Luận văn Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương từ vi mô đến vĩ mô lớp 12 THPT ban nâng cao

Việc tổ chức kiến thức chương “Từ vi mô đến vĩ mô” thành một chủ đề học tập không chỉ

cung cấp cho HS một dung lượng kiến thức nền tảng của chương mà còn nhằm thay đổi không khí

học tập, giúp cho các em cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi tiếp thu kiến thức, bên cạnh đó

từng bước rèn luyện cho các em những kỹ năng của một tiến trình khoa học và quan trọng hơn nữa

là bồi dưỡng khả năng tự học cho HS.

Sự phân định ranh giới giữa các bài không cần thiết vì HS sẽ tìm hiểu về thế giới vi mô, thế

giới vĩ mô và thuyết Big Bang nhờ sự hỗ trợ của GV và sự định hướng của bộ câu hỏi.

Tôi đã cấu trúc lại nội dung chương “Từ vi mô đến vĩ mô” như sau:

− Thế giới vi mô (thế giới vô cùng bé): các hạt sơ cấp.

− Thế giới vĩ mô (thế giới vô cùng lớn): hệ Mặt Trời, thiên hà, vũ trụ.

− Thuyết Big Bang (vụ nổ lớn).

pdf79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1770 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương từ vi mô đến vĩ mô lớp 12 THPT ban nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông tin sẽ giúp hình thành ở HS những kỹ năng cần thiết cho người chủ tương lai của đất nước: kỹ năng thu thập, tìm kiếm, xử lí, trao đổi thông tin, … Các phần mềm hiện nay cũng hỗ trợ cho GV rất nhiều trong việc thiết kế bài giảng, thiết kế các Website hỗ trợ dạy học, các thí nghiệm mô phỏng, … Giúp GV sử dụng công nghệ máy tính để phát triển trí tưởng tượng của HS, tạo ra môi trường học tập cho phép HS tiếp thu bài một cách ý nghĩa nhất và cuối cùng là dẫn dắt các em tới một phương pháp học tập hiệu quả hơn. Đồng thời công nghệ thông tin còn yêu cầu GV phải luôn nỗ lực phấn đấu học tập để tự hoàn thiện mình. 1.4. Kết luận Chương 1 Dạy học theo chủ đề chính là mô hình dạy học “vì người học và bằng năng lực tự học của người học” nó đã “khơi dậy và phát huy tối đa năng lực tự học sáng tạo của người học”. Mô hình dạy học này có khả năng đạt được mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới với chất lượng và hiệu quả cao. Trong mô hình này, GV có điều kiện vận dụng một cách sáng tạo các mô hình và PPDH tích cực, hiện đại để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS trong học tập, phát huy được kiến thức kinh nghiệm của HS và gắn kiến thức với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, phát huy được các mối quan hệ giao tiếp phong phú trong cộng đồng lớp học và dần dần hình thành được nhân cách con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội ở hiện tại và trong tương lai. Chương 2 THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ HỌC TẬP CHƯƠNG “TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ” 2.