Theo Virmani ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 của hai bố mẹ khác nhau biểu hiện vượt trội bố mẹ
của chúng về sức sống, năng suất, kích thước bông, số hạt trên bông về khả năng đẻ nhánh
Có nhiều nước trên thế giới nghiên cứu ưu thế lai ở lúa, nhưng Trung Quốc được coi như là cái nôi
lúa lai, đồng thời cũng là nước nghiên cứu và phát triển lúa lai mạnh nhất thế giới. Diện tích trồng lúa
Trung Quốc chỉ chiếm 30% diện tích, nhưng cung cấp 40% sản lượng lương thực. Diện tích lúa lúa lai
hàng năm khoảng 30 triệu ha, cho sản lượng 180 triệu tấn hạt gạo.
Lúa lai chính thức được đưa về Việt Nam thử nghiệm từ năm 1991. Đến năm 2010, diện tích lúa lai
đạt 709.816 ha (chiếm 9,54% diện tích lúa). Mặc dù chúng ta có nhiều cố gắng trong nghiên cứu chọn tạo
giống lúa lai mới, nhập nội và sản xuất F1 các tổ hợp lai nước ngoài. Nhưng lượng hạt giống lúa lai sản
xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai mới
phù hợp với mỗi vùng sinh thái là cấp thiết
14 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu Chọn tạo giống lúa lai thích nghi điều kiện sinh thái vùng núi Đông Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
húng ta có nhiều cố gắng trong nghiên cứu chọn tạo
giống lúa lai mới, nhập nội và sản xuất F1 các tổ hợp lai nước ngoài. Nhưng lượng hạt giống lúa lai sản
xuất trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. Do vậy, việc nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai mới
phù hợp với mỗi vùng sinh thái là cấp thiết.
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
* Dòng mẹ: gồm 7 dòng EGMS: TG11, TG5, TG10, TG20, TG21, TG27 và Peiải64S của Trường
Đại học Nam Kinh - Trung Quốc, trong đó dòng Peiải64S thuộc loại PTGMS, các dòng còn lại thuộc loại
TGMS có ngưỡng nhiệt độ chuyển hóa 240C.
* Dòng bố: gồm 44 dòng thu thập trong và ngoài nước, dựa nguồn gốc thu thập có thể chia các dòng
bố thành các nhóm sau:
+ Nhóm giống thu thập ở các địa phương vùng núi Đông Bắc Bộ: Pbinh1, Pbinh2, Tthinh, Bthong1,
KD (Khang dân 18), AK01, Bthong, Cdon và Cmoi.
+ Nhóm giống nhập nội: E32(Trung Quốc), V5(IRRI) và AD(Ấn Độ)
+ Nhóm giống chọn tạo trong nước: được chia làm 2 nhóm: Nhóm giống mới chọn tạo: D11, D12,
D13, D14, D15, D22-5, D42-1, E321, NL2, NL3, NL4, NT, R11, R17-1, R17-7, R17-8, R17-9, R17Bto,
R18, R19, R171, R171-1, R171-7, R171-10, R931, RC5, Tthinh, TN13 và T15. Nhóm giống thu thập các
đơn vị nghiên cứu trong nước: HCOM (Hương cốm), DT46 và R26.
* Tổ hợp lai F1: Được lai tạo từ 2 dòng mẹ TG10 và Peiaỉ64S với các dòng bố ưu tú. Giống lúa đối
chứng: Việt lai 20, TH3-3 và Bồi tạp sơn thanh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Đánh giá và tuyển chọn dòng bố, mẹ phục vụ chọn tạo giống lúa lai thích nghi vùng núi Đông
Bắc Bộ
2. Thử khả năng kết hợp một số dòng TGMS ưu tú
3. Đánh giá các tổ hợp lai F1
4. Khảo nghiệm sinh thái các tổ hợp triển vọng
5. Thiết lập quy trình nhân dòng mẹ TG10 và sản xuất hạt F1 giống Thái ưu 2
2.3. Địa điểm nghiên cứu: Đánh giá các dòng vật liệu bố mẹ, lai tạo, đánh giá con lai, nhân dòng và sản
xuất hạt F1 tại Thái Nguyên.
2.4. Phương pháp nghiên cứu các nội dung
2.4.1.Nội dung 1: Đánh giá và tuyển chọn dòng bố mẹ lúa lai tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 1: Đánh giá các dòng TGMS và dòng bố cho phấn
4
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu đặc điểm chuyển đổi tính dục các dòng TGMS ưu tú ở vụ Xuân và vụ mùa tại
Thái Nguyên.
