Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp khu vực miền tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn . ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các chữ viết tắt. iv

Danh mục các biểu bảng .v

Mục lục. vii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

PHẦN NỘI DUNG .6

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA

HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP.6

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP .6

1.1.1. Khái niệm.6

1.1.1.1.Hợp tác.6

1.1.1.2. Kinh tế hợp tác.6

1.1.1.3. Hợp tác xã.7

1.1.2. Tính tất yếu khách quan phát triển HTXNN tại Việt Nam.8

1.1.3. Bản chất của mô hình HTX kiểu mới.15

1.1.3.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX kiểu mới theo LuậtHTX.15

1.1.3.2. Sự giống nhau và sự khác nhau về bản chất giữa hợp tác xã kiểu

mới, hợp tác xã kiểu cũ và doanh nghiệp.15

1.1.4. Mô hình HTX nông nghiệp ở Việt Nam.18

1.1.4.1. HTX dịch vụ nông nghiệp .18

1.1.4.2. HTX sản xuất-kinh doanh-dịch vụ tổng hợp.19

1.2. HIỆU QUẢ KINH DOANH .20

1.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh.20

1.2.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh

dịch vụ của Hợp tác xã.20

1.2.2.1. Tổ chức quản lý, điều hành: .21

1.2.2.2. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: .21

1.2.2.3. Thực hiện các chỉ tiêu xã hội.22

1.2.2.4. Công tác thi đua nhân rộng điển hình.23

1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN HTX NÔNG NGHIỆP MỘT SỐ NƯỚC TRÊN

THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM .23

1.3.1. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp của một số nước trên thế giới .23

1.3.1.1. Tại Ấn Độ .23

1.3.1.2. Tại Nhật Bản.24

1.3.1.3. Tại Thái Lan .25

1.3.1.4. Tại Malaixia.26

1.3.2. Tình hình phát triển HTX nông nghiệp tại Việt Nam .27

1.3.2.1. Làm thí điểm xây dựng HTX ở Miền Bắc 1955-1957 .27

1.3.2.2. Tổ chức HTX bậc thấp 1958-1960.27

1.3.2.3. Tổ chức HTX bậc cao từ 1960-1965 .29

1.3.2.4. Giai đoạn tổ chức lại sản xuất trên miền Bắc 1966-1986.29

1.3.2.5.Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông

nghiệp sau Nghị quyết VI đến trước khi có Luật HTX (1986-1996) .33

1.3.2.6.Từ khi có Luật HTX 1996 đến trước khi có Luật HTX 2003 .36

1.3.2.7. Từ khi có Luật HTX 2003 đến nay .37

Chương 2.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CÁC HỢP

TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KHU VỰC MIỀN TÂY.39

HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ.39

2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực miền Tây huyện Vĩnh

Linh, tỉnh Quảng Trị .39

2.1.1. Điều kiện tự nhiên .39

2.1.1.1.Về vị trí trí địa lý: .39

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾix

2.1.1.2. Về địa hình.39

2.1.1.3. Về khí hậu và thời tiết .39

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên .40

2.1.2.1 Tài nguyên đất .40

2.1.2.2. Tài nguyên nước .42

2.1.2.3 Tài nguyên khoáng sản.43

2.1.2.4. Tài nguyên rừng.43

2.2 .ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KHU VỰC.43

2.2.1. Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng

hóa, giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích ngày càng tăng cao; bộ mặt nông thôn có

nhiều khởi sắc.43

2.2.2. Ngành công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá, nhiều công trình lớn

hoàn thành được đưa vào sử dụng.44

2.2.3. Thương mại - dịch vụ ngày càng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng

lớn trong cơ cấu kinh tế.45

2.2.4. Thu Ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt khá, hoạt động ngân hàng và

các quỹ tín dụng cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.45

2.2.5. Các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp tiếp tục phát triển. 46

2.3. Tình hình dân số và lao động khu vực miền Tây huyện Vĩnh Linh .46

2.4. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC MIỀN TÂY HUYỆN VĨNH LINH.47

