MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN. ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN . iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG. iv
DANH MỤC CÁC HÌNH . vi
MỤC LỤC . vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
3. Đối tượng nghiên cứu . 2
4. Phương pháp nghiên cứu . 3
5. Bố cục luận văn. 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP XDCTĐB. 7
1.1. CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP . 7
1.1.1. Một số vấn đề về cạnh tranh của DN . 7
1.1.2 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 16
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP XDCTĐB17
1.2.1 Mối quan hệ của doanh nghiệp XDCTĐB trong nền kinh tế. 18
1.2.2 Nhiệm vụ của các doanh nghiệp XDCTĐB trong nền kinh tế thị trường. 19
1.2.3 Hoạt động của các doanh nghiệp XDCTĐB trong nền kinh tế thị trường. 20
1.2.4 Đặc điểm sản phẩm xây dựng công trình đường bộ. 24
1.2.5 Đặc điểm quá trình sản xuất XD CTĐB. 27
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP XDCTĐB. 28
1.3.1. Các nhân tố bên trong. 28
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài . 32
1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NLCT CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP XDCTĐB. 36
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NLCT. 39
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ . 39
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ39
2.1.1 Thông tin chung. 39
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển. 39
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ công ty. 40
2.1.4 Tổ chức bộ máy Công ty . 40
2.2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN2011-2013 . 42
2.2.1 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty. 42
2.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013. 54
2.2.3 Kết quả cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2011 -2013: . 58
2.2.4 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân . 58
2.2.5 So sánh NLCT của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh. 62
2.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NLCT CỦA CÔNG TY68
2.3.1 Thông tin chung về đối tượng điều tra . 68
2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha . 69
2.3.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp . 70
2.3.4 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của Công ty . 72
2.4 ĐÁNH GIÁ NLCT CỦA CÔNG TY CP ĐƯỜNG BỘ I TTH THÔNG QUA
MÔ HÌNH SWOST. 75
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I TT HUẾ. 79
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2013 - 2017. 79
3.1.1 Xu hướng cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng ở nước ta . 79
3.1.2 Định hướng phát triển ngành giao thông vận tải nước ta đến năm 2020 . 81
3.1.3 Định hướng phát triển công trình giao thông tỉnh TTH đến năm 2020 . 82
3.1.4. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Đường Bộ I TTH trong những nămtới. 84
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NLCT CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM TIẾP THEO . 85
3.2.1 Tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị máy móc, kỹ thuật và công nghệ thi công86
3.2.2 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại nhằm xây dựng chiến lược
cạnh tranh dài hạn. 87
3.2.3 Thực hiện tổ chức sắp xếp lại và tăng cường giáo dục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
chất lượng CBCNV . 89
3.2.4 Tăng cường công tác thu hồi vốn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn. . 90
3.2.5 Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ tối đa giá thành xây
lắp công trình . 92
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 94
I. KẾT LUẬN . 94
II. KIẾN NGHỊ . 95
1. Đối với Nhà Nước. 95
2. Đối với chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế. 97
3. Đối với Công ty Cổ Phần Đường Bộ I Thừa Thiên huế. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO . Error! Bookmark not defined.
143 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Cổ phần Đường Bộ I Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Công ty giai đoạn 2011-2013
(Đon vị tính:Người)
TT CHỈ TIÊU PHÂN LOẠI 2011 2012 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012
-/+ % -/+ %
Tổng lao động 178 182 184 4 102,25 2 101,1
I Theo trình độ đào tạo
1 Chưa qua đào tạo 39 34 23 -7 82,05 -12 62,5
2 Công nhân kỹ thuật 90 77 84 -13 85,56 7 109,09
3 Trung cấp 15 26 30 11 173,33 4 115,38
4 Cao đẳng 12 18 20 6 150 2 111,11
5 Kỹ sư- Cử nhân 20 25 25 5 125 0 100
6 Trên đại học 2 2 2 2 200 1 125
II Phân theo giới tính:
1 Nam 152 165 160 13 108,55 -5 96,97
2 Nữ 26 17 24 -9 65,38 7 141,18
III Theo tính chất lao động
1 Lao động trực tiếp 131 133 135 2 101,53 2 101,5
2 Lao dộng gián tiếp 47 49 49 2 104,26 0 100
(Nguồn: Phòng Tổ chức Công ty)
Trong quá trình đổi mới và ổn định tổ chức, Công ty luôn quan tâm đến
nguồn nhân lực bởi đây là nguồn gốc của sự thành công. Để có thể hoàn thành tốt
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
mọi yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công ty đã từng bước ổn định đội
ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên ngày càng khoa học và hợp
lý hơn. Thế mạnh nguồn nhân lực của Công ty là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công
nhân có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực, có kinh nghiệm tổ chức thi công xây
dựng các công trình giao thông.
