MỤC LỤC
Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu . iv
Danh mục sơ đồ , biểu đồ.v
Danh mục bảng . vi
Mục lục. vii
PHẦN I. MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.1
2. Mục tiêu nghiên cứu .2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2
4. Cấu trúc của luận văn .3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.4
1.1. Khái niệm thương mại.4
1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế5
1.2.1. Khái niệm Doanh nghiệp thương mại .5
1.2.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp thương mại .5
1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường.6
1.3. Khái niệm, phân loại, đặc điểm và vai trò vốn kinh doanh trong các doanh
nghiệp thương mại .6
1.3.1. Khái niệm vốn của doanh nghiệp .6
1.3.2. Phân loại vốn kinh doanh .8
1.3.3. Đặc điểm hoạt động của vốn kinh doanh .11
1.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp thương mại .14
1.4.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh .14
1.4.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp .15
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn .16
1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thương mại20
1.5. Phương pháp nghiên cứu.24
1.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu.24
1.5.2. Phương pháp phân tích số liệu .25
CHƯƠNG II: HIỂU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP THƯƠNG MẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2007-2011 . 28
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế .28
2.1.1. Lịch sử hình thành tỉnh Thừa Thiên Huế .28
2.1.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.28
2.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng .30
2.1.4. Đặc điểm về dân số và lao động.31
2.1.5. Đặc điểm kinh tế-xã hội .32
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011 .34
2.2.1. Số lượng doanh nghiệp.35
2.2.2. Số lượng lao động.37
2.2.3. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp thương
mại trên địa bàn giai đoạn 2007-2011.41
2.3. Thực trạng tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh
nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2007-2011.43
2.3.1. Tình hình tổ chức quản lý vốn kinh doanh.43
2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.47
2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các
doanh nghiệp thương mại giai đoạn 2007-2011 .53
2.3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh
nghiệp thương mại điều tra.61
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .81
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế .81
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2011-2015 .81
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020.81
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp
thương mại trên địa bàn .82
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn cho hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp thương mại.83
3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển thương mại trên địa bàn84
3.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng.89
3.2.4. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi cho doanh nghiệp thương mại.89
3.2.5. Giải pháp giảm chi phí kinh doanh (đối với các doanh nghiệp) .91
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.94
1. Kết luận.94
2. Kiến nghị .95
TÀI LIỆU THAM KHẢO.98
PHỤ LỤC.101
Biên bản của Hội đồng chấm luận văn và nhận xét của phản biện .139
138 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nguyên nhân do năm 2008-2009 ảnh hưởng của khủng khoảng tài chính
khu vực, cuối năm 2009 Chính phủ sử dụng chính sách kích cầu, giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp nên tỷ suất sinh lợi có tăng lên. Năm 2010 một đồng vốn lưu
động tạo ra 0,02 đồng lợi nhuận, so năm 2009 giảm -0,02 đồng, và năm 2011
cũng tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận, bằng năm 2010. Riêng năm 2011, do nền
kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp khó khăn về vốn, Chính phủ đã quyết định
giãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp nộp đầy đủ thuế
doanh nghiệp thì tỷ suất sinh lợi sẽ thấp hơn thực tế.
Thứ tư, Sức sản xuất vốn lưu động giảm xuống, năm 2007 để tạo ra 1 đồng
doanh thu cần 0,17 đồng vốn lưu động; tương ứng năm 2008 là 0,19 đồng, tăng 0,2
đồng so năm 2007; 2009 là 0,20 đồng, so năm 2008 tăng 0,01 đồng; năm 2010 là
0,22 đồng, tăng so năm 2009 là 0,02 đồng, năm 2011 là 0,27 đồng, tăng so năm
2010 là 0,05 đồng.
Như vậy, cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu
động đạt thấp, không ổn định và có xu hướng không thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh, do: Hiệu suất sử dụng (số vòng quay) VLĐ giảm dần qua các năm;
độ dài vòng quay VLĐ tăng lên hằng năm; tỷ suất sinh lợi vốn lưu động đạt thấp và
có xu hướng giảm; sức sản xuất VLĐ ngày một giảm xuống.
2.3.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Trong nguồn vốn kinh doanh, đứng trên giác độ quyền sở hữu thì có nguồn
vốn chủ sở hữu và vốn vay. Vốn chủ sở hữu là phần vốn do Nhà nước giao cho
doanh nghiệp nhà nước; vốn cổ phần, vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tư nhân. Vốn chủ
sở hữu được sử dụng lâu dài, không phải trả lãi cho vốn cổ phần đã huy động được
mà sẽ chia lợi tức cổ phần cho các chủ sở hữu theo kết quả và hiệu quả kinh doanh
của DNTM và theo điều lệ của DNTM, hoặc theo quy định của Nhà nước.
