MỤC LỤC
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn.ii
Tóm lượt luận văn.iii
Danh mục các chữ viết tắt.iv
Danh mục các sơ đồ. v
Danh mục các bảng.vi
Mục lục .viii
PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
4. Kết quả dự kiến của đề tài.2
5. Kết cấu của luận văn.3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH
CAO SU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU .4
1.1. CÂY CAO SU VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CAO SU.4
1.1.1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa kinh tế của sản xuất cao su.4
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh cao su.4
1.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây cao su .4
1.1.2.2. Đặc điểm chu kỳ cho sản phẩm của cây cao su .5
1.1.2.3. Đặc điểm thị trường và giá cả.6
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .6
1.2.1. Hiệu quả kinh doanh.6
1.2.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan .10
1.2.3. Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp.11
1.2.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải đánh giá cả về mặt định tính
và định lượng .11
1.2.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải xem xét cả lợi ích trước mắt
và lâu dài.12
1.2.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh phải xem xét cả lợi ích của doanh nghiệp,
lợi ích của người lao động và của xã hội .13
1.2.3.4. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải gắn liền với hiệu quả chính trị,
xã hội.13
1.3. TÌNH HÌNH KINH DOANH CAO SU THIÊN NHIÊN TRÊN THẾ GIỚI, Ở
NƯỚC TA VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .14
1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới .14
1.3.2. Tình hình sản xuất cao su ở nước ta .16
Trường Đại học Kinh tế Huếix
1.3.3. Vài nét về sản xuất cao su và các doanh nghiệp cao su tại địa bàn nghiên cứu 17
1.3.3.1. Tình hình phát triển cây cao su của tỉnh Quảng Bình.17
1.3.3.2. Các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành cao su ở tỉnh Quảng Bình .17
1.4. HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAO SU .19
1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.19
1.4.1.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .20
1.4.1.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .25
1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh .27
1.4.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp.28
1.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của hoạt động
kinh doanh.30
1.4.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh chi phí, kết quả, hiệu quả của các hộ kinh doanh cao
su (giai đoạn kiến thiết cơ bản, khai thác cho sản phẩm mủ tươi), giai đoạn đầu tư
KTCB đến thu hoạch mủ tươi của Công ty .33
1.4.2.4. Các chỉ tiêu hiệu quả về mặt xã hội.35
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VÀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU TẠI CÔNG TY CAO
SU VIỆT TRUNG .38
2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.38
2.1.1. Đặc điểm chung của Công ty cao su Việt Trung .38
2.1.2. Quá trình hình thành .38
2.1.3. Quá trình phát triển.39
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.41
2.1.5. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.42
2.1.6. Về cơ chế khoán nội bộ .45
2.1.7. Đặc điểm về vốn của Công ty.45
2.1.8. Đặc điểm về lao động của Công ty.47
2.1.9. Đặc điểm về chi phí .49
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .53
2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử .53
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.53
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp .53
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp.53
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích .57
2.2.3.1. Phương pháp so sánh .57
2.2.3.2. Phân tích thống kê.57
2.2.3.3. Phương pháp toán kinh tế .58
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU TẠI CÔNG
TY CAO SU VIỆT TRUNG.58
2.3.1. Kết quả kinh doanh cao su của Công ty.58
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty.60
2.3.2.1. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Công ty .61
2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty.64
2.3.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.64
2.3.2.4. Hiệu quả về mặt xã hội .66
2.3.3. Phân tích cơ chế khoán của Công ty.68
2.3.3.1. Tình hình xác định quy mô diện tích khoán bình quân của Công ty .68
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả công tác khoán cao su khai thác theo độ tuổi cây.69
2.3.3.3. Tình hình xác định đơn giá khoán của Công ty.71
2.3.3.4. Phân tích ý kiến đánh giá của CN nhận khoán về chính sách đơn giá khoán
của Công ty .74
2.3.3.5. Kiểm định phương sai (ANOVA) ý kiến của công nhân nhận khoán về mức
giá khoán hiện nay của Công ty (Theo các tiêu thức phân tổ).75
2.3.3.6. Nhận xét về đơn giá khoán của Công ty.78
2.3.4. Phân tích chất lượng dịch vụ phục vụ công tác khoán sản phẩm của Công ty.79
2.3.4.1. Các tiêu chí chính phục vụ cung cấp vật tư phục vụ sản xuất .79
2.3.4.2. Các tiêu chí của nhân viên thu mua m ủ nguyên liệu Công ty .82
2.3.4.3 Nhận xét về các tiêu chí phục vụ công tác khoán sản phẩm của Công ty .85
2.3.5. Phân tích hiệu quả đầu tư kinh doanh cao su tại Công ty (Dùng phương pháp
dòng tiền theo thời gian) .86
2.3.6. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty so sánh với các hộ kinh doanh tiểu