2.4.2.Nội dung 2: Thử khả năng kết hợp một số dòng TGMS ưu tú tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 3: Đánh giá KNKH các dòng TGMS ưu tú
2.4.3. Nội dung 3: Đánh giá các tổ hợp lai F1 tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 4: Khảo sát các tổ hợp lai
Thí nghiệm 5: So sánh sơ bộ các tổ hợp lai
Thí nghiệm 6: So sánh chính quy các tổ hợp lai ưu tú
2.4.4. Nội dung 4: Khảo nghiệm sinh thái tổ hợp lai triển vọng ở các vùng sinh thái
Thí nghiệm 7: Khảo nghiệm sinh thái giống Thái ưu1 và Thái ưu 2 ở vụ xuân và vụ mùa 2010
2.4.5.Nội dung 5: Thiết lập quy trình nhân dòng mẹ và sản xuất hạt F1 giống Thái ưu2 tại Thái Nguyên
Thí nghiệm 8: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân bón đến năng suất nhân dòng TG10 tại
Thái Nguyên
Thí nghiệm 9: Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ hàng cấy dòng bố : mẹ và liều lượng GA3 đến năng suất hạt F1
giống Thái ưu2 tại Thái Nguyên
2.5. Phương pháp đánh giá các chỉ tiêu: Đánh giá các đặc điểm nông sinh học và biểu hiện sâu bệnh hại
theo quy phạm VCU. Mưu tả các đặc điểm hình thái theo quy phạm DUS. Đánh giá đặc điểm bất dục theo
tiêu chuẩn hệ thống đánh giá cây lúa IRRI.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
2.6.1. Một số phần mềm thống kê sinh học thông dụng sử phân tích số liệu trong luận án
- Chọn lọc dòng theo chỉ số trên phần mềm chương trình Selection Index 1.0 của Nguyễn Đình
Hiền (1996).
- Phân tích quan hệ di truyền bằng phần mềm NTSYSpc 2.10q
- Phân tích biến động thí nghiệm khảo sát theo phương pháp IRRI
- Phân tích mối tương quan bằng hàm thống kê trong Excell
- Phân nhóm môi trường bằng phần mềm CropStat 7.2
- Phân tích biến động thí nghiệm trên phần mềm IRRISTAT 5.0
2.6.3. Một số phương pháp mới phân tích số liệu trong luận án
2.6.3.1. Đánh giá khả năng kết hợp các dòng bố mẹ lúa lai: theo mô hình Kempthorme (1957) của IRRI do
Virmani giới thiệu.
2.6.3.2. Phương pháp phân tích chỉ số thích nghi và tính ổn định của giống cây trồng: theo mô hình AMMI
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả đánh giá và tuyển chọn dòng bố mẹ lúa lai
3.1.1. Kết quả đánh giá và tuyển chọn dòng TGMS tại Thái Nguyên
3.1.1.1. Đánh giá đặc điểm NSH các dòng TGMS ở vụ Mùa 2005 tại Thái Nguyên
Để tạo giống lúa lai cần có dòng bất dục đực làm mẹ. Mỗi dòng bất dục đực thích nghi điều kiện
sinh thái nhất định, khi di chuyển sang vùng sinh thái khác phải đánh giá lại mới sử dụng làm vật liệu
chọn giống. Qua bảng 3.1 cho thấy dòng TG21 có độ thuần đồng ruộng (98,2%) thấp hơn 4 dòng (TG5,
TG10, TG27 và Peiải64S), nhưng cao hơn 2 dòng TG21 (97,2%) và dòng TG11 (96,2%). Dòng TG21 có
tỷ lệ hạt phấn bất dục (98,4%) cao hơn 2 dòng TG21 (96,1%) và dòng TG11(95,2%) và thấp hơn 4 dòng còn
lại.
Bảng 3.1. Một số đặc điểm nông sinh học các dòng TGMS ở vụ Mùa 2005 tại Thái Nguyên
5
Tên vật liệu Độ thuần đồng ruộng (%)
Tỷ lệ
hạt phấn
bất dục
(%)
Khả năng
nhận phấn
ngoài (%)
Số hoa
/bông
K.lượng
1000
hạt
(g)
Số bông
/cây
Tỷ lệ
hoa thò vòi
nhụy (%)
TG5 100,0 100,0 52,4 116,2 22,4 6,4 76,4
TG10 100,0 100,0 58,2 126,3 22,3 6,3 78,4
TG11 96,2 95,2 47,4 116,4 22,2 6,3 72,2
TG20 97,4 98,4 44,1 119,4 22,4 6,4 77,4
TG21 98,2 96,1 47,2 125,4 23,4 6,3 74,4
TG27 100,0 100,0 54,6 122,4 21,5 6,4 75,5
Peiai64S 100,0 100,0 41,4 101,2 19,2 6,4 70,1
3.1.1.2. Đánh giá mức độ biểu hiện sâu bệnh các dòng TGMS ở vụ Mùa 2005 tại Thái Nguyên
Mức độ sâu bệnh hại của các dòng TGMS biểu hiện mức độ thấp, các dòng TGMS: TG5, TG10,
TG11, TG20, TG21, TG27 và Peiai64S hiện hiện bệnh đạo ôn, bạc lá và khô vằn thấp (điểm 1).
Qua đánh giá độ thuần đồng ruộng, tỷ lệ hạt phấn bất dục đực và khả năng chống chịu sâu bệnh hại
của 7 dòng TGMS chọn được 4 dòng TGMS ưu tú: TG5, TG10, TG27 dùng để làm vật liệu lai tạo giống
và đánh giá khả năng kết hợp.