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có ý nghĩa quan trọng, giúp
cho các doanh nghiệp tìm ra đước các giải pháp hữu hiệu để quản lý tốt nguồn vốn.
Bảng 2.10. cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu như sau:
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
Thứ nhất, Hiệu suất sinh lợi vốn chủ sở hữu từ năm 2008-2009 có su hướng
tăng lên từ 0,0402 lần năm 2007 tăng lên 0,0435 lần năm 2008 và 0,0531 lần năm
2009. Nhưng năm 2010 giảm xuống còn 0,0367 lần và năm 2011 là 0,0309. Cho
thấy, tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu đạt thấp và có xu hướng giảm dần.
Thứ hai, tỷ số tổng nguồn vốn năm 2008 đạt 1,899 lần, giảm so năm 2007
là -0,057 lần; nhưng năm 2009 đạt 2,083 lần tăng so năm 2008 là 0,184 lần; năm
2010 đạt 2,174 lần tăng so năm 2009 là 0,091 lần; năm 2011 đạt 2,226 lần, tăng
0,052 lần so năm 2010. Nguyên nhân, tốc độ tăng tổng vốn (bình quân hằng năm
tăng 36%) nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn chủ sở hữu (bình quân hằng năm
tăng 32,85%).
Bảng 2.10. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp thương mại
giai đoạn 2007-2011
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011
1.Tổng nguồn vốn bình quân (V) tỷ đồng 1.208,0 1.657,4 2.301,1 3.066,3 4.284,8
1.1. Vốn chủ sở hữu (VSH) tỷ đồng 617,5 872,9 1.104,6 1.410,2 1.925,0
1.2. Nợ phải trả (NPT) tỷ đồng 590,5 784,5 1.196,6 1.656,1 2.359,8
2. Tổng doanh thu (R) tỷ đồng 5.425,6 6.513,1 8.244,2 9.585,7 11.081,4
3. Lợi nhuận sau thuế (Ps) tỷ đồng 24,8 38,0 58,6 51,8 59,4
4. Các chỉ tiêu hiệu quả
4.1. Hiệu sinh lời VSH=Ps/VSH lần 0,0402 0,0435 0,0531 0,0367 0,0309
4.2. Tỷ số nguồn vốn= V/VSH lần 1,956 1,899 2,083 2,174 2,226
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm).
Như vậy, Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của các DNTM trên địa bàn giai
đoạn 2007-2011 thấp, chưa ổn định, tăng trưởng theo chiều rộng tức phụ thuộc vào
tốc độ tăng vốn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các
doanh nghiệp thương mại giai đoạn 2007-2011
Qua phân tích cho thấy, hiệu quả SXKD của các DNTM giai đoạn 2007-
2011 tuy vẫn đảm bảo có lợi nhuận, nhưng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có su
hướng giảm dần. Cho thấy, kinh doanh thương mại chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các
chính sách vĩ mô và tăng nguồn vốn là chính, còn bản thân doanh nghiệp còn nhiều
hạn chế. Để làm rõ vấn đề này ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn của các DNTM giai đoạn 2007-2011.
2.3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Từ bảng 2.9. sử dụng phương pháp số chênh lệch để lượng hóa các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DNTM, ta
tiến hành xem xét:
Thứ nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng VKD (HVKD)
Bảng 2.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng VKD
Năm so sánh
Chênh lệch hiệu suất
sử dụng VKD
Các nhân tố ảnh hưởng
Tăng +
Giảm –
(lần)
(%)
Doanh thu Vốn kinh doanh
+/- (lần) % +/- (lần) %
2008 so 2007 -0,5614 -12,5 0,9002 20,0 -1,4616 -32,5
2009 so 2008 -0,3473 -8,8 1,0445 26,6 -1,3915 -35,4
2010 so 2009 -0,4566 -12,7 0,5830 16,3 -1,0396 -29,0
2011 so 2010 -0,5399 -17,3 0,4878 15,6 -1,0277 -32,9
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm và tính toán của tác giả).
