MỤC LỤC
Lời cam đoan . i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn . iii
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu . iv
Danh mục sơ đồ. v
Danh mục các bảng .vi
Mục lục . vii
MỞ ĐẦU.1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN.2
5. BỐ CỤC LUẬN VĂN.3
CHƯƠNG I: TỔNG LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.4
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. 4
1.1.1 Bản chất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .4
1.1.2 Các quan điểm trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.7
1.1.3 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu kinh doanh của doanh nghiệp trong
cơ chế thị trường.9
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DOANH NGHIỆP .10
1.2.1 Đặc điểm xây dựng giao thông.10
1.2.2 Đặc điểm về kinh tế kĩ thuật của sản xuất xây dựng giao thông.12
1.2.3 Hoạt động của doanh nghiệp xây dựng giao thông trong cơ chế thị trường .14
1.2.3.1 Hoạt động thị trường của doanh nghiệp xây dựng giao thông .14
1.2.3.2 Hoạt động sản xuất thi công xây dựng công trình .17
1.2.3.3 Hoạt động tài chính .18
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP .18
1.3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong .19
1.3.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài.20
1.4 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH GTVT VIỆT NAM .23
1.5 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .26
1.6 HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH DOANH.27
1.6.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu .27
1.6.1.1 Chỉ tiêu tổng lợi nhuận.28
1.6.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.29
1.6.1.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ).29
1.6.1.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động(VLĐ).29
1.6.1.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động .30
1.6.1.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả các công trình.30
1.6.2 Các phương pháp nghiên cứu.31
CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
THỪA THIÊN HUẾ .32
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NN 1 TV QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ VÀ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ.32
2.1.1 Một số nét cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của Công ty.32
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty và các đơn vị trực thuộc.33
2.1.2.1 Chức năng của Công ty .33
2.1.2.2 Nhiệm vụ của Công ty.34
2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các đơn vị trực thuộc .34
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.36
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2006 - 2008.37
2.2.1 Doanh thu và kết cấu của doanh thu của Công ty .37
2.2.2. Chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty.42
2.2.3 Kết quả hoạt động SXKD của Công ty .48
2.2.4 Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất .52
2.2.4.1 Hiệu quả sử dụng lao động.52
2.2.4.2 Hiệu quả sử dụng tài sản .57
2.2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn .63
2.2.4.4 Đánh giá hiệu quả của một số công trình tiêu biểu.72
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦACÔNG TY.80
2.3.1. Nhân tố môi trường bên ngoài.80
2.3.1.1 Chính sách nhà nước .80
2.3.1.2 Chiến lược phát triển kinh tế địa phương.81
2.3.1.3 Sự biến động của giá cả thị trường .82
2.3.1.4 Sự phát triển của khoa học kỹ thuật .84
2.3.1.5 Đối thủ cạnh tranh.84
2.3.2. Nhân tố môi trường nội bộ Công ty .85
2.3.3 Các điều kiện về tự nhiên .91
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN QUẢN LÝ ĐƯỜNG
BỘ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỪA THIÊN HUẾ.93
3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP.93
3.1.1. Quan điểm đề xuất giải pháp .93
3.1.2 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới .94
3.1.3 Kết quả phân tích đánh giá thực trạng SXKD của công ty trong thời gian qua .96
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.96
3.2.1 Mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.97
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế khoán nội bộ .101
3.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất .102
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động .102
3.2.3.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên nhiên vật liệu .104
3.2.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.106
3.2.3.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .107
3.2.4 Xây dựng chiến lược của Công ty .110
3.2.5 Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của Công ty theo hướng tinh
giảm, tiết kiệm .112
3.2.6 Giải pháp về cơ chế chính sách .114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.115
I. KẾT LUẬN .115
II. KIẾN NGHỊ .117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trường Đại học
131 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Quản lý đường bộ và Xây dựng công trình Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư hoàn thành dự án Mỏ khai thác chế biến đá Núi Giòn -
Phú Lộc và Trạm bêtông nhựa 50 - 60T/h tại Phú lộc, và các TSCĐ kèm theo như
đã đầu tư ở Khe Ly - Hương Hồ, giá trị toàn bộ dự án là 8408 triệu đồng. Đặc biệt
một số MMTB của Công ty đã cũ, lạc hậu, sử dụng không hiệu quả,... năm 2008
Công ty đã tổ chức bán thanh lý.
Tóm lại, qua 2 năm 2007, 2008 Công ty đầu tư mua sắm nhiều thiết bị nhưng
tập trung toàn bộ cho Xí nghiệp SXVL và XDCT Hương Thọ và Phú lộc, Công ty
chưa chú trọng đầu tư MMTB cho các xí nghiệp khác.
