Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. iv

MỤC LỤC. vi

DANH MỤC CÁC BẢNG. ix

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ . xi

PHẦN I: MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2

4. Phương pháp nghiên cứu . 2

5. Hạn chế của đề tài nghiên cứu . 4

6. Kết cấu luận văn . 4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA. 5

1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DNNVV. 5

1.1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp . 5

1.1.2 Khái quát về DNNVV. 9

1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA DNNVV . 14

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh. 14

1.2.2 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh . 17

1.2.3 Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. 20

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh . 22

1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA DNNVV. 26

1.3.1 Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam . 26

1.3.2 Kinh nghiệm trong nước và bài học cho thành phố Đông Hà . 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 35

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN

TP. ĐÔNG HÀ . 35

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TP. ĐÔNG HÀ: . 35

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên. 35

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. 38

2.1.3 Đánh giá chung. 42

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA

BÀN HÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 . 44

2.2.1 Số lượng và cơ cấu DNNVV trên địa bàn thành phố Đông Hà . 44

2.2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV . 46

2.2.3 Đánh giá chung về năng lực sản xuất kinh doanh của các DNNVV . 53

2.3 KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

DNNVV Ở TP. ĐÔNG HÀ . 54

2.3.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV . 54

2.3.2 Tình hình lỗ lãi của các DNNVV . 57

2.3.3 Thu nhập của người lao động trong các DNNVV. 58

2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của cácDNNVV . 59

2.3.5 Nộp ngân sách . 65

DNNVV phân theo LVKD giai đoạn 2009 -2013. 65

2.3.6 Đánh giá của các DNNVV về môi trường kinh doanh. 66

2.4 NHỮNG HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ. 70

2.4.1 Về mặt kinh tế . 70

2.4.2 Về mặt xã hội . 71

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾviii

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN . 72

TP. ĐÔNG HÀ ĐẾN NĂM 2020. 72

3.1 BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV. 72

3.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế: . 72

3.1.2 Định hướng:. 73

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ. . 75

3.2.1 Giải pháp từ phía chính quyền nhà nước các cấp: . 75

3.2.2 Giải pháp từ chính các DNNVV: . 81

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 87

PHỤ LỤC. 89

pdf106 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó hiệu quả, hợp lý. Triển khai xúc tiến đúng trọng tâm, sát nhu cầu thực tế. Thứ sáu, xây dựng và kiện toàn các chính sách cũng như trung tâm hỗ trợ phát triển DNNVV. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÔNG HÀ 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TP. ĐÔNG HÀ: 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Đông Hà là tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, nằm ở tọa độ 16 007’53’’ - 16 052’22’’ vĩ độ Bắc, 107 004’24’’ - 107 007’24’’ kinh độ Đông: - Phía Bắc giáp huyện Gio Linh và Cam Lộ, - Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, - Phía Đông giáp huyện Gio Linh và Triệu Phong, - Phía Tây giáp huyện Cam Lộ. Năm 2013, tổng diện tích tự nhiên là 72,96 km2, chiếm 1,54% diện tích đất toàn tỉnh và chia thành 9 phường, gồm: Phường 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và Đông Lễ. Dân số có 86.399 người, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 1.184 người/km2. 