3.1.1.2. Kết quả đánh giá các dòng TGMS ưu tú
3.1.1.2.1. Đặc điểm nông sinh học của các dòng TGMS ưu tú
Thời gian từ gieo đến trỗ của 4 dòng TGMS ưu tú (bảng 3.2) ở vụ Xuân dài hơn ở vụ Mùa, vụ Xuân
dao động từ 131 ngày (Peiai64S) đến 138 ngày (TG5), vụ Mùa dao động từ 58 ngày (Peiai64S) đến 62
ngày (TG5, TG10, TG27 và Peiai64S). Mức độ thò vòi nhụy của dòng: TG5, TG10, TG27 và Peiai64S
biểu hiện cao (điểm 1) ở cả 2 vụ Xuân và vụ Mùa. Mức độ mở vỏ trấu của các dòng biểu hiện mức trung
bình (điểm 5). Trong vụ Mùa, các dòng TGMS ưu tú có khả năng nhận hạt phấn ngoài mức độ cao (điểm
1).
Bảng 3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các dòng TGMS ưu tú ở vụ Mùa 2005 và vụ Xuân 2006 tại
Thái Nguyên
Vật liệu Mùa vụ Ngày gieo Ngày trỗ
T.G gieo đến
trỗ
(ngày)
Độ dài GĐ
trỗ (điểm)
Độ thuần ĐR
(điểm)
Vụ Xuân 22/12/2005 9/5/2006 138 5 1 TG5 Vụ Mùa 03/07/2005 4/9/2006 63 9 1
Vụ Xuân 22/12/2005 5/5/2006 134 5 1 TG10 Vụ Mùa 03/07/2005 2/9/2006 61 9 1
Vụ Xuân 22/12/2005 7/5/2006 136 5 1 TG27 Vụ Mùa 03/07/2005 4/9/2006 63 9 1
Vụ Xuân 22/12/2005 1/52006 131 5 1 Peiai64S
Vụ Mùa 3/72005 30/82006 58 9 1
Bảng 3.3: Đặc điểm nở hoa của các dòng TGMS ưu tú vụ
ở Mùa 2005 và Xuân 2006 tại Thái Nguyên
Đơn vị: điểm
Vật liệu Mùa vụ Mức độ trỗ thoát
Mức độ
thò vòi
nhụy
Độ mở
vỏ trấu
Mức độ
nhận phấn
ngoài
Vụ Xuân 3 3 5 TG5 Vụ Mùa 5 3 5 1
Vụ Xuân 1 3 5 TG10 Vụ Mùa 5 3 5 1
Vụ Xuân 3 3 5
TG27 Vụ Mùa 5 3 5 1
Vụ Xuân 3 3 5 Peiai64S Vụ Mùa 7 3 5 1
6
3.1.1.2.3. Đặc điểm chuyển đổi tính dục của các dòng TGMS ưu tú
Đặc điểm chuyển đổi tính dục của các dòng TGMS ưu tú ở vụ Xuân 2010 tại Thái Nguyên có xu
hướng: nếu gieo từ 14/12/2009 đến 04/01/ 2010 tỷ lệ hạt phấn hữu dục tăng dần, sau đó hạt phấn hữu dục
giảm dần, đến thời vụ gieo 15/02/2010 thì bất dực hoàn toàn. Riêng đối với dòng Peiải64S thì từ thời vụ
gieo ngày 20/12/2009 trở đi hạt phấn hữu dục giảm dần, đến thời vụ gieo ngày 9/2/2010 không có hạt
phấn hữu dục. Từ kết quả trên kết luận rằng: Để nhân dòng TG10 có tỷ lệ hạt phấn hữu dục cao nên bố trí
gieo từ 27/12 năm trước đến 04/01 năm sau.
Theo dõi đặc điểm chuyển hóa tính dục của các dòng TGMS ưu tú ở vụ mùa năm 2010 tại Thái
Nguyên cho thấy: Lúa trỗ từ ngày 01/09 đến 24/10 các dòng đều không có hạt phấn hữu dục, đến ngày
30/10 thấy xuất hiện có hạt phấn hữu dục. Như vậy, qua thí nghiệm thời vụ trong vụ mùa 2010 có thể sơ
bộ nhận xét rằng: Các dòng TGMS ưu tú về tính dục có thể sử dụng được sản xuất hạt lai F1.
3.1.2. Kết quả đánh giá các dòng bố lúa lai tại Thái Nguyên
3.1.2.1. Kết quả đánh giá và tuyển chọn dòng bố lúa lai
Dùng phần mềm Selection Index 1 chọn lọc dòng bố ưu tú từ 44 dòng bố, dựa trên 6 chỉ tiêu: số
hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, dài bông, khối lượng 1000 hạt, số bông/khóm, tỷ lệ cây đúng dạng. Các chỉ tiêu
được xếp theo mục tiêu khác nhau: mục tiêu 1 gồm có 3 chỉ tiêu (số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, tỷ lệ cây
đúng dạng) và mục tiêu 2 có 3 chỉ tiêu (dài bông, khối lượng 1000 hạt, số bông/khóm). Kết qủa chọn được
22 dòng bố ưu tú sử dụng làm vật liệu tạo giống lúa lai.
