LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
DANH MUC HÌNH, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 6
7. Kết cấu của luận văn. 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC THỰC THI
CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG – THỐNG KÊ CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG. 7
1.1.CÔNG CHỨC CẤP XÃ, CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG - THỐNG
KÊ CẤP XÃ . 7
1.1.1. Khái niệm công chức cấp xã và công chức Văn phòng – Thống kê
cấp xã . 7
1.1.2. Đặc điểm công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã . 9
1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã . 11
1.2. NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN
PHÒNG - THỐNG KÊ CẤP XÃ. 16
1.2.1. Quan niệm về năng lực và năng lực thực thi công vụ . 16
106 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực thực thi công vụ của công chức văn phòng – Thống kê cấp xã trên địa bàn thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếng dân tộc thiểu số
phù hợp với địa bàn công tác được phân công;
- Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản
lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo
chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm. [12]
Mỗi địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể cũng như sự phân cấp quản
lý của Chính phủ, có thể đưa ra thêm tiêu chuẩn hoặc cụ thể hóa tiêu chuẩn do
trung ương quy định. Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành tiêu chuẩn
công chức Văn phòng- Thống kê cấp xã. Theo đó, Tuyển dụng những người đã
tốt nghiệp từ Trung cấp trở lên, ngành Văn thư - Lưu trữ, Hành chính, Luật,
Xã hội học, Việt nam học, Thống kê, Công nghệ thông tin; Quản trị văn
phòng, một số đại học ngành sư phạm chuyên ngành xã hội; nếu bố trí đảm
nhiệm công việc Thống kê, Thủ quỹ, Văn thư lưu trữ và công tác Văn phòng
Ủy ban phải là Đảng viên và có thể tuyển thêm những người đã tốt nghiệp
ngành chính trị[49].
Mỗi địa phương căn cứ vào yêu cầu, tiêu chuẩn chung được ban hành kèm
theo Nghị định 112/2010/NĐ-CP và Thông tư 06/2010/TT-BNV, có thể đưa ra
34
một số yêu cầu, tiêu chuẩn bổ sung phù hợp với yêu cầu thực thi công vụ của
công chức cấp xã. Ví dụ, Thành phố Hồ Chí Minh quy định đối với công chức
văn phòng – thống kê như sau:
- Trình độ chuyên môn: đại học trở lên (đối với phường, thị trấn); ưu tiên
đại học ở xã;
- Ngành chuyên môn: Văn thư, lưu trữ, hành chính, quản lý nhà nước,
quản lý nhân sự, văn phòng, luật, xã hội học, thống kê, kế toán, kiểm toán,
công nghệ thông tin (tin học), quản trị học, quản trị nhân sự, quản trị nguồn
nhân lực, quản trị văn phòng.[46].
Tỉnh Cao Bằng quy định cụ thể về trình độ chuyên môn và chuyên
ngành:
* Đối với công chức phụ trách lĩnh vực hành chính văn phòng:
- Trung cấp trở lên;
- Ngành luật; hành chính; văn thư -lưu trữ; công nghệ thông tin;quản lý
công; quản lý nhân lực;
* Đối với công chức phụ trách lĩnh vực thống kê:
- Trung cấp trở lên;
- Ngành thống kê[47];
Các quy định trên, tiêu chuẩn chuyên môn đối với từng chức danh công
chức cấp xã do Chính phủ quy định mang tính định hướng, tối thiểu. Nếu cần
có trình độ chuyên môn đại học, do Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh quy định để
phù hợp với điều kiện tuyển dụng ở địa phương.