2.1.1.2 Địa hình Địa hình thành phố Đông Hà gồm 2 dạng cơ bản: - Địa hình gò đồi ở phía Tây và Tây Nam, chiếm 43,7% diện tích tự nhiên, cao 10 mét so với mặt nước biển, nghiêng dần về phía Đông. Mặt đất được phủ trên nền phiến thạch và sa phiến. - Địa hình đồng bằng cao so với mực nước biển 3 mét, chiếm 56,3% diện tích tự nhiên, mặt đất được phủ lớp phù sa, có nhiều nơi thấp trũng nên hay bị ngập lụt. 2.1.1.3 Khí hậu Thành phố Đông Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của gió Tây - Tây Nam nên tạo thành một tiểu vùng khí hậu khô, nóng. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa: Tập trung vào tháng 8 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 36 Mùa khô nóng: Kéo dài liên tục từ tháng 4 đến tháng 7. Có những ngày gió Tây-Tây Nam thổi mạnh với sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa hình của phía triền dốc Đông Trường Sơn nên khi gió qua đèo Lao Bảo về Đông Hà tạo thành những cơn bão nhỏ, khô nóng làm thời tiết thêm oi bức. Nhiệt độ: Đông Hà có nền nhiệt độ tương đối cao, trung bình năm 24,40C, nhiệt độ tối cao 420C, thường xảy ra trong tháng 6,7; nhiệt độ tối thấp 110C, thường xảy ra trong khoảng tháng 12, tháng 1. Lượng mưa: Đây là khu vực có lượng mưa tương đối lớn, bình quân năm 2.700 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 9, 10, 11, cao nhất vào tháng 9. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm đạt 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất 94% (tháng 9,11), tháng thấp nhất là 75% (tháng 1 và 2). Nắng: Khu vực Đông Hà có số giờ nắng, tháng mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, số giờ nắng đều lớn hơn 200 giờ, cao nhất là tháng 7, đạt 239 giờ. Gió: Gồm gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Gió mùa Tây Nam hoạt động khá mạnh mẽ từ tháng 4 đến tháng 9. Tốc độ gió trung bình trong các tháng từ 2,5 - 3,5 m/s. Bão: Mùa bão thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung nhất vào các tháng 9 đến 11. 2.1.1.4 Thuỷ văn - Hệ thống sông ngòi của thành phố gồm 3 sông chính: Sông Hiếu: Là hệ thống sông lớn nhất chảy qua phía Bắc thành phố, có chiều dài 70 km, diện tích lưu vực 465 km2, bắt nguồn từ sườn Đông dãy Trường Sơn với độ cao trên 1000m, đoạn đi qua thành phố dài 8 km và rộng trung bình 150 – 200 m. Sông Thạch Hãn dài 145 km, đoạn chảy ven phía Đông thành phố dài 5 km. Sông Vĩnh Phước dài 45 km, chiều rộng trung bình 50-70m, diện tích lưu vực 183 km2; lưu lượng trung bình 9,56m3/s, mùa kiệt 1,79m3/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt chính cho địa bàn thành phố. - Ngoài ra, Đông Hà còn có mạng lưới các hồ đập phân bố khắp trên địa bàn thành phố như hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn, hồ Km 6 v.v. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất: Đông Hà gồm có các loại đất chủ yếu sau: Đất Feralit trên sa phiến chiếm khoảng 3.500 ha, đất phù sa bồi khoảng 500 ha, phù sa không được bồi, đất phù sa glây có diện tích 200 ha, đất cát Năm 2013, diện tích đất tự nhiên thành phố là 7295,87 ha, gồm: Đất nông nghiệp chiếm 54,55%, đất phi nông nghiệp chiếm 34,17%, đất chưa sử dụng 7,83%. - Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào do 3 sông chính cung cấp là sông Hiếu, sông Thạch Hãn và sông Vĩnh Phước và nguồn bổ sung từ lượng mưa bình quân hàng năm 2.700 mm. Nguồn nước ngầm nghèo nhưng có thể khai thác nguồn nước ngầm cách thành phố 12 km về phía Đông Bắc (huyện Gio Linh) với công suất 15.000m3/ngày, lưu l- ượng giếng khoan từ 15-19 l/s, tổng độ khoáng hóa 80-280 mg/l. - Tài nguyên rừng: Hiện nay, thành phố Đông Hà có 2.255,69 ha rừng, toàn bộ là đất rừng trồng, trong đó rừng đến tuổi khai thác có khoảng 1.000 ha, mật độ thưa và trữ lượng thấp. - Tài nguyên khoáng sản: Nguồn khoáng sản ở Đông Hà rất nghèo, chỉ có đất sét làm gạch ngói, trữ lượng không lớn và có quặng sắt ở đồi Quai Vạc (km 6 và km 7) ở Đường 9 gần trung tâm thành phố, tuy nhiên trữ lượng chưa được xác định. - Tài nguyên du lịch, nhân văn: Đông Hà có địa hình, địa thế đa dạng nên nhiều cảnh quan đẹp do sông ngòi tạo nên và tiềm năng phát triển lâm sinh thái, rừng cây gò đồi phía Tây. Trên địa bàn thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, trong đó có 20 di tích đã được xếp hạng (2 di tích cấp quốc gia, 18 di tích cấp tỉnh) như: Đình làng Nghĩa An và các giếng Chăm, Đình làng Lập Thạch, Đình làng Điếu Ngao, Đình làng Trung Chỉ, Cảng quân sự Đông Hà, Nhà ga-Lô cốt Đông Hà, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia đường 9, Động Bồ Chao ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Tình hình xã hội a. Dân số và lao động Năm 2013 dân số trung bình toàn thành phố có 86.399 người, trong đó nam chiếm 49,26%, nữ 50,74% và tỷ lệ này không có biến động lớn từ năm 2009 đến năm 2013, 100% dân số là dân thành thị, tốc độ tăng dân số là khá thấp chỉ 0,55%/năm giai đoạn 2010 - 2013. Trên địa bàn dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các phường nội thị. Phường I tập trung đông dân nhất, có mật độ 7.917 người/km2, phường III có mật độ thấp nhất 362 người/km2, mật độ trung bình là 1.184 người/km2 và tốc độ tăng mật độ dân số 0,53% trong những năm qua là khá thấp đối với đô thị. Trên địa bàn thành phố có 54.126 người trong độ tuổi lao động, chiếm 62,64% tổng dân số, lao động xã hội tham gia trong nền kinh tế quốc dân khoảng 43.300 người. Tốc độ tăng lăng động đang làm việc trong các ngành kinh tế 2,58% nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cho thấy: Bên cạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, thành phố còn là địa bàn hấp dẫn, thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinh sống, trung bình mỗi năm có khoảng 400-500 người, đây là nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Trong cơ cấu lao động xã hội, ngành công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng khoảng 30,17% và tỷ trọng ngày càng gia tăng (năm 2009 chỉ chiếm 21,9%); lao động dịch vụ chiếm 55,51% và lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 14,32%, tuy nhiên tỷ trọng 2 ngành này ngày càng giảm, điều này cho thấy tốc độ lao động ngành công nghiệp trong những năm gần đây gia tăng nhanh hơn tốc độ tăng 2 ngành còn lại. Lao động được đào tạo nghề đạt khoảng 42-43%. Nhìn chung nguồn lao động trên địa bàn thành phố dồi dào, cơ cấu trẻ khoẻ, tuy nhiên chất lượng chưa cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề còn hạn chế, lực lượng lao động khoa học kỹ thuật còn thiếu v.v. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 Thu nhập bình quân đầu người đạt 57,3 triệu đồng năm 2013 gấp đôi so với năm 2009 là 27,6 triệu đồng, tăng bình quân 4 năm qua là 20,4%/năm, tốc độ tăng này là khá nhanh. b. Giáo dục và y tế Sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2013, toàn thành phố có 29 trường, 500 lớp và 1.011 giáo viên phổ thông, 2 trung tâm giáo dục thường xuyên, 2 trung tâm kỹ thuật-hướng nghiệp,1 trường công nhân nghiệp vụ và xây dựng giao thông, 1 trường trung cấp nghề, 2 trường trung cấp (y tế và Mai Lĩnh), 1 trường cao đẳng, 1 phân hiệu đại học Huế tại Quảng Trị, ngoài ra còn có một số trung tâm tin học và ngoại ngữ. Trên địa bàn thành phố có 16 cơ sở y tế công lập, trong đó: 1 bệnh viện tỉnh, 1 bệnh viện thành phố, 5 phòng khám đa khoa khu vực và 9 trạm y tế xã, phường với 627 giường bệnh, 559 cán bộ ngành y và 110 cán bộ ngành dược. Tuy nhiên, tỷ lệ xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế chỉ 33,33%. c. Văn hóa, thông tin, thể thao Phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nếp sống văn minh, gia đình văn hóa ngày càng phát triển sâu rộng, đã có 88,4% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa và tỷ lệ hộ nghèo 5,13%. Phong trào thể dục thể thao quần chúng có bước phát triển. Nhiều phường đã tổ chức Hội khoẻ Phù đổng, đại hội thể dục thể thao cơ sở. Số người tham gia luyện tập TDTT ngày càng đông. Đã có 100% các trường trên địa bàn thành phố thực hiện tốt công tác giáo dục thể chất, đưa vào hoạt động chính khóa. 2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế GTSX các ngành kinh tế năm 2013 đạt 10.302,4 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2009 là 5.862 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn này là 15,14%, đây là tốc độ tăng khá, tuy nhiên quy mô GTSX còn nhỏ nên nhìn chung GTSX này không đáng kể so với các thành phố khác trong nước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội chủ yếu của TP Đông Hà Chỉ tiêu ĐVT Năm Tăng BQ 2010-2013 (%/năm) 2009 2013 1. Dân số 1.1 Dân số trung bình Người 84525 86399 0,55 1.2 Mật độ dân số Ng/km2 1.159 1.184 0,53 2. Lao động 2.1 DS trong độ tuổi LĐ Người 50731 54126 1,63 2.2 LĐ đang làm việc 1000 Người 39,11 43,30 2,58 2.3 Cơ cấu LĐ đang làm việc % 100 100 NLN % 15,87 14,32 CN - XD % 21,90 30,17 TM-DV % 62,23 55,51 3. GTSX 3.1 GTSX (giá 2010) Tỷ.đ 5862 10302,4 15,14 4. 3.2 Cơ cấu theo ngành KT % 100 100 NLN % 2,3 1,61 CN - XD % 31 33,25 TM-DV % 66,7 65,14 4. Thu ngân sách Tỷ.đ 147,5 362,14 25,18 5. Vốn đầu tư Tỷ.đ 401,2 1.305 34,3 6. GDP/người Trđ 27,6 57,3 20,04 Niên giám thống kê thành phố Đông Hà 2009, 2013 Xét về mặt cơ cấu thì ngành dịch vụ (được hiểu là thương mại, dịch vụ) chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm nhưng lại có xu hướng giảm, cụ thể năm 2009 chiếm 62,23% nhưng đến năm 2013 còn 65,14% trong GTSX toàn ngành; ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 1,61% năm 2013 và cũng có xu hướng giảm; riêng ngành công nghiệp – xây dựng trong những năm qua tăng trưởng nhanh nhất thể hiện ở tỷ trọng gia tăng từ 21,9% năm 2009 lên 33,25% năm 2013. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Thu ngân sách tăng khá nhanh, bình quân 25,18%/năm, trong khi đó tỉnh Quảng Trị chi ngân sách lớn hơn thu nhưng riêng thành phố Đông Hà, thu ngân sách lại lớn hơn chi mặc dù lớn hơn không đáng kể, năm 2013 thu 362,14 tỷ và chi 318,8 tỷ đồng. b. Cơ sở hạ tầng và đô thị Thành phố ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, hạ tầng kinh tế và phúc lợi xã hội, tổng vốn đầu tư từ 2009 - 2013 là 4.832,2 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 34,3%. Nhìn chung, nguồn vốn đầu tư phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, bước đầu thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa trên một số lĩnh vực