MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6
6. Kết cấu của luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH VÀ CHÂT LƯỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 7
1.1. Cơ sở lý luận chung về tín dụng chính sách 7
1.1.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng chính sách 7
1.1.2. Những đặc trưng cơ bản về tín dụng chính sách 9
1.1.3. Vai trò của tín dụng chính sách 10
1.2. Chất lượng tín dụng chính sách và các yếu tố ảnh hưởng 12
1.2.1. Chất lượng tín dụng ngân hàng 12
1.2.2. Chất lượng tín dụng chính sách 13
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng chính sách 15
1.2.4. Vai trò của nâng cao chất lượng tín dụng chính sách 19
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách 20
1.3. Kinh nghiệm tín dụng chính sách ở một số địa phương 22
1.3.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hải Dương 22
1.3.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Bắc Giang 23
1.3.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội 24
98 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau:
+ Các hộ được vay vốn phải đúng đối tượng theo quy định ở mỗi chương trình cho vay.
+ Không được cào bằng về số tiền cũng như thời hạn cho vay.
+ Mục đích cho vay của mỗi Hộ phải cụ thể, đúng với nhu cầu cần thiết về mức vốn, thời hạn vay vốn phù hợp và phải được các thành viên trong Tổ nhất trí.
+ Việc bình xét tránh tình trạng nể nang, dẫn đến cho vay sai đối tượng, vốn vay không phát huy được hiệu quả làm mất uy tín của tổ chức Hội, đoàn thể.
+ Các thành viên trong Tổ phải có trách nhiệm tham gia thẳng thắn với từng trường hợp Hộ vay để các đối tượng được vay cũng như chưa được vay nhận thức đúng về đồng vốn TDCS ưu đãi.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho cán bộ Tín dụng theo dõi địa bàn.
Bước 4: Cán bộ Tín dụng tiếp nhận bộ hồ sơ của Tổ và có nhiệm vụ:
Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định phải hướng dẫn lại Tổ để hoàn thiện đầy đủ.Trình Giám đốc phê duyệt cho vay các hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ; lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay gửi UBND cấp xã.
Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, UBND cấp xã thông báo trực tiếp cho tổ chức Hội, đoàn thể cấp xã.Việc NHCSXH gửi Thông báo đến UBND để họ nắm bắt được nguồn vốn đầu tư cho xã và có kế hoạch chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp hộ vay sử dụng vốn vay đạt hiệu quả. Đồng thời để bố trí lực lượng bảo vệ phối hợp cùng NHCSXH đảm bảo an toàn cho công tác giải ngân.
Bước 6: Khi nhận được thông báo giải ngân của NHCSXH, tổ chức Hội, đoàn thể sẽ tiếp tục nắm bắt để theo dõi, giám sát, chỉ đạo các Tổ hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả và chủ động bố trí cán bộ Hội và các Tổ trưởng Tổ TK&VV tham gia chứng kiến giải ngân. Trường hợp trong xã có nhiều Tổ được giải ngân, tổ chức Hội, đoàn thể chủ động kế hoạch phân chia về thời gian theo nhóm các Tổ để tổ viên đến lĩnh tiền đúng giờ, tránh lãng phí thời gian.
Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết số tiền hộ được vay và thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân.
Khi thông báo cho tổ viên, Tổ trưởng phải cụ thể về thời gian, địa điểm và yêu cầu hộ mang theo Chứng minh nhân dân để lĩnh tiền. Trường hợp, người đứng tên vay vốn không đi được phải làm giấy ủy quyền cho thành niên khác trong gia đình, có đủ năng lực hành vi dân sự đến lĩnh tiền (giấy ủy quyền phải có xác nhận của UBND cấp xã) và phải mang theo Chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đến lĩnh tiền.
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch ở cấp xã.
(2) Quy trình tổ chức kiểm tra, giám sát và thu hồi nợ
Bước 1: trước khi phát tiền cho người vay, NHCSXH phải kiểm tra:
Người vay phải là thành viên của tổ TK&VV do tổ chức chính trị-xã hộithành lập theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH hay không.Người vay có tên trong danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH do tổ TK&VV bình xét, lập danh sách và được UBND xã xác nhận hay không?.
