Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. TỔNG QUAN . 3
1.1. Đặc điểm sinh học của Salmonella. 3
1.1.1. Hình thái . 3
1.1.2. Tính chất nuôi cấy . 3
1.1.3. Tính chất hóa sinh. 4
1.1.4. Sức đề kháng. 4
1.1.5. Kháng nguyên . 4
1.1.5.1. Kháng nguyên O . 5
1.1.5.2. Kháng nguyên H . 5
1.1.5.3. Kháng nguyên Vi. 6
1.1.6. Phân loại . 6
1.2. Đặc điểm hệ gen của Salmonella. 8
1.2.1. Cấu trúc hệ gen. 8
1.2.2. Cơ chế kháng kháng sinh ở Salmonella. 10
1.2.2.1. Cơ chế kháng kháng sinh nhóm aminoglycoside . 11
1.2.2.2. Cơ chế kháng kháng sinh nhóm β-lactam . 12
1.2.2.3. Cơ chế kháng kháng sinh nhóm phenicol. 13
1.2.2.4. Cơ chế kháng kháng sinh nhóm quinolone. 13
1.2.2.5. Cơ chế kháng kháng sinh tetracycline. 13
1.2.2.6. Cơ chế kháng sulfonamide và trimethoprim . 14
172 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh và gen liên quan ở các chủng salmonella đa kháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứu của Kim và cộng sự, 2012 khi nghiên cứu Salmonella
kháng kháng sinh phân lập được ở thịt gà ở Hàn Quốc [77]. Từ các kết quả trên
có thể nhận định rằng kiểu hình kháng kháng sinh phổ biến là khác nhau giữa
các nghiên cứu.
Việc xác định kiểu hình kháng kháng sinh ở các mẫu nghiên cứu là quan
trọng. Kết quả kiểu hình này kết hợp với kết quả giải trình tự và kết quả phân
tích tin sinh học sẽ cho biết gen nào liên quan và gen nào không liên quan cũng
68
như các đột biến gen liên quan đến kháng kháng sinh. Từ kết quả kiểu hình ở
bảng 3.9, chúng tôi đã xác định được 9 chủng Salmonella đa kháng kháng sinh.
Danh sách Salmonella đa kháng kháng sinh được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Danh sách Salmonella đa kháng kháng sinh
Ký hiệu Tên chủng Nguồn phân lập
Sal 5.1 S. Meleagridis Thịt lợn
Sal 6 S. Derby Thịt lợn
Sal 7 S. Give Thịt lợn
Sal 11 S. Typhimurium S384 Thịt lợn
Sal 12 S. Typhimurium S181 Thịt lợn
Sal 1 S. Warragul Thịt gà
Sal 4 S. Indiana Thịt gà
Sal 7.1 S. Rissen Thịt gà
Sal 8 S. Typhimurium S360 Thịt bò
Kết quả bảng 3.10 cho thấy S. Typhimurium phổ biến nhất. Thịt lợn là
nguồn phân lập được nhiều Salmonella đa kháng kháng sinh nhất (5 serovar),
tiếp theo là thịt gà (3 serovar), ít nhất là thịt bò (1 serovar).
Tỷ lệ kháng kháng sinh, tỷ lệ đa kháng, và kiểu hình kháng kháng sinh
là khác nhau ở các nghiên cứu đã được công bố. Sự khác biệt này theo một số
nhà nghiên cứu thì có thể là do lạm dụng kháng sinh trong điều trị và chăn nuôi,
làm tăng áp lực chọn lọc lên vi khuẩn dẫn tới xuất hiện nhiều chủng Salmonella
đa kháng kháng sinh khác nhau theo vùng địa lý [37]. Việc phát hiện ra tỷ lệ
kháng kháng sinh cao trong các mẫu trong nghiên cứu này cho thấy rằng cần
phải có cảnh báo về việc gia tăng sử dụng kháng sinh trong điều trị hoặc dự
phòng. Điều này có thể gây ra áp lực chọn lọc, làm xuất hiện các chủng
Salmonella kháng kháng sinh trong thực phẩm.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy các chủng Salmonella phân bố
khác nhau theo quốc gia, theo nguồn bệnh. Tỷ lệ kháng kháng sinh và đa kháng
kháng sinh cũng khác nhau theo các vùng địa lý. Vì vậy việc tiến hành nghiên
69
cứu tỷ lệ nhiễm Salmonella ở thực phẩm và đặc điểm kháng kháng sinh của
chúng là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Kết quả nghiên cứu này có thể hữu ích
trong việc xây dựng các mô hình đánh giá nguy cơ và ngăn ngừa lây truyền
Salmonella từ thực phẩm sang người ở Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu của
chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng
kháng sinh nhằm theo dõi tỷ lệ và xu hướng kháng kháng sinh ở các chủng
Salmonella, nâng cao nhận thức và giúp thúc đẩy các biện pháp bảo vệ và làm
giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong tương lai.