Bảng 2.11. cho thấy: Năm 2008 hiệu suất sử dụng VKD giảm -0,5614 lần,
hay giảm (-)12,5% so năm 2007, là do: doanh thu tăng 1.087,5 tỷ đồng, hay tăng
20,0% làm cho hiệu suất sử dụng VKD tăng 0,9002 lần hay 20,0%, VKD tăng
449,4 tỷ đồng, hay tăng 37,2% làm hiệu suất sử dụng VKD giảm -1,4616 lần hay
giảm (-) 32,5%; Năm 2009 so 2008 hiệu suất sử dụng VKD giảm -0,3473 lần, hay
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
giảm (-) 8,8%, là do: doanh thu tăng 1.731,1 tỷ đồng, hay tăng 26,6% làm hiệu suất
sử dụng VKD tăng 1,0445 lần, hay tăng 26,6%, VKD tăng 643,7 tỷ đồng, hay tăng
38,8% làm hiệu suất sử dụng VKD giảm -1,3915 lần, hay giảm (-) 35,4%; Năm
2010 so 2009 hiệu suất sử dụng VKD giảm -0,4566 lần, hay giảm (-) 12,7% là do:
doanh thu tăng 1.341,5 tỷ đồng, hay tăng 16,3% làm hiệu suất sử dụng VKD tăng
0,5830 lần, hay tăng 16,3%, VKD tăng 765,2 tỷ đồng, hay tăng 33,3% làm hiệu suất
sử dụng vốn giảm -1,0396 lần, hay giảm (-) 29,0%; Năm 2011 so 2010 hiệu suất sử
dụng VKD giảm -0,5399 lần, hay giảm (-) 17,3%, là do: doanh thu tăng 1.495,7 tỷ
đồng, hay tăng 15,6% làm hiệu suất sử dụng VKD tăng 0,4878 lần, hay tăng 15,6%,
VKD tăng 1.318,5 tỷ đồng, hay tăng 43,0% làm hiệu suất sử dụng VKD giảm -
1,0277 lần, hay giảm (-) 32,9%.
Kết quả phân tích cho thấy, thời kỳ 2007-2011, hiệu suất sử dụng vốn tăng là
do doanh thu tăng, còn vốn kinh doanh tăng làm giảm hiệu suất sử dụng vốn kinh
doanh giảm. Nhưng, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh và doanh thu tăng chậm hơn
tốc độ tăng vốn, dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh đạt thấp, và có su hướng
giảm.
Thứ hai: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lời vốn kinh doanh
(TPVKD)
Bảng 2.12. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lợi VKD
Năm so sánh
Chênh lệch hiệu suất
sinh lợi VKD
Các nhân tố ảnh hưởng
Tăng +
Giảm –
(lần)
(%)
Lợi nhuận Vốn kinh doanh
+/- (lần) % +/- (lần) %
2008 so 2007 0,0024 11,7 0,0109 53,2 -0,0085 -41,5
2009 so 2008 0,0025 10,9 0,0124 54,2 -0,0099 -43,3
2010 so 2009 -0,0086 -33,9 -0,0029 -11,6 -0,0057 -22,3
2011 so 2010 -0,0030 -17,9 0,0025 14,7 -0,0055 -32,6
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm và tính toán của tác giả).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Bảng 2.12. cho thấy so năm 2007: năm 2008 hiệu suất sinh lợi VKD tăng
0,0024 lần hay 11,7% là do: lợi nhuận tăng 13,2 tỷ đồng, hay tăng 53,2% làm cho
hiệu suất sinh lợi VKD tăng 0,0109 lần, hay tăng 53,2%. VKD tăng 449,4 tỷ đồng,
hay tăng 37,2% làm cho hiệu suất sinh lợi giảm -0,0085 lần, hay giảm (-) 41,5%;
Năm 2009 so 2008 hiệu suất sinh lợi VKD tăng 0,0025 lần hay 10,9% là do: lợi
nhuận tăng 20,6 tỷ đồng, hay tăng 54,2% làm cho hiệu suất sinh lợi VKD tăng
0,0124 lần, hay tăng 54,2%. VKD tăng 643,7 tỷ đồng, hay tăng 38,8% làm cho hiệu
suất sinh lợi giảm -0,0099 lần hay giảm (-) 43,3%; Năm 2010 hiệu suất sinh lợi
VKD giảm -0,0086 lần so năm 2009, hay giảm (-) 33,9%, là do: lợi nhuận giảm -6,8
tỷ đồng, hay giảm (-) 11,6%, làm cho hiệu suất sinh lợi VKD giảm -0,0029 lần, hay
giảm (-) 11,6%. VKD tăng 765,2 tỷ đồng, hay tăng 33,3% làm hiệu suất sinh lợi
giảm -0,0057 lần, hay giảm (-) 22,3%; Năm 2011 so năm 2010 hiệu suất sinh lợi
VKD giảm -0,0030 lần, hay giảm (-) 17,9% là do: lợi nhuận tăng 7,6 tỷ đồng, hay
tăng 14,7% làm hiệu suất sinh lợi VKD tăng 0,0025 lần, hay tăng 14,7%. VKD tăng
1.318,5 tỷ đồng, hay tăng 43,0% làm hiệu suất sử dụng VKD giảm -0,0055, hay
giảm (-) 32,6%.