Tình hình khấu hao TSCĐ tăng cao qua các năm, nếu năm 2006 giá trị khấu
hao TSCĐ chỉ là 1.577 triệu đồng thì đến năm 2008 giá trị này là 4.735 triệu đồng,
tăng 200,25% so với năm 2006. Trong khi đó tốc độ tăng giá trị đầu tư TSCĐ năm
2008 so với năm 2006 chỉ là 110,46%. Số liệu phân tích cho thấy những năm qua
Công ty đã tập trung đầu tư TSCĐ nhằm tăng năng lực sản xuất, nhưng cũng tăng
trích khấu hao TSCĐ, điều này thuận lợi cho Công ty trong việc thu hồi vốn đầu tư.
Tổng giá trị TSCĐ trong giai đoạn nghiên cứu tăng nhanh, nhờ đó mức trang
bị TSCĐ bình quân 1 lao động của công ty cũng tăng. Nếu năm 2006 bình quân 1
lao động được trang bị 15,363 triệu đồng TSCĐ thì đến năm 2008 mức đầu tư mức
đầu tư đã tăng 30,623 triệu đồng. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc
đầu tư MMTB để tăng NSLĐ, giảm cường độ lao động cho công nhân.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
59
Hệ số trang bị chung TSCĐ tính trên GTCL tăng lên qua các năm, năm 2007
tăng 1,732 lần so với năm 2006 và năm 2008 tăng 1,15 lần so với năm 2007. Tốc
độ tăng hệ số trang bị chung TSCĐ tính trên GTCL năm 2008 so với năm 2006
199,32%. Điều này chứng tỏ trình độ trang bị chung TSCĐ của công ty trong những
năm qua đã được nâng lên.
* Tình hình sử dụng máy móc thiết bị thi công
Tình hình sử dụng máy móc thiết bị được phản ánh trên cơ sở phân tích hệ số
sử dụng máy móc thiết bị năm 2008 qua bảng 2.12
Bảng 2.12: Hệ số sử dụng máy móc thiết bị năm 2008
STT Chủng loại thiết bị Đơn vị
Số
hiện có
Số đang
sử dụng
Hệ số
sử dụng
(%)
1 Phương tiện vận tải Chiếc 12 10 83,33
2 Máy móc thiết bị Chiếc 56 43 76,79
3 MMTB sản xuất và khai thác Trạm 2 2 100,00
Tổng cộng 70 55 78,57
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
(Chi tiết hệ số sử dụng từng loại thiết bị năm 2008 xem Phụ lục số 2)
Trong năm 2008, tổng số máy móc thiết bị thi công phục vụ cho hoạt động
sản xuất của Công ty hiện có là 70 thiết bị nhưng trên thực tế chỉ sử dụng được là 55
thiết bị, hệ số sử dụng chung đạt 78,57%. Điều này do một số máy móc thiết bị của
Công ty đã quá cũ, đang trong giai đoạn cần sửa chữa lớn hoặc không còn khả năng
hoạt động, đang chờ thanh lý. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng Công ty không phát
huy được hết cơ số máy móc thiết bị và do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến kế
hoạch thi công và điều hành sản xuất.
Trong số máy móc thiết bị thi công của Công ty, có những loại thiết bị có hệ
số sử dụng thấp như máy đầm (33,33%), nồi nấu nhựa (42,86%), xe cẩu (50%).
Hiện tại, Công ty chỉ có duy nhất một máy ủi, 2 máy lu rung nên đã gặp ít nhiều khó
khăn do thiếu hụt thiết bị thi công ở hạng mục nền đường hoặc san lấp mặt đường.
Hàng năm, Công ty phải thuê ngoài một số máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
60
sản xuất, trong đó chủ yếu là các loại máy móc thiết bị phục vụ thi công (như máy
ủi, máy san, xe đào) và một số phương tiện chuyên dùng (xe cẩu, xe ben vận
chuyển, xe đầu kéo chuyển thiết bị). Do vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty phần nào sẽ bị thụ động nếu như việc thuê ngoài không thuận lợi, đồng thời
mất thêm thời gian để thẩm định chất lượng các máy móc thiết bị đi thuê đó.