1.2.4. Tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã
Đánh giá năng lực công chức nói chung cũng như công chức văn phòng
– thống kê cấp xã có thể xem xét từ 3 giác độ: năng lực đáp ứng tiêu chuẩn
quy định (kiến thức, kỹ năng, thái độ); kết quả thực thi công việc được giao;
35
mức độ hài lòng của người dân đối với công chức nói chung và công chức
văn phòng – thống kê cấp xã nói riêng. Tuy nhiên, để vừa đánh giá theo lý
thuyết và kết hợp với thực tiễn, tiêu chí đánh giá năng lực công chức VPTK
nói riêng và công chức cấp xã nói chung có thể dựa vào năm tiêu chí:
- Tiêu chí 1: Kiến thức của công chức Văn phòng – Thống kê
- Tiêu chí 2: Kỹ năng nghề nghiệp của công chức Văn phòng – Thống kê.
- Tiêu chí 3: Thái độ làm việc của công chức Văn phòng – Thống kê.
- Tiêu chí 4: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của công chức Văn
phòng – Thống kê.
- Tiêu chí 5: Mức độ hài lòng của dân với dịch vụ mà công chức nói
chung và công chức văn phòng – thống kê cung cấp.
Để đánh giá đúng cấp độ năng lực của công chức nói chung và công chức
văn phòng – thống kê cấp xã, tác giả sử dụng phương pháp khai thác số liệu
thống kê; điều tra xã hội học thông qua ý kiến của cán bộ, công chức và người
dân trên địa bàn thành phố Rạch Giá.
1.2.5. Đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quy định
1.2.5.1. Kiến thức của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã cần phải
có để có thể hoàn thành công việc được giao.
Đây là tiêu chí cơ bản quyết định đến năng lực thực thi công vụ của công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã. Kiến thức được thể hiện thông qua văn
bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về trình ðộ vãn hóa, lý luận chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước và tin học văn phòng. Mỗi công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã phải có được kiến thức theo trình độ phù
hợp nhất định đối với nhiệm vụ công tác. Khi có trình độ đào tạo, công chức
Văn phòng – Thống kê cấp xã có khả năng nhận thức và tiếp thu chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó giúp cho chủ
trương, đường lối, chính sách đi vào cuộc sống. Ngược lại, khi hạn chế về
36
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì dẫn đến hạn chế về khả năng nhận thức
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cản trở việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ. Mặt khác, khi công chức nói chung và công chức
VPTK đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo pháp luật quy định mới được đánh giálà có
“đủ năng lực để thực thị nhiệm vụ được giao”.
Về trình độ văn hóa: Được đánh giá thông qua những văn bằng của hệ
thống giáo dục quốc dân gồm có các bậc học như: Tiểu học cơ sở, Trung học
cơ sở và cuối cùng là Trung học phổ thông; là nền tảng cơ bản cho việc tiếp
thu kiến thức và hình thành nhân cách, hành vi ứng xử của mỗi cá nhân đối
với người khác. Do đó, người có trình độ văn hóa cao sẽ có năng lực giải
quyết công việc và cách ứng xử tốt hơn so với người có trình độ văn hóa thấp
hơn, điều này ảnh hưởng đến chất lượng kết quả công việc. Theo quy định
của pháp luật [12.] yêu cầu trình độ văn hóa của công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã “tốt nghiệp trung học phổ thông”.
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Là giai đoạn phát triển tiếptheo sau
khi học văn hóa, để trang bị kiến thức chuyên sâu về một chuyên ngành nhất
định được đào tạo bởi các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục như các
trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Người có trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cao thường có năng lực thực hiện nhiệm vụ tốt hơn với kỹ
năng thành thạo hơn so với người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thấp
hơn. Theo quy định của pháp luật [12] yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã “tốt nghiệp trung cấp chuyên
nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức
danh công chức được đảm nhiệm”. Hiện nay, mỗi địa phương căn cứ vào quy
định này để cụ thể hóa yêu cầu ngành nghề chuyên môn thích hợp cho địa
phương.