điền (Giai đoạn kiến thiết cơ bản, khai thác cao su mủ nước).88
2.3.7. Phân tích ý kiến của lãnh đạo Công ty và công nhân khai thác cao su về chính
sách quản lý vườn cây cao su .91
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY .94
2.4.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp .94
2.4.1.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô .94
2.4.1.2. Các yếu tố chính trị pháp lý.95
2.4.1.3. Các yếu tố tự nhiên,văn hoá- xã hội .96
2.4.1.4. Môi trường công nghệ.96
2.4.1.5. Các yếu tố quốc tế.97
2.4.1.6. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.98
2.4.1.7. Phân tích chuỗi cung cao su nguyên liệu.100
2.4.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp .102
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU CỦA CÔNG TY CAO
SU VIỆT TRUNG .105
2.5.1. Những kết quả đạt được.105
2.5.2. Những tồn tại trong hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty.106
2.5.3. Nguyên nhân chính của những tồn tại .107
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan.107
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan .107
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO
SU TẠI CÔNG TY CAO SU VIỆT TRUNG .108
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI .108
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU
TẠI CÔNG TY .109
3.2.1. Các yêu cầu cơ bản cần chú ý khi đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
kinh doanh.109
3.2.2. Các giải pháp cụ thể.109
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ vật tư kỹ thuật, dịch vụ thu mua
sản phẩm .109
3.2.2.2. Bán một phần diện tích cao su cho công nhân tự chủ động sản xuất mủnước .110
3.2.2.3. Giải pháp về công tác giao khoán.112
3.2.2.4. Giải pháp về nguồn nguyên liệu .113
3.2.2.5. Các giải pháp khác.114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.116
A. Kết luận.116
B. Kiến nghị.118
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.121
PHỤ LỤC
151 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung - Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2005 lên hơn 9
triệu đồng lợi nhuận năm 2006 và năm 2007 (tăng hơn 80%). Từ việc phân
tích số liệu ta cũng thấy được chỉ tiêu này phù hợp với chỉ tiêu năng suất lao
động, thể hiện xu hướng rất tốt của Công ty.
*) Chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động:
Chỉ tiêu thu nhập bình quân một lao động đạt hơn 19 triệu đồng năm
2006 và năm 2007 tăng so với năm 2005 là 4,773 triệu đồng một lao động. Tỷ
lệ tăng thu nhập bình quân người lao động qua các năm phù hợp với quy luật
kinh tế là tốc độ tăng tiền lương không cao hơn so với tốc độ tăng năng suất
lao động. Tuy vậy so với các đơn vị kinh doanh cao su trong nước, nhất là các
đơn vị trong Tổng Công ty cao su Việt Nam thì thu nhập của lao động của
Công ty còn ở mức thấp. Công ty cần có chính sách hợp lý vừa tạo điều kiện
tăng thu nhập cho người lao động vừa có cơ sở kích thích người lao động tăng
năng suất đưa lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.
2.3.2.4. Hiệu quả về mặt xã hội
Một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải được xem xét cả trên
khía cạnh kinh tế - xã hội. Cao su là ngành nghề kinh doanh đặc thù, nó vừa
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
67
mang lại hiệu quả kinh tế vừa mang lại hiệu quả xã hội.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, hàng năm Công ty đóng góp vào
Ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng từ các loại thuế (Thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng đất, thuế môn bài). Đây là một
phần giá trị gia tăng từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đóng góp cho
xã hội.
Công ty ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đã tạo công
ăn việc làm cho người lao động, đời sống người lao động được đảm bảo và
ngày càng được cải thiện thể hiện ở mức thu nhập bình quân hàng năm của
công nhân trên 14 triệu đồng. Không chỉ có việc làm, người lao động được
Công ty tạo điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao trình độ học vấn,
cũng như việc nâng cao trình độ quản lý của các nhân viên văn phòng. Hoạt
động của Công ty đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó việc tăng diện tích cao su đi đôi với việc tăng diện tích rừng
phòng hộ làm tăng diện tích phủ xanh đất trống đồi núi trọc (Diện tích tăng từ
2.457 ha năm 2005, 2.576 ha năm 2006 lên 2.685,4 ha năm 2007) góp phần cải
tạo môi sinh môi trường. Đặc biệt Công ty còn tham gia xây dựng các công
trình phúc lợi: đường sá, trường học, bệnh việngần đây là cầu Sông Dinh
góp phần nâng cao đời sống dân sinh trên địa bàn được thế hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8 Một số đóng góp phúc lợi có giá trị lớn của Công ty trong quá
trình hoạt động kinh doanh
Đvt:Triệu đồng
TT Công trình Số tiền đóng góp xây dựng
1 Bệnh viện Nông trường 199
2 Trường học 374
3 Đường giao thông nội Nông trường 1.695
4 Nhà ở các đơn vị 131
5 Cầu Sông Dinh 2.007
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
68
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (Từ khi thành lập đến
nay) Công ty đã đóng góp xây dựng nhiều công trình phúc lợi nhưng phải kể
đến là các công trình: Bệnh viện Nông trường được xây dựng từ khi thành lập
là nơi khám chữa bệnh cho công nhân trong Công ty và nhân dân trên địa bàn
tổng giá trị xây dựng ban đầu và sửa chữa nâng cấp lên đến 199 triệu đồng.
