Hoạt động hàng hải có vai trò và vị trí rất quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, và ngày càng được phát triển. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra cho mọi lực lượng tham gia hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng là tiến hành hoạt động hàng hải phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, và phát triển bền vững. Với việc sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, đánh giá và phân tích, luận văn đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
- Đánh giá tương đối đầy đủ về hiện trạng hoạt động Hàng hải trên tất cả các lĩnh vực của hoạt động chuyên ngành (xây dựng kết cấu hạ tầng vận tải biển và logistics, vận tải biển, đóng tàu biển, sửa chữa và phá dỡ tàu cũ, cung ứng vật tư và nhiên liệu hàng hải, ) tại khu vực cảng biển Hải Phòng. Số liệu đánh giá có tính cập nhật, thông tin phong phú và tin cậy.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường trong hoạt động hàng hải tại khu vực cảng Hải Phòng theo các nhóm nội dung quản lý: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; tổ chức bộ máy quản lý môi trường của ngành, của địa phương và tại các doanh nghiệp; những kết quả đạt được; những vấn đề tồn tại,
111 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định quốc tế tại khu vực cảng biển Hải Phòng còn chưa tốt. Nguyên nhân của tồn tại này là do chúng ta chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có một cơ chế tài chính thích hợp. Bên cạnh đó là do bản thân Công ước MARPOL 73/78 cũng chưa có sự hướng dẫn thống nhất về tiêu chuẩn đối với thiết bị tiếp nhận chất thải. Mặc dù đã có các quy định về quản lý chất thải lỏng từ tàu nhưng quy định về các thiết bị tiếp nhận lại chưa đầy đủ, hoặc quy định về quản lý súc rửa tàu chở dầu thì hầu như chưa có. Hơn nữa cũng chưa có quy định mức phí thu nhận. Vì vậy, thực tế là có cảng thì có đơn vị dịch vụ tiếp nhận, có cảng thì không. Nói chung, hầu hết các tàu biển đã có hệ thống phân ly trên tàu và các chất cặn dầu có thể dồn vào các thùng phi và đưa lên bờ để đưa vào thiết bị xử lý, đối với việc quản lý nước súc rửa tàu, nước ballast thì chưa được đầy đủ.
- Tuy đã ban hành quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ công trình hàng hải nhưng việc quy định về phương án tiếp nhận chất thải lỏng thì chưa chặt chẽ. Do đó việc quản lý phát triển cảng biển chưa đi đôi với quản lý tiếp nhận chất thải.
- Các cảng biển, cơ sở đóng, sửa chữa tàu biển chưa có trang bị hệ thống kiểm soát và xử lý khí thải và hệ thống xử lý chất thải rắn.
- Hiện nay ở hầu hết các cảng biển Hải Phòng đều chưa có trạm tiếp nhận và xử lý chất thải dầu từ tàu trong khi các tàu biển đều được trang bị máy phân ly dầu nước, các két chứa dầu cặn và mặt bích quốc tế để bơm chuyển chất thải lên trạm xử lý trên bờ theo yêu cầu của công ước quốc tế. Hiện tại khu vực Cảng biển Hải Phòng chỉ có 3 đơn vị làm dịch vụ thu gom từ các tàu ở cảng Hải Phòng, có 1 doanh nghiệp Nhà nước và 2 doanh nghiệp tư nhân là Công ty cổ phần Hoà An và Công ty cổ phần thương mại Việt Mỹ.
Bảng 3: Phương tiện thu gom chất thải từ tàu tại khu vực cảng biển
Hải Phòng
TT
Đơn vị thu gom
Phương tiện thu gom
Phương tiện xử lý
1
Công ty CP Hoà An
03 sà lan tổng trọng tải 408 tấn.
