Luận văn Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Bình

Kết hợp đẩy mạnh phát triển KT-XH với trọng tâm giải quyết các

vấn đề môi trường bức xúc, từng bước cải thiện môi trường tự nhiên và

môi trường sống.

Mục tiêu cơ bản:

- Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi

trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, cải thiện chất

lượng môi trường sống.

- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy

thoái;

- Nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

pdf26 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ môi trường trong đó có nội dung phân vùng chức năng môi trường nhằm khai thác, sử dụng hợp l{ lãnh thổ, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn nêu trên, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Bình” góp phần phục vụ công tác lập quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình trong tương lai. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ được cơ sở khoa học về tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường phục vụ phân vùng chức năng môi trường và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp l{ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình theo các vùng chức năng. 3. Nội dung nghiên cứu - Tổng quan tài liệu về nghiên cứu có liên quan; - Xây dựng cơ sở l{ luận, phương pháp nghiên cứu và quy trình các bước phân vùng chức năng môi trường; - Phân tích đặc điểm và sự phân hóa điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và tai biến thiên nhiên; - Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế gắn với khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường, các vấn đề môi trường bức xúc chung cho toàn tỉnh và riêng cho từng tiểu vùng; - Phân vùng môi trường lãnh thổ nghiên cứu; - Xác lập các chức năng môi trường của các vùng, tiểu vùng môi trường; - Xác định các không gian bảo vệ môi trường và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp l{ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo các vùng, tiểu vùng. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Lãnh thổ nghiên cứu của đề tài là địa bàn hành chính tỉnh Thái Bình, phần đất liền gồm 8 huyện, thành phố và vùng biển ven bờ kéo dài đến độ sâu 6m. 4 - Phạm vi khoa học: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong các vấn đề sau: Phân tích đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các vấn đề môi trường và kinh tế - xã hội, quy trình các bước phân vùng chức năng môi trường tỉnh Thái Bình; Đề xuất các giải pháp quản l{ tài nguyên và bảo vệ môi trường tỉnh Thái Bình theo các tiểu vùng phục vụ cho định hướng phát triển bền vững của tỉnh. 5. Cơ sở dữ liệu - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Thái Bình; - Các số liệu thống kê hiện trạng phát triển KT-XH và môi trường tỉnh Thái Bình; - Các báo cáo chuyên ngành, các quy hoạch phát triển có liên quan của tỉnh Thái Bình. - Các số liệu điều tra thực địa trong thời gian thực hiện luận văn. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác QHBVMT, quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Thái Bình. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phân vùng môi trƣờng và chức năng môi trƣờng 2.1.1. Phân vùng môi trường 5 Phân vùng môi trường là sự phân chia lãnh thổ thành các vùng, tiểu vùng riêng biệt, dựa vào tính khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường đặc trưng. Vùng hay tiểu vùng môi trường là đơn vị phân chia lãnh thổ đặc trưng về tính đồng nhất về điều kiện tự nhiên, tính đặc thù trong phát triển kinh tế, khai thác sử dụng tài nguyên và tập hợp các vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên nảy sinh. Trong điều kiện đó đòi hỏi có giải pháp riêng để sử dụng hợp l{, hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu, hạn chế tác động xấu của các vấn đề môi trường trong vùng. Tiêu chí xác định vùng/tiểu vùng môi trường gồm [9]: - Tính đồng nhất tương đối về điều kiện tự nhiên. - Tính đặc trưng trong phát triển kinh tế, khai thác, sử dụng tài nguyên. - Tập hợp các vấn đề nổi cộm về môi trường và tai biến thiên nhiên. 