Trường học cho con em công nhân cũng như nhân dân trên địa bàn cũng được
Công ty quan tâm đóng góp xây dựng với số tiền 374 triệu đồng. Từ khi thành
lập hệ thống đường vận chuyển được công ty đầu tư nhằm phục vụ sản xuất
kinh doanh cho đến nay về cơ bản cơ sở hạ tầng này đã phục vụ tốt cho vận
chuyển sản phẩm, đồng thời phục vụ tốt cho việc đi lại sinh hoạt của dân cư
trên địa bàn. Bên cạnh đó Công ty còn xây dựng các nhà ở tập thể, hỗ trợ làm
nhà cho công nhân có điều kiện khó khăn với tổng trị giá 131 triệu đồng. Đặc
biệt trên địa bàn nông trường có con sông Dinh chảy qua, ngăn cách làm cho
việc đi lại giữa hai vùng bắc, nam sông Dinh khó khăn. Công ty đã cùng với
Uỷ ban thị trấn Nông trường Việt Trung phối hợp xây dựng cầu bắc qua sông
Dinh gọi là cầu Sông Dinh với trị giá lên đến 2 tỷ đồng.
Tóm lại qua phân tích một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cao su của
Công ty cao su Việt Trung ta thấy rằng trong những năm qua Công ty đã thu
được những kết quả nhất định, hoạt động kinh doanh có lãi, đảm bảo thu nhập
cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước đồng thời
mang lại hiệu quả xã hội góp phần cải thiện đời sống dân sinh trong vùng.
Tuy nhiên trong những năm qua Công ty chưa mạnh dạn tận dụng hết khả
năng của mình để khắc phục những điểm yếu, đẩy mạnh những mặt mạnh
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy hiệu quả kinh doanh của Công ty
vẫn đang ở mức thấp.
2.3.3. Phân tích cơ chế khoán của Công ty
2.3.3.1. Tình hình xác định quy mô diện tích khoán bình quân của Công ty
Đối với Công ty, việc xác định quy mô diện tích khoán chủ yếu dựa
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
in
tế H
uế
69
vào độ tuổi cây để phân ra các loại vườn cây, ngoài ra còn tuỳ tình hình cụ thể
trên từng lô: địa chất, địa hình (độ dốc), khả năng thực tế cho sản phẩm của
vườn cây và khả năng đảm nhận của công nhân để tiến hành giao khoán.
Bảng 2.9 Tình hình khoán diện tích cao su theo từng loại của Công ty
qua 3 năm 2005-2007
Đơn vị tính: Ha/1Công nhân
STT Loại vườn cây Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Cao su KTCB 2,08 2,15 1,88
2 Cao su kinh doanh
a Cao su thu bói 3,15 3,18 3,12
b Cao su mới 2,11 2,15 2,04
c Cao su Trung niên 1,92 2,05 1,84
d Cao su già 2,51 2,22 2,50
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty)
Qua số liệu ở bảng 2.9 cho thấy nhìn chung diện tích khoán của công
nhân tương đối thấp, trong đó diện tích khoán cho cao su KTCB thấp hơn
diện tích khoán cho cao su kinh doanh, mặc dù mức độ chênh lệch không
đáng kể. Chính do điều kiện tự nhiên: Địa hình, thời tiết khí hậu, đặc điểm
vườn cây ở Công ty, vì Công ty áp dụng hình thức cạo D2 nên số diện tích
khoán có phần thấp hơn các đơn vị cùng ngành trong nước.
Do cao su thu bói là loại cao su bắt đầu đưa vào kinh doanh, thường
mật độ cây cạo thấp do mở dần miệng cạo trong các năm đầu, sản lượng mủ ở
các vườn này đang thấp nên diện tích khoán đối với loại cao su này cao hơn
các loại khác, đối với cao su già cũng vậy do lúc này năng suất mủ đã giảm
nên diện tích khoán cao hơn các loại cao su mới và cao su trung niên khi mà
cây cho năng suất mủ cao, mật độ cây cạo lớn ổn định.
2.3.3.2. Phân tích hiệu quả công tác khoán cao su khai thác theo độ tuổi cây
Nhằm đánh giá hiệu quả công tác khoán đối với cao su khai thác chúng
Trư
ng Đ
ại
ọc K
inh
tế H
uế
70
tôi tiến hành điều tra 52 công nhân cao su khai thác để tiến hành so sánh hiệu
quả thu được ở các vườn cây đang ở độ tuổi khác nhau số liệu thu thập tổng
hợp ở bảng 2.10.