giáo dục, văn hóa, vệ sinh môi trường. Giao thông được đầu tư khá đồng bộ: Ngoài tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 9, Quốc lộ 9D, tuyến Cam Lộ - Cửa Việt, hơn 400 km đường đô thị đã được được trải nhựa, có hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng và có mốc chỉ giới; ga (đường sắt) Đông Hà đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn ga cấp 1; cảng Đông Hà trên sông Hiếu có khả năng thông hàng hóa 50.000 tấn/năm, cho tàu 200- 250 tấn cập bến, có bãi chứa hàng rộng 4.000 m2, kho chứa hàng rộng 900 m2. Hệ thống hạ tầng điện, cấp nước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất của các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố với trạm biến áp 220KV/110- 22KV, trạm biến áp 110KV/35-22KV, nhà máy nước sông Vĩnh Phước 15.000 m3/ngày đêm, hệ thống nước ngầm chuyển tải về từ nhà máy nước Gio Linh công suất 15.000 m3/ngày đêm. Đến nay có 97% số hộ được sử dụng nước máy, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống thoát nước của thành phố là thoát chung cả nước mưa và nước thải và tập trung chủ yếu ở các phường nội thị. Thành phố chưa có công trình xử lý chất thải, rác thải có công nghệ hiện đại, lượng nước thải hầu hết không được xử lý, chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp tại bãi rác, mật độ cây xanh đô thị còn thấp vì vậy vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 Mạng lưới bưu chính viễn thông đã được phủ sóng trên toàn địa bàn thành phố và phát triển khá nhanh với 2 bưu cục có tổng đài: 1 của Tỉnh và 1 của Thành phố. Trên địa bàn thành phố có đầy đủ hệ thống internet với tốc độ truyền dẫn cao, đã đưa vào sử dụng mạng máy tính diện rộng kết nối từ tỉnh đến thành phố. Trên địa bàn thành phố đã thành lập 1 khu công nghiệp quy mô 98,6 ha và 3 cụm công nghiệp (gồm: Đông Lễ 10ha, Phường 4 1,7ha, Đường 9D 33,4ha), 7 siêu thị, 8 chợ và 15 cửa hàng xăng dầu. Riêng cơ sở hạ tầng đô thị còn tương đối chắp vá, manh mún, thiếu đồng bộ. Hệ thống vỉa hè, điện chiếu sáng, cây xanh đường phố chưa hoàn chỉnh. 2.1.3 Đánh giá chung 2.1.3.1 Thuận lợi Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội TP so với toàn tỉnh năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT Đông Hà Toàn tỉnh % so với toàn tỉnh 1. Diện tích Ha 7.295,87 473.982,24 1,54 2. Dân số Người 86.399 613.655 14,08 3. GTSX (giá 2010) Tỷ đồng 10.302,40 25.343,80 40,65 4. Thu ngân sách Tỷ đồng 362 1.930 18,76 5. Vốn đầu tư Tỷ đồng 1.305 8.200,90 15,91 6. GDP/người Trđ 57,3 26,83 213,57 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị 2013 Niên giám thống kê thành phố Đông Hà 2009-2013 Thành phố Đông Hà có lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế, là nơi gặp gỡ của các tuyến giao thông quốc gia quan trọng như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc-Nam; nằm ở vị trí điểm đầu của quốc lộ 9- nơi giao nhau của hai tuyến đường quan trọng là quốc lộ 1A nối với đường xuyên Á nối Việt Nam với Lào, Thái Lan và Myanmar; gần đường biển, cảng biển Cửa Việt. Đây là điểm hội tụ nhiều thuận lợi cho Đông Hà mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh/thành phố trong cả nước và với các nước trong khu vực và quốc tế. Trong định hướng chiến lược phát triển vùng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung thì Đông Hà được xác định nằm trong chuỗi đô thị ven biển; định hướng phát triển thành trung tâm thương mại - dịch vụ lớn trong khu vực miền Trung và trên Hành lang kinh tế Đông-Tây. Có lợi thế về địa chất ổn định, địa thế tự nhiên đa dạng cho phép xây