Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt Nam

Stereospermum colais (Dillw.) Mabberley – Quao núi

Tên khác: khé trụ, tài mớt, quao, snake tree.

Synonym: Bignonia colaisBuch.-Ham. ex Dillwin, Dipterosperma personatumHask.,

Stereospermum personatum(Hassk.) Chatterjee, S. tetragonumDC., Bignonia chelonoidenL.,

Stereospermum chelonoidesL.

Mẫu vật nghiên cứu:gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson149, 150, 151, 152, 153 và 154, được thu

thập vào tháng 12/2008 tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và 01/2010 tại Núi Cô Tô, tỉnh An Giang.

Mô tả:cây gỗ lớn, cùng gốc, cao 25-34m, đường kính tới 90cm, thường thẳng, có vỏ dày, sần sùi hay

nhẵn. Lá kép lông chim 1 lần, dài 25-38cm; lá chét hình bầu dục thuôn, dài 8-14cm, rộng 4-4,6cm, nhọn thành đuôi ở đầu, cuống lá chét dài 1-1,6cm, không lông, gân bên 5-8 đôi, lệch, lồi ở mặt dưới, có màu vàng càm. Cụm hoa dạng chùy xòe ra, dài 12-42cm; đài hoa dạng hình trứng hay hình elip trong nụ hoa, cao 5-7mm; tràng hoa màu trắng vàng vàng, ống cao 1,5-2,5cm, môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy, tiểu nhị 4. Quả dạng hình trụ vặn, có 4 góc, dài 84-100cm, rộng 0,9-2,6cm, có 4 cạnh đứng, cong, hóa gỗ nhiều hay ít. Hạt có màu trắng, dài 2-3cm, rộng 0,4-0,8cm kể cả cánh bên.

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 5-12μm. Mật độ mạch phân bố trung bình từ 16-20 mạch/mm2. Hình 4.2 Hình thái và giải phẫu loài O. indicum. A, C: hạt và giá thể bám của hạt; B: lát cắt ngang; D: tế bào biểu bì trên lá và khí khổng; E: lát cắt xuyên tâm; F: lát cắt tiếp tuyến. Hình A và C chụp ở rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; hình B, D, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình và tia dị hình, trong đó tia đồng hình là chủ yếu với 1-2 dãy. Tia hai dãy thường có mép tận cùng một dãy. Trên 1mm theo chiều ngang có 14 tia, chiều cao trung bình của tia từ 35-40μm, chiều rộng trung bình của tia từ 2-3μm, trên một tia trung bình từ 18-22 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia là 8μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 12-20 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 80-100μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 28-350. Lỗ ở thành mạch có dạng thang hay dạng điểm và đôi khi có cả 2 dạng lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 4-6 cạnh, thành tế bào cong queo, ít khi thẳng, kích thước trung bình 4μm x 6μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 4-6 cạnh, thành tế bào cong queo, kích thước trung bình 4μm x 7μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 25-30 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng 4μm x 5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 0,5-1μm x 3μm. Sinh học: mùa hoa tháng 3-7, mùa quả tháng 8-11, có khi vẫn thấy hoa quả quanh năm. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi hoặc côn trùng. Các quả già vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá. 4.2.2 Millingtonia hortensis L.f. – Đạt phước Tên khác: hà tan, đầu nhà trò, trâm bạc, tonoknia, indian cork tree. Mẫu vật nghiên cứu: gồm 8 mẫu của 6 số hiệu là dvson179, 180, 181, 182, 183 và 184, được sưu tập vào tháng 01/2010 tại Núi Sam, tỉnh An Giang và Củ Chi, thành phố Hố Chí Minh. Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao 6-24m; vỏ thân dày, có đường nứt dọc sâu. Lá kép lông chim 2-3 lần, dài 30-70cm, cuống lá dạng hình tròn, lá thường rụng vào mùa khô. Lá chét hình trứng xoan, dài từ 3- 4,5cm, rộng từ 2-2,5cm, chóp lá nhọn, gốc lá tròn, mép nguyên hay có răng không đều; cấu trúc lá mỏng, láng, mềm, không lông; gân lá lệch, số lượng từ 3-5 cặp. Cụm hoa hình chùm xim ở đỉnh cành, dài từ 10- 40cm. Lá bắc nhỏ và sớm rụng. Đài hình chuông, cao 2-4mm, cụt hay có 5 thùy nhỏ, cong lật ra phía ngoài, tồn tại ở giai đoạn quả. Tràng màu trắng dạng chén, có ống ở đáy, cao 6-10cm, có lông tuyến bên trong, 5 thùy tạo thành hai môi gồm môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy. Tiểu nhị 4 cái, 2 dài, 2 ngắn, hơi thò ra khỏi ống tràng. Bầu hình trụ nón, nhẵn. Quả nang dài 15-40cm, rộng 1,4-2cm. Hạt có cánh mỏng, dài 1,4-3,5cm, rộng 1-1,6cm. Hình 4.3 Hình thái loài Millingtonia hortensis. A: cây đang mùa ra hoa; B: lá chét; C: cành mang hoa; D: nhị hoa trên hoa. Hình A và B chụp ở Thảo cầm viên Sài Gòn; hình C và D chụp ở rừng phòng hộ Núi Sam, tỉnh An Giang. Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố dạng vòng. Khoang mạch hình trứng, ít dạng hình tròn, thường đơn độc hay tụ thành 2 hay 4 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 5-10μm. Mật độ mạch phân bố trung bình từ 60-68 mạch/mm2. Trên Hình 4.4 Hình thái và giải phẫu loài M. hortensis. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; C: lát cắt tiếp tuyến; D: tế bào biểu bì dưới lá; E: lát cắt xuyên tâm; F: lát cắt ngang. Hình A và B chụp ở rừng phòng hộ Núi Sam, tỉnh An Giang; hình C, D, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình, ít tia dị hình, tia đồng hình có 1 và 2 dãy với phần tận cùng nhọn. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 11-16 tia, chiều cao trung bình của tia từ 15- 24μm, chiều rộng trung bình của tia từ 1-2μm, trên một tia trung bình có từ 10-14 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia là 6μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có 8 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 90- 130μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 30-350. Lỗ ở thành mạch có dạng thang hay dạng điểm và đôi khi có cả 2 dạng lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 3-6 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 3μm x 5μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 3-6 cạnh, thành tế bào cong queo, ít khi thẳng, kích thước trung bình 3μm x 5μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 48-54 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng 3μm x 4-5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 1μm x 3μm. Sinh học: mùa hoa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, quả tháng 2-4, thụ phấn nhờ chim, côn trùng. Cây tái sinh bằng hạt. 4.2.3 Radermachera hainanensis Merrill – Rà đẹt Tên khác: rọc rạch Hải Nam, xê xo. Synonym: Radermachera pierrei Dop, R. grandiflora Dop, R. poilanei Dop. Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson155, 156, 157, 158, 159 và 160, được sưu tập vào tháng 05/2009 tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và tháng 10/2009 tại Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao 10-22m. Lá kép lông chim 2 (3) lần lẻ, dài 56-62cm, cuống có dạng hình tròn. Lá chét có dạng hình trứng thon, số lượng lá chét từ 2-7, kích thước lá chét trung bình dài từ 8-10cm, rộng 3-4,5cm, thường không cân, nhọn thành đuôi ở đầu, nhọn hay thon ở gốc, không lông, cuống lá chét 1-1,3cm; cấu trúc lá mỏng, mềm, gân có dạng lông chim lệch với 5-7 đôi. Hoa dạng chùm ở đầu cành hay ở ngọn, dài 10-12cm, thường từ 1-5 hoa trên một chùm, kích thước hoa từ 2,5-2,8cm. Cuống hoa dài từ 0,5-1cm, đài xoan bầu dục rồi hình chuông, màu nâu đỏ, dài 1,6-1,9cm; tràng hoa màu vàng hay vàng cam, có ống hình trụ hẹp ở gốc, phía trên loe hình chuông, dài 5-6cm; có 5 thùy không đều; tiểu nhị 4 thụt trong ống tràng, dài 3-3,5cm, có 2 nhị dài, 2 nhị ngắn. Quả dạng hình trụ vặn, dài 30-36cm, rộng 5-8mm, có mụn nhỏ. Hạt có