Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Thanh Hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ. iii

DANH MỤC VIẾT TẮT, KÝ HIỆU. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ. vii

MỤC LỤC. viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.2

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.2

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN.6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .7

1.1. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM.7

1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại.7

1.1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.14

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nhtm .19

1.1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM.22

1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .28

1.2. Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.29

1.2.1. Các mô hình nghiên cứu .29

1.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM.34

1.3.1. Đối với các NHTM lớn trên thế giới.34

1.3.2. Đối với các NHTM trong nước.37

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG

TMCP QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH THANH HÓA .39

2.1 Tổng quan về ngân hàng TMCP Quân đội - chi nhánh Thanh Hóa .39

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh

Thanh Hóa.39

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Thanh Hóa .40

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức MB Thanh Hóa .40

2.2. Phân tích thực trạng NLCT của ngân hàng MB - chi nhánh Thanh Hóa.43

2.2.1. Vị thế cạnh tranh của ngân hàng .43

2.2.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng ở cấp độ nguồn lực .48

2.2.3. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng ở cấp độ phối thức thị trường .60

2.2.4. Năng lực hoạt động, kinh doanh của Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Thanh

Hóa trong 3 năm 2011 – 2013.65

2.3 Đánh giá của chuyên gia .78

2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của ngân hàng MB Thanh Hóa.78

2.3.2. So sánh năng NLCT của MB với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.94

2.4. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của MB.98

2.4.1. Ưu thế của Ngân hàng TMCP Quân đội CN Thanh Hóa .98

2.4.2. Hạn chế của Ngân hàng TMCP Quân đội CN Thanh Hóa .99

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI CN THANH HÓA.102

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng Quân đội .102

3.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh 2014 - 2019 .102

3.1.2. Định hướng hoạt động giai đoạn 2014-2019[19].102

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Quân đội - chi nhánh

Thanh Hóa.105

3.2.1. Giải pháp nâng cao uy tín và hình ảnh thương hiệu MB .105

3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ .106

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách lãi suất và phí.109

3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.110

3.2.5. Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối và chính sách xúc tiến hỗn hợp.114