Bảng 2.10 So sánh hiệu quả cao su khai thác theo độ tuổi cây
tính bình quân 1 ha
TT Chỉ tiêu ĐVT CS thubói
CS
mới
CS
trung
niên
Cao su
già
I Chi phí
1.000
đồng 12.675 16.143 16.226 7.163
1 Nguyên vật liệu chính
1.000
đồng 4.791 4.800 4.756 0
2 Nguyên vật liệu phụ
1.000
đồng 195 163 165 125
3 Công khai thác
1.000
đồng 7.273 10.615 10.731 6.627
4 Công khác
1.000
đồng 416 565 574 411
II Giá trị sản xuất (GO)
1.000
đồng 25.976 41.605 41.954 23.861
III GO/ Chi phí Lần 2,05 2,58 2,59 3,33
( Nguồn : Kết quả điều tra)
Qua bảng 2.10 ta thấy vật liệu chính mà Công ty cung cấp cho công
nhân là phân bón bao gồm: Đạm, lân, ka li ở cao su thu bói, cao su mới, cao
su trung niên mức độ bón tương đương nhau xấp xỉ 4,8 triệu đồng cho 1 ha.
Riêng cao su già Công ty không tiến hành bón phân mục đích nhằm tiết kiệm
chi phí .
Về vật liệu phụ gồm: Bát, máng, dây buộc kiềng, vazơlin thì mức độ
đầu tư cho cao su thu bói cao hơn cả do đây là thời kỳ bắt đầu mở miệng cạo
nên phải sắm mới hoàn toàn 100% còn các thời kỳ sau chỉ bổ sung bát máng
là 15% mổi năm. Đối với công khai thác (lương cạo mủ) cho một ha cao su
khai thác ta thấy có sự chênh lệch giữa cao su thu bói, cao su già và cao su
mới, cao su trung niên, do mật độ cây cạo thấp, hàm lượng mủ thấp nên công
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
ế
71
khai thác trên một ha chỉ có 7 triệu đối với cao su thu bói, 6,6 triệu đối với
cao su già còn cao su mới và cao su trung niên trên 10 triệu đồng cho 1 ha
Công ty cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Công khác: Chặt kiềng, phát
hoang dại, bốc phân tương đối đồng đều giữa các loại vườn cây.
Về giá trị sản xuất thu được trên một ha: Do đang thời kỳ sung sức nên
cao su mới và cao su trung niên cho sản lượng lớn đem lại giá trị sản xuất cao
trên 41 triệu đồng. Còn cao su thu bói và cao su già sản lượng thấp hàm lượng
thấp nên giá trị sản xuất đưa lại chỉ đạt xấp xỉ 25 triệu đồng. Tuy nhiên là thời
kỳ mở đầu cho các giai đoạn sau nên cần phải đầu tư nhiều cho cao su thu bói
để thu hoạch cao ở thời kỳ mới và trung niên và tận dụng triệt để lượng mủ ở
cao su già. Chính vì thế mà các chỉ tiêu hiệu quả cho thấy các loại cao su mới
và trung niên đưa lại hiệu quả cao cứ 1 đồng chi phí tạo ra 2,58 đồng giá trị
sản xuất và 2,59 đồng giá trị sản xuất ở cao su trung niên. Do tận dụng mủ,
đồng thời không bón phân nên cao su già đã đem lại 3,33 đồng giá trị sản xuất
trên một đồng chi phí đã bỏ ra tuy nhiên Công ty cần cân nhắc trong giai đoạn
hàng hoá tiêu thụ tốt nên đầu tư phân bón cho cao su già để đem lại sản lượng
cao hơn.
Qua phân tích ta thấy Công ty cần có sự điều chỉnh đầu tư cho từng giai
đoạn để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cao su thu bói mặc dù hiệu quả
chưa cao nhưng cần phải đầu tư thêm để cây có sức cho các thời kỳ sau nhất
là phân bón, công khai thác nhằm khuyến khích người lao động cạo đúng kỹ
thuật tránh cạo chà, cạo phá nhằm đạt sản lượng cao làm hư hỏng cây ảnh
hưởng hiệu quả sau này. Để tận dụng triệt để lượng mủ còn lại ở cao su già
cần tăng cường chất kích thích mủ nhằm đưa lại hiệu quả cao hơn.
2.3.3.3. Tình hình xác định đơn giá khoán của Công ty
Chính sách đơn giá khoán của Công ty được thay đổi thường xuyên
theo tình hình tiêu thụ hàng hoá và giá bán của sản phẩm trên thị trường, mặt
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
72
khác phụ thuộc vào chính sách tiền lương của chính phủ để phù hợp với mặt
bằng chung và đảm bảo tái sức sản xuất cho người lao động.
Chính sách đơn giá khoán của Công ty thực tế đang áp dụng theo hai
đối tượng nhận khoán: CN nhận khoán cao su KTCB và CN nhận khoán cao
su khai thác.
