Bắc Giang là tỉnh miền núi ở vùng Đông Bắc của Việt Nam. Nằm cách Hà Nội
50km về phía đông, tiếp cận với trục kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, có nhiều tuyến đường bộ, sắt đi qua nối với các tỉnh trong vùng và đến cửa khẩu
Đồng Đăng của Lạng Sơn.
Bắc Giang có 10 huyện, thị với tổng diện tích tự nhiên 382.250 ha, lãnh thổ
chạy dài theo hướng Đông - Tây. Phía Đông và Đông Bắc có các dãy núi cao, thấp
nghiêng dần về phía Tây Nam. Địa hình chủ yếu là đồi trung bình và núi cao, các huyện
phía nam có đồng bằng xen các đồi thấp.
100 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2673 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay (Qua thực tế tỉnh Bắc Giang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện
thoại/1.000 dân. Trên 80% số dân thị xã đã được dùng nước sạch hợp vệ sinh, 39% dân
cư nông thôn được dùng nước sạch. An ninh chính trị được đảm bảo, an toàn trật tự xã
hội được củng cố. Trong quá trình đổi mới, Bắc Giang chưa có "điểm nóng" đáng tiếc
nào xảy ra. Điều này góp phần làm cho nhân dân trong tỉnh tin tưởng tuyệt đối vào sự
lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có thế mạnh về kinh nghiệm
thực tiễn. Toàn thể 47 đồng chí trong Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ đều được trưởng
thành từ phong trào thực tiễn ở cơ sở. Họ lần lượt nắm giữ các cương vị công tác từ cơ
sở, huyện, tỉnh. Bởi thế, họ luôn đắm mình trong phong trào quần chúng, hiểu tâm tư,
nguyện vọng của quần chúng, hiểu rõ đặc điểm thực tế của địa bàn mình phụ trách. Mặt
khác, tỉnh có
10 huyện, thị thì cả 10 đồng chí bí thư huyện, thị đều tham gia Ban chấp hành
tỉnh Đảng bộ và một đồng chí là thường vụ Tỉnh ủy. Các trưởng ban ngành đoàn thể đa
số tham gia Ban chấp hành, vì thế họ vừa đóng vai trò lãnh đạo vừa là người lăn lộn
trong hoạt động thực tiễn, trực tiếp xử lý nhiều vấn đề cụ thể trong nhiều tình huống cụ
thể. Do đó, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phong phú, tạo khả năng
phát hiện những vấn đề và các giải pháp giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, đặc biệt
là những giải pháp mang tính chất tình huống. Họ có khả năng vận dụng những kinh
nghiệm được rút ra từ chính hoạt động của mình và những kinh nghiệm có được từ tỉnh
khác nữa. Những điều đó phản ánh trình độ, năng lực tư duy kinh nghiệm của người cán
bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang; nó có giá trị nhất định trong hoạt động lãnh đạo của họ và
trong việc phát triển năng lực tư duy lý luận. Đây là ưu điểm xét trên phương diện, nó là
cơ sở để người lãnh đạo tỉnh có được những chủ trương, chính sách phù hợp với thực
tiễn địa phương. Tuy nhiên, nếu không được kết hợp với năng lực tư duy lý luận với cái
nhìn tổng thể của người lãnh đạo toàn tỉnh thì nó làm hạn chế tầm nhìn bao quát chiến
lược - một phẩm chất cần có và nhất thiết phải có của người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang có năng lực nhất
định trong việc vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào việc xây dựng các chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cụ thể trên địa bàn tỉnh. Biểu hiện rõ nét
là họ rất mau chóng trong việc chuyển đổi tư duy kinh tế, sớm thích nghi với nền kinh tế
sản xuất hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường. ở họ đã có tính năng động, sự nhạy
bén trong các hoạt động chỉ đạo phát triển kinh tế như quy hoạch phát triển nông
nghiệp, nông thôn Bắc Giang đến 2010; phát triển các làng nghề truyền thống, chuyển dịch
mạnh cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu Bắc Giang...; mạnh dạn
xây dựng, áp dụng những mô hình kinh tế mới, phát triển ngành nghề mới, những quy
trình kỹ thuật sản xuất và chế biến tiến bộ, năng động trong các quan hệ giao dịch kinh
tế, chú trọng hiệu quả của các hoạt động kinh tế.