Hiện nay tại Công ty có 184 lao động theo biên chế (hợp đồng chính thức),
Phân loại theo trình độ đào tạo, có 2 người có trình độ trên đại học, chiếm 1,07%,
trình độ đại học và cao đẳng là 45 người, chiếm 24,5%. Số lao động đã qua đào tạo
trung cấp và công nhân kỹ thuật là 117 người chiếm 64%. Các tỷ lệ về trình độ trên
đại học vẫn còn thấp so với tổng số lao động và yêu cầu công việc nên hàng năm
Công ty và các xí nghiệp viên đều có chế độ khuyến khích học tập nâng cao trình độ
chuyên môn tùy điều kiện từng đơn vị theo định hướng chung về nhân lực của Công
ty. Công ty đã tổ chức các lớp đào tạo tay nghề nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân
viên. Đứng trước tình hình và những nhiệm vụ cấp bách phải hoàn thành Công ty đã
bố trí lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật đủ để làm nòng cốt trên các công trình
đồng thời kết hợp lực lượng lao động tại chỗ của địa phương để kịp thời phục vụ thi
công những giai đoạn căng thẳng. Điều đó chứng tỏ sự linh hoạt của cán bộ điều
hành nhưng cũng cho thấy nhu cầu tăng cường nguồn nhân lực cả về số lượng và
chất lượng của Công ty là cấp thiết.
Phân loại lao động theo giới tính, do yêu cầu tích chất công việc do đó tỷ lệ
lao động nam chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn lực của Công ty, qua ba
năm tỷ lệ lao động nam chiếm trên 80% trong tổng số lao động phân theo giới tính.
Với kết cấu nguồn lao động này thì Công ty đảm bảo được yêu cầu tính chất nặng
nhọc trong công việc
Về mặt phân loại theo tính chất lao động thì lao động trực tiếp trong 3 năm
đều chiếm trên 70% trong tổng số lao động. Mặc dù nguồn lao động trực tiếp chiếm
một tỷ lệ cao nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu về số lượng, hằng năm doanh
nghiệp phải bổ sung nguồn lao động trực tiếp từ nguồn lao động tại chỗ trên địa bàn
thi công.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Nhìn chung, nguồn nhân lực của Công ty cần bổ sung nhiều mới đáp ứng
được yêu cầu thực tế. Tuy nhiên không thể vội vàng mà cần sàng lọc, tuyển dụng
trên cơ sở có những tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng, căn cứ vào mục tiêu sự phát triển,
trình độ nguồn nhân lực phải đáp ứng với sự phát triển công nghệ và thiết bị, tránh
tình trạng nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa thiếu dẫn tới lãng phí và không tận dụng
hết tiềm năng của lao động.
2.2.1.1.3 Năng lực thiết bị, công nghệ
(Số lượng và chủng loại máy móc thiết bị được thể hiện ở phụ lục số 2)
Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào để tạo
ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ hoặc đầu ra. Trong các yếu tố đầu vào thì máy móc
thiết bị và công nghệ có vai trò quyết định đối với năng lực sản xuất của Công ty.
Nếu nói quy trình công nghệ có ảnh hưởng đến đặc tính chất lượng sản phẩm
thì máy móc thiết bị là phương tiện để thực hiện quy trình công nghệ đó. Khả năng
hoạt động của máy móc thiết bị, chất lượng cũng như mức độ hiện đại của chúng đều
có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh
của Công ty. Tùy thuộc vào tình trạng của máy móc thiết bị và mục tiêu cạnh tranh
mà Công ty sẽ lựa chọn phương án đổi mới công nghệ sao cho thích hợp.
Nhìn vào phụ phục 2 này ta có thể thấy số lượng máy móc hiện có trong
Công ty chủ yếu được trang bị và mua sắm từ năm 1992 đến năm 2012. Số lượng
máy móc trước đó đã quá cũ và lạc hậu. Trong 3 năm trở lại đây, tình hình kinh tế
trên Thế giớ nói chung và Việt Nam nói riêng đều gặp khó khăn, Công ty cũng
không ngoại lệ, tình hình tài chính của Công ty gặp không ít khó khăn do vậy Công
ty đã hạn chế việc mua sắm máy móc thiết bị, mà đổi lại là quản lý chặt chẽ và tăng
công tác bão dưỡng, để không ảnh hưởng công tác thi công đồng thời vẫn nâng cao
được uy tín cho Công ty và đảm bảo tiến độ thi công các công trình.
Thoạt nhìn nguồn lực máy móc thiết bị và công nghệ Công ty có lực lượng
máy móc thiết bị rất ít và số máy móc thiết bị này được dàn trải cho khoảng 10 Xí
nghiệp đang tham gia xây dựng tại các công trình lớn nhỏ trên toàn tỉnh, thì lực
lượng máy móc thiết bị của doanh nghiệp là khá mỏng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Nhìn chung trang thiết bị hầu hết thuộc các thế hệ cũ, trình độ công nghệ thấp
gây nhiều khó khăn trong đảm bảo chất lượng và tiến độ sản xuất cũng như xây dựng
Mặc dù Công ty vẫn được coi là có khả năng về thi công các công trình giao
thông song những kết quả đã và đang đạt được là sự cố gắng quá sức của Công ty.
Vì vậy, năng lực cạnh tranh mặc dù có nhưng sẽ không đảm bảo lâu bền. Việc lập
kế hoạch chiến lược cho quá trình đầu tư vào máy móc thiết bị là yêu cầu cấp thiết
hiện nay. Một kế hoạch chiến lược khoa học, sát thực tế, phù hợp với nhu cầu, với
năng lực về kỹ thuật, về con người về tài chính và việc tổ chức thực hiện sát sao
mới đảm bảo được năng lực cạnh tranh cho Công ty trong thị trường ngày càng
khắc nghiệt và cơn lốc cạnh tranh toàn cầu.
2.2.1.1.4 Hoạt động tiếp thị maketing
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị là một công việc quan trọng nhằm xây dựng hình
ảnh, quảng bá sản phẩm mà doanh nghiệp chào bán. Đây là một hoạt động quan trọng
có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của Công ty trong đấu thầu xây dựng.
Với hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù, sản phẩm của doanh nghiệp xây
dựng cũng mang tính đặc thù, nó gắn liền với danh tiếng của doanh nghiệp. Do đó,
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây dựng gắn liền với hoạt động quảng cáo, tiếp thị.
Nhìn chung tình hình hoạt động tiếp thị quan hệ với chủ đầu tư, cơ quan
pháp luật, tổ chức tư vấn giám sát của ban lãnh đạo Công ty trong thời gian qua
tương đối tốt, thể hiện qua số lượng công trình mà Công ty dành được thông qua
đấu thầu rộng rãi trong thời gian qua được thể hiện qua biểu 2. 7
Hoạt động quảng cáo, tiếp thị đòi hỏi phải đảm bảo tính chính xác, tính kịp
thời của thông tin về doanh nghiệp cũng như thị trường; thường xuyên tìm hiểu, tiếp
xúc với các chủ dự án, bạn hàng, đối tác và với các cơ quan truyền thông nhằm
tuyên truyền, quảng cáo về doanh nghiệp mình. Gây dựng danh tiếng cho doanh
nghiệp là một việc làm hết sức khó khăn. Tuy nhiên, khi đã gây dựng được danh
tiếng, thương hiệu có uy tín thì nó trở thành một trong những nhân tố hết sức quan
trọng, có tác động lớn, quyết định không nhỏ đến việc thắng thầu của doanh nghiệp.