Phương pháp xác định đơn giá khoán:
+ Đối với cao su KTCB: Hằng năm Công ty căn cứ vào tình hình địa
chất, địa hình (độ dốc), độ tuổi cây của từng lô do đội trưởng và kỹ thuật đội
giám sát xác nhận, căn cứ vào tình hình chế độ chính sách tiền lương hiện
hành mà Công ty xác định đơn giá khoán cho từng lô, các khoản chi phí vật tư
kỹ thuật do Công ty cung cấp. Hằng tháng công nhân được ứng lương 95% số
công việc đã thực hiện cuối thời kỳ KTCB nghiệm thu đường vòng nếu đạt
tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ được thanh toán. Số còn lại, nếu không đạt thì phạt, nếu
đạt vượt thì thưởng.
+ Đối với cao su khai thác: Hằng năm Công ty căn cứ vào độ tuổi cây
để xây dựng sản lượng khoán, từ đó xây dựng đơn giá khoán cơ sở. Tuỳ khả
năng cho sản lượng mủ thực tế, các điều kiện về địa hình, địa chất, khoảng
cách thực tế (Các điều kiện thực tế này do đội trưởng và kỹ thuật đội đề xuất)
mà xây dựng đơn giá cho từng lô cụ thể (Đơn giá thực tế có thể cao hơn hoặc
thấp hơn đơn giá cơ sở).
- Trách nhiệm của Công ty: Cung cấp đầy đủ phân bón, vật tư: Bát,
máng, kiềng, vazơlin,dây, dao cạo theo đúng định mức kinh tế kỹ thuật của
Công ty đã tính toán. Hằng ngày cử cán bộ và xe vận chuyển đến từng đơn vị
nghiệm thu đo hàm lượng, số lượng mủ cho từng công nhân, cuối tháng tập
hợp và tính trả lương ứng 90% cho công nhân theo sản lượng mủ quy khô và
đơn giá khoán đã giao, cuối năm tính trả phần còn lại.
- Trách nhiệm của công nhân: Hằng ngày công nhân giao nộp sản phẩm
cho Công ty, sản phẩm được quy khô thông qua việc đo hàm lượng cụ thể,
Trư
ờ g
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
73
cạo đúng quy trình kỹ thuật của Công ty hướng dẫn, có trách nhiệm bảo vệ
vườn cây, bảo vệ vật tư sản phẩm, hàng năm được cấp bổ sung vật tư: Bát,
máng theo tỷ lệ bổ sung quy định ≤15% lượng vật tư trong lô, nếu vượt quá sẽ
bị trừ vào tiền lương khoán trong năm.
Tình hình đơn giá khoán của Công ty qua 3 năm được thể hiện ở bảng
2.11. Đó là đơn giá cơ sở theo độ tuổi cây từ đó tuỳ tình hình cụ thể của từng
lô mà có đơn giá khoán thực tế. Ta thấy đơn giá khoán giữa các loại cao su có
sự khác biệt đó là do trong chu kỳ kinh doanh mủ cao su, cây ở các thời kỳ
khác nhau cho sản lượng và chất lượng mủ khác nhau. Vì vậy để đảm bảo
công bằng thu nhập đối với công nhân nhận khoán Công ty có các mức đơn
giá khoán phân biệt. Mặt khác qua các năm đơn giá khoán có điều chỉnh tăng
đó là do Công ty căn cứ vào mức tiêu thụ hàng hoá, khả năng chịu chi phí mà
có điều chỉnh tăng đơn giá khoán nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động
đảm bảo mặt bằng đời sống chung ở địa phương.
