Luận văn Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hanh Hạnh

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. viii

MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP .4

1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.4

1.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh .4

1.1.2 Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả kinh doanh.6

1.1.3 Bản chất hiệu quả sản xuất kinh doanh.7

1.1.4 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh.8

1.1.5 Sự cần thiết và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh .9

1.1.6 Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh.11

1.1.7 Phương pháp sử dụng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .16

1.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp .21

1.2 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.25

1.2.1 Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của một số doanh

nghiệp .25

1.2.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Công ty TNHH Hanh Hạnh .27

1.3 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài .28

1.3.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước .28

1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước.30

Kết luận chương 1 .32

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH HANH HẠNH .33

2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hanh Hạnh.33

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển.33

pdf87 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hanh Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả là tối đa hóa kết quả dựa trên các nguồn lực sẵn có. - Tác giả Vũ Văn Ảnh (2014) với nghiên cứu “Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn JOC Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận văn đã chỉ rõ thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty dựa trên phân tích: (i) Các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp và (ii) các nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Tác giả tập trung vào hai giải pháp chính là các biện pháp tăng doanh thu và các biện pháp giảm chi phí, đồng thời đưa ra kiến nghị đối với nhà nước và CTCP Tập đoàn JOC Việt Nam. - Tác giả Đoàn Thị Nhật Hồng (2014) với nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phầm Simco Sông Đà”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông. Tác giả đưa ra lý luận chung về hiệu quả kinh doanh, các khái niệm, nhân tố ảnh hưởng, các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh. Tác giả đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh về vốn: Cố định, lưu động, vốn kinh doanh; Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh; Hiệu quả sử dụng lao động. Từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh như hoàn thiện cơ cấu nguồn vốn, nâng cao năng lực trình độ đội ngũ lao động, nhóm giải pháp kết quả đầu ra để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của Công ty trong thời gian tới. 1.3.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung. Những nghiên cứu đi sâu vào đánh giá tác động vào khả năng sinh lời cho doanh nghiệp, một số công trình tiêu biểu: 31 - McDonald (1999) đã đưa ra chứng cứ mới về các nhân tố quyết định đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp chế tạo của nước Úc. Kết quả cho thấy, khả năng sinh lời của doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sức mạnh của công đoàn, sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, và ảnh hưởng tích cực bởi mức độ tập trung của ngành. Bên cạnh đó, có một sự ổn định trong tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của doanh nghiệp qua thời gian. Sự tăng lên của tiền lương có mối quan hệ tiêu cực với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu, điều này cho thấy các doanh nghiệp sẽ không điều chỉnh ngay lập tức giá bán theo sự tăng lên của tiền lương thực tế. Thị phần của doanh nghiệp nói chung không phải là nhân tố quyết định đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Quản trị vốn lưu động tác động đến hiệu quả kinh doanh. - Yung-Jang (2002) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm phát hiện mối liên hệ giữa quản trị thanh khoản với kết quả kinh doanh, và mối liên hệ giữa quản trị thanh khoản và giá trị Công ty của 1.555 Công ty Nhật Bản và 379 Công ty của Đài Loan trong giai đoạn 1985-1996. Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) được sử dụng làm chỉ tiêu đo lường thanh khoản và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu được sử dụng để đo lường hiệu quả kinh doanh. Kết quả từ hệ số tương quan Pearson trong các Công ty Nhật Bản chỉ ra mối tương quan âm đáng kể giữa CCC và ROA, và giữa CCC với tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu trong 5 ngành: Lương thực xây dựng, chế tạo, dịch vụ và các ngành khác, và mối tương quan dương đáng kể giữa CCC và ROA trong ngành hóa dầu và ngành vận tải. Đối với các Công ty của Đài Loan, kết quả chỉ ra tương quan âm đáng kể giữa CCC và ROA trong tất cả các ngành. Kết quả từ phân tích hồi quy xác nhận tương quan âm đáng kể giữa CCC và ROA. - Tác giả Ignatio Madanhirea, Charles Mbohwab (2016), với nghiên cứu “Enterprise resource planning (ERP) in improving operational efficiency: Case study” (Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động: Nghiên cứu điển hình). Nghiên cứu này là một cuộc điều tra về triển vọng cải thiện hiệu quả hoạt động trong một hệ thống sản xuất thông qua lập kế hoạch cho nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Điều này đã được thực hiện tại một Công ty Nam Phi sản xuất vải lanh và làm đồng phục cho ngành công nghiệp khách sạn. Điều này đã đạt được bằng cách 32 cải thiện giao tiếp hiệu quả giữa các phòng ban để đáp ứng ngày giao hàng. Khung ERP được thiết kế để giảm công việc đang tiến hành trên sàn cửa hàng và hàng tồn kho. Tích hợp các hoạt động của Công ty, truyền thông nội bộ tổ chức và rộng hơn. Hợp tác là một số trụ cột được xem xét trong quá trình để giảm vốn lưu động. Thiệt hại dưới dạng vật liệu hoặc năng lượng, hàng tồn kho, khiếm khuyết hoặc năng suất bị lãng phí, đã được loại bỏ để có hiệu quả. Giảm thời gian chu kỳ sản phẩm đã được thực hiện thông qua việc giảm thiểu. Thiết lập và trì hoãn, phối hợp bảo dưỡng máy móc với hoạt động sản xuất và tối ưu hóa không gian để sử dụng tốt hơn công nhân, thiết bị máy móc hoạt động và trạm làm việc. Kết luận chương 1 Hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Để điều hành sản xuất và kinh doanh một cách có hiệu quả phải xây dựng một cơ chế quản lý các chi phí và đưa ra một hệ thống các phương pháp quản lý giá thành sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp. Để làm được điều đó, phải tiến hành phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, yếu tố đối với giá thành sản xuất, tìm ra các nguyên nhân từ đó xây dựng các biện pháp giảm giá thành. Phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, là một trong những khâu quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Qua trình bày cơ sở lý luận đã giải quyết một số vần đề lý luận về cơ sở lý luận, nguồn thông tin, nhân tố ảnh hưởng, phương pháp phân tích và nội dung phân tích để làm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty TNHH Hanh Hạnh. 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH HANH HẠNH 2.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH Hanh Hạnh 2.1.1Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: Công Ty TNHH Một Thành Viên Hanh Hạnh Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ , vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình. Địa chỉ: tại Xóm La Mạ - Xã Lâu Thượng - Huyện Võ Nhai - Thái Nguyên. Mã số thuế: 4600945949 đăng ký & quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Võ Nhai Điện thoại: 0917133869 Từ khi thành lập cho đến nay ngoài việc liên tục phấn đấu thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh, công ty còn tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế địa phương ngày một vững mạnh. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, công ty đã nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi và đã đạt được những thành công đáng khích lệ.Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển trong giai đoạn này, công ty cũng đã gặp không ít những khó khăn do kinh tế thị trường đem lại. Khi đã vượt qua được những khó khăn thử thách công ty đã liên tục phát triển không ngừng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và ngành nghề sản xuất kinh doanh Sơ đồ 2. 