Luận văn Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng năng lượng

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .

DANH MỤC BẢNG.

DANH MỤC HÌNH .

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHưƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP. 5

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu. 5

1.2. Cơ sở lý luận về cạnh tranh của DN. 9

1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh . 9

1.2.2. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 10

1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (đánh

giá năng lực cạnh tranh thông qua các chỉ số cốt yếu).

CHưƠNG 2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .

2.1. Phương pháp nghiên cứu.

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu .

2.1.2. Phương pháp xử lý số liệu .

2.2. Thiết kế nghiên cứu .

2.2.1. Công cụ phân tích .

2.2.2. Quy trình nghiên cứu.

2.3. Thời gian và địa điểm thực hiện nghiên cứu

2.3.1. Thời gian thực hiện nghiên cứu.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu.

pdf23 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng ................................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Nguồn nhân lực .............................. Error! Bookmark not defined. 3.3.2. Máy móc thiết bị phục vụ công tác thi côngError! Bookmark not defined. 3.3.3. Năng lực hoạt động tài chính ......... Error! Bookmark not defined. 3.3.4. Năng lực quản lý ............................ Error! Bookmark not defined. 3.3.5. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty ( đƣợc thống kê ở bảng sau đây) ................................... Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NĂNG LƢỢNG ... Error! Bookmark not defined. 4.1. Định hƣớng phát triển của công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng đến những năm 2020 .......................................... Error! Bookmark not defined. 4.1.1. Cổ phần hóa công khai ra công chúng để tăng vốn ................ Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Xác định lợi thế cạnh tranh của công tyError! Bookmark not defined. 4.2. Chiến lƣợc phát triển của công ty ......... Error! Bookmark not defined. 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng ........................ Error! Bookmark not defined. 4.4.1. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm mới .................... Error! Bookmark not defined. 4.4.2. Giải pháp 2: Quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả. ................ Error! Bookmark not defined. 4.4.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lƣợng quản lý dự ánError! Bookmark not defined. 4.4.4. Giải pháp 4: Nâng cao năng lực đấu thầu và chính sách về giá thành. .................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.4.5. Giải pháp 5: Sử dụng nguyên vật liệu hiệu quả và nâng cao năng lực thi công .............................................. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 14 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sau gần 10 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO (11/01/2007). Đây chính là bƣớc ngoặt đánh dấu sự chuyển biến quan trọng của đất nƣớc ta trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá. Chúng ta tham gia vào thị trƣờng chung thế giới tức là phải chấp nhận luật chơi chung và chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các công ty và tập đoàn nƣớc ngoài đã, đang và sẽ thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam. Vào WTO tức là chúng ta phải thực hiện những cam kết đã ký trong đàm phán nhƣ : cắt giảm thuế quan, giảm và tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm bớt các trở ngại và hạn chế đối với dịch vụ, đầu tƣ quốc tế, điều chỉnh các chính sách thƣơng mại khác... Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ, tạo một sân chơi lớn, công bằng, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Các đối thủ nƣớc ngoài thì có tiềm lực rất mạnh về mọi mặt, trong khi đó khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực còn hạn chế, quy mô sản xuất, tài chính còn khiêm tốn, năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao, mối liên kết giũa các doanh nghiệp còn yếu, mang tính hình thức. Do vậy nếu mỗi doanh nghiệp trong nƣớc không tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì trong trận đấu vốn không cân sức với đối thủ nƣớc ngoài sẽ rất dễ bị loại khỏi cuộc đua. WTO sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nào biết tận dụng nó một cách hợp lý song cũng chính là rào cản lớn cho doanh nghiệp nếu không tự nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh cận thiết cho mình. Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thƣơng trƣờng và cũng là phục vụ lợi ích của chính doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trƣờng đều phải đối mặt với cạnh tranh, nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh đào thải. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thƣơng trƣờng và thắng đƣợc đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lƣợng hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo. Mặt khác nâng cao năng lực cạnh tranh cũng chính là nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Sở dĩ nhƣ vậy là vì: - Do yêu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ không chỉ về mặt chất lƣợng, giá cả, kiểu cách thiết kế, tính mỹ thuật sản phẩm, các dịch vụ sau bán mà sự ƣa chuộng của khách hàng còn đƣợc thể hiện qua uy tín, kinh nghiệm, thƣơng hiệu của chính doanh nghiệp. Vì thế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những cải tiến đổi mới nhất định để nâng cao năng lực của mình mới có khả năng đáp ứng những yêu cầu này của khách hàng. - Do cuộc bùng nổ cách mạng công nghệ toàn cầu, với những tiến bộ của khoa học đã tạo ra những dây truyền máy móc thiết bị vô cùng hiện đại, tự động hoá, làm giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất, tăng tiến độ hoàn thành sản phẩm, và giúp doanh nghiệp có thể thực hiện đƣợc những dự án có quy mô lớn và tính phức tạp cao về kỹ thuật. Trong cuộc chạy đua này nếu doanh nghiệp nào tận dụng đƣợc sức mạnh kỹ thuật thì chắc chắn sẽ về đích nhanh hơn. Mà để tiếp cận đƣơc với những công nghệ cao này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tích luỹ, nâng cao năng lực của mình. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, phạm vi, tính chất cạnh tranh của từng doanh nghiệp sẽ mở rộng và khốc liệt hơn. Ngay ở trong nƣớc, Công ty cổ phần xây dựng năng lƣợng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhƣ Vimeco, Phú Mỹ, IFCF nên để đứng vững đƣợc trong cơ chế thị trƣờng, mở rộng thị phần, phát triển thƣơng hiệu không có con đƣờng nào khác là nâng cao năng lực cạnh tranh. Làm thế nào để có thể giữ vững đƣợc vị thế cạnh tranh, hoàn thành đƣợc mục tiêu đề ra là vấn đề cấp thiết nhất mà công ty phải giải quyết. Đây cũng chính là lý do nghiên cứu, học viên chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Năng Lượng” làm đề tài luận văn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1: Mục tiêu Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng môi trƣờng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong việc cung cấp dịch vụ, thi công các công trình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế và của các công ty khác ở Việt Nam, rút ra bài học và nâng cao năng lực cạnh tranh - Khảo sát các điều kiện về nguồn lực và hoạt động kinh doanh, những công cụ mà công ty đang sử dụng trong cạnh tranh, từ đó làm rõ năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Năng lƣợng, đánh giá thành công, hạn chế, nguyên nhân thực trạng đó - Đƣa ra các định hƣớng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong hoạt động chính của công ty Năng Lƣợng là lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thi công các công trình hạ tầng, công trình văn hóa. Nhóm khách hàng trọng tâm là các Ban quản lý dự án, UBND các quận huyện. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu việc thực thi và đánh giá các giải pháp đã đƣa ra. 4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu - Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng. - Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn Chƣơng 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng. Chƣơng 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng Năng Lƣợng. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu  Micheal Porter (1980) “Chiến lược cạnh tranh” Porter ME là một trong những ngƣời đặt nền móng đầu tiên cho nghiên cứu về cạnh tranh nói chung và chiến lƣợc cạnh tranh nói riêng. Cuốn sách này trình bày một khung lý thuyết toàn diện để giúp doanh nghiệp phân tích toàn bộ ngành của nó và dự báo sự vận động của ngành, hiểu đƣợc các đối thủ cạnh tranh và vị trí của bản thân nó để biến những phân tích này thành một chiến lƣợc cạnh tranh cho doanh nghiệp cụ thể. Đóng góp ấn tƣợng nhất của cuốn sách là mô hình “năm lực lƣợng cạnh tranh” và khung phân tích đối thủ cạnh tranh – là các lý thuyết đang đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong phân tích môi trƣờng kinh doanh.  