Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .2

1.2.1 Mục tiêu chung .2

1.1.2 Mục tiêu cụ thể .2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .3

1.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.3

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.3

1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu .3

1.5.2 Giới hạn vùng và đối tượng nghiên cứu .3

1.5.3 Thời gian nghiên cứu .3

1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN.4

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.5

2.1 CƠ SỞ LÝ THYẾT .5

2.1.1 Khái niệm về động lực làm việc và tạo động lực .5

2.1.2 Bản chất của động lực lao động .7

2.1.3 Khái niệm về hành vi .8

2.1.4 Ảnh hưởng của động lực làm việc của công chức, viên chức đối với hiệu

quả hoạt động của tổ chức hành chính nhà nước .10

2.1.5 Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho công chức, viên chức trong

tổ chức hành chính nhà nước .12

2.1.6 Một số học thuyết về tạo động lực .13

2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động.18

2.1.8 Ứng dụng thuyết nhu cầu của Maslow .22

2.1.9 Mối quan hệ giữa các nhu cầu với động lực làm việc .24

2.2 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC ĐẾN HÀNH VI THỰC

HIỆN CÔNG VIỆC .26

2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .29

2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất.29

2.3.2 Giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất.31

2.3.3 Định nghĩa nhân tố.31

2.3.4 Hình thành thang đo.32

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .35

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công chức, viên chức tại sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am giới (phụ nữ làm việc ở văn phòng ít giờ hơn và dành nhiều thời gian hơn cho các công việc gia đình. Thông thường, phụ nữ có ít thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi hơn đàn ông. Phụ nữ thường được thúc đẩy làm việc bởi tiền lương và các mối quan hệ tốt đẹp trong tổ chức). Bên cạnh đó, kết quả phân tích còn cho thấy người lao động lớn tuổi ít có xu hướng rời bỏ tổ chức. Họ muốn được làm việc trong một môi trường có nhiều sự cảm thông, hỗ trợ, và ít được thúc đẩy bởi yếu tố tiền lương. Hơn nữa, cấp bậc quản lý được xem là nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc giải thích số giờ làm việc và sự cam kết đối với công việc. 2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Qua các kết qủa nghiên cứu trước đây về nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và mức độ ảnh hưởng của động lực làm việc đến hành vi thực hiện công việc, nghiên cứu này lựa chọn các nhân tố nhu cầu sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự thể hiện ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCVC và mức độ ảnh hưởng của động lực làm việc đến hành vi tực hiện công việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long 5. Nhu cầu được thể hiện bản thân (TH) - Sự chủ động trong công việc (TH1) - Cơ hội được học tập (TH2) - Cơ hội được thăng tiến (TH3) - Công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn, nghiệp vụ (TH4) - Trách nhiệm đối với công việc rõ ràng (TH5) - Bản chất công việc thú vị, có nhiều thử thách, nhiều ý nghĩa xã hội (TH6) 4. Nhu cầu được tôn trọng (TT) - Vị trí trong tổ chức (TT1) - Tôn trọng của đồng nghiệp (TT2) - Sự ghi nhận của lãnh đạo và tập thể đối với năng lực của cá nhân (TT3) Động lực làm việc của công chức, 30 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất Biến phụ thuộc: Động lực làm việc Biến độc lập: Nhu cầu sinh học; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu xã hội; Nhu cầu được tôn trọng; Nhu cầu tự thể hiện. Sau khi xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCVC, để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của động cơ làm việc đến hành vi thực 31 hiện công việc, tiếp tục kiểm định mối quan hệ gữa động lực làm việc và hành vi thực hiện công việc của CCVC. 2.3.2 Giả thuyết của mô hình nghiên cứu đề xuất H1: Nhu cầu sinh học có tác động đồng biến đến động lực làm