Bảng 2.11 Tình hình đơn giá khoán theo từng loại cao su của Công ty
qua 3 năm 2005-2007
STT
Đối tượng nhận
khoán
ĐVT
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
1 Cao su KTCB Đồng/công 50.200 53.600 55.700
2 Cao su khai thác
a Cao su thu bói Đồng/ Kg mủ quy khô 8.300 8.800 9.800
b Cao su mới Đồng/ Kg mủ quy khô 7.150 7.700 9.200
c Cao su Trung niên Đồng/ Kg mủ quy khô 7.050 7.350 8.700
d Cao su già Đồng/ Kg mủ quy khô 7.800 8.300 9.400
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty)
Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của chính sách khoán
sản phẩm, cần đi sâu nghiên cứu ý kiến đánh giá phản hồi của công nhân nhận
khoán về đơn giá khoán sản phẩm.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
74
2.3.3.4. Phân tích ý kiến đánh giá của CN nhận khoán về chính sách đơn
giá khoán của Công ty
Bảng câu hỏi điều tra ý kiến CN nhận khoán về đơn giá khoán của
Công ty được xây dựng với 3 cấp độ:
1= Chưa hài lòng, 2= Không ý kiến, 3= Hài lòng
Kết quả thu thập ý kiến đánh giá của các CN công nhân nhận khoán về
đơn giá khoán của Công ty, kết quả thu thập được ở bảng 2.12
Bảng 2.12 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su về đơn giá khoán
của Công ty
STT Đối tượng nhận khoán Sốphiếu
Ý kiến của CN nhận khoán
Tổng
(%)Chưahài
lòng
Không ý
kiến
Hài
lòng
1 CN nhận khoán cao su KTCB 52 48,1 50 1,9 100
a Cao su ≤ 3 năm 43 44,2 53,5 2,3 100
b Cao su 3 đến 6 năm 9 66,7 33,3 0,0 100
2 CN nhận khoán cao su KT 51 31,4 49 19,6 100
a Cao su thu bói(7-11năm) 19 68,4 31,6 0,0 100
b Cao su mới(12-17 năm) 10 20,0 70,0 10,0 100
c Cao su trung niên (18-27 năm) 20 5,0 50,0 45,0 100
d Cao su già (≥ 27 năm) 2 0,0 100,0 0,0 100
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Qua thăm dò ý kiến của CN nhận khoán cao su khai thác của Công ty,
có 31,4% ý kiến chưa hài lòng với đơn giá khoán hiện tại, 49 % CN không ý
kiến, 19,6 % ý kiến hài lòng với đơn giá khoán hiện tại của Công ty. Trong đó
công nhân nhận khoán cao su thu bói không hài lòng với đơn giá khoán hiện
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
75
tại với tỷ lệ 68,4 % ý kiến, đối với cao su trung niên tỷ lệ hài lòng về đơn giá
khoán cao hơn 45%. Do cao su thu bói mật độ cây cạo thấp, hàm lượng mủ
thấp nhưng đơn giá hiện tại không chênh lệch nhiều so với các loại cao su
khác, mặt khác đơn giá hiện tại cũng không cao chưa bù đắp được công sức
đã bỏ ra nên họ chưa hài lòng, ngược lại cao su trung niên có hàm lượng mủ
cao, mật độ cây cạo cao nên sản lượng thu được nhiều hơn.
Đối với CN nhận khoán cao su KTCB có 48,1% ý kiến chưa hài lòng
với đơn giá khoán, 50% CN không ý kiến, 1,9% ý kiến hài lòng với đơn giá
khoán hiện tại của Công ty, tỷ lệ không chênh lệch nhiều giữa 2 loại cao su
song tỷ lệ không hài lòng khá cao do đơn giá hiện tại đối với cao su kiến thiết
cơ bản thấp, thu nhập của các đối tượng này cũng thấp so với mặt bằng trong
Công ty.
Nhìn chung hầu hết các CN nhận khoán chưa thực sự hài lòng với đơn
giá khoán của Công ty, Công ty nên xem xét lại từng tiêu chí khoán để xác
định lại đơn giá khoán cho phù hợp
2.3.3.5. Kiểm định phương sai (ANOVA) ý kiến của công nhân nhận khoán
về mức giá khoán hiện nay của Công ty (Theo các tiêu thức phân tổ)
*) Kiểm định phương sai (ANOVA) ý kiến của CN nhận khoán cao su
KTCB theo các tiêu thức phân tổ về đơn giá khoán cao su KTCB
Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 2.13, cho thấy với các mức ý nghĩa
0,214 và 0,92 lớn hơn α= 0,05 nên có thể nói không có sự khác biệt có ý
nghĩa giữa các nhóm CN nhận khoán cao su KTCB theo diện tích, độ tuổi khi
đánh giá về đơn giá khoán của Công ty. Với mức ý nghĩa là 0,046 nhỏ hơn
α=0,05 nên có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm CN nhận
khoán cao su KTCB theo khoảng cách về đơn giá khoán của Công ty. Sở dĩ
có sự khác biệt này là do các CN nhận khoán vị trí các lô xa hơn 3 km là các
vùng mới khai hoang sau này địa hình khó khăn hơn, thời gian đi tới lô cũng
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
76
dài hơn, độ dốc cũng lớn hơn, Chính vì vậy độ phì nhiêu của những lô này
không tốt bằng các lô có khoảng cách nhỏ hơn 3 km, địa chất các lô này cũng
gây khó khăn cho công việc kiến thiết cơ bản chính vì vậy đơn giá hiện tại
chưa phù hợp đối với họ.
Bảng 2.13.Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su KTCB về đơn giá
khoán của Công ty theo các tiêu thức phân tổ
STT Tiêu thức phân tổ Mean
Độ lệch
chuẩn Std.