2.4.1. Điểm mạnh.47

2.4.2. Điểm yếu.48

2.4.3. Cơ hội .48

2.4.4. Thách thức .49

2.5. Thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp khu vực miền Tây huyện

Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị .49

2.5.1. HTX ở khu vực miền Tây sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ

Chính trị (1988-1998) .49

2.5.1.1.Tình hình chung toàn huyện .49

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾx

2.5.1.2. Khu vực miền Tây .50

2.5.2. HTX ở miền Tây huyện Vĩnh Linh trong 5 năm thực hiện chuyển đổi(1997-2001).51

2.5.2.1. Tổ chức học tập chỉ thị 68 của BCH Trung ương và Luật HTX1996.51

2.5.2.2. Kết quả và hạn chế sau chuyển đổi: .55

2.5.2.3. Tồn tại.57

2.5.2.4. Những vấn đề mới nảy sinh sau chuyển đổi.58

2.5.3. Tình hình kinh tế HTX nông nghiệp ở miền Tây huyện Vĩnh Linh từ

năm 2002-2006.58

2.6. THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÁC HTXNN KHU VỰC MIỀN TÂY

HUYỆN VĨNH LINH GIAI ĐOẠN 2007-2011.61

2.6.1. Đặc điểm của các HTXNN khu vực miền Tây.61

2.6.2. Tổ chức hoạt động dịch vụ của các HTX NN khu vực miền Tây .70

2.6.2.1 Dịch vụ bảo vệ thực vật.73

2.6.2.2. Dịch vụ tưới tiêu và thủy lợi nội đồng .77

2.6.2.3. Dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón .81

2.6.2.4. Dịch vụ thú y .84

2.6.2.5. Dịch vụ bảo vệ hoa lợi xã viên .84

2.6.2.6. Hoạt động dịch vụ xây dựng khung lịch thời vụ .86

2.6.3. Đánh giá của của xã viên về chất lượng dịch vụ của các HTXNN khu

vực miền Tây.86

2.6.4. Đánh giá của xã viên về sự cần thiết của HTX đối với hoạt động sản

xuất của nông hộ .90

2.6.5. Tinh thần hợp tác của xã viên đối với hoạt động của các HTXNN.91

2.6.6. Đánh giá hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của các HTXNN

khu vực miền Tây huyện Vĩnh Linh thông qua một số chỉ tiêu khác .91

2.7. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX nôngnghiệp.95

2.7.1. Những kết quả đạt được.95

2.7.2. Những tồn tại, khó khăn .96

2.7.2.1. Nhận thức của người nông dân.96

2.7.2.2. Trình độ của cán bộ quản lý Hợp tác xã.96

2.7.2.3. Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX .97

2.7.2.4. Công tác quản lý và giúp đỡ của Nhà nước đối với kinh tế HTX.97

Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA

CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP KHU VỰC .98

MIỀN TÂY HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ .98

3.1. CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG HƯỚNG CỦNG CỐ, ĐỔI MỚI, NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC HỢP TÁC XÃ THUỘC DIỆN YẾU KÉM KÉO