3.2.6. Giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị.116

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .118

1. KẾT LUẬN.118

2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ .119

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.120

PHỤ LỤC.123

Biên bản hội đồng chấm luận văn

Nhận xét của phản biện 1 và 2

Bản giải trình chỉnh sửa luận văn

Xác nhận hoàn thiện luận văn

pdf159 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 953 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – chi nhánh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngân hàng MBBank – chi nhánh Thanh Hóa là 51 người, trong đó lao động nam là 21 người chiếm tỷ trọng 41%, số lao động nữa là 30 người chiếm tỷ trọng 59%. Qua năm 2012, tổng số lao động tăng lên thêm 7 nhân lực là 58 người và năm 2013 tổng số lao động đạt 62 người. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đa số cán bộ, nhân viên ngân hàng là đại học và sau đại học và ngày càng được nâng cao. Năm 2011, tổng số lao động của MBBank chi nhánh Thanh Hóa là 51 người thì có 3 cán bộ sau đại học, 34 lao động là trình độ đại học, 8 cao đẳng và 6 lao động phổ thông. Chỉ qua 2 năm, con số này đã được cải thiện rõ rệt. Số lao động năm 2013 có đến 9 cán bộ là trình độ sau đại học, tăng 7% so với năm 2012, số lao động là trình độ đại học tăng lên 11 người so với năm 2011, nâng số lao động trình độ đại học thành 62 người, số lao động cao đẳng, trung cấp và phổ thông giảm dần qua các năm, 2011 có 8 lao động trình độ cao đẳng và 6 lao động phổ thông, sang năm 2013 còn 4 lao động trình độ cao đẳng, trung cấp và 3 lao động phổ thông. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Bảng 2.8. Quy mô cơ cấu lao động của MBBank CN TH giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 ( + , - ) 2013/2012 ( + , - )Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số CB-CNV 51 100 58 62 7 4 Phân theo Giới tính Nam 21 41 31 53 37 60 10 7 Nữ 30 59 36 47 43 40 6 7 Phân theo Trình độ Sau đại học 3 6 5 9 9 15 2 4 Đại học, Cao đẳng 34 67 41 71 46 74 7 5 Trung cấp 8 16 7 12 4 6 -1 -3 < Trung cấp 6 12 5 9 3 4 -1 -2 (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính MBBank – chi nhánh Thanh Hóa) a. Chính sách đào tạo và phát triển con người Đào tạo và phát triển con người là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của MBBank - chi nhánh Thanh Hóa. Dựa trên kết quả khảo sát đánh giá nhu cầu đào tạo, các chương trình đào tạo và phát triển được xây dựng hàng năm với ngân sách dành cho đào tạo ngày càng tăng. Ngoài các chương trình đào tạo nội bộ, nhân viên và cán bộ của ngân hàng MBBank còn được thường xuyên tham dự các khóa đào tạo do các trung tâm đào tạo có uy tín thực hiện. Hơn nữa, những người có năng lực còn được cử tham dự các khóa học đào tạo tại nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác và phát triển. b. Chính sách đánh giá thành tích, lương thưởng và đãi ngộ Chế độ thu nhập và khen thưởng cho nhân viên Mbbank – chi nhánh Thanh Hóa gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh và chất lượng dịch vụ của mỗi người. Hàng năm, các nhân viên đều được đánh giá thành tích thông qua hệ thống ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 đánh giá kết quả công việc. Nhưng mục tiêu công việc và mục tiêu phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân đã được đăng ký từ đầu kỳ sẽ được thảo luận với cán bộ quản lý trực tiếp dựa trên những tiêu chí khoa học đã được thống nhất trên toàn chi nhánh. Ngoài 13 tháng lương được hưởng hàng năm, các nhân viên ngân hàng còn được hưởng thêm tiền lương năng suất và thưởng hoàn thành công việc cũng như tiền thưởng cho các đơn vị cá nhân tiêu biểu trong năm. 2.2.2.4. Năng lực công nghệ của Ngân hàng Chiến lược CNTT 2011-2015 của MB đã được xây dựng bài bản trong