05 máy bơm hút dầu 25 - 30 m3/h và một số phương tiện thô sơ khác
Không có
2
Công ty CP thương mại Việt - Mỹ
02 sà lan tổng trọng tải 280 tấn, 01 bơm xách tay 25 m3/h
Không có
3
Công ty An Sinh
02 sà lan tổng trọng tải 120 tấn và một số thiết bị phụ trợ khác
04 lò xử lý dầu cặn 02 tấn/ ngày
Nguồn: Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng
Các phương tiện thuỷ hoạt động trong vùng nước cảng biển tùy theo tổng dung tích và loại phương tiện đều được trang bị hệ thống xử lý nước thải chuyên dụng hoặc lẫn thải, lưu trữ vào nơi quy định để chuyển đi xử lý. Riêng đối với nước dằn tàu thì hiện nay chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn hệ thống xử lý nước dằn tàu. Thông thường trong trường hợp có thể được thì Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng yêu cầu các tàu thải nước dằn tàu ngoài vùng nước cảng biển.
Các tàu thuyền chuyên chạy tuyến nội địa hiện nay chưa trang bị hệ thống kiểm soát và xử lý khí thải, chỉ có các tàu hoạt động tuyến quốc tế trang bị hệ thống kiểm soát và xử lý khí thải theo quy định của Tổ chức hàng hải thế giới.
Các phương tiện thủy hoạt động tại vùng nước cảng biển Hải Phòng đều trang bị hệ thống thu gom chất thải rắn, sau đó đưa về tập trung tại phương tiện tiếp nhận chất thải tại cảng biển, đa số không có hệ thống xử lý chất thải rắn riêng.
Hiện nay, công tác phổ biến thông tin về các vấn đề môi trường cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hàng hải tại khu vực cảng biển Hải Phòng còn chưa được chú trọng hoặc chưa kịp thời nên sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc cập nhật các thông tin về bảo vệ môi trường của các đơn vị trong ngành còn chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra, công cụ thông tin cũng chưa được đầu tư đúng mức về hình thức, phương tiện cũng như nội dung thông tin. Các quy định của pháp luật về vấn đề này còn quá chung chung, chưa đủ cơ sở để triển khai trong thực tế.
3.4. Ảnh hưởng hoạt động hàng hải đến môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng.
3.4.1. Hiện trạng chất lượng môi trường tại khu vực cảng biển Hải Phòng [6][7]
3.4.1.1. Môi trường không khí
Hầu hết các báo cáo chỉ ra rằng chất lượng không khí tại khu vực cảng biển Hải Phòng đều trong giới hạn cho phép đối với môi trường không khí xung quanh. Tuy nhiên theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng khi số lượng tàu cá của các ngư dân lấn chiếm cầu, thuỷ diện cảng và luồng hàng hải nhiều (có thời điểm trong ngày lên đến hàng trăm chiếc), hoạt động đóng mới, sửa chữa tàu liên tục, hoạt động nạo vét luồng hàng hải đã gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên thì mức độ ô nhiễm ít, tại các giờ cao điểm mật độ tàu thuyền hoạt động nhiều dẫn đến chất lượng môi trường không khí vượt tiêu chuẩn cho phép tuy nhiên cũng chỉ mang tính chất cục bộ với thời gian ngắn trong ngày. Với số lượng tàu làm hàng tại cảng nhiều, đa số đều chạy máy đèn cho tàu hoạt động vì không sử dụng (hoặc không có) điện bờ, những tàu không có cần cầu thì dùng cần cẩu bờ chạy bằng máy Diesel cũ do đó sự ô nhiễm môi trường về không khí rất cao.
Hải Phòng hiện có nhiều cơ sở công nghiệp trong nội thị và khu vực giáp nội thành. Đa số sử dụng công nghệ cũ và thải ra các chất độc, sử dụng than làm năng lượng, thiếu các hệ thống xử lý có hiệu quả và khí thải trực tiếp phát thải lên không trung. Các nguồn ô nhiễm chính trong đó có: Nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy cơ khí Duyên Hải, đóng tàu Tam Bạc, Phá dỡ tàu cũ... Các nhà máy cơ khí và tổ hợp cơ khí nhỏ nằm rải rác khắp thành phố với rất nhiều cơ sở có các thiết bị cũ và lạc hậu, chưa có các biện pháp giảm thiểu. Tại các nhà máy đóng tàu khu vực Hải Phòng cho thấy mức ồn tại các phân xưởng sản xuất dao động trong khoảng 81,25-102,9 dBA với khoảng 75% mẫu đo vượt tiêu chuẩn cho phép
3.4.1.2. Môi trường nước ven bờ
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ, một sô chỉ tiêu vượt quá quy chuẩn cho phép là COD, Coliform, dầu mỡ khoáng, Cd và TSS, cụ thể so với quy chuẩn: Hàm lượng COD ở khu vực cửa Nam Triệu vượt 7,8 lần, khu vực cảng Đình Vũ vượt 13,4 lần và khu vực cửa Cấm vượt 12,8 lần. Nồng độ Coliform ở khu vực cửa Nam Triệu vượt 3,2 lần, khu vực cảng Đình Vũ vượt 8,4 lần và khu vực cửa Cấm vượt 23,3 lần. Hàm lượng dầu mỡ khoáng ở cả 3 khu vực trên đều ô nhiễm đặc biệt khu vực cửa Cấm.