3.3. Kết quả phân tích các nhóm gen ở một số chủng Salmonella đa kháng
kháng sinh
Giải trình tự hệ gen phiên mã hiếm khi được sử dụng để xác định các gen
kháng kháng sinh ở vi khuẩn. Thay vào đó, người ta thường sử dụng giải trình
tự DNA toàn bộ hệ gen. Việc giải trình tự hệ gen phiên mã cho phép nghiên
cứu chức năng của các gen tốt hơn so với giải trình tự DNA. Trong nghiên cứu
này chúng tôi muốn tập trung nghiên cứu hệ gen chức năng của vi khuẩn. Điều
này là quan trọng vì các gen không cần thiết sẽ không biểu hiện và có xu hướng
mất đi hoặc bị thoái biến [78]. Hơn nữa kỹ thuật giải trình tự toàn bộ hệ gen
không phân biệt được các gen đã bị bất hoạt trong hệ gen và các chức năng liên
quan khác của gen đó (có thể chưa được biết tới). Ngoài ra, theo chúng tôi thì
gen biểu hiện sẽ có mối liên quan với kiểu hình, cụ thể ở đây là kiểu hình kháng
kháng sinh cao hơn so với gen không biểu hiện.
Chúng tôi đã thực hiện giải trình tự hệ gen phiên mã của vi khuẩn
Salmonella đa kháng kháng sinh phân lập được từ thực phẩm giống như phương
pháp mà tác giả Marcelino và cộng sự đã công bố. Theo đó, mẫu vi khuẩn từ
ruột chim ở Australia được lấy bằng tăm bông vô trùng và lưu trong hỗn dịch
vận chuyển mẫu chuyên dụng VTM (viral transport media). VTM gồm các
thành phần như canh thang BHI và các kháng sinh penicillin, streptomycin,
gentamicin, và amphotericin B. VTM là dung dịch vận chuyển mẫu chuẩn được
sử dụng để thu thập mẫu ở các vụ dịch cúm gia cầm. Dung dịch này sẽ tiêu diệt,
ức chế hoặc làm giảm bớt số lượng các loài vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh
70
trên. Các kháng sinh này được sử dụng cho mục đích vận chuyển, không phải
mục đích là để tạo áp lực với vi khuẩn mặc dù chúng có thể làm tăng biểu hiện
của các gen kháng kháng sinh đối với các loài vi khuẩn phân lập được. Kết quả
là nhóm nghiên cứu đã xác định được biểu hiện của 81 gen kháng kháng sinh
có chức năng đề kháng 9 nhóm kháng sinh khác nhau, gồm các nhóm β-lactam,
phenicol, quinolone, tetracycline, aminoglycoside, fosfomycin, trimethoprim,
sulphonamide, và MLS (macrolides, lincosamide và streptogramin) [79]. Một
điều hết sức quan trọng là các gen kháng kháng sinh cũng biểu hiện ở vi khuẩn
nhạy cảm với kháng sinh trong điều kiện nuôi cấy thông thường [80]. Do đó
trong nghiên cứu này chúng tôi không sử dụng chủng nhạy cảm với kháng sinh
để đối chiếu. Thay vào đó chúng tôi sử dụng chính kiểu hình nhạy cảm và đề
kháng với từng loại kháng sinh ở các chủng để tham chiếu với nhau. Từ đó rút
ra dự đoán gen nào, hoặc đột biến nào có thể liên quan đến kháng kháng sinh ở
vi khuẩn này.
Để phân tích các nhóm gen ở Salmonella đa kháng kháng sinh, một số
serovar đa kháng kháng sinh cần được lựa chọn để giải trình tự toàn bộ hệ gen
phiên mã. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi chỉ lựa chọn
6 chủng theo tiêu chí tỷ lệ nhiễm cao, đề kháng nhiều kháng sinh và theo nguồn
phân lập, gồm S. Derby, S. Give, S. Indiana, S. Typhimurium S384, S.
Typhimurium S360, và S. Typhimurium S181. Các mẫu trên được tách RNA
tổng số, nồng độ RNA được trình bày trong bảng 3.11.
Bảng 3.11. Nồng độ RNA tổng số của các mẫu nghiên cứu.