Qua phân tích cho thấy, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2008 và 2009
tăng là do lợi nhuận tăng; năm 2010 giảm là do lợi nhuận giảm; năm 2011 tăng do
lợi nhuận tăng lên. Nhưng vốn kinh doanh tăng qua các năm đã làm cho hiệu suất
sử dụng vốn kinh doanh giảm đáng kể, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn trong
các doanh nghiệp thương mại.
2.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định
Từ bảng 2.9. sử dụng phương pháp số chênh lệch số liệu để lượng hóa các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của các DNTM, ta
tiến hành xem xét:
Thứ nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất vốn cố định (HVCĐ)
Bảng 2.13. cho thấy: Hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2008 so 2007 giảm -3,1173
lần, hay giảm (-) 17,4% là do: doanh thu tăng 1.087,5 tỷ đồng, hay tăng 20,0% làm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
56
cho hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 3,5939 lần, hay tăng 20,0%. VCĐ tăng 137,1 tỷ
đồng, hay tăng 43,3% làm hiệu suất sử dụng giảm -6,7112 lần, hay giảm (-)37,4%;
Năm 2009 so 2008 hiệu suất sử dụng VCĐ giảm -2,5023 lần, hay giảm (-)16,9%, là
do: doanh thu tăng 1.731,1 tỷ đồng, hay tăng 26,6% làm hiệu suất sử dụng VCĐ tăng
3,9370 lần, hay tăng 26,6%. VCĐ tăng 230,0 tỷ đồng, hay tăng 52,3% làm hiệu suất
sử dụng giảm -6,4393 lần, hay giảm (-) 43,5%; Năm 2010 so 2009 hiệu suất sử dụng
VCĐ giảm -2,6580, hay giảm (-) 21,6%, là do: doanh thu tăng 1.341,5 tỷ đồng, hay
tăng 16,3% làm hiệu suất sử dụng VCĐ tăng 2,0031 lần, hay tăng 16,3%. VCĐ tăng
323,4 tỷ đồng, hay tăng 48,3% làm hiệu suất sử dụng giảm -4,6611 lần, hay giảm (-)
37,9%; Năm 2011 so 2010 hiệu suất sử dụng VCĐ giảm -1,3541 lần, hay giảm (-)
14,0%, là do: doanh thu tăng 1.495,7 tỷ đồng, hay tăng 15,6% làm hiệu suất sử dụng
VCĐ tăng 1,5061 lần, hay tăng 15,6%. VCĐ tăng 342,3 tỷ đồng, hay tăng 34,5% làm
hiệu suất sử dụng giảm -2,8602 lần, hay giảm (-) 29,6%.
Bảng 2.13. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng VCĐ
Năm so sánh
Chênh lệch hiệu suất
sử dụng VCĐ
Các nhân tố ảnh hưởng
Tăng +
Giảm –
(lần)
(%)
Doanh thu Vốn cố định
+/- (lần) % +/- (lần) %
2008 so 2007 -3,1173 -17,4 3,5939 20,0 -6,7112 -37,4
2009 so 2008 -2,5023 -16,9 3,9370 26,6 -6,4393 -43,5
2010 so 2009 -2,6580 -21,6 2,0031 16,3 -4,6611 -37,9
2011 so 2010 -1,3541 -14,0 1,5061 15,6 -2,8602 -29,6
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm và tính toán của tác giả).
Kết quả phân tích cho thấy, thời kỳ 2007-2011, Doanh thu tăng làm cho
hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng, còn vốn cố định tăng làm hiệu suất sử dụng
vốn giảm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
57
Thứ hai: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lợi vốn cố định (TPVCĐ)
Bảng 2.14 cho thấy: Hiệu sinh lợi vốn cố định năm 2008 so 2007 tăng
0,0044 lần, tương ứng tăng 5,4% là do: lợi nhuận năm 2008 tăng 13,2 tỷ đồng, hay
tăng 53,2%, làm cho hiệu suất sinh lợi VCĐ tăng lên 0,0436 lần, hay tăng 53,2%;
VCĐ tăng 137,1 tỷ đồng, hay tăng 43,3% làm hiệu suất sinh lợi VCĐ giảm -0,0392
lần, hay giảm (-) 17,8%. Tương tự năm 2009 so 2008: hiệu suất tăng 0,0011 lần,
tương ứng 1,3% là do: Lợi nhuận tăng 20,6 tỷ đồng, hay tăng 54,2% làm hiệu suất
sinh lợi tăng 0,0469 lần, hay tăng 54,2% và VCĐ tăng 230,0 tỷ đồng, hay tăng
52,3% làm hiệu suất sinh lợi giảm -0,0458 lần, hay giảm (-) 53,1%; Năm 2010 so
năm 2009 hiệu suất giảm -0,0353 lần, tương ứng giảm (-) 40,3% là do: lợi nhuận
giảm -6,8 tỷ đồng, hay giảm (-) 11,6% làm cho hiệu suất sinh lợi giảm -0,0102 lần
hay giảm (-) 11,6% và VCĐ tăng 323,4 tỷ đồng, hay tăng 48,3% làm hiệu suất sinh
lợi giảm -0,0251 lần, hay giảm (-) 28,7%; năm 2011 so năm 2010 hiệu suất giảm -
0,0077 lần, hay giảm (-) 14,8% là do: lợi nhuận tăng 7,6 tỷ đồng, hay tăng 14,7%
làm hiệu suất sinh lợi tăng 0,0076 lần, hay tăng 14,7%; VCĐ tăng 342,3 tỷ đồng,
hay tăng 34,5% làm cho hiệu suất sinh lợi giảm -0,0153 lần, hay giảm (-) 29,5%.