2.1.2. Chức năng môi trường Mỗi vùng/tiểu vùng môi trường có chức năng riêng đặc thù cho nó. Chức năng môi trường của vùng được hiểu là chức năng kinh tế - sinh thái - môi trường, được xác định dựa vào 4 yếu tố cơ bản: (i) Điều kiện tự nhiên; (ii) Điều kiện kinh tế - xã hội; (iii) Các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên; (iv) Vị trí địa l{ của vùng/tiểu vùng trong mối tương tác tự nhiên, phát triển kinh tế và quản l{ môi trường Chức năng môi trường của vùng không phải là bất biến mà có thể thay đổi phụ thuộc sự thay đổi hoạt động kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội muốn đảm bảo được tính hiệu quả và lâu 6 bền phải được hoạch định phù hợp với chức năng tự nhiên, giữ được tính cân bằng tự nhiên của mỗi vùng. 2.2. Phân vùng chức năng môi trƣờng và vùng chức năng môi trƣờng Để phát triển bền vững, khi thực hiện các hoạt động phát triển, cần phải xem xét, cân nhắc mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên với các biện pháp quản l{ và bảo vệ môi trường. Vì vậy, phân vùng chức năng môi trường chính là xây dựng cơ sở khoa học quan trọng để ngay từ đầu chúng ta có thể đề xuất việc tổ chức sản xuất lãnh thổ một cách hợp l{ theo một chiến lược chủ đạo là “tạo sự cân bằng”, có nghĩa là sự cân bằng giữa nguồn tài nguyên chúng ta khai thác và nguồn chất thải sau khi sử dụng số tài nguyên này, đáp ứng một trong những nguyên tắc của phát triển bền vững là nhu cầu phát triển phải cân bằng với khả năng cung ứng của môi trường tự nhiên. Mục đích phân vùng chức năng môi trường là tạo dựng cơ sở khoa học để điều hòa sự phát triển của ba hệ thống môi trường - kinh tế - xã hội đang tồn tại và hoạt động trong vùng, đảm bảo sao cho sự phát triển của hệ thống kinh tế - xã hội phù hợp trong khả năng chịu tải của hệ thống tự nhiên, bảo vệ được môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Phân vùng chức năng môi trường thực chất là giải bài toán về mối quan hệ đa chiều giữa các yếu tố điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và con người trên một không gian xác định, trong đó giữa các yếu tố luôn luôn có tác động tương hỗ và sự phụ thuộc lẫn nhau. Kết quả phân vùng là đưa ra một hệ thống cơ cấu các vùng, tiểu vùng để phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi 7 trường sinh thái, trong hệ thống đó mỗi vùng và tiểu vùng dựa vào chức năng và lợi thế so sánh của mình để định hướng phát triển, lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành, quy hoạch bảo vệ môi trường. Từ những giải thích trên, phân vùng chức năng môi trường có thể được hiểu ngắn gọn như sau: Phân vùng chức năng môi trường là sự phân chia lãnh thổ thành các vùng/tiểu vùng môi trường được chức năng hóa dựa vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường và vị trí địa l{. Vùng chức năng môi trường là vùng môi trường được chức năng hóa theo khía cạnh kinh tế - sinh thái - môi trường, tạo cơ sở cho quy hoạch bảo vệ môi trường và quản l{ các hoạt động phát triển phù hợp với khả năng chịu tải của từng vùng. 2.3. Mối quan hệ phân vùng môi trƣờng và phân vùng chức năng môi trƣờng Những điều trình bày ở trên cho thấy: phân vùng môi trường phải được thực hiện trước, sản phẩm của phân vùng môi trường là cơ sở xác định các vùng chức năng, tức là thực hiện phân vùng chức năng môi trường. Ngược lại, phân vùng chức năng môi trường đảm bảo tính ứng dụng của phân vùng môi trường trong quản l{ sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. 2.4. Nguyên tắc và nội dung phân vùng chức năng môi trƣờng 2.4.1. Nguyên tắc Trong phân vùng chức năng môi trường thường áp dụng các nguyên tắc cơ bản sau: 8 (i) Tôn trọng tính khách quan của vùng: Vùng là một thực thể khách quan, nó được hình thành do tác động tương hỗ lâu dài của các yếu tố tự nhiên và tác động của con người, tuân theo quy luật tự nhiên về dòng năng lượng và trao đổi vật chất. (ii) Chấp nhận tính đồng nhất tương đối của vùng: Mỗi vùng được phân chia theo sự đồng nhất của nhiều tiêu chí, tuy nhiên đó chỉ là sự đồng nhất tương đối. Vì vậy, vấn đề quan trọng là xác định được các tiêu chí chính, mang tính trội đặc trưng và tiêu chí phụ, mang tính bổ sung đối với từng cấp độ phân