3.1.2.2. Phân tích mối quan hệ di truyền của 22 dòng bố
Sơ đồ 3.1. Đồ thị hình cây biểu thị mối quan hệ giữa 22 dòng bố ưu tú
Trên cơ sở kết quả theo dõi một số đặc điểm nông sinh học, dùng phần mềm NTSYSsp 2.10q vẽ đồ
thị hình cây biểu thị mối quan hệ di truyền hình thái của 22 dòng bố ưu tú. Mối quan hệ di truyền các dòng
bố (sơ đồ 3.2) ở mức độ di truyền khác nhau 0,136 (13,6%) thì 22 dòng bố ưu tú được chia thành 5 nhóm:
nhóm 1 có 4 dòng, giống: KD, D42-1, AK01, R931; nhóm 2 có 1 dòng: TN13; nhóm 3 có 5 dòng: R171-
7, R17-7, R171-8, R171, R171-10; nhóm 4 có 8 dòng, giống: E32, R17-9, R17, RC5, V5, R17bto, AD,
R26; nhóm 5 có 4 dòng, giống: Hcom, T15, ĐB(DB), R19.
Trong mỗi nhóm chúng tôi chọn ngẫu nhiên 1 dòng làm vật liệu thử để đánh giá khả năng kết hợp
các dòng TGMS ưu tú. Nhóm 1 chọn dòng TN13, nhóm 2 chọn dòng R931, nhóm 3 chọn dòng R171,
nhóm 4 chọn dòng RC5 và nhóm 5 chọn dòng T15.
3.2. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp một số dòng TGMS ưu tú
Bảng 3.4. Hệ số tương quan một số tính trạng với năng suất con lai F1
TT Tính trạng Năng suất
1 Số hạt/bông 0,83
7
2 Tỷ lệ hạt chắc/bông 0,62
3 Chiều dài bông 0,11
4 Chiều cao cây 0,30
5 K.lượng 1000 hạt 0,54
6 Số bông/cây -0,12
Hệ số tương quan một số tính trạng với năng suất con lai F1 ở bảng 3.4 cho thấy: Năng suất tổ hợp
lai có tương quan mạnh với tính trạng số hạt/bông (r=0,83), tương quan trung bình với tỷ lệ hạt chắc/bông
(r=0,62) và khối lượng 1000 hạt (r=0,54). Năng suất con lai tương quan yếu với chiều dài bông (r=0,11),
chiều cao cây (r=0,3) và tương quan nghịch với số bông/khóm (r= - 0,12). Như vậy, muốn cho con lai F1
năng suất cao nên chọn dòng bố mẹ có khả năng kết hợp chung cao về tính trạng số hạt trên bông.
Bảng 3.5. Khả năng kết hợp chung một số dòng bố mẹ
ở một số tính trạng tương quan trung bình và mạnh với năng suất
TT Vật liệu Tỷ lệ hạt chắc/bông Số hạt/bông
K. lượng 1000
hạt Năng suất
Dòng mẹ
1 TG5 -0,46 ns -3,43* 0,34* -0,70*
2 TG10 1,14* 8,62* 2,39* 1,24*
3 TG27 -0,14 ns -7,67* -1,25* -0,32*
4 Peiai64S -0,54 ns 2,48* -1,48* -0,23ns
SE 0,75 2,38 0,19 0,25
Dòng bố
1 R931 -0,25ns 5,99* -1,19* 0,80*
2 T15 0,43ns -1,89ns 0,09ns -0,48 *
3 TN13 0,95* 4,05 * 0,34* 0,26ns
4 RC5 -0,28ns 3,19 * 0,04 ns -0,05ns
5 R171 -0,85 * -11,34* 0,72* -0,54 *
SE 0,84 2,66 0,22 0,29
Ghi chú: ns - không có ý nghĩa ; * - có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%
Giá trị khả năng kết hợp chung 4 dòng TGMS ưu tú ở bảng 3.5 cho thấy: Dòng TG10 có nhiều tính
trạng KNKH chung dương, tiếp đến dòng Peiải64S và dòng TG5. Dòng TG10 có KNKH chung dương cả
5 tính trạng: Tỷ lệ hạt chắc/bông (1,14*) số hạt/bông (8,62*), khối lượng 1000 hạt (2,39*) và năng suất
(1,24*) ở độ tin cậy 95%. Dòng Peiải64S biểu hiện KNKH chung số hạt trên bông dương (2,48*), biểu
hiện âm tính trạng khối lượng 1000 hạt (1,48*) và biểu hiện không có ý nghĩa đối với tỷ lệ chắc/bông (-
,54ns) và năng suất (0,23ns). Dòng TG27 biểu hiện KNKH chung âm tính trạng số hạt/bông (-7,76*) và
năng suất (-0,23*) ở độ tin cậy 95%. Dòng TG5 biểu hiện KNKH không có nghĩa tính trạng số
hạt/bông (-3,43ns) và năng suất âm (-0,7*).