Bảng 2.14. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lợi VCĐ
Năm so sánh
Chênh lệch hiệu suất
sinh lợi VCĐ
Các nhân tố ảnh hưởng
Tăng +
Giảm –
(lần)
(%)
Lợi nhuận Vốn cố định
+/- (lần) % +/- (lần) %
2008 so 2007 0,0044 5,4 0,0436 53,2 -0,0392 -47,8
2009 so 2008 0,0011 1,3 0,0469 54,2 -0,0458 -53,1
2010 so 2009 -0,0353 -40,3 -0,0102 -11,6 -0,0251 -28,7
2011 so 2010 -0,0077 -14,8 0,0076 14,7 -0,0153 -29,5
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm và tính toán của tác giả).
Qua phân tích cho thấy, hiệu suất sinh lợi VCĐ tăng hay giảm là do lợi
nhuận của các DNTM đạt được; mặt khác do VCĐ hàng năm tăng lên làm cho hiệu
suất sinh lợi VCĐ giảm qua hàng năm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
58
2.3.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Từ bảng 2.9. sử dụng phương pháp số chênh lệch số liệu để lượng hóa các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các DNTM,
ta tiến hành xem xét:
Thứ nhất: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất vốn lưu động (HLĐ)
Bảng 2.15. cho thấy: Hiệu suất sử dụng VLĐ năm 2008 so 2007 giảm -0,5560
lần hay giảm (-) 9,4% là do: doanh thu tăng 1.087,5 tỷ đồng, hay tăng 20,0% làm cho
hiệu suất sử dụng VLĐ tăng 1,1840 lần hay tăng 20,0%, VLĐ tăng 289,9 tỷ đồng, hay
tăng 32,5% làm hiệu suất sử dụng VLĐ giảm -1,740 lần, hay giảm (-) 29,4%. Tương
tự, năm 2009 so 2008 giảm -0,2950 lần hay giảm (-) 5,5% là do: doanh thu tăng
1.731,1 tỷ đồng, hay tăng 26,6% làm cho hiệu suất sử dụng VLĐ tăng 1,4220 lần hay
tăng 26,6%, VLĐ tăng 416,6 tỷ đồng, hay tăng 34,2% làm hiệu suất sử dụng VLĐ
giảm - 1,7170 lần, hay giảm (-) 32,1%; năm 2010 so 2009 giảm -0,4300 lần hay giảm
(-) 8,5% là do: doanh thu tăng 1.341,5 tỷ đồng, hay tăng 16,3% làm cho hiệu suất sử
dụng VLĐ tăng 0,8220 lần hay tăng 16,3%, VLĐ tăng 441,9 tỷ đồng, hay tăng 27,1%
làm hiệu suất sử dụng VLĐ giảm -1,2530 lần, hay giảm (-) 24,8%; năm 2011 so 2010
giảm -0,8660 lần hay giảm (-) 18,7% là do: doanh thu tăng 1.495,7 tỷ đồng, hay tăng
15,6% làm cho hiệu suất sử dụng VLĐ tăng 0,7210 lần hay tăng 15,6%, VLĐ tăng
876,1 tỷ đồng, hay tăng 42,3% làm hiệu suất sử dụng VLĐ giảm -1,5880 lần, hay
giảm (-) 34,3%.