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao 2.1.1. Mục tiêu dạy học của chương “Từ vi mô đến vĩ mô” theo chương trình SGK lớp 12 THPT ban Nâng cao [3], [12], [15] Mục tiêu dạy học của chương “Từ vi mô đến vĩ mô” theo chương trình SGK lớp 12 THPT ban Nâng cao được trình bày trong sách GV Vật lý 12 THPT Ban Nâng cao như sau: − Nêu được hạt sơ cấp là gì và các đặc trưng cơ bản của chúng. − Nêu được tên gọi một số hạt sơ cấp. − Trình bày được sự phân loại một số hạt sơ cấp. − Nêu được phản hạt là gì. − Nêu được những đặc thù của thế giới vi mô. − Nêu được những đặc điểm chính về cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời. − Nêu được sao là gì, thiên hà là gì? − Trình bày được những nét khái quát về sự tiến hóa của các sao. − Nêu được những đặc điểm chính về sự chuyển động của vũ trụ. − Nêu được những nét sơ lược về thuyết Big Bang. 2.1.2. Cấu trúc nội dung của chương “Từ vi mô đến vĩ mô” theo chương trình SGK lớp 12 THPT ban Nâng cao [3], [12], [15] Số tiết học dành cho chương này là 7 tiết, gồm 6 tiết lý thuyết và 1 tiết kiểm tra. Số bài học của chương này là 4 bài lý thuyết dạy trong 6 tiết. Cụ thể: − Bài 58 Các hạt sơ cấp gồm các nội dung: hạt sơ cấp, đặc trưng của hạt sơ c ấp, phản hạt, phân loại hạt sơ cấp, tương tác của hạt sơ cấp, hạt quac. − Bài 59 Mât Trời, hệ Mặt Trời gồm các nội dung: cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời, Mặt Trời, Trái Đất, các hành tinh khác, sao chổi, thiên thạch. − Bài 60 Sao, Thiên hà gồm các nội dung: sao, các loại sao, khái quát về sự tiến hóa của các sao, thiên hà. − Bài 61 Thuyết Big Bang gồm các nội dung: các thuyết về sự tiến hóa của vũ trụ, các sự kiện thiên văn quan trọng, thuyết Big Bang. Bảng 2.1. So sánh nội dung kiến thức Chương X: Từ vi mô đến vĩ mô trong SGK Vật lý 12 Cơ bản và SGK Vật lý 12 Nâng cao. [3] Nội dung SGK Vật lý 12 CCGD SGK Vật lý 12 Cơ Bản SGK Vật lý 12 Nâng Cao Từ vi mô đến vĩ mô Không có chương này Chương trình chỉ yêu cầu nêu khái niệm hạt sơ cấp và các đặc trưng; nêu tên gọi một số hạt sơ cấp. Theo yêu cầu của chương trình, ngoài nội dung như SGK Vật Lý 12 Cơ bản có trình bày: sự phân loại các hạt sơ cấp, phản hạt và hạt quac. Hệ Mặt Trời. Sao. Thiên Hà Không có chương này Chương trình chỉ yêu cầu nêu sơ lược về cấu tạo của hệ Mặt Trời, về sao và thiên hà. Theo yêu cầu của chương trình, ngoài nội dung như SGK Vật lý 12 Cơ bản có trình bày: đặc điểm chính về cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời; những nét khái quát về sự tiến hóa của các sao; các loại thiên hà của chúng ta; một số nét sơ lược về thuyết Big Bang. 2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi dạy và học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” theo chương trình SGK lớp 12 THPT ban Nâng cao • Thuận lợi: − Nội dung kiến thức của chương mang tính hiện đại, tính cập nhật giúp GV và HS có được cái nhìn tổng quát về thế giới vật chất. − Nội dung kiến thức của chương rất hấp dẫn sẽ kích thích được sự tìm tòi, phát huy năng lực tự học, tự khám phá kiến thức của HS. − Nguồn tài liệu tham khảo về các nội dung kiến thức của chương rất phong phú. • Khó khăn: − Nội dung kiến thức rất mới, chưa có trong chương trình SGK Vật Lý 12 CCGD, gây khó khăn cho GV và HS trong việc lựa chọn phương pháp dạy và học thích hợp. − Đây là nội dung kiến thức ở cuối chương trình Vật lý lớp 12 gây nhiều áp lực về thời gian cho GV và HS khi HS khối 12 phải chuẩn bị cho kỳ thi TN THPT sắp đến. − Kỹ năng tin học của một số HS chưa đáp ứng được những yêu cầu của phương pháp học tập mới. 2.2. Thiết kế chủ đề