Ước lượng KNKH chung của 5 dòng bố dùng làm vật liệu thử ở bảng 3.5 cho thấy: Ba dòng R931,
TN3 và RC5 có giá trị KNKH chung số hạt trên bông dương (tương ứng 5,99, 4,05 và 3,19) ở độ tin cậy
95%. Dòng T15, R171 biểu hiện KNKH chung số hạt/bông âm (giá trị tương ứng -1,89 và -11,34) ở độ tin
cậy 95%. Do vậy, trong 5 dòng bố: R931, T15, TN13, R171, RC5 để lai tạo con lai F1 năng suất cao nên
chọn 3 dòng: R931,TN13 và RC5 làm vật liệu lai thử lại.
8
3.3. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai F1
3.3.1. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai F1 trong thí nghiệm khảo sát ở vụ xuân 2008 tại Thái Nguyên
Qua thí nghiệm khảo sát chọn được 11 tổ hợp lai: Peiai64S/AK01, TG10/KD, TG10/TN13, TG10/R171-
1, Peiai64S/TN13, TG10/RC5, TG10/R17-9, TG10/R17BTO, TG10/D42-1, TG10/AD, Peiai64S/R17-9 có năng
suất cao hơn giống đối chứng TH3-3 ở độ tin cậy 95%. Các tổ hợp lai có TGST ngắn và năng suất cao,
dao động từ 67,9 tạ/ha (Peiai64S/R17-9) đến 79,1 tạ/ha (TG10/KD) nên được đưa vào thí nghiệm so sánh
sơ bộ ở vụ Mùa 2008.
3.3.2. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai ưu tú tron thí nghiệm so sánh sơ bộ ở vụ Mùa 2008 tại Thái
Nguyên
Độ thuần đồng ruộng và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai được trình bày ở bảng
3.6. Kết quả cho thấy: Các tổ hợp lai có độ thuần cao (điểm 1) và sinh trưởng phát triển tốt. Độ dài giai
đoạn trỗ thuộc nhóm trung bình (điểm 5), biến động từ 4-7 ngày (điểm 5). Có 2 tổ hợp TG10/KD và
Peiải64S/AK01 trỗ thoát cổ bông tốt (điểm 1), có 2 tổ hợp TG10/R171-1 và TG10/D42-1 trỗ vừa đúng cổ
bông (điểm 5), các tổ hợp còn lại trỗ thoát trung bình (điểm 3). Độ cứng cây các tổ hợp lai biểu hiện cứng
trung bình (điểm 3). Chiều cao cây các tổ hợp lai biểu hiện mức trung bình, dao động từ 95 cm
(TG10/AD) đến 121 cm (Peiải64S/R17-9). Thời gian sinh trưởng của tổ hợp lai thuộc nhóm giống ngắn
ngày tương đương TH3-3.
Bảng 3.6. Độ thuần đồng ruộng và năng suất của các tổ hợp lai trong thí nghiệm so sánh sơ bộ ở vụ Mùa
2008 tại Thái Nguyên
TT Tên tổ hợp lai
Độ
thuần
(điểm)
Số bông
/khóm
Số hạt
/bông
Tỷ lệ
hạt
chắc
/bông
(%)
K.lượng
1000 hạt
(g)
Năng
suất
(tạ/ha)
1 Peiải64S/AK01 1 8,0 136 92,0 24,4 74,1ab
2 Peiải64S/TN13 1 6,1 132 90,7 25,8 61,9c
3 Peiải64S/R17-9 1 6,4 122 89,6 24,8 58,1c
4 TG10/AD 1 6,5 135 90,8 26,5 66,6bc
5 TG10/D42-1 1 7,2 132 87,6 27,2 71,7b
6 TG10/KD 1 8,6 141 91,7 23,2 79,1a
7 TG10/R17-9 1 5,8 128 88,8 23,8 48,9d
8 TG10/R17BTo 1 6,6 134 90,8 26,0 50,7d
9 TG10/R171-1 1 5,7 131 91,5 26,6 41,2e
10 TG10/RC5 1 6,6 134 87,4 28,4 44,3de
11 TG10/TN13 1 7,4 131 90,6 24,5 49,3d
12 TH3-3(đ/c1) 1 6,6 132 91,6 25,2 62,7c
CV(%) 7,20
5%LSD 7,12
Ghi chú: a, b, c, d, f là chữ cái dùng phân hạng theo PP Duncan
9
Năng suất của 3 tổ hợp lai TG10/KD (79,1 tạ/ha), Peiải64S/AK01 (74,1 tạ/ha) và TG10/D42-1
(71,7 tạ/ha) cao hơn giống đối chứng TH3-3 (62,7 tạ/ha), các tổ hợp lai còn lại có năng suất thấp hơn hoặc
bằng đối chứng (bảng 3.6).
Như vậy, qua thí nghiệm so sánh sơ bộ chọn được 3 tổ hợp lai ưu tú: TG10/KD, Peiai64S/AK01 và
TG10/D42-1 để đưa vào thí nghiệm so sánh chính quy.