DÀI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP .98

3.1.1. Mục tiêu:.98

3.1.2. Nội dung củng cố, kiện toàn HTX yếu kém kéo dài .99

3.1.3. Về quan hệ phân phối .100

3.1.4.Về quy mô HTX .100

3.1.5. Các bước tiến hành củng cố HTX yếu kém kéo dài .100

3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

DỊCH VỤ CỦA CÁC HTX KHU VỰC MIỀN TÂY HUYỆN VĨNH LINH.102

3.2.1. Giải pháp chung.102

3.2.2.Giải pháp cụ thể.104

3.2.2.1. Giải pháp về nguồn vốn.104

3.2.2.2.Giải pháp về đào tạo cán bộ HTX .105

3.2.2.3. Giải pháp quản lý HTX .105

3.2.2.4. Giải pháp về sự phối hợp hoạt động giữa các HTXNN trong khuvực.106

3.2.2.5. Củng cố các hoạt động dịch vụ kinh doanh hiện tại.107

3.2.2.6. Mở rộng, bổ sung thêm ngành nghề hoạt động kinh doanh .109

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.111

1. Kết luận .111

2. Kiến nghị.113

TÀI LIỆU THAM KHẢO.115

PHỤ LỤC.117

PHỤ LỤC 1.118

PHỤ LỤC 2.120

PHỤ LỤC 3.122

PHỤ LỤC 4.125

PHỤ LỤC 5.126

PHỤ LỤC 6.129

Bản nhận xét của Ủy viên phản biện luận văn

pdf145 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 796 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp khu vực miền tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thể chế kinh tế thị trường ở nước ta đang vận hành có hiệu quả; các cơ chế, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 chính sách vĩ mô của Chính phủ ngày càng hoàn thiện, thông thoáng tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển, huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư. Các chính sách đã phát huy tác dụng tích cực trong quá trình cải cách hành chính nhất là về thủ tục và bộ máy hành chính, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển. 2.4.4. Thách thức Sự tác động mạnh mẽ của việc biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến huyện có đặc thù sản xuất nông nghiệp như Vĩnh Linh. Tình hình thế giới còn tiềm ẩn những nguy cơ đe dọa đến kinh tế, quốc phòng an ninh của Việt Nam; việc tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với thế giới và khu vực, tạo ra những cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn nhưng cũng phát sinh thêm nhiều thách thức đối với họ. Trong điều kiện bội chi ngân sách đang gia tăng, dư nợ nước ngoài đang hướng tới mất an toàn, báo động đỏ. Chính phủ sẽ áp dụng các giải pháp vĩ mô để thắt chặt chi tiêu công, tăng hiệu quả đầu tư công. Điều này cũng tác động đến việc lựa chọn các công trình XDCB có đầu tư công lớn của các địa phương và các công trình đòi hỏi vay vốn lớn từ quốc tế. Tính riêng khu vực miền Tây huyện Vĩnh Linh, từ năm 2007 đến 2011, có 7 doanh nghiệp mới được thành lập nhưng đã có tới 11 doanh nghiệp trên địa bàn tuyên bố giải thể hoặc ngừng hoạt động, chủ yếu là trong trong lĩnh vực xây dựng. 2.5. Thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp khu vực miền Tây huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 2.5.1. HTX ở khu vực miền Tây sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (1988-1998) 2.5.1.1.Tình hình chung toàn huyện Thực hiện Nghị quyết 10 tháng 4 năm 1988 của Bộ Chính trị, UBND huyện Vĩnh Linh đã chủ trương tiếp tục củng cố HTX, đến năm 1989, tổng số HTX trong toàn huyện là 60 HTX nông-ngư nghiệp, không có HTX nào giải thể. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 HTX đã được củng cố trên cơ sở phát triển kinh tế theo hướng hạch toán kinh doanh và dịch vụ có lãi, lấy hộ gia đình xã viên làm đơn vị kinh tế tự chủ, giao ruộng, giao đất và tư liệu sản xuất(TLSX) khác đến người lao động. Tổ chức lại và đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 10(1988- 1997), huyện Vĩnh Linh đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Hộ nông dân đã thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Dưới sự quản lý của Nhà nước và sự giúp đỡ của HTX, hộ nông dân được giao quyền sử dụng đất, sức kéo và TLSX, bảo đảm sức sản xuất cho phát triển. Đến năm 1997, các HTX đã giao khoán việc sử dụng đất (kể cả vườn và cây lâu năm), TLSX đến tận hộ xã viên. Người nông dân đã thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình, yên tâm đầu tư cho sản xuất. Việc giao ruộng, chuyển nhượng trâu bò (sức kéo) cho xã viên trên cơ sở tự nguyện đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhiều vườn tiêu, vườn cây, thửa ruộng lâu nay trong cơ chế khoán cũ bị xuống cấp, trở thành vườn hoang, ruộng bạc màu thì nay nhanh chóng trở lại xanh tươi, màu mỡ. Nhờ giao đất, xã viên thực sự quan tâm trở lại ruộng đất, đất đai được cày bừa kỹ, đủ nước, bờ sạch, đầu tư thâm canh cao, đem lại năng suất tăng gấp bội. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 10, diện tích gieo trồng từ 11.688 ha(năm 1989) đã tăng lên 11.781ha (1990-1991). Năm 1996, diện tích gieo trồng đạt 12.314 ha, đến năm 1997 đạt 13.000 ha. Nhờ vậy, sản lượng lương thực cũng được tăng lên: Giai đoạn 1991-1995, bình quân lương thực đầu người đạt 269 kg/người, năm 1996-1997 đạt 300kg/người. Sau nghị quyết 10, cơ cấu cây trồng của khu vực cũng như toàn huyện Vĩnh Linh đã chuyển biến rõ rệt theo hướng đa cây đa con, đặc biệt mở mang mạnh diện tích cây công nghiệp cao su. Đàn gia súc phát triển khá về số lượng và chất lượng theo hướng nạc hóa. 2.5.1.2. Khu vực miền Tây Ngoài những điểm chung của huyện, các HTXNN ở miền Tây Vĩnh Linh đã có những bước đi riêng, mà kết quả của nó mang lại những thay đổi đáng kể đối với đời sống của người nông dân lúc bấy giờ và thời gian sau này. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Trong thời kỳ này, nhiều hộ xã viên ở các xã thuộc khu vực miền Tây huyện Vĩnh Linh là xã Vĩnh Sơn , Vĩnh Lâm, Vĩnh Long, Vĩnh Thủy đã mạnh dạn nhận từ 3 đến 3,5 ha ruộng và lúa và đất rừng, đầu tư và phát triển thêm các ngành nghề khác, kết quả thu nhập hàng năm khá cao, có hộ thu từ 35-40 triệu đồng/năm, nhiều hộ gia đình đã táo bạo đến những vùng đất hoang hóa để khai hoang lập nghiệp, có hộ nhận hàng chục ha đất rừng để trồng cao su, tràm hoa vàng, trồng cây ăn quả và trồng thêm lúa màu và các loại cây lương thực thực phẩm khác có hiệu quả kinh tế cao. Nhờ mạnh dạn đi đầu trong việc phát triển trồng cây cao su ngay từ những năm 1996-1997 mà nay khu vực miền Tây huyện Vĩnh Linh đang là khu vực có trữ sản lượng mủ cao su cao nhất trong toàn huyện, một sản phẩm được coi là ”vàng trắng”, góp phần rất lớn trong việc nâng cao mức sống cho người dân nông thôn nơi đây. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng cao của xã viên nên các HTX của khu vực đã mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, cách thức hoạt động của các HTXNN lúc bấy giờ có sự linh hoạt hơn hẳn các khu vực khác trong huyện. Các HTX đã chủ động tìm kiếm các nguồn cung ứng vật tư phân bón có giá thành thấp, chất lượng đảm bảo để cung cấp cho hộ xã viên. Thời gian này, một số HTX ở miền Tây cũng đã đứng ra làm trung gian cung ứng giống cây cao su cho nông hộ. Phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện Vĩnh Linh và trung tâm dạy nghề tổng hợp để hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, tạo được niềm tin của bà con nông dân. 2.5.2. HTX ở miền Tây huyện Vĩnh Linh trong 5 năm thực hiện chuyển đổi (1997-2001) 2.5.2.1. Tổ chức học tập chỉ thị 68 của BCH Trung ương và Luật HTX 1996 Tiếp thu tinh thần Chỉ thị số 68/CT-TW và Luật HTX 1996, tháng 4 năm 1997, UBND huyện Vĩnh Linh đã ra quyết định thành lập ban chuyển đổi HTX do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban và 11 thành viên khác trong ban chỉ đạo là các đồng chí phụ trách đầu ngành trong các cơ quan của huyện. Các ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn, ban trù bị cũng được thành lập; trưởng ban chỉ đạo cơ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 sở là đồng chí Bí thư hoặc Chủ tịch xã làm trưởng ban, trưởng ban trù bị chuyển đổi là các đồng chí chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát hoặc bí thư chi bộ. Tham gia trong ban chỉ đạo của xã đều có các thành viên trong ban chỉ đạo của huyện. Đến ngày 30/9/1997 toàn huyện đa có 62/62 HTX tổ chức học tập chỉ thị 68 và một số Nghị định của Nhà nước ban hành liên quan đến HTX. Huyện ủy đã ra Chỉ thị 64/CT-HU ngày 30 tháng 6 năm 1997 về việc chỉ đạo học tập Chỉ thị 68 và Luật HTX. Qua học tập và tiếp thu các văn bản, đại đa số các cơ sở tổ chức học tập tốt cho nông dân, học tập quán triệt trước trong cán bộ, Đảng viên sau đó triển khai ra rộng rãi. Việc tổ chức tuyên truyền Luật được triển khai chu đáo, bình quân số hộ tham gia từ 80-90%. Với đặc thù là huyện có mô hình kinh tế HTX tồn tại trên 40 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, HTX vẫn là chỗ dựa đáng tin cậy, gắn bó mật thiết với nhân dân. Vì vậy, khi có chủ trương đổi mới HTX, nhân dân nhất trí cao về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Chỉ sau một năm từ tháng 5 năm 1997 đến tháng 5 năm 1998, toàn huyện đã cơ bản tiến hành xong thủ tục chuyển đổi HTXNN và HTX ngư nghiệp (56/60 HTX đạt 91%; 1 Quỹ tín dụng nhân dân, 2 HTX vận tải và xây dựng, 1 HTX khai thác cát sạn). Trong