Trong sản xuất nông nghiệp đã chỉ đạo đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật canh tác, xây dựng thêm cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, chú
trọng đầu tư thâm canh cộng với yếu tố thời tiết tương đối thuận lợi nên tổng sản lượng
lương thực hàng năm tăng 5%, bằng mức tăng bình quân chung của cả nước.
Từ kinh nghiệm trồng vải thiều của huyện Lục Ngạn, tỉnh đã chỉ đạo hình thành
và phát triển vùng cây ăn quả tập trung có quy mô lớn. Đến nay tỉnh đã có trên 34.000
ha (tăng 17.000ha so với năm 1997), riêng diện tích vải thiều, nhãn 23.330 ha, tạo ra sản
phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao và vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế
biến. Sản lượng vải thiều năm 2000 đạt 32.000 tấn, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng, góp
phần đáng kể tăng thu nhập của các hộ nông dân.
Công nghiệp ngoài quốc doanh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở các làng
nghề với các ngành nghề như: Chế biến nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất vật liệu xây
dựng, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí, may mặc... Cũng có bước phát triển, đã
góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nông thôn.
Kinh tế đối ngoại cũng có bước phát triển: Từ 1997 đến nay Bắc Giang thu hút
và triển khai thực hiện được 44 dự án viện trợ và đầu tư nước ngoài với tổng số vốn
216,5 tỷ đồng. Nhiều dự án thực hiện có hiệu quả như các dự án trong lĩnh vực lâm
nghiệp, dự án xây dựng hệ thống nước sạch ở thị xã Bắc Giang...
Thứ tư, cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bắc Giang đã có năng lực nhất định trong
việc tổng kết việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn tỉnh. Đồng thời họ đã có khả năng dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của
Bắc Giang, trên cơ sở đó họ cũng đề ra được những phương hướng cho phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nhà trong những năm tới. Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu
và mở rộng quy mô càng đòi hỏi người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh không chỉ biết triển
khai đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ở tỉnh mà còn đòi hỏi ở họ khả năng
dự báo xu hướng phát triển của địa phương. Khả năng dự báo có chính xác hay không là
tùy thuộc vào khả năng nắm bắt thực tế địa phương, khả năng tổng kết thực tiễn ở địa
phương và khả năng vận dụng, chỉ đạo sáng tạo chủ trương đường lối của Trung ương
vào tỉnh. Chính ở đây, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo tỉnh thể hiện
rõ nét nhất.
Bởi thế, đánh giá những cái đã làm được và những cái chưa làm được một cách
đúng đắn, khách quan trên cơ sở ấy mà đề ra phương hướng một cách phù hợp là một
việc làm không đơn giản, đòi hỏi người lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ngoài nhiệt tình, đạo
đức cách mạng ra phải có năng lực lãnh đạo mà trước hết và chủ yếu là năng lực tư duy
lý luận.
Về nguyên nhân dẫn tới kết quả, tiến bộ đã đạt được, báo cáo chính trị của Ban
chấp hành tỉnh Đảng bộ Bắc Giang tại Đại hội lần thứ XV chỉ rõ: Các chủ trương chính
sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương đề ra trong thời gian qua là đúng đắn, phù
hợp, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong
tỉnh đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện [74, tr. 17].
Đồng thời, Đại hội XV còn chỉ rõ những khuyết điểm, tồn tại như kinh tế phát
triển chưa ổn định, mức tăng trưởng còn thấp so với tiềm năng, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm, các thành phần kinh tế phát triển chưa mạnh. Những khuyết điểm, tồn tại trên có
nguyên nhân khách quan, song nguyên nhân chủ quan là chính mà một trong những nguyên
nhân chủ yếu là việc dự báo và nắm tình hình kinh tế - xã hội ở trong và ngoài tỉnh chưa tốt
[74, tr. 23].
Trên cơ sở đánh giá ấy, Đại hội đã đề ra phương hướng và mục tiêu chủ yếu.
Trong thời gian tới bên cạnh việc lãnh đạo toàn diện, đảng bộ tỉnh sẽ tập trung ưu tiên
để lãnh đạo, chỉ đạo 6 lĩnh vực trọng điểm mà trước hết là tiếp tục đầu tư phát triển
nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chuyển dịch nhanh
cơ cấu kinh tế; phát triển cơ cấu hạ tầng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển...
