Luận văn Nâng cao hiệu quả giảm nghèo cho các hộ nông dân các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

lời cảm ơn. ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các từ viết tắt và ký hiệu. iv

Danh mục bảng đồ .v

Danh mục các bảng . vi

Mục lục. viii

MỞ ĐẦU.1

1. Tính cấp thiết đề tài.1

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.2

3. Mục tiêu của đề tài .3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .4

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .4

6. Những đóng góp mới về khoa học của đề tài.5

7. Kết cấu của đề tài .6

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .7

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .7

1.1. CỞ SỞ LÝ LUẬN.7

1.1.1. Khái niệm nghèo đói .7

1.1.2. Khái niệm về giảm nghèo và hiệu quả giảm nghèo .11

1.1.2.1 Khái niệm giảm nghèo .11

1.1.2.2 Khái niệm hiệu quả giảm nghèo .12

1.1.3. Tiêu chuẩn phân định nghèo đói .13

1.1.3.1. Quan niệm của thế giới .13

1.1.3.2. Quan niệm của Việt Nam.15

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.17

1.2.1. Thực trạng nghèo đói và chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam .17

1.2.1.1. Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam .17

1.2.1.2. Chương trình chống đói nghèo ở Việt Nam.19

1.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở một số nước và Việt Nam .21

1.2.2.1.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở một số nước.21

1.2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở Việt Nam .25

Chương 2: THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở CÁC

XÃ MIỀN NÚI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ .30

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC XÃ MIỀN NÚI

THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ.30

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .30

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội .33

2.1.2.1. Dân số và lao động.33

2.1.2.2. Hệ thống các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu.36

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng.36

2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở các xã miền núi thị xã

Hương Thuỷ .41

2.1.3.1.Thuận lợi .41

2.1.3.2. Khó khăn .42

2.2. Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ.42

2.2.1. Tình hình biến động hộ nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ .42

2.2.2. Kết quả điều tra ở các nhóm hộ .45

2.2.2.1. Tình hình nghèo đói của các hộ điều tra tại các xã miền núi thuộc thị xã

Hương Thuỷ. .45

2.2.2.2. Tình hình lao động và trình độ văn hoá chủ hộ của các hộ điều tra .46

2.2.2.3. Cơ cấu ngành nghề chủ hộ của các hộ điều tra.47

2.2.2.4. Tình hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của các hộ điều tra .48

2.2.2.5 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra .49

2.2.2.6. Tình hình sử dụng vốn sản xuất trong các hộ điều tra .50

2.2.2.7 Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành nghề của các hộ điều tra .50