Một nguyên nhân không nhỏ dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu máy móc
thiết bị trong sản xuất kinh doanh là do cơ chế quản lý của Công ty chưa phù hợp:
Công ty tập trung máy móc thiết bị chủ yếu và đồng bộ ở các đơn vị sản xuất vật
liệu và xây dựng công trình Hương Thọ, một số máy móc thiết bị khác lại nằm rải
rác ở các đơn vị khác. Điều này đã dẫn đến một thực tế là, khi các đơn vị có nhu cầu
lại bị thiếu thiết bị máy móc nên phải thuê ngoài, làm tăng chi phí sản xuất trong khi
đó số máy móc thiết bị của Công ty lại không được khai thác hết hiệu quả sử dụng,
không thu hết được khấu hao tài sản cho Công ty. Có thể thấy rõ hơn vấn đề này
qua số liệu ở bảng 2.13 như sau:
Bảng 2.13: Tình hình thuê máy móc thiết bị của Công ty
STT Loại máy móc - thiết bị ĐVT 2006 2007 2008
A Máy móc thiết bị thi công 31 34 40
1 Máy ủi Chiếc 13 14 15
2 Máy san Chiếc 13 13 16
3 Xe đào Chiếc 5 7 9
B Phương tiện chuyên dùng 43 47 48
Xe cẩu Chiếc 2 3 2
Xe ben vận chuyển Chiếc 40 43 45
Xe đầu kéo chuyển thiết bị Chiếc 1 1 1
Tổng cộng 74 81 88
Tốc độ tăng (%) 109,46 108,64
* Nhóm máy thi công 109,68 117,65
* Nhóm phương tiện chuyên dùng 109,30 102,13
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
61
Nhìn vào biểu số liệu 2.13 ta thấy số lượng các loại MMTB thuê ngoài tăng dần
qua các năm trong đó nhóm MMTB thi công có tốc độ tăng nhanh, trung bình mỗi
năm tăng 13,7%. Nhóm phương tiện vận chuyển chuyên dùng cũng tăng qua các năm
nhưng với tốc độ tăng thấp hơn, trung bình mỗi năm tăng khoảng 5,7%. Trong khi
hàng năm Công ty phải thuê ngoài một số lượng lớn các MMTB phục vụ cho quá
trình SXKD thì những MMTB hiện có của công ty lại không được sử dụng hết công
suất. Chúng ta sẽ thấy rõ tình trạng này qua bảng số 2.14 như sau:
Bảng 2.14: Tình hình sử dụng máy móc thiết bị thi công theo thời gian năm 2008
STT Chỉ tiêu
ĐVT
2007
Thực hiện
2008 TH 2008/2007 TH/KH 2008
Kế
hoạch
Thực
hiện
% %
I Xe lu 03 bánh tĩnh
Số xe lu 03 bánh tĩnh Chiếc 7 7 7
Tổng số ca hoạt động Ca 1.454 1.480 1.164 -290 80,06 -316 78,65
Số ca BQ/một xe lu Ca 208 211 166 -41 80,06 -45 78,65
II Xe lu rung
Số xe lu rung Chiếc 2 2 2
Tổng số ca hoạt động Ca 512 540 480 -32 93,75 -60 88,89
Số ca BQ/một xe lu Ca 256 270 240 -16 93,75 -30 88,89
III Xe lu bánh lốp
Số xe lu bánh lốp Chiếc 2 2 2
Tổng số ca hoạt động Ca 508 540 380 -128 74,80 -160 70,37
Số ca BQ/một xe lu Ca 254 270 190 -64 74,80 -80 70,37
IV Xe ben vận chuyển
Số xe ben Chiếc 5 5 5
Tổng số ca hoạt động T-Km 102.453 120.000 78.080 -24.373 76,21 -41.920 65,07
Số ca BQ/một xe ben Tr.TKm 20.491 24.000 15.616 -4.875 76,21 -8.384 65,07
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
So sánh kế hoạch và thực hiện năm 2008, số liệu của bảng 2.14 cho thấy hầu
hết các loại MMTB của Công ty đều không thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Tỷ lệ số
ca máy thực tế so với kế hoạch chỉ đạt từ 70,37 - 88,89%, tỷ lệ số xe ben vận
chuyển thực tế so với kế hoạch chỉ đạt 65,07%. Sở dĩ có tình trạng này là do hình
thức giao khoán và công tác quản lý MMTB của Công ty đối với các xí nghiệp chưa
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
62
được chặt chẽ. Công ty chỉ mới quan tâm đến khoản thu khoán khấu hao hàng tháng
chứ chưa đề ra biện pháp để các xí nghiệp phải sử dụng hết công suất của MMTB.