- Ở khu vực cảng Đình Vũ hàm lượng Pd vượt 2,4 lần, hàm lượng Cd vượt 1,2 lần và ở khu vực cửa Cấm vượt 2,6 lần so với quy chuẩn cho phép. Mức độ ô nhiễm của cửa Cấm khu vực bãi bồi cao hơn nhiều o với cửa Nam Triệu, điều này có thể được lý giải như sau:
- Cửa Cấm là nơi tiếp nhận nước thải của hai bãi rác thành phố đặt tại phường Tràng Cát và đảo Đình Vũ đang được Công ty Môi trường đô thi quản lý vận hành và một phần nước thải của thành phố qua cửa xả.... đây là các nguồn thải lớn chứa nhiều chất ô nhiễm chưa được xử lý triệt để. Mặt khác, đập Đình Vũ đã chặn không cho nước từ thượng nguồn sống Cấm chảy qua thủy vực này. Như vây, khu vực này vừa phải tiếp nhận các nguồn nước thải ô nhiễm lớn vừa không được bổ sung thêm nước sạch từ đầu nguồn mà chỉ có hoạt động vào và ra của nước thủy triều, nên khả năng tự làm sạch kha thấp, dễ bị ô nhiễm và làm ô nhiễm vùng nước biển ven bờ.
- Cửa Nam Triệu nay là nơi hợp lưu của sông Bạch Đằng và sông Cấm. Sông Cấm khi đi qua khu vực nội thành Hải Phòng đã tiếp nhận khoảng 50% lượng nước thải công nghiệp và sinh hoạt của thành phố chưa quá xử lý, ước tinh khoảng 120.000 m3/ng.đ qua các cửa xả Hạ Lý, Máy Điện, Total Gas và một vài cửa xả nhỏ khác, vào các ngày mưa thi lượng nước thải này còn lớn hơn nhiều lần vì nước mưa thoát chung với nước thải. Tuy nhiên, lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về qua sông Cấm vào mùa khô là 1.500m3/s, mùa lũ lên đến 3.000 m3/s , đủ khả năng pha loãng và làm cho nồng độ chất ô nhiễm giảm xuống giới hạn cho phép. Các kết quả phân tích chất lượng nước sông Cấm nhiều năm cho thấy rằng hầu hết các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng hàm lượng dầu khoáng, coliform ở khu vực một số cảng và cửa sông vào mùa khô vượt QCVN 10: 2008/BTNMT - Vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh và các nơi khác.
Thêm vào đó hoạt động của cảng và tàu thuyền tại khu vực cảng biển khu vực Hải Phòng đã thải chất thải lỏng, nước ballast, nước la canh dẫn đến việc thải các chất thải lỏng, nước ballast từ tàu không được thu gom và xử lý triệt để. Các tàu chở hàng xăng dầu, Gas, nhựa đường khi đến cảng trả hàng chưa có tàu thường trực phòng chống cháy nổ hoặc các sự cố khác...
