Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương nuôi tại Lào Cai

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

MỞ ĐẦU . 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu của đề tài . 3

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài . 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài . 4

1.1.1. Các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội hình thành giống lợn . 4

1.1.1.1. Nguồn gốc các giống lợn nhà . 4

1.1.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tới

việc hình thành giống lợn . 4

1.1.2. Cơ sơ khoa học của việc nghiên cứu các đặc điểm sinh học của loài lợn . 5

1.1.2.1. Đặc điểm về di truyền . 5

1.1.2.2. Đặc điểm về về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá . 7

1.1.2.3. Lợn là loài gia súc có khả năng sinh trưởng, năng suất thịt

cao và phẩm chất thịt tốt . 8

1.1.2.4. Lợn là loài gia súc có khả năng thích nghi cao, dễ huấn luyện . 8

1.1.2.5. Đặc điểm sinh học về sự sinh sản của lợn . 9

1.1.2.6. Tập tính sinh sản của lợn . 9

1.1.2.7. Cơ sở khoa học nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý máu . 10

1.1.3. Cơ sở khoa học về sự sinh trưởng và khả năng cho thịt của lợn . 12

1.1.3.1. Sự sinh trưởng, phát dục của lợn . 12

1.1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục và khả

năng sản xuất thịt của lợn . 14

1.1.4. Cơ sở khoa học nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh dục và khả

năng sinh sản của lợn . 17

1.1.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục lợn cái . 17

1.1.4.2. Khả năng sinh sản của lợn . 22

1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mường Khương -nơi hình thành nên giống lợn Mường Khương . 27

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước . 30

1.3.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . 30

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . 31

1.3.2.1. Đặc điểm một số giống lợn Việt Nam . 33

1.3.2.2. Một số đặc điểm giống và kết quả nghiên cứu về lợn

Mường Khương . 39

Chương 2. ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU . 41

2.1. Đối tượng nghiên cứu . 41

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu . 41

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu . 41

2.2.2. Thời gian nghiên cứu . 41

2.3. Nội dung nghiên cứu . 41

2.4. Phương pháp nghiên cứu . 41

2.4.1. Phương pháp điều tra . 41

2.4.2. Phương pháp khảo sát . 42

2.4.3. Phương pháp thí nghiệm trên lợn nuôi thịt . 42

2.4.4. Phương pháp mổ khảo sát lợn thịt và các chỉ tiêu khảo sát . 44

2.4.5. Phương pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc . 45

2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi . 46

2.5.1. Chỉ tiêu điều tra tình hình chăn nuôi lợn của huyện Mường Khương . 46

2.5.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của lợn Mường Khương . 46

2.5.3. Chỉ tiêu sinh sản của lợn cái Mường Khương . 46

2.5.4. Các chỉ tiêu sinh trưởng của lợn con, lợn thịt nuôi thả rông và

lợn thí nghiệm nuôi thịt . 48

2.5.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu bổ sung thức ăn cho lợn thí nghiệm . 49

2.6. Phương pháp xử lý số liệu . 50

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 51

3.1. Kết quả đều tra tình hình chăn nuôi lợn ở huyện Mường Khương . 51

3.1.1. Diễn biến đàn lợn của huyện Mường Khương qua các năm . 51

3.1.2. Cơ cấu đàn lợn Mường Khương trong một số xã điều tra . 54

3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản

xuất của lợn Mường Khương . 56

3.2.1. Đặc điểm sinh học về màu sắc lông . 56

3.2.2. Đặc điểm sinh học về sinh sản của lợn Mường Khương . 58

3.2.2.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái Mường Khương . 58

3.2.2.2. Khả năng sinh sản của lợn nái Mường Khương . 60

3.2.3. Đặc điểm sinh học về khả năng sinh trưởng của lợn Mường Khương . 64

3.2.3.1. Sinh trưởng của lợn con theo mẹ giai đoạn bú sữa . 64

3.2.3.2. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thả rông . 69

3.2.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn thịt nuôi thả rông . 70

3.2.3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn Mường Khương trưởng thành nuôi thịt . 73

3.2.3.5. Sinh trưởng của lợn thịt trong điều kiện nuôi thí nghiệm . 75

3.3. Kết quả mổ khảo sát lợn thịt thí nghiệm nuôi từ 3 - 7 tháng tuổi . 81

3.4. Kết quả phân tích thành phần hoá học thịt lợn . 84

3.5. Kết quả của biện pháp tác động thức ăn cho lợn Mường Khương

nuôi thịt từ 3 - 7 tháng . 85

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 88

1. Kết luận . 88

2. Đề nghị . 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 90

 