Phòng KHKT đề ra kế hoạch nhưng công tác chỉ đạo và kiểm tra tình hình sử dụng
MMTB thi công đối với các xí nghiệp chưa được chú trọng. Mặt khác MMTB khi
đã giao cho một xí nghiệp nào quản lý và sử dụng thì khi xí nghiệp khác có nhu cầu,
việc điều chuyển MMTB từ xí nghiệp này sang xí nghiệp khác không kịp thời và
xét về mặt tâm lý thì các xí nghiệp cũng không muốn bị điều chuyển làm ảnh hưởng
đến công tác quản lý MMTB. Các xí nghiệp chưa quan tâm đến việc thực hiện số ca
máy theo kế hoạch mà Công ty đề ra, chưa bão dưỡng MMTB đúng mức làm ảnh
hưởng đến việc sử dụng MMTB khi có nhu cầu. Đối với xe vận chuyển thiết bị
Công ty giao tập trung cho Xí nghiệp SXVL và XDCT Hương Thọ là đơn vị có
nhiệm vụ sản xuất và vận chuyển bêtông nhựa nóng đến công trình thi công, khi
công trình đang thi công thì nhu cầu sử dụng xe vận chuyển vận liệu rất lớn nhưng
Công ty chỉ mới đầu tư 5 chiếc không đủ để vận chuyển, do đó nhu cầu thuê xe
ngoài vận chuyển lớn, năm 2008 đã thuê thêm là 45 chiếc mới đủ phục vụ cho công
trình. Từ đó đã dẫn đến việc sử dụng chưa hết công suất của MMTB của Công ty.
Điều này đòi hỏi Công ty cần có những giải pháp thích hợp trong sử dụng MMTB
nhằm khắc phục tình trạng sử dụng như hiện nay.
So sánh thực hiện năm 2008 so với năm 2007, số liệu của bảng 2.14 cũng cho
thấy: năm 2008 sử dụng MMTB kém hơn rất nhiều so với năm 2007. Tỷ lệ số ca máy
thực tế sử dụng năm 2008 so với năm 2007 chỉ đạt từ 74,80 - 93,75%, cụ thể xe lu 3
bánh chỉ đạt 80,06%, xe lu rung đạt cao hơn là 93,75%, xe lu bánh lốp chỉ đạt 74,80%.
Tỷ lệ số xe ben vận chuyển chỉ đạt 76,21%. Nguyên nhân tương tự như phần thực hiện
so với kế hoạch chúng tôi đã nêu phần trên, mặt dù doanh thu và chi phí máy thi công
công trình qua các năm đều tăng (bảng 2.4) nhưng do việc sử dụng MMTB chưa phù
hợp đã dẫn đến năm 2008 không đạt được kế hoạch đề ra và hiệu quả sử dụng thấp hơn
so với thực hiện năm 2007, các xí nghiệp phải thuê thêm máy ngoài để thi công.
* Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Phương thức quản lý trên dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ qua các năm
thấp. Có thể thấy được tình hình trên qua bảng 2.15
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
63
Bảng 2.15: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
2008/2006
%
1 Tổng giá trị TSCĐ Tr.đồng 38.261 52.990 63.232 24.971 1,65
2 Tài sản bình quân Tr.đồng 34.379 45.626 58.111 23.732 1,69
3 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 697 864 1.413 716 2,03
4 Doanh thu thuần Tr.đồng 47.025 62.767 83.027 36.002 1,77
Các chỉ tiêu hiệu quả
1
Hiệu suất sử dụng TSCĐ theo
doanh thu (4/2) % 136,8 137,6 142,9 6,1
2
Hiệu suất sử dụng TSCĐ theo
lợi nhuận (3/2) % 2,027 1,894 2,432 0,404
3 Hệ số đảm nhiệm TSCĐ (2/4) Lần 0,731 0,727 0,700 -0,031
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
Hiệu suất sử dụng TSCĐ nhìn chung thấp, một đồng TSCĐ đầu tư tạo ra
1,368 - 1,429 đồng doanh thu. Tuy nhiên qua 3 năm, chỉ tiêu này có được cải thiện.
Nếu năm 2006 một đồng giá trị TSCĐ tạo ra 1,368 đồng doanh thu thì đến năm
2008 đã tăng lên 1,429 đồng.
Xét hiệu suất sử dụng TSCĐ theo lợi nhuận, số liệu của bảng cho thấy nhìn
chung hiệu quả TSCĐ thấp, bình quân một đồng TSCĐ đầu tư cho sản xuất chỉ tạo
ra có 0,02 đồng lợi nhuận (2%/năm). So với lãi suất cho vay ngân hàng cùng thời kỳ
(10%/năm) thì chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả đầu tư của công ty rất thấp.
Do hiệu quả đầu tư thấp nên để tạo ra một đồng doanh thu thì công ty cần
đầu tư 0,7 đồng tiền TSCĐ.
Những phân tích trên cho thấy nhìn chung hiệu quả sử dụng TSCĐ của công
ty thấp.