Micheal Porter (1985) “Lợi thế cạnh tranh” Tác giả Porter ME tiếp tục trình bày cách thức để một doanh nghiệp có thể tạo lập và duy trì đƣợc lợi thế cạnh tranh. Cuốn sách đƣa ra khái niệm về chuỗi giá trị (value chain) – là khung mẫu cơ sở để tƣ duy một cách chiến lƣợc về các hoạt động trong doanh nghiệp, phân loại các hoạt động thành 2 nhóm chính: các hoạt động sơ cấp và các hoạt động hỗ trợ, sau đó dựa vào chuỗi giá trị tìm hiểu các mối liên kiết nội tại giữa các hoạt động giá trị nhằm mục đích làm giảm chi phí hoặc làm ra tăng sự khác biệt hóa. Tác giả cũng đƣa ra cách thức lựa chọn đối thủ cạnh tranh và phân khúc ngành kinh doanh, đồng thời gợi ý về 2 loại chiến lƣợc thực thi để duy trì lợi thế cạnh tranh là chiến lƣợc tấn công và chiến lƣợc phòng thủ. Cristian – Liviu Vele (2010) “Comparetive strategies in the construction industry” (chiến lƣợc cạnh tranh trong ngành xây dựng) Bài báo đƣợc trích từ luận văn của hai tác giả đã đƣa ra một số lời khuyên bằng việc phân tích các chiến lƣợc cạnh tranh cho các công ty trong ngành xây dựng theo ba chiến lƣợc cạnh tranh tổng quát của Micheal Porter. Tác giả cho rằng, các công ty muốn theo chiến lƣợc chi phí thấp nên tăng cƣờng quyền lực đàm phán của mình với nhà cung cấp, nâng cao năng suất lao động của nhân viên, thay đổi vị trí hoạt động đến các vùng có nhân công giá rẻ, tiêu chuẩn hóa dịch vụ và tích hợp công nghệ thông tin để giảm giá thành. Đối với các công ty muốn theo chiến lƣợc khác biệt hóa nên tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng vƣợt trội so với đối thủ, thực thi các chiến lƣợc quảng cáo mạnh mẽ để tạo sức sáng tạo và củng cố hơn vị trí thƣơng hiệu. Đối với các công ty theo đuổi chiến lƣợc tập trung cần phải phân khúc thị trƣờng và tập trung vào phục vụ một đối tƣợng khách hàng cụ thể, tập trung và một dòng sản phẩm nhất định và tập trung vào thị trƣờng địa phƣơng. * Lê Cẩm Ninh (2014) đã thực hiện nghiên cứu: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” Luận án đã chắt lọc, kế thừa và hệ thống hóa, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hƣởng và đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Đã chỉ ra đƣợc một số tác động (tích cực và tiêu cực) của hội nhập kinh tế quốc tế đến năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích, đánh giá sâu sắc, chi tiết về thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian 2005 - 2013, từ đó rút ra một số kết quả, những tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất một hệ thống các giải pháp đồng bộ và khả thi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. * Nguyễn Mạnh Hùng (2013) đã thực hiện nghiên cứu: ”Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam” Luận án đã làm rõ quan niệm về ngành viễn thông, từ đó cụ thể hóa nội dung về năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông– một ngành có tính đặc thù so với các ngành sản xuất khác. Luận án đã xác định đƣợc các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh phù hợp cho ngành viễn thông bao gồm: số thuê bao, doanh thu, chất lƣợng dịch vụ cung cấp, năng suất lao động. Mỗi tiêu chí có các chỉ tiêu cụ thể đo lƣờng. Đã vận dụng mô hình Kim cƣơng của M.E Porter trong việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông gồm: Cấu trúc và cạnh tranh trong ngành viễn thông (Số lƣợng các doanh nghiệp trong ngành, tốc độ tăng trƣởng doanh thu các doanh nghiệp viễn thông, biện pháp và phƣơng thức cạnh tranh, giá các dịch vụ ); Cầu thị trƣờng viễn thông ( GDP, mức sống dân cƣ, chi tiêu cho dịch vụ viễn thông); Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài; Điều kiện yếu tố sản xuất (Nhân lực, vốn đầu tƣ, công nghệ viễn thông, cơ sở hạ tầng ); Các ngành có liên quan và công nghiệp hỗ trợ (Cung cấp thiết bị, công nghiệp phần cứng, phần mềm và nội dung số, cung cấp thiết bị đầu cuối); Chính phủ (Cơ chế và chính sách). Điểm mới của luận án thể hiện ở việc cụ thể hóa các nhân tố vào ngành viễn thông - vấn đề mà các công trình nghiên cứu trƣớc đây chƣa từng đề cập tới. * Bùi Đức Tuân (2011) đã thực hiện nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam” Luận án đề xuất khuôn khổ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản, trong đó nêu rõ : Năng lực cạnh tranh ngành không phải là tổng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành, đối với mỗi quốc gia, sự thành công của một ngành trong cạnh tranh cần đƣợc xét trên bình diện quốc tế, năng lực cạnh tranh của một ngành phải là khả năng cạnh tranh tổng thể dựa trên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các lợi thế quốc gia của ngành. Năng suất không phải là yếu tố duy nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của ngành, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế, năng lực cạnh tranh của ngành đƣợc thể hiện trên nhiều mặt, trong đó quan trọng là những yếu tố cạnh tranh xuất khẩu (thị phần xuất khẩu) và yếu tố đầu tƣ nƣớc ngoài (đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành và đầu tƣ của ngành ra nƣớc ngoài). Lợi thế cạnh tranh quốc gia có ảnh hƣởng quan trọng, thậm chí mang tính quyết định đến việc tạo dựng và duy trì năng lực cạnh tranh của một ngành (so với một quốc gia khác). Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, cần tận dụng một cách hiệu của các yếu tố lợi thế quốc gia. Những lợi thế tự nhiên truyền thống (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vv) không còn là yếu tố lợi thế quyết định đến lợi thế cạnh tranh quốc gia, mà chính môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc, nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc lại đƣợc coi là nền tảng cho việc xây dựng năng lực cạnh tranh của một ngành. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ các ngành trong việc tận dụng các lợi thế quốc gia và xây dựng năng lực cạnh tranh. Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế, Chính phủ cần có các chính sách và những hành động cụ thể để giúp các ngành xây dựng và phát triển năng lực cạnh tranh. * Nguyễn Văn Sinh đã thực hiện nghiên cứu: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ xây dựng”. Luận án đã nêu rõ lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy việc nghiên cứu và tìm ra các nhân tố nâng cao lợi thế cạnh tranh bền vững có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt lý thuyết. Sử dụng lý thuyết các nguồn lực và mô hình VRIN, tác giả đã xây dựng mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nguồn lực hữu hình và vô hình tác động tới lợi thế cạnh tranh và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua số liệu khảo sát thông qua điều tra 43 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, tác giả đã kiểm định đƣợc vai trò của hai nguồn lực vô hình là Định hƣớng học hỏi và Định hƣớng thị trƣờng đối với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và mối quan hệ cùng chiều giữa Lợi thế cạnh tranh và Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đóng góp mới của luận án là phát hiện và kiểm chứng vai trò của nguồn lực vô hình là ĐHHH và ĐHTT đối với việc nâng cao LTCT của doanh nghiệp. Các nguồn lực vô hình này đáp ứng các điều kiện của mô hình VRIN: có giá trị, hiếm, khó bắt chiếc, không thay thế đƣợc cho nên những sẽ giúp doanh nghiệp có đƣợc LTCT bền vững và qua đó nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh trên thị trƣờng. Nhìn chung những nghiên cứu về đề tài “ năng lực cạnh tranh” trong những năm gần đây đã đƣa ra những phƣơng án tốt cho vấn đề nghiên cứu ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên mỗi đề tài thiên về sản phẩm riêng. Đây không phải là đề tài mới, nhƣng nghiên cứu vấn đề “Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng năng lƣợng” thì đến nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu. Với việc đi sâu vào tìm hiểu năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần xây dựng năng lƣợng, em tin rằng đề tài của chúng em đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và hỗ trợ đắc lực cho chiến lƣợc kinh doanh của Công ty Cổ phần xây dựng Năng Lƣợng. 1.2. Cơ sở lý luận về cạnh tranh của DN 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” dù đƣợc sử dụng rất rộng rãi nhƣng vẫn chƣa có một khái niệm rõ ràng cũng nhƣ cách thức đo lƣờng năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia lẫn cấp ngành. Chủ đề này đang đƣợc bàn luận nhiều ở cả các nƣớc phát triển và đang phát triển vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế trong một thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập. Mặc dù các nhà kinh tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng, nhƣng lại có những nhận thức khác nhau về khái niệm năng lực cạnh tranh. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ áp dụng cũng rất khác nhau. Khái niệm năng lực cạnh tranh đƣợc hiểu theo ba cấp độ, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, cấp ngành hay cấp quốc gia. Bên cạnh đó, cũng có quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của các ngành. Năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc đề cập trong báo cáo hàng năm của WEF, trong đó năng lực cạnh tranh đƣợc định nghĩa là năng lực của nền kinh tế trong việc đạt và duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao. Ngƣợc lại với khái niệm năng lực cạnh tranh mang tính tổng quát áp dụng ở cấp quốc gia nói trên, quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thƣơng mại truyền thống xem xét lợi thế cạnh tranh hay tính cạnh tranh đối với, một sản phẩm (đồng nhất) thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Tuy nhiên, trong phạm vi và giới hạn đề tài nghiên cứu, tác giả sẽ chỉ đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp. Có rất nhiều quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣng quan niệm cho rằng “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng (so với các đối thủ cạnh tranh) và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế” có lẽ là phù hợp hơn cả. Xuất phát điểm của năng lực cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh - nghĩa là khả năng sản xuất và cung cấp sản phẩm tốt hơn đối thủ. Tuy nhiên không phải những gì doanh nghiệp hơn đối thủ đều là lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh trƣớc hết phải là yếu tố thành công cơ bản, gắn liền với nhu cầu của khách hàng, đồng thời là điểm mạnh của doanh nghiệp và luôn so sánh với đối thủ. Vì thế điều sống còn đối với mỗi doanh nghiệp là phải hiểu rất rõ lợi thế cạnh tranh của mình là gì, bắt nguồn từ đâu và làm thế nào để duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh đó. 1.2.2. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Đó là những tiềm lực mà doanh nghiệp sử dụng để tạo ra những lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. a. Nguồn nhân lực: Yếu tố con ngƣời có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đội ngũ công nhân viên lành nghề, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, đoàn kết, trung thành với doanh nghiệp thì đó sẽ là cơ sở làm tăng năng suất cho doanh nghiệp, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, có đức hạnh, nghị lực, nhạy bén với cơ chế thị trƣờng sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lƣợc cạnh tranh đúng đắn, dẫn dắt doanh nghiệp đi tới đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra. b. Trình độ thiết bị, công nghệ: Thiết bị, công nghệ sản xuất là yếu tố rất quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao năng lƣợng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp. c. Năng lực tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động đƣợc vốn trong những điều kiện cần thiết, có nguồn vốn huy động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để phát triển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định đƣợc hiệu quả chính xác. Nếu không có nguồn vốn dồi dào thì hạn chế rất lớn tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhƣ hạn chế việc sử dụng công nghệ hiện đại, hạn chế việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ và nhân viên, hạn chế triển khai nghiên cứu, ứng dụng, nghiên cứu thị trƣờng, hạn chế hiện đại hoá hệ thống tổ chức quản lý ... Trong thực tế không có doanh nghiệp nào có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn phù hợp và phải có chiến lƣợc đa dạng hóa nguồn cung vốn. d. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý tốt trƣớc hết là áp dụng phƣơng pháp quản lý hiện đại đã đƣợc doanh nghiệp của nhiều nƣớc áp dụng thành công nhƣ phƣơng pháp quản lý theo tình huống, quản lý theo tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống, quản lý theo chất lƣợng nhƣ ISO 9000, ISO 1400. Bản thân doanh nghiệp phải tự tìm kiếm và đào tạo cán bộ quản lý cho chính mình. Muốn có đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý tài giỏi và trung thành, ngoài yếu tố chính sách đãi ngộ, doanh nghiệp phải định hình rõ triết lý dùng ngƣời, phải trao quyền chủ động cho cán bộ và phải thiết lập đƣợc cơ cấu tổ chức đủ độ linh hoạt, thích nghi cao với sự thay đổi. e. Trình độ năng lực marketing Năng lực marketing của doanh nghiệp là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, khả năng thực hiện chiến lƣợc 4P (Product, Place, Price, Promotion) trong hoạt động marketing. Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, điều tra cầu thị trƣờng và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thƣơng hiệu đƣợc ngƣời sử dụng chấp nhận. Trong điều kiện kinh tế hàng hóa phát triển, văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì ngƣời tiêu dùng càng hƣớng tới tiêu dùng những hàng hóa có thƣơng hiệu uy tín. Vì vậy, xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm là một tất yếu đối với những doanh nghiệp muốn tồn tại trên thị trƣờng. Mặt khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu nhƣ tiêu thụ, khuyến mãi, nghiên cứu thị trƣờng do đó dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đóng vai trò quan trọng đến doanh số tiêu thụ - vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. f. Khả năng liên kết và hợp tác với doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế Một doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tƣợng hữu quan trong môi trƣờng kinh doanh. Trong kinh doanh thƣờng xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh một cách có kết quả và đạt hiệu quả cao, đạt đƣợc các mục tiêu đặt r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007849_0033_2003174.pdf
Tài liệu liên quan