Luận văn Nghiên cứu đặc điểm dân số, nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

MỤC LỤC .iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC HÌNH .vi

MỞ ĐẦU.1

1. Lí do chọn đề tài .1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.2

3. Mục tiêu và nhiệm vụ .4

4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.5

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.5

6. Những đóng góp chính của luận văn.7

7. Cấu trúc của luận văn .7

NỘI DUNG.9

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DÂN SỐ VÀ NGUỒN LAO ĐỘNG.9

1.1. Cơ sở lý luận.9

1.1.1. Khái niệm dân số .9

1.1.2. Quy mô dân số.9

1.1.3. Các thước đo dân số .10

1.1.4. Cơ cấu dân số.13

1.1.5.Nguồn lao động .19

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao động.21

1.1.7. Các nhân tố khác.26

1.2. Cơ sở thực tiễn.26

1.2.1. Khái quát về đặc điểm dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ .26

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm dân số, nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12,1 15,8 15,8 16,6 Tuyên Quang 14,0 18,7 19,6 20,6 Bắc Cạn 12,5 11,9 19,8 20,7 Sơn La 11,4 13,0 13,2 14,7 Điện Biên 13,1 19,9 17,2 14,2 Lai Châu 8,8 13,5 12,4 15,2 Cao Bằng 16,7 20,0 19,8 20,7 Hà Giang 10,7 9,6 9,8 11,9 Hòa Bình 14,9 15,5 17,5 16,9 Lào Cai 16,5 15,6 14,4 16,1 Quảng Ninh 16,1 24,3 26,4 27,8 Nguồn: [13] Tỉ lệ lao động làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo có sự khác nhau giữa các địa phương trong vùng. Chiếm tỉ lệ cao nhất năm 2017 là các tỉnh Cao Bằng(20%), Phú Thọ( 21,2%), Thái Nguyên(27,1%). Nhìn chung so với năm 2010 thì tỉ lệ này ở các địa phương trong vùng đều có xu hướng tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề. 33 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận chung một số vấn đề về dân số, nguồn lao động, các nhân tố ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao động nhằm áp dụng vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đặc điểm dân số, nguồn lao động tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2017.Trong chương 1, luận văn cũng đã đề cập đến cơ sở thực tiễn về đặc điểm dân số và nguồn lao động vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ - vùng có tỉnh Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa và đào tạo nguồn nhân lực. 34 Chương 2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ, NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009-2017 2.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thái Nguyên là một trung tâm kinh tế - xã hội lớn của khu vực đông bắc hay cả Vùng trung du và miền núi phía bắc. Tỉnh Thái Nguyên được tái lập ngày 1/1/1997 với việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, một trung tâm kinh tế đang lên ở miền Bắc. Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều cơ quan khác của Quân khu. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút.[32],[37] Tỉnh Thái Nguyên được chia thành 2 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Các đơn vị hành chính này được chia tiếp thành 180 đơn vị hành chính cấp xã (gồm có 32 phường, 9 thị trấn, và 139 xã), trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du.[25] 35 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên 36 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến dân số và nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2017 2.2.1. Các yếu tố tự nhiên * Địa hình Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng bắc-nam và thấp dần xuống phía nam. Cấu trúc vùng núi phía bắc chủ yếu là đa phong hóa mạnh, tạo thành nhiều hang động và thung lũng nhỏ. Phía bắc Thái Nguyên gồm rừng núi và đồng lầy.Về phía đông có những dãy núi cao nằm giữa những ngọn núi đá vôi ở phố Bình Gia.Về phía đông bắc, có cao nguyên