kế hoạch tổng thể chung về cơ sở hạ tầng, hệ thống ứng dụng đảm bảo an toàn, đáp ứng và dẫn dắt, đón đầu nghiệp vụ kinh doanh. Để tạo thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch, MB chú trọng phát triển và hoàn thiện hạ tầng đa kênh đạt các chuẩn mực về an toàn như EMV, PCI-DSS, liên kết hạ tầng với các đối tác khác như Viettel, Hải quan.. Hiện MBBank – chi nhánh Thanh Hóa có rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa kênh như dịch vụ tại điểm giao dịch và đối tác liên kết, dịch vụ Internet SMS Banking, Internet Banking (eMB, EMB Link), Mobile Bankplus (USD, STK, NFC), ATM, POS, Visa/Master, Contact Center. 2.2.2.5. Khả năng quản trị, điều hành của Ngân hàng Xây dựng, vận hành thành công mô hình quản trị kinh doanh của tập đoàn tài chính, thực hiện thành công giải pháp tái cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, môi trường kết nối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng - công ty, tạo năng lực cạnh tranh chung của tất cả các đơn vị: - Đổi mới, sáng tạo, không ngừng hoàn thiện mô hình kinh doanh; - Xây dựng năng lực quản trị rủi ro vượt trội; - Đầu tư hạ tầng công nghệ hiện đại, định hướng là ngân hàng hàng đứng đầu ứng dụng CNTT trong: Điều hành kinh doanh; Hỗ trợ quản trị rủi ro; Vận hành, hỗ trợ quản lý (MIS, DWH, Core ); - Nâng cao chất lượng nguồn nhân sự; - Phát triển mạng lưới với mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện, hiện đại, đa năng, phục vụ tốt nhất cho tổ chức và cá nhân, MB luôn chú trọng phát triển mạng lưới, kênh phân phối; ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế 60 - Nâng cao chất lượng toàn diện: MB không ngừng nỗ lực xây dựng các giải pháp để kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ - yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt của một Ngân hàng hàng đầu. 2.2.2.6. Văn hóa kinh doanh của Ngân hàng Văn hóa doanh nghiệp, hiểu một cách chung nhất, là phẩm chất riêng biệt của tổ chức, được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong cùng lĩnh vực. Đúc kết của các nhà kinh tế trên thế giới cho thấy, những DN có sự phát triển bền vững nhất là những DN có nền tảng văn hóa vững mạnh nhất. Nhưng văn hóa không phải là cách giao tiếp hay kinh doanh, không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo, mà phải được thấm nhuần, phải được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. Cán bộ, nhân viên của ngân hàng MBBank chi nhánh Thanh Hóa luôn đồng thuận, gắn bó, trách nhiệm, hết lòng vì sự nghiệp chung của doanh nghiệp, đặt lợi ích của MB lên trên hết, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu kinh doanh, giữ vững vị thế trong top 5 các NHTM tại Việt Nam. 2.2.3. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng ở cấp độ phối thức thị trường 2.2.3.1. Chính sách sản phẩm a. Dịch vụ huy động vốn Với nhận thức “tạo vốn là khâu mở đường, tạo mặt bằng vốn tăng trưởng vững chắc”, trong những năm qua, trong công tác huy động vốn, bên cạnh việc cố gắng duy trì khách hàng truyền thống, MB chi nhánh Thanh Hóa luôn tích cực tìm kiếm khách hàng mới, triển khai nhiều chương trình huy động vốn mới để hấp dẫn khách hàng như: huy động tiết kiệm “ổ trứng vàng”; tiết kiệm rút dần; tiết kiệm lãi suất bậc thang với mức lãi suất tăng dần theo kỳ hạn và số tiền gửi; tiết kiệm lãi suất phân tầng số dư; huy động chứng chỉ tiền gửi dài hạn VNĐ và USD; tiết kiệm dự thưởng; tiết kiệm kèm quà tặng; tiết kiệm tích lũy; kỳ phiếu; trái phiếu; tiết kiệm có mức lãi suất rút trước hạn cao hơn lãi suất không kỳ hạn, ngoài ra còn đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi bằng cách đưa ra nhiều kỳ hạn huy động kể cả 1 tuần, 2 tuần cho đến kỳ hạn 60 tháng,... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 b. Dịch vụ tín dụng Với phương châm đa dạng hóa các sản phẩm bán buôn và bán lẻ, đa dạng hóa các loại hình đầu tư, mở rộng có chọn lọc các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác, trong đó chú trọng cho vay khép kín, kết hợp đồng tài trợ và bảo lãnh dưới mọi hình thức, MB chi nhánh Thanh Hóa đã có những thành công đáng kể trong việc gia tăng quy mô tín dụng. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống phục vụ khách hàng doanh nghiệp, cá nhân như cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay thi công xây lắp, cho vay trung dài hạn đầu tư dự án mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực thi công; cho vay đồng tài trợ; cho vay hợp vốn với các Chi nhánh trong cùng hệ thống MB; cho vay các dự án ODA; tài trợ xuất khẩu; cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (nguồn JBIC); cho vay xây dựng nhà ở; cho vay mua xe ô tô; cho vay du học; lao động xuất khẩu; cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá,... c. Dịch vụ thanh toán Cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng, dịch vụ thanh toán của các NHTM ngày càng phát triển. Dịch vụ thanh toán của ngân hàng đã góp phần lưu chuyển nhanh nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, lưu thông, giảm tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế. Dịch vụ thanh toán được thực hiện tại MB chi nhánh Thanh Hóa chủ yếu bao gồm các dịch vụ sau : + Mở tài khoản thanh toán qua tài khoản cá nhân là một hình thức dịch vụ ngân hàng mới phát triển ở các NHTM nói chung và MB chi nhánh Thanh Hóa nói riêng, qua đó để dần dần nâng cao ý thức sử dụng tài khoản để thanh toán không dùng tiền mặt của người dân. Thông qua tài khoản cá nhân, MB chi nhánh Thanh Hóa bước đầu đang nghiên cứu, triển khai thực hiện các dịch vụ ngân hàng qua mạng như Internet Banking, E-banking, Home Banking, Telephone Banking,... + Chi nhánh cũng đang từng bước triển khai dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao như home banking, interbanking, telephone banking, song vẫn còn sơ khai, doanh số và số lượng khách hàng tiếp cận dịch vụ này còn hạn chế. + Một số dịch vụ khác như dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, cho thuê tài sản, MB chi nhánh Thanh Hóa đã đi được những bước đầu tiên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 2.2.3.2. Chính sách giá cả sản phẩm, dịch vụ Đối với dịch vụ ngân hàng, giá cả được thể hiện dưới hai hình thức đó là lãi suất và phí dịch vụ. Giá cả không chỉ là yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng mà còn có tác động mạnh mẽ đến quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. a. Lãi suất huy động Lãi suất huy động của MB chi nhánh Thanh Hóa được áp dụng dựa trên lãi suất cơ bản của NHNN và vẫn chịu tác động bởi quy định lãi suất trần của Ngân hàng MB đã cam kết với Hiệp hội Ngân hàng trong từng thời kỳ. Trong khi đó, trên địa bàn, các NHTM cổ phần đều đưa ra chính sách lãi suất huy động hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao. Điều này đã gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc duy trì và nâng cao nền vốn của mình. b. Lãi suất cho vay Lãi suất đầu ra của MB chi nhánh Thanh Hóa được tính toán căn cứ vào các quy định về lãi suất của NHNN Việt Nam; các quy định về lãi suất của MB; lãi suất đầu vào; mức độ rủi ro; chi phí hoạt động; lợi nhuận định mức;... chính sách khách hàng và mục tiêu đặt ra của từng thời kỳ; mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM trên địa bàn. c. Phí dịch vụ Các phí dịch vụ của MB được áp dụng linh hoạt và luôn là công cụ để thu hút khách hàng. Nhằm giúp Chi nhánh thực hiện tốt chính sách khách hàng, tăng cường thu dịch vụ, MB chi nhánh Thanh Hóa đã ban hành quy định chính sách phí áp dụng cho khách hàng truyền thống và khách hàng lớn của Chi nhánh như tiến hành giảm phí đối với Doanh nghiệp có doanh số lớn, giao