đó, khu vực miền Tây huyện Vĩnh Linh giai đoạn này có 19/21 HTX tiến hành xong thủ tục chuyển đổi. Tuy nhiên, quá trình triển khai có một số đơn vị có số lượng xã viên tham gia ít do công tác vận động, tuyên truyền còn yếu nên phải triển khai học tập lại như: HTX Tiên An (Vĩnh Sơn), HTX Đặng Xá (Vĩnh Lâm)... Huyện cũng đã tiến hành khảo sát đánh giá tình hình vốn và nguồn vốn của HTX trong toàn huyện. Riêng 21 HTX khu vực miền Tây lúc bấy giờ số nợ phải thu đã lên tới 3.111 triệu đồng, chiếm đến 35% số nợ phải thu của các HTX toàn huyện, (Số nợ phải thu của 60 HTX toàn huyện là 8.896 triệu đồng), bình quân 1HTX là 148 triệu đồng, trong đó HTX có số nợ phải thu cao nhất là 300 triệu đồng, thấp nhất là 5 triệu đồng; Số tiền xã viên nợ ruộng khoán là 1.344 triệu đồng(bình quân 64triệu đồng/HTX), nợ thuế 185 triệu đồng, nợ vay làm điện 991 triệu đồng (bình quân 47,19 triệu đồng/HTX). Các khoản nợ khác như thủy lợi phí, nợ giống, Số nợ phải trả của các HTX toàn khu vực miền Tây là 3.777 triệu đồng, tập ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 trung chủ yếu các khoản nợ mua vật tư, phân bón để phục vụ cho vụ Đông Xuân năm 1993-1994. Nợ vay để xây dựng công trình điện là 983 triệu đồng, nợ thuế 141,75 triệu đồng, thủy lợi phí 173,25 triệu đồng. Đây là khâu khó khăn lớn nhất đối với các HTX miền Tây nói riêng, toàn Vĩnh Linh nói chung, vì vậy, qua chuyển đổi đã được phân định rõ chủ nợ, nguồn gốc nợ được ban trù bị các HTX là rõ sau khi kiểm kê đánh giá và phân loại nguồn gốc vốn và tài sản, các ban trù bị đã thành lập ban định giá tài sản và thu nợ. Biện pháp thu nợ được tiến hành vừa kiên quyết nhưng cũng rất mềm dẻo, các biện pháp chung là: xóa nợ đối với những hộ gia đình thuộc diện chết, không có khả năng trả, gia đình chính sách; Khoanh nợ do thiên tai, kiên quyết thu hồi và có biện pháp cho vay tiếp có thời hạn và tính lãi từ 0,4– 0,8%/tháng. Đối với những đối tượng cho vay cố tình dây dưa nợ đã có biện pháp buộc họ cam kết trả nợ. Về tài sản: Vào thời điểm kiểm kê giữa và đầu năm 1998, tài sản chủ yếu của HTX gồm: Nhà kho, đường điện, giao thông, thủy lợi, hội trường, nhà trẻ, nhà mẫu giáo,giá trị tài sản này có HTX lên đến 1 tỷ đồng. Sau kiểm kê, phần lớn HTX chỉ giữ lại trụ sở, nhà kho, công trình thủy lợi, vườn cây, ao cá, còn các công trình khác được bàn giao cho chính quyền xã quản lý. Đây là một bước thay đổi lớn về chính sách quản lý mới của HTX kiểu mới. tuy vậy, vẫn còn một số HTX chưa chuyển giao được cho chính quyền quản lý. Về ruộng đất: Sau chuyển đổi HTX, cơ bản ruộng đất đã được giao khoán đến tận hộ xã viên, HTX chỉ giữ lại một ít diện tích cây lâu năm chưa đến thời kỳ thu hoạch. Ao cá HTX đã có quá trình kỳ đầu tư cơ bản được giao cho xã viên đấu thầu. Về phương án sản xuất kinh doanh (SXKD) dịch vụ: Đây là một công việc khó khăn, quyết định kết quả của việc đổi mới HTX. Đa số các HTX đều gặp lúng túng trong xây dựng phương án SXKD, dịch vụ, hướng kinh doanh dịch vụ. Những câu hỏi đặt ra là: vốn ở đâu để kinh doanh, hướng kinh doanh dịch vụ gì để vừa đảm bảo phục vụ vừa có lãi? Nên giảm thu đầu sào hay thôi hẳn? Phụ cấp của ban quản lý kinh doanh đã có chưa? năng lực cán bộ có đáp ứng được hay không? Đã có nhiều ban trù bị của các HTX có suy nghĩ tích cực như HTX Phan Hiền,Tiên Mỹ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Phương án SXKD đã được xây dựng với nội dung được chỉ đạo chung trong toàn huyện, cụ thể như sau: + Phương hướng sản xuất chủ yếu là các định hướng về sản xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất và sản lượng. + Phần kinh doanh dịch vụ: Đây là hoạt động cơ bản của HTX kiểu mới gồm các dịch vụ trong đó, dịch vụ bắt buộc: Hướng dẫn thời vụ, giống, phòng trừ sâu bệnh, tiêm phòng gia súc, thủy lợi, chuyển giao kỹ thuật. Dịch vụ này hầu như không có lãi, lý do là vì nhiều HTX còn thu một số ít sản lượng đầu sào do xã viên đóng góp. Tuy nhiên, thu đóng góp đầu sào chỉ bằng ½ hoặc 1/3 sản lượng so với trước chuyển đổi. Xã viên hiểu chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về HTX nên tự nguyện góp vốn, góp sức, tài sản tạo điều kiện cho HTX hoạt động kinh doanh hỗ trợ cho kinh tế hộ phát triển. Kết quả thống kê số xã viên góp vốn thấp nhất là 50.000đồng/xã viên, cao nhất là 200.000đồng/xã viên. Số tiền huy động xã viên góp vốn vào HTX mới là 2,2 tỉ đồng. Số vốn này tuy chưa lớn nhưng cho thấy đây là bước thành công ban đầu của công tác chuyển đổi HTX. Về phương pháp xác định xã viên mới: các HTX đã tổ chức cho xã