Mẫu Sal 4 Sal 6 Sal 7 Sal 8 Sal 11 Sal 12
Nồng độ
(ng/µl)
201,3 133,9 54,9 320,7 72,8 279,9
A260/280 1,99 1,95 1,94 1,98 1,96 1,97
Kết quả bảng 3.11 cho thấy các mẫu RNA đều đạt yêu cầu về nồng độ
và độ tinh sạch. Do đó chúng tôi tiến hành điện di các mẫu RNA tổng số trên
gel agarose 0,8% để kiểm tra độ toàn vẹn. Kết quả được chỉ ra trong hình 3.9.
71
Hình 3.9. Hình ảnh điện di các mẫu RNA tổng số trên gel agarose 0,8%.
Kết quả hình 3.9 cho thấy mỗi giếng có hai băng sắc nét tương ứng với
vị trí của băng 18S và 28S. Sự xuất hiện của các băng này chứng tỏ RNA không
bị phân cắt và mẫu đủ tiêu chuẩn cho thí nghiệm tiếp theo.
Các mẫu RNA đạt tiêu chuẩn sẽ được sử dụng để lập thư viện cDNA
bằng bộ kit TruSeq RNA Sample Preparation v2 và TruSeq Stranded mRNA
Sample Preparation của hãng Illumina. Theo yêu cầu của bộ kit này, mẫu RNA
tổng số khi sử dụng thiết lập thư viện phải đạt tiêu chuẩn giá trị toàn vẹn RNA
(số RIN: RNA Integrity Number) trên 8,0. Cả sáu mẫu nghiên cứu này đều có
giá trị RIN trên 8,0 khi kiểm tra tính toàn vẹn bằng bằng máy Bioanalyzer, kết
quả được chỉ ra trong phụ lục 1. Theo đó, tất cả các mẫu cDNA đều đạt tiêu
chuẩn để đưa vào máy giải trình tự.
3.3.1. Số lượng trình tự đọc (read)
Từ kết quả trình tự thô của 6 mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành tinh
sạch bằng phần mềm Trimmomatic, kết quả được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tóm tắt số lượng trình tự RNA của Salmonella
Mẫu Tổng số Read Số read tinh sạch GC (%) Q20 (%) Q30 (%)
Sal 4 31,660,664 28,766,408 52,57 97,63 92,17
Sal 6 21,761,926 19,937,432 52,15 97,72 92,41
Sal 7 24,042,496 21,817,352 51,69 97,61 92,12
Sal 8 29,379,152 26,886,172 52,80 97,71 92,39
Sal 11 25,011,400 22,682,108 54,83 97,50 91,79
Sal 12 28,187,848 25,991,170 52,22 97,81 92,65
Chú thích: Sal 4 (S. Indiana), Sal 6 (S. Derby), Sal 7 (S. Give), Sal 8 (S.
Typhimurium S360), Sal 11 (S. Typhimurium S384), Sal 12 (S. Typhimurium
S181).
72
Từ bảng số liệu 3.12 cho thấy, tổng số có 160.043.486 read được tạo ra,
sau khi tinh sạch trình tự bằng phần mềm Trimmomatic, tổng số lượng các read
có điểm Q20 thu được là 146.080.642. Số lượng read nhiều nhất là ở Sal 4
(28.766.408) và ít nhất là ở Sal 6 (19.937.432). Trung bình mỗi mẫu có khoảng
24.346.773 read. Các trình tự read có điểm chất lượng Q20 này sẽ được sử dụng
để lắp ráp de novo và sử dụng cho các phân tích tiếp theo.
3.3.2. Lắp ráp de novo
Các read sau khi tinh sạch được lắp ráp với nhau tạo thành các contig.
Các contig này sẽ được lắp ráp de novo để tạo thành hệ gen biểu hiện hoàn
chỉnh. Kết quả lắp ráp de novo được trình bày trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Kết quả lắp ráp de novo hệ gen biểu hiện của các Salmonella.
Kết quả
de novo
Mẫu
Sal 4 Sal 6 Sal 7 Sal 8 Sal 11 Sal 12
Size (bp) 4.695.722 4.775.274 4.955.078 4.920.467 5.123.401 4.863.792
GC (%) 52.1 52 51.9 51.8 51.9 52.1
N50 26.230 24.816 26.289 27.202 22.887 29.202
L50 54 60 63 60 67 54
NC 584 415 457 420 537 453
SCS (bp) 200 201 202 203 200 200
LCS (bp) 96.420 94.231 96.872 91.421 144.621 144.621
MSS (bp) 8.040,6 11.506,7 10.842,6 11.715,4 9.540,8 10.736
Chú thích: SCS (chiều dài contig nhỏ nhất), LCS (chiều dài contig lớn
nhất), MSS (kích thước trung bình của trình tự).