Trong điều kiện cụ thể, công chức văn phòng – thống kê phải có đủ kiến
37
thức trên những lĩnh vực theo quy định của Bộ Nội vụ triển khai thực hiện
chương trình đào tạo nghề nông thôn. Đó là:
- Quản trị văn phòng
- Soạn thảo văn bản
- Văn thư
- Lưu trữ
- Thống kê
- Ứng dụng CNTT vào công tác văn thư;
- Ứng dụng CNTT vào công tác lưu trữ.[11]
Đây là chương trình bổ sung trong chương trình nghề nông thôn, phần
dành cho cán bộ công chức cấp xã. Tuy không không quy định trong văn bản
pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, nhưng coi đây là chương trình nghề và cũng
có tính bắt buộc.
Về trình độ lý luận chính trị: Là những kiến thức trang bị cho cán bộ,
công chức nói chung về chế độ xã hội, về bản chất của nhà nước, mục tiêu và
mục đích phát triển của đảng cầm quyền, của nhà nước; giúp cho cán bộ, công
chức đi đúng hướng với chủ trương, đường lối của Đảng, theo đúng chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Có trình độ lý luận chính trị sẽ giúp cho cán
bộ, công chức có khả năng tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân và tổ
chức thực hiện chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Văn bản pháp luật hiện hành quy định nội
dung này còn chung chung [12]. Chưa quy định cụ thể trình độ lý luận chính
trị đối với công chức nói chung và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
nói riêng, mà mới chỉ dừng ở việc xác định: “sau khi được tuyển dụng phải
hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương
trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm”. Hệ thống chương
trình lý luận chính trị hiện hành chỉ mới có trung cấp lý luân chính trị; cao cấp
38
lý luận chính trị. Không quy định chương trình cho cán bộ, công chức cấp xã.
Về trình độ quản lý hành chính nhà nước: Là tổng hợp những kiến thức
về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước; hệ
thống bộ máy hành chính nhà nước, mối quan hệ phối hợp của các cơ quan
trong bộ máy hành chính nhà nước; kiến thức về hệ thống pháp luật hiện
hành; về đội ngũ cán bộ, công chức; kiến thức về cải cách hành chính nhà
nước ... Có được kiến thức quản lý hành chính nhà nước sẽ giúp cho công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã tham mưu tốt hơn cho Ủy ban nhân dân
cấp xã trong việc quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực thuộc nhiệm vụ được
phân công đảm nhiệm. Văn bản pháp luật [12] chưa quy định cụ thể trình độ
quản lý hành chính nhà nước đối với công chức nói chung và công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã nói riêng, mà mới chỉ dừng ở việc xác định: “sau khi
được tuyển dụng phải hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng quản lý
hành chính nhà nước theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã
hiện đảm nhiệm”. Hiện nay chưa đề ra tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức
cấp xã. Chỉ đòi hỏi qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước.
Nhưng các cơ quan quản lý đào tạo cũng như các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
chưa ban hành chương trình chuẩn để bồi dưỡng công chức cấp xã nói chung
và công chức văn phòng – thống kê cấp xã nói riêng.
Về trình độ tin học văn phòng: Là những kiến thức căn bản về tin học
văn phòng, khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính, soạn thảo văn bản hành
chính trên máy vị tính, khả năng ứng dụng các phần mềm công nghệ thông tin
vào hoạt động hành chính và trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Có
trình độ tin học sẽ giúp cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.