pdf106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2751 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và tác động của việc bổ sung thức ăn nhằm nâng cao sức sản xuất thịt của giống lợn Mường Khương nuôi tại Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tất cả đầu lợn đen, giữa trán có một điểm trắng, tất cả đều có cổ khoang chia lợn ra 2 phần. Có 2 loại hình. Loại Móng Cái xương to, và loại Móng Cái xương nhỏ. Loại xương nhỏ có tầm vóc nhỏ, đầu nhỏ, mõm hơi dài và thẳng, chân nhỏ đi bàn, lưng hơi võng. Loại hình xương to thì ngược lại, đầu to, mõm dài vừa phải và bè, trán có nếp nhăn, tai to ngang, chân to, tầm vóc trung bình, có 12 vú trở lên, thể chất yếu, (Nguyễn Khánh Quắc và CS, 1995) [35]. Theo Vũ Kính Trực, (1995) [52]: Lợn Móng Cái nuôi ở Tràng Bạch qua 95 lứa đẻ từ năm 1987 - 1991 cho thấy: Trung bình số con sơ sinh đẻ ra còn sống là 11,64 con, lúc 30 ngày tuổi là 8,65 con, lúc 60 ngày tuổi 8,51 con. Những số liệu trên cho thấy rõ tính đẻ sai con của lợn Móng Cái (chắc chắn nhờ cùng 1 cơ chế di truyền có được từ giống lợn Trung Quốc). Sở dĩ số lượng con 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi thấp là do chăm sóc nuôi dưỡng kém. Như vậy lợn Móng Cái Việt Nam phải có được giá trị như một nguồn dự trữ gen, về tính sinh sản cao bằng nhân thuần chủng một cách có hệ thống, có thể pha thêm máu những lợn giống Thái Hồ của Trung Quốc nhất là giống Mai Sơn để kế thừa và phát triển tính cao sản của nó. Tác giả cho biết có một lợn Móng Cái ở Quảng Uyên, Quảng Ninh, trong 5 năm lứa nào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 cũng đẻ trên dưới 20 con, kỷ lục là 27 con. Một lợn Móng Cái khác cũng ở Quảng Ninh qua 3 năm nuôi đẻ 2 lứa/năm và mỗi lứa 17 - 18 con, kỷ lục là 24 con. So với lợn Thái Hồ của Trung Quốc kỷ lục 32 con/lứa thì lợn Móng Cái của ta cũng chẳng kém lợn Thái Hồ là mấy. Tóm lại: Lợn Móng Cái có ngoại hình đồng nhất, thành thục sớm, đẻ nhiều con, nuôi con khéo. Có nhiều mặt cải tiến hơn lợn Ỉ, có tầm vóc to hơn và dài mình hơn. Có khả năng đẻ 10 con/ổ, khả năng tiết sữa đạt và vượt chỉ tiêu 30 kg, khả năng tiêu hoá và sử dụng thức ăn thô xanh tốt. Lợn Móng Cái có nhược điểm như tầm vóc còn nhỏ, thể chất yếu, lưng võng, bụng sệ, chân đi bàn, tăng trọng chậm, mình ngắn, ngực mỏng. Do vậy, phương hướng là tăng cường công tác chon lọc và nhân thuần để nâng cao tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn mẹ, cho lai tạo với các giống lợn ngoại để nâng cao tầm vóc. * Giống lợn Ỉ Các tác giả Đỗ Xuân Tăng và CS (1994) [37], Nguyễn Khánh Quắc và CS, (1995) [35] cho biết: Giống lợn Ỉ được nuôi phổ biến ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, là một trong những giống lợn được nhân dân ta chọn lọc, nhân giống và nuôi dưỡng từ lâu. Về nguồn gốc: Chưa có một tài liệu nào xác định một cách chính xác, đầy đủ và khoa học. Nhưng qua một số đặc điểm chủ yếu là địa bàn phân bố của lợn Ỉ, nhiều ý kiến nhận định rằng: Lợn Ỉ bắt nguồn từ Nam Định (cũ) tức là Hà Nam ngày nay, do lợn Ỉ ở đây thuần chưa bị pha tạp. Hiện nay, có thể do khả năng tăng khối lượng thấp, tỷ lệ mỡ cao và sức sinh sản thấp hơn so với giống Móng Cái, dẫn đến hiệu quả nuôi giống lợn này không cao. Vì lý do đó giống lợn Ỉ bị giống Móng Cái chiếm chỗ và số lượng lợn Ỉ bị giảm nhanh và hiện tại có nguy cơ bị mất trong sản xuất. Thực tế giống lợn Ỉ chỉ tồn tại với một số lượng ít ở Thanh Hoá và một vài vùng khác, nhưng với độ thuần chủng không cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có lông đen tuyền, đầu nhỏ thô, mõm ngắn cong, bụng