N50 là giá trị mà tại đó có ít nhất một nửa số contig của hệ gen có chiều
dài lớn hơn hoặc bằng giá trị đó [81]. Giá trị N50 đánh giá độ liên tục, toàn vẹn
của các contig nhưng không đánh giá được độ chính xác của trình tự [82]. Giá
trị L50 là số lượng contig có chiều dài lớn hơn hoặc bằng N50 [83]. Kết quả
trình tự tốt là có giá trị N50 cao và L50 thấp [84].
73
Bảng số liệu 3.13 cho thấy kích thước hệ gen phiên mã của các mẫu
nghiên cứu dao động từ 4,69 Mb (Sal 4) đến 5,1 Mb (Sal 11), giá trị GC dao
động quanh 52%, giá trị N50 cao và L50 thấp. Kết quả này tương tự với kết
quả giải trình tự toàn bộ hệ gen của S. Derby 07CR553 công bố bởi Kérouanton
và cộng sự, 2015 [85]. Từ đó có thể kết luận là trình tự của 6 mẫu nghiên cứu
trong luận án này có chất lượng tốt.
3.3.3. Chú thích chức năng các gen
Để hạn chế việc bỏ sót các gen biểu hiện trong các chủng nghiên cứu,
nhiều công cụ phân tích, phát hiện gen đã được sử dụng. Số lượng các gen phát
hiện được ở các công cụ này là khác nhau. Kết quả phát hiện các gen của các
công cụ này khác nhau là do phương pháp phân tích của chúng khác nhau, và
hiện chưa có một phương pháp chuẩn, thống nhất trong việc chú thích các gen
được chấp nhận trên thế giới. Mỗi phương pháp chú thích các gen đều có những
tiến bộ và hạn chế riêng [86].
Năm 2017, Baek và cộng sự công bố rằng có nhiều gen kích thước nhỏ,
mã hóa cho protein có chiều dài dưới 100 amino acid không phát hiện được khi
chú thích hệ gen của vi khuẩn [87]. Do đó, cần phải tiến hành các nghiên cứu
sâu hơn về các gen trên trong các mẫu nghiên cứu. Warren và cộng sự, 2010
công bố rằng số lượng các gen được tìm thấy bằng các công cụ, phần mềm ít
hơn số lượng gen thực tế có trong hệ gen [88]. Vì vậy, việc xác định các gen ở
sinh vật prokaryot bằng các công cụ, các phần mềm cần phải được phát triển
thêm để dự đoán chính xác các gen trong hệ gen.
Số lượng các trình tự mã hóa tìm được bởi các cơ sở dữ liệu khác nhau
trong nghiên cứu này được trình bày trong bảng 3.14.
74
Bảng 3.14. Trình tự mã hóa ở 6 mẫu nghiên cứu
Cơ sở dữ liệu
Số lượng các trình tự mã hóa
Sal 4 Sal 6 Sal 7 Sal 8 Sal 11
Sal
12
RAST 4.807 4.917 5.154 5.097 5.357 5.000
PATRIC 4.807 4.917 5.154 5.049 5.357 5.000
BASys 4.973 5.100 5.336 5.253 5.566 5.209
Genious R11 4.400 4.513 5.022 5.207 5.304 5.309
Chú thích: Sal 4 (S. Indiana), Sal 6 (S. Derby), Sal 7 (S. Give), Sal 8 (S.
Typhimurium S360), Sal 11 (S. Typhimurium S384), Sal 12 (S. Typhimurium
S181).
Số liệu ở bảng 3.14 cho thấy, số lượng trình tự mã hóa ở Sal 4, Sal 6, Sal
7, Sal 8, và Sal 11 thu được từ cơ sở dữ liệu BASys là lớn hơn so với trình tự
mã hóa thu được ở ba cơ sở dữ liệu còn lại. Với Sal 12 thì trình tự mã hóa lớn
nhất thu được là từ kết quả phân tích của phần mềm Geneious R11.
3.3.4. Phân tích các nhóm gen ở các chủng Salmonella nghiên cứu
Sử dụng nhiều công cụ tin sinh học khác nhau như RAST, PATRIC 3.5.2,
và BASys, Geneious R11, ARG-ANNOT, và CARD chúng tôi thu được kết
quả của hệ gen biểu hiện như sau: Ngoài một số lượng rất lớn (chiếm đa số)
các gen liên quan đến hoạt động sống của tế bào như: housekeeping gen, các
gen liên quan đến quá trình phân chia tế bào, hô hấp tế bào... Chúng tôi đã xác
định được các nhóm gen quan trọng biểu hiện ở Salmonella đa kháng như sau:
3.3.4.1. Nhóm gen kháng kháng sinh
Để xác định các gen kháng kháng sinh có trong trình tự de novo của sáu
mẫu nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các công cụ ResFinder, ARG-ANNOT,
CARD, PATRIC 3.5.2. Kết quả tóm tắt các gen kháng kháng sinh và kiểu hình
kháng kháng sinh được trình bày trong bảng 3.15 và danh sách chi tiết các gen
kháng kháng sinh được trình bày trong bảng 3.16.