2.2.2.8 Hiệu quả từ ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp bình quân của của

các hộ điều tra năm 2011 .52

2.2.2.9. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra .55

2.2.2.10.Tình hình chi tiêu và cơ cấu chi tiêu bình quân của các hộ điều tra.57

2.2.2.11. Tình hình nhà ở và trang thiết bị sinh hoạt của các hộ điều tra .58

2.2.3. Những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của các hộ nông dân các xã miền núi

thị xã Hương Thuỷ .59

2.2.3.1. Nguyên nhân khách quan .60

2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan.61

2.2.4. Một số chính sách tác động đến hộ nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ .63

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM

NGHÈO CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI THỊ

XÃ HƯƠNG THUỶ .66

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM NGHÈO CÁC XÃ

MIỀN NÚI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ .66

3.1.1. Phương hướng .66

3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả giảm nghèo.67

3.1.2.1 Mục tiêu thu nhập, mức sống.67

3.1.2.2 Mục tiêu về việc làm.68

3.1.3 Quan điểm chỉ đạo nâng cao hiệu quả xoá đói giảm nghèo.69

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢM

NGHÈO Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ .70

3.2.1. Giải pháp về vốn .70

3.2.2. Giải pháp về đất đai.72

3.2.3. Giải pháp đào tạo nghề và giải quyết việt làm.73

3.2.4. Giải pháp về tập huấn kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi.74

3.2.5. Giải pháp phát triển các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn.74

3.2.6. Giải pháp về văn hóa, giáo dục, y tế .75

3.2.6.1. Giải pháp về văn hoá.75

3.2.6.2. Giải pháp về giáo dục.75

3.2.6.3. Giải pháp về Y tế.76

3.2.7. Giải pháp bảo trợ xã hội đối với người nghèo. .76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.78

KẾT LUẬN.78

KIẾN NGHỊ .80

TÀI LIỆU THAM KHẢO.82

PHỤ LỤC

pdf99 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả giảm nghèo cho các hộ nông dân các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4319mm). Mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8: Nhiệt độ quanh năm ở mức cao, trung bình hàng năm từ 250C đến 270C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 01 trung bình 19,90C, có ngày xuống 8,80C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 khoảng 29,60C, có khi lên tới 400C. Độ ẩm không khí bình quân 85 – 90%, tháng cao nhất (tháng 7) là 90% và tháng thấp nhất là 72% (tháng 7). Nói chung các xã miền núi thị xã Hương Thủy có điều kiện tương đối thuận lợi cho việc phát triển đa dạng nông – lâm nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cây ăn quả và cây công nghiệp. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều, thường xuất hiện bão từ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 tháng 8 – tháng 10 gây ra lũ lụt và cả hạn hán, nên cần phải có giải pháp tích cực về chọn giống cây trồng và phát triển thủy lợi nhằm đảm bảo mùa vụ và tưới tiêu chủ động. + Thủy văn Chế độ thủy vực của các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ chịu ảnh hưởng của các sông: Tả Trạch, và các hồ chứa nước (tự nhiên và nhân tạo) lớn phục vụ cho công tác thủy lợi trên địa bàn thị xã, như hồ Phú Bài, hồ Châu Sơn, hồ Ba Cửa Sông Tả Trạch: Dài 70 km. Trên địa phận Hương Thủy, sông Tả Trạch chảy qua các xã trung lưu như: Dương Hòa, Thủy Bằng với chiều dài khoảng 30 km. Lãnh thổ thị xã Hương Thủy chiếm hơn 1/5 diện tích lưu vực của sông Tả Trạch với toàn bộ vùng đồi núi nên sông Tả Trạch đã gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của người dân Hương Thủy trong lịch sử sản xuất, mở mang làng xóm và chống giặc ngoại xâm. Về nước ngầm, theo kết quả điều tra, vùng ven đồi, vùng đồi núi xã Dương Hoà và Phú Sơn, tầng chứa nước chính nằm ở độ sâu khá lớn, từ 20 m trở xuống. - Thổ nhưỡng, sinh vật + Thổ nhưỡng Đất vùng đồi núi hầu hết thuộc hệ Feralit như đất đỏ vàng trên đá sét (Fs), đất nâu tím trên phiến thạch, đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp). Các