dựng đô thị theo hướng hiện đại và kiến trúc sông nước đặc trưng riêng của thành phố. Có lợi thế là trung tâm chính trị - kinh tế của tỉnh nên có điều kiện thuận lợi thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của Tỉnh và Trung ương, có lợi thế về cơ sở hạ tầng và các công trình quan trọng như khu công nghiệp Nam Đông Hà, khu trung tâm thương mại chợ Đông Hà và các cơ sở dịch vụ, du lịch v.v. Có lợi thế về nguồn nhân lực: Là nơi tập trung đông đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40,8%, lực lượng lao động được bổ sung hàng năm khoảng 2.500-3.000 người, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, được đào tạo kiến thức và nhiệt huyết. Thuận lợi đó thể hiện ở một số chỉ tiêu so với toàn tỉnh như: Diện tích chỉ chiếm 1,54% nhưng dân số 14,08%, GTSX chiếm đến 40,65%, thu ngân sách 18,76% và vốn đầu tư 15,91% so với toàn tỉnh, riêng thu nhập bình quân đầu người thì gấp đôi so với toàn tỉnh. 2.1.3.2 Hạn chế, khó khăn Quy mô kinh tế còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng chưa ổn định, sức cạnh tranh thấp. cụ thể: Thương mại, dịch vụ chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây; công nghiệp - TTCN còn gặp nhiều khó khăn, kỹ thuật-công nghệ chậm đổi mới, năng suất, chất lượng thấp; nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu còn chậm, tính bền vững chưa cao; hoạt động khoa học và ứng dụng tiến kỹ thuật - công nghệ mới vào sản xuất và đời sống còn hạn chế; chưa xuất hiện các doanh nghiệp đầu đàn Hạ tầng cơ sở còn thiếu như sân bay, bến cảng chưa có; tiến độ xây dựng và hoàn thiện các khu – cụm – điểm công nghiệp và trung tâm thương mại còn chậm... nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và giao thương kinh tế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế như tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật, đào tạo nghề còn thấp; thiếu đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu. 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN HÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2013 2.2.1 Số lượng và cơ cấu DNNVV trên địa bàn thành phố Đông Hà 2.2.1.1 Theo loại hình doanh nghiệp Bảng 2.3: Số lượng DNNVV trên địa bàn TP Đông Hà giai đoạn 2009 - 2013 Doanh nghiệp Năm 2009 Năm 2013 Tăng BQ 2010-2013 (%/năm) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Số lượng (DN) Cơ cấu (%) Tổng số 646 100 966 100 10,58 1. Theo loại hình doanh nghiệp 1.1 DNNN 12 1,86 8 0,83 -9,64 1.2 Tập thể 20 3,1 20 2,07 0 1.3 DNTN 119 18,42 144 14,91 4,88 1.4 CTTNHH 360 55,73 591 61,18 13,19 1.5 CTCP 132 20,43 202 20,91 11,22 1.6 ĐTNN 3 0,46 1 0,1 -24,02 2. Theo lĩnh vực kinh doanh 2.1 NLN 20 3,10 20 2,07 0 2.2 Công nghiệp 57 8,82 138 14,29 24,74 2.3 Xây dựng 142 21,98 238 24,64 13,78 2.4 Thương mại 293 45,36 325 33,64 2,63 2.5 Dịch vụ 134 20,74 245 25,36 16,28 Nguồn: Kết quả điều tra DN 2009 - 2013, Cục Thống kê Quảng Trị ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 Qua số liệu thống kê từ năm 2009 đến năm 2013 về số lượng và cơ cấu của các DNNVV cho thấy: Quy mô về số lượng tăng bình quân 10,58%/năm, tức một năm tăng thêm 68 doanh nghiệp. Xét về cơ cấu thì công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2009 chiếm 55,73% đến năm 2013 tăng lên 61,18%, sau đó là đến công ty cổ phần, 02 loại hình này chiếm đến trên 80% số lượng các DNNVV trên địa bàn. Sự tăng lên của các DNNVV của Thành phố chủ yếu do loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, còn loại hình doanh nghiệp nhà nước giảm là xu hướng tất yếu của sự phát triển và theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giảm từ 03 doanh nghiệp năm 2009 còn 01 doanh nghiệp năm 2013 thì cũng cần xem xét lại khả năng kêu gọi đầu tư nước ngoài và môi trường đầu tư ở Thành phố. 0 100 200 300 400 500 600 Năm 2009 Năm 2013 DNNN Tập thể DNTN Công ty TNHH CTCP DN có vốn ĐTNN Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các DNNVV theo loại hình doanh nghiệp ở thành phố Đông Hà năm 2009 và 2013 2.2.1.2 Theo lĩnh vực kinh doanh Theo lĩnh vực kinh doanh, các DNNVV Thành phố tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại nhưng tốc độ tăng trong những năm qua có xu hướng chững lại, cụ thể từ 293 doanh nghiệp năm 2009 tăng lên 325 doanh nghiệp năm 2013 khiến tỷ trọng từ 45,36% năm 2009 giảm còn 33,64% năm 2013. Tiếp theo là số lượng doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ và doanh nghiệp lĩnh vực này có xu hướng tăng khá 16,28%/năm, góp phần nâng tỷ trọng từ 20,74% năm 2009 lên 25,36% năm 2013. Hai ngành thương mại và dịch vụ phát triển tại địa bàn thành phố Đông Hà cũng là xu hướng tất yếu vì đây là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, thuận lợi về vị trí địa lý và hạ tầng, và cũng là vùng có ít tài nguyên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Theo sau là số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng tăng từ 142 doanh nghiệp năm 2009 lên 238 doanh nghiệp năm 2013. Ngành công nghiệp có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá thấp chỉ 14,29% năm 2013 nhưng có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân 24,74%/năm giai đoạn 2010 – 2013. Có được sự tăng trưởng như vậy là do chủ trương phát triển của tỉnh và thành phố là xây dựng và tập trung kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp. Riêng ngành nông nghiệp không có tăng về số lượng trong thời gian qua. 0 50 100 150 200 250 300 350 Năm 2009 Năm 2013 Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp Xây dựng Thương mại Dịch vụ Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các DNNVV theo lĩnh vực kinh doanh ở thành phố Đông Hà năm 2009 và 2013 Để dễ dàng đi sâu đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trên địa bàn Thành phố, tôi lựa chọn phân tích năng lực và hiệu quả theo lĩnh vực kinh doanh. 2.2.2 Năng lực sản xuất kinh doanh của DNNVV 2.2.2.1 Lao động của DNNVV Qua số liệu thống kê cho thấy năm 2009, bình quân một doanh nghiệp có 20 lao động nhưng đến năm 2013 còn 12 lao động, giảm 11,99%/năm tức khoảng 2 - 3 lao động một năm, trong đó: Ngành công nghiệp có số lượng lao động bình quân trên một doanh nghiệp cao và tốc độ giảm mạnh nhất, tiếp theo là xây dựng và các ngành khác, riêng số lượng lao động bình quân trên một doanh nghiệp ngành thương mại vẫn ổn định. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 Bảng 2.4: Tình hình lao động của các DNNVV phân theo LVKD giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: LĐBQ/DN Chỉ tiêu Năm Tăng BQ 2010-2013 (%/năm)2009 2013 Bình quân chung 20 12 -11,99 1. NLN 16 11 -8,94 2. Công nghiệp 51 14 -27,62 3. Xây dựng 31 16 -15,24 4. Thương mại 10 10 0 5. Dịch vụ 18 12 -9,64 Nguồn: Kết quả điều tra DN 2009 - 2013, Cục Thống kê Quảng Trị Nếu xét về số lượng lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp và được hưởng các chính sách theo quy định của nhà nước, thì đóng BHXH cho lao động là một trong những yếu tố chính thể hiện điều này. Số lượng lao động bình quân một doanh nghiệp được đóng BHXH giảm mạnh, năm 2013 chỉ 3 người trong khi năm 2009 là 10 người; về mặt tỷ lệ cũng tương tự, năm 2009 