75
Bảng 3.15. Kết quả tóm tắt các gen kháng kháng sinh và kiểu hình kháng kháng sinh ở các mẫu nghiên cứu
KS
Mẫu nghiên cứu (Kiểu hình kháng kháng sinh/gen kháng kháng sinh)
Sal 4 Sal 6 Sal 7 Sal 8 Sal 11 Sal 12
AM
(R)
blaOXA-1
blaTEM family
PBPE**
(R)
blaTEM family
(R)
blaTEM family
PBPE**
(R)
blaTEM family
(R)
blaTEM family
PBPE**
(R)
blaTEM family
PBPE**
GN
(R)
aac family*
aph family*
ant family*
kdpE
(S)
aac(6')-Iy
kdpE
(S)
aac (6')-Iy, aac6-Iy,
aadA8, aadA17;
kdpE
(S)
aac (6')-Iaa, aac3-IIa,
aadA17, aadA8b
aph3-IIa
kdpE
(R)
aac family*
aph family*
kdpE
(S)
aac(6')-Iaa, aac6-Iaa,
aph(6)-Id, aph(3'')-Ib
strA, strB
kdpE
STR
(R)
aac family*
aph family*
ant family*
kdpE
(R)
aac(6')-Iy
kdpE
(R)
aac (6')-Iy, aac6-Iy
aadA8, aadA17
kdpE
(R)
aac (6')-Iaa, aac3-IIa
aadA17, aadA8b
aph3-IIa
kdpE
(R)
aac family*
aph family*
kdpE
(R)
aac(6')-Iaa, aac6-Iaa
aph(6)-Id, aph(3'')-Ib
strA, strB
kdpE
CIP
(R)
aac(6')Ib-cr, gyrA,
gyrB, parC
(S)
gyrA, gyrB,
parC
(S)
qnr-S1, qnr-S3, gyrA,
gyrB, parC, parE
(S)
qnrS1, qnr-S3, qnr-S5,
gyrB, parC
(S)
gyrA, gyrB, parC
(S)
gyrA, gyrB, parC
C
(R)
floR, cmlA1, catB3,
catB4, catB8
(S)
floR, cmlA1
(R)
floR, cmlA1, cmlA5,
cat2
(R)
floR, cmlA1, cmlA5,
cat2
(R)
floR, cmlA1
(S)
cmlA1
TE
(R)
tet(A), tet(R)
(R)
tet(A), tet(M),
tet(S)
(R)
tet(A), tet(M), tet(R),
tet(S)
(R)
tet(A), tet(B), tet(C),
tet(M), tet(R), tet(S)
(R)
tet(A), tet(B),
tet(C), tet(R)
(R)
tet(A)
SXT
(R)
sul1, sul2, dfrA12
(S)
(R)
sul2, sul3, dfrA12
(R)
sul2, sul3, dfrA12
(R)
sul2, dfrA14, dfrA5
(S)
sul2
Chú thích: *Aac (Acetylation) family; Aph (Phosphorylation) family; Ant (Adenylylation) family; ** Penicillin Binding Protein E. coli.
KS (kháng sinh), AM (ampicillin), GN (gentamycin), STR (streptomycin), CIP (ciprofloxacin), C (chloramphenicol), TE (tetracycline), SXT
(sulfamethoxazol/trimetoprim).
76
Salmonella thường đề kháng 5 kháng sinh là ampicillin,
chloramphenicol, streptomycin, sulfonamide, và tetracycline (ACSSuT) [89].
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi, ngoài S. Typhimurium
(Sal 8, Sal 11) còn có S. Indiana (Sal 4) và S. Give (Sal 7) có kiểu gen và kiểu
hình đề kháng 5 kháng sinh trên.