viên làm đơn xin vào HTX mới, thông qua đại hội xã viên để công nhận xã viên thay cho việc kết nạp do số lượng xã viên đông. Xây dựng điều lệ HTX và xác định vốn cổ phần: Điều lệ HTX được xây dựng trên cơ sở điều lệ mẫu, có vận dụng cụ thể tùy đặc điểm của từng HTX. Quá trình xây dựng HTx có những ý kiến về tên HTX, qua tổng hợp thì các HTX lúc này có 4 tên chủ yếu: HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX dịch vụ tổng hợp nông nghiệp, HTX dịch vụ nông nghiệp-ngư nghiệp, HTX thủy sản. Riêng các quỹ tín dụng vẫn lấy tên như cũ. Vốn cổ phần: được xác định bằng vốn cũ còn lại của HTX, cộng với số vốn xã viên góp thêm. Bộ máy quản lý HTX: Từ tính chất và nhiệm vụ của HTX kiểu mới, Ban quản trị và ban kiểm soát HTX cũng được tinh giảm gọn nhẹ và có chất lượng hơn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 trước. Những HTX lớn chỉ có 6 cán bộ, HTX ít chỉ có 3 cán bộ, bình quân đã giảm đi được 40% số lượng cán bộ quản lý. Vấn đề đổi mới ở đây là việc bầu trực tiếp các chức danh, bỏ phiếu kín, đảm bảo đúng nguyên tắc dân chủ. Hầu hết chủ nhiệm các HTX đã có kinh nghiệm hoặc đã được qua đào tạo từ sơ cấp trở lên. Bộ máy ban quản lý HTX chủ yếu là: 1 Chủ nhiệm phụ trách chung, 1 phó chủ nhiệm phụ trách chăn nuôi, trồng trọt, thủy nông,(Có HTX quy mô nhỏ nên chỉ có một chủ nhiệm); Bộ phận chuyên môn giúp việc gồm có 1 kế toán, 1 cán bộ phụ trách kho đồng thời là thủ quỹ. 2.5.2.2. Kết quả và hạn chế sau chuyển đổi: Kết quả: Sau chuyển đổi, các HTX đã tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm số lượng và tăng chất lượng, phù hợp với yêu cầu khách quan hiện tại của hoạt động SXKD, từng bước xóa bỏ bao cấp, lấy nguồn thu kinh doanh dịch vụ để trả lương. Giảm thu trên đầu sào từ 25-45% như các HTX Thủy Ba Đông, xã Vĩnh Thủy (từ 3 dịch vụ hướng dẫn quy trình sản xuất lịch thời vụ, thủy nông và bảo vệ thực vật, trước đây thu 10kg/sào nay chỉ thu 3,5kg/sào, giảm 65%). Các HTX từng bước đi vào hoạt động, mô hình sản xuất kiểu mới thực sự là chỗ dựa tin cậy của nông dân trong việc hoạch định các mục tiêu của sản xuất. Hộ xã viên căn cứ định hướng của HTX, họ đã chủ động bố trí sản xuất kinh doanh, tự do lao động, mua vật tư, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm. Quan hệ xã viên với HTX bình đẳng thông qua các hợp đồng và dịch vụ với HTX. HTX đã tuyên truyền tốt công tác khuyến nông, nơi cung cấp thông tin về mùa vụ, sâu bệnh và lịch gieo trồng. Hầu hết các HTX nông nghiệp đã trở thành cơ sở dịch vụ, nơi cung cấp vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng cho xã viên. Vụ hè thu năm 1998 bị mất mùa nặng nhưng HTX đã đứng ra gánh vác một phần các chi phí bỏ ra cho xã viên, nhờ vậy đã ngăn chặn được tình trạng vay nặng lãi và bán lúa non. Riêng HTX Sa Trung (xã Vĩnh Long) vụ hè thu năm 1998 mặc dầu bị hạn nặng nhưng HTX đã chủ động thuê máy bơm, sử dụng nguồn nước sông Sa Lung, bảo đảm tưới cho 95ha lúa hè thu , đạt năng suất bình quân 30 tạ/ha cho sản lượng gần 300 tấn và HTX đã cung ứng được 17 tấn lúa giống, 32 tấn đạm 172 tấn lân và hàng trăm chai thuốc trừ sâu. Ngoài sản xuất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 kinh doanh, HTX Sa Trung(xã Vĩnh Long) còn dành được một phần vốn để xây dựng đường giao thông, quản lý điện, tham gia các công việc xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chăm lo phúc lợi, Xã viên đã có ý thức chăm lo đến các hoạt động của HTX bằng việc tăng cường giám sát về giá cả chi tiêu trên cơ sở phương án kinh doanh được HTX xây dựng từ đầu năm. Hoạt động về tài chính đã được các HTX thực sự quan tâm hạch toán từng hoạt động cụ thể. Bộ máy kế toán HTX đã được tập huấn chuyển đổi kế toán mới, trong năm 1998, đã đào tạo thêm được 4 kế toán có trình độ sơ cấp tại trường trung học nông nghiệp Quảng Trị. Nhiều HTX của miền Tây trong năm 1998 kinh doanh đã có lãi và thu hồi giảm bớt được công nợ khê đọng trước chuyển đổi như; HTX Sa Trung lãi 100 triệu đồng, HTX Thủy Ba Hạ (xã VĨnh Thủy) lãi 40 triệu đồng; HTX Thủy Ba Tây lãi 35 triệu đồng, HTX Tiên Mỹ (xã Vĩnh Lâm) lãi 57 triệu đồng, HTX Đức Xá (xã Vĩnh Lâm) lãi 26 triệu đồng, HTX Thủy Ba Đông (xã Vĩnh Thủy) và một số HTX khác có mức lãi trên chục triệu đồng. Việc chuyển đổi HTX đã giúp HTX xác định chính xác tài sản, công nợ, phương án xử lý công nợ. Sau chuyển đổi, đã có chủ trương huy động thêm được 6.392 triệu đồng, bình quân 100 triệu đồng/HTX. Theo tiêu chí phân loại HTX của Sở nông nghiệp thì có 1/21 HTX nông ngư nghiệp đoạt loại giỏi, 5 HTX đạt