việc H2: Nhu cầu an toàn có tác động đồng biến đến động lực làm việc H3: Nhu cầu xã hội có tác động đồng biến đến động lực làm việc H4 : Nhu cầu được tôn trọng có tác động đồng biến đến động lực làm việc H5: Nhu cầu tự thể hiện bản thân có tác động đồng biến đến động lực làm việc H6: Sự ảnh hưởng của động lực làm việc đến hành vi thực hiện công việc 2.3.3 Định nghĩa nhân tố Nhu cầu sinh học (vật chất): Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì cuộc sống con người (thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở). Nghiên cứu 4 biến quan sát (Tiền lương hiện tại; Thu nhập từ công việc đem lại; Lãnh đạo quan tâm đến đời sống vật chất của CCVC; Điều kiện làm việc (thời gian làm việc, cơ sở vật chất nơi làm việc)). Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản. Nghiên cứu 5 biến quan sát (An toàn tính mạng trong công việc; Áp lực công việc; Công việc ổn định lâu dài; Chế độ chính sách dành cho CCVC nghỉ ốm; Sự quan tâm hỗ trợ của Công đoàn). Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): So con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Nghiên cứu 4 biến quan sát (Quan hệ với đồng nghiệp; Quan hệ với lãnh đạo; Quan hệ với khách hàng/công dân; Sự hỗ trợ của lãnh đạo và đồng nghiệp trong công việc) Nhu cầu được tôn trọng: Theo Maslow, khi con người bắt đầu thoả mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới những thoả mãn như quyền lực, uy tín và lòng tự tin. Nghiên cứu 4 biến quan sát (Vị trí trong tổ chức; Tôn trọng của đồng nghiệp; Sự ghi nhận của lãnh đạo và tập thể đối với năng lực của cá nhân; Sự động viên khích lệ của lãnh đạo đối với CCVC) 32 Nhu cầu tự thể hiện: Đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của Maslow. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó. Nghiên cứu 6 biến quan sát (Sự chủ động trong công việc; Cơ hội được học tập; Cơ hội được thăng tiến; Công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn, nghiệp vụ; Trách nhiệm đối với công việc rõ ràng; Bản chất công việc thú vị, có nhiều thử thách, nhiều ý nghĩa xã hội). 2.3.4 Hình thành thang đo Quá trình hình thành thang đo trải qua 2 giai đoạn: - (1) Nghiên cứu định tính, căn cứ vào cơ sở lý thuyết về động lực làm việc và kết quả của các tài liệu lược khảo về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc và hành vi thực hiện công việc. Kết quả của nghiên cứu này thang đo nháp 1 được hình thành, chúng được điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu là CCVC đang công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long dựa vào nghiên cứu định tính (phỏng vấn chuyên sâu) đối với 5 CCVC. Thang đo nháp 1 được điều chỉnh và nó được gọi là thang đo nháp 2. - (2) Nghiên cứu định lượng, thang đo nháp 2 được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng với một mẫu gồm 20 CCVC đang công tác tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Các thang đo này được điều chỉnh thông qua: (1) kiểm định bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ. Sau đó, các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0,4 sẽ tiếp tục bị loại bỏ (Thọ và Trang, 2007). Các biến còn lại (thang đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu chính thức. Quy trình hình thành thang đo được trình bày trong hình 2.5 như sau: 33 Hình 2.5: Quy trình hình thành thang đo Thang đo hoàn chỉnh dùng để đánh giá các nhân tố tác động đến động lực làm việc và hành vi thực hện công việc gồm 23 biến quan sát. Trong đó: (1) Nhu cầu sinh học cơ bản có 4 biến quan sát; (2) Nhu cầu an toàn có 5 biến quan sát; (3) Nhu cầu xã hội có 4 biến quan sát; (4) Nhu cầu được tôn trọng có 4 biến quan sát và (5) Nhu cầu được thể hiện bản thân có 6 biến quan sát; Ngoài ra, thang đo Động lực làm việc có 5 biến quan sát và thang đo Hành vi thực hiện công việc có 4 biến quan sát. Các thang đo và các biến quan sát được mô tả chi tiết trong bảng 2.1 như sau: Bảng 2.1: Diễn giải các biến trong mô hình nghiên cứu đề xuất STT Nội dung Ký hiệu I Nhu cầu sinh học cơ bản SH 1 Tiền lương hiện tại SH1 2 Thu nhập từ công