Luận văn Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015

Trang bìa phụ

Lời cam đoan. i

Lời cảm ơn .ii

Mục lục.iii

Danh mục các từ viết tắt.iv

Danh mục hình . v

Danh mục bảng.vi

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 2

3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài. 4

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 5

5. Đóng góp chủ yếu của luận văn. 7

6. Cấu trúc luận văn . 7

NỘI DUNG .8

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG

CUỘC SỐNG DÂN CƯ . 8

1.1. Cơ sở lý luận . 8

1.1.1. Khái niệm . 8

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất chất lượng cuộc sống dân cư. 10

1.1.2.1. Trình độ phát triển của nền kinh tế . 10

1.1.2.2. Đường lối chính sách . 10

1.1.2.3. Tiến bộ khoa học và công nghệ . 10

1.1.2.4. Dân cư, dân tộc. 10

1.1.2.5.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . 12

1.1.2.6. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật. 12

1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư cho cấp tỉnh. . 12

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN . 15

1.2.1. Khái quát về CLCS dân cư Việt Nam . 15

1.2.2.Về HDI của Việt Nam. 18

TIỂU KẾT CHƯƠNG I . 19

pdf104 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa đáng kể. Điều này ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâm nghiệp, môi trường sống của các loài động vật và con người. Rừng của Thanh Hóa cũng có rất nhiều hệ động vật phong phú, đa dạng. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập nên vườn quốc gia Bến En thuộc huyện Như Thanh, vườn quốc gia Cúc Phương (Thạch Thành), khu bảo tồn Sến (HàTrung). Trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn này còn lưu trữ nhiều loài thực vật quý. Hệ động vật của Thanh Hóa cũng khá đa dạng, bao gồm: loài cho thịt, loài dùng làm thuốc, loài dùng làm đồ trang sức và để trang trí. Bên cạnh đó Thanh Hóa còn có nguồn lợi hải sản vô cùng phong phú với trữ lượng hàng nghìn tấn. Hệ thống động – thực vật phong phú, đa dạng tạo điều kiện phát triển kinh tế, đem lại nguồn thu nhập và góp phần nâng cao CLCS nhân dân. 2.1.7.7. Biển và tài nguyên biển Thanh Hóa có 102km đường bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (Ninh Bình) đến Đông Hồi (Tĩnh Gia) và vùng lãnh hải rộng lớn với diện tích 1,7 vạn km2. Dọc bờ biển có nhiều của lớn thông ra biển, các cửa này tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Vùng cửa và bãi biển thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng. Đáy biển vùng gần bờ là dải cát thoải, bằng phẳng, có 1 số vụng như: Gầm, Sầm Sơn, Quyền, Thủi, Biên và đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê. Thuận tiện cho việc cư trú của các loài hải sản quý hiếm. Đồng thời là vùng trú ẩn an toàn cho tàu thuyền đánh cá, vận tải. Ven biển có nhiều cảnh quan hấp dẫn về du lịch, tắm biển như: bãi tắm Sầm Sơn, Hải Hà, Ba Làng, bán đảo Biện Sơn. Vùng biển Thanh Hóa có nhiều hải sản, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: cá chim, cá thu, tôm hùm, mực... Bên cạnh đó còn có 8000 ha bãi triều là 39 cơ sở để nuôi trồng thủy sản nước lợ. Biển và tài nguyên biển Thanh Hóa tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển bao gồm cả khai thác và nuôi trồng , phát triển du lịch.... Góp phần rất lớn vào việc cải thiện đời sống người dân đặc biệt là cư dân vùng biển. Đánh giá chung: Với diện tích đứng thứ 2 trong số các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa nằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của nước ta, thuận lợi cho giao thông cả về đường bộ và đường biển. Thanh Hóa nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có trục đường quốc lộ 1A và tuyến đường sắt xuyên Việt - 2 tuyến đường được coi là huyết mạch của Việt Nam chạy