Bước 2: NHCSXH ủy thác cho tổ chức chính trị-xã hội, tổ TK&VV kiểm tra việc sử dụng vốn vay của từng người vay trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nhận tiền vay và định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra. NHCSXH phối hợp với tổ chức chính trị-xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay và chấp hành quy định cho vay của người vay khi cần thiết. Kết quả kiểm tra của tổ chức chính trị-xã hội, tổ TK&VV được gửi cho NHCSXH sau khi hoàn thành việc kiểm tra.
Bước 3: NHCSXH ủy thác cho tổ chức chính trị-xã hội thực hiện đối chiếu nợ công khai ít nhất một năm một lần theo mẫu và gửi kết quả đối chiếu choNHCSXH.
Bước 4: thu hồi nợ vay: vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết.Thu nợ gốc: NHCSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay tại điểm giao dịch theo quy định sau:
Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc một lần khi đến hạn.Món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần: 6 tháng hoặc một năm một lần do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận. Hộ vay được quyền trả nợ trước hạn.
Thu lãi: có hai hình thức thu lãi:Thu gốc đến đâu thu lãi đến đó (cùng 1 lần); Thu lãi theo định kỳ hàng tháng theo biên lai.
Đối với khoản nợ trong hạn, thu lãi định kỳ hàng tháng trên số dư nợ vay.
Những khoản vay từ 6 tháng trở xuống thu lãi và gốc một lần khi đến hạn.Lãi chưa thu được của kỳ trước chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp.
Riêng các khoản nợ khó đòi ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau.Số lãi chưa thu được hạch toán ngoài bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế. Để hạn chế hộ vay vốn ưu đãi sử dụng sai mục đích hoặc sử dụng vốn vàocác hoạt động kinh doanh có mức rủi ro cao dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong quá trình cho vay, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, vấn đề tuân thủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Quá trình đôn đốc thu hồi nợ giao cho tổ trưởng tổ TK&VV, có trách nhiệm thông báo cho hộ vay thời gian, địa điểm, tổng tiền đến kỳ hạn phải trả. Sau đó cán bộ tín dụng đến điểm giao dịch tại xã (theo một ngày đã định trước) và thu tiền.
Một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo cho sự hoạt động của ngân hàng là người vay phải hoàn trả nợ gốc và lãi vốn đúng thời hạn trong hợp đồng. Việc hoàn trả vốn vay được phản ánh qua các chỉ tiêu về thu hồi nợ vay và nợ quá hạn.
(3) Các chương trình cho vay
Hiện nay, NHCSXH Thành phố Uông Bí đang thực hiện cho vay ưu đãi theo các chương trình sau:
Để phát huy có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách, thời gian qua, Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã tích cực triển khai các chương trình cho vay ưu đãi của Chính phủ, từ đó giúp người nghèo và các đối tượng CSXH trên địa bàn Thành phố có vốn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Trong những năm qua, hộ nghèo luôn được Đảng và Nhà nước ta đầu tư nhiều chương trình, chính sách ưu đãi để phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Một trong những chính sách đó là tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bảng 2.2. Dư nợ TDCS tại NHCSXH Thành phố Uông Bí
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
TỔNG DƯ NỢ
95.197
94.570
106.385
124.223
142.464
1
Cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
37.996
28.105
18.949
12.777
15.752
2
Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg
-
10.610
17.266
31.009
28.682
3
Cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg
-
-
-
5.494
6.996
4
Cho vay học sinh. sinh viên theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg
6.714
4.931
2.677
1.225
602
5
Cho vay dự án chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn KFW
8.313
7.939
7.947
8.937
18.840
T.đó:
Cho vay bằng nguồn vốn Ngân hàng CSXH huy động (được Trung ương giao)
-
-
-
-
8.999
6
Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Quyết định số 365/QĐ-NHNN. Quyết định số 1465/QĐ-TTg. Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg và Nghị định số 61/2015/NĐ-CP
50
20
40
50
50
7
Cho vay Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định 62/2004/QĐ-TTg
15.617
15.014
28.271
32.826
34.959
8
Cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP
24.500
25.950
29.450
30.350
35.105
9
Cho vay Hợp tác xã
150
145
32
-
-
10
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167/2008/QĐ-TTg
1.357
1.356
1.263
1.100
893
11
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 33/2015/QĐ-TTg
-
-
-
-
150
12
Cho vay dự án LIPPON
500
500
490
455
435
(Nguồn: Báo cáo thống kê từ năm 2013 đến năm 2017)
Đến thời điểm cuối năm 2017, tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đạt trên 142 tỷ đồng với 12 chương trình tín dụng ưu đãi, xây dựng được mạng lưới 11 điểm giao dịch xã, phường 159 tổ TK&VV được đặt tại các thôn, bản, khu phố trong toàn Thành phố. Để đồng vốn đến tay các đối tượng thụ hưởng đạt hiệu quả, Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, triển khai rà soát, xác định đối tượng để cho vay vốn, đưa vốn vay ưu đãi đến đúng đối tượng, tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận dễ dàng vốn vay.
Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện cho vay đúng đối tượng thụ hưởng là những khách hàng do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng, được quy định trong Nghị định, Nghị quyết và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm: hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài
(Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2017)
Biểu 2.4. Tỷ trọng đối tượng vay vốn
Toàn bộ nguồn vốn cân đối từ trung ương và nguồn được ủy thác từ địa phương hàng năm đều được Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh triển khai một cách hiệu quả thông qua các Hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn đến tay các đối tượng chính sách. Trong đó các chương trình chiếm tỉ trọng nhiều nhất là:
+ Cho vay dự án giải quyết việc làm,Cho vay Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: đều chiếm tỷ trọng 24%/tổng dư nợ cho vay.
+ Cho vay Hộ cận nghèo: chiếm tỷ trọng 20%/tổng dư nợ cho vay.
+ Cho vay chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn KFW (KFW-Ngân hàng Tái thiết Đức) chiếm 13%/tổng dư nợ cho vay.
+ Cho vay hộ nghèo: chiếm tỷ trọng 11%/tổng dư nợ cho vay.
Hàng năm căn cứ nguồn vốn cho vay theo từng chương trình cụ thể và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi theo các chương trình đó, Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện chuyển 100% số vốn đó đến đúng đối tượng chính sách thông qua các Hội, các tổ tiết kiệm và vay vốn.
(Nguồn: Báo cáo thống kê từ năm 2013 đến năm 2017)
Biểu 2.5. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chính sách
Tốc độ tăng trưởng cho vay của Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh năm 2014 giảm so với năm 2013 là 0,7%, sang các năm 2015 và 2016 cho vay đơn vị có sự tăng trưởng lến 12,5% và 16,8%, tuy nhiên đến năm 2017 tốc độ tăng trưởng lại có sự giảm sút xuống mức 14,7%.
Một số chương trình vay vốn có tốc độ tăng trưởng nhanh:
+ Cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg có tốc độ tăng trưởng cao nhất bình quân 34%/năm.
+ Cho vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP có tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm.
+ Cho vay Chương trình Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg có tốc độ tăng trưởng bình quân 27%/năm.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh cho thấy, trong năm 2017 đã có trên 909 đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, góp phần giúp các hộ vay vươn lên thoát nghèo, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập ổn định. Nói chung, các hộ sử dụng vốn đúng mục đích, phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống và thu nhập.
2.3.4. Chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội,Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
2.3.4.1. Các quy định về cho vay
Hàng năm, căn cứ vào sự chỉ đạo của NHCSXH cấp trên, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như tình hình thực tế của địa phương, NHCSXHThành phố đưa ra phương hướng nhiệm vụ và chương trình hành động cụ thể cho đơn vị.
Ngay từ những ngày đầu năm, căn cứ vào kế hoạch tín dụng Ban đại diện NHCSXH tỉnh giao, đơn vị tham mưu cho UBND Thành phố và Ban đại diện HĐQT NHCSXHThành phố ký quyết định phân giao kế hoạch huy động vốn và kế hoạch cho vay từng chương trình cụ thể đến các xã, phường.