3.3.3. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai triển vọng trong thí nghiệm so sánh chính quy ở vụ xuân 2009 tại Thái
Nguyên
Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tổ hợp lai trong thí nghiệm so sánh chính quy ở vụ
Xuân 2009 tại Thái Nguyên
TT Tên tổ hợp lai Độ thuần
(điểm)
Số bông trên
khóm
Số hạt
trên bông
Tỷ lệ hạt
chắc
(%)
K.lượng
1000 hạt
(g)
Năng suất
(tạ/ha)
1 Peiai64S/AK01 1 6,7 213 90,0 24,4 74,7ab
2 TG10/KD 1 7,1 222 90,9 23,2 79,1a
3 TG10/DT42-1 1 6,8 190 88,4 27,2 67,2df
4 TH3-3(đ/c1) 1 6,5 210 94,5 25,6 72,4bcd
5 BTST(đ/c2) 1 7,0 184 92,8 22,0 61,8f
CV% 3,9 49 1,8 4,3
5%LSD 0,6 13,4 2,9 5,5
Ghi chú: a, b, c, d, f là chữ cái dùng phân hạng theo PP Duncan
Ba tổ hợp TG10/KD, Peiải64S/AK01 và TG10/D42-1 (bảng 3.7) có độ thuần đồng ruộng cao (điểm
1). Các tổ hợp này được sản xuất hạt lai 3 vụ liên tiếp đều cho con lai F1 có độ thuần cao chứng tỏ dòng bố
mẹ thuần, hạt phấn bất dục đực cao và ổn định ở thời kỳ sản xuất hạt lai F1.
Hai tổ hợp Peiải64S/AK01 và TG10/KD có số bông trên khóm khá (6,7 bông và 7,1 bông), số
hạt/bông lớn (213 hạt và 222 hạt), tỷ lệ hạt chắc/bông cao (tương ứng 90% và 90,9%) nên có năng suất
cao nhất. Đặc biệt tổ hợp TG10/KD có năng suất đạt 79,1a tạ/ha, cao hơn 2 giống đối chứng ở độ tin cậy
95%. Tổ hợp Peiải64S/AK01 có năng suất đạt 74,7ab tạ/ha tương đương TH3-3 (72,4bcd tạ/ha) nhưng cao
hơn BTST (61,8f tạ/ha). Tổ hợp TG10/DT42-1 có năng suất (67,2df tạ/ha) tương đương đối chứng BTST
(61,8f tạ/ha) nhưng thấp hơn TH3-3(72,4bcd tạ/ha).
3.3.4. Đánh giá khả năng thích nghi và mức độ ổn định của các tổ hợp lai triển vọng ở các mùa vụ gieo cấy tại
Thái Nguyên
Đánh giá khả năng thích nghi tổ hợp lai TG10/KD và Peiải64S/AK01 qua 3 mùa vụ gieo cấy (vụ
Xuân 2008, vụ Mùa 2008 và vụ Xuân 2009) ở Thái Nguyên, kết quả bảng 3.8 cho thấy: 2 tổ hợp này thích
nghi điều kiện bất thuận (vì bi <1), còn hai giống TH3-3 và BTST thích nghi điều kiện thuận lợi môi
trường (vì bi >1).
Bảng 3.8. Chỉ số thích nghi và ổn định của các tổ hợp triển vọng qua các vụ gieo cấy: Xuân 2008, Mùa 2008
và Xuân 2009 tại Thái Nguyên
Giống Chỉ số thích nghi (bi)
Phương sai
(σ2vi)
Tổng phương
sai (D)
Chỉ số ổn định
(S2di)
Peiai64S/AK01 0,195 1,11 0,56 0,28
TG10/KD -0,078 0,71 0,62 0,309
TH3-3(đ/c1) 2,410 84,46 0,14 0,07
BTST(đ/c2) 1,474 35,18 3,65 1,825
10
Hai tổ hợp TG10/KD và Peiải64S/AK01 ổn định cao qua các mùa vụ gieo cấy (vì S2di nhỏ). Mức độ
ổn định của 2 tổ hợp: TG10/KD (0,34) và Peiải64S/AK01(0,38) cao hơn giống đối chứng TH3-3 (0,07),
nhưng nhỏ hơn giống BTST (1,82).
Trong 3 tổ hợp lai đánh giá ở thí nghiệm so sánh chính quy chúng tôi chọn được 2 tổ hợp:
Peiải64S/AK01 và TG10/KD, các tổ hợp lai được đặt tên là giống Thái ưu1(Peiải64S/AK01) và Thái ưu
2 (TG10/KD) đem đi khảo nghiệm sinh thái.
3.4. Kết quả đánh giá giống Thái ưu1 và Thái ưu 2 trong khảo nghiệm các vùng sinh thái
3.4.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển giống Thái ưu1 và Thái ưu 2 ở vùng núi Đông Bắc Bộ
Kết quả khảo nghiệm vùng núi Đông Bắc Bộ cho thấy: Giống Thái ưu1, Thái ưu2 có TGST ngắn,
tương đương giống đối chứng TH3-3 (vụ Xuân 124 ngày, vụ Mùa 107 ngày), nhưng ngắn hơn giống BTST
ở vụ xuân là 2 ngày và ở vụ mùa là 5 ngày.