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hanh Hạnh BAN GIÁM ĐỐC Bộ phận kế hoạch Bộ phận tổ chức Bộ phận vật tư Bộ phận kế toán Bộ phận an toàn LĐ Bộ phận kỹ thuật Bộ phận cơ điện Bộ phận sản xuất Bộ phận hành chính tài vụ 34 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận phòng ban như sau: + Ban Giám đốc: Người đứng đầu Công ty là giám đốc, giám đốc là người điều hành cao nhất của Công ty, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn Công ty, từ việc xây dựng chiến lược, tổ chức thực hiện đến việc kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh và lựa chọn các phương án và huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện. Giám đốc chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý con người. Giám đốc là đại diện cao nhất về pháp nhân cho Công ty, là người đại diện chủ sở hữu, chủ tài khoản và chịu trách nhiệm toàn bộ trước Nhà nước và toàn bộ Công ty. + Phòng kế hoạch: Có chức năng đề ra những kế hoạch, những chiến lược phát triển sản xuất của Công ty. + Phòng Tổ chức lao động: Có chức năng phụ trách phân phối tiền lương và quản lý lao động của toàn Công ty. + Phòng vật tư: Có chức năng phụ trách mảng vật tư đầu vào và đầu ra của Công ty. + Phòng Tài chính - kế toán: Có chức năng cân đối thu, chi ngân sách tài chính của Công ty. + Phòng An toàn: Có chức năng kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn về mọi mặt cho Công ty. + Phòng Kỹ thuật: Phụ trách mảng sáng kiến, đề tài các vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật của Công ty . + Phòng Cơ điện: Phụ trách những vấn đề liên quan đến công tác cơ, điện của Công ty. + Phòng sản xuất: Phụ trách toàn bộ mảng sản xuất, kinh doanh của Công ty + Phòng Hành chính - Hậu cần: Phụ trách về y tế, bảo vệ, hậu cần của Công ty. Từ khi thành lập cho đến nay ngoài việc liên tục phấn đấu thực hiện tốt việc sản xuất kinh doanh, công ty còn tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế địa phương ngày một vững mạnh. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, công ty đã nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi và đã đạt được những thành côngđáng khích 35 lệ. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển trong giai đoạn này, công ty cũng đã gặp không ít những khó khăn do kinh tế thị trường đem lại. Khi đã vượt qua được những khó khăn thử thách công ty đã liên tục phát triển không ngừng. 2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 [10] được trình bảy trong Bảng 2.1: 37 Bảng 2. 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Đồng TT Chỉ tiêu Mã số Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 15.768.267.551 100 10.039.474.071 100 17.289.101.410 100 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 15.768.267.511 100 10.039.474.071 100 17.289.101.410 100 Giá vốn hàng bán 11 13.253.464.782 84,051 6.725.504.909 66,991 14.556.287.397 84,193 Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 2.514.802.729 15,949 3.313.969.162 33,009 2.732.814.013 15,807 Doanh thu hoạt động tài chính 21 837.723 0,005 758.959 0,008 282.701 0,002 Chi phí tài chính 22 328.114.202 2,081 1.168.025.538 11,634 1.330.706.099 7,697 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 2.197.019.452 13,933 1.959.787.206 19,521 1.333.561.919 7,713 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 30 (9.493.202) -0,060 186.915.377 1,862 68.828.696 0,398 Thu nhập khác 31 17.300.000 0,110 250.000 0,002 - 0,000 Chi phí khác 32 5.489.000 0,055 - 0,000 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 17.300.000 0,110 (5.239.000) -0,052 - 0,000 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 7.806.798 0,050 181.676.377 1,810 68.828.696 0,398 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51) 60 7.806.798 0,050 181.676.377 1,810 68.828.696 0,398 Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm 2016 - 2018 38 Qua bảng số liệu 2.1 và các số liệu trong báo cáo kết quả kinh doanh, có thể nhận thấy rằng: * Xét giai đoạn năm 2016 - 2017: - Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016 (giảm 5.728.793.480 đồng, tương ứng với mức giảm 36,33% so với năm 2016). Việc giảm xuống mạnh của tổng doanh thu bán hàng là do năm 2016 là một năm cả nền kinh tế nói chung và ngành sản xuất kinh doanh đồ gỗ nói riêng đang trong giai đoạn khó khăn chính vì vậy mà sản phẩm tiêu thụ của công ty cũng trở nên kém hơn rất nhiều so với năm trước đó. - Giá vốn hàng bán của công ty năm 2016 cũng giảm