Theo quy định [12], yêu cầu trình độ tin học đối với công chức nói chung và
công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã nói riêng là “Có chứng chỉ tin học
văn phòng trình độ A trở lên”. Hiện nay hai chương trình tin học cho công
39
chức văn phòng – thống kê cấp xã liên quan đến văn thư và lưu trữ mang tính
bắt buộc cũng đã ban hành. Ngoài chứng chỉ A mang tính chung có mọi lĩnh
vực, hai chứng chỉ riêng biệt này cũng phải có, tuy nhiên chưa trở thành pháp
lý bắt buộc cần phải có
1.2.5.2. Kỹ năng nghề nghiệp
Đây là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực của công chức Văn phòng
– Thống kê cấp xã trong thực thi công vụ. Kỹ năng được hình thành trong quá
trình đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện và tích lũy từ những kinh nghiệm thực tiễn
trong cuộc sống. Khi công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã có khả năng sử
dụng thuần thục kiến thức của bản thân để giải quyết các tình huống hay công
việc sẽ giúp đem lại chất lượng thực thi nhiệm vụ. Đối với công chức Văn
phòng – Thống kê cấp xã đòi hỏi cần phải có những kỹ năng như: Kỹ năng thu
thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá thông tin; kỹ năng áp dụng quy định pháp
luật vào giải quyết công việc; kỹ năng sử dụng máy vi tính và soạn thảo văn
bản; kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng giao tiếp công vụ, kỹ năng tiếp dân, kỹ
năng tổ chức ... Mỗi địa phương thường có những tình huống mang tính chất
phức tạp, khó khăn riêng đòi hỏi mỗi công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
có kỹ năng giải quyết linh hoạt, phù hợp với tình hình địa phương. Mỗi công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
mà cần phải có kỹ năng phối hợp với tập thể, cá nhân khác có liên quan để
hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của chính quyền cơ sở.
Hiện nay không có chuẩn mực cụ thể để xem xét những kỹ năng nào là
cần cho từng loại công chức cấp xã.
Từ quy định chung về chức năng, nhiệm vụ của công chức cấp xã nói
chung, công chức VPTK nói riêng, một số nhóm kỹ năng sau đòi hỏi phải có:
1) Kỹ năng lập kế hoạch công tác
2) Kỹ năng phối hợp trong công tác
40
3) Kỹ năng soạn thảo văn bản
4) Kỹ năng giao tiếp và thuyết trình
5) Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin
6) Kỹ năng phân tích và giải quyết công việc
7) Kỹ năng đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao
8) Kỹ năng ứng dụng tin học [13].
Cấp độ năng lực thuộc kỹ năng trên đòi hỏi phải xây dựng và đưa ra quy
định cấp độ phải đáp ứng về các nhóm kỹ năng trên. Điều này, luận văn chưa
làm được.
Tuy nhiên, có thể tạm sử dụng khái niệm đáp ứng đòi hỏi (mức độ tối
thiểu) để xem xét yếu tố này của năng lực công chức VPTK cấp xã thông qua
khảo sát.
1.2.5.3. Thái độ của công chức Văn phòng – thống kê cấp xã trong thực
thi công vụ.
Công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã cũng như những công chức
cấp xã khác là những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc trực tiếp với
nhân dân, trực tiếp lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, giải quyết
công việc nhân dân đề nghị do vậy công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã
cần phải có thái độ, tác phong lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; có văn hóa, đạo
đức, tạo ấn tượng tốt, gần gũi, cởi mở, tôn trọng, tận tụy với nhân dân; không
được cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn phiền hà cho nhân dân khi đến liên
hệ giải quyết công việc. Khi giải quyết công việc, công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã cần phải hướng dẫn cho nhân dân thực hiện theo đúng trình
tự, thủ tục và đảm bảo thời gian theo quy định, thấu tình đạt lý. Trong cơ
quan, phải gần gũi, cởi mở, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công
tâm đánh giá, nhận xét trung thực, khách quan, đoàn kết và thực hiện tốt quy
chế dân chủ trong cơ quan. Có như vậy, sẽ tạo được niềm tin của nhân dân
41
đối với Đảng và Nhà nước; uy tín của nhân dân và đồng nghiệp đối với công
chức Văn phòng – Thống kê cấp xã, giúp cho công chức Văn phòng – thống
cấp xã có thể nhanh chóng, dễ dàng triển khai thực hiện nhiệm vụ của mình.
Muốn vậy mỗi công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã không ngừng học
tập, rèn luyện, tu dưỡng và tích lũy về kỹ năng giao tiếp hành chính, đạo đức
công vụ.