dịch thường xuyên, ngoài ra còn ban hành quy chế chi hoa hồng môi giới nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ cũng ngày càng được hoàn thiện hơn. 2.2.3.3. Chính sách phân phối Sản phẩm dịch vụ của MB được phân phối chủ yếu qua một số kênh như: kênh phân phối tại quầy, kênh phân phối qua ATM, POS, Home Banking, mobilebanking, ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 internetbanking,... Hiện tại, Chi nhánh MB Thanh Hóa với Hội sở chính đang thuê ở số 253 Trần phú – phường Ba Đình – TP Thanh Hóa; phòng giao dịch số 1: Phan Chu Trinh – Điện Biên – TP Thanh Hóa; phòng giao dịch số 2: 43 Lê Hữu Lập – Lam Sơn – TP Thanh Hóa; 4 quầy giao dịch. Nhìn chung mạng lưới phân phối của MB chi nhánh Thanh Hóa còn mỏng, phân bố chưa đồng đều chỉ tập trung ở khu vực thành phố; quy mô phòng giao dịch và các điểm giao dịch còn nhỏ; cơ sở vật chất trang bị chưa bắt mắt, chưa tạo được những điểm nhấn cần thiết để thu hút khách hàng. 2.2.3.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp Nhằm kích thích việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng, gắn kết hình ảnh Ngân hàng trong tâm trí khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, đặc biệt làm tăng uy tín, thương hiệu của ngân hàng trên thị trường, MB chi nhánh Thanh Hóa luôn cố gắng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thông qua các hoạt động như : - Tuyên truyền, quảng cáo Hiện tại, MB chi nhánh Thanh Hóa thường áp dụng hình thức tuyên truyền quảng cáo phổ biến đến đông đảo đại bộ phận công chúng như: treo băng rôn trước trụ sở các điểm giao dịch của ngân hàng, in ấn các tờ rơi, tờ trình bày đẹp hiện đại, rõ ràng, hấp dẫn giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, các quy trình, thủ tục, quy định đối với từng loại nghiệp vụ để phát cho khách hàng tham khảo và chọn lựa. Thời gian quảng cáo thường được tập trung vào thời điểm như ngày lễ, dịp kỷ niệm, vào các dịp ngân hàng tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới, trong các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng,... với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn. - Tiếp thị trực tiếp MB chi nhánh Thanh Hóa thường sử dụng hình thức gửi thư ngỏ, gửi các tờ rơi để giới thiệu về thương hiệu MB và các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện có đến tận nhà khách hàng. Hằng năm đều tổ chức hội nghị khách hàng để thông qua đó tạo sự gắn bó, gần gũi, hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, MB chi nhánh Thanh Hóa còn tổ chức gặp gỡ và làm việc với lãnh đạo ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu khách hàng nhằm xúc tiến và đẩy mạnh các dịch vụ phù hợp; tổ chức giao lưu thể thao, văn hóa, văn nghệ, - Khuyến mại MB chi nhánh Thanh Hóa thực hiện đa dạng các phương thức quảng bá biểu tượng, logo, hình ảnh của mình trên các phong bì văn thư, túi đựng quà, quà tặng, tài liệu chuyên môn và bằng nhiều phương thức khuyến mại như tặng quà kỷ niệm có logo của ngân hàng (áo mưa, túi xách, mũ, áo sơ mi, ly nước uống, sổ tay, lịch năm mới); nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập MB, MB chi nhánh Thanh Hóa triển khai chương trình khuyến mại tặng áo mưa, phích nước, đồng hồ; Quốc khánh 2/9 tặng bút bi và áo sơ mi. MB chi nhánh Thanh Hóa cử cán bộ trực tiếp đến tiếp thị tại doanh nghiệp, các Sở, các Ban ngành, các trường đại học, bệnh viện,... giới thiệu và phát hành thẻ ATM, tổ chức thu (trả) tiền tại nhà cho các khách hàng có số tiền lớn. Giảm lãi suất và phí cho các khách hàng truyền thống. - Công tác chăm sóc khách hàng Gửi thư chúc mừng, tặng lẵng hoa cho doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập, Hội nghị tổng kết, Đại hội cổ đông; định kỳ gặp mặt Giám đốc, kế toán trưởng; tặng quà nhân dịp lễ, Tết; hàng năm mời doanh nghiệp dự Hội nghị khách hàng, dự