qua. Đó là những điều kiện quan trọng tạo cho Thanh Hóa có lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế thị trường. Vùng đồng bằng là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, thâm canh cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và các ngành dịch vụ khác. Vùng núi phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nhiệt phong phú nên cây cố phát triển quanh năm, khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ là rất lớn. Đây là điều kiện rất lớn để Thanh Hóa phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như: gạo, mía, cao su, cây ăn quả... Hệ thống sông ngòi và hồ đầm có giá trị lớn về cân bằng nước, thủy điện, giao thông và nuôi thủy sản. Tài nguyên rừng có nhiều gỗ quý là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, có các lâm sản để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nền kinh tế Thanh Hóa những năm gần đây cũng có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Dân số đông, lao động dồi dào vùa là thị trường tiêu thụ rộng lớn lại vừa là nguồn cung cấp lao động đầy tiềm năng thúc đẩy sản xuất phát triển. 40 Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp, xây mới và hoàn thiện. Ngày một đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong tỉnh. Bên cạnh đó việc áp dụng nhiều chính sách phát triển thích hợp, Thanh Hóa đã và đang khai thác tối đa nguồn lực sẵn có của địa phương cho công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Tất cả những thuận lợi trên đã thúc đẩy kinh tế Thanh Hóa ngày càng phát triển hơn nữa, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Bên cạnh những thuận lợi thì điều kiện tự nhiên Thanh Hóa cũng gặp 1 số khó khăn như: quỹ đất nông nghiệp giảm nhanh trước sức ép của gia tăng dân số và việc sử dụng đất vào các mục đích phi nông nghiệp. Sự phân hóa ẩm không đều trong năm đã làm hạn chế rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp, thiếu nước vào mùa khô. Thêm vào đó Thanh Hóa nằm ở vị trí thường xuyên chịu tác động của thiên tai như: bão, áp thấp nhiệt đới, gió Tây khô nóng, gió mùa Đông Bắc... gây thiệt hại không nhỏ đến sản xuất làm ảnh hưởng đến CLCS dân cư. Với đặc điểm dân số đông đã gây ra một sức ép rất lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội về các vấn đề việc làm, môi trường sống; đồng thời cũng làm chậm quá trình nâng cao CLCS của nhân dân trong tỉnh.. Nhiều dân tộc ít người chủ yếu sinh sống ở các vùng núi, với trình độ dân trí thấp là một trong những yếu tố gây cản trở cho việc cải thiện và nâng cao CLCS. Nền kinh tế tuy có nhiều khởi sắc nhưng vẫn bộc lộ nhiều yếu kém. Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhưng với tốc độ chậm, kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã và đang được cải thiện, nâng cấp nhưng vẫn còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân. Tất cả những thuận lợi và khó khăn trên trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ít nhiều đều có ảnh hưởng đến việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do đó để nâng cao CLCS cho người dân tỉnh cần áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế những mặt khó khăn, yếu kém đã nêu trên. 41 2.2. Thực trạng CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 2.1.1. Về kinh tế 2.2.1.1.GDP/người và Thu nhập bình quân đầu người GDP cùng với GDP/ người là hai chỉ tiêu cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế và cũng là chỉ tiêu quan trọng để xác định mức sống dân cư. Sau hơn 30 năm đổi mới, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế đất nước, dưới sự lãnh đạo đúng hướng của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cùng với sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết của nhân dân nền kinh tế Thanh Hóa đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đời sống nhân dân đã từng bước được cải thiện, nâng cao hơn hẳn. Điều này được thể hiện rõ nét qua sự gia tăng GDP và GDP/ người tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015. Bảng 2.6: GDP/người tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015( giá thực tế) (Đơn vị: triệu đồng) Khu vực 2010 2015 Cả nước 22,8 45,7 Thanh Hóa 15,1 33 % so với cả nước 66,2 72,2 (Nguồn: [11]). Từ bảng 2.6 cho thấy GDP/người của Thanh Hóa ngày càng tăng mạnh từ 15,1 triệu đồng/người năm 2010 tăng lên 33 triệu đồng/người năm 2015. Tăng gấp 2 lần trong vòng 5 năm. Tuy nhiên so với mức trung bình của cả nước thì GDP/người của Thanh Hóa mới bằng 72,2% . Thu nhập bình quân đầu người là một trong các chỉ tiêu quan trọng, đảm bảo nhu cầu của con người, nâng cao mức sống và thoát nghèo. Trong 5 năm trở lại đây ( 2010 – 2015), thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh đã có những cải thiện rõ rệt. 42 Bảng 2.7: Thu nhập bình quân / người / tháng của hộ gia đình phân theo nguồn thu. Năm 2011 2013 2015( sơ bộ) Thu nhập (đồng) Tỷ lệ (%) Thu nhập (đồng) Tỷ lệ (%) Thu nhập (đồng) Tỷ lệ (%) Thu từ tiền công tiền lương 433,5 42,9 648,3 46,9 1072,1 52,2 Thu từ SX nông, lâm nghiệp, thủy sản 295,5 29,2 367,5 26,6 405,3 19,7 Thu từ SX phi nông, lâm nghiệp thủy sản 174,8 17,3 211,2 15,3 348,1 16,9 Thu khác 105,8 10,6 152,4 11,2 225,5 11,2 Tổng 1009,6 100 1379,4 100 2051,0 100 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015. Cục thống kê Thanh Hóa). Mức thu nhập ở thành thị cao gấp 2 lần so với ở nông thôn. Cơ cấu thu nhập chủ yếu là từ tiền công , tiền lương và thu từ sản xuất nông , lâm nghiệp thủy sản. Với mức thu nhập và cơ cấu như vậy thì ảnh hưởng lớn tới người dân. Sự phân hóa thu nhập còn thể hiện rõ ở nhóm có thu nhập cao nhất (chủ yếu ở thành thị) và nhóm có thu nhập thấp nhất (chủ yếu ở nông thôn, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống). Năm 2011 nhóm có thu nhập cao nhất gấp 6,9 lần so với nhóm có thu nhập thấp nhất và sự chênh lệch này đã giảm còn 5,6 lần vào năm 2015. Sự chênh lệch ngày càng giảm giữa các nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất cho thấy đang có sự thu hẹp khoảng cách về mức sống của các bộ phận dân cư ở trong tỉnh. Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch giữa nhóm có thu nhập thấp và nhóm có thu nhập cao, điều này là một tất yếu xảy ra đối với bất kì một quốc gia nào. Ở khu vực thành thị, thu nhập của người dân sẽ cao hơn rất nhiều so với thu nhập của các hộ ở nông thôn, tình trạng này cũng tương tự giữa các khu vực miền núi và đồng bằng. Có thể thấy rằng, điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ tác động lớn đến nguồn thu nhập của người dân.Trong các ngành kinh tế cũa có sự chênh lệch rõ ràng về mức thu nhập của các hộ gia đình. Những hộ hoạt động trong các ngành dịch vụ và công nghiệp thì mức thu nhập cao hơn rất nhiều. Điều này, chứng tỏ rằng đời 43 sống dân cư được cải thiện và đòi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế , đó là một điều tất yếu. Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm theo huyện, thị xã, thành phố tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 (Đơn vị: Triệu đồng/người) Huyện, Thành phố Năm 2010 Năm 2015 Toàn tỉnh 10,08 20,08 TP Thanh Hóa 43,9 63,2 TX Sầm Sơn 15,6 25,5 TX Bỉm Sơn 14,4 24,4 Thọ Xuân 8,7 16,4 Đông Sơn 13,5 20,5 Nông Cống 11,2 21,2 Triệu Sơn 10,7 20,1 Quảng Xương 12,1 22,1 Hà Trung 10,0 23,3 Nga Sơn 10,2 20,2 Yên Định 9,2 17,2 Thiệu Hóa 11,4 21,4 Hoàng Hóa 13,7 23,7 Hậu Lộc 12,8 22,5 Tĩnh Gia 13,5 20,5 Vĩnh Lộc 8,7 15,1 Thạch Thành 7,6 14,6 Cẩm Thủy 7,3 16,3 Ngọc Lặc 7,0 15,0 Lang Chánh 8,2 17,2 Như Xuân 4,8 9,8 Như Thanh 6,9 12,4 Thường Xuân 4,6 8,5 Bá Thước 4,8 9,0 