Về khả năng liên doanh liên kết của doanh nghiệp trong thời gian qua chưa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
được phát huy. Điều này đã làm ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của công ty,
không đem lại khả năng cạnh tranh để dành các gói thầu có giá trị lớn và quy mô.
2.2.1.2 Các nhân tố khách quan
2.2.1.2.1 Môi trường kinh tế, pháp lý
Môi trường pháp lý trong hoạt động xây dựng và đấu thầu xây dựng đang có
những vấn đề còn bất cập, các văn bản luật có liên quan đến công tác đầu tư xây
dựng công trình xây dựng đang được sửa đổi và hoàn thiện là một trong những yếu
tố làm giảm năng lực cạnh tranh của Công ty.
Đó là những bất cập trong khâu lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công
trình được quy định tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD về lập và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình. Thể hiện rõ nhất là phân biệt đối xử chi phí xây dựng còn
có một khoảng cách xa giữa các dự án trong lĩnh vực xây dựng. Một "kẽ hở" khác là
hiện nay, giá bỏ thầu được coi là yếu tố "chốt" để chọn nhà thầu, tức bỏ giá thầu
càng thấp càng dễ trúng thầu mà không quy định giá sàn như các nước khác. Điều
này dẫn đến nhiều doanh nghiệp cố tình bỏ giá thật thấp, rồi sau đó tìm cách hạ chất
lượng công trình hoặc "vẽ" ra nhiều khoản chi phí phát sinh. Đây là một giá vô lý,
khó đảm bảo được chất lượng công trình cũng như tiến độ thi công.
Luật xây dựng, Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành đang được sửa
đổi để phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. Nhà nước đã có những quy định về công
tác đền bù giải phóng mặt bằng, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn thường
xuyên bị chậm trễ, kéo dài thời gian thi công. Do chính sách giá đền bù chưa phù hợp
với thực tiễn, ý thức chấp hành luật pháp của người dân chưa nghiêm, cơ quan thực
thi pháp luật chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật.
Môi trường kinh tế không ổn định là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến năng lực
cạnh tranh của Công ty.
Do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu trong thời gian vừa qua đặc biệt là
trong năm 2011 ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp
xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần Đường Bộ I nói riêng cũng bị ảnh hưởng
nhiều. Chính sách thắt chặt nguồn vốn tín dụng của nhà nước làm cho các ngân
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
hàng thương mại không đủ nguồn vốn để cho vay; giá cả nhiên liệu, sắt, thép, xi
măng, cát, đá ... tăng bất thường đã làm giảm khả năng về tài chính cũng như khả
năng thu mua và cung ứng vật tư thi công; kéo dài tiến trình đồng bộ hóa xe, máy
thiết bị thi công theo hướng hiện đại hóa.
2.2.1.2.2 Chủ đầu tư
Chủ đầu tư là cơ quan được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và thực hiện
dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm về quá trình lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp
chủ đầu tư có đủ năng lực thì tự thực hiện mời thầu, tổ chức đấu thầu, nếu không đủ
năng lực thì sử dụng một tổ chức chuyên môn đủ tư cách và năng lực thay mình làm
bên mời thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm về quá trình lựa chọn
nhà thầu. Do vậy, chủ đầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới các doanh nghiệp tham gia
đấu thầu.
Chủ đầu tư của công ty chủ yếu là các sở ban ngành trên địa bàn Thừa Thiên
Huế. Trong những năm qua doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế và năng lực
cạnh tranh của mình trên địa bàn Tỉnh. Số lượng công trình thắng thầu ngày càng
lớn, thể hiện qua bảng kết quả đấu thầu giai đoạn 2011 _2013. Đặt biệt khách hàng
thường xuyên của công ty là sở GTVT Thừa Thiên Huế. Những công trình mà Sở
GTVT Huế làm chủ đầu tư thì Doanh nghiệp được chỉ định thầu, với chỉ định này
đã đem lại nhiều công trình cho doanh nghiệp tăng doanh thu đảm bảo công ăn việc
làm cho người lao động.