Kết quả ở bảng 3.15 cũng cho thấy tổng số có 42 kiểu hình được tạo ra
từ kết quả kháng sinh đồ. Có 29 kiểu hình kháng kháng sinh có biểu hiện của
các gen kháng kháng sinh. Có 12 kiểu hình nhạy cảm kháng sinh có biểu hiện
của gen kháng kháng sinh. Chỉ có duy nhất một kiểu hình nhạy cảm là không
có biểu hiện của gen kháng kháng sinh đó là Sal 6 nhạy cảm với kháng sinh
SXT và không có biểu hiện của gen kháng kháng sinh nào. Như vậy, sự phù
hợp giữa kiểu gen và kiểu hình là (29+1)/42 = 71,4%. Và sự không phù hợp
giữa kiểu gen và kiểu hình kháng kháng sinh là 12/42 = 28,6%.
Tỷ lệ phù hợp giữa kiểu gen với kiểu hình ở các chủng Salmonella nghiên
cứu là 71,4% (30/42 kiểu hình). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu
của tác giả Owen và cộng sự, 2017. Theo tác giả này, kết quả về sự phù hợp
giữa kiểu gen và kiểu hình kháng kháng sinh ở các chủng vi khuẩn phân lập
được từ bò là 72,7% [90]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
các kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như McDermott và cộng sự
năm 2016 (99%) [91] và Zankari và cộng sự năm 2013 (99,74%) [92]. Mặc
dù có sự phù hợp cao giữa kiểu gen và kiểu hình, tuy nhiên còn một tỷ lệ lớn
(28,6%) kiểu gen và kiểu hình không phù hợp. Đáng chú ý nhất là năm mẫu
(Sal 6, Sal 7, Sal 8, Sal 11, và Sal 12) có biểu hiện của các gen kháng kháng
sinh nhóm quinolone (qnrS1, qnr-S3, qnr-S5, gyrB, parC) nhưng lại nhạy
cảm với kháng sinh này. Tiếp theo là các mẫu nhạy cảm với gentamycin, 4/6
mẫu (Sal 6, Sal 7, Sal 8 và Sal 12) có biểu hiện của các gen kháng kháng sinh
nhóm aminoglycoside (aac(6')-Iaa, aac6-Iaa, aph(6)-Id, aph(3'')-Ib, strA, và
strB). Tương tự như vậy, các gen kháng kháng sinh nhóm phenicol floR và
cmlA1 biểu hiện trong hai chủng nhạy cảm với chloramphenicol (Sal 6 và Sal
12). Hai mẫu Sal 7 và Sal 8 có kiểu hình kháng kháng sinh giống nhau là AM,
77
STR, C, TE, SXT, Sal 6 và Sal 12 có kiểu hình kháng kháng sinh giống nhau
là AM, STR, TE. Tuy nhiên, kiểu gen kháng kháng sinh của Sal 7 khác Sal
8, kiểu gen kháng kháng sinh của Sal 6 khác Sal 12.
Sự không phù hợp giữa kiểu gen và kiểu hình trong nghiên cứu này có
thể giải thích là do các gen kháng kháng sinh biểu hiện ở mức độ chưa đủ.
Điều này làm vi khuẩn không có khả năng kháng kháng sinh [93]. Ngoài ra,
có thể là do có nhiều cơ chế kháng kháng sinh cùng tham gia kháng một loại
kháng sinh. Có nhiều cơ chế kháng kháng sinh ở Salmonella, bao gồm sản
xuất enzyme để bất hoạt kháng sinh, giảm tính thấm của màng tế bào, hoạt
động của hệ thống bơm thải thuốc và thay đổi mục tiêu tác dụng của thuốc.
Các gen kháng kháng sinh có thể được truyền ngang giữa các vi khuẩn thông
qua biến nạp, tải nạp, và tiếp hợp. Một số lượng lớn các gen có liên quan đến
những con đường này và liên quan đến điều hòa biểu hiện gen. Trong một số
trường hợp, sự biểu hiện của gen kháng kháng sinh có thể không liên quan
đến kiểu hình kháng thuốc [94]. Ngoài ra, sự không phù hợp giữa kiểu gen và
kiểu hình có thể là do các cơ chế kháng kháng sinh khác chưa được tìm ra. Việc
tìm ra cơ chế kháng kháng sinh mới ở vi khuẩn còn nhiều hạn chế vì hầu hết
các nghiên cứu đều tập trung vào nuôi cấy vi khuẩn và tìm các gen kháng kháng
sinh đã biết trước thông qua các kỹ thuật sinh học phân tử như PCR, NGS. Cách
tiếp cận này làm cho chúng ta hiểu biết chưa đầy đủ về hệ gen kháng kháng
sinh ở vi khuẩn [95].