2.2.4.3 Hiệu quả sử dụng vốn
Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty sẽ cho ta cơ sở đánh giá chính
xác hiệu quả sử dụng vốn. Số liệu ở bảng 2.16 cho ta thấy:
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
64
Bảng 2.16: Quy mô cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2008/2006
Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % %
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 30.068 78,59 39.277 74,12 48.861 77,27 18.793 162,50
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.334 11,09 8.745 22,26 12.107 24,78 8.773 363,14
II. Các khoản phải thu 21.686 72,12 25.779 65,63 15.089 30,88 -6.597 69,58
III. Hàng tồn kho 4.988 16,59 4.722 12,02 21.655 44,32 16.667 434,14
IV. Tài sản ngắn hạn khác 60 0,20 31 0,08 10 0,02 -50 16,67
B. Tài sản dài hạn 8.193 21,41 13.713 25,88 14.370 22,73 6.177 175,39
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định 5.285 64,51 10.855 79,16 14.209 98,88 8.924 268,86
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2.723 33,24 2.723 19,86 -2.723
V. Tài sản dài hạn khác 185 2,26 135 0,98 161 1,12 -24 87,03
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 38.261 100,00 52.990 100,00 63.231 100,00 24.970 165,26
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 22.769 59,51 37.086 69,99 47.417 74,99 24.648 208,25
I. Nợ ngắn hạn 22.369 98,24 36.856 99,38 47.212 99,57 24.843 211,06
II. Nợ dài hạn 400 1,76 230 0,62 205 0,43 -195 51,25
B. Vốn chủ sở hữu 15.492 40,49 15.904 30,01 15.814 25,01 322 102,08
I. Vốn chủ sở hữu 15.168 97,91 15.649 98,40 15.774 99,75 606 104,00
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 324 2,09 255 1,60 40 0,25 -284 12,35
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 38.261 100,00 52.990 100,00 63.231 100,00 24.970 165,26
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
64 Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
65
- Tổng tài sản của Công ty tăng dần qua 3 năm. Năm 2006, giá trị tổng tài sản
của Công ty là 38.261 triệu đồng, đến năm 2007 tăng lên là 52.990 triệu đồng (tăng
38,5%) và đến năm 2008 tăng lên 63.231 triệu đồng (tăng 19,32% so với năm 2007
và tăng 65,26% so với năm 2006).
- Trong cơ cấu tài sản, tài sản lưu động chiếm tỷ lệ khá cao, từ 74,12 - 78,59%.
Qua 3 năm, loại tài sản này đều có xu hướng tăng nhanh về mặt số lượng, thay đổi
không đồng đều về tỷ trọng. Nếu so sánh năm 2008 với năm 2006, loại tài sản này
tăng 18.793 triệu đồng, tương ứng tăng 62,5%.
Giống như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn của Công ty cũng có xu hướng
tăng lên về giá trị tuyệt đối và thay đổi không đều về tỷ trọng trong tổng tài sản. So
sánh năm 2008 với năm 2006, tổng giá trị tài sản dài hạn tăng 6.177 triệu đồng hay
tăng 75,39%.
Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng tài sản của Công ty, ta tiến hành phân tích
tình hình sử dụng của từng loại tài sản.
Đối với tài sản ngắn hạn:
Trong những năm qua, Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm sử dụng hợp lý
vốn lưu động. Tuy nhiên, do việc mở rộng quy mô sản xuất và do đặc điểm kinh
doanh nên trong những năm qua các loại tài sản ngắn hạn của Công ty đã có sự biến
động không đồng đều. Có thể thấy rõ nét nhất là sự tăng lên nhanh chóng của loại tài
sản ngắn hạn tiền và các khoản tương đương trong 3 năm. Nếu so sánh năm 2008 với
năm 2006, giá trị của loại tài sản này tăng 8.773 triệu đồng, tương ứng tăng 263,14%.
Trong số các loại tài sản ngắn hạn, chỉ duy nhất có tài sản ngắn hạn khác là có sự
giảm dần qua các năm, đặc biệt năm 2008 giảm 50 triệu đồng so với năm 2006 hay
giảm 83,33%. Các khoản phải thu tăng lên trong năm 2007 nhưng lại giảm nhanh vào
năm 2008. So sánh 2008-2006, các khoản phải thu cũng đã giảm rất nhanh, giảm
6.597 triệu đồng hay giảm 30,42%. Điều này thể hiện sự cố gắng của Công ty trong
việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, song kết quả đạt được vẫn chưa cao.