Đứng trước những đòi hỏi khách quan hiện nay, Công ty phải xác định được
các yêu cầu cần đáp ứng đối với chủ đầu tư là: chất lượng, kỹ thuật, thời gian và giá
cả hợp lý. Đồng thời, chủ đầu tư của các dự án phải thể hiện được tính công khai,
minh bạch trong quá trình mời thầu và tuyển thầu. Có như vậy, nguồn vốn đầu tư
mới được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả và các Công ty mới có được sự
bình đẳng với nhau trong cạnh tranh đấu thầu. Đây là điều kiện quan trọng cho việc
ra đời những công trình xây dựng đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và tiến độ thi công
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
2.2.1.2.3 Cơ quan tư vấn giám sát
Đối với Công ty thì chủ đầu tư là cơ quan trực tiếp giám sát hoặc thuê các
công ty tư vấn giám sát để giám sát quá trình thi công của Công ty. Với công tác tư
vấn đầy đủ, đảm bảo về: thiết kế dự toán chính xác, hồ sơ mời thầu chặt chẽ, công
bằng, công tác giám sát thi công đáp ứng được các đòi hỏi về chất lượng kỹ thuật,
sẽ tạo được điều kiện cho Công ty từ khâu dự thầu đến thi công công trình. Khi
thực hiện tốt được điều này chính là ngày một nâng cao được vị thế và uy tín của
doanh nghiệp đó trên thị trường xây dựng.
Tuy nhiên, nhiều dự án các chủ đầu tư và các bên tham gia tư vấn chưa ý
thức được vai trò và trọng trách của mình nên công tác tư vấn chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tế về chất lượng. Nhiều cơ quan tư vấn hời hợt trong công tác
xây dựng hồ sơ mời thầu, giám sát thiếu chặt chẽ các khâu của quá trình thực
hiện đầu tư đã dẫn đến dung túng cho các doanh nghiệp xây dựng làm sai thiết
kế kỹ thuật, làm chậm tiến độ và chất lượng công trình.
2.2.1.2.4 Các đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty là tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng công trình giao thông trên cả nước. Có thể điểm qua một số
doanh nghiệp điển hình hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông
đường bộ như Công ty Cổ Phần Xây dựng Giao Thông TTH, Xí Nghiệp Lâm Long
Phụng, Công ty Cổ Phần QLĐB Và Xây Dựng Công Trình Giao Thông TTH và
một số doanh nghiệp cùng ngành khác trên địa bàn. Sự có mặt của các doanh nghiệp
này trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo ra sự cạnh tranh gây gắt giữa các
doanh nghiệp.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp đến
từ các tỉnh lân cận, những doanh nghiệp này thường là các chi nhánh của các tổng
công ty nhà nước. Sự cạnh tranh gây gắt này khiến cho mỗi doanh nghiệp phải nâng
cao năng lực của doanh nghiệp trên tất cả các mặt nhằm tìm vị thế của mình trong
qúa trình cạnh tranh, đảm bảo sự lớn mạnh và không ngừng phát triển của mình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
2.2.1.2.5 Các nhà cung ứng
Các nhà cung ứng là các nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, xe vận tải,
nhân công cho Công ty, đây là những chi phí trực tiếp của các công trình thi công.
Trong đó chi phí vật liệu và xe vận tải chiếm tỷ lệ cao nhất. Do vậy, những nhà
cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cạnh tranh của Công ty. Nhà cung cấp chủ yếu
gồm: các nhà cung cấp tài chính và các nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản do đặc thù của sản phẩm nên thời gian thi công
thường kéo dài, giá trị sản phẩm lớn nên việc ứ đọng các nguồn vốn là một tất yếu
khách quan chưa kể đến các nguyên nhân do chủ đầu tư bố trí các nguồn vốn chậm
hoặc kế hoạch vốn thường kéo dài nhiều năm, hoặc nhà cung ứng bắt buộc thanh toán
trong thời ngắn. Do đó, tài chính là nhân tố tác động hết sức lớn đến các nhà thầu. Để
khắc phục khó khăn và đáp ứng những yêu cầu của một số dự án, trong thời gian qua,
Công ty đã phải ký kết với các nhà cung cấp tài chính tín dụng nhằm hỗ trợ cho các Xí
nghiệp của Công ty hoàn thành các công trình đúng thời hạn.