vùng. (iii) Phù hợp với chức năng tự nhiên - kinh tế - sinh thái của vùng: Mỗi tiểu vùng được xem là một hệ thống tự nhiên (hệ địa sinh thái). Chức năng của vùng thể hiện sự gắn kết chặt chẽ theo chiều ngang giữa các hợp phần trong mỗi vùng. Mỗi hệ địa sinh thái (tiểu vùng) có một vài chức năng, ví dụ hệ sinh thái rừng đầu nguồn có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng tạo cảnh quan; hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi có chức năng phòng hộ, vừa có chức năng du lịch sinh thái, văn hóa... (iv) Phù hợp với phương thức quản l{: Phân vùng phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường là một công cụ để quy hoạch, quản l{, khai thác sử dụng tài nguyên trong khả năng chịu tải của các hệ sinh thái. Ranh giới phân chia các tiểu vùng thường là ranh giới tự nhiên, trong trường hợp đặc biệt thì có thể khoanh vẽ theo ranh giới hành chính. 2.4.2. Nội dung phân vùng chức năng môi trường Đối với một địa phương cụ thể, để thực hiện phân vùng chức năng môi trường cần thực hiện các nội dung chính sau: 1- Phân tích đặc điểm về tự nhiên của địa phương đó, xác định tính quy luật trong sự phân hóa các yếu tốt tự nhiên theo không gian 9 lãnh thổ, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng mang tính tự nhiên. 2- Phân tích, đánh giá các hoạt động nhân sinh trong quá trình hoạt động sống, cũng như trong phát triển kinh tế - xã hội, làm biến đổi những vùng có chức năng mang tính tự nhiên, dẫn đến sự hình thành các vùng có những chức năng kinh tế - sinh thái. 3- Nhận dạng các vấn đề môi trường nổi cộm trên từng vùng, tiểu vùng môi trường. 4- Xác lập hệ thống đơn vị và các tiêu chí phân vùng thành các vùng, tiểu vùng môi trường. 5- Lập bản đồ phân vùng môi trường. 6- Phân tích vị thế tự nhiên, vị thế kinh tế - xã hội của vị trí địa l{ vùng, tiểu vùng môi trường. 7- Chức năng hóa theo khía cạnh kinh tế - sinh thái - môi trường của vùng, tiểu vùng môi trường. 2.5. Quy trình các bước nghiên cứu - Bước 1: Phân tích các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và vấn đề môi trường, tai biến thiên nhiên tỉnh Thái Bình; xác định các tiêu chí phân vùng và phân tỉnh Thái Bình thành các vùng, tiểu vùng môi trường. - Bước 2: Phân tích vị thế tự nhiên, vị thế kinh tế của vùng, tiểu vùng môi trường; xác định các chức năng kinh tế - sinh thái - môi trường của vùng, tiểu vùng môi trường; - Bước 3: Hoạch định không gian bảo vệ môi trường và đề xuất các giải pháp quản l{ tài nguyên và bảo vệ môi trường. 10 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân vùng chức năng môi trƣờng tỉnh Thái Bình 3.1.1. Cơ sở xác định các tiểu vùng môi trƣờng Mỗi tiểu vùng môi trường của tỉnh Thái Bình được xác định dựa trên các cơ sở tiêu chí sau: - Tính đồng nhất về điều kiện tự nhiên (địa hình, thủy văn, đất, thảm thực vật); - Đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (các hình thức sử dụng đất, mức độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp, các khu vực nông thôn và nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản); - Có các vấn đề môi trường nổi cộm và các tai biến thiên nhiên đang hiện hữu hoặc tiềm ẩn (ô nhiễm môi trường, ngập lụt, nước biển dâng, xâm nhập mặn). Tỉnh Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, cao độ địa hình về cơ bản giống nhau, mạng lưới thủy văn giống nhau, chỉ có đặc điểm đất đai có sự khác biệt theo phương từ biển vào đất liền, vì vậy nó được xem là yếu tố trội trong phân vùng môi trường ở tỉnh Thái Bình. Dựa trên các tiêu chí trên, lãnh thổ tỉnh Thái Bình được chia thành 06 tiểu vùng môi trường: (1) Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven biển Tiền Hải - Thái Thụy; 11 (2) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái và công nghiệp ven biển Thái Thụy; (3) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái, công nghiệp và du lịch ven biển Tiền Hải; (4) Tiểu vùng môi trường đô thị thương mại - dịch vụ trung tâm Thái Bình; (5) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái và nông thôn mới Hưng Hà - Quznh Phụ - Đông Hưng; (6) Tiểu vùng môi trường nông nghiệp chuyên canh và nông thôn mới Vũ Thư - Kiến Xương. Trong lãnh thổ Thái Bình, các điều kiện tự nhiên được phản ánh qua bản đồ đất, do đó bản đồ đất được dùng làm bản đồ cơ sở để thành lập bản đồ phân vùng môi trường. 