có 50% lao động trong một doanh nghiệp được đóng BHXH nhưng đến 2013 tỷ lệ này là 25%. So với tốc độ lao động bình quân trên một doanh nghiệp giảm trong giai đoạn này là 11,99%/năm thì tốc độ lao động được đóng bảo hiểm trong giai đoạn này giảm mạnh hơn, cụ thể là 25,99%. Trong tất cả các lĩnh vực thì số lượng lao động được đóng BHXH ngành công nghiệp là giảm mạnh nhất, bình quân giảm 40,54%/năm. Xét về trình độ của đội ngũ lao động, ngành dịch vụ có chất lượng cao nhất, tỷ trọng cao đẳng, đại học chiếm 37,72%, chỉ 14,45% là lao động phổ thông; trong khi đó trình độ lao động ngành nông nghiệp thấp nhất, tỷ trọng cao đẳng, đại học chiếm 10,9%, lao động phổ thông chiếm 83,55% trong một doanh nghiệp. Riêng ngành công nghiệp, số lượng lao động bình quân trên một doanh nghiệp cao thứ 2 trong các ngành nhưng chất lượng đội ngũ lao động cũng khá thấp, chỉ 15,63% trên đại học, cao đẳng, 44,18% là lao động phổ thông, 40,19% là trung cấp và sơ cấp. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Bảng 2.5: Lao động được đóng BHXH phân theo lĩnh vực kinh doanh năm 2009 và 2013 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2013 Tăng BQ 2010-2013 (%/năm) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Bình quân 10 50 3 25 -25,99 1. NLN 8 50 2 18,18 -29,29 2. Công nghiệp 40 78,43 5 35,71 -40,54 3. Xây dựng 8 25,81 3 18,75 -21,75 4. Thương mại 4 40 4 40 0 5. Dịch vụ 8 44,44 5 41,67 -11,09 Nguồn: Kết quả điều tra DN 2009 - 2013, Cục Thống kê Quảng Trị Bảng 2.6: Trình độ lao động của các DNNVV phân theo lĩnh vực kinh doanh năm 2013 Trình độ lao động ĐVT Lĩnh vực kinh doanh Bình quân NLN CN XD TM DV 1. Lao động Người 12 11 14 16 10 12 2. Tỷ trọng % 100 100 100 100 100 100 Cao đẳng, đại học trở lên % 23,51 10,9 15,63 23,35 23,18 37,72 Trung cấp, sơ cấp % 35,08 5,55 40,19 28,42 37,27 47,83 Lao động phổ thông % 41,41 83,55 44,18 48,23 39,55 14,45 Nguồn: Kết quả điều tra DN 2013, Cục Thống kê Quảng Trị Nhìn chung, chất lượng lao động của DNNVV trên địa bàn toàn thành phố khá thấp, chỉ 23,51% là trên cao đẳng, đại học, 41,41% là lao động phổ thông mặc dù trong thời gian qua có rất nhiều chương trình đào tạo nghề, đào tạo lao động đã được ban hành và triển khai thực hiện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 2.2.2.2 Vốn đầu tư của DNNVV Bảng 2.7: Quy mô vốn của các DNNVV TP Đông Hà phân theo LVKD giai đoạn 2009 – 2013 ĐVT: Triệu đồng/DN Chỉ tiêu Năm Tăng BQ 2010-2013 (%/năm)2009 2013 Bình quân 4.925,49 7.930,08 12,64 1. NLN 3.156,05 2.389,02 -6,72 2. Công nghiệp 5.169,71 9.924,95 17,71 3. Xây dựng 6.625,28 5.683,11 -3,76 4. Thương mại 5.100,15 11.846,24 23,45 5. Dịch vụ 2.891,44 4.246,62 10,09 Nguồn: Kết quả điều tra DN 2009 - 2013, Cục Thống kê Quảng Trị Tại bảng 2.7, nếu nhìn trên bình diện tổng thể thì quy mô vốn của doanh nghiệp giai đoạn này có xu hướng tăng, năm 2009 là 4.925,49 triệu đồng, đến năm 2013 là 7.930,08 triệu đồng, tăng bình quân 12,64%/năm tức 622,77 triệu đồng/năm ngược lại với xu hướng giảm về số lượng của doanh nghiệp, đây là dấu hiệu tích cực, trong đó: Lĩnh vực thương mại tăng mạnh nhất 23,45%/năm tức 1.196,11 triệu đồng/năm và cũng là ngành có quy mô vốn cao nhất vào năm 2013, tiếp theo sự tăng trưởng về quy mô vốn của ngành công nghiệp, rồi đến dịch vụ; riêng lĩnh vực nông nghiệp quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp giảm 212,21 triệu đồng/năm, ngành xây dựng cũng giảm nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_cua_cac_doanh_nghiep_nho_va_vua_tren_dia_ban_thanh_pho_dong_h.pdf
Tài liệu liên quan