sệ, có 10 vú, chân yếu, lợn có hướng sản xuất mỡ. Lợn ỉ có 2 nhóm là Ỉ pha và Ỉ mỡ. Đặc điểm sinh trưởng phát dục: Lợn Ỉ lúc 2 tháng tuổi đạt 5,0 kg, lúc trưởng thành đạt 85 kg. Khả năng sinh sản: Lợn Ỉ khả năng thành thục về tính sớm, con cái 3 - 4 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục, chu kỳ động dục là 19 - 21 ngày, thời gian động dục là 3 - 4 ngày, thời gian chửa 110 - 115 ngày, lợn nái có thể đẻ 9 - 11 con/ổ, tỷ lệ nuôi sống đạt cao 90 - 92%. * Giống lợn Lang Hồng Đây là giống lợn nổi tiếng ở vùng Bắc Ninh, thuộc nhóm còn có lợn Lang Lạng Sơn, Thái Bình, Thái Nguyên... nhóm lợn Lang này có pha máu lợn Móng Cái với lợn địa phương, lông da lang từng nhóm trên mình, không ổn định như lợn Móng Cái. Ngoại hình: Lợn Lang Hồng có ngoại hình tương tự giống lợn Móng Cái, đầu to vừa phải, mõm bé và dài, tai to cúp về phía trước, cổ ngắn, lưng võng, bụng to, xệ nên hai hàng vú thường xuyên quyết đất. Màu sắc lông giống như lợn Móng Cái, màu đen, ở giữa trán có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ một dải trắng cắt ngang kéo dài từ bụng đến chân, lưng và mông có màu đen kéo dài đến khấu đuôi và đùi không giống yên ngựa như ở giống Móng Cái. Đặc điểm sản xuất có thua kém so với lợn Móng Cái nhưng không đáng kể. Nái sinh sản có 10 - 12 vú trở lên, đẻ 10 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,435 kg/con, 2 tháng tuổi 5,88 - 6,1 kg. Lợn nuôi thịt 10 tháng tuổi đạt 58 - 59 kg, tỷ lệ mỡ 41% với tiêu tốn 5,8 - 6,1 kg thức ăn hỗn hợp cho 1kg tăng trọng. Nguyễn Thiện và CS, (2005) [47] cho biết, do giống lợn Lang Hồng là loại hướng mỡ nên thường được giết thịt khi khối lượng còn nhỏ, khoảng 55 - 60 kg (10 - 12 thang tuổi). Chất lượng thịt xẻ tương đương giống lợn Móng Cái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 là: tỷ lệ thịt móc hàm đạt 65 - 68%, tỷ lệ mỡ chiếm khoảng 35 - 37, tỷ lệ nạc là 36 - 40%. * Giống lợn Mẹo Về nguồn gốc: Giống lợn này được nuôi nhiều ỏ vùng núi cao nơi có đồng bào người Hmông sinh sống, số lượng được phân bố nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, ngoài ra giống lợn Mẹo còn được nuôi ở Lào Cai, Yên Bái. Về Ngoại hình: Lợn Mẹo được chia là 3 nhóm: Nhóm lợn đen có 6 điểm trắng, đầu to, mặt hơi gẫy, tai to tròn hơi ngả về phía trước, cổ to và ngăn, ngực nở và sâu, lưng thẳng, mông nở, gốc tai to và dài, bụng gọn. Nhìn chung, lợn nhóm này có ngoại hình phát triển tương đối cân đối, tầm vóc to, lông da thưa, chúng thuộc loại hình xương to. - Nhóm lợn màu đen tuyền, đầu nhỏ và ngắn, cổ nhỏ mảnh, vai, ngực, mông kém phát triển, bộ xương nhỏ, thể chất yếu. - Nhóm lợn Mẹo lang ngoại hình tương tự như nhóm lợn đen tuyền, chỉ khác là màu lông lang trắng đen. Khả năng sinh sản: Lợn thành thục sớm, lợn đực 5 tháng tuổi có thể nhảy, lợn cái thành thục muộn vào khoảng 8 -9 tháng tuổi. Chu kỳ động dục là 18 - 21ngày, thời gian động dục 2 - 4 ngày. Lợn thường đẻ một năm 1 lứa, khoảng từ 5 - 10 con/lứa, tỷ lệ nuôi sống thấp 60 - 70%. Khả năng sản xuất: Khối lượng trưởng thành con đực đạt 140 kg,con cái đạt 130 kg. Tỷ lệ móc hàm 65 - 80%, tỷ lệ thịt nạc 45 - 65%, tỷ lệ mỡ là15 - 25%. Tăng khối lượng trung bình từ 250 - 300g/ngày. Giống lợn này chủ yếu được nuôi để khai thác thịt trong vùng có kinh tế và điều kiện chăn nuôi chưa tốt, (Nguyễn Thiện và CS, 2005) [47]. So với giống lợn Mường Khương thì lợn Mẹo sinh trưởng, phát dục tốt hơn, khối lượng sơ sinh của lợn Mẹo là: 0,4 - 0,6 kg, cai sữa 2 tháng tuổi 6 - 7 kg, 12 tháng tuổi 55 kg, lúc 16 - 18 tháng tuổi 100 - 120 kg. Tuổi