Ngoài quy định của Bộ nội vụ gắn với tiêu chuẩn công chức cấp xã, về
hành vi, thái độ của công chức cấp xã cũng sẽ được đánh giá theo quy định
của Quy chế văn hóa công sở [40]. Hàng năm, trong đánh giá cán bộ công
chức, viên chức và đặc biệt công chức cấp xã, chưa thực sự coi đây là một
tiêu chí cần quan tâm khi xem xét năng lực. Nhiều địa phương căn cứ vào quy
định của Thủ tướng Chính phủ để đề ra chi tiết, cụ thể bắt buộc, yêu cầu cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc cho cơ quan nhà nước
phải cam kết thực hiện. Tuy nhiên, không phải mọi quy định của những Quy
chế này đều thuộc về nhóm yêu tố năng lực.
Thước đo yếu tố này thường không quy định. Có thể đánh giá có hay
không có năng lực liên quan yếu tố này qua khảo sát ý kiến của công dân
thường xuyên tiếp xúc với công chức cấp xã nói chung và công chức VPTK
nói riêng.
1.2.6. Đánh giá năng lực công chức văn phòng – thống kê cấp xã nói
riêng và công chức nói chung thông qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Đánh giá công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao [34].
Việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức Văn phòng –
Thống kê cấp xã sẽ phải dựa vào nhiệm vụ cụ thể được Chủ tịch Ủy ban Nhân
dân cấp xã giao cho và những công việc, nhiệm vụ đã được quy định trong
tiêu chuẩn chức danh của công chức cấp xã nói chung và công chức VPTK
42
nói riêng.
Trong điều kiện của Việt Nam, công chức cấp xã tách ra khỏi nhóm công
chức từ huyện trở lên. Do đó, một mặt đánh giá công chức hàng năm dựa vào
những tiêu chí/ tiêu chuẩn theo quy định chung của pháp luật. Đồng thời
Phòng Nội vụ của các huyện căn cứ vào đó để hướng dẫn đánh giácông chức
cấp xã. Mức độ đánh giá và phân loại chia làm 4 cấp độ:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực;
- Không hoàn thành nhiệm vụ[22].
Theo quy định trên, nếu công chức cấp xã được xếp ở hai mức tốt và
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tức có đủ năng lực. Hai trường hợp sau là chưa
đủ năng lực.
Dựa vào đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao để kiểm tra
năng lực, đòi hỏi phương pháp đánh giá phải hoàn thiện và tìm ra đúng “mức
độ hoàn thành”. Nếu không có phương pháp đánh giá đúng, sẽ cho kết quả sai
lệch.
1.2.7. Đánh giá năng lực thông qua ý kiến về mức độ hài lòng của
ngƣời dân đối với dịch vụ mà công chức văn phòng-thống kê cấp xã cùng
cấp.
Đây sẽ là cách đánh giá quan trọng cần phải chú ý. Và cách đánh giá
này sẽ khắc phục hai phương pháp đánh giá trên khi chủ yếu từ bên trong
nội bộ cơ quan nhà nước đánh giá “lẫn nhau, dĩ hòa vi quý”.
Có thể công chức đáp ứng đầy dủ tiêu chuẩn do pháp luật nhà nước quy
định; có thể được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ do chính bản thân họ hay
đồng nghiệp cơ quan đánh giá. Nhưng kết quả cuối cùng người dân nhận
được mới là thước đo quan trọng có hay không có năng lực.
43
Sử dụng phương pháp phỏng vấn; quan sát trực tiếp; công nghệ thông tin
đánh giá nhanh của công dân; phát phiếu hỏi đến những người dân đến làm
việc với Ủy ban Nhân dân cấp xã và công chức văn phòng – thống kê cấp xã
để nhận biết ý kiến đánh giá,
Tóm lại: để đánh giá toàn diện liệu một công chức làm việc cho nhà
nước nói chung và công chức VPTK có hay không có năng lực, cần tổng hợp
cả ba hình thức đánh giá với ba nhóm tiêu chí trên có thể kết luận. Nếu cả ba
nhóm tiêu chí đó đạt theo tiêu chuẩn quy định, mới kết luận công chức VPTK
cấp xã nói riêng và công chức nói chung có năng lực.
