Luận văn Tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố Lạng Sơn

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUẢN

LÝ ĐẦU TƯ CÔNG .4

1.1. Một số khái niệm về đầu tư và đầu tư công.4

1.1.1. Khái niệm đầu tư .4

1.1.2. Khái niệm đầu tư công.4

1.2. Vai trò, đặc điểm và quản lý nhà nước về đầu tư công.9

1.2.1. Vai trò, đặc điểm của đầu tư đối với nền kinh tế .9

1.2.2. Vai trò, đặc điểm của đầu tư công.10

1.2.3. Quản lý nhà nước về đầu tư công.12

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý đầu tư công.15

1.3.1. Chỉ tiêu định lượng.15

1.3.2. Các chỉ tiêu định tính.16

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý đầu tư công.16

1.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên địa bàn.17

1.4.2. Cơ chế, chính sách quản lý đầu tư công.17

1.4.3. Bộ máy quản lý và các chủ thể tham gia quản lý nhà nước về đầu tư

công .18

1.4.4. Các nhân tố khác .19

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về quản lý đầu tư công .19

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước của một số địa phương trong và ngoài

nước về đầu tư công .19

1.5.2. Bài học đối với thành phố Lạng Sơn về quản lý đầu tư công .23

1.6. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.27

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011-

2016 .28

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Lạng Sơn.28

pdf101 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tăng cường công tác quản lý đầu tư công tại thành phố Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 1023/NQ-UBTVQH13 ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐND ngày 29/7/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn cân đối ngân sách địa phương giai đoạn 2016 – 2020 và các văn bản pháp luật có liên quan. - Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. Phân bổ kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 phải gắn chặt với quá trình tái cơ cấu đầu tư công. 40 - Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác của tỉnh. - Phân bổ chi tiết 90% số vốn kế hoạch trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020 được thông báo; 10% dự phòng để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, chủ động trong cân đối vốn trong trường hợp nguồn thu không đạt kế hoạch. - Tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ dự án quan trọng, trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Bố trí vốn tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan. -Việc bố trí vốn thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản đến ngày 31/12/2015, nhưng đến hết kế hoạch năm 2016 chưa bố trí nguồn để thanh toán. Thu hồi các khoản ứng trước theo đúng Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 246/TB- VPCP của Văn phòng Chính phủ ngày 23/8/2016. Bố trí đủ vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo dự kiến kế hoạch trung hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức hợp tác công tư (nếu có) Dự án chuyển tiếp hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020. Dự án chuyển tiếp hoàn thành sau giai đoạn 2016-2020. Sau khi bố trí đủ vốn cho các dự án nêu trên, nếu còn vốn mới xem xét bố trí cho các dự án khởi công mới. Đối với dự án khởi công mới phải lựa chọn những dự án thật sự cấp thiết, giải quyết những vấn đề bức xúc của ngành, lĩnh vực; bố trí đủ vốn kế hoạch đầu tư trung hạn theo ý kiến thẩm định của cấp có thẩm quyền về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn để hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020. Căn cứ kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước giao hằng năm, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng 41 Sơn đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và quyết định giao kế hoạch vốn cho các địa phương, đơn vị trước ngày 15/12 của năm trước năm kế hoạch; vốn giao cho các chương trình, dự án được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương. Vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Lạng Sơn đã tập trung bố trí thanh toán nợ cho dự án đã hoàn thành (thanh toán dứt điểm cho dự án đã quyết