lễ kỷ niệm Ngày thành lập ngành; thực hiện chính sách hiếu hỷ đối với gia đình hoặc cá nhân (Giám đốc, Kế toán trưởng, khách hàng cá nhân); triển khai dịch vụ Homebanking, thu tiền tại đơn vị,... - Các hoạt động tài trợ Hoạt động tài trợ luôn được MB quan tâm thực hiện, MB hằng năm đều có tặng học bổng cho các sinh viên học viện ngân hàng, trang bị một số máy móc thiết bị phục vụ học tập cho trường, làm nhà tài trợ chính cho một số cuộc thi như hoa hậu Việt Nam,... - Các hoạt động xã hội MB tích cực đóng góp cho sự phát triển cộng đồng: đề xuất, kêu gọi, tham gia cùng cộng đồng các doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm tỷ cho các quỹ xã hội, từ thiện,... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 Là thành viên tích cực của cộng đồng, MB chi nhánh Thanh Hóa luôn quan tâm đến cộng đồng, tích cực tham gia vào các chương trình xã hội; nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng; chương trình từ thiện xoá đói, giảm nghèo; khắc phục thiên tai; quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam; chương trình kiên cố hoá trường học; quỹ khuyến học; quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam,. 2.2.4. Năng lực hoạt động, kinh doanh của Ngân hàng Quân đội – Chi nhánh Thanh Hóa trong 3 năm 2011 – 2013 2.2.4.1. Năng lực huy động vốn Tất cả các ngân hàng thương mại để đi vào hoạt động cần phải huy động vốn. Hoạt động huy động vốn trong mỗi ngân hàng không nằm riêng lẻ mà cùng với các nghiệp vụ và dịch vụ khác hình thành nên định hướng hoạt động chung của ngân hàng. Huy động vốn là cơ sở tạo cho ngân hàng có nguồn vốn kinh doanh để thu được lợi nhận. Quan điểm của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội là: Tập chung khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế, tăng cường huy động vốn để mở rộng đầu tư là phương châm hoạt động kinh doanh. Cụ thể qua bảng số liệu 2.9, ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thanh Hóa bao gồm  Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế Mặc dù MB Thanh Hóa phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên địa bàn nhưng nguồn tiền gửi của các TCKT liên tục tăng trưởng qua các năm. Những năm mới thành lập và hoạt động do còn nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nên trong năm 2011 nguồn vốn huy động được chưa đáng kể, mới chỉ đạt 12.544 triệu VND, nhưng sang năm 2012 tỉ lệ tăng trưởng nguồn vốn nay khá cao, đạt 96,727 triệu VND, tăng 667,06% và năm 2013 tình hình kinh doanh vẫn trên đà tăng trưởng đạt 344.369 triệu VND, tăng 257,61% so với năm 2012. Trong đó nguồn tiền gửi không kỳ hạn của các TCKT năm 2011 là 12.544 triệu VND, trong năm này ngân hàng chưa huy động được nguồn vốn từ tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi ký quỹ. ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 66 Bảng 2.9. Kết quả huy động vốn của MB Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/11 2013/12 +/- % +/- % Tổng vốn huy động 45.015 280.442 542.274 234.985 522,01 261.832 93,36 1. Tiền gửi Tổ chức KTế 12.554 96.297 344.369 83.743 667,06 248.072 257,61 - Tiền gửi không kỳ hạn 12.554 41.286 113.768 28.732 228,87 72.482 175,56 - Tiền gửi có kỳ hạn 54.900 288.220 173.320 315,7 - Tiền gửi ký quỹ 111 2.381 2.270 2045,05 2. Tiền gửi dân cư 32.461 96.727 188.568 64.266 197,98 91.841 94,95 - Tiền gửi không kỳ hạn 294 1.330 4.388 1.036 352,38 3.058 229,92 - Tiền gửi có kỳ hạn 10.252 - Tiền gửi ký quỹ - Tiền gửi tiết kiệm 32.167 95.397 172.928 63.230 196,57 78.531 82,32 3. Huy động khác 87.418 9.337 -78.081 -89,32 (Nguồn: Bảng cân đối tài chính của MB Thanh Hóa)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 Bước sang năm 2012, và đặc biệt là năm 2013 tình hình khởi sắc hơn rất nhiều. Trong năm 2012, nguồn tiền gửi không kỳ hạn đạt 41.286 triệu VND tăng 228,87% và