học tập của chương “Từ vi mô đến vĩ mô” chương trình SGK lớp 12 THPT ban Nâng cao 2.2.1. Cấu trúc lại nội dung chương “Từ vi mô đến vĩ mô” chương trình SGK lớp 12 THPT ban Nâng cao Việc tổ chức kiến thức chương “Từ vi mô đến vĩ mô” thành một chủ đề học tập không chỉ cung cấp cho HS một dung lượng kiến thức nền tảng của chương mà còn nhằm thay đổi không khí học tập, giúp cho các em cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn khi tiếp thu kiến thức, bên cạnh đó từng bước rèn luyện cho các em những kỹ năng của một tiến trình khoa học và quan trọng hơn nữa là bồi dưỡng khả năng tự học cho HS. Sự phân định ranh giới giữa các bài không cần thiết vì HS sẽ tìm hiểu về thế giới vi mô, thế giới vĩ mô và thuyết Big Bang nhờ sự hỗ trợ của GV và sự định hướng của bộ câu hỏi. Tôi đã cấu trúc lại nội dung chương “Từ vi mô đến vĩ mô” như sau: − Thế giới vi mô (thế giới vô cùng bé): các hạt sơ cấp. − Thế giới vĩ mô (thế giới vô cùng lớn): hệ Mặt Trời, thiên hà, vũ trụ. − Thuyết Big Bang (vụ nổ lớn). 2.2.2. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng Căn cứ vào mục tiêu dạy học và cấu trúc nội dung của chương “Từ vi mô đến vĩ mô” đã xác định ở trên, tôi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho chủ đề “Từ vi mô đến vĩ mô” như sau: Bảng 2.2. Bộ câu hỏi định hướng. BỘ CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG • Câu hỏi khái quát: Các dạng vật chất cấu tạo nên vũ trụ quanh ta? Vũ trụ quanh ta có cấu tạo và tiến hóa như thế nào? • Câu hỏi bài học: 1. Từ phân tử, nguyên tử… đến hạt nhân, nuclôn…, con người ngày càng đi sâu vào cấu tạo bên trong của vật chất. Liệu các hạt này có được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn hay không? 2. Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm chính của các hành tinh trong hệ Mặt Trời? Sao và thiên hà là gì? 3. Nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ quanh ta? • Câu hỏi nội dung: CHBH-1: Từ phân tử, nguyên tử… đến hạt nhân, nuclôn…, con người ngày càng đi sâu vào cấu tạo bên trong của vật chất. Liệu các hạt này có được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn hay không? 1. Hạt sơ cấp (hạt cơ bản) là gì? 2. Trình bày các đặc trưng của hạt sơ cấp. 3. Trình bày sự phân loại các hạt sơ cấp. 4. Có mấy loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp? 5. Nêu giả thuyết về sự tồn tại của hạt quac. Phân loại và đặc điểm của hạt quac? 6. Hạt thực sự là sơ cấp gồm các hạt nào? CHBH-2: 1. Hệ Mặt Trời bao gồm các loại thiên thể nào? Hệ Mặt Trời của chúng ta có cấu tạo như thế nào? Đặc điểm chính của các hành tinh trong hệ Mặt Trời? Sao và thiên hà là gì? 2. Nêu vắn tắt cấu trúc và sự hoạt động của Mặt Trời. 3. Nêu một số đặc điểm chính của Trái Đất. 4. Nêu một số đặc điểm chính của Mặt Trăng. 