12 3.1.2. Định hƣớng chức năng các tiểu vùng môi trƣờng tỉnh Thái Bình Bảng 3.1. Định hƣớng chức năng các tiểu vùng môi trƣờng tỉnh Thái Bình TT Tiểu vùng môi trường Chức năng môi trường 13 TT Tiểu vùng môi trường Chức năng môi trường 1 Tiểu vùng môi trường đất ngập nước ven biển Tiền Hải - Thái Thụy - Bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái; - Phòng hộ, giảm thiểu tai biến ven biển; - Cung cấp nguồn lợi thủy sản; - Cung cấp dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng. 2 Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái và công nghiệp ven biển Thái Thụy - Phát triển nông nghiệp sinh thái và nông thôn mới; - Phát triển kinh tế biển (diêm nghiệp; đánh bắt và chế biển thủy hải sản; cảng biển và công nghiệp đóng tàu) 3 Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái, công nghiệp và du lịch ven biển Tiền Hải - Phát triển nông nghiệp sinh thái và nông thôn mới; - Phát triển kinh tế biển (thương mại, dịch vụ, du lịch biển). - Phát triển công nghiệp đa ngành 4 Tiểu vùng môi trường đô thị thương mại - dịch vụ trung tâm Thái Bình Phát triển đô thị xanh gắn với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ. 5 Tiểu vùng môi trường nông nghiệp sinh thái Phát triển nông nghiệp sinh thái và 14 TT Tiểu vùng môi trường Chức năng môi trường và nông thôn mới Hưng Hà - Quznh Phụ - Đông Hưng nông thôn mới. 6 Tiểu vùng môi trường nông nghiệp chuyên canh và nông thôn mới Vũ Thư - Kiến Xương Phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh chất lượng cao và nông thôn mới. 3.2. Định hƣớng không gian bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thái Bình 3.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc xác định không gian bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thái Bình Không gian bảo vệ môi trường là tập hợp các khu vực đặc trưng một hoặc một số loại hình sử dụng đất chủ yếu trong sự đồng nhất tương đối về điều kiên tự nhiên và có vấn đề môi trường riêng đòi hỏi có biện pháp giải quyết thích hợp. Mỗi vùng môi trường được phân chia thành các không gian bảo vệ môi trường với định hướng khác nhau về phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên liên quan đến bảo vệ môi trường [8, 9]. Hoạch định không gian bảo vệ môi trường cần phải đảm bảo những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau: - Phù hợp với điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội. - Tôn trọng hiện trạng sử dụng tài nguyên được xem là hợp lý, hoặc những hiện trạng không thể thay đổi được. - Quản lý nghiêm ngặt các dự án phát triển và cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, có quy chế quản lý tổng hợp và thống nhất theo các tiểu vùng . 15 - Kết hợp đẩy mạnh phát triển KT-XH với trọng tâm giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc, từng bước cải thiện môi trường tự nhiên và môi trường sống. Mục tiêu cơ bản: - Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường. - Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng môi trường sống. - Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; - Nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. 3.2.2. Các không gian bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thái Bình Dựa vào mục tiêu và nguyên tắc nêu trên, trong mỗi vùng môi trường hoạch định các không gian bảo vệ môi trường. Toàn tỉnh Thái Bình được hoạch định các không gian bảo vệ môi trường theo các nhóm: không gian bảo vệ; không gian quản lý môi trường tích cực; không gian phát triển thân thiện môi trường [9]. - Không gian bảo vệ (Conservation Zone, kí hiệu chữ “C”): là khu vực cần được kiểm soát dựa trên luật pháp và các quy định quản lý có liên quan (hay nói khác đi là các khu vực cần được bảo vệ nghiêm ngặt ở mức độ khác nhau theo quy định). Tỉnh Thái Bình có 2 loại không gian bảo vệ theo yêu cầu về mức độ bảo vệ: không gian bảo tồn nghiêm ngặt (C1) và không gian bảo vệ (C2) - Không gian quản lý môi trường tích cực (Active Management Zone, kí hiệu chữ “A”): là các không gian phát triển thân thiện môi trường, nhưng do nằm ở vị trí có ảnh hưởng tới các khu vực nhạy cảm như du lịch, nguồn nước cấp, cần thiết phải có các giải pháp quản l{ môi trường tích cực để đảm bảo hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường. Các không gian quản l{ môi trường tích cực tỉnh Thái Bình gồm: Không gian nuôi trồng thủy sản (A1); Không gian phát triển du lịch biển 16 (A2); Không gian phát triển cảng biển (A3); Không gian phát triển diêm nghiệp (A4); Không gian phát triển công nghiệp (A5). - Không gian phát triển thân thiện môi trƣờng (Development Zone, kí hiệu chữ “D”): là những khu vực phát triển với chất lượng môi trường nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn Việt Nam. Các không gian phát triển thân thiện môi trường của tỉnh Thái Bình gồm: Không gian phát triển thương mại - dịch vụ - đô thị (D1); Không gian bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp (D2); Không gian bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp, chủ động ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn (D3). 17 18 Đặc điểm tự nhiên với các hoạt động được khuyến khích và không được phép triển khai trên mỗi không gian được khái quát trong bảng 3.4: Bảng 3.4. Các không gian bảo vệ môi trƣờng tỉnh Thái Bình TT Không gian bảo vệ môi trường Hoạt động được khuyến khích Hoạt động không được phép I Không gian bảo vệ (C) I.1 Không gian bảo tồn nghiêm ngặt (C1): gồm khu rừng đặc dụng tại ba xã ven biển Nam Hưng, Nam Phú và Nam Thịnh huyện Tiền Hải (khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải) và khu rừng nguyên sinh xã Thụy Trường huyện Thái Thụy. - Trồng rừng; - Cải tạo hoặc nâng cấp vùng bảo tồn; - Thả các loài động vật hoang dã; - Điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu khoa học. - Hoạt động tham quan, du lịch sinh thái (có kiểm soát); - Chuyển đổi sử dụng đất trái quy định; - Săn bắt động vật trong rừng ngập mặn ; - Khai thác cây ngập mặn và các sinh vật thủy sinh khác; - Xây dựng các công trình sản xuất; - Đổ chất thải và các hóa chất độc 19 hại; - Các hoạt động khác, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và môi trường thủy sinh. I.2 Không gian bảo vệ (C2): bao gồm vùng rừng ngập mặn còn lại tại các xã ven biển - Trồng cây ngập mặn; - Thả các loài sinh vật đặc hữu; - Nghiên cứu khoa học/môi trường, điều tra, khảo sát. - Chuyển đổi sử dụng đất trái quy định; - Khai thác cây ngập mặn và các sinh vật thủy sinh khác; - Các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cây ngập mặn và môi trường thủy sinh. II Không gian quản lý môi trường tích cực (A) II.1 Không gian nuôi trồng thủy sản (A1): - Nuôi trồng các loài thủy sản và sinh vật thủy sinh theo quy - Chuyển đổi sử dụng đất trái quy 20 gồm các vùng nước quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước mặn hoạch; - Bảo vệ các loài thực vật ngập nước và các sinh vật thủy sinh liên quan; - Phòng chống dịch bệnh cho các loài sinh vật thủy sinh nuôi trồng và xử l{ môi trường khi có dịch xảy ra. định; - Xây dựng các công trình sản xuất; - Đổ chất thải, phân bón và các hóa chất nguy hại. II.2 Không gian phát triển du lịch biển (A2): khu vực cồn Vành huyện Tiền Hải và còn Đen huyện Thái Thụy - Phát triển các tiện ích và dịch vụ du lịch, bảo đảm không vượt quá khả năng chịu tải tự nhiên của vùng; - Bảo tồn thiên nhiên và các giá trị văn hóa lịch sử. - Xây dựng các cơ sở sản xuất; - Xây dựng các công trình thương mại trong vùng “vành đai biển”; - Đổ thải chất thải rắn không đúng nơi quy định và nước thải không đạt tiêu chuẩn; 21 - Khai thác khoáng sản; - Đào xới, san lấp các bãi tắm. II.3 Không gian phát triển cảng biển (A3): vùng phát triển cảng Diêm Điền - Nạo vét trầm tích chống sa bồi; - Xây dựng và duy tu các thiết bị/tiện ích cảng, bến và các luồng tàu; - Triển khai các dịch vụ và tiện ích thích hợp trong quản l{ chất thải. - Thải chất thải rắn, nước thải, nước dằn tàu và cặn dầu. - Nuôi trồng thủy sản. II.4 Không gian phát triển diêm nghiệp (A4): vùng phát triển diêm nghiệp xã Thụy Hải huyện Thái Thụy - Sản xuất muối; - Nâng cấp hạ tầng ruộng muối. - Chuyển