Deviation
Hệ số
F Sig
1 Tuổi cây 1,583 0,214
a Độ tuổi < 3 năm 1,58 0,54
b Độ tuổi từ 3 đến 6 năm 1,33 0,50
2 Khoảng cách 4,192 0,046
a Khoảng cách < 3 km 1,35 0,59
b Khoảng cách ≥3 km 1,66 0,48
3 Diện tích nhận khoán 0,01 0,92
a Diện tích ≤ 2 ha 1,54 0,54
b Diện tích > 2 ha 1,50 0,71
(Nguồn: Lược trích kết quả xử lý trên máy tính từ kết quả điều tra)
*) Kiểm định phương sai (ANOVA) ý kiến của CN nhận khoán cao su
khai thác theo các tiêu thức phân tổ về đơn giá khoán cao su khai thác
Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 2.14, cho thấy với mức ý nghĩa
0,000 nhỏ hơn α=0,05 nên có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các
nhóm CN nhận khoán cao su khai thác theo diện tích nhận khoán và theo số
tuổi cây về đơn giá khoán của Công ty. Sở dĩ có sự khác biệt là vì sự chênh
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
77
lệch giá giữa hai nhóm là không nhiều, nhưng đối với nhóm có diện tích
khoán lớn hơn 2 ha chủ yếu là các CN nhận khoán cao su thu bói, hay cao su
già mật độ cây cạo thấp, hàm lượng thấp nên nếu ở mức giá như vậy để đạt
được mức thu nhập như nhóm kia thì họ phải bỏ ra nhiều sức lực và thời gian
hơn chính vì vậy đại đa số họ không hài lòng với đơn giá khoán hiện tại.
Chứng tỏ đơn giá khoán cho các lô ở thời kỳ thu bói và cao su già chưa hợp
lý, Công ty cần phải xem xét lại.
Bảng 2.14 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác về đơn
giá khoán của Công ty theo các tiêu thức phân tổ
STT Tiêu thức phân tổ Mean
Độ lệch
chuẩn Std.
Deviation
Hệ số
F
Sig
1 Tuổi cây 13,038 0,000
a Cao su thu bói (7-11 năm) 1,32 0,48
b Cao su mới (12 - 17 năm) 1,90 0,57
c Cao su trung niên (18-27năm) 2,40 0,60
d Cao su già (>27 năm) 2,00 0,00
2 Khoảng cách 1,089 0,351
a Khoảng cách < 3 km 2,06 0,68
b Khoảng cách ≥ 3 km 1,80 0,72
3 Diện tích nhận khoán 27,425 0,000
a Diện tích ≤ 2 ha 2,35 0,57
b Diện tích > 2 ha 1,50 0,58
(Nguồn: Lược trích kết quả xử lý trên máy tính từ kết quả điều tra)
Với mức ý nghĩa 0,351 lớn hơn α=0,05 nên có thể nói không có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm CN nhận khoán cao su khai thác theo
khoảng cách về đơn giá khoán của Công ty.
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
78
2.3.3.6. Nhận xét về đơn giá khoán của Công ty
Cơ sở để xây dựng đơn giá khoán đến từng lô nhận khoán, từng CN
nhận khoán dựa vào mức tiêu thụ hàng hoá và khả năng trang trãi chi phí của
Công ty là tương đối phù hợp.
Về cơ bản Công ty đã có tính đến các tiêu chí về độ tuổi của cây,
khoảng cách lô để giao khoán nhằm kích thích công nhân hăng say trong công
việc được giao khoán.
Mặc dù vậy mức độ phù hợp đơn giá khoán chưa cao chỉ có 1,9% CN
nhận khoán cao su KTCB; 19,6% CN nhận khoán cao su khai thác hài lòng
với đơn giá khoán hiện tại của Công ty.
- Đối với cao su KTCB đơn giá khoán của Công ty chưa thực sự phân
biệt theo khoảng cách lô, những vùng lô xa, khó đơn giá khoán còn thấp.
- Đối với cao su khai thác chính sách phân biệt đơn giá khoán chưa có
hiệu quả đối với các loại cao su thu bói, cao su già vì ở độ tuổi này mật độ cây
cạo, hàm lượng mủ thấp đòi hỏi người cạo phải di chuyển nhiều mà lượng mủ
khô thu được không cao.
- Mặc dù thời điểm hiện tại là thời kỳ hoàng kim của mặt hàng cao su
song đơn giá khoán áp dụng của Công ty đem lại thu nhập của người lao động
chưa cao, chưa khuyến khích được người lao động trong thi đua sản xuất,
chính vì vậy mà có đến 48% CN nhận khoán cao su KTCB, 31,4 % CN nhận
khoán cao su khai thác chưa hài lòng với đơn giá khoán hiện tại.
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản đặc biệt quan trọng cho quá trình khai thác
mủ sau này, song Công ty chưa quan tâm nhiều đến công nhân chăm sóc
KTCB, mà quan tâm chủ yếu dành cho công nhân khai thác mủ, điều đó cũng
thể hiện rỏ ở tỷ lệ hài lòng về đơn giá khoán của CN nhận khoán cao su
KTCB thấp hơn CN nhận khoán cao su khai thác.
Trư
ờng
Đạ
i họ
Kin
h tế
Hu
ế
79
2.3.4. Phân tích chất lượng dịch vụ phục vụ công tác khoán sản phẩm của
Công ty
Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả bên cạnh việc các
doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí, thì các chính sách đòn bẩy (chế độ khoán
sản phẩm, chất lượng các dịch vụ kèm theo) nhằm tăng năng suất lao động
cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tăng khối lượng sản phẩm
sản xuất ra.