Rõ ràng, phải bằng năng lực tư duy lý luận, lãnh đạo tỉnh mới có được những
phương hướng lớn trên cơ sở tổng kết hoạt động lãnh đạo những năm qua tìm ra thế
mạnh của địa phương để có giải pháp phù hợp để tỉnh Bắc Giang phát triển nhanh,
mạnh, vững chắc.
Với những ưu điểm trên, kết hợp với quá trình học tập và tự rèn luyện trong
thực tiễn công tác, năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc
Giang đã có một sự phát triển nhất định. Trong hoạt động nhận thức và chỉ đạo thực tiễn
người cán bộ lãnh đạo đã chủ động, sáng tạo và khách quan hơn. Họ đã hình thành được
năng lực nắm bắt bản chất của lý luận, của đường lối, nhạy bén, chính xác hơn trong việc
phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, khách quan, toàn diện hơn trong việc xây dựng các chủ
trương, phương hướng phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Sự vận dụng lý
luận, đường lối vào hoạt động thực tiễn và tổng kết thực tiễn để rút ra những bài học kinh
nghiệm cũng được thực hiện một cách khoa học, sáng tạo và chính xác hơn, góp phần
tích cực vào việc xây dựng, bổ sung, phát triển chủ trương đường lối chính sách ở tỉnh
và Trung ương.
Nguyên nhân đạt được sự phát triển về năng lực tư duy lý luận kể trên, trước hết,
đó là sự nỗ lực, tự giác phấn đấu trong học tập và rèn luyện của bản thân người cán bộ
lãnh đạo chủ chốt ở Bắc Giang. Đó là sự đổi mới phương thức, nội dung đào tạo theo
hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo các cấp. Bên
cạnh đó là do các chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ
công chức. Do sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng và chính quyền
nhà nước về nâng cao trình độ tri thức, trí tuệ, lý luận và năng lực công tác cho đội ngũ
cán bộ. Những điều đó đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và là động lực to lớn thúc đẩy
người cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh bằng mọi hình thức, tự cố gắng vươn lên để nâng cao trình
độ năng lực trí tuệ, năng lực tư duy lý luận của mình.
Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có trình độ học vấn,
chuyên môn tương đối cao. Trong tổng số 47 tỉnh ủy viên, số có trình độ từ đại học trở
lên chiếm 93,6% so với cả nước thì con số này là 64%; trình độ cao đẳng trung cấp là
6,4%. Điều này là một lợi thế quan trọng đối với một tỉnh miền núi như Bắc Giang. So
với tỉnh Cao Bằng miền núi tỷ lệ này là 78,71%; so với Bắc Ninh là tỉnh bạn được tách
ra từ tỉnh Hà Bắc cũ từ 1/1997 tỷ lệ này là 93,3%; tỷ lệ này ở Hải Phòng là 100%. Trình
độ học vấn là cơ sở quan trọng để phát triển tư duy lý luận. Họ được đào tạo ở trình độ
đại học của nhiều chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, sư phạm, văn hóa... điều này giúp cho
lãnh đạo tỉnh Bắc Giang có được sự hiểu biết phong phú trong tất cả các lĩnh vực mà
mình lãnh đạo.
Tuy nhiên, sự phát triển về năng lực tư duy lý luận nêu trên vẫn chưa đủ đáp ứng
cho yêu cầu của thời kỳ cách mạng mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
ở Bắc Giang phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để kinh
tế - xã hội phát triển nhanh, mạnh, vững chắc; để tỉnh trở thành tỉnh tiên tiến của cả nước.
Đây là một đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng, của cuộc sống. Báo cáo chính trị
của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV chỉ rõ:
"...Việc dự báo và nắm tình hình kinh tế - xã hội ở trong và ngoài tỉnh chưa
tốt, khi xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch chưa lường hết những khó khăn về kinh tế
- xã hội của địa phương, nên một số mục tiêu, chỉ tiêu đề ra quá cao so với khả năng, do
vậy mặc dù đã có nhiều cố gắng chỉ đạo thực hiện, nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch... Năng
lực tổ chức chỉ đạo thực hiện của một số cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành còn hạn
chế, chưa năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, còn tư tưởng trông chờ
ỷ lại cấp trên. Chưa đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, mạnh dạn đề ra các chủ trương, giải pháp
tích cực, phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương..." [74,
tr. 23-24]. Chính vì vậy, cần phải phân tích, đánh giá đúng những hạn chế về năng lực tư duy
lý luận của người cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, tìm nguyên nhân của nó để có giải
pháp khắc phục đạt hiệu quả cao nhất.