động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 dục là 6 - 7 tháng tuổi, chu kỳ động dục là 27 - 30 ngày, thời gian động dục 4 - 5 ngày, thời gian mang thai 116 - 120 ngày, số con/lứa 6 - 8 con. Lợn Mẹo có tầm vóc to lớn, phát triển cân đối, sức sống cao, ăn tạp, dễ nuôi. Có một số nhược điểm là xương to, da dày, lông thô, số lượng vú ít, thành thục muộn, (Nguyễn Khánh Quắc và CS, 1995) [35]. * Giống lợn Vân Pa Được sự hỗ trợ của chương trình bảo tồn gen vật nuôi thuộc Viện chăn nuôi Quốc gia Hà Nội, năm 2001, Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã tiến hành nuôi và bảo tồn giống lợn Vân Pa. Theo phương thức nuôi thả rông, với tổng đàn lợn giống gồm 30 con, trong đó có 25 con lợn nái, 5 con lợn đực, con giống được mua từ các đồng bào dân tộc ở vùng miền núi Hướng Hoá và Đakrông. Qua 4 năm thực hiện mô hình nuôi bảo tồn cho thấy: Sau một năm, trọng lượng lợn bố mẹ nặng 35 kg và bắt đầu đẻ con, bình quân mỗi năm một con lợn nái sinh được 2 lứa, 1 lứa có từ 6 - 8 con. Giống lợn Vân Pa có 2 loại, một là giống lợn màu đen, đầu hơi to, mõm nhọn, tai nhỏ thân hình ngắn, trong lượng lợn trưởng thành khoảng 30 - 35 kg. Hai là giống lợn khi nhỏ có sọc thưa vàng, lớn lên chuyển thành màu tro hơi ánh vàng. Đây có thể là giống lợn đen được phối với lợn rừng hình thành con giống này, đầu nhỏ thanh, mõm nhọn, cơ thể cân đối, bụng gọn trọng lượng trưởng thành 40kg. Lợn Vân Pa sinh sản kém: Khối lượng sơ sinh 250 - 300g/con, tuổi phối giống lần đầu 7 - 8 tháng tuổi, 1,5 lứa/năm, khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 30 - 35kg, thịt có mùi vị thơm ngon, ít mỡ chủ yếu được sử dụng làm thuốc, thực phẩm đặc sản và nuôi tại vùng đồi núi, (Trần Văn Đo, 2004) [8]. * Giống lợn Táp Ná Nguyễn Văn Đức, Giang Hồng Tuyến, Đoàn Công Tuân, (2002) [9] cho biết lợn Táp Ná là một giống lợn nội được hình thành và phát triển từ lâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 đời trong điều kiện khí hậu đất đai ở tỉnh Cao Bằng và một số tỉnh lân cận thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. Giống lợn này có nguồn gốc từ một giống lợn địa phương nhưng do điều kiện địa lý đồi núi cao hiểm trở, việc thông thương có nhiều hạn chế, người chăn nuôi ở vùng núi này chỉ giao dịch mua bán tại chợ Táp Ná. Chính vì vậy, giống lợn nội này dần dần được nhân dân đặt tên là Táp Ná. Lợn Táp Ná có màu sắc rất đặc trưng: Lông và da màu đen, ngoại trừ 6 điểm trắng ở trán, 4 cẳng chân và chóp đuôi, khác với lợn Móng Cái là không có dải yên ngựa màu trắng vắt qua vai. Lợn cái Táp Ná thường có 8 - 12 vú, số con sơ sinh sống mỗi lứa từ 4 đến 13 con, nhưng trên 80% số ổ đạt từ 6 - 9 con/lứa. Số con khi cai sữa mỗi lứa của lợn Táp Ná thấp, chỉ đạt trung bình là 6,83 con và biến động trong phạm vi từ 3 - 1 con. Khả năng sinh sản lợn Táp Ná không tốt bằng giống Móng Cái, chỉ tương đương với một số lợn nội khác như lợn Cỏ, Mẹo, Ỉ hay Mường Khương. Lợn có tuổi đẻ lứa đầu là 13,6 tháng, giá trị này thấp hơn lợn Mẹo nhưng cao hơn lợn Móng Cái. Tốc độ sinh trưởng của lợn Táp Ná nằm trong khoảng trung bình của giống lợn nội Việt Nam. Khối lượng trưởng thành đạt khoảng 100 kg trong điều kiện nuôi của các nông hộ trung bình và đạt 120 kg ở các hộ nuôi tốt. Hiện nay nguồn gen giống lợn Táp Ná được nuôi thử nghiệm tạo các tổ hợp lai với giống Móng Cái. Các nhóm lợn lai F1 (Táp ná x Móng Cái) và F1 (Móng Cái x Táp Ná) đang được thử nghiệm vỗ béo để khảo sát khả năng tăng khối lượng và chất lượng thịt xẻ tại Cao Bằng. Tỷ lệ móc hàm cao 79,06%, tỷ lệ thịt xẻ cũng khá cao 64,68% so với giống lợn nội ở nước ta, tỷ lệ nạc đạt không cao chỉ đạt 32,90% và tỷ lệ mỡ đạt 46,82%. Khi thử nghiệm luộc thịt thân và thịt 3 chỉ để đánh giá mùi vị của thịt có mùi vị thơm, ngon, mềm tương tự như thịt lợn Móng Cái, (Nguyễn Thiện và CS, 2005) [47]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 1.3.2.2. Một số đặc điểm giống và kết quả nghiên cứu về lợn Mường Khương Là một trong những giống lợn nội to nhất của Việt Nam. Khối lượng trưởng thành con đực và con cái tương ứng là 150 kg và 132 kg. Nguồn gốc: Lợn chủ yếu ở huyện Mường Khương và tập trung nhiều nhất ở một số vùng như: Cao Sơn, La Pán Tẩn, Tả Thàng, Nậm Chảy... và một số ít ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai. Về đặc điểm ngoại hình: Lợn Mường Khương có thân hình vững chắc, thô, lông đại đa số là màu đen, có một số ít lông màu nâu, trên nền có những đốm trắng xuất hiện ở trán và 4 chân (từ móng đến đốt xương bàn). Lông gáy có con dài 5 - 6 cm, da thô dầy cứng, đầu to vừa phải và dài, mõm thẳng. Trên trán có nếp nhăn thường chạy dọc theo chiều dài sóng mũi dài khoảng 5 - 8 cm. Tai to hơi choãi ngang hoặc có thiên hướng về phía trước, có con tai to, mềm hơi cúp xuống. Thân dài, hẹp ngang, bụng thon gọn, rất thích nghi với việc chăn thả, bốn chân cao to, tương đối vững chắc, chân không đi bàn, móng gọn, không có vết nứt, nếu nhìn nghiêng thì có dáng tiền thấp hậu cao. Về đặc điểm sinh trưởng: Lợn Mường Khương sinh trưởng chậm, từ 4 - 6 tháng tuổi sinh trưởng nhanh. Nhưng giai đoạn từ 7 - 9 tháng tuổi sinh trưởng chậm lại, từ 10 - 14 tháng tuổi sinh trưởng bình thường, từ 18 tháng tuổi sinh trưởng rất chậm và giảm dần đến 36 tháng tuổi. Nguyễn Thiện và CS, 2005 [47] cho rằng lợn Mường Khương lúc 12 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 70 - 80 kg, nếu được nuôi tốt có thể đạt 90 kg, tăng khối lượng trung bình là 300 - 340 g/ngày. Tỷ lệ móc hàm 74 - 80%, tỷ lệ thịt xẻ 66 - 74%, tỷ lệ mỡ 33 - 42%, tỷ lệ thịt nạc 40 - 44% lợn có xu hướng nhiều nạc hơn so với các giống lợn nội khác. Khối lượng giết mổ to nhưng tỷ lệ nạc không thấp và đặc biệt là mầu thịt đỏ sẫm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 Về khả năng sinh sản: Lợn Mường Khương là giống lợn thành thục muộn. Tuổi động dục của lợn cái khoảng 200 - 300 ngày, tuổi đẻ lứa đầu khoảng 12 tháng, thời gian động dục 5 - 7 ngày, thời gian chửa 115 ngày. Số con sơ sinh và số con cai sữa thấp khoảng 5 - 7 con/lứa, khối lượng sơ sinh 0,6 kg/con, số lứa đẻ bình quân chỉ đạt từ 1,2 - 1,3 lứa/năm (Trần Văn Phùng và CS, 2004) [35]. Đây là giống lợn có hướng mỡ, nạc, nuôi nhiều ở vùng Mường Khương, Bát Xát. Lợn khung xương to, mình lép, tai to và rủ che kín mắt. Lợn thành thục muộn sinh sản kém, 8 con/ổ, khối lượng sơ sinh 0,547 kg/con, khối lượng 2 tháng tuổi 6,39 kg/con, giết thịt lúc 10 tháng tuổi đạt 75 kg, tỷ lệ mỡ 42 - 43%. Tiêu tốn 6,5 - 6,7kg thức ăn hỗn hợp cho 1kg tăng trọng. Lợn thích nghi ở vùng cao nơi các đồng bào dân tộc sinh sống với điều kiện chăn nuôi còn khó khăn và lạc hậu, nên giống lợn này không phổ biến trong sản xuất. Nhận xét chung: Lợn Mường Khương có nhược điểm là thân mình lép, thành thục muộn, số vú ít, khả năng sinh sản thấp. Nhưng lợn Mường Khương cũng có nhiều ưu điểm như ngoại hình thuộc loại trường mình, lưng thẳng, bụng gọn, 4 chân chắc chắn, khả năng ăn thức ăn thô xanh cao, chịu đựng kham khổ tốt, phẩm chất thịt thơm ngon. Lợn nuôi phù hợp với nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, phương thức chăn nuôi lạc hậu, đó là những đặc tính gen quý hiếm cần được gìn giữ và bảo tồn. Vậy để khắc phục những mặt