Luận văn Nâng cao năng lực quản lý nhằm bảo tồn và phát triển du lịch bền vững động Phong Nha tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

MỤC LỤC

Lời cam đoan .i

Danh mục các sơ đồ .v

Danh mục các biểu đồ.v

Danh mục các bảng.vi

Mục lục.viii

PHẦN MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.6

1.1. DU LỊCH, THỊ TRƯỜNG DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.6

1.1.1. Du lịch và các đặc trưng của hoạt động du lịch.6

1.1.2. Các loại hình du lịch.11

1.1.2.1. Du lịch sinh thái .11

1.1.2.2. Du lịch hội nghị, hội thảo.12

1.1.2.3. Du lịch tham quan.12

1.1.2.4. Du lịch giải trí.12

1.1.2.5. Du lịch nghỉ dưỡng.13

1.1.2.6. Du lịch thể thao.13

1.1.2.7. Du lịch văn hóa .13

1.1.2.8. Du lịch tôn giáo.14

1.1.2.9. Du lịch học tập-nghiên cứu.14

1.1.3. Vai trò của ngành du lịch đối với nền kinh tế .14

1.1.4. Xu hướng, điều kiện phát triển du lịch .16

1.1.4.1. Các xu thế trong phát triển du lịch.16

1.1.4.2. Các điều kiện và yếu tố phát triển du lịch .18

1.1.5. Phát triển du lịch bền vững, những nguyên tắc để bảo tồn và phát triển du lịch bềnvững .19

1.2. NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰCQUẢN LÝ.21

1.2.1. Khái niệm về năng lực quản lý và các yếu tố cấu thành.21

1.2.2.Nâng cao năng lực quản lý đối với hoạt động du lịch.27

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ VỀ DU LỊCH HANG ĐỘNG MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI.29

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DU LỊCH ĐỘNG PHONG NHA

TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG.34

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VQG PHONG NHA – KẺBÀNG.34

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.34

2.1.2. Điều kiện xã hội .37

2.1.3. Đặc điểm kinh tế .38

2.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH VƯỜN QUỐC GIA

PHONG NHA – KẺ BÀNG.40

2.2.1. Quá trình hình thành Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.40

2.2.2. Tài nguyên du lịch Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.41

2.2.3. Lịch sử phát triển du lịch của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng .43

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN HANG ĐỘNG Ở VQG

PHONG NHA-KẺ BÀNG VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH.45

2.3.1. Tình hình khai thác tài nguyên và phát triển du lịch hang động tại VQG.45

2.3.2. Kết quả hoạt động du lịch ở động Phong Nha giai đoạn 2006-2010.46

2.3.2.1. Kết quả thu hút lượng khách tham quan giai đoạn 2006-2010.46

2.3.2.2. Kết quả thực hiện doanh thu hoạt động du lịch giai đoạn 2006-2010.50

2.3.2.3. Kết quả sử dụng lao động trong các cơ sở du lịch giai đoạn 2006-2010 .50

2.3.3. Đánh giá của du khách đối với quá trình khai thác tài nguyên động hiện tại và các

dịch vụ du lịch tại động Phong Nha.52

2.3.3.1. Đặc điểm của các đối tượng điều tra.52

2.3.3.2. Đánh giá mức độ khai thác hiện tại so với năng lực cho phép.54

2.3.3.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha.55

2.3.3.4. Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng

dịch vụ .57

2.3.3.5. Phân tích hồi qui các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của du khách.59

2.3.3.6. Phân tích và so sánh các ý kiến đánh giá của du khách về các chất lượng các dịch

vụ cung cấp tại điểm du lịch động Phong Nha.60

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở ĐỘNG

PHONG NHA.61

2.4.1. Mô hình tổ chức hoạt động của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.61

2.4.2.Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ của Trung tâm Du lịch VHST.63

2.4.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý về du lịch động Phong Nha.64

2.4.3.1. Về những kết quả đạt được trong công tác quản lý du lịch động Phong Nha.64

2.4.3.2. Đánh giá năng lực quản lý du lịch ở động của cán bộ công nhân viên.66

2.4.3.3. Đánh giá năng lực quản lý du lịch ở động của các đơn vị cung cấp dịch vụ.74

2.4.4. Những hạn chế, bất cập về quản lý du lịch động Phong Nha trong thời gian qua .77

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC

QUẢN LÝ NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ĐỘNG

PHONG NHA ĐẾN NĂM 2020.80

3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHẰM BẢO TỒN VÀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ĐỘNG PHONG NHA ĐẾN NĂM 2020.80