toán vốn đầu tư) và tập trung hoàn thành dự án dở dang. Thực hiện Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và công văn hướng dẫn số 7356/BKHĐT-TH ngày 28/10/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan cơ cấu lại đầu tư từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung, khắc phục dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư và đã ban hành Báo cáo số 127/BC-UBND về tình hình thực hiện cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2011- 2015, định hướng và đề xuất giải pháp thực hiện cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2016-2020 nhằm cụ thể hóa việc rà soát, phân loại, quyết định xử lý và bố trí vốn ngân sách địa phương cho các dự án theo yêu cầu quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất trong việc xác định các mục tiêu, định hướng, chính sách trong đầu tư, đi đôi với việc tiếp tục tăng cường phân cấp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành, gắn với trách nhiệm được giao. Việc phân bổ vốn đầu tư công trong giai đoạn 2011-2016 đã theo xu hướng tập trung hơn. Số dự án bố trí kế hoạch năm sau giảm so với năm trước (năm 2013 giảm 25,9%; năm 2014 giảm 6,5%; năm 2015 giảm 5,9%). Số vốn bố trí bình quân cho mỗi dự án kế hoạch năm sau cao hơn năm trước (năm 2013 là 2,54 tỷ đồng/dự án; năm 2014 là 3,25 tỷ đồng/dự án; năm 2015 là 3,48 tỷ đồng/dự án). Trong các năm 2012-2015, do thực hiện các Chỉ thị số: 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, 27/CT-TTg ngày 10/10/2012, 1427/CT-TTg ngày 28/6/2013, nên công tác xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản đã có chuyển biến, hạn chế tối đa phát sinh nợ đọng. Số nợ đọng xây dựng cơ bản tính đến 31/12/2014 theo quy định của Luật Đầu tư công là 745,5 tỷ đồng của 212 dự án (trong đó, nợ đọng nguồn vốn ngân sách nhà nước 502,5 tỷ đồng của 115 dự án; nguồn vốn trái phiếu chính phủ 150,4 tỷ đồng của 81 dự 42 án; nguồn vốn khác 92,6 tỷ đồng của 16 dự án). Trong năm 2016, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố được giao chỉ tiêu kế hoạch vốn 101,658 tỷ đồng bố trí cho 44/52 dự án. (theo Quyết định số 3568/QĐ- UBND ngày 25/12/2015 của UBND thành phố Lạng Sơn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016; Quyết định số 235/QĐ- UBND ngày 03/02/2016 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt kế hoạch phân bổ chi tiết vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2016; Quyết định số 681 /QĐ- UBND ngày 11/3/2016 của UBND thành phố về việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển năm 2016 nguồn vốn phân bổ theo Nghị quyết số 54/2011/NQ- HĐND). Trong đó: - Dự án ngân sách tỉnh: 11 dự án, với tổng số vốn 32,070 tỷ đồng (Chuyển tiếp: 09 dự án, khởi công mới: 02 dự án) - Dự án ngân sách thành phố: 39 dự án, với tổng số vốn 69,588 tỷ đồng.( Chuyển tiếp: 07 dự án; khởi công mới: 05; chuẩn bị đầu tư: 17; thanh toán DA hoàn thành: 04; Dự án đang tạm dừng: 06 dự án) - Dự án chuẩn bị đầu tư (chưa giao vốn KH 2016): 01 dự án - Dự án (PPP): 01 dự án - Tổng số 52 dự án, năm 2016 Ban đã quản lý, thực hiện gồm: dự án chuyển tiếp: 16 dự án; dự án khởi công mới: 07 dự án; thanh toán dự án đã hoàn thành: 04 dự án; dự án chuẩn bị đầu tư: 18 dự án; dự án (PPP): 01 dự án; dự án tạm dừng: 06 dự án Tính đến tháng 12/2016, có 13 dự án đã Quyết toán hoặc đang trình quyết toán vốn hoàn thành; 07 dự án cơ bản đã hoàn thành, chuẩn bị QT, 08 dự án đang thi công, 02 dự án chuẩn bị đấu thầu xây lắp, 13 dự án đang lập thiết kế sơ bộ và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, 02 dự án đang tháo gỡ GPMB thi công, 06 dự án đang tạm dừng, 01 dự án PPP đang thực hiện công tác trích đo đất dự án. - Tổng khối lượng thực hiện các dự án (ước từ khởi công đến 31/12/2016): 245,209 tỷ đồng. Trong đó: Khối lượng thực hiện năm 2016: 87,602 tỷ đồng. 43 - Tổng giải ngân thanh toán các dự án (ước lũy kế từ KC đến 30/01/2017) đạt: 259,195 tỷ đồng. Trong đó, giải ngân năm 2016 ước đạt: 72,722 tỷ đồng, đạt 72,53 % KH vốn. (Không bao gồm 944,11 triệu do Ban quản lý ĐTXD công trình Dân dụng giải ngân tạm ứng gói thầu xây lắp dự án Trạm quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường tỉnh). Tháng 12/2016, thành phố giao chi tiêu kế hoạch năm 2017, Ban tiếp tục được giao làm chủ đầu tư thêm 11 dự án chuẩn bị đầu tư, với tổng số vốn 6,535 tỷ đồng và lập đề xuất chủ trương đầu tư 05 dự án PPP; giao chỉ tiêu vốn cho 21/48 dự án chuyển tiếp thực hiện và thanh toán vốn hoàn thành, với tổng số vốn 46,277 tỷ đồng. Hiện nay, Ban đã tổ chức triển khai thực hiện có 11 dự án đang lập thiết kế sơ bộ và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, đang tiến hành lập phương án sơ bộ 02 dự án PPP, trình tỉnh xin chủ trương lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với 02 dự án PPP. 2.3.3.Về tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công Việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư công được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố Lạng Sơn tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng và theo các văn bản phân công, phân cấp của Uỷ ban nhân tỉnh Lạng Sơn như: Quyết định số 34/2016/QĐ- UBND về Ban hành quy định phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng và bao trì công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND về phân cấp chủ trì thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư, Đối với khâu chuẩn bị đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Sở Ban, ngành có liên quan căn cứ vào các Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố; Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng; các văn bản đề nghị phê duyệt kế hoạch chuẩn bị đầu tư của các cấp để lập kế hoạch chuẩn bị đầu 44 tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố được Hội đồng nhân dân tỉnh phân bổ cho UBND thành phố quản lý và quyết định đầu tư. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thành phố thay mặt UBND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư các dự án do chủ tịch UBND thành phố quyết định đầu tư; trực tiếp quản lý đối với những dự án do UBND thành phố làm chủ đầu tư và các dự án do người quyết định đầu tư giao. Các dự án có tổng mức đầu tư dự kiến lớn hơn mức Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp cho thành phố quyết định đầu tư thì Uỷ ban nhân dân thành phố phải gửi kế hoạch chuẩn bị đầu tư về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt mới được lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. Thời gian hoàn thành chậm nhất trong tháng 3 năm trước của năm kế hoạch. Kế hoạch chuẩn bị đầu tư phải nêu cụ thể danh mục các công trình được lập dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật, vị trí xây dựng, dự kiến quy mô, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, xác định rõ chủ đầu tư xây dựng công trình theo quy định hiện hành. Đối với khâu thực hiện đầu tư Trình tự các bước như sau: - Khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với dự án có yêu cầu thiết kế ba bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công, dự toán đối với dự án có yêu cầu thiết kế hai bước (gọi chung là thiết kế, dự toán): UBND thành phố đã triển khai tới các cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện các bước lập, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán theo quy định của Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003; Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây 45 dựng.Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình cơ bản được lập trên căn cứ pháp lý đầy đủ, áp dụng đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế và định mức được công bố. - Thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán: + Đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật các dự án do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư: Chủ đầu tư xây dựng công trình gửi hồ sơ Báo cáo kinh tế kỹ thuật (bao gồm cả phần thuyết minh và phần thiết kế bản vẽ thi công, dự toán đã được thẩm định và các văn bản pháp lý khác có liên quan) đến sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. + Đối với Báo cáo kinh tế kỹ thuật do Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư. Việc thẩm định thiết kế cơ sở - tổng dự toán được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư. Cơ quan đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đến cơ quan quản lý ngành, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các cơ quan khác liên quan đến dự án để tham gia ý kiến hoặc thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm thẩm định về phương án thiết kế, tổng mức đầu tư của dự án. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ để lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Ý kiến của các sở quản lý chuyên ngành là cơ sở chính để xem xét thẩm định dự án. Cụ thể: Sở Xây dựng tham gia ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở dự án đầu tư đối với công trình xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật và các dự án đầu tư xây dựng công trình khác do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham gia ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng đối với công trình thuỷ lợi, đê 46 điều và các công trình xây dựng chuyên ngành quản lý. Sở Giao thông Vận tải tham gia ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở dự án đầu tư đối với xây dựng công trình giao thông. Sở Công thương tham gia ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng đối với công trình hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành. Sở Thông tin và Truyền thông tham gia ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở dự án đầu tư đối với công trình thông tin liên lạc chuyên ngành bưu chính viễn thông. Đối với các dự án bao gồm nhiều loại công trình khác nhau thì Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở - tổng dự toán là một trong các Sở nêu trên có chức năng quản lý loại công trình quyết định tính chất mục tiêu của dự án. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình xây dựng. Trong 6 tháng đầu năm 2017, Phòng Quản lý đô thị thành phố đã tổ chức thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật của 18 công trình, trong đó 18/18 công trình phải sửa đổi hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Tổng giá trị các chủ đầu tư trình thẩm định 19.277,8 triệu đồng, giá trị dự toán xây dựng công trình sau thẩm định là 18.969 giảm -308,8 triệu đồng. Giá trị dự toán sau thẩm định có tỷ lệ % tăng cao nhất +2.65%, giảm thấp nhất -5.41%. - Thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, giao đất hoặc thuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng; rà phá bom mìn, vật nổ (nếu có): Thành phố đã huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác GPMB; thành lập tổ công tác về GPMB do đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố làm tổ trưởng để tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác này một cách nghiêm túc. Để giúp người dân kịp thời nắm bắt được các dự án, thành phố thực hiện tốt việc công bố, công khai các quy hoạch, chính sách, mục tiêu phát triển. Thành phố cũng phối hợp, huy động sự vào cuộc của các đoàn thể; tăng cường tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách, động viên, thuyết phục nhân dân chấp hành tốt chính sách GPMB, bàn giao đất và tạo điều kiện cho các dự án được triển khai. Đặc biệt, để đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thu hồi đất, thành phố chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình các bước 47 từ đo vẽ bản đồ, lập trích thửa, xác minh nguồn gốc đất. Đồng thời, nghiêm túc trong triển khai lập phương án cụ thể gửi đến người dân, qua đó kịp thời phát hiện những bất hợp lý, những vấn đề mới phát sinh trong công tác GPMB để đề xuất với thành phố có hướng giải quyết. Song song với đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền các cấp được quan tâm, nên công tác bồi thường GPMB trên địa bàn thành phố đã có chuyển biến tích cực. Đối với những dự án lớn, như: Dự án Công viên bờ sông Kỳ Cùng giai đoạn 2, khu đô thị Phú Lộc I,II,III... ảnh hưởng đến nhiều hộ dân, lãnh đạo thành phố trực tiếp gặp gỡ đối thoại, lắng nghe tâm tư để giải quyết thấu đáo, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đồng thời, có biện pháp cương quyết đối với những trường hợp cố tình không chấp hành, qua