Tháng 7 hàng năm, đơn vị căn cứ vào kết quả hoạt động tín dụng đến thời điểm 31/12 năm trước liền kề và thời điểm 30/6 của năm hiện tại để đánh giá tình hình và ước thực hiện đến 31/12 triển khai xây dựng kế hoạch tín dụng cho năm tiếp theo liền kề.
Đến thời điểm 31/12 năm thực hiện, đơn vị quyết toán kế hoạch TDCS với NHCSXH tỉnh Quảng Ninh. Trong các năm từ 2013-2017, kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng của đơn vị luôn đạt từ 98,9% đến 100%."
2.3.4.2. Thực trạng chất lượng tín dụng
(1) Quy mô cung cấp vốn tín dụng
Quy mô cung cấp vốn tín dụng của NHCSXH được thể hiện qua 2 chỉ tiêu là dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng. Tại NHCSXH Thành phố Uông Bíthì việc tăng trưởng dư nợ cho vay hàng năm luôn là mục tiêu được quan tâm hàng đầu. Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Cấp ủy, Chính quyền các cấp, sự phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội có liên quan, nên các chương trình tín dụng ưu đãi đều được triển khai kịp thời, dư nợ cho vay tăng lên liên tục trong giai đoạn 2013- 2017 ngoại trừ năm 2014.
Dư nợ cho vay của NHCSXH Thành phố Uông Bí ngày càng có xu hướng gia tăng từ năm 2013-2017. Năm 2014 tổng dư nợ là 94.570triệu đồng đạt 100% kế hoạch được giao. Năm 2015 tổng dư nợ là 106.385triệu đồng tăng 11.815triệu đồng so với năm 2014, tốc độ tăng tương ứng 12,49%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân cả giai đoạn chỉ đạt 8.53% và chưa đạt được kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn. Nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh tế khó khăn, việc sử dụng vốn kém hiệu quả dẫn đến các hộ gia đình không dám vay vốn để tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hoạt động của các tổ tiết kiệm vay vốn chưa thực sự hiệu quả, trình độ của tổ trưởng tổ TK&VV còn hạn chế dẫn đến việc tuyên truyền chưa được sâu rộng; hơn nữa năm 2013, 2014 cũng là năm khó khăn về nguồn vốn do NHCSXH chấn chỉnh lại các hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay với đúng đối tượng như hộ nghèo, hộ cận nghèo, các hộ khó khăn. Điều này làm tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại nhưng đảm bảo an toàn hơn cho hoạt động của NHCSXH xuất phát từ rủi ro cho vay sai đối tượng. Dư nợ cho vay tăng chậm còn thể hiện rằng NHCSXH đang tăng cường công tác thu hồi nợ, đặc biệt đối với các khoản nợ vay đã đến hạn trả gốc như chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Số nợ thu hồi lớn làm giảm dư nợ tín dụng của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân của ngân hàng có nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động, 6.27%, điều này cho thấy ngân hàng cũng đã chú trọng vào việc khai thác tối đa mọi nguồn vốn để cho vay đến được nhiều đối tượng hơn. Trong thời gian tới ngân hàng cần phải gia tăng nguồn vốn tín dụng huy động từ địa phương để đảm bảo tốc độ huy động vốn tăng tương xứng với tổng dư nợ tránh các rủi ro về vốn và làm giảm gánh nặng tài chính cho NSNN.