Nhìn chung, năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
tỉnh ở nước ta còn hạn chế. Biểu hiện là còn kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, tư duy
lôgíc còn hạn chế. Người cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cũng ở trong thực trạng chung
đó, tuy nhiên có thể khác về mức độ, về cách thức biểu hiện. Dưới đây là một số đánh
giá cụ thể:
Trước hết, cần thấy rằng, mặc dù đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang đã
có sự phát triển nhất định về năng lực tư duy lý luận nhưng cấp độ đạt được còn thấp, tư
duy lôgíc yếu - mới chỉ bước đầu làm quen với tư duy khoa học.
Tư duy khoa học là sự thống nhất giữa tư duy chính xác và tư duy biện chứng.
Năng lực tư duy chính xác bảo đảm cho tính đúng đắn, nhất quán, chặt chẽ trong quá
trình xác lập tri thức. Nếu biết nhất quán, chặt chẽ trong quá trình xác lập tri thức, nếu
biết phát hiện chọn ra những tiền đề đúng đắn và tuân theo các quy luật tư duy lôgíc thì
quá trình xác lập tri thức sẽ đem lại những tri thức chân thực. Tuy nhiên, điều kiện của
nó là phải phản ánh các vấn đề trong trạng thái ổn định, tĩnh tại. Chính vì thế cùng với
tư duy chính xác, cần phải có tư duy biện chứng, nó là sự phản ánh các quan hệ phổ
biến trong sự vận động và phát triển. Và như vậy, để đạt được trình độ tư duy khoa học
thì đòi hỏi phải có khả năng tư duy lôgíc, tức là phải có năng lực trừu tượng hóa, khái
quát hóa trong phân tích và tổng hợp. Về mặt này, người cán bộ lãnh đạo Bắc Giang còn
bị hạn chế. Biểu hiện cụ thể là số người có trình độ lý luận từ cao cấp trở lên mới đạt
70,2%. ở Bắc Ninh là 49,4%; Hải Phòng là 97,86%, Cao Bằng là 87,23% (xem phụ lục 2).
Bình quân cả nước là 79,3%. Tất nhiên, không phải cứ có trình độ lý luận là có năng lực
tư duy lôgíc. Nhưng rõ ràng, trình độ lý luận là một trong những tiền đề không thể thiếu
để nâng cao năng lực tư duy lôgíc. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh dứt khoát phải
có trình độ lý luận ít nhất là cử nhân trở lên mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. ở Bắc
Giang cán bộ cấp tỉnh có trình độ cao cấp trở lên là 70,2% thấp hơn bình quân cả nước,
trong khi tỷ lệ trình độ học vấn, chuyên môn lại cao. Chính vì lẽ đó họ ngại tiếp cận
những vấn đề có tính lý luận, hiệu quả tổng kết kinh nghiệm thực tiễn chưa thật cao,
tổng kết kinh nghiệm còn hạn chế về mặt khái quát. ở giai đoạn cách mạng hiện nay,
nếu cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh không ý thức được việc này thì đường lối lãnh đạo
của Trung ương khó được bổ sung hoàn thiện. Bởi lẽ, những vấn đề đường lối có đi vào
cuộc sống để phát huy hiệu quả hay không là tùy thuộc trước hết vào sự cụ thể hóa đường
lối ấy ở cấp tỉnh và việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương. Chẳng hạn, ở Bắc
Giang, cây vải thiều đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho một huyện và cho đến nay
đã trở thành cây trồng mũi nhọn có thu nhập cao trong toàn tỉnh (sản lượng vải thiều năm
2000 đạt 32.000 tấn, doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng) thì ngay trong sự thành công này đã
đặt ra vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Nếu chỉ trông chờ vào bán quả tươi trong tỉnh và các
tỉnh lân cận thì thụ động và không thể mở rộng thêm diện tích trồng vải nữa.