loại đất này thường có tầng đất nông, chua, nghèo mùn, nếu giữ được độ ẩm thì có thể cải tạo thành loại đất khá màu mỡ. Hệ đất phù sa có diện tích 3.326,60 ha, chiếm 7,26% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này phân bố trên toàn bộ vùng đồng bằng bồi tụ phía Đông và một số nơi rải rác thuộc thung lũng Tả Trạch. Bao gồm: Đây là nhóm đất tốt, có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, thích hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, lạc, đậu, đỗ, + Sinh vật Các loài thực vật hiện có trên địa bàn thị xã Hương Thủy khá phong phú như: keo lá tràm, Keo tai tượng, lồ ô, thông nhựa và các loại cây bản địa như trám, sao đen phục vụ cho nghề mây tre đan, mang lại giá trị kinh tế cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 Động vật hoang dã khá đa dạng, gồm các loại như heo rừng, beo, nai, khỉ và các loại chim muôn khác. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Dân số và lao động Theo số liệu thống kê, dân số của hai xã miền núi thị xã năm 2010 là 3.159 người, trong đó dân số nông thôn là 100%. Qua 2 năm dân số của các xã miền núi có tăng đáng kể, năm 2010 tăng 291 người so với năm 2008, với tỷ lệ tăng 10,45%. Chia theo giới tính nam tăng 164 và nữ tăng 127 người. Trong năm 2010 dân số chia theo ngành nghề có giảm so với năm 2008. Do diện tích đất Nông nghiệp ở xã Dương Hoà có bị thu hồi để thi công công trình Lòng Hồ Trả Trạch, nên giảm số ngườ 67 người và chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp. Mật độ dân số bình quân ở xã Dương Hoà là 8 người/km2, xã Phú Sơn 46 người/km2 . Nguồn lao động và phân bố nguồn lao động của các xã miền núi thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2008- 2010 được thể hiện ở bảng 2.3. Qua bảng 2.3 cho thấy đến năm 2010 các xã miền núi thị xã Hương Thủy có số người trong độ tuổi lao động là 1.980 người. Nếu phân theo nguồn lao động tại năm 2010 thì các xã miền núi thị xã Hương Thủy có 2.235 người, chiến 64,78 % dân số của các xã miền núi thị xã. Như vậy, số người lao động tham gia trong các ngành kinh tế là 1.634 người (chiếm 73,11%) nguồn lao động, trong đó số người lao động tập trung chủ yếu ngành nông- lâm là 1.251 người chiếm 76,56%; công nghiệp, xây dựng là 308 người (chiếm 18,84%); các ngành dịch vụ khác 18 người (chiếm 1,10%); số lao động trong cơ quan nhà nước 57 người (chiếm 4,50 %). Nhìn chung lực lượng lao động có trình độ văn hóa khá, nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, lực lượng lao động trên địa bàn đa phần là lao động phổ thông, việc làm theo mùa vụ, còn nhiều thời gian nhàn rỗi, có một số lao động ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 đi làm ngoài tỉnh, trình độ lao động còn hạn chế.Với cơ cấu nguồn lao động và việc làm trong các ngành nghề ta thấy thu nhập chính của người dân các xã miền núi chủ yếu là từ ngành Nông nghiệp. các ngành nghề khác chỉ chiếm rất nhỏ. Vì vậy nguồn thu nhập từ các hộ gia đình nghèo thường là bấp bênh và phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Bảng 2.1: Cơ cấu dân số các xã miền núi thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2008- 2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2010 So sánh 2010/2008 Người % Người % +,- Người % Tổng dân số các xã miền núi 3.159,00 100,00 3.450,00 100,00 291,00 109,21 1. Chia theo giới tính: - Nam 1.569,00 49,67 1.733,00 50,23 164,00 110,45 - Nữ 1.590,00 50,32 1.717,00 49,77 127,00 107,99 2. Chia theo khu vực: - Thành thị - Nông thôn 3.159,00 100,00 3.450,00 100,00 291,00 109,21 3. Chia theo nghề nghiệp: - Nông nghiệp 2.567,00 81,26 2.500,00 72,46 -67,00 97,39 - Phi nông nghiệp 592,00 18,74 950,00 27,54 358,00 160,47 Nguồn niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ Trong những năm gần đây, công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động có nhiều tiến bộ thông qua việc đầu tư vốn từ các dự án, các chương trình vay vốn qua ngân hàng chính sách xã hội thị xã, qua các tổ chức đoàn thể đã tạo không ít việc làm cho người lao động trên địa bàn các xã miền