3.1.1. Cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp.80

3.1.2. Mục tiêu, định hướng .82

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHẰM BẢO TỒN VÀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ĐỘNG PHONG NHA TẠI VQG PHONG

NHA-KẺ BÀNG ĐẾN NĂM 2020.84

3.2.1. Các giải pháp tổng thể .84

3.2.1.1. Giải pháp về quy hoạch.84

3.2.1.2. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.86

3.2.1.4. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm và vùng lõi .88

3.2.1.5. Giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư.89

3.2.1.6. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.90

3.2.2. Các giải pháp trong ngắn hạn .93

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾxi

3.2.2.1. Nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ bổ trợ tại động Phong Nha.93

3.2.2.2. Giải pháp nâng cấp hệ thống đường, điện tại động Phong Nha.94

3.2.2.3. Giải pháp công tác cán bộ, nhân sự và tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm

du lịch .95

3.2.2.4. Giải pháp công tác đào tạo và sử dụng cán bộ Trung tâm du lịch.96

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.97

1. KẾT LUẬN .97

2. KIẾN NGHỊ.99

TÀI LIỆU THAM KHẢO .102

PHỤ LỤC

pdf153 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực quản lý nhằm bảo tồn và phát triển du lịch bền vững động Phong Nha tại Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trở lên. Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng mức thu nhập này đã góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân các xã vùng đệm, giảm áp lực cho công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ Di sản Thiên nhiên Thế giới VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Ngoài những tác động trực tiếp và gián tiếp đến xã Sơn Trạch và các xã vùng đệm, việc phát triển du lịch của VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng đã có những tác động đến nền KT-XH của huyện Bố Trạch và của tỉnh Quảng Bình. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động của các xã lân cận; việc tiêu thụ vật liệu xây dựng đã góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phát triển. Bên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 cạnh đó, phát triển du lịch động Phong Nha cũng góp phần thúc đầy các loại hình du lịch khác ở Quảng Bình phát triển, đặc biệt là du lịch biển, du lịch tâm linh. Như vậy, cùng với sự hình thành và phát triển của các dịch vụ hỗ trợ tại địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Sự phát triển các hoạt động du lịch đã có những đóng góp quan trọng đối với địa phương và cộng đồng trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội. 2.3.3. Đánh giá của du khách đối với quá trình khai thác tài nguyên động hiện tại và các dịch vụ du lịch tại động Phong Nha Đánh giá của du khách là cơ sở xác định mục tiêu và chiến lược quản lý trong thời gian tới. Mục tiêu của quá trình quản lý đối với hoạt động du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách khi sử dụng dịch vụ. Chất lượng của dịch vụ phản ánh kết quả quản lý hiện trạng. Vì vậy, đánh giá của du khách là cơ sở để hình thành mục tiêu quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần bảo tồn tài nguyên du lịch. Sử dụng thang di likert, kết quả điều tra 150 du khách thể hiện mức độ đánh giá của du khách đối với hiện trạng khai thác và mức độ đáp ứng các dịch vụ như sau. 2.3.3.1. Đặc điểm của các đối tượng điều tra Với 150 mẫu điều tra được lựa chọn từ 110 du khách trong nước và 40 du khách nước ngoài, đặc điểm cơ bản của đối tượng điều tra như sau: Về cơ cấu giới tính, nam chiếm tỷ trọng 56,7 %, lớn hơn nữ (bảng 2.6). Trong cơ cấu độ tuổi, du khách trẻ, nhỏ hơn 45 tuổi chiếm tỷ trọng chủ yếu, chiếm gần 73 %. Đây hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ 48 % du khách đến tham quan động chủ yếu là mục đích giải trí trong những dịp hè, lễ hội. Cùng với những đặc điểm đó thì phần lớn du khách là có thu nhập trung bình hay thu nhập thấp. Đây là những đặc điểm cần chú ý đối với các dịch vụ đi kèm, đặc biệt là khi xem xét yếu tố về giá. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng phần tỷ lệ du khách có trình độ học vấn cao chiếm đại đa số, với trên 73 % từ cao đẳng trở lên. Với trình độ học vấn trên, chiến lược quản lý động sẽ khá thuận lợi nếu sử dụng chiến lược quản lý nâng cao nhận thức bảo tồn động từ du khách. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 Bảng 2.6: Một số đặc điểm cơ bản của đối tượng du khách được điều tra Đặc điểm Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Giới tính Nam 85 56.7 Nữ 65 43.3 Tuổi 30 <= 66 44.0 >30 đến 45<= 44 29.3 >= 45 40 26.7 Học vấn Từ trung cấp xuống 40 26.7 Cao đẳng 33 22.0 DH và sau DH 77 51.3 Thu nhập Cao 26 17.3 Trung bình 78 52.0 Thấp 46 30.7 Lần đến Thứ nhất 132 88.0 Từ 2 lần trở lên 18 12.0 Mục đích tham quan Tham quan, công tác 39 26.0 Tham quan nghỉ ngơi 39 26.0 Tham quan giải tri 72 48.0 Phương tiện truyền thông biết đến Phong Nha Báo chí 22 14.7 Internet 51 34.0 TiVi, radio 14 9.3 Tờ rơi, người thân 19 12.7 Phương tiện khác 44 29.3 Nguồn: Số liệu điều tra 2011 Hiện tại, có thể thấy hình thức quảng bá động tương đối đa dạng và phong phú khi người dân có thể tiếp cận thông tin từ nhiều kênh khác nhau để đến với động. Tuy nhiên, hầu hết khách đến tham quan hang động chỉ một lần. Điều này thể hiện phần nào tín đơn điệu trong dịch vụ tại đây. Phần lớn khách đến đây chủ yếu là ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 chiêm ngưỡng vẽ đẹp của động Phong Nha nên rất khó để có thể kéo du khách ở lại dài ngày hay kéo du khách trở lại động lần hai. Trong tổng số du khách được điều tra, chỉ 12 % đến đây từ lần thứ hai. 2.3.3.2. Đánh giá mức độ khai thác hiện tại so với năng lực cho phép Nhìn chung đánh giá của du khách là khá đa dạng đối với hiện trạng khai thác so với năng lực. Trong 150 du khách, 67 khách (chiếm 45 %) cho rằng mức độ khai thác hiện tại phù hợp với năng lực, 42 khách (28%) cho rằng thấp hơn năng lực và 41 khách (chiếm 27) cho rằng cao hơn năng lực (bảng 2.7). Sở dĩ có sự da dạng về mức độ khai thác hiện trạng so với du khách là còn tùy thuộc vào thời gian du khách tham quan trong ngày và mùa vụ mà họ tham quan. Ở đây hầu hết đều được điều tra vào khoảng tháng 2-3 năm 2011, vào mùa không thực sự đông khách. Tuy nhiên, con số 30 % du khách cho rằng khai thác quá năng lực, cùng với những đánh giá về tiếng ồn không tốt vào thời gian không thuộc vào mùa vụ chính vẫn là con số đáng lưu tâm. Kết quả này cùng với kết quả phỏng vấn sâu một số du khách vào tháng 5, tháng 6 năm 2011 chỉ ra rằng trong một số thời điểm nhất định nào đó, đặc biệt vào mùa hè, mức độ khai thác hiện trạng của động vượt quá năng lực khai thác hay việc bố trí chuyến đi của khách chưa thực sự phù hợp. Vì vậy, mức độ thỏa mãn của khách khi tham quan vẫn chưa thực sự hài lòng. Bảng 2.7: Đánh giá của du khách về mức độ khai thác hiện trạng so với năng lực động Phong Nha Chỉ tiêu Số lượng (người) Phần trăm Rất thấp hơn so với năng lực 12 8.0 Thấp hơn năng lực 30 20.0 Vừa năng lực 67 44.7 Cao hơn so với năng lực 34 22.7 Rất cao hơn so với năng lực 7 4.7 Tổng số 150 100.0 Nguồn: Số liệu điều tra 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Kết quả đánh giá này không mâu thuẫn với đánh giá của cán bộ Trung tâm du lịch, BQL Vườn. Tuy nhiên, cách thức tiếp cận vấn đề đối với cán bộ Trung tâm du lịch, BQL Vườn theo định hướng vẫn là thay đổi phương cách khai thác hơn là hạn chế khai thác. Hai góc nhìn này mặc dầu khác nhau do lợi ích khác nhau nhưng đều thể hiện phương thức khai thác hiện tại không hợp lý. Do đó thay đổi phương thức khai thác là điều cần phải được xem xét. 2.3.3.3. Kiểm định độ tin cậy của các biến phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số