Xét cơ cấu các loại tài sản ngắn hạn, số liệu ở biểu 2.16 cũng cho thấy tỷ
trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn. Nếu năm 2006
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
66
giá trị hàng tồn kho chỉ chiếm 4.988 triệu đồng chiếm 16,59% thì đến năm 2008 đã
tăng lên đến 21.655 triệu đồng chiếm 44,32% trong tổng tài sản ngắn hạn. Để thấy
rõ hơn cơ cấu hàng tồn kho và nguyên nhân làm tăng hàng tồn kho trong năm 2008,
chúng ta xem xét số liệu ở bảng 2.17 như sau:
Bảng 2.17: Quy mô cơ cấu hàng tồn kho của Công ty
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2008/2006
Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % %
1. Nguyên nhiên vật liệu 2.276 45,63 2.538 53,75 5.812 26,84 3.536 255,36
2. Công cụ, dụng cụ 80 1,60 9 0,19 32 0,15 -48 40,00
3. Chi phí SXKD dở dang 2.632 52,77 1.296 27,45 13.088 60,44 10.456 497,26
4. Thành phẩm tồn kho 879 18,61 2.723 12,57 2.723
Tổng cộng 4.988 100,00 4.722 100,00 21.655 100,00 16.667 434,14
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
Số liệu bảng 2.17 cho thấy trong cơ cấu hàng tồn kho của Công ty 3 năm
qua, khoản mục nguyên vật liệu tồn kho và chi phí sản xuất dở dang chiếm tỷ trọng
cao nhất. Năm 2006 tỷ trọng 2 khoản mục này chiếm 98,4% đến năm 2008 xuống
còn 87,28%.
Xét cụ thể 2 khoản mục trên:
Đối với nguyên vật liệu tồn kho: Nguyên vật liệu tồn kho là các loại vật liệu
nhựa đường, đất cấp phối đá dăm, sắt thép,...dùng để dự trữ cho sản xuất. Xét về giá
trị, nguyên vật liệu tồn kho 3 năm có xu hướng tăng nhanh từ 2.276 triệu đồng năm
2006 đã tăng lên 5.812 triệu đồng năm 2008, tăng 155,36%. Tuy nhiên, tỷ trọng của
nó trong tổng khoản mục hàng tồn kho lại giảm từ 45,63% xuống 26,84%. Sở dĩ
giá trị nguyên vật liệu hàng tồn kho tăng nhanh vào cuối năm 2008 là do Công ty đã
đấu thầu trúng một số công trình có giá trị lớn nhưng sang đầu năm 2009 mới khởi
công như công trình Hồ Tả trạch (gói thầu số 23), công trình Trường tiểu học Kim
Long, Công trình Đê đông tây ô lâu (gói thầu số 9), Tỉnh lộ 11B,...; đồng thời một
số công trình dở dang cuối năm 2008 sang năm 2009 còn tiếp tục thi công như công
trình San lấp Phú Mậu, Trung tâm dạy nghề Hương Trà, Đê tây Hưng,...nên công
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
67
tác dự trữ nguyên vật liệu tại thời điểm cuối năm 2008 rất lớn. Mặt khác, lượng đá
đá 0,5*1, đá 1*2, đá 2*4, mìn, thuốc nổ...dự trữ ở hai mỏ khai thác chế biến đá tại
Phú Lộc và Hương Hồ tồn cuối kỳ rất lớn, dự trữ để chuẩn bị thi công những công
trình thảm betông nhựa năm 2009.
Đối với chi phí SXKD dở dang có xu hướng tăng cả giá trị và tỷ trọng. Nếu
năm 2006 chi phí SXKD dở dang chỉ là 2.632 triệu đồng chiếm 52,77% thì đến năm
2008 đã tăng lên 13.088 triệu đồng chiếm 60,44%, tăng 10.456 triệu đồng, tương
ứng 397,26%. Sở dĩ chi phí SXKD dở dang cuối kỳ lớn như vậy chủ yếu do đặc
điểm của ngành xây dựng công trình giao thông. Khi các công trình xây dựng với
quy mô càng lớn, thời gian thi công càng dài thì giá trị hàng tồn kho sẽ càng lớn.
Mặt khác, các công trình XDCB thanh toán qua nguồn vốn ngân sách nhà nước thì
việc bố trí vốn thanh toán được phê duyệt làm nhiều giai đoạn (nhiều năm) chứ
không bố trí đủ vốn một lần. Do đó các Chủ đầu tư thường căn cứ vào kế hoạch vốn
được ghi trong năm để nghiệm thu giai đoạn và thanh toán theo kế hoạch vốn đã
được duyệt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các đơn vị thi công vì
công trình XDCB thường phải thi công hoàn thành theo từng hạng mục, thi công
nhanh khi thời tiết thuận lợi, giai đoạn cuối năm phải ứng trước vốn để thi công đến
đầu năm sau khi được bố trí vốn thì có khối lượng nghiệm thu thanh toán ngay.