44
Tiểu kết chƣơng 1
Chương I, đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung công
chức VPTK cấp xã và năng lực thực thi công vụ của công chức VPTK cấp xã.
Một số khái niệm về công chức cấp xã nói chung và công chức VPTK
cấp xã nói riêng đã được trình bày.
Luận văn đã xác định đặc điểm, vị trí, vai trò của công chức Văn phòng
– Thống kê VPTK cấp xã trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp
xã. Đồng thời chỉ ra công chức VPTK cấp xã có vị trí, vai trò quan trọng,
gắn với hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã; là đầu mối của nhiều lĩnh
vực và là trung tâm giữ mối liên hệ giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và các bên
có liên quan.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công chức VPTK cấp xã phải
đảm nhận rất nhiều nhiệm vụ. Tác giả cũng lý giải làm rõ khái niệm năng lực,
năng lực thực thi công vụ của công chức VPTK cấp xã; tiêu chuẩn, nhiệm vụ
của công chức VPTK cấp xã và từ đó xác định rõ các tiêu chí đánh giá năng
lực thực thi công vụ của công chức VPTK cấp xã. Những cơ sở lý luận về
năng lực thực thi công vụ của công chức VPTK cấp xã sẽ được sử dụng để
giải quyết các nội dung trong chương II và chương III.
Do hệ thống công chức Việt Nam nhìn chung khác với các quốc gia
khác. Đặc biệt việc phân định công chức thành hai giai tầng khác nhau như ở
Việt Nam: công chức làm việc từ huyện trở lên và công chức cấp xã, ít quốc
gia nào đề cập đến. Nếu có chỉ phân định công chức trung ương và công chức
địa phương. Do đó rất thách thức cho tác giả khi muốn tham khảo kinh
nghiệm nước ngoài cho nhóm công chức mà luận văn đề cập đến.
Trong khi đó, kinh nghiệm của các địa phương đối với công chức cấp xã
nói chung và công chức VPTK nói riêng cũng không có nhiều sự khác biệt so
với thành phố Rạch Giá của tỉnh Kiên Giang.
45
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI
CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC VĂN PHÒNG THỐNG KÊ CẤP
XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ, TỈNH KIÊN
GIANG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH THÀNH PHỐ RẠCH
GIÁ, TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số.
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên.
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long; Là
tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây Nam bộ.Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch
Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp
Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở
phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100
đảo lớn nhỏ ngoài biển.
Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái
Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Malaysia, Singapo, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc mở rộng giao lýu kinh tế với các nýớc trong khu vực, ðồng thời
ðóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài
Kiên Giang chia thành 15 đơn vị cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã và 13
huyện và 145 đơn vị cấp xã (12 thị trấn, 15 phường và 118 xã trực thuộc) Hòn
Đất là một trong 13 huyện của Kiên Giang. Năm 2016, Kiên Giang được xếp
vào nhóm “tốt về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh”.
Thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang được thành lập theo Nghị
đình số 97/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ. Thành
phố có 11 đơn vị hành chính cấp phường và 1 xã với 68 khu phố - ấp, 1.209 tổ
nhân dân tự quản. Đó là phường Vĩnh Lợi, Rạch Sỏi, An Bình, An Hòa, Vĩnh
46
Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Quang, Vĩnh Hiệp, Vĩnh
Thông và xã Phi Thông. Ngày 29/8/2005, Rạch Giá tổ chức lễ công bố thành
lập thành phố Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang.
Vị trí địa lý của thành phố: Phía Đông - Nam tiếp giáp huyện Châu
Thành; phía Đông - Bắc tiếp giáp với huyện Tân Hiệp; phía Tây - Nam giáp
vịnh Thái Lan có thể nhìn thấy các đảo gần, đảo xa. Gần tầm mắt nhất là đảo
Hòn Tre (Hòn Rùa) thuộc huyện Kiên Hải nằm đối diện với cửa biển Rạch
Giá; phía Tây - Bắc là cụm núi Ba Hòn: Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Sóc thuộc
huyện Hòn Đất. Tổng diện tích tự nhiên gần 105 km2, trong đó có khu lấn
biển về phía Tây để mở rộng đô thị mới rộng 420 ha thuộc các phường Vĩnh
Bảo, Vĩnh Lạc và An Hòa; khu lấn biển 16 ha thuộc phường Vĩnh Thanh Vân.