2.3.4.1. Các tiêu chí chính phục vụ cung cấp vật tư phục vụ sản xuất
Để biết được chất lượng của công tác giao khoán, quản lý khoán, các
dịch vụ vật tư kỹ thuật hiện nay của Công ty như thế nào, chúng tôi đưa ra các
tiêu chí chính về chất lượng phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty: Chất lượng,
số lượng, thời gian giao vật tư cho CN nhận khoán.
a) Phân tích mức độ kịp thời của Công ty trong việc cung cấp các vật tư
phục vụ sản xuất (Theo các tiêu thức phân tổ)
Bảng câu hỏi điều tra được thực hiện theo 3 cấp độ:
1= Không tốt ; 2 = Trung bình ; 3 = Tốt
+ Ý kiến của CN nhận khoán cao su KTCB về các tiêu chí phục vật tư
kỹ thuật của Công ty
Kết quả phân tích ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su KTCB về
các tiêu chí phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty được tổng hợp ở bảng 2.15.
Bảng 2.15 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su KTCB về các tiêu
chí phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty
Đơn vị tính: %
STT Tiêu chí Không tốt Trung bình Tốt Tổng
1 Đảm bảo đủ số lượng 3,8 51,9 44,3 100
2 Đảm bảo chất lượng 1,9 57,7 40,4 100
3 Đảm bảo thời gian 3,8 59,7 36,5 100
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Trư
ờng
Đạ
i ọ
c K
inh
tế H
uế
80
Cho thấy 44,3% ý kiến cho rằng Công ty giao vật tư đúng số lượng;
40,4% ý kiến cho rằng chất lượng vật tư được đảm bảo và 36,3% ý kiến cho
rằng Công ty giao vật tư đúng thời gian. Tỷ lệ ý kiến cho rằng các tiêu chí
trên là trung bình chiếm trên 50%, tỷ lệ đánh giá không tốt cho các tiêu chí là
rất thấp dưới 5%. Tuy vậy Công ty cũng cần phải cố gắng hơn nữa trong việc
đáp ứng vật tư kỹ thuật, để đảm bảo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất kinh
doanh được trôi chảy.
+ Ý kiến của CN nhận khoán khai thác cao su về tiêu chí phục vật tư kỹ
thuật của Công ty
Kết quả phân tích ý kiến đánh giá của công nhân nhận khoán cao su
khai thác về các tiêu chí phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty được tổng hợp ở
bảng 2.16
Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy 41,2% ý kiến cho rằng Công ty giao
vật tư kỹ thuật đảm bảo đủ số lượng; 56,9% ý kiến cho rằng các vật tư đảm
bảo chất lượng; 29,4 ý kiến cho rằng Công ty đã đảm bảo đúng thời gian giao
vật tư kỹ thuật, hơn 50% ý kiến cho rằng các tiêu chí trên là trung bình, số ít
không đồng ý với các tiêu chí trên.
Bảng 2.16 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác về các
tiêu chí phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty
Đơn vị tính: %
STT Tiêu chí Khôngtốt
Trung
bình Tốt Tổng
1 Đảm bảo đủ số lượng 5,9 52,9 41,2 100
2 Đảm bảo chất lượng 0,0 43,1 56,9 100
3 Đảm bảo thời gian 9,8 60,8 29,4 100
(Nguồn: Kết quả điều tra)
Trư
ờng
Đạ
i họ
c K
inh
tế H
uế
81
Qua kết quả phân tích ở trên, ta thấy chất lượng phục vụ vật tư kỹ thuật
giao khoán của Công ty chưa được tốt, đây là vấn đề Công ty cần chấn chỉnh
lại trong thời gian tới.
b) Kiểm định phương sai (ANOVA) về ý kiến của CN nhận khoán về
các tiêu chí phục vụ vật tư của Công ty
*) Kiểm định phương sai ( ANOVA) ý kiến của CN nhận khoán cao su
KTCB theo các tiêu thức phân tổ
Bảng 2.17 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su KTCB theo các
tiêu thức phân tổ về các tiêu chí phục vụ vật tư kỹ thuật của Công ty
STT Tiêu chí Mean
Quy mô diện
tích Tuổi cây Khoảng cách
Hệ số
F Sig
Hệ số
F Sig
Hệ số
F Sig
1 Đảm bảo số lượng 2,40 0,058 0,810 0,770 0,380 0,926 0,340
2 Đảm bảo chất lượng 2,38 1,099 0,300 3,017 0,089 4,196 0,046
3 Đảm bảo thời gian 2,33 0,203 0,655 0,491 0,487 1,755 0,191
(Nguồn: Lược trích kết quả xử lý trên máy tính từ kết quả điều tra)
Kết q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_cao_su_tai_cong_ty_cao_su_viet_trung_quang_binh_5893_1912165.pdf