Vấn đề đặt ra ở đây là: khẳng định cây vải thiều được trồng với quy mô lớn là
đúng, phù hợp với điều kiện đất đồi bãi ở Bắc Giang nhưng phải tính đến khâu tiêu thụ.
Phải đẩy nhanh việc xây dựng nhà máy chế biến với quy mô được dự báo trước nhằm tiêu
thụ hết nguyên liệu, sản phẩm đủ sức hấp dẫn ngay tại địa phương. Làm được như vậy
chính là địa phương đã thực sự tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngay tại mảnh đất
vốn còn nghèo nàn lạc hậu, là cụ thể hóa từng chính sách của Nhà nước vào địa bàn tỉnh.
Tư duy khoa học yếu kém, nên không ít cán bộ lãnh đạo tỉnh nhìn nhận vấn đề còn thiếu hệ
thống, thiếu nhìn xa trông rộng, không chặt chẽ, kém sinh động; chưa có được cái nhìn toàn
diện tổng thể. Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển còn biểu hiện thiếu tính
chiến lược, nặng tính sự vụ trước mắt.
Tư duy lôgíc yếu, năng lực trừu tượng hóa khái quát hóa cũng như khả năng
phân tích tổng hợp yếu, dẫn đến sự yếu kém về tư duy khoa học, cùng với sức ỳ của tư
duy kinh nghiệm là lực cản lớn đối với sự phát triển năng lực tư duy lý luận của đội ngũ
cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.
Thứ hai, trong chỉ đạo thực tiễn, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc
Giang còn biểu hiện của bệnh giáo điều, dập khuôn, máy móc.
Trước hết còn biểu hiện của việc tiếp thu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước một cách thụ động theo
kiểu sao chép lại nội dung mà không hiểu thực chất vấn đề để hình thành phương pháp
luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình. Còn hiện tượng cứ nghị quyết
Trung ương nói tới vấn đề gì thì ở địa phương cũng đề cập ngay đến vấn đề đó mà
không tính đến đặc điểm riêng của tỉnh mình. Lãnh đạo tỉnh chưa tự trả lời vấn đề mà
Trung ương đề cập. Chẳng hạn, đối với mô hình kinh tế trang trại là rất phù hợp với
điều kiện đất đai đồi bãi ở Bắc Giang nhưng cho phát triển quy mô bao nhiêu là phù hợp
thì tỉnh chưa trả lời được, chưa tổng kết những mô hình làm ăn kinh tế hiệu quả để
khẳng định và nhân rộng ra. Bệnh giáo điều còn biểu hiện ở chỗ học tập và vận dụng
theo kiểu dập khuôn máy móc kinh nghiệm của người khác, của địa phương khác mà
chưa biết chắt lọc, kết hợp nhiều yếu tố, nhiều mặt trong kinh nghiệm của nhiều người,
nhiều địa phương để hình thành mô hình mới, cách làm mới, thể nghiệm để hoàn chỉnh
nó theo yêu cầu thực tế của địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách.
Qua tìm hiểu chúng tôi thấy, ở Bắc Giang cây ngô vụ đông được tỉnh chỉ đạo nhân
rộng bằng cách có hỗ trợ về vốn, giống, phân bón... mà người dân vẫn không hào hứng
bởi hiệu quả kinh tế không cao. Cuối cùng tỉnh phải thay đổi định hướng này. Phát triển
các làng nghề truyền thống là một chủ trương đúng, song làng nghề của Bắc Giang còn
hết sức nhỏ bé, chưa đem lại hiệu quả kinh tế cao như nghề làm bánh đa, gạch, ngói,
nấu rượu... thì không thể coi đây là một định hướng cơ bản để phát triển kinh tế địa
phương. Thế mạnh của Bắc Giang là cây ăn quả, cây công nghiệp thì hướng phát triển
kinh tế phải là công nghiệp chế biến ngay tại địa phương. Trong khi đó, tỉnh Bắc Ninh
với cơ cấu làng nghề truyền thống đa dạng, quy mô lớn đã thúc đẩy kinh tế địa phương
phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Bắc Giang là tỉnh miền núi nhưng trong chủ trương, biện pháp của lãnh đạo tỉnh
không thấy có sự chỉ đạo mang tính đặc thù đối với các huyện miền núi, nhất là các xã
vùng sâu, vùng xa. Chẳng hạn, để hạn chế tốc độ tăng dân số ở tỉnh thì biện pháp ở thị
xã, thị trấn phải khác với các vùng miền núi cao. Có như vậy chủ trương của tỉnh mới
được thực hiện và đem lại kết quả như mong muốn.