Một điều rõ ràng là khi giá trị khoản mục hàng tồn kho càng lớn sẽ có ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả sử dụng
vốn nói chung. Chính vì vậy, việc đẩy nhanh tiến độ thi công, nhanh chóng nghiệm
thu, bàn giao công trình là một trong những giải pháp quan trọng đối với ngành giao
thông xây dựng. Đối với Công ty, công tác nghiệm thu công trình hiện nay vẫn còn
chậm do các xí nghiệp quá tập trung vào công tác thi công mà chưa chú trọng đến
việc hoàn chỉnh các thủ tục giấy tờ liên quan đến khối lượng phát sinh, bù giá nên
khi công trình đã hoàn thành vẫn chưa quyết toán được do phần khối lượng phát
sinh, bù giá này chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng giá trị
tài sản ngắn hạn của Công ty trong thời gian qua. Năm 2008, khoản mục này vẫn
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
68
còn chiếm tới 30,88% tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của Công ty. Xem xét chi tiết khoản mục
này, số liệu bảng 2.18 cho thấy:
Biểu 2.18: Quy mô cơ cấu các khoản phải thu của Công ty
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2008/2006
Tr.đồng % Tr.đồng % Tr.đồng % %
1. Phải thu của khách hàng 21.587 99.54 24,697 95,80 14.486 96,00 -7,101 67,11
2. Trả trước cho người bán 3 0,01 784 3,04 413 2,74 410 13.766,67
3. Các khoản phải thu khác 96 0,44 298 1,16 190 1,26 94 197,92
Tổng cộng 21.686 100,00 25,779 100,00 15.089 100,00 -6.597 69,58
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
Phải thu khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng các
khoản phải thu. Năm 2006, giá trị khoản mục này là 21.587 triệu đồng, đến năm
2008 giảm xuống chỉ còn 14.486 triệu đồng, giảm 32,89%. Tuy nhiên, nó vẫn còn
chiếm tới 96% tổng giá trị các khoản phải thu. Nguyên nhân chính làm cho khoản
mục này chiếm tỷ trọng lớn là do các công trình được đầu tư từ vốn ngân sách trong
những năm qua được giải ngân rất chậm, có những công trình đã bàn giao đưa vào
sử dụng nhưng vẫn chưa thanh toán hết số nợ. Trong năm 2008, khoản phải thu
khách hàng giảm nhanh là do Công ty đã có những biện pháp tích cực trong việc thu
hồi công nợ, đồng thời một số công trình được chủ đầu tư ứng trước vốn.
Khoản mục trả trước tăng rất nhanh trong 2 năm 2007-2008 là do có một số
mặt hàng Công ty phải trả tiền trước rồi mới được nhận hàng. Tuy chiếm tỷ trọng
nhỏ xong sự tăng lên của khoản mục này cũng ảnh hưởng làm chậm vòng quay vốn
lưu động của Công ty.
Phải thu khác là khoản mục phải thu từ cá nhân, cổ tức và các đơn vị trực
thuộc có xu hướng tăng nhanh trong năm 2007 và năm 2008 có giảm xuống nhưng
so với năm 2006 vẫn tăng 97,92%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này là
do một số công trình công tác đền bù, GPMB ngân sách chưa cấp kinh phí, nên chủ
Tr
ờng
Đại
học
Kin
h tế
Hu
ế
69
đầu tư chưa đền bù để giao mặt bằng cho đơn vị thi công được. Để kịp tiến độ hợp
đồng đã ký kết, Công ty phải ứng trước kinh phí đền bù cho Chủ đầu tư.
Từ những phân tích trên cho thấy, cho dù chịu ảnh hưởng đặc điểm sản xuất
của ngành nhưng nếu Công ty có những biện pháp thích hợp thì có thể giảm bớt các
khoản phải thu và hàng tồn kho nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Đối với tài sản dài hạn:
Trở lại bảng 2.16 ta thấy trong cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty, giá trị
TSCĐ được đầu tư ngày càng tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài
sản dài hạn của Công ty. Năm 2006, khoản mục này chiếm 64,51% và sang các năm
2007-2008 đã tăng lên chiếm tỷ trọng tương ứng là 79,16% và 98,88%. So với năm
2006, tổng giá trị khoản đầu tư TSCĐ năm 2008 tăng lên 8.924 triệu đồng, tương
ứng tăng168,86%. Nguyên nhân chính là do trong thời gian qua, đặc biệt là năm
2008 Công ty đã mở rộng sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu và
lợi nhuận. Cụ thể, Công ty đã đầu tư một số máy móc thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ
thi công xây lắp, đầu tư thêm một trạm bêtông nhựa nóng với công suất 50t/h và
đầu tư mở rộng dây chuyền khai thác chế đá xây dựng ở 2 mỏ đá Hương Thọ và
Phú Lộc.