Bảng 2.15. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng VLĐ
Năm so sánh
Chênh lệch hiệu suất
sử dụng VLĐ
Các nhân tố ảnh hưởng
Tăng +
Giảm –
(lần)
(%)
Doanh thu Vốn lưu động
+/- (lần) % +/- (lần) %
2008 so 2007 -0,5560 -9,4 1,1840 20,0 -1,7400 -29,4
2009 so 2008 -0,2950 -5,5 1,4220 26,6 -1,7170 -32,1
2010 so 2009 -0,4300 -8,5 0,8220 16,3 -1,2530 -24,8
2011 so 2010 -0,8660 -18,7 0,7210 15,6 -1,5880 -34,3
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm và tính toán của tác giả).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
59
Qua phân tích cho thấy do VLĐ biến động tăng làm giảm hiệu suất sử dụng
VLĐ, doanh thu tăng làm tăng hiệu suất sử dụng VLĐ. Như vậy, hiệu suất sử dụng
VLĐ giảm do tăng vốn.
Thứ hai: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lợi vốn lưu động (TPVLĐ)
Bảng 2.16 cho thấy: Hiệu sinh lợi VLĐ năm 2008 so 2007 tăng 0,0042 lần,
tương ứng tăng 15,6% là do: lợi nhuận năm 2008 tăng 13,2 tỷ đồng, hay tăng
53,2%, làm cho hiệu suất sinh lợi VLĐ tăng lên 0,0144 lần, hay tăng 53,2%; VLĐ
tăng 298,9 tỷ đồng, hay tăng 32,5% làm hiệu suất sinh lợi VLĐ giảm -0,0102 lần,
hay giảm (-) 37,6%. Tương tự năm 2009 so 2008: hiệu suất tăng 0,0047 lần, tương
ứng 15,1% là do: Lợi nhuận tăng 20,6 tỷ đồng, hay tăng 54,2% làm hiệu suất sinh
lợi tăng 0,0169 lần, hay tăng 54,2% và VLĐ tăng 416,6 tỷ đồng, hay tăng 34,2%
làm hiệu suất sinh lợi giảm -0,0122 lần, hay giảm (-) 39,1%; Năm 2010 so năm
2009 hiệu suất giảm -0,0109 lần, tương ứng giảm (-) 30,4% là do: lợi nhuận giảm -
6,8 tỷ đồng, hay giảm (-) 11,6% làm cho hiệu suất sinh lợi giảm -0,0042 lần hay
giảm (-) 11,6% và VLĐ tăng 441,9 tỷ đồng, hay tăng 27,1% làm hiệu suất sinh lợi
giảm -0,0068 lần, hay giảm (-) 18,8%; năm 2011 so năm 2010 hiệu suất giảm -
0,0049 lần, hay giảm (-) 19,6% là do: lợi nhuận tăng 7,6 tỷ đồng, hay tăng 14,7%
làm hiệu suất sinh lợi tăng 0,0036 lần, hay tăng 14,7%; VLĐ tăng 876,1 tỷ đồng,
hay tăng 42,3% làm cho hiệu suất sinh lợi giảm -0,0085 lần, hay giảm (-) 34,3%.
Bảng 2.16. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sinh lợi VLĐ
Năm so sánh
Chênh lệch hiệu suất
sinh lợi VLĐ
Các nhân tố ảnh hưởng
Tăng +
Giảm –
(lần)
(%)
Lợi nhuận Vốn lưu động
+/- (lần) % +/-(lần) %
2008 so 2007 0,0042 15,6 0,0144 53,2 -0,0102 -37,6
2009 so 2008 0,0047 15,1 0,0169 54,2 -0,0122 -39,1
2010 so 2009 -0,0109 -30,4 -0,0042 -11,6 -0,0068 -18,8
2011 so 2010 -0,0049 -19,6 0,0036 14,7 -0,0085 -34,3
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm và tính toán của tác giả).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
60
Qua phân tích cho thấy, hiệu suất sinh lợi VLĐ tăng hay giảm là do lợi
nhuận của các DNTM đạt được; mặt khác do VLĐ hàng năm tăng lên làm cho hiệu
suất sinh lợi VLĐ giảm qua hàng năm.
2.3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hửu
Từ Bảng 2.10, bằng phương pháp thay thế liên hoàn có thể lượng hóa các
nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hửu ở bảng 2.17.