màu trắng đục hay vàng cam, kích thước từ 0,1-0,2cm x 1,4-1,5cm, kể cả cánh. Hình 4.5 Hình thái loài Radermachera hainanensis. A: quần thể Rà đẹt; B: mùa hoa ở cây trưởng thành; C, D: nhị hoa; E: cành mang hoa và quả; F: lá và hoa. Hình A chụp ở khu bảo tồn thiên nhiên Takou, tỉnh Bình Thuận; hình B, C và D chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình E và F chụp ở rừng phòng hộ Núi Dinh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố dạng vòng xung quanh trục. Khoang mạch hình trứng và tròn lẫn lộn, thường đơn độc hay tụ thành 2 hay 3 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 4-6μm. Mật độ mạch phân bố trung bình từ 60-90 Hình 4.6 Hình thái và giải phẫu loài R. hainanensis. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; C: tế bào biểu bì dưới lá; D: lát cắt tiếp tuyến; E: lát cắt xuyên tâm; F: lát cắt ngang. Hình A và B chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình D, C, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. mạch/mm2. Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình và tia dị hình, tia đồng hình có 1 và 2 dãy với phần tận cùng nhọn. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 11-14 tia, chiều cao trung bình của tia 15μm, chiều rộng trung bình của tia 2μm, trên một tia trung bình có từ 14-17 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia là 7μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 6-10 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 70-90μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 40-420. Lỗ ở thành mạch có dạng thang và dạng điểm lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 5-6 cạnh, thành tế bào cong queo, ít khi thẳng, kích thước trung bình 4μm x 9μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 5-6 cạnh, tương đối đồng nhất, thành tế bào cong queo, kích thước trung bình 5μm x 10μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 45-50 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng 3μm x 5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 0,5μm x 2,5μm. Sinh học: cây ra hoa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, quả tháng 4-7, thụ phấn nhờ côn trùng. Cây tái sinh bằng hạt. 4.2.4 Stereospermum neuranthum Kurz – Khé núi Tên khác: quao núi, quao, snake tree. Synonym: Stereospermum wallichii C.B.Clarke, S. Grandiflorum Cubitt & W. Smith, Radermachera wallichi (C.B.Clarke) Chatterjee. Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson167, 168, 169, 170, 171 và 172, được sưu tập vào tháng 10/2009 tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao từ 12-24m. Lá kép lông chim 1 lần, thường rụng lâu mùa khô, dài từ 45- 55cm; lá chét có dạng hình trứng xoan, có đuôi, số lượng lá chét từ 9-13, dài từ 8-18cm, rộng 5-7,5cm, mặt dưới có lông dày, cứng, mặt trên có lông thưa màu xám hay vàng lúc non, kích thước cuống lá chét từ 0,5-1cm; cấu trúc lá chét thô, nạc; gân lá chét có dạng lông chim, lệch, với 7-9 cặp. Chùm tụ tán, ở đầu cành hay ở ngọn, dài 35-45cm, số lượng hoa trên một chùm từ 4-7 cái; hoa nở ban ngày, trắng, thơm; tràng hình ống ở gốc, loe rộng ở trên, dài 4-12cm; đài hoa có dạng hình cầu, cao 1cm, không có sọc, vành có lông mặt ngoài; tiểu nhị 4, 2 dài, 2 ngắn, thụt trong ống tràng, đáy chỉ nhị có lông. Quả dạng hình trụ vặn, có 4 cạnh, dài 60-80cm, rộng 0,5-1cm. Hạt có hai cánh, dài 2-3cm, rộng 0,5-0,8cm. Hình 4.7 Hình thái loài Stereospermum neuranthum. A: cây trong mùa ra lá non; B: hình thái lá; C: cây tái sinh; D: gai trên thân non gần hai bên cuống lá. Hình A, B, C và D chụp ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố dạng vòng. Khoang mạch hình trứng, ít hình tròn, thường đơn độc hay tụ thành 2 hay 3 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 8-15μm. Mật độ mạch trung bình từ 20-30 mạch/mm2. Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình, ít tia dị hình, tia đồng hình có 1 và 2 dãy, đôi khi 3 dãy, Hình 4.8 Hình thái và giải phẫu loài S. neuranthum. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; C: tế bào biểu bì dưới lá; D: lát cắt xuyên tâm; E: lát cắt ngang; F: lát cắt tiếp tuyến. Hình A và B chụp ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; hình C, D, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. với phần tận cùng nhọn. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 12-16 tia, chiều cao trung bình của tia từ 10- 55μm, chiều rộng trung bình của tia từ 2-3μm, trên một tia trung bình có từ 20-48 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia từ 6-10μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 10-12 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 100-120μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 40-450. Lỗ ở thành mạch có dạng thang và dạng điểm lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 5-7 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 5μm x 9μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 5-7 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 5μm x 9μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 38-42 cái/mm2, kích thước của tế bào khí khổng 3μm x 5μm, kích thước của khe lỗ khí khổng 0,5μm x 1μm. Sinh học: cây ra hoa tháng 1-6, quả tháng 7-11, thụ phấn nhờ côn trùng. Cây tái sinh bằng hạt. 4.2.5 Stereospermum colais (Dillw.) Mabberley – Quao núi Tên khác: khé trụ, tài mớt, quao, snake tree. Synonym: Bignonia colais Buch.-Ham. ex Dillwin, Dipterosperma personatum Hask., Stereospermum personatum (Hassk.) Chatterjee, S. tetragonum DC., Bignonia chelonoiden L., Stereospermum chelonoides L. Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson149, 150, 151, 152, 153 và 154, được thu thập vào tháng 12/2008 tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước và 01/2010 tại Núi Cô Tô, tỉnh An Giang. Mô tả: cây gỗ lớn, cùng gốc, cao 25-34m, đường kính tới 90cm, thường thẳng, có vỏ dày, sần sùi hay nhẵn. Lá kép lông chim 1 lần, dài 25-38cm; lá chét hình bầu dục thuôn, dài 8-14cm, rộng 4-4,6cm, nhọn thành đuôi ở đầu, cuống lá chét dài 1-1,6cm, không lông, gân bên 5-8 đôi, lệch, lồi ở mặt dưới, có màu vàng càm. Cụm hoa dạng chùy xòe ra, dài 12-42cm; đài hoa dạng hình trứng hay hình elip trong nụ hoa, cao 5-7mm; tràng hoa màu trắng vàng vàng, ống cao 1,5-2,5cm, môi trên 2 thùy, môi dưới 3 thùy, tiểu nhị 4. Quả dạng hình trụ vặn, có 4 góc, dài 84-100cm, rộng 0,9-2,6cm, có 4 cạnh đứng, cong, hóa gỗ nhiều hay ít. Hạt có màu trắng, dài 2-3cm, rộng 0,4-0,8cm kể cả cánh bên. Hình 4.9 Hình thái loài Stereospermum colais. A: cây trong mùa quả; B: cây trong mùa ra lá non; C: thân cây có vỏ nhẵn; D: cành mang quả; E, F: quả già. Hình A, B và C chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình D và E chụp ở rừng phòng hộ Núi Cô Tô, tỉnh An Giang; hình F chụp ở rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng, mạch phân bố theo dạng phân tán. Khoang mạch hình tròn, ít hình trứng, thường đơn độc hay tụ thành 2 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 5-10μm. Mật độ mạch phân bố trung bình từ 42-48 mạch/mm2. Trên lát cắt tiếp Hình 4.10 Hình thái và giải phẫu loài S. colais. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; D: tế bào biểu bì trên lá và khí khổng; C: lát cắt xuyên tâm; E: lát cắt ngang; F: lát cắt tiếp tuyến. Hình A và B chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình C, D, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia dị hình, ít tia đồng hình, tia dị hình từ 1-2, có khi đến 3 dãy. Tia nhiều dãy thường có mép tận cùng một dãy. Trên 1mm theo chiều ngang có 14 tia, chiều cao trung bình của tia 30μm, chiều rộng trung bình của tia từ 4-5μm, trên một tia trung bình từ 18-26 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia từ 7-10μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 7-9 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 70- 80μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 35-400. Lỗ ở thành mạch có dạng thang hay dạng điểm và đôi khi có cả 2 dạng lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 3-5 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 4μm x 8μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 3-5 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 4μm x 8μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 25-30 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng 2μm x 4μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 0,5μm x 2μm. Sinh học: cây ra hoa từ tháng 3 đến tháng 8, quả từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Cây tái sinh bằng hạt. 4.2.6 Stereospermum cylindricum Pierre ex Dop – Quao vàng Tên khác: qua núi Trung Bộ, khé trụ, ké hoa trắng, quao trụ, quao. Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson143, 144, 145, 146, 147 và 148, được sưu tập vào tháng 04/2008 và tháng 09/2009 tại rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao 25m, đường kính đến 120cm, nhánh có lông lúc non. Lá kép lông chim 1 lần, dài 26-32cm; lá chét có 5-7 lá, cuống dài 0,4-0,6cm có lông, kích thước lá chét dài 8-14cm, rộng 5,5-7,5cm, có dạng hình bầu dục hay bầu dục nhọn có chóp, mặt trên có lông mềm, mặt dưới có lông mịn dày; cấu trúc lá dày, mềm, mịn, gân có dạng lông chim, có 5-9 đôi, lệch. Cụm hoa dạng chùm ở đầu cành hay ở ngọn, dài 40-48cm, có 5-8 hoa trên một chùm; kích thước hoa từ 10-14cm, cuống hoa dài 2-2,5cm; đài hoa dạng ống, dài 2-2,5cm, mảnh ở phía đáy, loe ở phía trên dạng phễu hay dạng chuông, thẳng, chia làm 2 thùy; tràng hình chuông với các thùy có răng, dài 4-10cm, chia làm 5 thùy, có lông mịn ở ngoài; tiểu nhị 4, 2 dài, 2 ngắn, thụt vào bên trong tràng; chỉ nhị nhẵn ở đáy; hoa nở vào ban đêm. Quả dạng hình trụ vặn có 4 cạnh, thấp, dài 40-46cm, cuống quả dài 2-3cm. Hạt có cánh mỏng, màu trắng, dài từ 1,5- 2,5cm, rộng 1-1,5cm. Hình 4.11 Hình thái loài Stereospermum cylindricum. A: gốc có đường kính đến 1,2m; B: cây trong mùa ra lá; C: chùm hoa; D: cành mang quả; E, F: nhị hoa và hoa. Hình A chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình B, C, E và F chụp ở rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; hình D chụp ở rừng phòng hộ Núi Sam, tỉnh An Giang. Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố theo dạng vòng. Khoang mạch hình trứng và tròn lẫn lộn, thường đơn độc hay tụ thành 2 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 6-14μm. Mật độ mạch trung bình từ 25-30 mạch/mm2. Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình và tia dị hình, với 1-2 dãy tế bào. Tia hai dãy thường có Hình 4.12 Hình thái và giải phẫu loài S. cylindricum. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; D: tế bào biểu bì trên lá và khí khổng; C: lát cắt xuyên tâm; E: lát cắt ngang; F: lát cắt tiếp tuyến. Hình A và B chụp ở rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; hình C, D, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. mép tận cùng một dãy. Trên 1mm theo chiều ngang có 12 tia, chiều cao trung bình của tia 50 μm, chiều rộng trung bình của tia 3μm, trên một tia trung bình từ 28-34 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia từ 7-8μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 6-8 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình dài 80μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 38-420. Lỗ ở thành mạch có dạng hình thang hay dạng điểm và đôi khi có cả 2 dạng lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 5-8 cạnh, thành tế bào cong queo, ít khi thẳng, kích thước trung bình 5μm x 14μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 5-8 cạnh, thành tế bào cong queo, kích thước trung bình 5μm x 15μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 35-40 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng 3μm x 5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 0,5-1μm x 2μm. Sinh học: cây ra hoa từ tháng 5 đến tháng 9, có quả từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau. Cây tái sinh bằng hạt. 4.2.7 Fernandoa adenophylla (Wallich ex G. Don) Steenis – Đinh lá tuyến Tên khác: ngọt nai, sò đo. Synonym: Bignonia adenophylla Wall. ex G. Don., Haplophragma adenophyllum (Wall. ex G. Don) Dop, Haplophragma adenophylla (Wall. ex G.Don.) Benth., Spathodea adenophylla (Wall. ex G. Don.) DC. Mẫu vật nghiên cứu: gồm 12 mẫu của 6 số hiệu là dvson173, 174, 175, 176, 177 và 178, được sưu tập vào tháng 01/2010 và tháng 02/2010 tại rừng phòng hộ Núi Cô Tô và Núi Sam, tỉnh An Giang. Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao đến 22m, cành non có lông dày màu vàng sét. Lá kép lông chim một lần, đối, lẻ, dài 65-90cm, thường mang 5-7 lá chét; lá chét có dạng hình bầu dục, to, gần như không cuống, dài đến 47cm, rộng đến 27cm, mép nguyên, mặt dưới có lông nhiều, mặt trên ít hơn, màu vàng sét, có một vài tuyến lõm; gân lá chét từ 7-9 cặp, lệch. Cụm hoa hình chùm thưa ở đỉnh cành dài 16-28cm, rộng 25- 30cm, có lông dày, sắc; trên một cụm hoa có rất nhiều hoa. Hoa màu vàng lợt, dài 4-8cm. Đài hình chuông cao 2-4cm, có lông mịn ở phía ngoài, 5 thùy gần bằng nhau. Tràng dạng hình phễu, thót ở dưới, loe rộng ở phía trên, 5 thùy. Tiểu nhị 4, không thò ra khỏi tràng. Quả dạng hình trụ vặn, nhiều lông, dài 55-65cm, rộng 1-3cm, có đến 10 sóng dẹp. Hạt có màu vàng cam lúc khô, dài 2-3,5cm, rộng 0,6-1cm, cánh mỏng. Hình 4.13 Hình thái loài Fernandoa adenophylla. A: cây tái sinh; B: hình thái lá; C: cành mang quả; D: đài hoa tồn tại trên cuống quả; E, F: hoa và cụm hoa. Hình A và B chụp ở rừng phòng hộ Núi Sam và hình C, D, E và F chụp ở rừng phòng hộ Núi Cô Tô, tỉnh An Giang. Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố dạng vòng. Khoang mạch hình trứng, thường đơn độc hay tụ thành 2 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 6-10μm. Mật độ mạch trung bình 47 mạch/mm2. Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo Hình 4.14 Hình thái và giải phẫu loài F. adenophylla. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; D: tế bào biểu bì trên lá và khí khổng, C: lát cắt xuyên tâm; E: lát cắt ngang; F: lát cắt tiếp tuyến. Hình A và B chụp ở rừng phòng hộ Núi Cô Tô, tỉnh An Giang; hình C, D, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. của tia gồm tia đồng hình, ít tia dị hình, tia đồng hình có 1, ít khi 2 dãy, với phần tận cùng nhọn. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 15-17 tia, chiều cao trung bình của tia từ 35-45μm, chiều rộng trung bình của tia từ 1-2μm, trên một tia trung bình có từ 16-20 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia là 5μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình thang, trung bình trên mỗi mặt xiên có từ 5-8 thanh ngang, vách ngăn ngang giữa 2 thành viên mạch trung bình 70μm, độ xiên của vách ngăn giữa 2 thành viên mạch trung bình từ 35-420. Lỗ ở thành mạch có dạng thang và dạng điểm lẫn lộn. Tế bào biểu bì mặt trên lá có hình đa giác 4-6 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 4μm x 7μm. Tế bào biểu bì mặt dưới lá cũng có hình đa giác 5-6 cạnh, thành tế bào thẳng hay cong queo, kích thước trung bình 5μm x 8μm. Tế bào khí khổng có dạng hình hạt đậu, mật độ trung bình từ 30-40 cái/mm2, kích thước trung bình của tế bào khí khổng 3μm x 5μm, kích thước trung bình của khe lỗ khí khổng 0,5-1μm x 3μm. Sinh học: mùa ra hoa tháng 4-8, mùa quả tháng 9-2 năm sau, thụ phấn nhờ côn trùng. Cây tái sinh bằng hạt. 4.2.8 Markhamia stipulata var. pierrei (Dop) Santisuk – Thiết đinh lá bẹ Tên khác: lò đo, sò đo, sò đo bộp, thò đo. Synonym: Spathodea stipulata Wallich, Bignonia stipulata (Wall.) Roxb., Dolichandrone stipulata (Wall.) C.B.Clarke, Spathodea velutina Kurz, Markhamia indica Pham Hoang Ho, Markhamia pierrei Dop, Bignonia indica L. Mẫu vật nghiên cứu: gồm 14 mẫu của 6 số hiệu là dvson137, 138, 139, 140, 141 và 142, được sưu tập vào tháng 11/2006 tại VQG Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai; tháng 09/2006 tại núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh; tháng 04/2008 tại rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; tháng 12/2008 tại KBTTN Bình Châu – Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; tháng 12/2009 tịa VQG Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh. Mô tả: cây gỗ, cùng gốc, cao đến 25m, các phần non có lông mềm, màu xám vàng hay màu hung. Lá kép ông chim 1 lần, đối, lẻ, dài 45-65cm, với 11-13 lá chét; lá chét có dạng hình trứng, dài 26-34cm, rộng 10-14cm, không lông; cấu trúc lá chét mỏng, không lông, gân lá 6-13 cặp, lệch. Cụm hoa dạng chùm ở ngọn hay đầu cành, có lông mịn màu xám vàng hay hung, dài 30-40cm, mang 10-18 hoa. Đài hoa có lông mịn rải rác, sau khi hoa nở thì nhẵn; tràng hoa rất dày, nạc, màu vàng nhạt đến nâu đỏ, dạng hình chuông phình, dài 8-12cm, có 5 thùy; tiểu nhị 4, 2 dài, 2 ngắn, thụt trong tràng. Quả dẹp, dài 60-70cm, rộng 2-4 cm, thẳng hay hơi cong, có tuyến như mụt chen sát nhau. Hạt màu trắng, có cánh mỏng, dài 7-10cm, rộng 2,5-4cm. Hình 4.15 Hình thái loài Markhamia stipulata var. pierrei. A: quần thể Thiết đinh lá bẹ; B: cành mang quả; C: cặp lá kèm giả; D, E: hoa và nhị hoa, F: cụm hoa. Hình A và D chụp ở rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; hình B chụp ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước; hình C chụp ở rừng phòng hộ Núi Cô Tô, tỉnh An Giang; hình E và F chụp ở rừng phòng hộ Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Về giải phẫu, trên lát cắt ngang quan sát thấy vòng sinh trưởng năm, mạch phân bố theo kiểu phân tán. Khoang mạch hình trứng và tròn lẫn lộn, thường đơn độc hay tụ thành 2, 3, đôi khi 4 theo hướng xuyên tâm, đường kính trung bình của mạch từ 6-12μm. Mật độ mạch trung bình từ 35-40 mạch/mm2. Trên lát cắt tiếp tuyến quan sát thấy cấu tạo của tia gồm tia đồng hình, ít tia dị hình, với 1-2 dãy tế bào. Hình 4.16 Hình thái và giải phẫu loài M. stipulata var. pierrei. A, B: hạt và giá thể bám của hạt; D: tế bào biểu bì dưới lá; C: lát cắt xuyên tâm; E: lát cắt ngang; F: lát cắt tiếp tuyến. Hình A và B chụp ở rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; hình C, D, E và F chụp ở Phòng thí nghiệm Viện Sinh Học Nhiệt Đới. Tia hai dãy thường có mép tận cùng một dãy. Trên 1mm theo chiều ngang có từ 10-12 tia, chiều cao trung bình của tia 75μm, chiều rộng trung bình của tia 4μm, trên một tia trung bình từ 30-50 tế bào, khoảng cách trung bình giữa hai tia từ 8-10μm. Trên lát cắt xuyên tâm quan sát thấy thành mạch có dạng hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH012.pdf
Tài liệu liên quan