đổi sử dụng đất trái quy định; - Xây dựng các công trình sản xuất; - Đổ chất thải, 22 phân bón và các hóa chất nguy hại. II.5 Không gian phát triển công nghiệp (A5): gồm các KCN, CCN - Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm theo đăng k{; - Thu gom, xử l{ các loại chất thải; - Trồng cây xanh tăng độ che phủ; - Xây dựng các tiện ích bảo vệ môi trường. - Đổ thải chất thải rắn và nước thải không đạt tiêu chuẩn vệ sinh; - Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không hợp pháp; - Xả chất thải vào nguồn nước; - Phát thải khí thải không đạt tiêu chuẩn môi trường. III Các không gian phát triển thân thiện với môi trường (D) III. 1 Không gian phát triển thương mại – dịch vụ - đô thị (D1): gồm thành phố Thái Bình và các thị trấn - Phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại và các ngành kinh tế khác theo quy hoạch; - Phát triển cơ sở hạ - Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không hợp pháp; - Đổ thải rác, nước thải chưa 23 tầng; - Xây dựng các công trình thu gom, xử l{ chất thải tập trung; - Trồng cây tăng độ phủ xanh. được xử l{ ra môi trường. - Các hoạt động có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đất, nước và không khí. III. 2 Không gian bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi (D2): gồm các vùng quần cư và canh tác nông nghiệp nông thôn huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quznh Phụ, Vũ Thư, Kiến Xương - Phát triển nông nghiệp sạch; - Phát triển thủ công nghiệp, làng nghề; - Phát triển cơ sở hạ tầng; - Xây dựng các tiện ích thu gom, xử l{ chất thải. - Sử dụng hóa chất không cho phép trong nông nghiệp; - Khai thác nước ngầm không theo quy hoạch; - Khai thác cát phi pháp; - Xả rác thải, nước thải ra môi trường không đúng quy định; - Các hoạt động có khả năng gây 24 tác động bất lợi đến các vùng bảo tồn. III. 3 Không gian bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn, sản xuất nông nghiệp, chủ động ứng phó với nước biển dâng và xâm nhập mặn (D3): gồm các vùng quần cư và canh tác nông nghiệp nông thôn thuộc 02 huyện ven biển Tiền Hải và Thái Thụy - Phát triển nông nghiệp sạch; - Xây dựng các tiện ích thu gom, xử l{ chất thải. - Kiểm soát việc khai thác nước ngầm, hạn chế nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn; - Xây dựng các công trình tích trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân; - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn; - Nâng cấp, gia cố, xây mới các đoạn đê - Phân bố sử dụng đất và tổ chức sản xuất vùng kinh tế mặn- lợ-ngọt không theo quy hoạch; - Khai thác nước ngầm quá mức; - Sử dụng hóa chất không cho phép trong nông nghiệp; - Các hoạt động có khả năng gây tác động bất lợi đến các vùng bảo tồn. 25 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Luận văn đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra với các kết quả như sau: 1. Qua tổng quan cơ sở l{ luận và thực tiễn trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong nghiên cứu phân vùng chức năng môi trường, luận văn quan niệm Phân vùng chức năng môi trường là sự phân chia lãnh thổ thành các vùng/tiểu vùng môi trường được chức năng hóa dựa vào các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường và vị trí địa l{. Vùng chức năng môi trường là vùng môi trường được chức năng hóa theo khía cạnh kinh tế - sinh thái - môi trường. 2. Xuất phát từ cơ sở l{ luận về phân vùng chức năng môi trường, trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường của tỉnh Thái Bình, luận văn đã đưa ra nguyên tắc và tiêu chí phân vùng môi trường tỉnh Thái Bình. Kết quả đã phân tỉnh Thái Bình thành 06 tiểu vùng môi trường và xác định chức năng riêng cho mỗi tiểu vùng, định hướng các hoạt động phát triển nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường đối với từng tiểu vùng. 3. Luận văn đã hoạch định lãnh thổ tỉnh Thái Bình thành các không gian bảo vệ môi trường, gồm 03 nhóm không gian: không gian bảo vệ; không gian quản l{ môi trường tích cực; không gian phát triển sông, đê biển xung yếu. 26

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003268_1_555_2006675.pdf
Tài liệu liên quan