5. Nêu các đặc trưng chính của các hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời. 6. Sao chổi là gì? Thiên thạch là gì? 7. Sao là gì? Các đặc trưng chính của sao? Sự tiến hóa của các sao? 8. Nêu vắn tắt một số loại sao đặc biệt? 9. Thiên hà là gì? Các loại thiên hà?. 10. Thiên Hà chúng ta thuộc loại gì? Trình bày sơ lược về Thiên Hà của chúng ta. 11. Nhóm thiên hà? Siêu nhóm thiên hà? CHBH-3: 1. Trình bày sơ lược các thuyết về sự tiến hóa của vũ trụ? Nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ quanh ta? 2. Trình bày vắn tắt 2 sự kiện thiên văn quan trọng xác nhận tính đúng đắn của thuyết Big Bang. 3. Nội dung của thuyết Big Bang. 4. Nêu vắn tắt một số điều xảy ra ở các thời điểm quan trọng sau Vụ nổ lớn. 2.2.3. Thiết kế tài liệu hỗ trợ 2.2.3.1. Bài giới thiệu tổng quan về chủ đề “Từ vi mô đến vĩ mô” Bài trình bày tổng quan về chủ đề “Từ vi mô đến vĩ mô” được tôi thiết kế bằng phầ n mềm Power Point. Bài trình bày tổng quan này giúp HS hình dung sơ bộ nội dung của cả chủ đề. Nội dung bài trình bày tổng quan về chủ đề “Từ vi mô đến vĩ mô” như sau: Hình 2.1. Nội dung bài giới thiệu tổng quan về chủ đề học tập. 2.2.3.2. Kiến thức cơ bản của chủ đề “Từ vi mô đến vĩ mô” [12], [13] Bảng 2.3. Kiến thức cơ bản của chủ đề “Từ vi mô đến vĩ mô”. KIẾN THỨC CƠ BẢN A. CÁC HẠT SƠ CẤP. 1. Hạt sơ cấp: có kích thước và khối lượng nhỏ hơn hạt nhân nguyên tử. 2. Đặc trưng của hạt sơ cấp. − Khối lượng nghỉ. − Điện tích. − Spin. − Thời gian sống trung bình. 3. Phản hạt. − Phần lớn các hạt sơ cấp đều tạo thành cặp gồm 2 hạt có khối lượng nghỉ như nhau, còn các đặc trưng khác thì trị số bằng nhau nhưng trái dấu gọi là hạt và phản hạt. Ví dụ: êlectron và pôzitron. − Trong quá trình tương tác của các hạt sơ cấp có thể xảy ra hiện tượng hủy một cặp “hạt + phản hạt” có khối lượng nghỉ khác 0 thành các phôtôn hoặc cùng một lúc sinh ra một cặp “hạt + phản hạt” từ các phôtôn. 4. Phân loại hạt sơ cấp: Theo khối lượng nghỉ m0 tăng dần, các hạt sơ cấp được sắp xếp theo các loại sau: − Phôtôn (lượng tử ánh sáng) có m0 = 0. − Leptôn gồm các hạt nhẹ như êlectron, muyôn ( , )+ −µ µ , các hạt tau ( , )+ −τ τ … − Mêzôn gồm các hạt có khối lượng trung bình trong khoảng e(200 900)m÷ , gồm 2 nhóm: mêzôn π và mêzôn K. − Barion gồm các hạt nặng có khối lượng lớn hơn hoặc bằng khối lượng prôtôn. Có 2 nhóm barion là nuclôn và hipêron cùng các phản hạt của chúng. − Tập hợp mêzôn và barion còn có tên chung là hađrôn. 5. Tương tác của các hạt sơ cấp: có 4 loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp: − Tương tác hấp dẫn: là tương tác giữa các hạt vật chất có khối lượng. − Tương tác điện từ: là tương tác giữa các hạt mang điện, giữa các vật tiếp xúc gây nên ma sát… − Tương tác yếu: là tương tác giữa các hạt trong phân rã β. − Tương tác mạnh: là tương tác giữa các hađrôn. 6. Hạt quac. − Giả thuyết Ghen-man: Tất cả các hađrôn đều được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn gọi là các hạt quac. − Có 6 hạt quac kí hiệu là u, d, s, c, b, t và sáu phản quac với điện tích có dấu ngược lại. Điện tích của hạt quac và phản quac bằng e 2e, 3 3 ± ± . Chưa quan sát được hạt quac tự do. − Các barion là tổ hợp của 3 quac. Prôtôn được tạo nên từ 3 quac (u, u, d), nơtron được tạo nên từ 3 quac (u, d, d). − Các hạt thực sự sơ cấp (hiểu theo nghĩa là hạt không thể tách được thành các thành phần nhỏ hơn) chỉ gồm các quac, các leptôn và các hạt truyền tương tác. B. HỆ MẶT TRỜI. 1. Cấu tạo và chuyển động của hệ Mặt Trời. − Hệ Mặt Trời gồm: Mặt Trời ở trung tâm của hệ (là thiên thể duy nhất