loại khá, còn lại là HTX trung bình và yếu kém. Đạt được những kết quả trên là do những nguyên nhân sau: Một là: Được sự quan tâm giúp đỡ của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh quảng Trị, Hội đồng liên minh các HTX và các ngành cấp tỉnh, sự chỉ đạo chặt chẽ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Vĩnh Linh, sự quan tâm đúng mức của chính quyền các cấp trong công tác truyền thông, tuyên truyền về Luật HTX và các vấn đề liên quan được tiến hành liên tục trước và sau thực hiện chuyển đổi. Hai là: Việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Luật HTX đầy đủ đại diện là thủ trưởng hoặc phó các ban ngành đã giúp cho việc chỉ đạo, xử lý những khó khăn vướng mắc trước mắt, trong và sau chuyển đổi HTX. Ban chuyển đổi hoạt động tích ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 cực, kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm, nêu lên một số mặt được và chưa được, từ đó giúp cho cấp ủy và UBND các cấp có biện pháp sát đúng để chỉ đạo. Ba là: Coi trọng việc tổ chức đại hội xã viên. Bằng việc phát huy dân chủ, thảo luận xây dựng phương án chuyển đổi, phương án SXKD sau chuyển đổi của HTX, xây dựng điều lệ và nội quy HTX, đặc biệt là xây dựng được phương án xử lý công nợ có tình có lý. Một trong những vấn đề lớn và khó khăn là đánh giá tài sản, vốn quỹ thực tế còn lại, song được bàn bạc kỹ và dân chủ nên xã viên thống nhất cao. Bốn là: Sau chuyển đổi, một số HTX đã bắt kịp nhu cầu của hộ xã viên, làm tốt vai trò cung cấp các dịch vụ, đảm bảo kịp thời vụ, là chỗ dựa đáng tin cậy cho bà con nông dân. 2.5.2.3. Tồn tại Thứ nhất: Đội ngũ có năng lực trong điều hành quản lý hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường còn ít. Số đông cán bộ HTX mới có trình độ văn hóa cấp 2, am hiểu về quản lý và tài chính quá yếu, theo số liệu tổng hợp của các HTX thì giai đoạn này các HTX trong khu vực chưa có chủ nhiệm có trình độ Đại học, chỉ có 10/21 chủ nhiệm có trình độ trung cấp và sơ cấp, còn lại là chưa qua đào tạo và văn hóa còn thấp, đặc biệt, hàng ngũ Ban kiểm soát chưa qua đào tạo cơ bản, chỉ có kinh nghiệm trong thực tế để làm việc. Thứ hai: Vốn cho kinh doanh dịch vụ hầu hết của các HTX đều ít và thiếu, đa số các HTX có vốn tự có từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng nhưng tập trung chủ yếu vào vốn tài sản cố định, không dùng cho mục đích kinh doanh mà chủ yếu dùng để xây dựng hội trường, đường giao thông, nhà trẻVốn lưu động của HTX chỉ chiếm từ 7-25% nhưng chủ yếu đang nằm trong khoản phải thu chưa thu hồi được. Thứ ba: hệ thống các chính sách của Nhà nước đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp nói chung và HTX kiểu mới nói riêng là chưa đáp ứng so với việc phát triển, còn thiếu đồng bộ và nhất quán như: Chính sách giá cả, chính sách xuất nhập khẩu sản phẩm vật tư hàng hóa nông sản, chính sách cho vay vốn đối với HTX kiểu mới còn hạn hẹp. Vốn cho vay của Nhà nước không thiếu nhưng chính sách cho vay và mức lãi suất còn chưa thỏa đáng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 2.5.2.4. Những vấn đề mới nảy sinh sau chuyển đổi Cũng như các HTX khác ở Vĩnh Linh, sau chuyển đổi, hoạt động của các HTX khu vực miền Tây tỏ ra hạn chế và bất cập đó là: Tiềm năng về đất đai, nguồn lực lao động, vốn và những kinh nghiệm về tổ chức quản lý SXKD trong khoán 10 chưa được các HTX khai thác và phát huy vốn có này. Để điều hành được mọi mặt SXKD của HXT trong tình hình mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý của các HTX phải có chất lượng cao về mọi mặt: Chính trị, kiến thức điều hành SXKD, vận dụng một cách sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể của đơn vị mình, biết năng động sáng tạo để tận dụng tài nguyên và nguồn lực sẵn có tại cơ sở. Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ quản lý HTX còn chưa thỏa đáng (đại bộ phận các HTX hoạt động yếu và trung bình cán bộ chỉ được hưởng mức phụ cấp bình quân 50.000đồng/người/tháng). Vì thế, số đông cán bộ này thiếu yên tâm công tác, chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. Còn đối với HTX khá và giỏi thì mức thù lao bị khống chế là 180.000đồng/người/tháng cho chủ nhiệm, còn các thành viên khác thì thấp hơn. Như vậy, chưa động viên và phát huy được vai trò của người quản lý giỏi trong cơ chế quản lý mới này. Thực trạng cho thấy, không riêng gì các HTX khu vực miền Tây mà hầu hết các HTX ở huyện Vĩnh Linh lúc bấy giờ đều thiếu vốn để sản xuất kinh doanh và dịch vụ, bên cạnh đó còn vướng mắc thị trường tiêu