năm 2011 là 113.768 triệu VND, tăng 175,56% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của TCKT cũng tăng qua các năm, năm 2011 là thời điểm khởi đầu còn gặp nhiều khó khăn nên chưa huy động được vốn qua hình thức tiền gửi này. Tuy nhiên, bước sang năm 2012 đã đạt được 54.900 triệu VND và đến năm 2013 đã tăng thêm 315,7% là 288.220 triệu VND. Như vậy, nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được trong hai năm 2012 và 2013 nguồn tiền gửi có kỳ hạn đều có sự tăng trưởng khá cao và lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn rất nhiều, cụ thể: trong năm 2012 nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 41.286 triệu VND và nguồn tiền gửi có kỳ hạn là 54.900 triệu VND, trong năm 2013 nguồn tiền gửi không kỳ hạn là 113,768 triệu VND và nguồn tiền gửi có kỳ hạn là 288.220 triệu VND, lớn gấp 2 lần so với nguồn tiền gửi không kỳ hạn.  Nguồn tiền gửi trong dân cư Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi trong dân cư của MB Thanh Hóa có sự biến động qua các năm. Trong khi năm 2012, nguồn này đạt 96.727 triệu VND, tăng lên 64.266 triệu VND tương đương với 197,98% so với năm 2011 (đạt 32.461 triệu VND) thì đến năm 2013, nguồn huy động từ dân cư đạt 188.568 triệu VND, tăng 94,95% so với năm 2012. Nhận thấy có một điểm khác biệt rõ rệt giữa nguồn tiền gửi của các TCKT và nguồn tiền gửi của dân cư đó là nguồn tiền gửi của dân cư nhìn chung nguồn tiền gửi không kỳ hạn luôn lớn hơn so với nguồn tiền gửi có kỳ hạn, biểu hiện rõ rệt trong 2 năm 2011 và 2012. Tuy nhiên sang năm 2013 nguồn tiền này lại tăng trưởng khá cao đạt 10.252 triệu VND, dường như MB TH đã thực hiện khá tốt các trương trình quảng cáo, khuyến mại, các công tác, tác động tới tâm lý người tiêu dùn, dần xây dựng được lòng tin ở dân cư. Trong 3 năm tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại MB Thanh Hóa liên tục tăng trưởng khá cao và đồng đều, chiếm tỷ trọng cao nhất nguồn tiền gửi của dân cư. Năm 2011 tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt 32.167 triệu VND, năm 2012 tiếp tục tăng thêm 196,57% (đạt 95.397 triệu VND) và sang năm 2013 đạt 172.928 triệu VND, tăng thêm 82,32%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68  Nguồn vốn khác Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá: Dưới hình thức phát hành các chứng từ như: Chứng chỉ tiền gửi ( kỳ phiếu), trái phiếu,... Trong 2 năm hoạt động, vốn huy động thông qua kênh phát hành giấy tờ có giá cũng có sự tăng giảm không đồng đều. Năm 2011 không có nguồn huy động này là do ngân hàng mới thành lập chưa đủ điều kiện để phát hành trái phiếu, tuy nhiên bước sang năm 2012 MB Thanh Hóa đã đủ các điều kiện, tình hình huy động vốn năm 2012 vô cùng khởi sắc đạt 87.418 triệu VND, nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống trầm trọng là 9.337 triệu VND. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng đã được kể đến ở trên. Trong đó sự ảnh hưởng đặc biệt đến nó là sự biến động mạnh mẽ của thị trường. 2.2.4.2. Khả năng sử dụng vốn Đến 31/12/2013 các chỉ tiêu tín dụng của MB Thanh Hóa đã đạt được như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 Bảng 2.10. Quy mô và cơ cấu cho vay tại MB Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/11 2013/12 +/- % +/- % 1. Tổng doanh số cho vay 11.882 274.197 489.529 262.315 2.207,67 215.332 78,53 Cho vay ngắn hạn 8.000 206.194 375.010 198.194 2.477,43 168.816 81,87 Cho vay trung hạn 3.754 58.694 107.489 54.940 1.463,51 48.795 83,13 Cho vay dài hạn 3.650 3.250 -400 -10.96 Cho vay tài trợ, ủy thác đầu tư 5.659 2.851 -2.808 -49,62 Cho vay chiết khấu 128 Cho vay khác 929 2. Tổng dư nợ 3.856 51.552 75.828 47.696 1.236,93 24.276 47,09 Ngắn hạn 2.100 35.200 48.570 33.100 1.576,19 13.370 37,98 Trung và dài hạn 1.756 16.352 27.258 14.596 831.21 10.906 66,69 