Cũng như các nhà cung cấp tài chính, việc thi công những công trình ở các
vùng giao thông kém phát triển, vùng sâu, vùng xa thì việc tìm được một nhà cung
ứng xi măng, sắt thép có đủ năng lực cung ứng cho các công trình lớn là điều rất
khó khăn. Không những thế, từ năng lực cung cấp yếu về nguyên vật liệu của các
doanh nghiệp tại nơi thực hiện dự án đã có tác động tiêu cực đến giá cả đầu vào của
các doanh nghiệp xây lắp. Do đó, những phương án sử dụng và giá cả nguyên vật
liệu trong hồ sơ dự thầu sẽ khác xa so với thực tế triển khai trong quá trình thực thi
dự án. Đây cũng chính là một yếu tố rủi ro đối với các doanh nghiệp mà trong
những năm qua Công ty gặp phải. Những yếu tố này đã tác động rất lớn đến các nhà
thầu khi xây dựng phương án thi công và giá dự thầu, làm ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
2.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 - 2013
Theo Kết luận 48 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển Tỉnh Thừa Thiên
Huế đến năm 2015 trở thành Thành Phố trự thuộc Trung Ương, thì nhu cầu xây dựng
phát triển hạ tầng giao thông đô thị hiện nay là một vấn đề cấp bách đối với Ban lãnh đạo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
tỉnh nói chung và các Doanh nghiệp xây dựng nói riêng. Công ty cổ phần Đường Bộ 1
Thừa Thiên Huế là một trong những doanh nghiệp đảm nhận nhiệm vụ duy tu bão
dưỡng, xây dựng các công trình giao thông trọng điểm huyết mạnh của tỉnh nối các
trung tâm kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn, tạo ra
doanh thu lợi nhuận hằng năm, đóng góp ngày càng tăng vào ngân sách nhà nước.
Theo bảng 2.6 ta thấy doanh thu của doanh nghiệp tăng lên qua các năm,
doanh thu năm 2012 so với năm 2011 tăng 20.211.994.712 đồng tương ứng tăng
33%, năm 2013 so với năm 2012 tốc độ tăng chậm lại chỉ tăng 6% so với năm 2012
tương ứng là 4.765.228.309 đồng. Đây là một trong những thành công của doanh
nghiệp trong thời gian vừa qua. Đặc biệt, năm 2012 so với năm 2011 có tốc độ tăng
trưởng khá mạnh về doanh thu hoạt động, đây là bước phát triển vượt bậc của công
ty trong thời gian qua, và cần phải cố gắng phát huy.
Về mặt chi phí sản xuất kinh doanh thì dựa vào bảng trên ta thấy tốc độ tăng
doanh thu so với tốc độ tăng chi phí tương ứng nhau đều này cũng đã ảnh hưởng
đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu năm 2012 so với 2011 tăng nhanh một cách đột biến nhưng
trong giai đoạn này tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, sự lạm phát tăng nhanh
trong nền kinh tế, sự bấn ổn của nền kinh tế thế giới. Chính vì điều này đã làm tăng
giá các mặt hàng làm cho chi phí tăng cao trong năm 2012, dẫn đến lợi nhuận năm
2012 mặt dù có tăng so với 2011 nhưng tăng với một lượng không đáng kể.
Cùng với việc tăng doanh thu thì việc nộp ngân sách giai đoạn 2011-
2013 của Công ty đều tăng lên qua hàng năm. Năm 2012 tăng 20% so với 2011
tương ứng tăng 435.540.917 đồng và năm 2013 tăng 6% so với năm 2012 tương
ứng 164.459.083 đồng, Điều này đã chứng tỏ doanh nghiệp đã đóng góp ngày
càng nhiều vào ngân sách nhà nước.
Thu nhập bình quân và môi trường làm việc: Thu nhập bình quân đầu người
của cán bộ, công nhân lao động toàn Công ty qua các năm đều tăng với tỷ lệ tăng
năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, mức thu nhập bình quân người lao động toàn
Công ty năm 2011 là 4,5 triệu đồng, năm 2012 là 5 triệu đồng, năm 2013 là 5,3
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
triệu đồng. So với mặt bằng thu nhập của các đơn vị doanh nghiệp nói chung và
doanh nghiệp xây dựng công trình nói riêng thì thu nhập bình quân đầu người của
Công ty khá cao và ổn định.