đi khá mạnh (giảm 6.527.959.873 đồng, tương ứng với mức giảm 49,25%). Mức giảm này một phần là do tỷ lệ giảm theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, phần nữa là do DN đã có kinh nghiệm trong sản xuất nên cũng có được những nguồn cung tốt hơn và sản xuất hợp lý hơn. - Lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2017 có xu hướng tăng lên (tăng 799.166.433 đồng, tương ứng với mức 31,78%). Sở dĩ lợi nhuận gộp có tỷ lệ tăng lên như vậy là do trong năm 2016 chỉ tiêu giá vốn hàng bán đang có tỷ lệ giảm nhiều hơn so với tỷ lệ giảm của tổng doanh thu (giá vốn hàng bán giảm 49,25% trong khi đó thì tổng doanh thu chỉ có mức giảm 36,33%). - Lợi nhuận thuần từ mức âm 9.493.202 đồng đã tăng mạnh lên tới mức 186,915,377. Có được chỉ số này có thể kể tới sự đóng góp của lợi nhuận gốp tăng lên, công với chi phí quản lý DN giảm xuống, nên mặc dù chi phí tài chính có tăng cao khoảng gần 4 lần nhưng về trị số tuyệt đối thì tổng lợi nhuần thuần vẫn đạt mức dương gần 200 triệu đồng. Năm 2016, khoản thu nhập khác của công ty đạt 17.300.000 đồng trong khi chi phí khác bằng 0. Trái ngược lại thì năm 2016, thu nhập khác của công ty chỉ đạt 250.000 trong khi chi phí khác lại có mức 5.489.000 khiến cho lợi nhuận khác của năm 2017 đạt giá trị âm 5.239.000 trong khi giá trị này ở năm 2016 là 17.300.000 39 Cuối cùng ta có thể thấy rằng cả lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2017 đều có xu hướng tăng nhiều so với năm 2016, việc lợi nhuận khác trong năm 2017 ở mức âm 5.239.000 đồng cũng không làm giảm đáng kể tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập DN. Do trong giai đoạn đầu nên thuế thu nhập DN chưa phải đóng nên mức lợi nhuận sau thuế được bảo lưu bằng với mức lợi nhuận trước thuế, bằng 181.676.377 đồng. * Xét giai đoạn 2017 - 2018: Sang năm 2018 tổng doanh thu của công ty đã tăng mạnh trở lại, lên tới con số 17.289.101.410 đồng (tăng 7.249.627.339 đồng, tương ứng với mức 72,21%). - Giá vốn hàng bán của công ty cũng theo đó mà tăng lên mức 14.556.287.397 đồng (tăng 7.830.782.488 đồng, tương ứng 116,43%). Việc giá vốn tăng nhiều gần gấp rưỡi so với mức tăng của tổng doanh thu đã khiến cho lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt mức 2.732.814.013 đồng (giảm 581.155.149 đồng, tương ứng 17,54%) - Lợi nhuận thuần của công ty trong năm cũng giảm rất mạnh so với năm 2016 xuống chỉ còn 68.828.696 đồng (giảm 118.086.681 đồng, tương ứng với mức 63,18%). Có thể thấy rằng việc giảm xuống của lợi nhuận thuần chủ yếu là do kết quả yếu kém của lợi nhuận gộp của công ty trong năm. Và một yếu tố nữa ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là do trong năm nay chi phí tài chính của công ty tăng cao hơn so với năm trước, đạt mức 1.330.706.099 (tăng 162.680.561, tương ứng 13,93%). Mặc dù chi phí quản lý có giảm 31,95% (giảm 626.225.287 đồng) nhưng vẫn không bù lại những trị số ở trên khiến cho doanh thu thuần chịu ảnh hưởng khá lớn. Như vậy, mặc dù doanh thu tăng mạnh, chi phí quản lý DN giảm nhưng do giá vốn hàng bán, chi phí tài chính tăng nên cuối cùng tổng lợi nhuận trước thuế giảm mạnh xuống chỉ còn 68.828.696 đồng (giảm 112.847.681 đồng, tương ứng 62,11%). Thuế thu nhập DN vẫn chưa phải nộp nên lợi nhuận sau thuế cũng chính bằng lợi nhuận trước thuế, đạt mức ở rất thấp xấp xỉ 0,4% trên tổng doanh thu. Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu bán hàng thì năm 2017 là năm mà công ty hoạt động kém hiệu quả nhất. 40 Qua phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua ta có thể thấy rằng 2 năm 2016 và 2018 là 2 năm mà công ty có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khá tốt khi doanh thu đạt được đều trên mức 15 tỷ đồng. Tuy vậy, năm 2017 mới là năm mà công ty đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất trong 3 năm do giá vốn hàng bán chiêm tỷ lệ thấp hơn tới gần 20% so với 2 năm còn lại. 2.3 Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 2.3.1 Phân tích tình hình doanh thu Phân tích tình hình doanh thu thông qua bảng tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty TNHH Hanh Hạnh được tổng hợp như sau [11]: Bảng 2. 