núi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Bảng 2.2: Cân đối lao động xã hội các xã miền núi thị xã Hương Thủy giai đoạn 2008-2010 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2010 So sánh 2010/2008 Người % Người % +,- Người % I. Nguồn lao động (1a+2) 2.028,00 100,00 2.235,00 100,00 207,00 110,21 1. Số người trong độ tuổi lao động. 1.812,00 89,35 1.980,00 88,59 168,00 109,27 a. Có khả năng lao động. 1.705,00 84,07 1.863,00 83,36 158,00 109,27 b. Mất khả năng lao động. 107,00 5,28 117,00 5,23 10,00 109,35 2. Số người ngoài độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động. 323,00 15,93 372,00 16,64 49,00 115,17 - Trên độ tuổi 251,00 12,38 289,00 12,93 38,00 115,14 - Dưới độ tuổi 72,00 3,55 83,00 3,71 11,00 115,28 II. Phân bố nguồn lao động. 2.028,00 100,00 2.235,00 100,00 207,00 110,21 1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế . 1.525,00 75,20 1.634,00 73,11 109,00 107,15 2. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học 84,00 106,00 4,74 22,00 126,19 - Học sinh phổ thông. 46,00 2,27 59,00 2,64 13,00 128,26 - Học chuyên môn nghiệp vụ, học nghề 38,00 1,87 47,00 2,10 9,00 123,68 3. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ 299,00 14,74 331,00 14,81 32,00 110,70 4. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc. 35,00 1,73 67,00 3,00 32,00 191,43 5. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm. 85,00 4,19 97,00 4,34 12,00 114,12 Nguồn niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 2.1.2.2. Hệ thống các ngành, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu Nền kinh tế của các xã miền núi thị xã có sự tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, có cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đầu tư có trọng điểm, bước đầu phát huy lợi thế, tiềm năng trên địa bàn vùng núi, tạo chuyển biến mới về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng (giai đoạn 2006-2010 đạt 16,15%/năm. Trong đó nông nghiệp tăng bình quân đạt 4,21%, công nghiệp - xây dựng tăng 16,94%, các ngành dịch vụ tăng 20,72%/năm [3]. Nông nghiệp- Lâm - Nông nghiệp Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 của hai xã miền núi thị xã Hương Thuỷ là 204,2 ha ( xã Dương Hoà 57,5, xã Phú Sơn 146,7), vì vậy tổng giá trị sản lượng lương thực quy thóc của hai xã Dương Doà và Phú Sơn là 436,7 tấn. Chăn nuôi chủ yếu của các xã miền núi là gia súc và gia cầm. Phần lớn nuôi nhỏ lữ và manh mún, chưa có trang trại chăn nuôi. Thu nhập của người dân các xã miền núi chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. - Lâm nghiệp Sản xuất lâm nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ. Diện tích đất dùng vào năm 2010 là 24.315,9 chiếm 50,27 % diện tích tự nhiên của thị xã , nhờ vậy đã tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các xã miềm núi từ năm 2006 là 33.260 triệu đồng đến năm 2010 lên đến 43.260 triệu đồng. Giá trị chủ yếu là từ trồng rừng và nuôi rừng, khai thác gỗ, lâm sản khác. Hàng năm các xã miền núi thị xã trồng mới từ 500 đến 700 ha và nâng độ che phủ của rừng lên đến 60,2% năm 2010; công tác quản lý và bảo vệ rừng được tăng cường, giao khoảng 2.400 ha rừng cho các hộ gia đình quản lý và bảo vệ. 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng - Giao thông Các xã miền núi thị xã Hương Thủy có hệ thống giao thông khá thuận lợi, gồm cả đường bộ, đường thủy, thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. Nhiều tuyến ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 đường liên vùng, liên xã, các trục đường ngang nối quốc lộ 1 A và đường phía Tây thành phố Huế được nâng cấp, xây dựng mới tạo thành mạng lưới giao thông xuyên suốt giữa miền núi và các trung tâm. Ngoài ra, các xã miền núi thị xã còn lợi thế có đường quốc quốc phòng nối với các xã phường của thị xã và tỉnh. Trong các năm qua thực hiện Chương trình bê tông hoá giao thông nông thôn được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Với chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm” nên hầu hết các tuyến đường trong các thôn của các xã miền núi thị xã đã tổ chức xây dựng bê tông hóa các đường liên thôn, liên xã góp phần cải thiện rõ rệt bộ mặt nông thôn. Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ khá thuận lợi đặc biệt xã miền núi Dương Hoà có đường sông Tả Trạch nối với chợ Đông Ba và ngược lại đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, góp phần đáng kể trong việc giao lưu hàng hoá trong vùng miền núi và các khu vực. Tại các bến sông từ lâu đã hình thành những cụm dân cư, cụm thương mại, là nơi giao lưu, trao đổi buôn bán của dân cư trong vùng. - Thủy lợi Hầu hết vùng ruộng lúa của các xã miền núi thị xã là ruộng bậc thang và dốc nên rất khó khăn cho việc tưới nên chủ yếu chờ vào thời tiết mưa tự nhiên. Hai xã miền núi này chưa có được hệ thống thuỷ lợi để dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đây cũng là khó khăn của các xã miền núi. - Mạng lưới thông tin liên lạc Cùng với sự phát triển chung của ngành Bưu chính viễn thông của tỉnh, các xã miền núi thị xã Hương Thủy, có sự phát triển khá mạnh, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của xã hội trong giai đoạn hiện náy, tính đến bình quân 17,62 máy/ 100 dân ở các xã miền núi; đã xây dựng được 02/02 bưu điện văn hóa xã, các xã miền núi được phủ sóng phát thanh và truyền hình. Tuy dịch vụ Internet đã được phát triển khá nhưng giá các dịch vụ còn cao, số người sử dụng còn hạn chế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 - Hệ thông điện và nước sinh hoạt - Bằng nhiều nguồn lực kết hợp mạng lưới điện được nâng cấp và phát triển rộng khắp. Từ năm 2006 các xã miền núi đã có điện để phục vụ sản xuất, sinh hoạt, số hộ sử dụng điện đến năm 2010 là trên 99,6%. Đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình quản lý điện nông thôn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng điện. Tuy nhiên, nhu cầu điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng nhưng nguồn điện quốc gia chưa đáp ứng đủ, điện thế thiếu ổn định; hệ thống điện có nơi bị xuống cấp cần được đầu tư nâng cấp. - Mạng lưới cấp nước sạch trên địa bàn các xã miền núi thị xã đang được phát triển. Chủ yếu là nước tự chảy và dùng bể chứa để phục vụ cho sinh hoạt. Ngoài ra, thị xã còn hỗ trợ ngân sách, tranh thủ các nguồn kinh phí hợp pháp khác và vận động nhân dân tích cực khai thác, xử lý nguồn nước để đảm bảo vệ sinh phục vụ cho việc sinh hoạt như giếng đào, giếng khoan, xây bể chứa nước mưa, bể lọc...nên tỷ lệ dùng nước hợp vệ sinh sạch đến năm 2010 là 94,79.[3] - Các ngành khác (Y tế, Giáo dục, VHTT) + Y tế Trong thời gian qua ngành y tế đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân cũng như thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh trên địa bàn. Công tác bảo vệ bà mẹ và trẻ em thực hiện tốt góp phần làm giảm tỷ lệ sinh và bảo đảm sức khỏe cho cộng đồng . Qua bảng 2.3 ta thấy thông tin về cơ sở vật chất và cán bộ Y tế trên địa bàn các xã miền núi thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2008- 2010: Về cơ sở vật chất trạm y tế các xã miền núi thị xã trong giai đoạn 2008 - 2010, đã hoàn thành tốt nhằm phục vụ việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến nay, mỗi xã miền núi đều có 01 trạm y tế và 05 giường, đưa số giường bệnh cho một vạn dân lên 15,9 giường, trung bình của tỉnh là 26,6 giường cho 1 vạn dân. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 39 Bảng 2.3 : Tình hình cơ sở vật chất và cán bộ y tế các xã miền núi thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2008 – 2010 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2010 So sánh 2010/2008 + hoặc - % 1. Số cơ sở y tế cơ sở 2 2 0 - - Trạm y tế xã cơ sở 2 2 0 - 2. Số giường bệnh giường 10 10 0 - - Trạm y tế xã giường 10 10 0 - 3. Số cán bộ y tế người 8 9 1 112,5 + Bác sỹ và trình độ cao hơn người 2 2 0 - + Y sỹ, kỹ thuật viên người 2 2 0 - + Y tá, nữ hộ sinh người 2 3 1 150 + Dược sỹ trung cấp người 2 2 0 - - Cán bộ khác người 0 0 0 - Nguồn niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ Về cán bộ y tế đã chú ý tăng cường, bổ sung thường xuyên, đến năm 2010 toàn