Quan Hóa 4,7 8,3 Quan Sơn 4,5 8,1 Mường Lát 4,2 8,6 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa và Sở LĐ – TB – XH Thanh Hóa) Như vậy, TNBQĐN của toàn tỉnh cũng như các huyện, thị xã, thành phố tăng đều qua các năm. Tuy nhiên còn có sự phân hóa khá rõ nét giữa các huyện thị. Căn cứ vào TNBQĐN năm 2015, có thể phân hóa thành 4 nhóm thu nhập sau: - Nhóm 1 có thu nhập cao (trên 50 triệu đồng/ năm) có thành phố Thanh 44 Hóa. - Nhóm 2 có thu nhập khá (từ 20 đến 30 triệu đồng/ năm ) có 2 TX Bỉm Sơn và Sầm Sơn với 10 huyện: Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Tĩnh Gia. - Nhóm 3 có thu nhập trung bình (từ 10 đến <20 triệu đồng/ năm ) có 8 huyện: Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thọ Xuân, Như Thanh. - Nhóm 4 có thu nhập thấp (dưới 10 triệu đồng/năm) có 6 huyện: Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát. Sự phân hóa thu nhập bình quân đầu người phản ánh khách quan về đặc điểm và lợi thế phát triển kinh tế - xã hội khác nhau giữa các huyện và thành phố. So với các huyện trong tỉnh thì thành phố Thanh Hóa có thu nhập cao nhất vì đây là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển KT - XH như: cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ và hiện đại; nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất... có hoạt động thương mại và dịch vụ phát triển mạnh phục vụ sản xuất. Đây là địa bàn thu hút lao động đông, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Từ đó góp phần cải thiện CLCS dân cư. Nhóm thu nhập khá là các huyện phía Đông và Nam tỉnh Thanh Hóa như: Hoằng Hóa, Đông Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương Tại các huyện này, bên cạnh hoạt động sản xuất nông nghiệp còn phát triển một số cơ sở sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại; dịch vụ cũng tương đối phát triển đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Ngược lại các huyện ở phía Tây của tỉnh, huyện vùng cao, vùng sâu, vùng xa như: Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát – nơi phân bố chủ yếu của các dân tộc ít người (Thái, Mường, Mông ) có thu nhập thấp. Do ở đây điều kiện tự nhiên còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, sản xuất theo hướng độc canh, năng suất thấp, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm nhiều đã có ảnh hưởng không nhỏ đến CLCS dân cư tại các huyện. Không chỉ có sự gia tăng về thu nhập mà cơ cấu thu nhập của người dân cũng có nhiều thay đối theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng CNH – HĐH. Điều này cho 45 thấy CLCS của dân cư đang ngày càng được cải thiện một cách đáng kể. Bảng 2.9. Cơ cấu thu nhập chia theo các khoản thu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2015 (Đơn vị: %) Năm Tổng số Chia theo cơ cấu các khoản thu Tiền công, Tiền lương Nông, lâm, thủy sản Phi nông, lâm nghiệp và thủy sản Thu khác 2010 100 43,3 29,1 18 9,6 2015 100 53,4 22,3 20,3 4,0 (Nguồn: [11]) Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng thu nhập từ tiền công, tiền lương đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng thu nhập từ khu vực nông, lâm, thủy sản tương đối cao nhưng đang có xu hướng giảm dần. Trong khi đó nguồn thu từ các hoạt động phi nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng lại tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy, trong cơ cấu nguồn thu nhập của người dân vẫn chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động chưa cao. Ngược lại, các nguồn thu từ sản xuất phi nông nghiệp và thu khác còn rất hạn chế nên có ảnh hưởng lớn đến CLCS dân cư. Như vậy vẫn còn một phần lớn dân cư có mức sống chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do sản xuất nông nghiệp ở hầu hết các huyện vẫn là ngành kinh tế chủ đạo nên phần lớn lao động tham gia