Bảng 2.17. cho thấy tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (VCSH) năm 2008
tăng so năm 2007 là 0,0033 lần, hay tăng 8,2% là do: Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu tăng 0,0012 lần làm cho tỷ suất sinh lợi VCSH tăng 0,0090 lần, hay tăng
23,4%; và do hiệu suất sử dụng tài sản giảm -0,561 lần làm hiệu suất sinh lợi
giảm -0,0049 lần, hay giảm (-) 12,2%; và hiệu suất tổng tài sản/VCSH giảm -
0,057 lần làm hiệu suất sinh lợi giảm -0,0011 lần, hay giảm (-) 3%. Năm 2009
tăng so năm 2008 là 0,0096 lần, hay tăng 22,1% là do: Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu tăng 0,0013 lần làm cho tỷ suất sinh lợi VCSH tăng 0,0097 lần, hay tăng
22,3%; và do hiệu suất sử dụng tài sản giảm -0,347 lần làm hiệu suất sinh lợi
giảm -0,0042 lần, hay giảm (-) 9,6%; và hiệu suất tổng tài sản/VCSH tăng 0,184
lần làm hiệu suất sinh lợi tăng 0,0041 lần, hay tăng 9,4%. Năm 2010 giảm so
năm 2009 là -0,0164 lần, hay giảm (-) 30,9% là do: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
giảm -0,0017 lần làm cho tỷ suất sinh lợi VCSH giảm -0,0116 lần, hay giảm (-)
21,8%; và do hiệu suất sử dụng tài sản giảm -0,457 lần làm hiệu suất sinh lợi
giảm -0,0071 lần, hay giảm (-) 13,4%; và hiệu suất tổng tài sản/VCSH tăng
0,091 lần làm hiệu suất sinh lợi tăng 0,0023 lần, hay tăng 4,3%. Năm 2011 giảm
so năm 2010 là -0,0058 lần, hay giảm (-) 16,0% là do: Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu bằng năm 2010 lần làm cho tỷ suất sinh lợi VCSH bằng 0; và do hiệu suất
sử dụng tài sản giảm -0,540 lần làm hiệu suất sinh lợi giảm -0,0065 lần, hay
giảm (-) 18,0%; và hiệu suất tổng tài sản/VCSH tăng 0,052 lần làm hiệu suất
sinh lợi tăng 0,0008 lần, hay tăng 2,0%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
61
Bảng 2.17. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu
Năm so sánh
Tỷ suất sinh lợi
vốn VCSH
Các nhân tố ảnh hưởng
Tăng +
Giảm –
(lần)
(%)
Hiệu suất lợi
nhuận/doanh thu
Hiệu suất sử dụng
nguồn vốn
Hiệu suất Tổng
tài sản/VCSH
+/- (lần) % +/- (lần) % +/- (lần) %
2008 so 2007 0,0033 8,2 0,0090 23,4 -0,0049 -12,2 -0,0011 -3,0
2009 so 2008 0,0096 22,1 0,0097 22,3 -0,0042 -9,6 0,0041 9,4
2010 so 2009 -0,0164 -30,9 -0,0116 -21,8 -0,0071 -13,4 0,0023 4,3
2011 so 2010 -0,0058 -16,0 0 0 -0,0065 -18,0 0,0008 2,0
(Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp hằng năm và tính toán của tác giả).
Qua phân tích cho thấy, nhân tố làm tăng tỷ suất sinh lợi VCSH chủ yếu là
do hiệu suất sử dụng tài sản/VCSH, còn các nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản và
hiệu suất tổng tài sản/VCSH giảm làm giảm tỷ suất sử dụng VCSH.
2.3.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh
nghiệp thương mại điều tra
Để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của các doanh
nghiệp, đề tài tiến hành điều tra chọn mẫu trên 100 doanh nghiệp (Đề tài dự kiến chọn
100 doanh nghiệp, nhưng khi sử dụng phương pháp chọn mẫu với khoảng cách mẫu là
11 thì chọn được 111 doanh nghiệp, tác giả quyết định điều tra tất cả số mẫu đã chọn để
đề phòng thay thế các doanh nghiệp không hợp tác). Sử dụng phần mền SPSS 10.0 for
Windown và các mô hình hồi quy để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn.