đó đảm bảo được tiến độ bàn giao đất cho chủ đầu tư triển khai các dự án. Riêng năm 2016, trên địa bàn thành phố có 13 dự án khởi công mới (01 dự án tỉnh giao), 23 dự án chuyển tiếp có trên 200 hộ dân, đơn vị bị ảnh hưởng đã kiểm đếm xong. Nhiều công trình trọng điểm thành phố đã hoàn thành công tác GPMB, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, như: xây dựng Quảng trường Trung tâm thành phố, nâng cấp công viên Hồ Phai Loạn, Công viên Phai Luông...Một số công trình còn vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng như: dự án Khu tái định cư Phú Lộc IV, đường Bông Lau, tiểu khu tái định cư khối 2, phường Vĩnh Trại. UBND thành phố đang cố gắng, nỗ lực không ngừng cùng các cấp, các ngành, đoàn thể triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành dứt điểm GPMB tạo tiền đề cho dự án hoàn thành đúng thời gian quy định. Cụ thể Dự án đường Bông Lau: Tổng kinh phí bồi thường GPMB: 10.307.978.702 đồng. Trong đó: giá trị bồi thường, hỗ trợ GPMB dự án đã được UBND thành phố phê duyệt (địa phận thành phố Lạng Sơn) là: 4.777.588.500 đồng, giá trị bồi thường, hỗ trợ dự án đã được phê duyệt (địa phận huyện Cao Lộc) là: 5.530.390.202 đồng. Hiện nay, phần tuyến đường thuộc địa phận huyện Cao Lộc của dự án chưa tiến hành triển khai thi công được do vướng mặt bằng. Trung tâm PTQĐ huyện Cao Lộc đã thực hiện xong công tác kiểm đếm và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng, đã tổ chức chi trả bồi thường cho 17/17 hộ dân và đã bàn giao được một phần mặt bằng với diện tích là: 1983,9/2433,3 m2 (đạt 81,5%).Về việc giao 48 đất tái định cư: Ngày 07/9/2016, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố tổ chức cho 05 hộ gia đình nhận đất tái định cư tại dự án: Khu tái định cư và dân cư Nam thành phố, theo hình thức bốc thăm trên sơ đồ. Các hộ gia đình đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng chưa bàn giao mặt bằng với lý do chưa có mặt bằng xây dựng nhà tại nơi ở mới. Trên cơ sở đề nghị các hộ gia đình, UBND thành phố đã cam kết về thời gian giao đất tại khu tái định cư cho các hộ gia đình và cấp GCNQSĐ, thời gian bàn giao chậm nhất trước ngày 30/6/2017; yêu cầu các hộ dân bàn giao mặt bằng trước ngày 24/11/2016 nhưng đến nay các hộ dân vẫn chưa bàn giao hết mặt bằng cho Chủ đầu tư và còn 1 phần tiền hỗ trợ bổ sung lần 2 (38.851.111 đồng theo Quyết định số 3574/QĐ-UBND, ngày 19/11/2016 của UBND huyện Cao Lộc), Ban quản lý dự án đang hoàn thiện thủ tục để chuyển tiền cho TTPT Quỹ đất huyện Cao Lộc để chi trả cho các hộ dân.Tiến độ triển khai thực hiện chậm so với kế hoạch đề ra. Theo đánh giá của TP Lạng Sơn, thực hiện công tác GPMB hiện thành phố vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc. Trên địa bàn thành phố đang triển khai rất nhiều dự án, trong khi số lượng cán bộ phòng, ban chức năng liên quan đến công tác này có hạn. Mặc dù thành phố rất tích cực tuyên truyền, vận động, nhưng một số hộ dân thiếu sự hợp tác với chính quyền trong thực hiện GPMB, vì thế đã làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Bên cạnh đó, một số chính sách về đất đai của Nhà nước chưa phù hợp với thực tế...Xác định rõ những tồn tại, vướng mắc này, thời gian tới thành phố tiếp tục huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị đối với công tác GPMB, đặc biệt là tập trung giải quyết dứt điểm từng dự án theo đúng tiến độ; tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức đối thoại, vận động các hộ dân chấp hành quyết định thu hồi đất; tăng cường phối hợp giữa các đơn vị liên quan để tổ chức tốt công tác GPMB. - Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng: Việc lựa chọn nhà thầu có ảnh hưởng lớn tới kết quả thực hiện dự án đầu tư, một nhà thầu tốt, uy tín, tiềm lực tài chính, kỹ thuật cao bao giờ cũng hoàn thành dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ và ngược lại. UBND tỉnh, thành phố luôn chú trọng chỉ đạo các phòng ban liên quan thực hiện tốt các khâu tổ chức đấu thầu và ký kết hợp đồng. Trình tự thực hiện gồm các bước sau: 49 + Bước 1 : Lập hồ sơ mời thầu: Nhằm cung cấp những chỉ dẫn, điều kiện chung và cụ thể của dự án cần thực hiện. + Bước 2: Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu: thực hiện đối với các gói thầu thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế, đối với các gói thầu đã qua sơ tuyển, các gói thầu tư vấn đã có danh sách ngắn được chọn. Thông báo mời thầu áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi và được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh. + Bước 3 : Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu: Tiếp nhận hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ và thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu, không nhận hồ sơ dự thầu hoặc tài liệu bổ sung nào, kể cả thư giảm giá sau thời điểm đóng thầu. Các hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu được xem là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu theo nguyên trạng. Hồ sơ dự thầu được quản lý tuyệt mật. + Bước 4 : Mở thầu và đánh giá xếp hạng nhà thầu: được tiến hành công khai minh bạch, nhằm chọn ra nhà thầu có tiềm lực tài chính, kỹ thuật tốt nhất và có giá thấp nhất. + Bước 5: Trình duyệt và công bố kết quả đấu thầu, thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng: Ngay sau khi có quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền, bên mời thầu tiến hành công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự, bao gồm nhà thầu trúng thầu và nhà thầu không trúng thầu về kết quả đấu thầu. Trong trường hợp không có nhà thầu nào trúng thầu hoặc huỷ đấu thầu bên mời thầu phải tiến hành thông báo cho các nhà thầu biết. Sau đó theo lịch biểu đã được thống nhất, hai bên sẽ tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng để tiến tới ký hợp đồng chính thức. - Quản lý quá trình thi công xây dựng công trình, thực hiện đầu tư dự án:Trong quá trình nhà thầu thi công dự án, các cấp chính quyền tỉnh, thành phố phải thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện, chất lượng công trình có đảm bảo theo đúng thiết kế không. Trong trường hợp không đủ điểu kiện năng lực thì phải thuê tổ 50 chức tư vấn giám sát thi công xây dựng. Khi phát hiện các sai sót phải xử lý kịp thời, nhắc nhở, phạt cảnh cáo thậm chí tước quyền nhà thầu tùy theo mức độ của sai phạm. - Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành: Định kỳ, Uỷ ban nhân dân thành phố rà soát tiến độ, khối lượng thực hiện và kế hoạch hoàn thành của các dự án đầu tư trong năm để điều chỉnh kế hoạch tạm ứng, thanh toán. Linh hoạt chuyển vốn từ các dự án đầu tư không có khả năng thực hiện sang các dự án đầu tư thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án đầu tư có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm. - Nghiệm thu công trình, dự án hoàn thành; bàn giao công trình, dự án hoàn thành vào sử dụng; vận hành, chạy thử công trình, dự án: Các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố trước khi đưa vào khai thác sử dụng đều được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Chủ tịch UBND thành phố thành lập Hội đồng nghiệm thu với sự tham gia của đầy đủ các bên có liên quan nhằm đánh giá khách quan công trình, dự án đã đảm bảo theo đúng thiết kế chưa, chất lượng chạy thử đã đạt mục tiêu đề ra chưa. Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị, trong quá trình vận hành nếu có bất cứ sai sót gì nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo đúng hợp đồng đã ký. 2.3.4. Về kiểm tra, thanh tra, đánh giá và giám sát đầu tư Thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP, ngày 30/09/2015 về giám sát và đánh giá đầu tư, trong thời gian qua hoạt động kiểm tra, thanh tra các hoạt động đầu tư công luôn được các cấp uỷ đảng, chính quyền và đoàn thể quan tâm chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm mục tiêu đầu tư và nội dung đầu tư phù hợp với kế hoạch giao, nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kiểm tra đầu tư được tiến hành trên nhiều góc độ: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, thanh tra..., đánh giá đầu tư qua 5 hình thức: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_tang_cuong_cong_tac_quan_ly_dau_tu_cong_tai_thanh_p.pdf
Tài liệu liên quan