3. Tỉ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0,32 0,38 0,37 (Nguồn: Bảng cân đối tài chính MB Thanh Hóa)ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 Năm 2012 dư nợ tín dụng của MB Thanh Hóa có thể nói là những con số đáng nể về sự phát triển vượt bậc so với năm 2011. Năm 2011, trong khi cho vay trung hạn là 3.754 triệu VND thì đến năm 2012 tăng lên 1.463,51% đạt 58.694 triệu VND, sang năm 2013 vẫn tiếp tục tăng nhưng không đáng kể so với tỉ lệ tăng trưởng năm 2012 đạt 107.489 triệu VND tức tăng 83,13% so với năm 2012. Năm 2011 chưa thu hút được tín dụng dài hạn nhưng sang năm 2012 đạt được 3.650 triệu VND, tuy nhiên kết quả này không được duy trì tăng trưởng vào năm 2013 mà lại có xu hướng giảm xuống còn 3.250 triệu VND, tức giảm 10,96%. Cho bay tài trợ, ủy thác đầu tư cũng giống như tín dụng dài hạn, năm 2011 chưa phát sinh nhưng sang năm 2012 đạt 5.659 triệu VND và đến năm 2013 lại có xu hướng giảm xuống còn 2.851 triệu VND, tức giảm 49,62%. Về cho vay chiết khấu và các khoản cho vay khác không có gì đang kể. Tuy nhiên, khoản đáng nói ở đây là dư nợ tín dụng ngắn hạn: trong khi năm 2011 mới chỉ là 8.000 triệu VND thì năm 2012 tăng lên 2.477,43% đạt 206,194% và năm 2013 vẫn tiếp tục năm 375.010 triệu VND tức 81,87%.  Dư nợ tín dụng của MB Thanh Hóa theo các năm Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy, dư nợ tín dụng liên tục tăng dần đều qua các năm. Năm 2011 tổng dư nợ mới chỉ là 3.856 triệu đồng thì đến năm 2012 tăng lên đến 1.236,93% đạt 51.552 triệu đồng. Đến năm 2013 tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục được duy trì tăng 47,09% đạt 75.828 triệu đồng, tuy nhiên mức độ tăng trưởng không lớn như năm 2012 so với năm 2011. Điều này nghĩa là MB luôn chú trọng đến khoản cho vay ngắn hạn, khoản cho vay này mức lãi suất thấp hơn, tuy nhiên mức độ an toàn đồng vốn cao hơn nhiều so với cho vay trung và hài hạn. Hơn nữa, với các khoản cho vay ngắn hạn MB có thể vay vốn liên tục giúp MB luôn duy trì được số dư ổn định, đảm bảo kiều kiện an toàn về vốn và tài sản cho khách hàng, từ đó xây dựng được lòng tin từ khách hàng.  Cơ cấu nợ xấu của MB Thanh Hóa Chi nhánh luôn duy trì mức tăng trưởng tín dụng ổn định, kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng, tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 0,4% so với toàn ngành. Chi nhánh đã cung cấp tín dụng kịp thời cho các doanh nghiệp, cá nhân phụ vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trên địa bàn TP. Thanh Hóa và nhiều huyện trên địa bàn tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 2.2.4.3. Năng lực kinh doanh dịch vụ Mức độ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng MB – Chi nhánh Thanh Hóa: Hoạt động dịch vụ năm 2013 đã tăng so với các năm trước cả về quy mô và chất lượng. Trong năm 2013, thu từ hoạt động dịch vụ dù tăng không đáng kể so với năm 2012 nhưng các dịch vụ ngân hàng đã có nhiều cải thiện cả về chất lượng và quy mô, thuận lợi, nhanh chóng và hợp lý đối với các khách hàng. Bảng:2.11. Các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng MB Dịch vụ thẻ MB Visa Platinum và đặc quyền Thẻ New Plus Thẻ Bankplus Thẻ Active Plus MB Visa BankPlus MasterCard Thẻ MB Private/MB VIP Thẻ Sinh Viên Dịch vụ chuyển tiền qua số thẻ Tiền gửi Tiết kiệm tích lũy Thông minh Tiết kiệm truyền thống Tiết kiệm số Tiết kiệm Quân dân Tiết kiệm tích lũy dành cho CBCNV của DN lớn Tiết kiệm không kỳ hạn Tài khoản Điện tử Dịch vụ chuyển tiền Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union Dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua hệ thống SWIFT MB Mobile Money ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 Tín dụng Cho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_thuong_mai_co_phan_quan_doi_chi_nhanh_thanh_hoa_2345_1912.pdf
Tài liệu liên quan