2.3.4.1. Thực trạng lao động của các doanh nghiệp Thương mại qua kết quả điều tra.
Trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động đóng vai trò quan trọng đến chất
lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó, đặc biệt là trình độ chuyên môn
của người đứng đầu doanh nghiệp. Kết quả điều tra được thể hiện tại bảng 2.18.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
62
Bảng 2.18. Tình hình sử dụng lao động trong các DNTM
(ĐVT: người)
Tổng số DNNN HTX DNTN Công ty TNHH Công ty CP DNĐTNN
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Số DN điều tra 111 100 2 2,0 1 1,0 61 61,0 39 39,0 7 7,0 1 1,0
Tổng số lao động 2219 100 507 22,8 520 23,4 463 20,9 387 17,4 76 3,4 266 12,0
Số LĐ BQ 1 DN 20 254 520 8 10 11 266
Phân theo giới tính
Nam 1195 53,9 358 70,6 125 24,0 281 60,7 248 64,1 45 59,2 138 51,9
Nữ 1024 46,1 149 29,4 395 76,0 182 39,3 139 35,9 31 40,8 128 48,1
Phân theo trình độ
Tiến sỹ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Thạc sĩ 7 0,3 7 1,4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Đại học 135 6,1 60 11,8 15 2,9 22 4,8 17 4,4 6 7,9 15 5,6
Cao đẳng 117 5,3 33 6,5 12 2,3 30 6,5 16 4,1 1 1,3 25 9,4
Trung cấp, sơ cấp 184 8,3 35 6,9 25 4,8 59 12,7 40 10,3 8 10,5 17 6,4
Khác (LĐ phổ thông) 1776 80,0 372 73,4 468 90,0 352 76,0 314 81,1 61 80,3 209 78,6
Phân theo độ tuổi
Dưới 26 tuổi 480 21,6 63 12,4 140 26,9 110 23,8 81 20,9 18 23,7 68 25,6
Từ 26-40 tuổi 1131 51,0 275 54,2 236 45,4 268 57,9 195 50,4 37 48,7 120 45,1
Từ 41-60 tuổi 588 26,5 169 33,3 144 27,7 73 15,8 103 26,6 21 27,6 78 29,3
Trên 60 tuổi 20 0,9 0 0 0 0 12 2,6 8 2,1 0 0 0 0
(Nguồn: Kết quả điều tra 111 doanh nghiệp và tính toán của tác giả).
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
63
Bảng 2.18. là kết quả khảo sát 111 DNTM trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy,
tổng số lao động trong các doanh nghiệp điều tra là 2.219 lao động, bình quân có 20
lao động trên 1 doanh nghiệp, trong đó lao động nữ là 1.024 người, chiếm 46,1%.
Qua đây cho thấy lao động trong các DNTM đã có sự cần bằng về giới tính giữa
nam và nữ. Xét theo trình độ chuyên môn: lao động có trình độ tiến sỹ không có;
lao động thạc sỹ có 7 người, chiếm 0,3% và tập trung ở khu vực doanh nghiệp nhà
nước; lao động có trình độ đại học có 135 người, chiếm 6,1% trong đó vẫn tập trung
ở khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Công
ty cổ phần; lao động có trình độ cao đẳng có 117 người, chiếm 5,3%; lao động có
trình độ trung cấp, sơ cấp có 184 người, chiếm 8,3%; lao động phổ thông có 1.776
người, chiếm 80%.
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy trình độ lao động trong các DNTM trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn thấp, phần lớn lao động chưa được qua đào tạo, số
lao động có trình độ cao chiểm tỷ trọng rất thấp, đây là một trở ngại lớn trong hoạt
động SXKD của các doanh nghiệp. Do phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ
chủ yếu sử dụng lao động gia đình và chưa được đào tạo bài bản để tham gia kinh
doanh. Điều này sẽ là một hạn chế trong việc quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh
đó hiện tại vẫn có ưu điểm là tận dụng được lao động nhàn rỗi của gia đình, chí phí
nhân công thấp.
Xét về độ tuổi của lao động thì lao động dưới 26 tuổi, chiếm 21,6%; lao động
từ 26 đến 40 tuổi, chiếm 51%; lao động từ 41 đến 60 tuổi, chiếm 26,5% và lao động
trên 60 tuổi, chiếm 0,9%. Qua cơ cấu lao động theo độ tuổi cho thấy lao động trong
các DNTM là lao động trẻ, lao động dưới 40 tuổi chiếm 72,6%, có thể nói đây là
một lợi thế trong kinh doanh so với các ngành khác cũng như các tỉnh thành khác
trong cả nước, bởi độ tuổi sung mãn và năng động nhất của người lao động là từ 26
đến 40 tuổi, và ở đây độ tuổi này chiếm đến 51%. Do đó nếu các DNTM phát huy
được lợi thế về tính năng động sáng tạo của đội ngũ lao động trẻ thì cơ hội đạt được
trong kinh doanh sẽ cao hơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
Trong doanh nghiệp người đứng đầu doanh nghiệp/người chủ doanh nghiệp có
vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động và quyết định đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Ngoài những yếu tố thuộc về kỹ năng, nghệ thuật trong kinh doanh thì
yếu tố trình độ chuyên môn cũng có vai trò rất quan trọng trong công tác hoạch định kế
hoạch, chiến lược cũng như các quyết định của chủ doanh nghiệp. Qua khảo sát cho
thấy 0,9% chủ doanh nghiệp có trình độ thạc sỹ, 10% chủ doanh nghiệp có trình độ đại
học, 11,7% chủ doanh nghiệp có trình độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_hieu_qua_su_dung_von_kinh_doanh_cac_doanh_nghiep_thuong_mai_tren_dia_ban_tinh_thua_thien_hu.pdf