thụ, nói cách khác là thị trường đầu ra cho nông sản còn khó khăn. Việc này ảnh hưởng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mở rộng ngành nghề hoạt động. 2.5.3. Tình hình kinh tế HTX nông nghiệp ở miền Tây huyện Vĩnh Linh từ năm 2002-2006 Đến 2006, toàn huyện có 52 HTX nông nghiệp chuyển đổi và chia tách. Riêng khu vực miền Tây có 22 HTX. Bộ máy của các HTX cơ bản được tinh giảm số lượng và tăng chất lượng, phù hợp với công việc cụ thể và hoạt động SXKD, lương của cán bộ quản lý được trích từ kinh doanh dịch vụ để trả. Bỏ thu trên đầu sào để trả phụ cấp, hộ xã viên căn cứ định hướng của HTX để chủ động bố trí sản xuất kinh doanh, tự lao động, mua vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Quan hệ xã viên với HTX bình đẳng thông qua các hợp đồng và dịch vụ với HTX. ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 59 Kế toán HTX hàng năm được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ và tiếp thu các văn bản hướng dẫn mới. Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng cho 22 kế toán HTX nông nghiệp vào cuối năm 2004. Các chức danh Chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát hàng năm đã được bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản và tổ chức tham quan học tập mô hình ở các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Kết quả là đã Thể hiện được vai trò của HTX đối với xã viên và cộng đồng: Sau chuyển đổi, tổng số xã viên tham gia HTX nông nghiệp trong toàn huyện là: 18.482 xã viên, chiếm 75% so với số lượng xã viên cũ. Đến 2006, tổng số xã viên đã lên đến 18.556 xã viên, chiếm 78% số lượng xã viên cũ. Riêng khu vực miền Tây sau chuyển đổi có 7.815 xã viên. Chiếm 42,11% xã viên toàn huyện. Khác với các mô hình kinh tế, HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện nói chung và khu vực miền Tây nói riêng, ngoài nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp các dịch vụ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp đỡ bà con nông dân phát triển kinh tế hộ gia đình, vừa làm nhiệm vụ xã hội giúp cộng đồng dân cư về một số nhiệm vụ quan trọng như: - Tham gia xây dựng thôn xóm, làng bản văn hóa; - Tham gia đóng góp xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, bê tông hóa kênh mương, giao thông nội đồng, giao thông liên thôn liên xã. - Là hạt nhân trong các phong trào khuyến học, khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo, góp phần vào công cuộc sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. - Là nòng cốt trong các phong trào, các chi hội hoạt động như: hội nông dân, hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ, hội Khuyến học Vốn cố định: Tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh Số liệu tổng hợp điều tra 22 HTX có tài sản cố định là 13.182 triệu đồng, bình quân là 599 triệu/HTX (toàn huyện là 21.175 triệu đồng, bình quân 529 triệu/HTX). Nhiều HTX chuyển đổi đã huy động vốn và sức lao động xã viên, kết hợp với sự hỗ trợ của HTX để tu bổ, nâng cấp và xây dựng một số cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và công trình phúc lợi. Qua 4 năm 2001-2004, cả khu vực đã xây ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 dựng trên 17 km kênh mương (gồm cả kênh mương bê tông và kênh mương đất) từ nguồn vốn huy động trong nhân dân. Một số HTX trước đây chưa có trụ sở làm việc hoặc trụ sở bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng sau 4 năm, trích từ nguồn lãi kinh doanh và xã viên góp đã xây dựng được trụ sở mới và tu sửa nâng cấp, xây dựng mới trị giá trên 200 triệu đồng như HTX Thủy Ba Hạ (xã Vĩnh Thủy), HTX Sa Trung (Sa Trung). Giao thông nội đồng của các HTX hàng năm được tu sửa và cũng cố nhờ sự hỗ trợ của HTX và sức lao động của xã viên. Vốn lưu động: Theo số liệu điều tra 22 HTX, tổng số vốn lưu động là 7.405 triệu đồng, bình quân 336,59 triệu/HTX (tổng số vốn lưu động của các HTX trong toàn huyện là 13.342 triệu đồng, bình quân 335,7 triệu đồng/HTX). Trong đó vốn tự có chiếm 80%, còn lại là nguồn vốn vay. Đối những HTX khá, giỏi, hằng năm thực hiện phân phối lãi theo tỉ lệ đóng cổ phần của xã viên. Xã viên đã có ý thức chăm lo đến các hoạt động của HTX bằng cách tăng cường giám sát về giá cả chi tiêu, trên cơ sở từ đề án kinh doanh được xây dựng từ đầu năm. Đa số các HTX đã tập hợp được doanh thu để rút lãi. Doanh thu năm 2006 của các HTX trong khu vưc là 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_dich_vu_cua_cac_hop_tac_xa_nong_nghiep_khu_vuc_mien_tay_huyen_vinh_linh.pdf
Tài liệu liên quan