Vũ Phái được giới hạn bởi những dãy núi đá vôi và có khu rừng núi ngăn chia Lâu Thượng và Lâu Hạ ở phương Nam, phía tây bắc Thái Nguyên có thung lũng Chợ Chu bao gồm nhiều cánh đồng và những thung lũng nhỏ. Giữa Đồn Đủ và Cổ Lương là một cánh đồng giáp với cao nguyên Trúc Thanh và Độ Tranh gồm nhiều đồi núi lan tới tận khu đồng lầy Phúc Linh. Phía tây nam có dãy Tam Đảo dọc theo cao nguyên Văn Lang và cánh đồng Đại Từ. Tam Đảo có đỉnh cao nhất 1.591 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng đông bắc-tây nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn cũng chạy theo hướng tây bắc-đông nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa đông bắc. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác.Những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư của tỉnh. Ở các khu vực thấp của địa hình, ven các lưu vực sông, địa hình tương đối bằng phẳng như thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, Phú Bình dân cư đông đúc. Ngược lại ở những khu vực địa hình núi cao, địa hình chia cắt dân cư thưa thớt hơn như phía bắc huyện Định Hóa, Võ Nhai.[28] 37 * Thủy văn Sông Cầu là con sông chính của tỉnh và gần như chia Thái Nguyên ra thành hai nửa bằng nhau theo chiều bắc nam. Ngoài ra Thái Nguyên còn có một số sông suối khác nhưng hầu hết đều là phụ lưu của sông Cầu. Trong đó đáng kể nhất là sông Đu, sông Nghinh Tường và sông Công. Các sông tại Thái Nguyên không thuộc lưu vực sông Cầu là sông Rang và các chi lưu của nó tại huyện Võ Nhai, sông này chảy sang huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn và thuộc lưu vực sông Thương. Ngoài ra, một phần diện tích nhỏ của huyện Định Hóa thuộc thượng lưu sông Đáy.Ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề đáng quan tâm, nhất là tình trạng ô nhiễm trên sông Cầu. Ngoài đập sông Cầu, Thái Nguyên còn xây dựng một hệ thống kênh đào nhân tạo dài 52 km ở phía đông nam của tỉnh với tên gọi là Sông Máng, nối liền sông Cầu với sông Thương để giúp việc giao thông đường thủy và dẫn nước vào đồng ruộng được dễ dàng. Thái Nguyên không có nhiều hồ, và nổi bật trong đó là Hồ Núi Cốc, đây là hồ nhân tạo được hình thành do việc chặn dòng sông Công. Hồ có độ sâu 35 m và diện tích mặt hồ rộng 25 km², dung tích của hồ ước tính từ 160 triệu - 200 triệu m³. Hồ được tạo ra nhằm các mục đích cung cấp nước, thoát lũ cho sông Cầu và du lịch. Hiện hồ đã có một vài khu du lịch đang được quy hoạch để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia.[28] Trên thực tế, dân cư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung sinh sống đông đúc ven các con sông, suối, vì thế các thành phố được hình thành chủ yếu ở ven sông Cầu, sông Công. * Thổ nhưỡng Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:  Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp 38 cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao.  Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương... ở từ độ cao 150m đến 200m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên).  Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán...) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.Những nơi có đất đai màu mỡ như khu vực ven sông, các cánh đồng giữa núi thì nông nghiệp phát triển và thu hút dân cư sinh sống từ rất lâu đời.[28] * Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, nhưng do địa hình nên khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt:  Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai.  Vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai.  Vùng ấm gồm: Thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ. Nhiệt độ trung bình của Thái Nguyên là 25°C; chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là 13,7°C. Tại thành phố Thái Nguyên, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất từng được ghi nhận lần lượt là 39 41,5°C và 3°C.Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp và cư trú của con người, những vùng lạnh hơn thì dân cư thưa thớt, ngược lại ở những khu vực có nền nhiệt cao hơn như thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình có quy mô dân số và mật độ dân số cao hơn. So với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc thì Thái Nguyên là tỉnh ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai như lũ quét, sạt lở đất,bão nên việc định cư của người dân cũng mang tính ổn định hơn. 2.2.2. Các yếu tố kinh tế - xã hội * Sự phát triển kinh tế - tính chất của nền kinh tế Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam.Tuy vậy, Thái Nguyên lại có nền kinh tế phát triển, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ yếu. Những thành tựu quan trọng có thể kể đến là Thái Nguyên đứng thứ 2 cả nước về tăng trưởng, thứ ba cả nước về giá trị kim ngạch xuất khẩu. GDP bình quân đầu người và giá trị sản xuất công nghiệp lần lượt đứng thứ 4 và thứ 3 trong số 10 tỉnh thuộc vùng Thủ đô. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 7/63 tỉnh, thành phố năm 2016. 3 năm liên tiếp, tỉnh Thái Nguyên nằm trong số 10 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất. Trong 8 tháng đầu năm 2017, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục chuyển biến tích cực: Tăng trưởng kinh tế đạt 14,1%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,1%; xuất khẩu ước đạt 15,43 tỷ USD, tăng 26,7%; thu ngân sách đạt 8.409 tỷ đồng, tăng 34,8%, trong đó thu nội địa tăng 38%; khách du lịch đạt trên 1,7 triệu lượt (trên 32 nghìn lượt khách quốc tế). Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) tăng mạnh với tổng vốn đăng ký trên 7,2 tỷ USD.[28] Bảng 2.1.GDP và GDP/người tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009- 2017 40 Năm 2009 2012 2014 2017 GDP (tỉ đồng, giá thực tế) 23.744,2 34.203,3 45.638,4 66.760,6 GDP/người/năm (triệu đồng) 21,0 32,3 38,9 53,6 GDP/người so với trung bình của cả nước (%) 84,6 80,9 89,6 110,2 Nguồn:[12] Cơ cấu kinh tế đã có chuyển biến nhưng còn chậm, trung bình trong giai đoạn 2010 - 2016, tỉ trọng khu vực I tăng 2,2%, khu vực II tăng8,9%, khu vực III giảm 2,5%. Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt và luôn được coi là thế mạnh của tỉnh, thu hút đến 68,2% lao động của tỉnh (năm 2012), đóng góp 52,39 % vào GDP hàng năm (năm 2012).Tuy nhiên trong giai đoạn 2010- 2017 sản xuất công nghiệp có tốc độ phát triển rất nhanh và trở thành ngành sản xuất chính của tỉnh. Bảng 2.2: Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế, giai đoạn 2009- 2017 Năm Tổng số Nông- lâm- ngư nghiệp Công nghiệp- xây dựng Dịch vụ 2009 110,4 104,6 113,1 111,1 2011 108,7 105,1 111,4 108,2 2012 105,1 105,8 102,3 107,1 2013 106,0 105,5 103,3 108,5 2014 124,2 109,0 155,5 106,8 2015 126,5 106,9 147,7 111,6 2016 115,2 106,8 122,0 108,6 Nguồn:[12] * Trình độ công nghiệp hóa, đô thị hóa Thái Nguyên có tổ hợp Samsung với 2 nhà máy SEVT và SEMV với tổng mức đầu tư gần 7 tỉ đô la Mỹ tại Khu công nghiệp Yên Bình. Khu tổ hợp này đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của Thái Nguyên ngày nay. Cùng với đó, 41 tổ hợp khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, cùng nhiều dự án công nghiệp hiện đại khác đã mang lại diện mạo mới cho công nghiệp Thái Nguyên, trước kia vốn chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Hiện Thái Nguyên đã và đang triển các khu công nghiệp sau: Khu công nghiệp Sông Công I (220ha - là KCN đầu tiên của Thái Nguyên); KCN Sông Công II (250ha - đang triển khai xây dựng) thuộc thành phố Sông Công; KCN Yên Bình I (200ha), KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc thị xã Phổ Yên; KCN Điềm Thụy (350ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200ha - đang triển khai) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh.Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²). Tuy nhiên nhà ở cho công nhân cũng là một vấn đề nan giải khi mà đến năm 2015 Thái Nguyên đã có khoảng 163.750 công nhân, trong đó có khoảng 43.045 người có nhu cầu về nhà ở.[37] Tính đến năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nông thôn.Theo phân loại, có hai chợ loại 1, 7 chợ loại 2 và còn lại là chợ loại 3.Trong số các chợ, lớn nhất là chợ Thái, đây đồng thời cũng là chợ lớn nhất vùng Việt Bắc. Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Nguyên là 476.295 m², trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 m², chiếm 17,5%. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn 45 xã chưa có chợ, đa số là những xã vùng sâu, vùng xa. Tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch xây mới 5 chợ tại các xã Thuận Thành (Phổ Yên), Phú Thượng (Võ Nhai), Yên Ninh (Phú Lương), Yên Lãng (Đại Từ và Thanh Ninh (Phú Bình) thành các chợ đầu mối nông sản, tương ứng với 5 cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp tương ứng với Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Bắc Giang. Ngoài ra, tại các đô thị lớn của tỉnh, 42 các trung tâm thương mại, siêu thị lớn đang không ngừng gia tăng về số lượng và diện tích. Thái Nguyên đang hướng tới trở thành thành phố trực thuộc trung ương.Vì vậy, phát triển đô thị hiện đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của Thái Nguyên. Hiện Thái Nguyên có 421.100 dân cư đô thị trên tổng số 1.227.400 người (chiếm 34,31%) phân bố tại 2 thành phố, 1 thị xã và 9 thị trấn. * Y tế- văn hóa- giáo dục Theo thống kê năm 2017, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, 1 bệnh viện trực thuộc Quân khu 1 là Bệnh viện Quân y 91, 213 cơ sở y tế do Sở y tế tỉnh quản lý (chưa tính các cơ sở y tế tư nhân) - trong đó có 20 bệnh viện trực thuộc Sở y tế tỉnh, 13 phòng khám khu vực và 181 trạm y tế.Tổng số giường bệnh do Bộ y tế quản lý là khoảng hơn 1.600 giường, Sở Y tế tỉnh quản lý là 4.295 giường trong đó 3.145 giường tại các bệnh viện. Tỉnh Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.Tổng số sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước tính vào khoảng trên 150.000 người. Thái Nguyên là trung tâm giáo dục lớn với 9 trường đại học, 11 trường cao đẳng, và nhiều trường trung cấp nghề. * Phong tục tập quán, tâm lí xã hội Thái nguyên là tỉnh đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán và nếp sống riêng. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, mỗi dân tộc lại tích lũy, hình thành và phát triển vốn tri thức dân gian phong phú của dân tộc mình về lĩnh vực sản xuất, sinh hoạt, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, lối sống, duy trì nòi giống Bên cạnh những nét độc đáo, tiến bộ được bảo tồn đó, một số lối sống, tập tục lạc hậu vẫn còn duy trì trong hôn nhân và gia đình, chuẩn mực về con cái, quy mô gia đình * Chính sách dân số và lao động Tỉnh Thái nguyên đã và đang thực hiện đầy đủ các chính sách mà Nhà 43 nước ban hành trong suốt giai đoạn từ năm 2000 đến nay. Trong đó, có một số Nghị định, Nghị quyết quan trọng mà tỉnh đã hoàn thành tốt như: Quyết định số 136/2000/QĐ - TTg ngày 28/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010. Quyết định số 147/2000/QĐ - TTg ngày 22/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Chỉ thị số 10/2001/CT - TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Chỉ thị số 13/2007/CT - TTg ngày 6/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW. Quyết định số 170/2007/QĐ - TTg ngày 8/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia dân số và kế hoạch hoá gia đình giai đoạn 2006-2010. Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18/8/2010 của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010-2015 thực hiện Kết luận số 44- KL/TW ngày 01/4/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Quyết định 579/ QĐ-TTg ‘’Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”. Quyết định 2013/ QĐ-TTg “Chiến lược phát triển dân số và sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011- 2020”. Bên cạnh những chính sách đó, UBND, HĐND tỉnh còn chỉ đạo, thực hiện các chính sách về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, kết hợp với tuyên truyền vận động, tổ chức tập huấn cho cán bộ ngành y tế về công tác dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tỉnh cũng đặc biệt chú ý đến vấn đề 44 dân số và y tế của đồng bào dân tộc thiểu số. Các đề án tập trung vào vấn đề đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tầm soát các dị dạng, bệnh tật bẩm sinh và kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao năng lực truyền thông và đánh giá thực hiện chương trình; quảnlí thông tin chuyên ngành DS - KHHGĐ. Trong đó, chú trọng triển khai các mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số, đẩy mạnh triển khai các hoạt động truyền thông về DS - KHHGĐ, trọng tâm là “Truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn”. Với những chính sách đó, trong những năm qua, tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, tỉ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống, đặc biệt là người dân tộc thiểu số đã ý thức hơn về việc sinh đẻ có kế hoạch và khoa học. Vấn đề chăm sóc trẻ em ngày càng được chú trọng. Chính sách phân bố dân cư về những vùng sâu vùng xa đã và đang được tiến hành, góp phần giúp cho dân cư của tỉnh phân bố đồng đều hơn trong những năm tới.[6] 2.3. Đặc điểm dân số của tỉnh Thái Nguyên 2.3.1. Quy mô dân số và gia tăng dân số * Quy mô dân số Theo Tổng cục Thống kê năm 2017, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.255.070 người, trong đó nam có 602.700 người và nữ là 624.700 người. Tổng dân số đô thị là 421.100 người (34,31%) và tổng dân cư nông thôn là 806.300 người (65,69%). 45 Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo huyện/ thành phố/ thị xã (Đơn vị: Người) STT Huyện, thị 2009 2013 2015 2016 2017 Thái Nguyên 1.131.278 1.155.991 1.238.785 1.246.580 1.255.070 01 Tp.Thái Nguyên 279.689 290.620 315.196 317.580 420.000 02 Tp. Sông Công 49.840 51.433 66.054 66.450 66.888 03 Thị xã Phổ Yên 138.817 140.816 170.307 172.530 173.945 04 Định hóa 87.722 87.885 88.175 88.430 88.946 05 Võ Nhai 64.708 65.914 66.674 67.200 67.673 06 Phú Lương 105.998 106.861 108.409 109.250 96.744 07 Đồng Hỷ 109.341 111.854 114.300 115.080 89.435 08 Đại Từ 160.827 161.789 163.730 164.250 165.192 09 Phú Bình 134.336 138.891 144.940 145.810 142.205 Nguồn:[12] Thành phố Thái Nguyên,Thị xã Phổ Yên, huyện Đại Từ, Huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ có quy mô dân số lớn, dân cư tập trung tương đối đông đúc. Ngược lại, các huyện Định Hóa, Võ nhai và TP. Sông Công có quy mô dân số nhỏ.Sáu huyện, thị có quy mô dân số lớn nhất chiếm tới 82,02% dân số tỉnh năm 2017. Ba huyện, thành có quy mô dân số nhỏ nhất chỉ chiếm 17,08% dân số tỉnh năm 2012. Trong 6 năm, dân số các huyện đều tăng, trong đó tốc độ tăng nhanh nhất là TP. Thái Nguyên (6,85%), TP. Sông Công (3,5%), Thị xã Phổ Yên (2,63%). 46 Hình 2.2. Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2009 và 2017 Quy mô hộ của dân số tỉnh Thái Nguyên liên tục giảm, số người bình quân một hộ giảm qua các năm 2000: 4,9; 2004: 4,6; 2008: 4,2. Theo điều tra biến động dân số năm 2017, con số đó tiếp tục giảm xuống còn 3,9. 