2 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu thuần (VND) 15.768.267.551 10.039.474.071 17.289.101.410 Chi phí BH và QLDN (VND) 2.197.019.452 1.959.787.206 1.333.561.919 Lợi nhuận sau thuế (VND) 7.806.798 181.676.377 68.828.696 Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu (%) 0,050 1,810 0,398 Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm 2016 - 2018 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản lý vì nó cho biết khả năng kiểm soát các khoản chi phí cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Qua bảng 2.2 ta có thể thấy được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đang có chiều hướng tăng trong năm 2017 nhưng lại giảm nhiều trong năm 2018, thậm chí còn thấp hơn cả năm 2016. Mặc dù chi phí bán hàng và quản lý DN có xướng giảm nhưng ROS chỉ tăng trong năm 2016 (năm có doanh thu thấp nhất), và lại giảm mạnh trong năm 2017 (năm có doanh thu cao nhất). Đây là một dấu hiệu không tốt, cho thấy ROS không ổn định. Cụ thể nhìn vào năm 2018 ta có thể thấy, tốc độ tăng của doanh thu là 172,2% trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận lại giảm 62,11% và điều này trực tiếp gây ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lời của công ty. 41 2.3.2 Phân tích sử dụng chi phí Phân tích tình hình sử dụng chi phí thông qua bảng đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí được tổng hợp như sau: Bảng 2. 3 Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng chi phí 15.778.598.436 9.858.806.653 17.220.555.415 Tổng doanh thu thuần 15.768.267.511 10.039.474.071 17.289.101.410 Tổng lợi nhuận 7.806.798 181.676.377 68.828.696 Hiệu suất sử dụng chi phí (lần) 1,001 0,982 0,996 Tỷ suất lợi nhuận/chi phí (lần) 0,000 0,018 0,004 Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm 2016 - 2018 Hiệu suất sử dụng chi phí Chỉ tiêu này cho ta biết muốn thu được một đồng doanh thu thì cần bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2016, để có được 1 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra tới 1,001 đồng chi phí. Con số này đã giảm xuống trong năm 2017 còn 0,982 đồng chi phí nhưng sau đó lại tăng lên đối chút thành 0,996 đồng vào năm 2018. Đây là số liệu còn rất cao, gần như là bằng nhau, thậm chí chi phí bỏ ra còn nhiều hơn cả doanh thu ở năm 2016. Tỷ suất lợi nhuận/chi phí Tỷ suất lợi nhuận/chi phí tại năm 2016 là bằng 0 do chi phí bỏ ra cao hơn doanh thu thu lại. Con số này tăng lên thành 0,018 vào năm 2017 nhưng lại giảm mạnh chỉ còn 0,004 vào năm 2018. Tỷ lệ này phản ánh số liệu về tổng lợi nhuận trong năm 2017 đạt mức cao nhất trong 3 năm, tiếp theo là năm 2018 với mức gần 70 triệu đồng, còn năm 2016 chỉ đạt chưa tới 8 triệu đồng. Sự giảm sụt của tỷ lệ này còn do doanh thu năm 2018 tăng nhiều so với 2017 nhưng lợi nhuận lại sụt giảm nhiều. 2.3.3Phân tích Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán qua các năm được phân tích như sau: 42 Bảng 2. 4 Tỷ lệ tăng trưởng giá vốn hàng bán Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá vốn hàng bán (VND) 13.253.464.782 6.725.504.909 14.556.287.397 Tỷ lệ tăng trưởng giá vốn hàng bán (%) - (50,75) 216,43 Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm 2016 - 2018 Nhìn vào năm 2017 ta thấy giá vốn hàng bán là 6.725.504.909, giảm 50,75% so với năm 2016. Lý do của việc giảm này một phần là do doanh thu bán hàng giảm, việc tiêu thụ những sản phẩm của công ty trong năm 2017 gặp nhiều khó khăn dẫn tới tình trạng khả năng quay vòng vốn để tiếp tục đầu tư cũng trở nên chậm chạp hơn, vì vậy mà giá vốn hàng bán trong năm này cũng giảm xuống theo xu hướng sự chậm chạp trong kinh doanh đó. Năm 2018 lại cho thấy một sự tăng đột biến lên tới 216,43% so với năm 2017. Giá vốn tăng là do doanh thu đã tăng theo gần gấp đôi, công ty có thêm nguồn vốn quay vòng để tái đầu tư sản xuất ra những sản phẩm mới, giúp cho giá vốn hàng hóa tăng lên. 2.3.4 Phân tích Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của công ty được phân tích như sau [11]: Bảng 2. 