Hoạt động cho vay của NHCSXH chủ yếu được ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị-xã hội lớn là: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Trong quá trình thực hiện, phương thức ủy thác này ngày càng khẳng định được tính ưu việt của mình, thông qua các tổ chức chính trị- xã hội NHCSXH có thể công khai, xã hội hóa nguồn tín dụng ưu đãi, các hoạt động của ngân hàng. Mặt khác hoạt động ủy thác giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tài chính, với NHCSXH một cách nhanh nhất, thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí vay vốn. Trên cơ sở ủy thác vay vốn thông qua các Tổ TK&VV, hiện nay, toàn Thành phố Uông Bí, đã củng cố và thành lập mới 285 Tổ TK&VV. Cán bộ hội, đoàn thể, Tổ trưởng các Tổ TK&VV được tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ về hoạch toán sử dụng vốn vay; tư vấn SXKD loại sản phẩm nào phù hợp hiệu quả, tham gia các lớp dạy nghề ngắn hạn... Để hoạt động ủy thác qua tổ TK&VV hiệu quả thì ban quản trị đã rất sát sao trong việc thành lập tổ, giám sát hoạt động của các tổ đảm bảo các Tổ TK&VV thực hiện cácbước bình xét cho vay đúng theo quy định, đảm bảo dân chủ, công khai, giảm chi phí cho bản thân người vay vốn, đồng vốn được giải ngân đến hộ nghèo và gia đình chính sách một cách nhanh nhất. Hiện tỉ lệ cho vay ủy thác của NHCSXH Thành phố Uông Bí liên tục tăng qua các năm từ 2013-2017. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ủy thác vay vốn thông qua các tổ chức hội ở Thành phố Uông Bí còn gặp không ít khó khăn. Nhiều Tổ TK&VV không được sinh hoạt thường xuyên. Trình độ cán bộ hội, đoàn thể còn hạn chế, chưa Đồng đều nên việc triển khai ở một số địa bàn xa trung tâm Thành phố chưa hiệu quả. Cùng với đó là việc kiểm tra, giám sát trước và sau giải ngân chưa liên tục nên thực tế có một số hộ còn sử dụng vốn sai mục đích, một số tổ TK&VV thu lãi chưa đúng hạn. Ngoài ra, việc thành lập và hoạt động của một số ít tổ TK&VV chưa đúng với quy định như số thành viên còn dưới 5 người hoặc trên 50 người...
(2) Khả năng tiết kiệm chi phí
Tiết kiệm chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá về chất lượng tín dụng của NHCSXH. Nếu ngân hàng tiết kiệm được các khoản chi trong khi vẫn đảm bảo thực hiện được các mục tiêu xã hội mà Chính phủ giao thì hoạt động cho vay được gọi là có chất lượng tốt. Khả năng tiết kiệm chi phí của ngânhàng thể hiện qua chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng và tỷ lệ cấp bù lãi suất.
Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của nguồn vốn tín dụng. Tại NHCSXH Thành phố Uông Bí vòng quay vốn tín dụng còn khá thấp, điều này được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Vòng quay vốn tín dụng tại NHCSXH Thành phố Uông Bí
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
2013
2014
2015
2016
2017
1
Dư nợ bình quân trong năm
95.197
94.570
106.385
124.223
142.464
2
Doanh số thu nợ
22.127
23.578
39.805
54.874
40.453
3
Vòng quay vốn tín dụng
0,23
0,25
0,37
0,44
0,28
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động NHCSXH Thành phố Uông Bí 2013-2017)
Qua bảng 2.3 ta thấy rằng vòng quay vốn tín dụng của NHCSXH Thành phố Uông Bí là trung bình nhưng có xu hướng tăng từ 2013-2016 và giảm năm 2017. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng ở mức trung bình cho thấy rằng ngân hàng đang tập trung thực hiện việc cho vay trung và dài hạn, chứ không phải chỉ cho vay ngắn hạn. Khi cho vay trung dài hạn nhiều thì việc thu hồi vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn và sẽ có ít hộ gia đình được vay vốn hơn từ một đồng tín dụng mà NHCSXH cung cấp. Nguyên nhân vòng quay vốn tín dụng tăng trong giai đoạn 2013-2016 là do doanh số thu nợ của ngân hàng tăng mạnh, trong khi đó dư nợ bình quân thì tăng trưởng chậm. Điều này cho thấy NHCSXH đã tích cực kiểm soát và thu hồi nợ, giúp cho nhiều lượt hộ gia đình được vay vốn hơn. Kiểm soát chặt chẽ việc cho vay theo sự chỉ đạo của chính phủ đối với các chương trình cho vay mà ngân hàng đang thực hiện.