việc đem lại SH2 3 Lãnh đạo quan tâm đến đời sống vật chất của CCVC SH3 4 Điều kiện làm việc (thời gian làm việc, cơ sở vật chất nơi làm việc SH4 II Nhu cầu an toàn AT 5 An toàn tính mạng trong công việc AT1 6 Áp lực công việc AT2 7 Công việc ổn định lâu dài AT3 Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1 Phỏng vấn sâu Thang đo nháp 2 Phân tích nhân tố (EFA) Kiểm định Cronbach alpha Nghiên cứu định lượng sơ bộ (n = 20) Điều chỉnh Thang đo hoàn chỉnh Nghiên cứu chính thức (n = 70) 34 8 Chế độ chính sách dành cho CCVC nghỉ ốm, thai sản AT4 9 Sự quan tâm hỗ trợ của Công đoàn AT5 III Nhu cầu xã hội XH 10 Quan hệ với đồng nghiệp XH1 11 Quan hệ với lãnh đạo XH2 12 Quan hệ với khách hàng/công dân XH3 13 Sự hỗ trợ của lãnh đạo và đồng nghiệp trong công việc XH4 IV Nhu cầu được tôn trọng TT 14 Vị trí trong tổ chức TT1 15 Tôn trọng của đồng nghiệp TT2 16 Sự ghi nhận của lãnh đạo và tập thể đối với năng lực của cá nhân TT3 17 Sự động viên khích lệ của lãnh đạo đối với CCVC TT4 V Nhu cầu được thể hiện bản thân TH 18 Sự chủ động trong công việc TH1 19 Cơ hội được học tập TH2 20 Cơ hội được thăng tiến TH3 21 Công việc phù hợp, có điều kiện phát huy chuyên môn, nghiệp vụ TH4 22 Trách nhiệm đối với công việc rõ ràng TH5 23 Bản chất công việc thú vị, có nhiều thử thách, nhiều ý nghĩa xã hội TH6 VI Một số đặc trưng tổng quát của động lực làm việc ĐL 24 Cảm thấy được kích thích bởi các nhiệm vụ trong công việc ĐL1 25 Muốn người thân chọn công việc giống mình ĐL2 26 Cảm thấy công việc là một thử thách, áp lực ĐL3 27 Muốn dành thêm thời gian cho công việc ĐL4 28 Tự nguyện làm việc cả trong giờ nghĩ ĐL5 VII Đánh giá hành vi thực hiện công việc HV 29 Cấp lãnh đạo HV1 30 Cấp dưới HV2 35 31 Hành vi có tính tuân thủ chung HV3 32 Hành vi chủ động HV4 Nguồn: Theo phân tích của tác giả. Tất cả các biến quan sát đều được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 (rất không hài lòng) đến 5 (rất hài lòng). Thang đo Likert 5 mức độ là hình thức đo lường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế – xã hội để đánh giá mức độ phản ánh hay đánh giá của đối tượng khảo sát đối với vấn đề cần nghiên cứu. 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo của Sở Tư pháp số liệu từ báo cáo năm 2012, 2013, 2014 và 6 tháng đầu năm 2015, văn bản liên quan đến các phòng, trung tâm thuộc Sở Tư pháp. Số liệu sơ cấp: Phát phiếu điều tra đến công chức,viên chức tại Sở Tư Pháp tỉnh Vĩnh Long với bảng câu hỏi soạn sẵn bao gồm thông tin của công chức, viên chức, những nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đến hành vi thực hiện công việc của công chức, viên chức. Thu thập, phân tích dữ liệu: Việc điều tra phỏng vấn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 10 năm 2015. Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện, phát phiếu điều tra đến 100% công chức, viên chức. Thang đo Likert là thang đo sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế - xã hội, thang đo Likert có 5 cấp độ hoặc 7 cấp độ, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng thang đo 5 cấp độ: 1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Trung bình; 4. Đồng ý; 5. Rất đồng ý. 36 2.4.2 Mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu tổng thể được thực hiện, tức là tiến hành phỏng vấn toàn bộ CCVC. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng động lực làm việc của CCVC Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Thọ (2011) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu dùng cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát, tốt nhất là 10/1 trở lên. Do có 23 biến đo lường nên kích thước mẫu sử dụng cho phương pháp này tối thiểu phải là 115 quan sát. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xem xét mức độ tác động của các nhân tố rút ra được từ phân tích nhân tố khám phá đến động lực làm việc của CCVC Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Thọ (2011) cho rằng phân tích nhân tố luôn đòi hỏi kích thước mẫu lớn hơn phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến cho nên kích thước mẫu tối thiểu 115 quan sát của phân tích nhân tố khám phá có thể sử dụng cho phương pháp phân tích hồi tuyến tính đa biến. Tuy nhiên, do tổng thể nghiên cứu là CCVC của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long chỉ có 71 quan sát nên không đảm bảo tỷ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1 nhưng vẵn đảm bảo kích thước mẫu > 50 quan sát nên kết quả phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến trong nghiên cứu này vẫn đảm bảo có ý nghĩa thống kê. 2.4.3 Phương pháp phân tích số liệu 2.4.3.1 Phân tích thống kê Các phương pháp thống kê được sử dụng trong đề tài như sau: Sử dụng phương pháp đồ thị, phương pháp phân tích tần số, phương pháp phân tích thống kê mô tả với các chỉ tiêu như: tần suất, tỷ lệ, trung bình, độ lệch chuẩn kết hợp với phân tích bảng chéo và các công cụ kiểm định để phân tích thực trạng nguồn nhân lực tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. a. Phương pháp phân tích thống kê mô tả Phương pháp phân tích thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác 37 nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các đại lượng thường được dùng mô tả tập dữ liệu như: (1) Đại lượng mô tả mức độ tập trung: mean, mode, median; (2) Đại lượng mô tả mức độ phân tán: Phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên. b. Phương pháp phân tích tần số Phân tích tần số nhằm mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô thông qua bảng phân phối tần số. Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó, tăng dần hoặc giảm dần. Sau đó, thực hiện các bước: (1) Xác định số tổ của dãy số phân phối, (2) Xác định khoảng cách tổ, (3) Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ, (4) Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó. Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ. Ngoài ra, để thực hiện phân tích số liệu tốt hơn cũng nên cần thực hiện phân tích phân phối tần số tích lũy. Phân phối tần số tích lũy sẽ cộng dồn các tần số nhằm đáp ứng một mục đích khác của phân tích thống kê là khi thông tin được đòi hỏi muốn biết số quan sát mà giá trị của nó ít hơn một giá trị cho sẵn nào đó. c. Phương pháp phân tích bảng chéo Phân tích bảng chéo là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Mô tả dữ liệu bằng Cross - tabulation được sử dụng rất rộng rãi trong nghiên cứu. Phân tích bảng chéo có 2 dạng như sau: (1) Bảng phân tích Cross - tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên, mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến; (2) Bảng phân tích Cross- tabulation hai biến chưa được kết luận rõ ràng, ta cần tiến hành xử lý 3 biến. Như vậy, việc giới thiệu thêm biến thứ ba là để làm rõ hơn sự kết hợp hai biến ban đầu. 2.4.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Sử dụng kiểm định Cronbach alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Các tiêu chí được chấp nhận nếu hệ số Cronbach alpha ≥ 0,6. Một tiêu chí được chấp 38 nhận nếu hệ số tương quan biến – tổng hiệu chỉnh (Corrected Item – Total Correlation) ≥ 0,3. Khi thực hiện các nghiên cứu định lượng, người nghiên cứu phải sử dụng các loại thang đo lường khác nhau. Việc lượng hóa các khái niệm nghiên cứu đòi hỏi phải có những thang đo lường được xây dựng công phu và được kiểm tra độ tin cậy trước khi vận dụng. Một trong những hình thức đo lường các khái niệm trừu tượng được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu kinh tế xã hội là thang đo được Rennis Likert (1932) giới thiệu. Likert đã đưa ra loại thang đo năm mức độ phổ biến. Câu hỏi điển hình của thang đo Likert này là: “Xin vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau. Sau mỗi câu phát biểu, hãy khoanh tròn trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của bạn. Xin cho biết rằng bạn rất đồng ý, đồng ý, thấy bình thường, không đồng ý hay rất không đồng ý với mỗi câu phát biểu?”