Thứ ba, trong hoạt động lãnh đạo của mình, cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc
Giang vẫn nặng ở việc triển khai nghị quyết chưa coi trọng đúng mức khâu tổng kết
thực tiễn để cùng Trung ương giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Biểu hiện của hạn
chế này là lãnh đạo tỉnh ra chỉ thị nghị quyết xuống cho cấp dưới thực thi nếu có vướng
mắc thì cấp dưới tự báo cáo lên tỉnh. Lãnh đạo tỉnh chưa thực sự coi trọng việc tổng kết
việc thực hiện chỉ thị, nghị quyết của tỉnh ở huyện, xã cho nên còn những vấn đề nào
bất cập chưa kịp thời tổng kết. Tư tưởng thích thành tích, không dám chịu trách nhiệm
dẫn đến việc chỉ thích giải quyết những việc ngắn, trước mắt mà quên đi chiến lược lâu
dài của tỉnh vẫn còn ở một số cán bộ chủ chốt. Bắc Giang tiếp giáp với vùng kinh tế
trọng điểm ở miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có quốc lộ 1 đi dọc tỉnh lại
gần với cửa khẩu Đồng Đăng đi Trung Quốc. Vậy mà chưa thu hút được nhiều đầu tư
trong nước và nước ngoài. Phong trào điện, đường, trường, trạm phát triển rất rầm rộ ở
nông thôn nước ta trong mấy năm qua và có tỉnh làm rất tốt như Hà Nam, Thái Bình...
Vậy mà ở Bắc Giang phong trào này không phát triển được. Đây không phải do điều
kiện kinh tế yếu không làm được mà là do lãnh đạo tỉnh không khơi dậy được sức mạnh
trong dân để tạo ra bộ mặt mới cho nông thôn Bắc Giang. Vùng nguyên liệu cây ăn quả
đã hình thành và phát triển, dây chuyền sản xuất hoa quả đóng hộp ở Lục Ngạn không
hiệu quả. Nhà máy hoa quả đóng hộp đang xây dựng ở Bắc Giang liệu có phát huy được
tác dụng là nơi tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân hay không? ở vị trí tương tự như
Bắc Giang, tỉnh Đồng Nai rất mạnh về kêu gọi vốn đầu tư kể cả trong và ngoài nước bởi
họ có một đội ngũ lãnh đạo năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Một
tỉnh muốn phát triển mạnh phải có kinh tế mũi nhọn. ở Bắc Giang điều này chưa thật
nổi rõ.
Thứ tư, trong hoạt động lãnh đạo của mình, năng lực chỉ đạo điều phối các
huyện, các ban ngành chưa thật nhịp nhàng, hiệu quả chưa thật cao còn thiếu trọng
tâm, trọng điểm. Thực tế Bắc Giang cho thấy, sự chỉ đạo, lãnh đạo của cán bộ chủ chốt
cấp tỉnh đối với các huyện, các ban ngành chưa thật nhịp nhàng, hiệu quả. Dường như
sự lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ chủ chốt mới tập trung nhiều vào thị xã Bắc Giang, các
thị trấn, các huyện điểm của tỉnh. Huyện miền núi, xã vùng sâu, vùng xa dường như
chưa được quan tâm đúng mức. Trong nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, ngành nghề
thủ công cũng chưa được quan tâm đúng mức; phát triển kinh tế chưa gắn với công tác
dân số kế hoạch hóa gia đình v.v... Sự thiếu nhịp nhàng, đồng bộ này có nhiều nguyên
nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân cơ bản là năng lực tư duy lý luận của cán bộ chủ
chốt cấp tỉnh còn có hạn chế nhất định. Đối với lãnh đạo cấp tỉnh, phải có cái nhìn bao
quát, toàn diện, trong điều kiện hiện nay phải mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu cây trồng coi trọng hiệu quả kinh tế chứ không được dàn trải để rơi vào tình trạng
hết đói, không nghèo nhưng cũng chưa giàu. Căn cứ vào tình hình cụ thể của tỉnh, lãnh
đạo tỉnh phải tìm được khâu đột phá mũi nhọn để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
nhanh, mạnh và bền vững. Phát triển kinh tế phải gắn với những vấn đề xã hội, an ninh,
chính trị, quốc phòng...
