn CBQL và công nhân tại Xí nghiệp, kết quả CBQL tại Xí nghiệp TCT đều đạt mức khá. Đa số CBQL đều tâm huyết, gắn bó với Xí nghiệp, có lập trường tư tưởng vững vàng, thực hiện đúng chủ chương chính sách của Xí nghiệp và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam, tương ứng 70%, với mức điểm tối đa là 10 điểm. Vậy ở tiêu chí này, Xí nghiệp TCT đạt 7 điểm (7/10). + Mức độ đạt hiệu quả kinh doanh: Như đánh giá ở bảng 2.3 Xí nghiệp TCT có kết quả sản xuất kinh doanh ở mức rất thấp, tương ứng 20%, với mức điểm tối đa là 20 điểm. Vậy ở tiêu chí này, Xí nghiệp TCT đạt 4 điểm (4/20). Cuối cùng định lượng kết quả đánh giá định lượng chất lượng CBQL của Xí nghiệp TCT theo bằng điểm theo ba rem đề tài NCKH cấp bộ B2005-28-182 do GS.TS Đỗ Văn Phức làm chủ nhiệm, có kết quả chấm điểm các tiêu chí đã nêu ở trên được tổng hợp ở bảng 2.8 Bảng 2.9: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá chung chất lượng CBQL của Xí nghiệp TCT. Các mặt chất lượng của đội ngũ CBQL doanh nghiệp Điểm tối đa Điểm đạt 1.Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ cấu giới tính 2 1,5 2. Mức độ đáp ứng nhu cầu về cơ cấu giới tuổi 3 1,5 3.Mức độ đáp ứng, phù hợp về nghành nghề được đào tạo theo thống kê. 15 3 4.Mức độ đáp ứng, phù hợp về cấp độ chuyên môn đào tạo theo thống kê 15 14 5.Mức độ đáp ứng yêu cầu phẩm cấp theo khảo sát 10 7 6.Mức độ đạt chất lượng theo công tác khảo sát 35 17,5 7.Mức độ đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh 20 4 Tổng điểm 100 48,5 Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 53 Với tổng số điểm 48,5/100 điểm được đánh giá, ta thấy chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT ở mức C. Đội ngũ CBQL của Xí nghiệp hiện nay đang thiếu chất lượng, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, việc thực hiện nhiệm vụ vẫn còn thiếu tính khoa học và đặc biệt là sự giải quyết công việc hàng ngày còn thiếu linh hoạt, thiếu kiến thức sâu về kinh tế và quản lý dẫn đến hiệu quả kinh doanh của Xí nghiệp chưa đạt như mong muốn. Do đó CBQL của Xí nghiệp cần được bổ xung các kiến thức về kinh tế; quản lý; ngoại ngữ; tin học và đương nhiên cũng cần thường xuyên cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và công nhân cũng phải được bồi dưỡng kiến thức, nâng cao tay nghề mới mong đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quản lý cũng như thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Xí nghiệp TCT là một Xí nghiệp sản xuất kinh doanh nên định hướng sản xuất và quản lý là rất quan trọng, mỗi chậm trễ, không kịp thời trong xử lý các vấn đề nảy sinh đều gây ra những thiệt hại rất lớn. Bởi vậy, phân tích chất lượng công tác của đội ngũ CBQL nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng là rất cần thiết. 2.3. Những nguyên nhân chất lượng chưa cao của đội ngũ CBQL Xí nghiệp than Cẩm Thành. Qua quá trình đánh giá các chỉ tiêu phản ánh chất lượng đội ngũ CBQL Xí nghiệp sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, tổng hợp đánh giá chung, Xí nghiệp hiện nay: - Do nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, khai thác xuống sâu, cần đầu tư nhiều. - Công nghệ còn chưa phù hợp. - Công tác quản lý và tổ chức sản xuất còn chưa cao. - Chính sách tuyển dụng chưa hợp lý. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ cán bộ quản lý chưa phù hợp. - Chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của Xí nghiệp chưa tốt. Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 54 - Trình độ chuyên môn ngành nghề của đội ngũ CBQL chưa cao. - Sơ đồ tổ chức chưa phát huy hết năng lực của những CBQL giỏi. Để đánh giá nguyên nhân tác động đến chất lượng CBQL tại Xí nghiệp TCT, tác giả đưa ra phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi xin ý kiến chuyên gia và cán bộ quản lý theo từng nhân tố với cấp độ đánh giá Tốt – Khá - Trung bình. Kết quả thu được sau khi quá trình lấy ý kiến chuyên gia được tổng hợp và được đưa ra phân tích chi tiết trong bảng 2.10 và 2.11. Bảng 2.10: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng CBQL Xí nghiệp TCT. Các tiêu chí đánh giá Ý kiến chuyên gia, CBQL Tốt Khá TB 1.Chính sách tuyển dụng đầu vào CBQL 10% 40% 50% 2.Quy trình bổ nhiệm CBQL 20% 36% 44% 3.Chính sách thu hút và giữ chân CBQL giỏi ( Đánh giá, đãi ngộ ) 10% 42% 48% 4.Ngân sách đào tạo và phát triển CBQL 14% 38% 48% 5.Sự phù hợp của chương trình đào tạo cho từng đối tượng CBQL 22% 32% 46% 6.Chất lượng chuyên môn của CBQL 20% 50% 30% Bảng 2.11: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn công việc của CBQL Xí nghiệp TCT. Các tiêu chí đánh giá Ý kiến chuyên gia, CBQL Tốt Khá TB 1.Trình độ quản lý nhân lực 25% 35% 40% 2.Trình độ quản lý doanh nghiệp 19% 38% 43% Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 