. Cronbach alpha đo lường độ tin cậy của thang đo bao gồm từ ba biến quan sát trở lên. Hệ số Cronbach alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0, 1]. Về lý thuyết Cronbach alpha càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không thực sự như vậy. Hệ số Cronbach alpha quá lớn (> 0,95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không có nhiều khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Hiện tượng này được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach alpha biến thiên trong khoảng [0,7 – 0,8]. Nếu Cronbach alpha ≥ 0,6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy. 2.4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá Sau khi loại các biến không đảm bảo độ tin cậy, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được ứng dụng để thu nhỏ tập các biến quan sát và nhận diện các nhân tố mới là các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta 39 có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Nếu mục tiêu của phân tích nhân tố là biến đổi một tập hợp biến góc thành một tập hợp các biến tổng hợp (nhân tố) có số lượng ít hơn để sử dụng trong các phương pháp phân tích đa biến tiếp theo, thì chúng ta tính ra các nhân tố cho từng trường hợp quan sát với công thức: Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 + + WikXk Trong đó: Fi: Nhân tố thứ i. Wi: Hệ số điểm nhân tố (Component Score Coefficient Matrix). K: Số biến quan sát. Xi: Biến quan sát trong nhân tố thứ i Để phân tích nhân tố khám phá đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi thực hiện các kiểm định sau: - Kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin measure of sampling adequacy): Là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. - Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị (ma trận có các thành phần bằng 0 và đường chéo bằng 1). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 0,05, chúng ta bác bỏ giả thiết H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị), các biến quan sát có quan hệ nhau. - Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố: Sử dụng phương sai trích (% cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Trị số tổng phương sai trích nhất thiết phải lớn hơn 50% (Trọng và Ngọc, 2008). 2.4.3.4 Phân tích hồi quy đa biến Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để ước lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mới rút ra được từ phân tích nhân tố (biến độc lập) đến động 40 lực làm việc của CCVC tại Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long. (biến phụ thuộc) và đảm bảo có ý nghĩa thống kê. Mô hình hồi quy đa biến biểu diễn mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc định lượng. Mô hình có dạng như sau: Yi = β0 + β1X1i + β2X2i + + βkXki + + βpXpi + εi Trong đó: Xpi: Biểu hiện giá trị biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i. βk: Là hệ số hồi quy riêng phần. εi: Là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2 (sai số). Để xây dựng mô hình hồi quy đa biến ta cần thực hiện các bước chính sau: - Xem xét ma trận hệ số tương quan: Ma trận này cho biết tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, cũng như tương quan giữa các biến độc lập với nhau. - Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến: Hệ số xác định R2 là chỉ số dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội. Hệ số R2 có ý nghĩa giải thích là có bao nhiêu phần trăm thay đổi của Y là do các biến Xi trong mô hình hồi quy tạo ra. Hệ số R2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập, càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng. R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan. Trong tình huống này R2 hiệu chỉnh được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến. R2 hiệu chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến độc lập được đưa thêm vào phương trình, dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn và nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. - Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác định R2 là chỉ số dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình. Do đó kiểm định độ phù hợp của mô hình chính là kiểm định giả thiết H0: R 2 = 0. Phép kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thiết này và nó tương đương với kiểm định F trong ANOVA. Nếu giả thiết 41 H0 bị bác bỏ chúng ta kết luận là mô hình ta xây dựng phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. - Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình: βk đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình của Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữ các biến độc lập còn lại không đổi. Nói một cách khác, nó cho biết ảnh hưởng thuần của các thay đổi một đơn vị trong Xk đối với giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác (Trọng và Ngọc, 2008). 