Tỷ lệ cấp bù lãi suất: Tỷ lệ cấp bù lãi suất phản ánh tỉ lệ giữa số tiền mà nhà nước phải cấp bù choNHCSXH so với số tiền lãi mà ngân hàng phải trả cho khách hàng để huy động vốn nhằm thực hiện hoạt động cho vay theo quy định. Từ năm 2013-2017, tỷ lệ cấp bù lãi suất của NHCSXH Thành phố Uông Bí ngày càng nhỏ và có xu hướng giảm dần.Tỷ lệ cấp bù lãi suất của ngân hàng năm 2013 là 0,57, năm 2014 giảm còn 0,35. Năm 2015 giảm còn 0,18, năm 2016 là 0,12. Nguyên nhân tỉ lệ cấp bù lãi suất giảm mạnh chủ yếu là do chênh lệch lãi suất huy động và cho vay cùng kỳ hạn của NHCSXH không còn chênh lệch lớn, khi lãi suất cho vay của NHCSXH giảm xuống. Do NHCSXH chủ yếu sử dụng nguồn vốn trung ương cấp để cho vay, nguồn vốn huy động theo lãi suất thị trường để cho vay chỉ chiếm một tỉ trọng rất thấp. Trong giai đoạn hiện nay khi sự chênh lệch lãi suất thị trường giữa tiền gửi và cho vay không lớn thì NHCSXH nên xem xét đẩy mạnh huy động vốn từ thị trường để gia tăng các khoản cho vay, và mức cho vay giúp các hộ gia đình có đủ vốn để đáp ứng việc chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh của các hộ.
(3) Nhóm chỉ tiêu về mức độ an toàn vốn
Mức độ an toàn vốn là tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng tín dụng. Mức độ an toàn vốn được xem xét và đánh giá thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ bị chiếm dụng, tỷ lệ nợ được gia hạn, tỷ lệ nợ khoanh, tỷ lệ nợ được xóa.
Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng của NHCSXH. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH Thành phố Uông Bí luôn ở mức thấp, chiếm dưới 0,06% tổng dư nợ và duy trì ở mức ổn định.
Bảng 2.4. Nợ quá hạn của NHCSXH Thành phố Uông Bí giai đoạn 2013-2017
STT
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
I
TỔNG DƯ NỢ
95.197
94.570
106.385
124.223
142.464
1
Nợ quá hạn
1.404
1.091
1.428
1.584
1.749
2
Tỷ lệ nợ quá hạn
1,4%
1,2%
1,3%
1,3%
1,2%
(Nguồn: Báo cáo thống kê từ năm 2013 đến năm 2017)
Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh luôn được chú trọng. Ngân hàng CSXH Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên thông qua hoạt động ủy thác nhằm kiểm soát tốt tín dụng. Tuy nhiên, nợ quá hạn của đơn vị vẫn ở mức rất cao so với các Ngân hàng chính sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về cả số tuyệt đối và tương đối gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng chung của đơn vị.
Nợ được gia hạn: Nợ được gia hạn của NHCSXH Thành phố Uông Bí giảm cả về số tiền và tỉ trọng so với tổng dư nợ trong giai đoạn từ 2013 -2017. Cụ thể: năm 2013, tỉ lệ nợ được gia hạn là 10.865 triệu đồng, tỷ trọng 10,13%. Năm 2017 nợ được gia hạn là 14.687 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 7,12%. Tỷ lệ nợ được gia hạn khá cao trong tổng dư nợ có nguyên nhân từ sự khó khăn của nền kinh tế. Một lượng lớn sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm, chưa có thu nhập để trả nợ đã được ngân hàng gia hạn nợ. Kinh tế khó khăn cũng làm cho hộ nghèo vay vốn sản xuất, kinh doanh nhưng chưa mang lại hiệu quả, nên tạm thời chưa có tiền để trả nợ.