Có thể nói, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011-2013
đã cho thấy sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của Công ty Cổ phần Đương Bộ I
Thừa Thiên Huế. Tốc độ tăng trưởng này đã tạo ra sự lớn mạnh về tài chính, làm tăng
thêm uy tín của Công ty trên thương trường, tạo được lòng tin đối với bạn hàng.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Bảng 2.6: Một số kết quả hoạt động SXKD của công ty qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2012/2011 2013/2012
+/- % +/- %
1.Doanh thu 62.379 82.988 87.754 20.609 133 4.765 106
2.Chi phí 58.823 79.035 85.316 20.211 134 6.281 108
3.Lợi nhuận sau thuế 2.798 2.943 2.437 144 105 -505 83
4.Nộp ngân sách nhà nước 2.188 2.623 2.788 435 120 164 106
5. Tình hình lao động (người) 178 182 184 4 102 2 101
6.Thu nhập bình quân / lao động 4,5 5,0 5,3 0,5 111 0,3 106
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty Cổ Phần Đường Bộ I)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
2.2.3 Kết quả cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2011 -2013:
Trong những năm gần đây giá trị xây lắp mà Công ty đạt được qua các năm
không ngừng tăng lên, đồng nghĩa với việc đó là số lượng công trình tham gia thi
công xây lắp ngày càng nhiều, thể hiện qua phụ lục 8. Để có được kết quả này là
sự cố gắng và nổ lực của tất cả các cán bộ công nhân viên trong công ty, đặt biệt là
ban lãnh đạo. Họ đã hiểu rõ và nắm bắt được tình hình cụ thể thị trường xây xựng
trên địa bàn, tiến hành cải tạo bộ máy, không ngừng đào taọ đội ngủ cán bộ công
nhân viên ngày càng lớn mạnh.
Nhìn chung số lượng các công trình trúng thầu chiếm tỷ lệ lớn hơn nhiều so
với các công trình trượt thầu trong tổng số các công trình mà Công ty tham gia dự
thầu, điều này thể hiện qua tần suất trúng thầu của Công ty là 75%. Điều này cho
thấy trình độ tổ chức lập hồ sơ dự thầu, và quá trình tiếp thị,quan hệ với chủ đầu
tư là rất tốt đối của ban lãnh, cán bộ của Công ty là rất tốt.
Giá trị các công trình mà Công ty giành được tương đối lớn, đảm bảo mục
tiêu về giá trị doanh thu của Công ty trong thời gian tới.
Ngoài những công trình mà Công ty tham gia đấu thầu dựa vào năng lực
của mình, thì còn một số công trình sữa chữa, duy tu bão dưỡng thường xuyên do
Sở GTVT Thừa thiên Huế làm chủ đầu tư chỉ định thầu. Đây là một trong những
điểm mạnh của Công ty trong lĩnh vực hoạt động của mình bổ sung vào doanh thu
hàng năm cho công ty, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho người lao động
trên địa bàn tỉnh.
2.2.4 Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân
* Những hạn chế, tồn tại
Về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh những Công trình của Công ty đạt chất
lượng tốt vẫn còn tồn tại một số công trình kém chất lượng. Mặt dù Công ty đã có
Sổ tay chất lượng đạt ISO 9001-2000 nhưng việc theo dõi giám sát quá trình sản
xuất kinh doanh theo yêu cầu của Sổ tay chất lượng của một số Công trình vẫn chưa
thực hiện thường xuyên nên hiệu quả còn hạn chế.
Tình hình lao động mặt dù chất lượng trình độ của cán bộ công nhân viên
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
trong công ty rất cao, nhưng với mạng lưới xí nghiệp phân bổ khắp toàn tỉnh đã làm
thiếu hụt số lượng cán bộ công nhân viên phục vụ cho hoạt động quản lý điều hành
và thi công của doanh nghiệp.