nóng sáng), tám hành tinh lớn (Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh) và các hành tinh tí hon (tiểu hành tinh, sao chổi, thiên thạch…) − Tất cả các hành tinh đều chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều (chiều thuận) và gần như trong cùng một mặt phẳng. Mặt Trời và các hành tinh đều quay theo chiều thuận (trừ Kim tinh). Toàn bộ hệ Mặt Trời quay quanh trung tâm Thiên Hà của chúng ta. 2. Mặt Trời. − Mặt Trời cấu tạo gồm 2 phần là quang cầu và khí quyển (gồm 2 lớp có tính chất vật lý khác nhau là sắc cầu và nhật hoa). − Mặt Trời liên tục bức xạ năng lượng ra xung quanh. Lượng năng lượng bức xạ của Mặt Trời truyền vuông góc tới 1 đơn vị diện tích cách nó 1 đơn vị thiên văn trong 1 đơn vị thời gian gọi là hằng số Mặt Trời H. − Qua các ảnh chụp Mặt Trời trong nhiều năm, người ta thấy quang c ầu sáng không đều, tùy theo từng thời kỳ còn xuất hiện nhiều dấu vết khác: vết đen, bùng sáng, tai lửa. − Năm Mặt Trời có nhiều vết đen nhất xuất hiện được gọi là Năm Mặt Trời hoạt động. Năm Mặt Trời có ít vết đen xuất hiện nhất gọi là Năm Mặt Trời tĩnh. − Sự hoạt động của Mặt Trời diễn ra theo chu kì và có liên quan đến số vết đen trên Mặt Trời. Chu kì hoạt động của Mặt Trời có trị số trung bình là 11 năm. 3. Trái Đất. − Trái Đất có dạng phỏng cầu (hơi dẹt ở 2 cực), bán kính ở xích đạo bằng 6378 km và bán kính ở 2 cực bằng 6357 km. Khối lượng riêng trung bình là 5520 kg/m3. − Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần tròn. Trục quay của Trái Đất quanh mình nó nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo góc 23027’. 4. Mặt Trăng _ Vệ tinh của Trái Đất. − Mặt Trăng cách Trái Đất 384000 km, có bán kính 1738 km, có khối lượng 7,35.1022 kg. − Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với chu kỳ 27,32 ngày. Trong khi chuyển động quanh Trái Đất, Mặt Trăng còn quay quanh trục của nó với chu kì đúng bằng chu kì chuyển động quanh Trái Đất. − Do lực hấp dẫn bé nên Mặt Trăng không giữ được khí quyển. 5. Các hành tinh khác. Sao chổi. Thiên thạch. − Các đặc trưng chính của 8 hành tinh: − Sao chổi là loại hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo elip rất dẹt. Đặc điểm của sao chổi là có kích thước và khối lượng nhỏ. Chu kì chuyển động của sao chổi quanh Mặt Trời khoảng từ vài năm đến trên 150 năm. − Thiên thạch là những khối đá chuyển động quanh Mặt Trời với tốc độ hàng chục km trên giây theo các quỹ đạo rất khác nhau. Thiên thạch khi bay vào khí quyển Trái Đất, bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc cháy tạo thành những vệt sáng kéo dài vút trên nền trời gọi là sao băng. C. SAO. THIÊN HÀ. 1. Sao. − Sao là một khối khí nóng sáng giống như Mặt Trời. Khối lượng các sao có giá trị từ 0,1 đến vài chục lần khối lượng Mặt Trời. Bán kính từ khoảng một phần nghìn lần bán kính Mặt Trời đến gấp hàng nghìn lần bán kính Mặt Trời. − Đa số các sao tồn tại ở trạng thái ổn định, có kích thước, nhiệt độ… không đổi trong một thời gian dài. Ngoài ra, có một số sao đặc biệt: • Sao biến quang: là sao có độ sáng thay đổi. Gồm sao biến quang do che khuất và sao biến quang do nén dãn. • Sao mới: là sao có độ sáng tăng đột ngột lên hàng ngàn, hàng