3.4.1.3. Môi trường đất và trầm tích
Theo kết quả quan trắc môi trường trầm tích của báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu phi thuế quan và khu công nghiệp Nam Đình Vũ, 2009 cho thấy môi trường trầm tích đã có dấu hiệu xuất hiện ô nhiễm ở ngưỡng bắt đầu và ngưỡng chắc chắn chịu ảnh hưởng đối với Hg, Cd và Pb. Nguyên nhân làm cho một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép là do hậu quả của quá trình vận chuyển và tích tụ chất ô nhiễm từ thượng nguồn và chất ô nhiễm từ nước thải đô thị công nghiệp khu vực Hải Phòng ra khu vực bãi bồi vùng cửa sông. Các chất ô nhiễm này không có khả năng tự phân hủy hoặc chuyển hóa, chúng có khả năng khuếch tán ngược lại môi trường nước biển và tích luy sinh học vào các cơ thể động vật đáy (chủ yếu các loài nhuyễn thể). Vì vậy việc nuôi ngao, sò tại các khu vực này như hiện trang là rất nguy hiểm.
Theo kết quả phân tích trên cho thấy chất lượng môi trường nước biển ven bờ và trầm tích tại khu vực cảng biển Hải Phòng đã có dấu hiệu ô nhiễm, sức chịu tải của môi trường tại khu vực này không còn nữa do đó các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, các hoạt động hàng hải diễn ra ngày một tăng trong thời gian tới sẽ gây thêm những ảnh hưởng tiêu cực cho môi trường tự nhiên và sinh thái vốn đã bị ô nhiễm ở các khu vực này.
3.4.1.3. Đa dạng sinh học
Hệ động vật Hải Phòng khá phong phú, hiện thống kê được 37 loài thú 186 loài và phân loài chim, 25 loài bò sát, 31 loài cá và 338 loài côn trùng. Các loài thú thuộc 9 bộ, 17 họ và tập trung chủ yếu ở vườn Quốc gia Cát Bà, trong đó có loài đặc biệt quý hiếm như Voọc đầu trắng. Nhưng hiện nay số lượng các loài ở trên đã bị suy giảm, một số loài còn lại rất ít cá thể. Hải sản đa dạng và phong phú với khoảng 105 họ, số họ có từ 5 loài trở lên khoảng 20%. Vùng biển Hải Phòng có nhiều loài như tôm he, tôm hùm, tôm gỗ, tôm sú, tôm nương, trong đó tôm he là chủ yếu; san hô gồm khoảng 150 loài, phân bố ở vùng biển Cát Bà, Bạch Long Vỹ. Hải sản hiện nay đang bị suy giảm cả về số lượng và chủng loại do nước biển bị ô nhiễm từ nhiều nguyên nhân đặc biệt là ô nhiễm dầu và do đánh bắt không đúng kỹ thuật, do dùng các phương tiện trái phép như mìn, điện...nhiều thuỷ hải sản bị khai thác quá ngưỡng phục hồi, đánh bắt trái vụ, đánh bắt cả khu vực cấm như các bãi cá đẻ... Rạn san hô bị khai thác ngày càng nhiều cho nghề thủ công mỹ nghệ, nguy cơ làm phá huỷ môi trường sống của nhiều loài cá. Các hoạt động khai hoang lấn biển làm ảnh hưởng tới các hệ sinh thái đầm nước lợ, phá hỏng môi trường sống của nhiều loài thuỷ sinh khác, trong đó bào ngư có nguy cơ bị tuyệt chủng tại khu vực đảo Bạch Long Vĩ. Trong 10 năm gần đây, do khai thác không có qui hoạch, thiếu sự quản lý chặt chẽ, chất lượng môi trường nước biển bị ô nhiêm đã làm suy giảm nguồn lợi thuỷ sản vùng biển Hải phòng. Thực vật biển ở Hải Phòng chủ yếu tập trung ở một số bộ rong tảo, rong câu và thực vật phù du, trong đó có các loài thực vật biển có giá trị kinh tế cao như các loài rong câu, phân bố trên khu vùng triều giữa và độ sâu từ 0-1m. Hàm lượng Agar trong rong câu ở Đình Vũ và huyện Tiên Lãng tương đối cao. Đa dạng sinh học ở Hải Phòng đang bị suy thoái do môi trường sống của sinh vật bị ô nhiễm, bị đánh bắt trái mùa và bằng các phương tiện huỷ diệt .