α của Cronbach là một kiểm định thống kê về mức độ đồng nhất của các biến trong mối tương quan với nhau. Hệ số α của Cronbach cho biết các kết quả đo lường có liên kết chặt chẽ với nhau không. Theo lý thuyết và kinh nghiệm thực tế, hệ số α của Cronbach được đánh giá là tốt khi lớn hơn 0.8, từ 0,7 đến 0,8 là có thể chấp nhận được, và nếu nhỏ hơn 0,6 là không thể chấp nhận được. Ở một số nghiên cứu, một số tác giả có thể chấp nhận mức lớn hơn đến 0,6 đến 0,7. Bên cạnh đó đòi hỏi hệ số tương quan tổng thể (total correlation) phải lớn hơn 0.3. Tiến hành xử lý số liệu qua phần mềm SPSS, chúng ta có kết quả phân tích độ tin cậy của các biến số phân tích đối với du khách như bảng 2.8. Bảng 2.8: Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra Các biến Mean SD Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Thuyết minh, giới thiệu tại phòng chờ Sắp xếp bãi đổ xe, bố trí thuyền Hình thức bên ngoài thuyền Nội thất bên trong thuyền Thái độ phục vụ của chủ thuyền Tiếng ồn động cơ Giá thuyền vận chuyển 3.4333 4.0400 3.4400 2.5933 3.3000 1.8600 3.8933 .78933 .80168 .72796 .85997 .87278 1.08083 .89852 .301 .385 .392 .431 .461 .133 .265 .831 .829 .828 .827 .826 .841 .833 Giá vé tham quan động 4.0867 .78524 .428 .827 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Các biến Mean SD Corrected Item-Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted Nội dung, kỹ năng hướng dẫn của HDV 3.2400 .72981 .462 .826 Hình thức, trang phục HDV 3.3600 .71682 .505 .825 Thái độ phục vụ của HDV 3.5400 .70120 .459 .826 Dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm 3.3000 .73958 .386 .829 Giá dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm 3.3867 .73991 .304 .831 Đường đi lại trong hang động 2.7533 .91912 .313 .831 Cường độ ánh sáng trong động 2.9400 .86101 .401 .828 Màu sắc ánh sáng trong động 2.4600 .86412 .299 .832 Cảnh quan thiên nhiên, hang động 4.5200 .80868 .110 .838 Chất lượng dịch vụ, ăn uống 3.3467 .73262 .481 .826 Gía dịch vụ ăn uống 3.2933 .73773 .393 .828 Chất lượng phòng nghỉ, khách sạn 3.0800 .70966 .196 .835 Giá cả phòng nghỉ khách sạn 3.2533 .73445 .284 .832 An ninh trật tự và môi trường xã hội 3.4133 .82076 .264 .833 Vệ sinh môi trường chung điểm du lịch 3.6400 .73530 .330 .830 Vệ sinh các nhà VVC 3.3400 .83409 .290 .832 Cách thức tổ chức chuyến tham quan 3.9867 .75961 .397 .828 Công tác bảo tồn hang động 3.3867 .83374 .681 .817 Cảm nhận về chuyến tham quan 3.6467 .69646 .415 .828 Đánh gái chung chất lượng dịch vụ 3.5133 .63178 .418 .828 Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha tổng thể 0.835 Nguồn: Số liệu điều tra 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 Kết quả phân tích chỉ ra rằng, các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các biến (items) đều lớn hơn 0.8. Tuy nhiên, một số biến có hệ số tương quan tổng thể nhỏ hơn 0.3 (phụ lục A). Những biến này sẽ được loại ra trong phân tích các nhân tố. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể là 0.835 cũng rất cao. Điều này có thể kết luận rằng nhìn chung đây là một thang đo tốt, có độ tin cậy cao, có thể sử dụng cho quá trình phân tích đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ tại điểm du lịch. 2.3.3.4. Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng dịch vụ Phân tích các nhân tố được sử dụng để xác định các nhóm nhân tố tác động lên mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng các dịch vụ du lịch. Đây là phương pháp xác định các biến và các nhân tố cần được đưa vào trong quá trình phân tích. Phương pháp sử dụng là xoay trục( rotating factor). Theo nhiều tác giả, số lượng biến cần được đưa vào phụ thuộc vào nội dung và lý thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên, tiêu chuẩn để xác định là hệ số Eigenvalue phải ít nhất lớn hơn hoặc bằng 1. Bên cạnh đó, kinh nghiệm thực tế được xác định