3.4.2. Kết quả đánh giá chất lượng gạo giống Thái ưu1 và Thái ưu2
Kết quả phân tích của Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc
gia cho thấy: Giống Thái ưu2 có tỷ lệ gạo xát 67,8%, tỷ lệ gạo nguyên 75,7%, hàm lượng protein 9,98%,
nhiệt độ hóa hồ cao. Giống Thái ưu1 có tỷ lệ gạo xát 69,0%, tỷ lệ gạo nguyên 67,0%, hàm lượng protein
9,77% chất khô, nhiệt độ hóa hồ cũng thuộc loại cao.
Chất lượng cơm giống Thái ưu1 ngon hơn cơm giống Thái ưu2. Cơm giống Thái ưu1 hơi thơm, rất
mềm, hơi dính, cơm trắng và hơi bóng. Cơm Thái ưu2 không mùi, cơm cứng, rời, màu trắng hơi xám và
độ bóng hơi mờ.
3.4.3. Kết quả đánh giá năng suất giống Thái ưu1 và Thái ưu2 ở các vùng khảo nghiệm
3.4.3.1. Năng suất giống Thái ưu1 và Thái ưu 2 ở các điểm khảo nghiệm.
Qua năng suất của các giống ở các điểm khảo nghiệm vụ Xuân 2010 và vụ Mùa 2010 được trình
bày ở bảng 3.9 và bảng 3.10, đánh giá được sự tương tác giữa giống với địa điểm khảo nghiệm và khả
năng thích nghi và mức độ ổn định của giống
Giống Thái ưu2 có năng suất cao ở các điểm khảo nghiệm, tại Thái Nguyên đạt 75,93a tạ/ha cao hơn hai
giống đối chứng và Tuyên Quang đạt 73,6a tạ/ha, tương đương TH3-3(68,83a tạ/ha) nhưng cao hơn BTST(62,47a
tạ/ha) ở mức độ tin cậy 95%. Tại Bắc Kạn, giống Thái ưu2 đạt 79,17a tạ/ha, tương đương TH3-3 (74,97a tạ/ha) ở
mức độ tin cậy 95%. Giống Thái ưu1 có năng suất tương đương giống TH3-3 ở Thái Nguyên (65,7b tạ/ha), Bắc
Kạn (76,83a tạ/ha) và Tuyên Quang (65,37b tạ/ha) ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.9. Năng suất Thái ưu1 và Thái ưu2 ở các điểm khảo nghiệm miền Bắc và vùng Núi Đông Bắc Bộ trong
vụ Xuân 2010
Đơn vị: tạ/ha
Giống
Thái
Nguyên
Bắc
kạn
Tuyên
Quang
Hòa
Bình*
Hương
Yên*
Hải
Dương*
Thái
Bình*
Thanh
Hóa*
Nghệ
An*
Hà
Tĩnh*
Thái ưu 1 65,70b 76,83a 65,37ab 62,0 68,8 50,1 58,1 56,8 62,0 60,2
Thái ưu 2 75,93a 79,17a 73,60a 61,5 69,1 52,6 56,7 63,0 72,0 66,2
TH3-3(đ/c1) 66,43b 74,97a 68,63ab 59,7 64,8 50,9 55,4 60,5 63,3 62,3
BTST(đ/c2) 56,90c 65,13b 62,47b 59,6 67,7 53,6 57,7 51,9 63,7 64,8
CV% 4,29 5,21 5,47 4,2 5,2 4,0 4,5 4,4 5,2 5,0
5%LSD 5,76 7,85 7,24 4,01 5,71 3,32 4,39 4,15 5,58 4,87
Địa điểm *: T.tâm khảo kiểm nghiệm giống, SP cây trồng và phân bón quốc gia thực hiện
11
Bảng 3.10. Năng suất Thái ưu1 và Thái ưu2 ở các điểm khảo nghiệm miền Bắc và vùng Núi Đông Bắc Bộ
trong vụ Mùa 2010
Đơn vị: tạ/ha
Giống Thái Nguyên
Bắc
Kạn
Tuyên
Quang
Hòa
Bình*
Hương
Yên*
Hải
Dương*
Thái
Bình*
Thanh
Hóa*
Hà
Tĩnh*
Thái ưu 1 58,13b 71,50b 48,57c 47,00 74,7 65,6 51,5 66,9 68,8
Thái ưu 2 75,20a 80,83a 70,67a 48,20 75,9 64,9 47,8 69,4 70,5
TH3-3(đ/c1) 70,23a 69,77b 63,83b
BTST(đ/c2) 62,17b 66,47b 52,87c 49,20 70,6 61,3 55,5 61,3 60
CV% 5,65 5,32 4,40 5,00 4,8 3,9 5,2 4,1 4,2
5%LSD 7,50 7,67 5,19 4,05 5,79 4,18 4,85 4,38
Địa điểm *: T.tâm khảo kiểm nghiệm giống, SP cây trồng và phân bón quốc gia thực hiện.