3.4.2. Dự báo các ảnh hưởng của hoạt động hàng hải đến môi trường tại khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020 [3][5][7]
Căn cứ vào quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển và đóng mới, sửa chữa tàu biển tại khu vực cảng biển Hải Phòng đến năm 2020, bên cạnh các tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động hàng hải cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực nếu không được quan tâm đây đủ sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường khu vực cảng biển Hải Phòng và thậm chí cả vùng biển của đất nước, cụ thể:
3.4.2.1. Đối với hoạt động xây dựng và khai thác cảng biển
- Ảnh hưởng của quá trình xây dựng cảng và nạo vét luồng đến môi trường
+ Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước: do công tác nạo vét vũng cảng và tạo luồng sẽ gây ra sự xáo trộn tầng đáy làm tăng đáng kể độ đục của nước và nồng độ các chất ô nhiễm môi trường. Khi tàu nạo vét hoạt động thì vùng nước bị ảnh hưởng có bán kinh hàng trăm mét và kéo dài hàng giờ. Các chất thải xây dựng như vôi vữa, xi măng, dầu mỡ, hóa chất...cũng góp phần làm giảm chất lượng nước. Suy giảm chất lượng nước cũng đẫn đến sự hủy hoại và xua đuổi các loài thủy sinh, làm giảm năng suất khai thác nuôi trồng hải sản nước lợ của nhân dân như tôm, cá, cua, rau câu. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển khu vực Hải Phòng hầu hết đều làm tăng độ đục của nước (khoảng 10-12 lần), tăng độ axít của nước, làm tăng nguy cơ về xâm nhập mặn vùng cửa sông. Phế liệu xây dựng cảng được tuồn xuống biển làm ô nhiễm môi trường nước biển. Các cảng đều phải đối mặt với nước đục do liên quan đến hoạt động của tàu thuyền ra vào cảng, nạo vét luồng lạch, đổ phế thải. Độ đục nước vùng cảng Hải Phòng là 418-424 mg/l.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất:
Phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển tác động rất lớn đến tài nguyên đất, đất ngập nước, mà hậu quả rõ rệt nhất là chiếm dụng đất, đất ngập nước gây suy thoái môi trường đất, thay đổi các hệ sinh thái khu vực, gia tăng hiện tượng sụt trượt, xói lở bờ. Hiện tượng này rất phổ biến đối với hoạt động nạo vét luồng và vùng nước trước cảng, đặc biệt là tiến hành nạo vét trong các vùng rừng ngập mặn, vùng cửa sông ven biển, các vùng đất chua phèn. Bùn nạo vét là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất khu vực bãi chứa (gây ra hiện tượng phèn và axít hóa bãi chứa). Theo các báo cáo quan trắc môi trường, các dự án nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải hầu hết đều tăng độ axít của đất (giảm pH). Hàm lượng trung bình của các kim loại nặng trong đất và trầm tích trong các khu vực cảng đều có xu hướng tăng kể từ năm 1999. Khả năng ô nhiễm thuỷ ngân và Cadimi vừa cao, vừa lan rộng nhanh. Từ khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng) đất và trầm tích đều bị nhiễm bẩn dầu cùng một số kim loại nặng. Môi trường địa chất sẽ bị ảnh hưởng do hoạt động khoan thăm dò, khảo sát địa chất địa hình.
+ Ảnh hưởng đến đời sống dân cư:
Theo kết quả của Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và các kết quả khảo sát cho thấy tổng diện tích đất bị ảnh hưởng là 232.481 m2, trong đó có 49.438 m2 thuộc sở hữu của các hộ dân (chiếm 21,27% trong tổng số đất bị thu hồi). Có 55 hộ (242 người) sẽ bị ảnh hưởng về đất và tài sản trên đất ; trong đó có 1 hộ vừa bị ảnh hưởng đất ở và đất sản xuất. Thu hồi vĩnh viễn đất thổ cư: 804m2 (7 hộ, trong đó nhà trên đất có 2 hộ). Thu hồi vĩnh viễn đất sản xuất muối là 48.634m2 (49 hộ). Đất sản xuất chiếm tới 98,37% trong tổng diện tích đất bị thu hồi của các hộ. 0
Diện tích đất bị ảnh hưởng còn lại (183.043m2) là đất công cộng như đất nuôi trồng thủy sản, nghĩa trang, rừng thông và các cơ sở hạ tầng khác như đường điện, đường, và đê biển.