Đáng chú ý trong nghiên cứu này là sự phù hợp giữa kiểu gen và kiểu
hình của hai kháng sinh thuộc nhóm aminoglycoside là streptomycin và
gentamycin ở các mẫu nghiên cứu là hoàn toàn khác nhau. Streptomycin là một
trong những kháng sinh có tỷ lệ phù hợp giữa kiểu gen và kiểu hình cao nhất ở
các mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này ngược với kết quả nghiên cứu của
tác giả Patrick và cộng sự, 2013. Theo đó, sự không phù hợp giữa kiểu gen và
kiểu hình lớn nhất lại ở kháng sinh streptomycin. Có tới 35 mẫu Salmonella
phân lập được nhạy cảm với streptomycin nhưng tất cả đều mang gen kháng
kháng sinh này. Mặc dù streptomycin là một trong những kháng sinh được sử
78
dụng nhiều trong chăn nuôi và được giám sát chặt chẽ bởi hệ thống giám sát vi
khuẩn kháng kháng sinh Hoa Kỳ (National Antimicrobial Resistance
Monitoring System: NARMS). Ngược lại, trong các kiểu hình kháng kháng
sinh, tỷ lệ không phù hợp giữa kiểu gen và kiểu hình ở kháng sinh GN lại rất
thấp. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của tác giả McDermott và cộng sự,
2016 [91], theo đó, gentamycin cũng là kháng sinh có tỷ lệ không phù hợp giữa
kiểu gen và kiểu hình cao ở các mẫu nghiên cứu. Tất cả những kết quả khác
nhau này có thể được lý giải là do mối quan hệ giữa kiểu hình kháng kháng
sinh và sự biểu hiện của gen kháng kháng sinh không phải luôn luôn đúng [96].
Trong hầu hết các trường hợp có thể dựa vào kiểu gen để dự đoán kiểu
hình kháng kháng sinh. Ví dụ, Sal 6 không có biểu hiện của gen kháng
trimethoprim-sulfamethoxazole và nhạy cảm với kháng sinh này. Sal 4 đề
kháng với ciprofloxacin có biểu hiện của gen aac(6')Ib-cr, và các mẫu Sal 6,
Sal 7, Sal 8, Sal 11, và Sal 12 không có biểu hiện của gen aac(6')Ib-cr và nhạy
cảm với ciprofloxacin, điều này gợi ý rằng gen aac(6')Ib-cr có thể giúp
Salmonella đề kháng quinolone. Kết quả này phù hợp với công bố của tác giả
Lu và cộng sự năm 2015 [97]. Hoặc biểu hiện của các gen kháng kháng sinh
trong các kiểu hình kháng thuốc như trong Salmonella đề kháng với AM,
STR, TE (Sal 4, Sal 6, Sal 7, Sal 8, Sal 11, Sal 12), GN (Sal 4, Sal 11), CIP (Sal
4), C (Sal 4, Sal 7, Sal 8, Sal 11), và SXT (Sal 4, Sal 7, Sal 8, Sal 11). Việc
chuyển các gen kháng kháng sinh vào các chủng nhạy cảm kháng sinh có thể
tạo ra các chủng kháng kháng sinh [98]. Điều này giải thích cho việc có thể
dựa vào kiểu gen để dự đoán kiểu hình kháng kháng sinh ở các mẫu nghiên
cứu trên. Tuy nhiên, sự có mặt của gen kháng kháng sinh không có nghĩa là
chúng sẽ biểu hiện, hoặc biểu hiện đủ mạnh để tạo ra kiểu hình kháng kháng
sinh. Sự biểu hiện của các gen kháng kháng sinh ở kiểu hình nhạy cảm kháng
sinh trong nghiên cứu này là một ví dụ. Giải trình tự thế hệ mới còn có một
ưu điểm: đây là phương pháp khả thi cho mục đích giám sát các gen kháng
kháng sinh ở vi khuẩn [92].
79
Bảng 3.16. Kết quả chi tiết các gen kháng kháng sinh biểu hiện ở các mẫu nghiên cứu.