279689 49840 138817 87722 64708 105998 109341 160827 134336 420000 66888 173945 88946 67673 96744 89435 165192 142205 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000 TP. Thái Nguyên TP. Sông Công Thị xã Phổ Yên Định Hóa Võ Nhai Phú Lương Đồng Hỷ Đại Từ Phú Bình (Người) (Huyện, thị) Năm 2009 Năm 2017 47 Bảng 2.4. Quy mô hộ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2017 Năm Quy mô hộ 1 người 2 - 4 người 5+ người 2000 2,1 44,4 53,5 2002 2,3 44,0 53,7 2004 2,6 46,7 50,7 2006 3,0 51,2 45,8 2009 3,2 55 41,8 2010 4,0 61,4 34,6 2016 4,3 66,1 30,7 2017 4,2 66,0 30,6 Nguồn:[12] Số hộ độc thân (1 người) đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên với tỉ lệ thấp, năm 2000: 2,1%, năm 2016: 4,3%. Quy mô gia đình nhỏ (hộ có 4 người trở xuống) đang dần chiếm tỉ trọng lớn và chiếm trên 50% (năm 2016: 64,1%). Năm 2000, số hộ từ 5 người trở lên là 53,5% nhưng đến năm 2016, tỉ trọng chỉ bằng 1/3 (31,7%). Điều này có thể thấy, công tác giảm sinh và hướng tới quy mô gia đình nhỏ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Quy mô gia đình nhỏ góp phần tăng chất lượng nguồn dân số, trẻ em được chăm sóc tốt, dinh dưỡng và đào tạo cũng được chăm lo hơn. Thái Nguyên là nơi cư trú tập trung của các dân tộc thiểu số, với mức sinh còn cao và tập quán sống theo gia đình nhiều thế hệ. Nên quy mô gia đình nhỏ của tỉnh còn thấp so với cả nước, tuy nhiên cao hơn khu vực Trung du miền núi bắc bộ (theo điều tra dân số ngày 1/4/2016, quy mô gia đình nhỏ ở Trung du miền núi bắc bộ là 69,5%) và cả nước (81,9%). * Gia tăng dân số Trong giai đoạn từ 2009 - 2017, gia tăng tự nhiên của dân số tỉnh Thái nguyên đã có sự thay đổi rõ rệt theo xu hướng giảm. 48 Bảng 2.5. Tốc độ gia tăng tự nhiên dân số của tỉnh Thái Nguyên (ĐVT: %) Năm 2005 2007 2009 2010 2011 2016 2017 Tốc độ gia tăng 1,24 1,15 1,09 0,99 1,07 0,99 0,99 Nguồn:[12] Hình 2.3. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005- 2017 Nếu như năm 2009, gia tăng tự nhiên là 1,09% thì đến năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 1,07%, đến năm 2016 giảm xuống còn 0,99%. Có thể nói đây là một nỗ lực lớn của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên trong thực hiện các mục tiêu DS - KHHGĐ nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao đời sống kinh tế- xã hội. 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2005 2007 2009 2010 2011 2016 2017 49 2.3.2. Cơ cấu dân số * Cơ cấu dân số theo giới tính Bảng 2.6 cho thấy tỷ lệ số dân nam-nữ của tỉnh không biến động nhiều.Trong những năm gần đây tỷ lệ số dân là nam có giảm nhẹ. Năm 2009 nếu tỉ lệ nam là 49,41% thì đến năm 2017 giảm còn 49,15%. Tỉ lệ nữ trong dân số ổn định và tăng nhẹ lên 50,85% năm 2017( so với năm 2010 là 50,59%). Bảng 2.6. Cơ cấu dân số theo giới tính tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2010- 2017(%) Năm Tổng số Nam Nữ 2009 100 49,41 50,59 2011 100 49,29 50,71 2012 100 49,29 50,71 2013 100 49,29 50,71 2014 100 49,29 50,71 2015 100 49,13 50,87 2016 100 49,13 50,87 2017 100 49,15 50,85 Nguồn: [12] *Cơ cấu theo nhóm tuổi Thái Nguyên là tỉnh có dân số trẻ, điều đó làm cho tỉnh có nguồn lao động bổ sung khá dồi dào. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2017, độ tuổi của dân số tỉnh Thái Nguyên có tỉ lệ như sau: Nhóm tuổi từ 0- 14 tuổi chiếm 26,6%, nhóm từ 14- 59 tuổi có tỉ lệ cao nhất chiếm 64,0%, nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỉ lệ nhỏ là 9,4%, tuy nhiên nhóm này có tỉ lệ ngày càng tăng (so với năm 2009 là 8,9%). Điều này cho thấy dân số của tỉnh cũng như các địa phương khác trên cả nước đang bước vào thời kì già hóa. 50 Bảng 2.7.Cơ cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên Độ tuổi Tỷ lệ (%) - Độ tuổi 0-14 - Độ tuổi 15-59 - Độ tuổi trên 60 26,6 64,0 9,4 Nguồn: [12] Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_dac_diem_dan_so_nguon_lao_dong_tinh_thai.pdf
Tài liệu liên quan