5 Tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp so với doanh thu Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Doanh thu thuần (VND) 15.768.267.551 10.039.474.071 17.289.101.410 Chi phí BH và QLDN (VND) 2.197.019.452 1.959.787.206 1.333.561.919 Tỷ trọng so với doanh thu (%) 13,93 19,52 7,71 Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm 2016- 2018 Nếu năm 2016, tỷ trọng chi phí bán hàng là 13,93% thì sang năm 2017 tỷ lệ này tăng lên tới 19,52%. Xét về mặt trị số tuyệt đối thì doanh thu năm 2017 giảm mạnh, trong khi chi phí bán hàng và quản lý DN lại giảm không đáng kể. Có thể lý giải rằng do 43 tình trạng kinh tế khó khăn vào năm 2017 khiến cho việc bán hàng của DN kém, nhưng những chi phí cho bộ máy quản lý không thể cắt giảm đi được. Việc chi phí tuyệt đối giảm đi cũng cho thấy sự cải tiến trong quản lý, nhưng do doanh thu thuần giảm nhanh hơn nhiều so với chi phí nên tỷ trọng này lại tăng lên thành 140,10%. Năm 2018, khi doanh thu tăng mạnh trở lại, chi phí bán hàng lại giảm mạnh đã làm cho tỷ trọng chi phí bán hàng và quản lý DN trên doanh thu giảm mạnh, chỉ còn 7,71%. Nhìn chung, chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là do lương công nhân viên trong công ty, chi phí tiếp khách và bổ sung lực lượng lao động. DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ nội thất khi đi vào ổn định và quản lý các khâu chặt chẽ thì sẽ đạt được hiệu quả cao về tỷ lệ này. 2.3.5 Phân tích tình hình lợi nhuận Phân tích tình hình lợi nhuận thông qua các hệ số sau: Bảng 2. 6 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình lợi nhuận Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần 19,72 25,43 18,65 Hệ số biên lợi nhuận gộp 15,95 33,01 15,81 Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay 2,02 13,43 8,09 Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm 2016 - 2018 2.3.5.1 Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE - Return On Equity) Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE) là một tổng những chỉ số giúp cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng 2.6 trên ta có thể thấy được hệ số thu nhập trên vốn cổ phần của công ty tăng vào năm 2017 nhưng lại giảm ở năm 2018. Chỉ tiêu này có nghĩa là trong năm 2017, cứ 100 đồng vốn thành viên được bỏ ra thì công ty thu về được 25,43 đồng lợi nhuận; trong khi năm 2016 là 19,72 đồng còn năm 2018 chỉ còn có 18,65 đồng. 2.3.5.2 Hệ số biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) Chỉ số này phản ánh doanh thu và lợi nhuận nếu không tính đến các khoản chi phí kinh doanh. Ta vẫn thấy một xu hướng tăng trong năm 2017 và giảm vào năm 2018. Ở năm 44 2016, cứ 100 đồng doanh thu thì công ty có 15,95 đồng thu nhập. Sang năm 2017, con số này tăng lên thành 33,01 đồng nhưng tới năm 2018 lại sụt giảm xuống chỉ còn 15,81 đồng, thấp hơn cả năm 2016. Nhìn thêm chỉ tiêu doanh thu trong năm 2018 thì có thể nhận định rằng, năm này công ty thu được ít lãi hơn so với chi phí bỏ ra và khả năng kiểm soát chi phí cũng có nhiều vấn đề. Mặc dù vậy, chúng ta không thể nhìn đơn thuần vòa chỉ số này để đánh giá toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được. 2.3.5.3 Hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi Năm 2016, chỉ tiêu này của công ty là 2,02% nó có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thì mang lại 2,02 đồng lợi nhuận cho cổ đông và chủ nợ. chỉ số này tăng cao vào năm 2017 lên tới 13,43% nhưng sau đó lại giảm xuống chưa còn ½ vào năm 2018 ở mức 8,09%. Như vậy, về tổng thể, lợi nhuận cho thành viên góp vốn và chủ nợ là tăng lên ở những năm sau này. Đây cũng là con số mang lại lòng tin cho các những người đóng góp tài chính cho công ty. 2.3.6 Phân tích tình hình tài sản 2.3.6.1Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA - Return On Asset) Chỉ tiêu ROA được tính toán ở bảng dưới đây: Bảng 2. 7 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Lợi nhuận sau thuế (VND) 7.806.798 181.676.377 68.828.696 Tổng tài sản (VND) 17.348.440.600 17.567.433.400 17.812.962.800 ROA (%) 0,045 1,034 0,386 Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp các năm 2016 - 2018 Qua bảng chỉ tiêu ROA cho thấy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của DN có biến động khá nhiều, nhất là trong năm 2017; từ tỷ lệ 0,045% năm 2016 lên 1,034%. Nhưng ngay sau đó, năm 2018 thì tỷ lệ này lại sụt giảm nhanh chóng xuống con số 0,386%. Mặc dù năm 2018 chỉ tiêu ROA là khá cao so với năm 2016 nhưng đã sụt giảm gần 2/3 so với năm 2017. Chỉ tiêu này có ý nghĩa là 1 đồng tài sản mà công ty bỏ 45 ra sẽ thu về lần lượt là 0,045 đồng; 1,034 đồng và 0,386 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay tại các năm 2016; 2017 và 2018 2.3.6.2 Hiệu quả sử dụng t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_cua_cong_ty_t.pdf
Tài liệu liên quan