2.5 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU Hình 2.6: Tiến trình nghiên cứu của đề tài Kiểm định KMO, ANOVA Cơ sở lý thuyết Thang đo dự kiến Nghiên cứu sơ bộ Điều chỉnh thang đo Thang đo chính thức Phân tích Cronbach alpha Thống kê mô tả Phân tích nhân tố EFA Phân tích hồi quy bội Nghiên cứu chính thức 42 Tóm lại, chương 2 này đã trình bày các cơ sở lý thuyết về động lực làm việc và hành vi thực hiện công việc. Một mô hình nghiên cứu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CCVC và mối quan hệ gữa động lực làm việc và hành vi thực hiện công việc của CCVC với 6 giả thuyết được đưa ra, các biến quan sát trong thang đo được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. Chương này cũng đã trình bày phương pháp nghiên cứu gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn thử. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng. Các phương pháp thu thập số liệu và phân tích được sử dụng như thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy đa biến và phân tích bảng chéo Crosstabs được sử dụng trong đề tài. 43 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ TƯ PHÁP TỈNH VĨNH LONG 3.1 TỔNG QUAN SỞ TƯ PHÁP TỈNH VĨNH LONG 3.1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở tư pháp Vĩnh Long là Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Vĩnh Long, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác tư pháp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Hiện nay Sở tư pháp tỉnh Vĩnh Long có 12 phòng, Trung tâm trực thuộc sở: Văn phòng; Phòng thanh tra; Phòng theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính; Phòng xây dựng và kiểm tra văn bản; Phòng phổ biến giáo dục pháp luật; Phòng hành chính tư pháp; Phòng bổ trợ tư pháp; Phòng kiểm soát thủ tục hành chính; Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Phòng công chức số 1; Phòng công chứng số 2. Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Phòng theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính Phòng xây dựng và kiểm tra văn bản Phòng kiểm soát thủ tục hành chính Phòng thanh tra Văn phòng, tổ chức, tài chính Phòng hành chính tư pháp Phòng phổ biến giáo dục pháp luật Phòng bổ trợ tư pháp Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Vĩnh Long Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước Phòng công chứng số 1 Phòng công chứng số 2 Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc 44 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở tư pháp Tỉnh Vĩnh Long 3.1.2.1 Chức năng Căn cứ Quyết định số: 15/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2009 của UBND tỉnh Vĩnh Long. Sở tư pháp có chức năng sau đây: Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Vĩnh Long, tham mưu, giúp UBND tỉnh Vĩnh Long thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp. Hiện nay Sở tư pháp tỉnh vĩnh Long có tổng số 71 công chức viên chức đang công tác tại 12 phòng, trung tâm trực thuộc sở. 3.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư Pháp tỉnh Vĩnh Long * Trình Ủy ban nhân dân tỉnh Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND trong lĩnh vực tư pháp; Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp; Dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản và các nghề tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp; 45 Dự thảo văn bản pháp luật quy định cụ thể điều kiện, t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_dong_luc_lam_v.pdf
Tài liệu liên quan