Nợ khoanh, nợ bị chiếm dụng.: Theo các báo cáo tổng kết của NHCSXH Thành phố Uông Bí, tại ngân hànghoàn toàn không có nợ bị chiếm dụng, nợ khoanh chỉ phát sinh năm 2013 với số tiền rất nhỏ là 2 triệu đồng. Như vậy có thể thấy rằng vẫn có một lượng nhỏ nợ bị chiếm dụng, mặc dù không rõ số nợ này có được hoàn trả một cách đầy đủ hay không. NHCSXH cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nợ, kiểm tra thường xuyên và đột xuất với các tổ TK&VV đặc biệt đối với tổ có những nghi là thành viên của tổ vay vốn cho người khác sử dụng, kiểm tra những khoản nợ vay chồng chéo, vay sai đối tượng.
Nợ được xóa: Xoá nợ là việc NHCSXH không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc, lãi củakhách hàng đang còn dư nợ tại NHCSXH. Khách hàng được xóa nợ khi bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan đã được khoanh nợ nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ mà vẫn không có khả năng trả nợ và NHCSXH đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán, hoặc do khách hàng vay vốn bị chết giữa chừng. Theo nguyên tắc của NHCSXH thì nợ được xóa sẽ được theo dõi ngoại bảng trong vòng 5 năm. Năm 2013 nợ được xóa nợ là 44 triệu đồng, tỉ trọng 0,04% tổng dư nợ, năm 2014 nợ được xóa là 67 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,08% tổng dư nợ. Tăng 52,27% so với năm 2013. Năm 2015 do có một số khoản nợ hết thời hạn đã không còn được theo dõi nên nợ được xóa còn 24,5 triệu đồng, như vậy năm 2015 không phát sinh nợ được xóa nợ. Năm 2016 nợ được xóa là 46 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 0,03% trong tổng dư nợ, tăng 11,5 triệu đồng, tương ứng tăng 33,33%. Nợ được xóa ở NHCSXH Thành phố Uông Bí so với tổng dư nợ chỉ ở mức rất thấp dưới 0,1%. Điều này cho thấy rằng ngân hàng đã cố gắng trong việc thu hồi các khoản nợ, chỉ thực hiện xóa nợ khi không thể thu hồi được, giúp bảo toàn nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng.
(4) Khả năng quản lý vốn tín dụng
Việc triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng: được ngân hàng thường xuyên tổ chức khi có văn bản mới về các chương trình tín dụng. Ngoài ra hàng tháng NHCSXH Thành phố Uông Bí đều họp giao ban thảo luận về các hoạt động tín dụng đang thực hiện. Nghe báo cáo của từng bộ phận về chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Mỗi đầu tháng thì ngân hàng đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ đối với các cán bộ làm việc tại ngân hàng. Hàng tháng ngân hàng cũng mở các lớp tập huấn để triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đến các tổ trưởng tổ TK&VV, từ năm 2013-2017 mỗi năm NHCSXH Thành phố Uông Bí đều tổ chức được 11 lớp tập huấn kiến thức về các chương trình tín dụng đang áp dụng như là: chương trình cho vay hộ nghèo theo Công văn 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003, hướng dẫn cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, rà soát đối tượng cho vay HSSV có hoàncảnh khó khăn.
Tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng: Hiện nay công tác tổ chức, điều hành hoạt động tín dụng diễn ra một cách chặt chẽ, nhưng vẫn giúp người nghèo và các hộ chính sách có nhu cầu vay vốn có thể tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng, đó là nhờ mô hình cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội, đoàn thể;đây là mô hình riêng có của NHCSXH. Hoạt động tín dụng được chỉ đạo trực tiếp của giám đốc NHCSXH Thành phố Uông Bí; Công tác điều hành hoạt động tín dụng chưa được coi trọng;Việc lập kế hoạch tín dụng: thường được ngân hàng lập theo năm. Theo đó khi kết thúc năm tài chính, NHCSXH sẽ tổng kết hoạt động của cả năm và đưa ra phương hướng nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Kế hoạch tín dụng cho cả năm cũng được ngân hàng thiết lập, đưa ra kế hoạch và các biện pháp thực hiện để hoàn thành được kế hoạch t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tin_dung_tai_ngan_han.docx