phương pháp quay vòng trục tọa độ thường được sử dụng, gọi là phương pháp Varimax. Tiêu chuẩn thường được sử dụng để xác định biến có thuộc nhân tố hay không là hệ số tương quan của biến với nhân tố thường lớn hơn 0,5. Kết quả phân tích các nhân tố với các biến được trình bày ở bảng 2.9. Kết quả có 5 nhân tố được xác định thỏa mãn điều kiện Eigenvalue lớn hơn 1 và hệ số tương quan đối với các nhân tố mới là lớn hơn 0,5, thỏa mãn các điều kiện đưa ra. Các yếu tố mới được xác định tác động đến mức độ hài lòng của du khách khi sử dụng như sau: Yếu tố 1(factor 1): Yếu tố này liên quan đến chất lượng hướng dẫn gồm thái độ hướng dẫn, hình thức hướng dẫn viên và kỹ năng hướng dẫn. Đây là yếu tố hướng dẫn, gọi là F1 Yếu tố 2(factor 2): Đây là các yếu tố liên quan đến các dịch vụ bổ trợ gồm chụp ảnh, ăn uống, thuyền. Gọi là yếu tố F2 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Bảng 2.9: phân tích các nhân tố đối với các biến tác động đến mức độ hài lòng của du khách Biến Nhân tố 1 2 3 4 5 Thái độ phục vụ của HDV .791 Hình thức, trang phục của HDV .705 Giá vé tham quan động Phong Nha .681 Nội dung, kỹ năng hướng dẫn của HDV .653 Dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm .750 Giá dịch vụ chụp ảnh, hàng lưu niệm .746 Chất lượng dịch vụ ăn uống .661 Giá dịch vụ ăn uống .639 Hình thức bên ngoài thuyền .586 Cường độ ánh sáng trong động .875 Đường đi lại trong hang động .818 Công tác bảo tồn hang động .680 Thái độ phục vụ của chủ thuyền Nội thất thuyền .717 Sắp xếp bãi đổ xe, bố trí thuyền .691 Hướng dẫn tại phòng chờ .652 Vệ sinh môi trường điểm du lịch .779 Cách thức tổ chức chuyến tham quan .551 Eigen Value 4.808 2.507 1.514 1.408 1.258 Phương sai do phân tích nhân tố giải thích (%) 15.348 29.866 43.934 54.662 63.855 Nguồn: số liệu điều tra 2011 Yếu tố 3(factor 3): Là các yếu tố về cơ sở hạ tầng như đường đi lại, ánh sáng trong động và công tác bảo tồn. Gọi là yếu tố cơ sở hạ tầng và gọi là F3. Yếu tố 4(factor 4): Là các yếu tố về tổ chức chuyến đi. Gồm thái độ phục vụ của chủ thuyền, nội thất thuyền, sắp xếp bến bãi và hướng dẫn tại phòng chờ. Gọi là F4 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 Yếu tố 5(factor 5): Gồm các yếu tố khác như vệ sinh và một số yếu tố khác. Ký hiệu là F5 Các yếu tố trên đều thỏa mãn 2 điều kiện thực tế Eigenvalue lớn hơn 1 và hệ số tương quan lớn hơn 0,5. 2.3.3.5. Phân tích hồi qui các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của du khách Sau khi sử dụng phân tích các nhân tố, phân tích hồi qui được sử dụng kết hợp để xem xét tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của du khách (bảng 2.10). Trong đó hàm hồi qui có dạng: Yi=β0 +βi Fi + ui Trong đó, Yi : đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ du lịch, β0 là hệ số chặn, βi là các hệ số hồi qui cho các nhân tố và Fi là các nhân tố được xác định từ phân tích các nhân tố. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố hướng dẫn, dịch vụ bỗ trợ, cơ sở hạ tầng, và một số yếu tố khác là những yếu tố cơ bản tác động lên sự hài lòng của du khách khi sử dụng dịch vụ. Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi qui các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của du khách Các nhân tố Hệ số hồi qui P value Hệ số chặn 3.513 .000*** F1 .101 .030* F2 .106 .023* F3 .225 .000*** F4 -.039 .394 F5 .149 .001*** R square P value 0.24 0.000 Nguồn: kết quả xử lý số liệu điều tra 2011 *: có ý nghĩa 10 %, **: Có ý nghĩa 5%, ***: Có ý nghĩa 1 % ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 2.3.3.6. Phân tích và so sánh các ý kiến đánh giá của du khách về các chất lượng các dịch vụ cung cấp tại điểm du lịch động Phong Nha Nhìn chung du khách đánh giá chưa cao chất lượng dịch vụ được cung cấp tại động Phong Nha. Chỉ có 3 yếu tố được du khách đánh giá tốt đó là sắp xếp bến bãi, cảnh quan thiên nhiên động và giá vé tham quan (mean>=4). Các yếu tố khác giá trị trung bình đều nhỏ hơn 4, thậm chí nhiều yếu tố giá trị trung bình nhỏ hơn 3. Đặc biệt là yếu tố tiếng ồn và cơ sở hạ tầng. Đây là hai yếu tố có đánh giá thấp nhất. Nguyên nhân do tiếng ồn động cơ thuyền quá lớn và đường sá đi lại trong động vẫn chưa thực sự thuận lợi. Để so sánh đánh giá về chất lượng dịch vụ được cung cấp tại động Phong Nha giữa các đối tượng khác nhau, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng khác nhau. Đây là hình thức so sánh các đối tượng khác nhau khi nhận xét về chất lượng các dịch vụ cung cấp mà họ sử dụng hay họ cảm nhận. Cách kiểm định như sau: H0 : Không có sự khác biệt trong đánh giá dịch vụ giữa các nhóm khách H1: Không có sự khác biệt trong đánh giá dịch vụ giữa các nhóm khách Nếu giá trị sig (P-value)< α=0,05, mức ý nghĩa mà chúng ta lựa chọn thì chúng ta bác bỏ H0. Nếu giá trị sig (P-value)> α=0,05, mức ý nghĩa mà chúng ta lựa chọn thì chúng ta chấp nhận H0 và bác bỏ H1. Do nhiều nhóm đối tượng khác nhau, trong khuôn khổ phân tích này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích sự khác biệt theo độ tuổi, theo trình độ văn hóa, theo thu nhập, theo nghề nghiệp, theo loại khách, theo mục đích du lịch và theo số lần tham quan. Kết quả phân tích chi tiết được trình bày ở phụ lục A. Theo độ tuổi, trong các yếu tố đánh giá chỉ có hình thức bên ngoài thuyền, tiếng ồn động cơ thuyền, giá thuyền vận chuyển, nội dung và kỹ năng của hướng dẫn viên, chất lượng dịch vụ ăn uống, chất lượng phòng nghỉ, khách sạn, an ninh trật tự xã hội và vệ sinh môi trường có sự khác biệt trong mức độ hài lòng giữa các ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 nhóm khác với độ tuổi khác nhau (có ý nghĩa thống kê 5 %). Thông thường khách trẻ có mức độ thỏa mãn tốt hơn so với khách lớn tuổi (giá trị trung bình lớn hơn). Điều này nói lên rằng khách trẻ thường dễ dãi đối với chất lượng dịch vụ trong khi khách du lịch lớn tuổi có sự thận trọng hơn. Đây là điểm cần chú ý trong quá trình cung cấp dịch vụ theo độ tuổi. Theo mức thu nhập, người có thu nhập cao thường có mức độ thỏa mãn thấp hơn. Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm thu nhập, ngoại trừ giá vé tham quan thì có sự đánh giá ngược lại. Theo mức trình độ văn hóa, theo nghề nghiệp và theo loại khách cũng có sự khác biệt tuy nhiên mức độ không lớn. 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở ĐỘNG PHONG NHA 2.4.1. Mô hình tổ chức hoạt động của Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng *Cơ cấu tổ chức: Mô hình tổ chức hoạt động du lịch ở động Phong Nha tại VQG Phong Nha-Kẻ bàng có thể khái quát hóa theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức BQL VQG Phong Nha - Kẻ Bàng Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc TT Du lịch VH và ST Hạt kiểm lâm Trung tâm NCKH Phòng KH-TC Phòng HC-TC Phó giám đốc ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Như vậy, hoạt động du lịch hầu hết đều được điều hành và thực hiện dưới sự quản lý trực tiếp của một phó giám đốc Vườn phụ trách. Thực chất định hướng khai thác, hoạt động đầu tư hầu như đều được thực hiện bởi Vườn. Trung tâm chỉ là cơ quan điều hành, thực hiện các hoạt động du lịch. Đây là một cơ cấu tổ chức hợp lý để có thể cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch khác nhau. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm giảm tính tự chủ và tính năng động sáng tạo của TT DLVH-ST. Vì thế làm sao có thể phát huy lợi thế của cơ cấu tổ chức này và làm giảm những hạn chế là xu hướng cần cân nhắc khi xác định vai trò nhiệm vụ của tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các thành phần. *Nguồn nhân lực của VQG Phong Nha-Kẻ Bàng Nguồn nhân lực VQG Phong Nha-Kẻ Bàng nhìn chung đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm qua nhưng chất lượng chưa cao. Có trình độ từ cao đẵng trở lên là 139 người năm 2010, chiếm 44 %. Trong đó Hạt kiểm lâm vẫn có chất lượng thấp nhất, sau đó là TT DLVH-ST. Đây sẽ là trở ngại chính của Vườn trong quá trình nâng cao năng lực quản lý nhằm phát triển du lịch ở Vườn theo hướng bền vững. Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn nhân lực bộ máy BQL VQG Phong Nha-Kẻ Bàng Bộ phận Tổng Trình độ Trên Đại học Đại học, Cao đẵng Trung học Khác 1 Lãnh đạo 04 03 01 0 0 2 Phòng Tổ chức Hành chính 12 01 08 01 02 3 Phòng Kế hoạch Tài chính 06 06 0 0 4 Trung tâm nghiên cứu KH và CH 26 21 04 01 5 Trung tâm du lịch VH-ST 143 01 75 41 26 6 Hạt Kiểm lâm 121 23 94 04 312 05 134 140 33 Nguồn: BQL VQG Phong Nha- Kẻ Bàng năm 2010 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 2.4.2.Tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ của Trung tâm Du lịch VHST * Tổ chức bộ máy Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái Tổ chức bộ máy Trung tâm Du lịch Văn hoá và Sinh thái có thể mô tả như sơ đồ 2.2, gồm Ban lãnh đạo: 03 cán bộ; Phòng Hành chính-tổng hợp: 38 cán bộ; Phòng Quản lý hang động: 53 cán bộ; Phòng Nghiên cứu hướng dẫn:38 cán bộ; Ban du lịch sinh thái suối nước moọc: 07 cán bộ; Ban quản lý đền tưởng niệm đường 20 quyết thắng: 07 cán bộ; Bộ máy quản lý của Trung tâm du lịch Văn hóa và Sinh thái là hiện nay là 143 cán bộ chia thành 3 phòng và 2 ban quản lý. Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức Trung Tâm Du lịch Văn hóa-Sinh thái * Cơ cấu trình độ cán bộ Bảng 2.12: Cơ cấu trình độ cán bộ của Trung tâm Du lịch VHST ĐVT: Người Chuyên ngành Tổng Trên ĐH Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Xã hội nhân văn 49 01 48 Du lịch 18 06 02 10 Ngoại ngữ 07 04 03 Kinh tế - kế toán 16 09 07 Lâm nghiệp 14 03 11 Khác 39 13 26 Cộng 143 1 70 05 41 26 Tỷ lệ (%) 0,1 49,5 0,4 29,8 20,2 Nguồn: Trung tâm Du lịch VHST, 2010 Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng QLHD BQL Suối Nước mọc Đền tưởng niệm 8TNXP Phòng NC-HD Phòng HC-TH ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Về mặt trình độ, nhìn chung TTDLVHST có chất lượng cao hơn so với chung toàn Vườn, với gần 50 % lực lượng lao động có trình cao đẵng và đại học (bảng 2.12). Tuy nhiên, xét về cơ cấu chuyên môn thì có sự khập khiểng nhất định giữa yêu cầu công việc và chuyên ngành được đào tạo. mặc dầu là cơ quan quản lý và điều phối hoạt động du lịch, chỉ 18 cán bộ có chuyên ngành du lịch, trong đó chủ yếu là trung cấp, còn hầu hết là chuyên ngành gần hay thậm chí khá xa. Về mặt ngoại ngữ hiện có 07 cán bộ được đào tạo về chuyên ngành ngoại ngữ trong tổng số 143 cán bộ của Trung tâm. Như vậy, có thể trình độ chuyên môn tương đối tốt nhưng sự khác biệt giữa chuyên ngành được đào tạo và nhu cầu công việc đang là yếu tố hạn chế chính đối với quá trình quản lý và nâng cao chất lượng quản lý ở Trung tâm. 2.4.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý về du lịch động Phong Nha 2.4.3.1. Về những kết quả đạt được trong công tác quản lý du lịch động Phong Nha * Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách tham quan tại Trung tâm du lịch Văn hóa và sinh thái Khu Trung tâm đón khách tham quan động Phong Nha được xây dựng từ năm 1995, qua một thời gian sử dụng cơ sở vật chất ở đây đã xuống cấp nghiêm trọng. Sau khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận Di sản Thiên nhiên Thế giới, khách tham quan tăng nhanh, tỉnh Quảng Bình đã đầu tư từ nguồn vốn ngân sách địa phương hàng chục tỷ đồng (tranh thủ thêm nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương - qua Tổng cục Du lịch) để xây mới, cải tạo và nâng cấp tất cả các hạng mục Bãi đỗ xe, Bến thuyền, Nhà đón tiếp thuyết minh, Nhà nghỉ chân của du khách. Hệ thống các nhà vệ sinh, Hệ thống điện chiếu sáng và đường đi lại trong các hang động cũng được cải tạo sửa chữa. Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch VHST từ năm 2006 đến 2010 là 38 tỷ 393 triệu đồng. Kết quả Bảng 2.12 cho thấy, thời gian qua tỉnh Quảng Bình có quan tâm đầu tư nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, tuy nhiên tốc độ tăng vốn đầu tư thiếu ổn định, năm 2006 tăng 19,4%, năm 2010 tăng 85,8%. Có năm vốn đầu tư giảm (năm 2009 giảm 38%), bình quân cả giai đoạn 2006 ĐA ̣I H ỌC I NH TÊ ́ HU Ế 65 đến 2010 vốn đầu tư tăng 32,6%. Cùng với đó, giá trị tuyệt đối của nguồn vốn đầu tư còn quá ít nên cơ sở vật chất hiện nay vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Do quá trình đầu tư xây dựng thiếu thiết kế quy hoạch tổng thể nên kiến trúc xây dựng của các công trình chưa đẹp, thiếu sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, việc nâng cấp sửa chữa chắp vá nên thiếu đồng bộ trong quá trình sử dụng. Đây chính là một trong những hạn chế cơ bản của quá trình quản lý. Bảng 2.13 Tình hình đầu tư vốn của Nhà nước 2006-2010 Chỉ tiêu ĐVT Tính theo từng năm BQ 2006 2007 2008 2009 2010 1.Số tiền triệu đồng 7.762 9.264 18.138 4.810 8.940 7.769 2.TĐPT liên hoàn % - 119,4 195,8 26,5 185,8 - 3.TĐPT định gốc % 100,0 119,4 233,7 62,0 115,2 - Nguồn: Ban quản lý VQGPN-KB và Sở VH-TT-DL, 2010 *Đào tạo nguồn nhận lực Trong giai đoạn 2006-2010, bên cạnh thu hút và tuyển dụng nguồn lao động có tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu công việc, Trung tâm đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho nhiều cán bộ thông qua khóa đào tạo dài ngày, ngắn ngày hay tham quan học hỏi kinh nghiệm. Chính những hoạt động này đã từng bước nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý. Tuy nhiên, phần lớn quá trình bố trí đào tạo vẫn chưa sự theo yêu cầu chuyên môn. Vì vậy, mức độ cải thiện nguồn nhân lực chưa cao. *Công tác qui hoạch cán bộ quản lý Nhận thức tầm quan trọng của cán bộ quản lý, trong những năm qua Trung tâm đã tiến hành qui hoạch cán bộ có năng lực vào các chức năng quản lý. Cùng với quá trình qui hoạch, quá trình bồi dưỡng kỹ năng quản lý đối với những đối tượng trên cũng được thực hiện. Đây là nguồn nhân lực quản lý kế cận có thể phát huy tốt hiệu quả quản lý trong tương lai. Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực này có thể phát huy hay không còn phụ tuộc vào việc bố trí công việc cho họ ở trong tương lai. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 2.4.3.2. Đánh giá năng lực quản lý du lịch ở động của cán bộ công nhân viên *Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Bảng 2.14: Kiểm định độ tin cậy đối với các biến điều tra Nội dung tác động bởi năng lực quản lý Mean SD Item-Total Correlatio n Cronbach' s Alpha if Item Deleted Hệ thống đường đi lại trong động 2.7300 .66447 .420 .858 Nhà đón khách, bán vé tại trung tâm, nhà chờ 2.5900 .58767 .208 .862 Bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ 2.6900 .63078 .555 .856 Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ 2.6900 .72048 .445 .857 Quản lý tài chính 2.5700 .68542 .480 .857 Xác định chiến lược khai thác 2.8300 .80472 .471 .857 Xác định chiến lược quản lý 2.8800 .78212 .463 .857 Điều phối đội ngũ HDV 2.9700 .62692 .464 .858 Sử dụng và bố trí nhân viên bán vé 3.2400 .65320 .401 .859 Sử sụng và bố trí nhân viên điều thuyền, kiểm vé 3.6600 .72780 .415 .858 Sử dụng và bố trí nhân viên bảo vệ 3.3200 .69457 .378 .859 Sử dụng và bố trí nhân viên môi trường 3.1900 .64659 .446 .858 Công an đồn quản lý trên địa bàn 2.5800 .78083 .664 .852 Công an xã quản lý trong khu vực 2.4900 .71767 .679 .853 Năng lực quản lý của UBND xã Sơn Trạch 2.6200 .61595 .639 .854 Cơ sở hạ tầng tại trung tâm 2.4800 .70324 .182 .863 Trình độ chuyên môn của HDV 3.1400 .58638 .260 .861 Kỹ năng thuyết trình, giao tiếp của HDV 3.1600 .67749 .349 .860 Trình độ ngoại ngữ của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_cao_nang_luc_quan_ly_nham_bao_ton_va_phat_trien_du_lich_ben_vung_dong_phong_nha_tai_vuon_quoc_g.pdf
Tài liệu liên quan