Mẫu Kháng sinh Tên gen
Sal 12
Nhóm β-Lactam
blaTEM-1, blaTEM-10, blaTEM-42, blaTEM-102, blaTEM-117, blaTEM-118, blaTEM-169,
blaTEM-187, blaTEM-191, blaTEM-192, blaTEM-1B, blaTEM-214, blaTEM-217, Penicillin
Binding Protein E. coli
Nhóm aminoglycoside aph(6)-Id, aph(3'')-Ib, aac6-Iaa, aadA1, strA, strB, kdpE
Nhóm quinolone gyrA, gyrB, parC
Nhóm phenicol cmlA1
Nhóm tetracycline tet(A)
Nhóm sulfonamide sul2
Nhóm trimethoprim -
Nhóm khác dnaA, uhpT, glpT, pmrF, bacA
Sal 11
Nhóm β-Lactam
blaTEM-1, blaTEM-10, blaTEM-42, blaTEM-59, blaTEM-89, blaTEM-102, blaTEM-117,
blaTEM-118, blaTEM-169, blaTEM-187, blaTEM-191, blaTEM-192, blaTEM-1B, blaTEM-
217, Penicillin Binding Protein E. coli
Nhóm aminoglycoside
aadA17, aadA11, aadA13, aadA1-pm, aadA23, aadA24, aadA3, aac(3)-IId, aac(6')-Iaa,
aac(3)-IIa, aac3-IId, aac6-Iaa, aac3-IIa, aph(3')-Ia, aph(6)-Id, aph3''Ia, aph3-Ia, aph3-IIa,
aphA1, strA, strB, kdpE
Nhóm quinolone qnrS1, gyrB, parC
Nhóm phenicol floR, cmlA1
Nhóm tetracycline tet(A), tet(B), tet(C), tet(R)
Nhóm sulfonamide sul2
Nhóm trimethoprim dfrA14, dfrA5
Nhóm khác mphA, mrx, arr-2, dnaA, uhpT, glpT, lnu(F), linG, pmrF, bacA
80
Mẫu Kháng sinh Tên gen
Sal 8
Nhóm β-Lactam
blaTEM-1, blaTEM-10, blaTEM-42, blaTEM-59, blaTEM-89, blaTEM-99, blaTEM-102,
blaTEM-117, blaTEM-118, blaTEM-169, blaTEM-187, blaTEM-191, blaTEM-192, blaTEM-
1B, blaTEM-217
Nhóm aminoglycoside aac (6')-Iaa, aadA17, aadA8b, aac3-IIa, aph3-IIa, kdpE
Nhóm quinolone qnrS1, qnrS3, qnr-S5, gyrB, parC
Nhóm phenicol floR, cmlA1, cmlA5, cat2
Nhóm tetracycline tet(A), tet(S), tet(M), tet(R)
Nhóm sulfonamide sul2, sul3
Nhóm trimethoprim dfrA12
Nhóm khác dnaA, uhpT, glpT, pmrF, bacA
Sal 7
Nhóm β-Lactam
blaTEM-1, blaTEM-10, blaTEM-42, blaTEM-59, blaTEM-89, blaTEM-99, blaTEM-102,
blaTEM-117, blaTEM-118, blaTEM-169, blaTEM-187, blaTEM-191, blaTEM-192, blaTEM-
1B, blaTEM-217, Penicillin Binding Protein E. coli
Nhóm aminoglycoside aac (6')-Iy, aac6-Iy, aadA8, aadA17, kdpE
Nhóm quinolone qnr-S1, qnrS3, gyrA gyrB, parC, parE
Nhóm phenicol cmlA1, cmlA5, cat2, floR
Nhóm tetracycline tet(A), tet(B), tet(C), tet(S), tet(M), tet(R)
Nhóm sulfonamide sul2, sul3
Nhóm trimethoprim dfrA12
Nhóm khác dnaA, uhpT, glpT, pmrF, bacA
Sal 6
Nhóm β-Lactam
blaTEM-1, blaTEM-10, blaTEM-42, blaTEM-59, blaTEM-89, blaTEM-102, blaTEM-117,
blaTEM-118, blaTEM-169, blaTEM-187, blaTEM-191, blaTEM-192, blaTEM-1B, blaTEM-
214, blaTEM-217
Nhóm aminoglycoside aac(6')-Iy, aadA1, kdpE
Nhóm quinolone gyrA, gyrB, parC
81
Mẫu Kháng sinh Tên gen
Nhóm phenicol floR, cmlA1
Nhóm tetracycline tet(A), tet(S), tet(M)
Nhóm sulfonamide -
Nhóm trimethoprim -
Nhóm khác dnaA, fosA7, glpT, uhpT, pmrF, bacA
Sal 4
Nhóm β-Lactam
blaOXA-1, blaTEM-1B, blaTEM-1, blaTEM-10, blaTEM-153, blaTEM-192, blaTEM-193,
blaTEM-194, blaTEM-220, Penicillin Binding Protein E. coli
Nhóm aminoglycoside
aac(3)-Iva, aac(6')Ib-cr, aac(6')-Iy, aac(3)-Ib, aac(6)-Ib, aac(6)-31, aac(6)-Iaa, aac(6)-Ib,
aacA4, aac-Iva, aac(6')-Ib-cr, aph(4)-Ia, aph(3'
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_dac_diem_khang_khang_sinh_va_gen_lien_qu.pdf