Bảng 4: Diện tích thu hồi đất phục vụ cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng
Hộ bị ảnh hưởng
I. Diện tích thu hồi
m2
230.058
Diện tích khu vực nghĩa địa
m2
34.320
- Đất trống
m2
22.320
- Đào di chuyển, chôn cất mồ mả
ngôi
450
2. Ruộng muối
m2
48.634
49
3. Đầm nuôi trồng thủy sản
m2
98.730
4. Thảm thực vật
m2
25.250
5. Nhà dân
hộ
- Đất ở
m2
804
7
- Nhà cấp 4
m2
150
2
II. Ảnh hưởng công trình
6. Đường điện 10KVA
md
1.140
7. Đường điện 0.4 KVA
md
1.140
8. Đê biển
md
240
9. Đường bộ ra bến Gót
md
700
Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam
Việc xây dựng cảng biển sẽ ảnh hưởng đến đất thổ cư và đất sản xuất điển hình là Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có 55 hộ (242 người) thuộc 3 thôn (Đôn Lương, Hòa Hy và Lục Độ) của thị trấn Cát Hải và ảnh hưởng đến đầm nuôi trồng thủy sản, rừng phi lao, nghĩa trang và một số công trình hạ tầng cơ sở của thị trấn Cát Hải. Ngoài ra còn có hai tổ chức khác, Cảng vụ Hải Phòng và Đồn Biên phòng cũng nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng nhưng họ không phải di dời mà sau này sẽ được xây dựng lại trong khu vực dịch vụ của cảng.
Việc thu hồi một diện tích đất sản xuất của người dân làm cho những người dân lao động ở đây bị mất việc hoặc phải chuyển đổi nghề. Việc chuyển đổi ngành nghề cho các hộ dân cư có đất canh tác bị thu hồi khó thu xếp được trong một thời gian ngắn. Trong thời gian chưa chuyển đổi được ngành nghề, một lực lượng lao động sẽ bị dư thừa, thất nghiệp. Điều này sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tình hình kinh tế xã hội khu vực như phát sinh các tệ nạn xã hội (cờ bạc, ma túy, trộm cắp). Ngoài ra, hoạt động di chuyển mồ mả cũng làm ảnh hưởng tới văn hóa tâm linh của người dân khu vực phải di dời.
Các ngư dân ven biển và các ngư dân ngụ cư đang đánh bắt trên vùng biển nơi xây dựng dự án cảng biển sẽ bị ảnh hưởng do mất ngư trường đánh bắt, cản trở hoạt động đánh bắt do tắc ngẽn giao thông đường thủy hoặc do sự suy giảm sản lượng đánh bắt v.v
+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái do quá trình xây dựng cầu cảng:
Quá trình xây dựng cầu cảng, bến bãi sẽ làm giảm đáng kể diện tích rừng ngập mặn, là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật (chim, thú, bò sát, động vật đáy, sinh vật bám, rong biển...) làm mất đi tính đa dạng sinh học vì các loài sinh vật có nguy cơ bi tiêu diệt trực tiếp hoặc di dời sang vùng khác. Rừng ngập mặn thuộc khu vực cảng biển Hải Phòng có 90 loài cá, hơn 300 loài động vật đáy, 05 loài bò sát, 37 loài chim, 16 loài rong tảo, 36 loại cây ngập mặn. Sự giảm diện tích rừng ngập mặn còn làm tăng tốc độ xói lở đường bờ vì vùng ven bờ bị mất vành đai thưc bì bảo vệ.
Phá hủy hệ sinh thái san hô: Hệ sinh thái san hô trong khu vực xây dựng các cảng biển chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng lớn do quá trình thi công phải phá đá, nạo vét với một khối lượng lớn.
Việc phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển cũng như các hoạt động của cảng đều tác động tiêu cực đến sinh thái và môi trường tự nhiên như gia tăng việc xâm hại các hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học. Trong thời gian ngắn nước ta đã xây dựng thêm nhiều bến cảng. Nhìn chung không gian phát tiển cảng thường xây dựng ở những nơi có các hệ sinh thái nhạy cảm và có giá trị.
+ Ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển do quá trình nạo vét tuyến luồng, đổ thải vật liệu nạo vét, thi công các hạng mục công trình:
Các hệ sinh thái biển quan trọng như hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn chúng là môi trường sống quan trọng cho những sinh vật biển khác. Tuy vậy chúng lại rất nhạy cảm với các biến đổi về chất lượng nước như độ đục, nước thải, sự pha trộn nước ngọt
Thực vật phù du: là nhóm sinh vật sản xuất chính trong lưới thức ăn ở biển, khi bị tác động nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng quần thể ở khu vực bị tác động.
Vi sinh vật: có vai trò phân hủy trong môi trường biển. Tuy nhiên, vấn đề gia tăng chất hữu cơ có thể là nguyên nhân hình thành nhiều vi sinh vật có hại cho sức khỏe như là coliform.
Động vật phù du/ấu trùng cá: là nguồn thức ăn quan trọng cho các loài sinh vật biển ở mức dinh dưỡng cao hơn, như: tôm, cá và các nhóm động vật không xương sống khác.
Động vật đáy và cá đáy: xây dựng công trình gây ra sự xáo trộn nền đáy và gia tăng độ đục từ việc nạo vét/đổ thải, đặc biệt tại khu vực đề xuất để đổ thải sẽ dẫn đến mất nơi sinh cư của các sinh vật tại đó
- Ảnh hưởng của quá trình khai thác cảng đến môi trường
Các hoạt động khai thác cảng biển có thể ảnh hưởng đến môi trường bao gồm: Tàu thuyền ra vào cảng, xếp dỡ hàng hóa, nạo vét duy tu khu nước trước bến và luồng tàu, sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, hoạt động của các khu vực sản xuất và hậu cần, sửa chữa bảo trì phương tiện.v.v.
+ Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước.
Tràn dầu ở các khu vực cảng biển là một hiện tượng thường xuyên đe doạ môi trường cảng. Cụ thể như ở cảng Hải Phòng, từ năm 1994 trở lại đây có tới hơn 22 vụ tràn dầu. Mặt khác lượng dầu cặn từ các tàu sau một hành trình thường có từ 5-10 m3, mỗi năm cảng Hải Phòng có tới hơn 1000 lượt tàu cặp bến đã thải xuống biển hàng nghìn m3 dầu cặn. Ngoài ra, mỗi khi giao nhận hàng xong, các tàu bốc xếp đã thải xuống biển tất cả những tạp chất phế thải của hàng hoá, phế thải sinh hoạt của công nhân, nhân viên, cùng với biết bao dịch vụ khác. Nồng độ dầu ở tất cả các cảng đều vượt mức cho phép 0,03 mg/l. Hàm lượng dầu có trong môi trường nước cao không tránh khỏi ngấm sâu vào đất và trầm tích biển qua một thời gian dài tồn tại. Mặt dầu loang ngăn chặn không khí hoà tan vào nước nên hàm lượng ô xy trong nước thấp, trung bình 3,3-10,9 mg/l vào mùa khô và 0,16-6,1 mg/l vào mùa lũ, trong khi đó nhu cầu ô xy rất cao, cần tới 13,6-31 mg/l.
Về môi trường trầm tích biển, nồng độ dầu trung bình ở các khu vực cảng biển Hải Phòng khá cao, đạt 0,221-0,223 mg/g
Tại các cảng biển, nguồn chất thải rắn phát sinh rất đa dạng từ các tàu vào cập bến làm hàng đến công nhân bốc xếp trên bờ cùng hàng trăm loại hình hoạt động dịch vụ khác. Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển Việt Nam có đến cả vạn tấn - từ việc xây dựng cảng, nạo vét luồng, xếp dỡ hàng hoá, hoạt động các phương tiện thuỷ, nhà máy đóng tàu, phá dỡ tàu cũ, sự cố tràn dầu từ việc thăm dò, khai thác tài nguyên biển...
+ Ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí:
Do các hoạt động bốc xếp hàng hoá, sữa chữa, phá dỡ tàu, xây dựng các công trình và giao thông cảng biển đã làm một số khu vực cảng biển ô nhiễm bụi với hàm lượng rất cao, đều vượt chuẩn cho phép 200 mg/m3 ( TCVN 5937-2005) : cảng Hải Phòng là 400 mg/m3.
Tuy nhiên, tại một số khu vực cảng khác mặc dù nồng độ bụi TSP có xu hướng gia tăng nhưng nồng độ trung bình của bụi TSP và các chất khí CO, SO2, NO2, H2S và O3 đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 05-2009/BTNMT.
+ Ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội.
Di dời dân, chuyển cơ cấu sản suất của kinh tế cộng đồng khu vực có cảng, làm thay đổi tập quán sinh hoạt, sản xuất nơi ở, làm tăng mức độ phức tạp, mâu thuận của xã hội, gia tăng tệ nạn xã hội.Hệ thống cảng biển khu vực Hải phòng phân bố dọc bờ sông Cấm và cửa biển, mọi sự ô nhiễm môi trường đều gây ra hậu quả làn truyền rất lớn. Do biên độ triều lớn nên các cảng khu vực Hải Phòng nguồn ô nhiễm sẽ được dòng triều đưa đến toàn bộ vùng cửa sông. Sự lan truyền ô nhiễm bụi và khí độc theo hướng gió của hai mùa sẽ làm ảnh hưởng đến các đô thị, khu dân cư gần cảng.
+ Ảnh hưởng đến hoạt động khai thác du lịch
Trong trường hợp tàu va chạm với tàu hoặc tàu va chạm vào cầu tàu, các tác động môi trường có thể xảy ra với những mức độ khác nhau. Các ảnh hưởng của việc va chạm tàu thuyền như: làm hư hại tàu thuyền và các trang thiết bị, gây ra rò rỉ dầu và các chất dễ cháy nổ và cuối cùng là gây thương vong cho các công nhân và thuỷ thủ đoàn.
Ngoài các thiệt hại về người, của cải, hàng hoá, tàu thuyền, tai nạn tàu thuyền còn gây ra các thảm hoạ nghiêm trọng do rò rỉ dầu. Trong trường hợp cá biệt nó còn gây ra thảm họa cháy nổ. Khi tai nạn xảy ra, dầu sẽ bị rò rỉ gây các tác động nghiêm trọng đến môi trường, tạo lớp màng ngăn sự thẩm thấu ôxi của khí quyển vào trong nước gây thiếu ôxi hòa tan trong nước, gia tăng các hoạt động yếm khí, gây chết cá và những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái trong nước; dầu tạt vào bờ gây ô nhiễm bùn cát ảnh hưởng đế vùng rừng ngập mặn, hay gây ô nhiễm ảnh hưởng đến việc khai thác du lịch, Đặc biệt còn có thể gây ra hiện tượng cháy vết dầu loang trên bề mặt nước. Các vết dầu loang này có thể lan sang các tàu gần đó gây thảm họa dây chuyền nếu xảy ra cháy.
3.4.2.2. Đối với hoạt động vận tải biển
Trong quá trình thực hiện vận chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp vận tải biển lấy lợi nhuận làm mục tiêu chính nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển đội tầu của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp vận tải biển thuộc các thành phần kinh tế ít chú ý đến những tác hại về ô nhiễm môi trường biển do hoạt động của chính đội tàu thuộc mình quản lý gây nên, thường là các trang thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiên liệu lớn, tính an toàn kém, nhiên liệu đốt không hết, các chất độc hại thải ra biển ngày càng nhiều hơn. Mặt khác, do hạn chế về khả năng tài chính, các doanh nghiệp vận tải biển chỉ quan tâm đến những chi phí trực tiếp mang tính "sống còn" đến hoạt động kinh doanh của đội tầu biển, còn các chi phí khác như mua sắm các trang, thiết bị trên tầu bảo đảm an toàn đi biển, bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển (theo quy định của IMO) thì càng giảm thiểu càng tốt, ngay cả việc mua bảo hiểm thân tầu thì các doanh nghiệp hầu như cũng không chú ý tới.
Cùng với sự chấp hành chưa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_880_8509_1869707.doc