hạn chế của giống lợn này chúng ta có thể nâng cao khả năng sản xuất của nó bằng nhiều biện pháp như: quản lý, chăm sóc, chọn lọc, lai tạo… Ngoài ra biện pháp tác động thức ăn cũng là một trong những biện pháp làm tăng khả năng sản xuất thịt của lợn mà vẫn giữ được phẩm chất thịt thơm ngon. Vì thế bước đầu chúng tôi nghiên cứu biện pháp tác động thức ăn cho lợn Mường Khương nhằm tìm hiểu về khả năng sản xuất thịt của giống lợn này ra sao dưới sự thay đổi phương thức chăn nuôi của địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Chương 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Đàn lợn Mường Khương nuôi tại một số xã trọng điểm của huyện Mường Khương. 2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được tiến hành tại huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 16/12/2005 đến ngày 16/12/2006. 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra số lượng, cơ cấu đàn lợn Mường Khương. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của lợn Mường Khương. - Xác định ảnh hưởng của biện pháp tác động thức ăn đến khả năng sinh trưởng lợn Mường Khương. 2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.4.1. Phƣơng pháp điều tra - Điều tra qua số liệu thống kê hàng năm về tình tình chăn nuôi lợn của phòng Thống kê huyện Mường Khương. - Điều tra, thống kê màu sắc lông của lợn, mô tả đặc điểm ngoại hình và minh hoạ bằng ảnh. - Lập phiếu điều tra với các thông tin cần thiết về đặc điểm sinh học và khả năng sinh trưởng, sinh sản của lợn Mường Khương ở 5 thôn nuôi nhiều lợn nhất theo phương pháp có sự tham gia của người dân (PRA). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 2.4.2. Phƣơng pháp khảo sát Chọn những gia đình điển hình về nuôi lợn Mường Khương để khảo sát các chỉ tiêu về sinh trưởng của lợn con và sinh sản của lợn mẹ. 2.4.3. Phƣơng pháp thí nghiệm trên lợn nuôi thịt Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của biện pháp tác động thức ăn bổ sung trên lợn Mường Khương nuôi thịt từ 3 - 7 tháng tuổi. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh và đảm bảo mọi yếu tố đồng đều chỉ khác yếu tố thức ăn để so sánh và được thực hiện theo sơ đồ dưới đây: Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Diễn giải ĐVT Lô đối chứng Lô thí nghiệm Số lượng Tuổi bắt đầu TN Thời gian TN Khối lượng vào TN Tỷ lệ đực/cái Con Tháng Tháng kg % 5 3 4 10,02 3/2 5 3 4 9,8 3/2 Nhân tố TN Chăn theo tập quán địa phương Bổ sung thức ăn đậm đặc 20% trong khẩu phần Mô tả thí nghiệm: Chọn 10 lợn Mường Khương sau cai sữa đồng đều về tuổi xuất chuồng, khối lượng cơ thể để bố trí 2 lô thí nghiệm nuôi trong thời gian 4 tháng để xác định hiệu quả biện pháp tác động thức ăn tới sức sinh trưởng của lợn nuôi thịt. - Lô 1: Lợn nuôi theo tập quán địa phương sử dụng các loại thức ăn thông thường với tỷ lệ ngô là 55%, cám gạo 25%, rau xanh 20% (tính theo vật chất khô). - Lô 2: Bổ sung thức ăn đậm đặc cho lợn thịt mã số 6688 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Việt sản xuất thức ăn chăn nuôi. Với tỷ lệ thức ăn đậm đặc là 20% tong tổng số khẩu phần thức ăn tinh, trong đó ngô là 45%, cám gạo 15%, rau xanh 20% trong khẩu phần (tính theo vật chất khô). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Bảng 2.2. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn đậm đặc 6688 Chỉ tiêu Đơn vị tính Thức ăn 6688 Năng lượng Kcal/kg 2750 Ẩm độ (max) % 13 Protein (min) % 46 Canxi (max) % 5 Photpho (min) % 2,5 Lysine (min) % 4 Selen (max) Mg/kg 1 Methionin (min) % 2,8 Dựa trên kết quả phân tích thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc - gia cầm Việt Nam của Bùi Văn Chính và CS (Viện Chăn Nuôi Quốc Gia), (2001) [3]. Chúng tôi tính toán khẩu phần ăn cho lô thí nghiệm như sau. Bảng 2.3. Giá trị dinh dƣỡng khẩu phần nuôi lợn thí nghiệm Loại thức ăn ĐVT (%) Lô đối chứng Lô thí nghiệm Ngô kg 0,55 0,45 Cám kg 0,25 0,15 Dây lang kg 0,20 0,20 Thức ăn đậm đặc kg 0 0,20 Tổng 1 kg vật chất khô 1 kg vật chất khô Giá trị dinh dƣỡng/kg VCK ME Kcal 3.240,40 3.123,46 Protein g 11,275 17,911 Canxi g 1,345 2,148 Photpho g 0,708 0,991 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 2.4.4. Phƣơng pháp mổ khảo sát lợn thịt và các chỉ tiêu khảo sát Theo Nguyễn Hải Quân và Nguyễn Thiện, (1977) [34]: Phương pháp mổ như sau: - Lợn mổ cho nhịn ăn 24 giờ trước khi mổ, cho uống nước bình thường. - Cân khối lượng sống từng con. - Chọc tiết để tiết chảy ra hết, sau đó cạo lông rửa sạch, mổ lợn để xác định các chỉ tiêu. + Mổ: Dùng dao nhọn rạch đúng giữa cơ đường trắng từ cổ đến hậu môn. Lấy hết phủ tạng ra ngoài, để lại 2 lá mỡ, lau khô, sau đó cân để xác định khối lượng thịt móc hàm. Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng thịt móc hàm (kg) x 100 Khối lượng sống ( kg) - Cắt đầu và 4 chân để xác định khối lượng thân thịt + Đầu: cắt gần sát gốc tai ngang đốt át lát, cân khối lượng đầu + Chân: cắt đúng khớp khuỷu chân, cân khối 4 chân, bóc bỏ 2 lá mỡ, cắt bỏ đuôi. Sau đó xác định khối lượng thịt xẻ và tỷ lệ thịt xẻ theo công thức. Pthịt xẻ = Pmóc hàm - ( Pđầu + P4 chân) Tỷ lệ thịt xẻ (%) = P thịt xẻ (kg) x100 P sống (kg) - Tách đôi thân thịt (chia đôi thân thịt xẻ dọc theo cột sống). - Xác định tỷ lệ các thành phần trong thịt xẻ: Lọc tách riêng thành từng phần nạc, mỡ, da, xương sau đó cân từng loại và tính. Tỷ lệ thịt nạc (%) = P nạc (kg) x 2 x 100 P xẻ (kg) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Tỷ lệ thịt mỡ (%) = P mỡ (kg) x 2 x 100 P xẻ (kg) Tỷ lệ xương (%) = P xương (kg) x 2 x 100 P xẻ (kg) Tỷ lệ da (%) = P da (kg) x 2 x 100 P xẻ (kg) Tỷ lệ hao hụt (%) = Pxẻ (kg) - (P nạc+P mỡ +P da + P xương) (kg) x 100 P thịt xẻ ( nửa trái) (kg) * Các chỉ tiêu mổ khảo sát thân thịt - Khối lượng hơi (kg) - Khối lượng (kg) và tỷ lệ móc hàm (%) - Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt xẻ (%) - Khối lượng (kg) và tỷ lệ thịt nạc (%) - Khối lượng (kg)và tỷ lệ thịt mỡ (%) - Khối lượng (kg) và tỷ lệ da (%) - Khối lượng (kg) và tỷ lệ xương(%) - Tỷ lệ hao hụt (%) * Các chỉ tiêu khảo sát nội tạng - Xác định khối lượng và tỷ lệ các cơ quan nội tạng: Tim, gan, thận, phổi, lá lách, dạ dày, ruột non, ruột già. 2.4.5. Phƣơng pháp phân tích thành phần hoá học thịt nạc * Phương pháp lấy mẫu Sau khi mổ lợn xong lấy mẫu thịt nạc tại các điểm thân thịt khác nhau, thịt nạc vai, mông khoảng 300g/ mẫu. Sau khi lấy mẫu xong đem đến phòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Thí nghiệm Trung tâm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên để phân tích các chỉ tiêu sau. * Các chỉ tiêu phân tích - Vật chất khô: Theo TCVN 3426 - 1986, sấy khô tới khối lượng không đổi ở 1050C. - Protein thô: Theo TCVN 3428 - 1986 phương pháp Kjeldalh. - Lipit thô: Theo TCVN 4331 - 1986, xác định theo phương pháp chiết trong Eter ở trên thiết bị Shoxlet. - Khoáng tổng số: Được đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550 - 6000C. 2.5. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP THEO DÕI 2.5.1. Chỉ tiêu điều tra tình hình chăn nuôi lợn của huyện Mƣờng Khƣơng - Biến động đàn lợn qua các năm - Cơ cấu đàn lợn ở các xã điều tra 2.5.2. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của lợn Mƣờng Khƣơng - Ngoại hình lợn Mường Khương: Mô tả và minh hoạ bằng ảnh. - Màu sắc lông của lợn Mường Khương: Thống kê và tính tỷ lệ (%). - Khả năng sinh trưởng của lợn Mường Khương + Khối lượng qua các tuần tuổi của lợn con + Khối lượng qua các tuần tuổi của lợn thịt nuôi thả rông - Chỉ tiêu huyết học (Hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố) lấy máu lợn Mường Khương trưởng thành nuôi thịt ở tĩnh mạch rìa tai, chống đông bằng Heparin và kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý trên máy phân tích máy đa năng 18 thông số huyết học của Khoa xét nghiệm bệnh viện Đa khoa số I tỉnh Lào Cai. 2.5.3. Chỉ tiêu sinh sản của lợn cái Mƣờng Khƣơng * Chỉ tiêu về sinh lý sinh dục - Tuổi động dục lần đầu (ngày). Là khoảng thời gian kể từ sơ sinh tới khi động dục lần đầu, (phỏng vấn chủ nuôi, thống kê và kết hợp theo dõi trực tiếp trên lợn cái). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 - Khối lượng động dục lần đầu (kg/con). Cân khối lượng của lợn cái khi động dục lần đầu (cân trực tiếp bằng cân treo). - Tuổi phối giống lần đầu (ngày). Là những lợn cái từ sơ sinh tới khi phối giống lần đầu, (phỏng vấn chủ nuôi kết hợp với theo dõi trực tiếp). - Khối lượng phối giống lần đầu (kg/con). Cân khối lượng lợn cái khi phối giống lần đầu, (cân trực tiếp bằng cân treo). - Chu kỳ động dục (ngày). Là khoảng thời gian tính từ lần động dục này tới lần động dục kia, (phỏng vấn chủ nuôi kết hợp theo dõi trực tiếp những lợn cái ở các lứa đẻ khác nhau). - Thời gian động dục (ngày). Là thời gian từ khi bắt đầu động dục tới khi hết biểu hiện động dục, (theo dõi trực tiếp những lợn cái ở các lứa đẻ khác nhau). * Chỉ tiêu về khả năng sinh sản của lợn nái Mường Khương - Khoảng cách lứa đẻ (ngày). Là khoảng thời gian từ lứa đẻ này tới lứa đẻ kia gồm thời gian nuôi con + thời gian chờ phối lại sau khi tách con đến có chửa + thời gian chửa. - Số lứa đẻ bình quân/năm (lứa). Xác định số lứa/năm của từng lợn nái và tính bình quân chung của số đầu con thống kê được. - Số con sơ sinh/ổ (con), đếm số con sơ sinh sau khi lợn đẻ xong. - Khối lượng sơ sinh (kg/con), cân khối lượng lợn con sau khi đẻ (chưa cho bú sữa đầu). - Số con còn sống sau 24h sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 Đếm số con còn sống sau khi lợn mẹ đã đẻ được 24h. - Số con còn sống tới cai sữa (đếm và tính tỷ lệ). Tỷ lệ nuôi sống tới cai sữa (%) = Số con sống tới cai sữa (con) x 100 Số con đẻ ra để nuôi (con) - Khả năng tiết sữa của lợn mẹ Được tính gián tiếp qua việc cân khối lượng của đàn con theo công thức của (Nguyễn Thiện và cộng sự, 1996) [34]: M2 = 4/5 M1 M = M 1 + M2 Trong đó: M là lượng sữa tiết ra ở cả 2 tháng M1 là lượng sữa tiết ra ở tháng thứ nhất M 2 là lượng sữa tiết ra ở tháng thứ hai M1 = (W30 - Wss ) x 3 Trong đó: W30 là khối lượng toàn ổ lúc 30 ngày tuổi Wss là khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh M2 = 4/5.M1 2.5.4. Các chỉ tiêu sinh trƣởng của lợn con, lợn thịt nuôi thả rông và lợn thí nghiệm nuôi thịt Khối lượng qua các tuần tuổi từ sơ sinh đến cai sữa ở 2 tháng tuổi của lợn con và khối lượng cơ thể của lợn Mường Khương qua các tháng thí nghiệm (sinh trưởng tích luỹ, kg/con) được xác định bằng cách cân khối lượng vào các thời điểm theo đúng quy định, với lợn con là sau 1 tuần, lợn thịt là sau 1 tháng. Cân bằng cân đĩa Nhơn hoà vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn, trên cùng một người cân. Đối với lợn thịt trên 50 kg thì dùng phương pháp đo các chiều, khi đo đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc250.pdf
Tài liệu liên quan