các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ có 9 cán bộ y tế (tăng 1 cán bộ so với năm 2008). Cán bộ Y tế các xã miền núi thị xã chủ yếu là ngành y, ngành dược còn rất ít (chỉ có 2 cán bộ, không có dược sỹ cao cấp). Mạng lưới y tế thôn và cơ sở tiếp tục được củng cố, đến nay 100% xã có trạm y tế và 100% trạm đều có bác sỹ, bước đầu thực hiện được một số khâu trong công tác phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 10% năm 2010. + Giáo dục Trong những năm qua, nhất là từ năm 2008 – 2010, chất lượng giáo dục ở các cấp học ở các xã miền núi ngày được quân tâm; hằng năm, tỉ lệ huy động trẻ em đến lớp 1 đạt 100%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Bảng 2.4: Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các xã miền núi thị xã Hương Thủy, giai đoạn 2008 - 2010 Chỉ tiêu Năm học 2008-2009 Năm học 2009-2010 So sách 2010/2008 + hoặc - % 1. Số trường 2 2 - - - Tiểu học 1 1 - - -Tiểu học& THCS 1 1 - - 2. Số phòng học 33 33 - - - Tiểu học 9 9 - - -Tiểu học& THCS 14 14 - - 3. Số lớp học 24 24 - - - Tiểu học 20 20 - - -THCS 4 4 - - 4. Số giáo viên - Tiểu học 18 19 1 105,56 -Tiểu học& THCS 32 31 -1 96,88 5. Số học sinh 0 - Tiểu học 232 251 19 108,19 - THCS 129 123 -6 95,35 Nguồn niên giám thống kê thị xã Hương Thuỷ Học sinh tốt nghiệp THCS, THPT đều đạt mức tương đối cao so với tỉ lệ chung của toàn tỉnh. Công tác tuyển sinh vào bậc THPT chiếm tỉ lệ trên 99% số HS tốt nghiệp THCS. Tỉ lệ HS bỏ học, lưu ban hằng năm tương đối thấp, môi trường học tập tương đối thuận lợi. Đội ngũ giáo viên khá đầy đủ để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Riêng xã Dương Hoà miền núi thị xã Hương Thuỷ vẫn còn tồn tại 01 trường tiểu học và trung học cơ sở. Trong hai năm học về cơ bản số học sinh đến lớp của tiểu học có tăng. Năm học 2010 khối tiểu học tăng 19 học sinh so với năm 2008. Chứng tỏ các xã miền núi đã huy động tốt trẻ em đến trường trong năm 2010 đạt tỷ lệ cao. Số giáo viên năm 2011 có giảm 1 giáo viên do chuyển công tác. + Văn hoá thông tin , thể dục - thể thao Hoạt động văn hoá thông tin trên địa bàn các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ hàng năm được duy trì thường xuyên và tạo được chuyển biến tích cực trên nhiều ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 mặt góp phần quan trọng trong việc truyền thông thông phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của thị xã. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" tiếp tục được đẩy mạnh. Đến nay, tổng số làng, thôn, khu phố, cơ quan văn hoá đạt tỷ lệ khá. Trong đó: có 9/9 thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hoá, đạt tỷ lệ 100% và có 606 gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 78,70% 4. Các thiết chế văn hoá , thể dục, thể thao của các xã miền núi thị xã đều được quan tâm đầu tư nâng cấp sửa chữa và đầu tư xây mới 01 vườn chơi thiếu nhi xã Dương Hoà, các thôn đều có nhà văn hoá thôn. Hàng năm các xã miền núi đã tích cực hưởng ứng tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao của thị xã và đạt thành tích cao trong các cuộc hội khoẻ, đại hội thể dục, thể thao của thị xã 4. Hoạt động bảo tồn bảo tàng được tiếp tục quan tâm đúng mức. Ngoài các di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hoá - kiến trúc như Khu chiến tích xã Dương Hoà đã được tỉnh công nhận, hiện nay đang tiếp tục bảo tồn và mở rộng xây dựng 4. 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ 2.1.3.1.Thuận lợi - Các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ có vị trí địa lý tự nhiên khá thuận lợi so với các xã, phường khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế, là các xã nằm phía tây thị xã, giáp đường tránh Huế, thuận lợi cho việc giao lưu với các xã phường và các địa phương khác, là nơi giáp ranh tập trung nhiều dự án lớn của tỉnh, các cụm Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung của thị xã, hồ Tả trạch tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế nhanh hơn. - Các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ có Tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú. Thời