vạn lần hoặc hàng triệu lần (sao siêu mới) sau đó từ từ giảm. • Punxa, sao nơtron là sao bức xạ năng lượng dưới dạng những xung sóng điện từ rất mạnh. − Ngoài ra, trong hệ thống các thiên thể trong vũ trụ còn có lỗ đen (có trường hấp dẫn lớn đến nỗi thu hút mọi vật thể, kể cả ánh sáng) và tinh vân (đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó hoặc các đám khí bị ion hóa được phóng ra từ một sao mới hay sao siêu mới). − Các sao có khối lượng cỡ Mặt Trời có thể “sống” đến 10 tỉ năm, sau đó biến thành sao chất trắng (sao lùn). Các sao có khối lượng lớn hơn Mặt Trời thì chỉ “sống” được khoảng 100 triệu năm, nhiệt độ của sao giảm dần, sao trở thành sao kềnh đỏ, sau đó sao tiếp tục tiến hóa và trở thành một sao nơtron (punxa) hoặc một lỗ đen. 2. Thiên hà. − Hệ thống sao gồm nhiều loại và tinh vân gọi là thiên hà. Có 3 loại thiên hà chính: • Thiên hà xoắn ốc : thiên hà có hình dạng dẹt như cái đĩa có những cánh tay xoắn ốc, chứa nhiều khí. • Thiên hà elip: thiên hà hình elip chứa ít khí và có khối lượng trải ra trên một dải rộng. • Thiên hà không định hình (thiên hà không đều): thiên hà không có hình dạng xác định, trông như những đám mây. − Toàn bộ các sao trong mỗi thiên hà đều quay quanh trung tâm thiên hà. Đường kính của các thiên hà vào khoảng 100000 năm ánh sáng. 3. Thiên Hà của chúng ta _ Ngân Hà. − Thiên Hà của chúng ta là loại thiên hà xoắn ốc, có đường kính khoảng 100000 năm ánh sáng và có khối lượng bằng khoảng 150 tỉ lần khối lượng Mặt Trời. − Hệ Mặt Trời nằm trong một cánh tay xoắn ở rìa Thiên Hà, cách trung tâm trên 30000 năm ánh sáng và quay quanh tâm Thiên Hà với tốc độ khoảng 250 km/s. − Từ Trái Đất, chúng ta chỉ nhìn được hình chiếu của Thiên Hà trên vòm trời, như một dải sáng trải ra trên bầu trời đêm, thường được gọi là dải Ngân Hà. 4. Nhóm thiên hà. Siêu nhóm thiên hà. − Các thiên hà có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm thiên hà (hay đám thiên hà) gồm từ vài chục đến hàng vài nghìn thiên hà. − Các nhóm thiên hà lại tập hợp thành Siêu nhóm thiên hà hay Đại thiên hà. D. THUYẾT BIG BANG. 1. Các thuyết về sự tiến hóa vũ trụ. − Khi nghiên cứu nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ đã có 2 trường phái khác nhau: • Trường phái do nhà Vật lý người Anh Fred Hoyle khởi xướng cho rằng vũ trụ ở trong “trạng thái ổn định”, vô thủy, vô chung, không thay đổi từ quá khứ đến tương lai. Vật chất được tạo ra một cách liên tục. • Trường phái khác lại cho rằng vũ trụ được tạo ra bởi một vụ nổ “cực lớn, mạnh” cách đây khoảng 14 tỉ năm, hiện đang tiếp tục dãn nở và loãng dần. Vụ nổ nguyên thủy này được đặt tên là Big Bang (Vụ nổ lớn). − Hai sự kiện thiên văn quan trọng: vũ trụ dãn nở (nhà thiên văn học Hubble đã phát hiện thấy rằng các thiên hà xa xăm rải rác khắp bầu trời đều chạy ra xa hệ Mặt Trời của chúng ta) và bức xạ “nền” vũ trụ cùng với 1 số sự kiện thiên văn khác đã chứng minh tính đúng đắn của thuyết Big Bang. 2. Thuyết Big Bang. − Theo thuyết Big Bang, vũ trụ bắt đầu dãn nở từ một “điểm kì dị”. − Vật lý học hiện đại dựa vào vật lý hạt sơ cấp đã ước đoán được những sự kiện xảy ra bắt đầu từ thời điểm tp = 10-43 s sau vụ nổ lớn (thời