Niên giám Thống kê năm 2011: Thành phố có 48.847 hộ, với 223.491 khẩu,
gồm 3 dân tộc chính là: người Kinh chiếm 87,88%, Khmer chiếm 6,97%, Hoa
chiếm 5,06%, còn lại là các dân tộc khác.
Thành phố có 5 tôn giáo chính gồm: Phật giáo (Nam tông và Bắc tông);
Cao Đài; Thiên Chúa giáo; Tin Lành; Hòa Hảo và một số tôn giáo khác. Toàn
thành phố có 43 cơ sở thờ tự được nhà nước công nhận, trong đó có các đình,
chùa được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) cấp bằng
công nhận “Di tích Lịch sử Văn hóa – Kiến trúc” như: Chùa Tam Bảo, Phật
Lớn, Láng Cát, Quan Đế, đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đình
Vĩnh Hòa Đây còn được xem là điểm đến hấp dẫn của khách tham quan du
lịch. Đặc biệt, lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày hy sinh của Anh hùng Dân
tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào các ngày 26, 27 và 28 tháng Tám Âm lịch
hàng năm thu hút trên 800 ngàn lượt du khách hành hương khắp các nơi đến
dâng hương, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào
mừng lễ hội; là dịp giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch của tỉnh nhà và xúc
tiến, đầu tư, phát triển kinh tế.
47
2.1.2. Về điều kiện kinh tế- xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân năm 2015 đạt 15,1%/năm,
thu nhập bình quân đầu người đạt 3.278 USD, gấp 2,3 lần so với năm 2010.
Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 69,52% năm 2010 lên 78,42% năm 2015,
giảm công nghiệp – xây dựng từ 17,74% xuống còn 13,48%, nông nghiệp –
hải sản giảm từ 12,74% còn 8,1%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn
2010 – 2015 là 25.244 tỷ đồng. Sản lượng lương thực đạt 98.969 tỷ đồng, thu
ngân sách 2.018 tỷ đồng. Các lĩnh vực văn hóa – xã hội, các chính sách an
sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân được quan tâm thực hiện, tỷ lệ huy
động học sinh từ 6-14 tuổi đến trường đạt 98,65%; giải quyết việc làm cho
20.902 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 đạt 54,65%; tỷ lệ hộ sử
dụng điện 100%; tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98,14%. Tình hình an
ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.
Tất cả những yếu tố trên về thành phố Rạch Giá sẽ có ảnh hưởng đến kết
quả thực thi công việc được giao cho công chức cấp xã nói chung, đặc biệt là
công chức VPTK
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG CHỨC VĂN
PHÒNG - THỐNG KÊ CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ RẠCH
GIÁ THEO TIÊU CHÍ DO PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH
2.2.1.Tổng quan về công chức văn phòng – thống kê cấp xã trên địa
bàn thành phố Rạch Giá.
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng nhu cầu của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương, đặc biệt trong quá trình thực hiện chương trình cải cách hành
chính giai đoạn 2011-2020; từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
cấp xã nói chung và công chức Văn phòng – Thống kê cấp xã ở thành phố đã
được quan tâm.
48
Thành phố Rạch Giá đã đăng ký cho công chức VPTK cấp xã được tham
gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do tỉnh, thành phố tổ chức mở
lớp như các lớp bồi dưỡng về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo văn bản,
tập huấn công tác cải cách hành chính, công tác văn thư – lưu trữ, công tác
thống kê ; tạo điều kiện cho công chức VPTK kê cấp xã được tham gia các
lớp đào tạo trình độ đại học. Do vậy, chất lượng đội ngũ công chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong_chuc_van_phong_t.pdf