vào hoạt động nông nghiệp, năng suất thấp, chất lượng chưa cao. Thêm vào đó ở nhiều huyện thuộc miền núi, điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn trở ngại, hình thức sản xuất còn lạc hậu, thiếu vốn, trình độ khoa học kĩ thuật lạc hậu... Hoạt động công nghiệp và dịch vụ tuy có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho việc cải thiện cơ cấu thu nhập của người dân gặp nhiều khó khăn. Như vậy, cùng với việc gia tăng mức thu nhập bình quân đầu người thì việc thay đổi cơ cấu thu nhập cũng là một việc làm hết sức quan trọng trong quá trình cải thiện, nâng cao CLCS dân cư. Để thực hiện tốt công tác đó trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh hiện nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa phát triển công nghiệp và dịch vụ với những ngành phát huy được lợi thế sẵn có của tỉnh; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tiến bộ; áp dụng trình độ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhằm 46 đem lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao... Đây là những việc làm cần thiết để góp phần cải thiện và nâng cao mức thu nhập cho người dân, cải thiện cơ cấu thu nhập, từng bước nâng cao CLCS. 2.2.1.2.Tỷ lệ hộ nghèo Trong những năm gần đây thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đã được nâng lên nhiều song so với các khu vực khác thì còn chưa cao. Tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh cũng như các huyện vẫn còn tương đối cao. Bảng 2.10: Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010-2015 (Đơn vị: %) Năm Tỷ lệ hộ nghèo Trong đó Thành thị Nông thôn 2010 24,86 7,35 26,96 2011 20,37 6,16 22,11 2012 16,56 4,80 18,02 1013 13,83 4,58 15,18 2014 9,9 3,08 10,92 Sơ bộ 2015 13,51 4,35 14,91 (Nguồn: [11]) Thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2010- 2015, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Thanh Hóa đã giảm từ 24,86% năm 2010 xuống còn 13,51% năm 2015. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn đã được đẩy mạnh đầu tư, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng miền, địa phương, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững của tỉnh. Để có được những thành quả đáng mừng trên một mặt là do sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mặt khác là thành quả to lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo. Việc áp dụng nhiều chính sách giảm nghèo rất thiết thực của tỉnh và Nhà nước điển hình như: chương trình 134, 135, 143 đã có tác dụng trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các hộ nghèo. Nguồn vốn đầu tư cho công cuộc xóa đói giảm nghèo cũng được thu hút từ nhiều nguồn. Tỷ lệ hộ nghèo giữa các huyện, thành phố có sự khác nhau, phụ thuộc vào 47 mức độ phát triển kinh tế - xã hội và kết quả của công tác xóa đói giảm nghèo của từng huyện. Bảng 2.11: Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện, TX, thành phố năm 2014 Huyện Tổng số hộ tự nhiên Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ % Thành thị Tỷ lệ % Nông thôn Tỷ lệ % TP Thanh Hóa 211.898 2.918 3,19 1.459 2,41 1.459 4,733 TX Sầm Sơn 14.689 657 4,47 526 4,24 131 5,75 TX Bỉm Sơn 15.697 416 2,65 329 2,43 87 4,04 Thọ Xuân 61.485 4.363 7,10 210 4,14 4.153 7,36 Đông Sơn 22.142 1.256 5,67 32 3,81 1.224 5,75 Nông Cống 48.298 3.546 7,34 14 1,38 3.532 7,47 Triệu Sơn 56.913 5.422 9,53 29 1,54 5.393 9,80 Quảng Xương 59.835 5.452 9,11 21 2,45 5.431 9,21 Hà Trung 33.025 2.070 6,27 49 2,31 2.021 6,54 Nga Sơn 39.367 4.277 10,86 18 1,96 4.259 11,08 Yên Định 45.209 2.027 4,48 54 2,07 1.973 4,63 Thiệu Hóa 44.761 2.779 6,21 98 4,67 2.681 6,28 Hoằng Hóa 57.729 4.551 7,88 80 5,44 4.471 7,95 Hậu Lộc 43.813 3.242 7,40 45 4,07 3.197 7,49 Tĩnh Gia 62.728 8.046 12,83 58 4,14 7.988 13,03 Vĩnh Lộc 24.061 2.55 9,37 23 2,77 