điểm Planck), tại thời điểm này kích thước vũ trụ là 10-35 m, nhiệt độ là 1032 K và khối lượng riêng là 1091 kg/cm3 và vũ trụ bị tràn ngập bởi các hạt có năng lượng cao như êlectron, nơtrinô và quac. − Các nuclôn được tạo ra sau vụ nổ 1 giây. − Ba phút sau đó xuất hiện các hạt nhân nguyên tử đầu tiên. − Ba trăm nghìn năm sau xuất hiện các nguyên tử đầu tiên. − Ba triệu năm sau xuất hiện các sao và thiên hà. − Tại thời điểm t = 14 tỉ năm, vũ trụ ở trạng thái hiện nay với nhiệt độ trung bình T = 2,7 K. − Thuyết Big Bang chưa giải thích được các sự kiện quan trọng trong vũ trụ và đang được các nhà vật lý thiên văn phát triển và bổ sung. E. DANH SÁCH CÁC TRANG WEB THAM KHẢO. − − − − − − − 2.2.3.3. Bộ công cụ đánh giá Bảng 2.4. Phiếu HT-1: Chuẩn bị các CHND của CHBH-1. Phiếu HT-1: Trả lời các CHND của CHBH-1 Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các bạn về nhà thu thập thông tin trả lời ngắn gọn các câu sau và ghi vào Phiếu HT1 sau khi cả nhóm đã thống nhất. 1. Hạt sơ cấp (hạt cơ bản) là gì? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Trình bày các đặc trưng của hạt sơ cấp. (khối lượng nghỉ, điện tích, spin, thời gian sống trung bình, phản hạt). .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Trình bày sự phân loại các hạt sơ cấp. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 4. Có mấy loại tương tác cơ bản đối với các hạt sơ cấp? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 5. Nêu giả thuyết về sự tồn tại của hạt quac. Phân loại và đặc điểm của hạt quac? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 6. Hạt thực sự là sơ cấp gồm các hạt nào? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Bảng 2.5. Phiếu HT-2: Chuẩn bị các CHND của CHBH-2. Phiếu HT-2: Trả lời các CHND của CHBH-2 Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các bạn về nhà thu thập thông tin trả lời ngắn gọn các câu sau và ghi vào Phiếu HT2 sau khi cả nhóm đã thống nhất. 1. Hệ Mặt Trời bao gồm các loại thiên thể nào? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 2. Nêu vắn tắt cấu trúc và sự hoạt động của Mặt Trời. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 3. Nêu một số đặc điểm chính của Trái Đất. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 4. Nêu một số đặc điểm chính của Mặt Trăng. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 5. Nêu các đặc trưng chính của 8 hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời. .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... 6. Sao chổi là gì? Thiên thạch là gì? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Phiếu HT-2: Trả lời các CHND của CHBH-2 Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho các bạn về nhà thu thập thông tin trả lời ngắn gọn các câu sau và ghi vào Phiếu HT2 sau khi cả nhóm đã thống nhất. 7. Sao là gì? Các đặc trưng chính của sao? Sự tiến hóa của các sao? .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .................................................................................................................................... .............

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf89967LVVLPPDH029.pdf
Tài liệu liên quan