tiết khí hâu khá thuận lợi cho việc phát triển nông -lâm nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp và cây ăn quả. Đất đai canh tác ở các vùng đồi núi có điều kiện thuận lợi cho việc khai hoang, chuyển đổi để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và một số loại cây công nghiệp ngắn ngày. Nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào đảm bảo cho việc phát triển thuỷ lợi phục vụ sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 xuất nâng cao thu nhập. Nguồn khoáng sản phong phú sử dụng làm nguyên vật liệu cho công nghiệp, vật liệu xây dựng. - Các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ có nguồn nhân lực dồi dào, người lao động cần cù chịu khó, ham học hỏi, có khả năng tiếp thu công nghệ mới. Các điều kiện thuận lợi là cơ bản, đây cũng là cơ hội cho người dân các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ có điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống góp phần thực hiện có hiệu quả công tác xoá đói giảm nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ. 2.1.3.2. Khó khăn - Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ chịu ảnh hưởng của điều kiện khắc nghiệt thời tiết, dễ bị ngập lụt và hạn hán khi thời tiết diễn ra mưa lớn trong 2 đến 3 ngày hoặc nắng kéo dài, gây khó khăn không nhỏ cho nhân dân trong sản xuất nông nghiệp và đời sống xã hội. - Tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp của các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ thấp so với đất tự nhiên, không có biển và đầm phá, gặp nhiều khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội. Phần lớn diện tích đất đai chưa khai thác trên địa bàn các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ là vùng đồi núi có độ dốc lớn, độ phì thấp. - Trình độ dân trí không đồng đều ; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao đời sống còn hạn chế. Tỷ lệ lao động được đào tạo và trình độ tay nghề còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Cơ hội của người nghèo về việc làm ngày càng khó khăn hơn khi đổi mới khoa học công nghệ... - Khoảng cách chênh lệnh về thu nhập, mức sống của người dân còn khá lớn giữa vùng núi và vùng đồng bằng, vùng dọc quốc lộ 1A và Phú Bài. Hiện nay tỷ lệ hộ nghèo ở các xã miền núi Dương Hoà là 5,01% và xã Phú Sơn là 10,67 % năm 2010. Trong lúc đó bình quân chung tỷ lệ hộ nghèo của thị xã Hương Thuỷ năm 2010 là 3,66%. 2.2. Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ 2.2.1. Tình hình biến động hộ nghèo ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ Xã Dương Hoà và Phú Sơn là hai xã nghèo của thị xã, người dân trong xã sản xuất thuần nông ở vùng núi, lúa là cây trồng chính trên diện tích canh tác. Nguồn thu ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 của người dân ở đây chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thu nhập từ các ngành nghề khác không đáng kể đã tác động không nhỏ đến đời sống của nhân dân và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của xã. Mặt khác, thời tiết khí hậu bất lợi, thiên tai, bão lụt, hạn hán thường xảy ra, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Trong những năm qua được sự quan tâm của các ngành, các cấp và hai xã miền núi thị xã Hương Thuỷ đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả khả quan. Để biết được cụ thể hơn tình hình nghèo đói của các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ ta phân tích bảng sau: Qua bảng 2.5 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo các xã miền núi trên địa bàn thị xã đã giảm đáng kể, năm 2006 toàn thị xã có 1.726 hộ nghèo thì đến năm 2010 còn 813 hộ nghèo đã giảm 913 hộ nghèo. Chứng tỏ UBND thị xã đã chỉ đạo ráo riết công tác giảm nghèo. Nhưng đến nay hai xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. Xã Dương Hoà năm 2006 có 189 hộ nghèo thì đến năm 2010 còn 21 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5,01% và Xã Phú Sơn năm 2006 có 140 hộ nghèo đến năm 2010 còn 35 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 10,67%. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo của xã Dương Hoà và Phú Sơn còn cao so với bình quân chung của toàn thị (3,66%). Bảng 2.5: Tình hình biến động hộ nghèo của các xã miền núi qua 5 năm 2006-2010 STT Tên xã Hộ nghèo năm 2006 Hộ nghèo năm 2010 Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) 1 PHÚ SƠN 140 43,75 35 10,67 2 DƯƠNG HOÀ 189 57,79 21 5,01 Chung toàn thị xã 1.726 9,11 813 3,66 Nguồn Phòng Lao động TBXH thị xã Hương Thuỷ Qua xem xét hộ nghèo dưới góc độ loại hình kinh tế và đối tượng xã hội thì ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ trong năm 2010 có 56 hộ nghèo, trong đó số hộ thuần nông là 56 hộ, chiếm 66,07% trong tổng số hộ nghèo thị xã, do điều kiện tự nhiên nên họ chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp là chính, diện tích đất ruộng lúa bình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 quân thấp và độc canh cây lúa nên lao động mang tính thời vụ, thời gian nhàn rỗi còn nhiều, chưa có việc làm thêm vững chắc để tăng thu nhập. Các hộ nghèo ở vùng đồi núi tuy có diện tích đất trồng lúa nhưng do đất đai bạt màu, năng suất thấp nên hộ nghèo chưa thoát nghèo có hiệu quả. Các hộ nghèo ở hai xã miền núi thị xã Hương Thuỷ có kiêm ngành nghề chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ có 3 hộ chiếm 5,36%, điều này nói lên rằng các hộ nghèo thường không có nghề nghiệp ổn định, nên thu nhập thường là bấp bênh. Mặt khác, nếu chia theo đối tượng xã hội thì số hộ nghèo đang hưởng chế độ bảo trợ xã hối chiếm đến 25 hộ, chiếm 44,64%, hầu hết là tàn tật, già cả neo đơn, đây là đối tượng rất khó khăn trong việc giảm nghèo vì họ không có khả năng lao động cần được nhà nước và xã hội quan tâm. Như vậy ngoài các biện pháp phát triển sản xuất để giảm nghèo, nhà nước và xã hội cần quan tâm các đối tượng có chính sách xã hội, có chế độ phù hợp mới thực hiện việc giảm nghèo nhanh và bền vũng trong thời gian tới. Bảng 2.6: Cơ cấu hộ nghèo phân theo loại hình kinh tế và đối tượng xã hội ở các xã miền núi thị xã Hương Thuỷ năm 2010 TT Chỉ tiêu Hộ nghèo Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Chia theo loại hình kinh tế 56 100,00 1.1 Hộ thuần nông 37 66,07 1.2 Hộ kiêm ngành nghề 3 5,36 1.3 Hộ không hoạt động kinh tế 11 16,64 1.4 Hộ khác 5 11,93 2. Chia theo đối tượng xã hội 56 100,00 2.1 Hộ người có công cách mạng 1 1,79 2.2 Hộ chính sách xã hội 25 44,64 2.3 Không thuộc 2 loại trên 29 53,57 Nguồn Phòng Lao động TBXH thị xã Hương Thuỷ Do vậy công tác XĐGN vẫn cần được chú trọng nhiều trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của thị xã nhằm nâng cao mức sống của các hộ nghèo nhằm sớm thoát khỏi cảnh nghèo. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 2.2.2. Kết quả điều tra ở các nhóm hộ 2.2.2.1. Tình hình nghèo đói của các hộ điều tra tại các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ. Để thấy thực trạng nghèo đói của các hộ, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 100 hộ ở hai xã Phú Sơn và xã Dương Hoà là xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ. Dựa vào tình hình phát triển kinh tế chung của toàn thị xã và dựa vào tiêu chuẩn nghèo đói của Bộ Lao động – Thương Binh xã hội đề ra, đề tài đã chia các hộ điều tra ra làm 3 nhóm chính, dựa vào mức thu nhập bình quân theo đầu người như sau: Qua thực tế điều tra tại các xã miền núi thuộc thị xã Hương Thuỷ ta phân tích bảng sau. Bảng 2.7: Phân loại tỷ lệ hộ điều tra tại 2 xã thuộc miền núi thị xã Hương Thủy Loại hộ Tổng số hộ Số hộ điều tra Số lượng (Hộ) % Số lượng (Hộ) % Tổng số hộ 799 100 100 100 Hộ khá 199 24, 90 36 36 Hộ Trung bình 544 60,08 18 18 Hộ nghèo 56 15,02 46 46 Nguồn số l ệu điều tra thực tế năm 2011 Qua bảng 2.7 ta thấy, theo tình hình chung của xã thì những hộ nghèo đói thường là những hộ có hoàn cảnh neo đơn, tàn tật, đông con, lao động nữ chiếm đa số trong những hộ này chủ yếu là hộ thuần nông không có ngành nghề phụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_giam_ngheo_cho_cac_ho_nong_dan_cac_xa_mien_nui_thuoc_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_t.pdf
Tài liệu liên quan