2.232 9,61 Thạch Thành 35.160 3.894 11,08 14 0,72 3.880 11,68 Cẩm Thủy 28.196 3.354 11,90 108 6,67 3.264 12,21 Ngọc Lặc 33.737 5.034 14,92 57 3,48 4.977 15,50 Lang Chánh 11.187 3.321 29,69 134 12,14 3.187 31,61 Như Xuân 15.996 3.798 23,74 40 3,88 3.758 25,11 Như Thanh 22.248 3.858 17,34 35 2,36 3.823 18,41 Thường Xuân 21.742 4.940 22,72 93 5,84 4.837 24,01 Bá Thước 26.065 4.760 18,26 23 3,34 4.737 18,67 Quan Hóa 10.596 2.618 24,71 57 7.42 2.561 26,06 Quan Sơn 8.490 2.194 25,84 96 16,58 2.098 26,52 Mường Lát 7.570 2.264 29,91 40 8,51 2.224 31,32 Toàn tỉnh 942.251 93.321 9,90 3.752 3,08 89.560 10,92 (Nguồn: : Sở Lao động & TBXH tỉnh Thanh Hóa, 2014) Tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện, thành phố được phân hóa thành 4 nhóm như sau: Nhóm 1: Thấp < 5%: có thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Bỉm Sơn, Yên Định Nhóm 2: Trung bình: 5 - <10%, gồm có huyện: Thọ Xuân, Đông Sơn, Nông Cống, Triệu Sơn, Quảng Xương, Hà Trung, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Hậu Lộc Vĩnh Lộc Nhóm 3: Tương đối cao: 10 - 20%, gồm có các huyện:.Như Thanh, Bá Thước, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Tĩnh Gia, Nga Sơn 48 Nhóm 4: Cao > 20%, gồm các huyện:Thường Xuân, Như Xuân, Lang Chánh, Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa. Một trong những lý do làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong vài năm trở lại đây là nhờ các chủ chương, chính sách của nhà nước và của tỉnh với các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế và thành quả phát huy tiềm năng sẵn có của các địa phương. Đó là việc mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với điều kiện tự nhiên lẫn KT - XH của vùng, đẩy mạnh phát triển các ngành nghề có lợi thế so sánh như sản xuất cây lương thực, thực phẩm; phát triển khu công nghiệp; nuôi trồng thủy hải sản; du lịch; phát triển các mô hình trang trại kết hợp Các ngành kinh tế được hình thành và phát triển bước đầu đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại các địa phương. Từ đó đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Trong khi đó, tại các khu vực thành thị mặc dù tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn khu vực nông thôn nhưng tốc độ giảm chậm. Nguyên nhân chủ yếu là do phần lớn các hộ nghèo tại khu vực này rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất hoặc do mắc các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, lô đề Thực trạng này đang đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và các cấp ban ngành trong tỉnh không chỉ đẩy mạnh đến việc xóa đói giảm nghèo mà còn quan tâm tới các đối tượng là hộ nghèo tại các khu vực thành thị. Đánh giá trên bình diện chung so với cả nước, công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Ngoài việc giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống vượt xa tỷ lệ mong đợi thì mức sống nói chung của người dân Thanh Hóa cũng được cải thiện đáng kể so với 5 năm trước đây. Tuy nhiên tỷ lệ này lại có sự phân hóa khá rõ nét giữa các địa phương, khu vực nông thôn thường có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn hẳn so với khu vực thành thị, đặc biệt là các huyện thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Điều này cho thấy cuộc sống của người nghèo ở khu vực thành thị có mức chi tiêu cho nhu cầu lương thực, thực phẩm tối thiểu là không đáng kể, họ dễ dàng thoát ra khỏi tình trạng đói nghèo chỉ cần bằng những tác động nhỏ. Trong khi đó ở khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa với nền kinh tế thuần nông nên mức sống của họ rất thấp, các khoản chi tiêu chủ yếu tập trung 49 giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm. Và như vậy thì khả năng thoát nghèo của họ là rất khó khăn và khi đã vượt ra khỏi ngưỡng của đói nghèo thì họ lại rất dễ tái nghèo trở lại. Để giải quyết khó khăn này ngoài việc hỗ trợ bằng các chương trình của chính phủ thì cần phải có những quyết định và hành động mang tính đột phá của địa phương và của chính bản thân các hộ nghèo. 