Tương tự như vụ xuân, ở vụ Mùa 2010 (bảng 3.10), giống Thái ưu2 có năng suất cao hơn các giống
đối chứng ở các điểm: tại Thái Nguyên (75,2a tạ/ha), Bắc Kạn (80,83a tạ/ha) và Tuyên Quang (70,67a
tạ/ha) ở mức độ tin cậy 95%. Giống Thái ưu1 biểu hiện năng suất thấp hơn Thái ưu2 và tương đương
BTST ở tại Thái Nguyên (58,13b tạ/ha), Bắc Kạn (71,5b tạ/ha) và Tuyên Quang (48,57b tạ/ha), riêng ở
Thái Nguyên và Tuyên Quang Thái ưu1 năng suất thấp hơn giống TH3-3 ở mức độ tin cậy 95%.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng thời vụ đến năng suất lúa ở các vùng khảo nghiệm sinh thái
Đơn vị: tạ/ha
Thời vụ Các tỉnh miền Bắc Vùng núi Đông Bắc Bộ
Vụ Xuân 64,08 69,26a
Vụ Mùa 65,85 65,85b
SE 0,96 1,03
5%LSD 2,67 2,92
Đánh giá ảnh hưởng mùa vụ gieo cấy (vụ Xuân và vụ Mùa) ảnh hưởng đến năng suất các giống
khảo nghiệm (bảng 3.11) cho thấy: Ở miền Bắc, năng suất trung bình các giống khảo nghiệm vụ Xuân và
vụ Mùa tương đương nhau, nhưng ở vùng núi Đông Bắc Bộ thì năng suất vụ Xuân (69,26 tạ/ha) cao hơn
vụ Mùa (65,85 tạ/ha).
Bảng 3.12. Năng suất giống Thái ưu1, Thái ưu2 ở các điểm khảo nghiệm
vùng núi Đông Bắc Bộ trong vụ Xuân và vụ Mùa 2010
Đơn vị: (tạ/ha)
TT Giống Địa điểm Vụ Xuân Vụ Mùa
1 Thái ưu1 Thái Nguyên 65,7b 58,13d
2 Thái ưu2 Thái Nguyên 75,93a 75,2ab
3 TH3-3(đ/c1) Thái Nguyên 66,43b 71,9bc
4 BTST(đ/c2) Thái Nguyên 56,9c 62,17cd
5 Thái ưu1 Bắc Kạn 76,83a 71,5bc
6 Thái ưu2 Bắc Kạn 79,17a 80,83a
7 TH3-3(đ/c1) Bắc Kạn 74,97ab 74,1b
8 BTST(đ/c2) Bắc Kạn 65,13b 66,47c
9 Thái ưu1 Tuyên Quang 65,37b 48,57f
10 Thái ưu2 Tuyên Quang 73,6ab 70,67bc
11 TH3-3(đ/c1) Tuyên Quang 68,63b 63,83cd
12 BTST(đ/c2) Tuyên Quang 62,47bc 52,87df
CV% 4,9 5,2
5%LSD 5,77 5,95
12
Ghi chú: a, b, c, d, f là chữ cái dùng phân hạng theo PP Duncan
Đánh giá ảnh hưởng tương tác giữa địa điểm khảo nghiệm (môi trường) với các giống lúa (kiểu
gen) ở bảng 3.12 cho thấy: Năng suất giống Thái ưu1 và Thái ưu2 ở các điểm khảo nghiệm khác nhau. Ở
vụ Xuân, năng suất Thái ưu2 cao hơn các giống còn lại (TH3-3, BTST và Thái ưu1) ở cả 3 điểm khảo
nghiệm, cao nhất tại Thái Nguyên là 75,93 tạ/ha và Bắc Kạn là 79,17 tạ/ha ở mức độ tin cậy 95%. Ở vụ
Mùa, Thái ưu 2 cao hơn tất cả các giống đối chứng và Thái ưu1 ở Thái Nguyên và Bắc Kạn, nổi trội ở Bắc
Kạn là 80,83 tạ/ha.
3.4.2.2. Đánh giá khả năng thích nghi và mức độ ổn định giống Thái ưu1 và Thái ưu2 ở các vùng khảo nghiệm
Chỉ số thích nghi và mức độ ổn định của các giống ở bảng 3.13 cho thấy: Giống Thái ưu1 và Thái
ưu2 thích nghi ở các vùng sinh thái mức độ khác nhau. Giống Thái ưu2 thích nghi điều kiện thuận lợi của
môi trường miền Bắc ở cả vụ Xuân và vụ Mùa (vì bi >1) nhưng thích nghi điều kiện bất lợi ở môi trường
vùng núi Đông Bắc Bộ cả vụ Xuân và vụ Mùa (vì bi <1). Thái ưu2 có mức độ ổn định (vụ Xuân 25,26 và
vụ Mùa 7,333) kém hơn Thái ưu1 và giống TH3-3 ở miền Bắc cả ở vụ Xuân và vụ Mùa, nhưng ổn định hơn
Thái ưu1 và giống đối chứng ở cả vụ Xuân và vụ Mùa ở vùng núi Đông Bắc Bộ.
Bảng 3.13. Khả năng thích nghi và mức độ ổn định giống Thái ưu1 và Thái ưu2 ở miền Bắc và vùng núi
Đông Bắc Bộ
Chỉ số thích nghi (bi) Chỉ số ổn định (S2di)
Miền Bắc Đông Bắc Bộ Miền Bắc Đông Bắc Bộ Giống
Xuân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dt_cgct_ttla_pham_van_ngoc_9786_2005324.pdf