Cơ cấu bộ máy tổ chức, hoạt động thi công chuyên môn hóa theo từng khâu
được phân bố rãi rác trên toàn tỉnh, không hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá
trình thi công làm chậm tiến độ trong quá tình thi công, mất mỹ quan các công trình,
chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư.
Một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng các
công trình mà doanh nghiệp thi công là quá tình đổi mới máy móc thiết bị công
nghệ. Hiện nay số lượng MMTB của doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế, thiếu hụt
MMTB để phân bổ cho các xí nghiệp trong quá trình thi công. Hầu hết MMTB đã
khấu hao hết giá trị, chất lượng giảm sút, Phương tiện vận tải thiếu hụt, đều phải
thuê ngoài làm cho chi phí giá thành sản phẩm tăng cao.
Bảng2.7: Tình hình TSCĐ của doanh nghiệp đến 31 tháng 12 năm 2013
Đvt: ngàn đồng
STT
LOẠI TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH
NGUYÊN
GIÁ
HAO MÒN
LUỸ KẾ
GIÁ TRỊ
CÒN LẠI
HỆ SỐ
HAO MÒN
(%)
1 Nhà cửa, vật kiến trúc 3.065.303 1.570.122 1.495.181 51,2
2 Máy móc thiết bị 9.139898 6.325.115 2.814.783 69,2
3 Phương tiện vận tải 2.281.795 1.709.948 571.847 74,9
4 Thiết bị dụng cụ quản lý 59.081 43.446 15.635 73,5
Tổng 14.546.077 9.648.631 4.897.446 66,3
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính công ty)
Trong các máy móc thiết bị được mua một số máy đã qua sử dụng được sản
xuất tại các nước như Nhật Bản, Italia, Hàn Quốc và một số nước Đông Âu. Tuy
nhiên theo biểu 2.7 các thiết bị vẫn có hệ số hao mòn khá lớn 66.3% cho thấy năng
lực sản xuất thực tế của Công ty chưa tăng được nhiều.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
Về vấn đề tài chính: Mặc dù doanh thu hoạt động của công ty vẫn cao so với
mặt bằng chung trong toàn tỉnh, có doanh thu năm sau cao hơn năm trước nhưng
vẫn không mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đối với chủ đầu tư mặt dù rất tốt, đem
lại nhiều công trình cho doanh nghiệp, nhưng khả năng đàm phán, thương lượng với
nhà cung ứng vẫn còn hạn chế, nguồn vật tư đầu vào phục vụ cho quá trình hoạt
động sản xuất vẫn còn cao. Nợ phải trả của doanh nghiệp qua 3 năm vẫn chiếm trên
50% vốn chủ sở hữu.
Khả năng liên doanh liên kết trong quá trình hoạt động thi công là một trong
những yếu tố rất cần thiết nhằm nâng cao năng lực của Công ty trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, mặc dù vậy Công ty vẫn chưa được phát huy trong thời
gian qua.
Những điểm hạn chế, tồn tại của Công ty trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Điều đó xuất phát từ một số nguyên
nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân khách quan
Đã có một số chủ quan trong việc hoạch định nguồn nhân lực để đáp ứng
ngày càng tăng nhu cầu của thị trường xây dựng; khó khăn trong việc tiếp cận các
nguồn cung ứng xe, máy thiết bị thi công, tiếp cận trình độ khoa học kỹ thuật tiên
tiến cũng như thu mua, vận chuyển một số loại vật tư đặc chủng để phục vụ thi công
v.v.. tất cả những nguyên nhân đó đã làm ảnh hưởng đến năng lực đấu thầu xây
dựng của Công ty.
* Nguyên nhân chủ quan
+ Chất lượng công việc của một số cán bộ điều hành quản lý thi công còn có
tính ỷ lại và quá trình bổ nhiệm chưa tuân thủ đầy đủ theo quy trình; mô hình tổ
chức bộ máy tại một số xí nghiệp, đơn vị thi công hiện trường còn cồng kềnh, qua
nhiều khâu trung gian, trách nhiệm chưa qu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_nang_luc_canh_tranh_tai_cong_ty_co_phan_duong_bo_i_thua_thien_hue_6567_1912223.pdf