2.2.2. Về giáo dục 2.2.2.1.Tỷ lệ người lớn biết chữ Thanh Hóa là một trong những tỉnh có truyền thống và có tiềm năng cao về nguồn lực chất lượng cao, đóng góp đáng kể cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lĩnh vực giáo dục là cơ sở để tạo ra nguồn lực trong tương lai. Sau hơn 30 năm đổi mới, quy mô các cấp học, ngành học phát triển nhanh; hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Mỗi xã, phường có 1 trường mầm non, 1 đến 2 trường tiểu học, 1 trường THCS. 90% chòm bản vùng núi cao có lớp tiểu học. Mỗi huyện có từ 1 – 7 trường THPT, 11/11 huyện miền núi có trường THCS dân tộc nội trú. Tỷ lệ biết chữ của dân số từ đủ 15 tuổi trở lên ngày càng cao. Chất lượng, hiệu quả GD-ĐT đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đặcbiệt dân số có trình độ học vấn từ tốt nghiệp THCS trở lên cao hơn mức trung bình của cả nước và vùng Bắc Trung Bộ. Tháng 12 năm 1997, Thanh Hóa đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ. Đến tháng 9 năm 2006, đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Năm 2010, Sở GD - ĐT tỉnh Thanh Hóa được nhận Huân chương Độc lập hạng nhì của Chủ tịch nước; nhận cờ thi đua của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT; cờ thi đua của Công đoàn giáo dục Việt cùng nhiều bằng khen của Chính phủ. Tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm của học sinh cuối cấp ổn định trên 90%. Cho đến nay toàn tỉnh có trên 900 học sinh đoạt giải quốc gia, nhiều học sinh đoạt giải trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế với nhiều huy chương vàng, bạc, đồng. Thêm vào đó số học sinh thi đỗ vào các trường đại học,cao đẳng ngày càng tăng. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy theo định hướng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn đảm bảo ngày càng được tăng cường. Ngoài ra, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học thường xuyên được tăng 50 cường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. 2.2.2.2.Giáo dục mầm non Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phá ttriển giáo dục mầm non.Các cấp ủy Đảng, chính quyềnvà nhân dân các địa phương trong tỉnh đã quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, mua sắm trang thiết bị dạy học, tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng, chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy giáo dục mầm non Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu. Tất cả các xã, phường, thị trấn đều có trường mầm non; số trẻ đến trường và được học bán trú ngày một tăng; 99,8% trẻ mầm non 5 tuổi được đến trường. Số lượng, chất lượng trường lớp, các loại hình giáo dục ngày càng được mở rộng. Đội ngũ giáo viên ngày càng được tăng cường về số lượng và chất lượng. Nhờ đó, tỷ lệ số học sinh bình quân cho một giáo viên ngày càng giảm. Bảng 2.12. Số trường, lớp và học sinh mẫu giáo qua các năm học 2010- 2015 Năm Số trường Số lớp Số giáo viên Số học sinh 2010-2011 652 6755 10203 157 2011-2012 654 6841 11267 171 2012-2013 656 6896 11535 173,6 2013-2014 658 6972 11525 176,2 2014-2015 659 7148 12058 184,6 Sơ bộ 2015-2016 661 7332 12920 195,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa năm 2010, 2012, 2015. Cục thống kê Thanh Hóa). Tuy nhiên trong cấp học mầm non cũng có sự phân hóa không đồng đều giữa các vùng và khu vực dân cư trong tỉnh.Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến các nhà trẻ,cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_chat_luong_cuoc_song_dan_cu_tinh_thanh_h.pdf
Tài liệu liên quan