55 3.Kinh nghiệm quản lý 15% 35% 50% 4.Trình độ về khoa học công nghệ 30% 32% 38% 5.Trình độ ngoại ngữ 10% 35% 55% 6.Trình độ tin học 27% 31% 42% 7.Trình độ lý luận chính trị 20% 41% 39% Qua phân tích đánh giá từ kết quả lấy ý kiến chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ CBQL Xí nghiệp TCT, có thể kết luận thực trạng chất lượng chưa cao của đội ngũ CBQL Xí nghiệp TCT hiện nay là do các nhân tố: - Chính sách tuyển dụng đầu vào còn thấp - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ cán bộ quản lý chưa phù hợp. - Chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại CBQL của Xí nghiệp TCT chưa tốt.. - Trình độ chuyên môn nghành nghề, quản lý doanh nghiệp, quản lý nhân lực, khoa học công nghệ, ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị của đội ngũ CBQL chưa cao. 2.3.1. Nguyên nhân do bổ nhiệm, miễn nhiệm, đánh giá thành tích đóng góp, đãi ngộ CBQL chưa phù hợp. Chất lượng đội ngũ CBQL phụ thuộc vào mức độ chính xác của kết quả xác định nhu cầu. Mức độ này chỉ cao khi các cơ sở, căn cứ đầy đủ chính xác. Quy trình bổ nhiệm CBQL Xí nghiệp được thực hiện theo quy chế quản lý cán bộ. Tiêu chuẩn chung cán bộ Xí nghiệp gồm có: Phẩm chất chính trị đạo đức tốt; hiểu biết, chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách của Đảng và pháp luật; ý thức tổ chức kỷ luật cao, trung thực, dám làm và dám chịu trách nhiệm; có khả năng thực tiễn, được tập thể tín nhiệm thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm; có trình độ học vấn với chuyên ngành phù hợp hoặc chuyên ngành khác nhưng có ít nhất 2 năm công tác ở Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 56 lĩnh vực được đề nghị bổ nhiệm, có trình độ quản lý và có đủ sức khoẻ để làm việc có hiệu quả và đáp ứng được chức trách được giao. Qua khảo sát của đội ngũ CBQL tại Xí nghiệp TCT, cơ cấu hiện có của đội ngũ CBQL trẻ tuổi chiếm 33,3% thấp hơn so với lấy ý kiến qua khảo sát của CBQL là 48%, công nhân và chuyên gia là 14,1%, đội ngũ CBQL trung tuổi chiếm 52,6% cao hơn so với lấy ý kiến qua khảo sát của CBQL, công nhân và chuyên gia là 46,2%, đội ngũ CBQL cao tuổi chiếm 5,8% cao hơn nhiều so với lấy ý kiến qua khảo sát của CBQL. Qua đó ta thấy cơ cấu độ tuổi của Xí nghiệp TCT rất bất cập. Số cán bộ trẻ chiếm tỷ trọng còn thấp do sự thiếu mạnh dạn bổ nhiệm CBQL trẻ của Xí nghiệp, đây là yếu tố rất quan trọng giúp Xí nghiệp phát triển trong hiện tại và xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận về lâu dài. Trong đó độ ngũ CBQL cao tuổi chiếm tỷ trọng rất cao, về thuận lợi là có độ ngũ CBQL dầy dạn kinh nghiệm, nhưng hạn chế là tính trì trệ sẽ tăng dần do làm việc lâu ở một vị trí và với tâm lý tuổi cao sẽ làm mất cân đối về tính linh hoạt, nhậy bén trong xử lý công việc nên hiệu quả công việc ở đội ngũ này không cao. Quy trình bổ nhiệm đội ngũ CBQL tại Xí nghiệp TCT hiện nay thực hiện theo quy chế quản lý cán bộ của Xí nghiệp, việc bổ nhiệm cán bộ được căn cứ vào tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ được phê duyệt; kết quả thăm dò ý kiến đối với cán bộ chủ chốt ở từng đơn vị; bổ nhiệm cán bộ khi có yêu cầu về mô hình mới khi có sự sáp nhập, giải thể đơn vị; trên cơ sở giới thiệu lựa chọn các CBQL có đủ tiêu chuẩn và chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, các tiêu chuẩn phù hợp với công tác quản lý. Nhược điểm của Xí nghiệp đó là mặc dù đã có quy chế quản lý cán bộ nhưng chưa có một quy trình, quy chế riêng của Xí nghiệp với các tiêu chuẩn cụ thể, chặt chẽ, hoàn chỉnh để đảm bảo phát huy dân chủ, nâng cao độ tin cậy nhằm nâng cao độ chính xác khi đánh giá tính đúng đắn trong việc sử dụng và chưa chặt chẽ trong quản lý cán bộ, có lúc chưa thật sự công tâm, khách quan chưa đảm bảo các nguyên tắc quy trình khi đánh giá cán bộ. Công tác đánh giá cán bộ còn một số hạn chế, dẫn đến thiếu chính xác, làm giảm động lực không phát huy được tài năng tâm huyết Đề tài: “Nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Xí nghiệp TCT-Cty than Hạ Long- Vinacomin” Nguyễn Thị Nga Cao học quản trị kinh doanh 2011 - 2013 57 của một số cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ kế cận và cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác đoàn kết nội bộ, giảm chất lượng CBQL. Chất lượng đội ngũ CBQL qua mức độ đáp ứng tiêu chuẩn tuy có những mặt gần đạt mức phù hợp, song chỉ đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trước mắt. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, Xí nghiệp cần có một quy trình, quy chế riêng với các căn cứ hợp lý hơn để xem xét nâng cao mức độ tiêu chuẩn và quy trình xem xét bổ nhiệm CBQL, nhằm mục đích có được lực lượng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272220_1269_1951954.pdf
Tài liệu liên quan