Ngoài ra, trong cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty còn có thêm các khoản
mục đầu tư tài sản tài chính và các tài sản dài hạn khác. Tuy nhiên, tỷ trọng của các
khoản mục này không lớn và tăng giảm không đáng kể qua các năm. Riêng đối với
khoản đầu tư tài chính dài hạn, đây là phần vốn nhà nước giao cho Công ty quản lý
và đầu tư cho Công ty mua cổ phần của Công ty cổ phần xây dựng giao thông Thừa
Thiên Huế từ năm 2005. Tuy nhiên phần cổ tức được chia hàng năm Sở tài chính và
Chủ sở hữu là UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra văn bản yêu cầu Công ty hạch
toán tăng vốn nhà nước chứ không hạch toán vào lợi nhuận của Công ty. Đến năm
2008 do yêu cầu SXKD cần thiết phải đầu tư mua sắm thiết bị, nâng cao năng lực sản
xuất, Công ty đã được phép bán lại số cổ phần đó và chuyển vốn về đầu tư vào SXKD.
Trên cơ sở các phân tích trên, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn của Công ty thông qua các số liệu được tập hợp ở bảng 2.19
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
70
Bảng 2.19: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
STT Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008
2008/2006
%
1 Doanh thu thuần Tr.đồng 47.025 62.767 83.027 36.002 176,56
2 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 697 864 1.413 716 202,73
3 Vốn chủ sở hữu bình quân Tr.đồng 34.378 45.625 58.110 23.732 169,03
4 Vốn cố định bình quân Tr.đồng 6.929 10.953 14.041 7.112 202,64
5 Vốn lưu động bình quân Tr.đồng 27.449 34.672 44.069 16.620 160,55
Hiệu quả sử dụng VLĐ
Số vòng quay vốn lưu động (1/5) Vòng 1,713 1,810 1,884 0,171 109,97
Hệ số sinh lời VLĐ (2/5) Lần 0,025 0,025 0,032 0,007 126,27
Hệ số đảm nhiệm VLĐ (5/1 ) Lần 0,584 0,552 0,531 -0,053 90,93
Hiệu quả sử dụng VCĐ
Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/4) Lần 6,787 5,731 5,913 -0,874 87,13
Hệ số sinh lời VCĐ (2/4) Lần 0,101 0,079 0,101 0,000 100,04
Hệ số đảm nhiệm VCĐ (4/1 ) Lần 0,147 0,175 0,169 0,022 114,77
Hiệu quả sử dụng vốn CSH
Sức sinh lời vốn CSH (2/3) Lần 0,020 0,019 0,024 0,004 119,93
Suất hao phí của vốn CSH so với
doanh thu (3/1) Lần 0,731 0,727 0,700 -0,031 95,74
Suất hao phí của vốn CSH so với
LN sau thuế (3/2) Lần 49,323 52,807 41,125 -8,198 83,38
Nguồn số liệu: Phòng Tài vụ Công ty
Thực trạng sử dụng vốn ở trên đã dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
nói chung và các loại vốn cụ thể có sự khác nhau.
*Hiệu qủa sử dụng vốn lưu động:
Số vòng quay vốn lưu động: Qua bảng 2.19 cho thấy qua 3 năm tốc độ luân
chuyển vốn lưu động của Công ty có xu hướng tăng lên. Nếu năm 2006, số vòng
quay vốn lưu động chỉ đạt 1,713 vòng/năm thì đến năm 2008 đã tăng lên đạt 1,884
vòng/năm (tăng 0,171 vòng và tăng 9,97% so với năm 2006). Tuy vậy, tốc độ luân
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
71
chuyển vốn lưu động chưa được nhanh, điều này phần nào ảnh hưởng trực tiếp hiệu
quả SXKD của Công ty, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn chỉ tiêu này.
Hệ số sinh lợi vốn lưu động: Hệ số sinh lời VLĐ thấp, năm 2008 tăng 0,007
lần và tăng 26,27% so với năm 2006. Cụ thể, năm 2006 Công ty bỏ ra 1 đồng vốn
lưu động vào phục vụ SXKD thì thu được 0,025 đồng lợi nhuận, đến năm 2008 thu
được 0,032 đồng lợi nhuận.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động: Mức đảm nhiệm vốn lưu động cho một đồng
d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai lieu (56).pdf