Những yếu kém phân tích trên của người cán bộ lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã và
đang tiếp tục được khắc phục, sửa chữa đã có sự chuyển biến tích cực nhất định. Thực
tiễn địa phương cũng như yêu cầu của nhiệm vụ đang đòi hỏi họ phải có tư duy khoa
học, phải nâng cao năng lực tư duy lý luận để lãnh đạo tỉnh phát triển tương xứng với
tiềm năng, lợi thế so sánh.
2.1.2. Những nguyên nhân chủ yếu của sự hạn chế về năng lực tư duy lý
luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang
Những hạn chế về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt
tỉnh Bắc Giang xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có
những nguyên nhân chung dẫn tới sự yếu kém về nhiều mặt ở nhiều đối tượng cán bộ
trong cả nước, đồng thời lại có những nguyên nhân đặc thù riêng có ở địa phương. Dưới
đây là một số nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của
người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Bắc Giang.
- Hoàn cảnh kinh tế - xã hội, môi trường sống, làm việc và trình độ dân trí thấp
đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ Bắc
Giang nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh nói riêng.
Trong số 10 huyện, thị của Bắc Giang thì không có huyện nào thật sự mạnh về
kinh tế. Trừ Sơn Động là huyện miền núi cao kinh tế kém phát triển và thị xã Bắc Giang
là trung tâm của tỉnh có phát triển hơn nơi khác, các huyện còn lại đều ở mức trung
bình. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt 208 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch
chậm, giá trị nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao (51,1%), giá trị công nghiệp - xây
dựng và dịch vụ thấp (công nghiệp - xây dựng: 14,3%; dịch vụ: 34,6%). Trong sản xuất
nông nghiệp, giá trị ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (67%); trong trồng trọt, sản
xuất cây lương thực vẫn là chủ yếu chiếm 81,5% diện tích gieo trồng cây hàng năm. Cơ
cấu kinh tế trong nông thôn chuyển biến chậm, ngành nghề kém phát triển. Thực chất nền
kinh tế của tỉnh vẫn là thuần nông, sản xuất lương thực là chủ yếu, sản phẩm hàng hóa ít
thế mà năng suất lúa ở thời điểm cao nhất (vụ chiêm xuân năm 2000 mới đạt 43 tạ/ha
thấp hơn bình quân chung cả nước 8 tạ/ha). Các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc,
đậu tương chưa phát triển tương xứng với khả năng.
Theo báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh: Toàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ phổ
cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, 99,6% người trong độ tuổi từ 15 - 35 đạt tiêu
chuẩn xóa mù chữ; 138/227 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học ở độ
tuổi 11; 90/227 xã và 2 huyện, thị xã (Việt Yên và thị xã Bắc Giang) đã hoàn thành tiêu
chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở.
Thông qua nhiều hình thức đào tạo và dạy nghề, đến nay số lao động của tỉnh
qua đào tạo là 15%. Đội ngũ cán bộ của tỉnh có 16.186 người có trình độ đại học, 113
người có trình độ trên đại học (trong đó tiến sĩ: 16, thạc sĩ là 97 người).
Hiện nay toàn tỉnh có 7/10 huyện và 169/227 xã, thị trấn miền núi (trong đó có
1 huyện, 43 xã thuộc vùng cao), trong tỉnh có 8 dân tộc thiểu số với 38,553 hộ, 168,992
nhân khẩu chiếm 11,47% tổng dân số của tỉnh. Tình hình kinh tế - xã hội các địa phương
miền núi; nhất là các xã, thôn thuộc khu vực 3 gặp khó khăn, nền kinh tế phát triển chậm,
sản xuất chưa bảo đảm đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, một bộ phận đồng bào dân
tộc còn bị đói vào thời gian giáp hạt hoặc thiếu ăn thường xuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_2951.pdf