Luận văn Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu 3

1.2. Khái quát các nghiên cứu chức năng hệ sinh thái rừng trên thế giới và ở Việt Nam 9

1.2.1. Trên thế giới 9

1.2.2. Ở Việt Nam 14

1.2.3. Tình hình nghiên cứu hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 18

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1. Đối tượng nghiên cứu 24

2.2. Phương pháp nghiên cứu 25

2.2.1. Cách tiếp cận 25

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 26

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28

3.1. Những nhân tố tác động đến hệ sinh thái rừng đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An 28

3.1.1. Các tác động trực tiếp 28

3.1.2. Các nguyên nhân gián tiếp 35

3.2. Biến động về diện tích và độ che phủ rừng tại hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An 39

3.3. Thực trạng về đa dạng sinh học và các loài cần được bảo tồn tại HST rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An 41

3.3.1. Đa dạng hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An 41

3.3.2. Đa dạng sinh học rừng đầu nguồn Nghệ An. 48

3.3.3. Các loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ 57

3.3.4. Các loài động vật quý hiếm cần được bảo vệ 57

 

doc96 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An và định hướng bảo tồn hợp lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ana Vàng tâm ++ Markhamia stipulate Đinh + Dipterocarpus sp. Chò nâu ++ Cinamomum spp. Re +++ Ghi chú: (Hiếm gặp: +; Trung bình: ++; Thường gặp: +++) Hình 3.1. Khai thác LSNG tại Pù Mát Theo kết quả nghiên cứu có 650 loài LSNG đang được khai thác. Tuy nhiên, điều cần bàn và gây nguy hại nhất cho các HST và đa dạng sinh học ở đây là trong số 650 loài LSNG này có tới hơn 40 loài đang được khai thác ồ ạt để cung cấp cho những thị trường lớn như miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc. Những loài này đang có nguy cơ cạn kiệt nhanh chóng sau vài năm bị khai thác và hái lượm liên tục. Hơn thế nữa, trong số này có tới 14 loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam (ngành Thông: 1 loài; ngành Dương xỉ: 2 loài; ngành Mộc lan: 11 loài), các loài này đều đã và đang bị đe dọa ở các mức độ khác nhau. Trong số 14 loài LSNG quý hiếm có 5 loài ở mức độ sẽ nguy cấp (V) có thể bị đe dọa tuyệt chủng đó là (Thiên tuế; Vằng đắng; Hoàng đằng; Khôi tím; Thổ phục linh); 3 loài ở mức độ hiếm (R), có thể sẽ nguy cấp (Bạc biển; Củ chi láng; Kim cang); 5 loài ở cấp độ bị đe dọa (T) (Bổ cốt toái; Tô mộc; Ba gạc; Hoè Bắc bộ; Kim cang Poilani) và 1 loài đang nghi ngờ nằm trong các cấp độ trên là Lông Cu li (K). Bảng 3.3. Một số lâm sản phi gỗ được khai thác phổ biến tại HST rừng đầu nguồn TT Tên hàng hoá (LSNG) Thời điểm khai thác, thu mua nhiều Tình trạng hiện nay TT Tên hàng hoá (LSNG) Thời điểm khai thác và thu mua Tình trạng hiện nay 1 Thạch xương bồ Từ 2003 - nay *** 21 Rễ hương (vỏ dây xạp pàn) 2005 *** 2 Hà Thủ ô Từ 2003 - nay *** 22 Rễ hương (vỏ dây xạp há) 2005 *** 3 Thiên niên kiện Từ 2003 - nay *** 23 Rễ Chay, vỏ chay 2005 ** 4 Hoàng đằng Từ 2003 - nay *** 24 Quả cau 2005 ** 5 Củ ba mươi (Bách bộ) Từ 2003 - nay ** 25 Quả Sấu Từ 2005 đến nay * 6 Quả bo bo (Sa nhân) Từ 2003 - nay ** 26 Quả Trám Từ 2005 đến nay * 7 Lưỡi mèo tai chuột Từ 2003 *** 27 Măng khô Từ 2005 đến nay * 8 Lan kim tuyến Từ 2003 - nay *** 28 Măng nứa tươi Từ 2005 đến nay * 9 Cây tuyết nhung Từ 2003 – nay *** 29 Măng lùng tươi Từ 2005 đến nay * 10 Củ khúc khắc Từ 2003 – nay *** 30 Măng mét tươi Từ 2005 đến nay * 11 Lá Khôi tía Từ 2003 – nay ** 31 Hạt dẻ Từ 2005 đến nay * 12 7 lá 1 hoa (Củ 7 tầng) Từ 2003 – nay ** 32 Cây cảnh các loại Từ 2005 đến nay * 13 Cẩu tích Từ 2003 - nay *** 33 Dây gai (Có tinh dầu the) 2011 * 14 Tổ điểu Từ 2003 – nay *** 34 Chè cỏ 2011 * 15 Nấm sú Từ 2003 - nay *** 35 Rễ na, vỏ na 2011 * 16 Dây máu chó Từ 2003 - nay ** 36 Cây chè cỏ 2012 * 17 Sắn dây rừng (Sắn thục) 2005 *** 37 Lá chua ke (cò ke) 2012 * 18 Vỏ Quao 2005 ** 38 Củ bình vôi 2011 * 19 Vỏ Mai 2005 ** 39 Rễ và gốc mua 2011 * 20 Dây nhớt 2005 ** 40 Nấm các loại 2011 * Ghi chú: *** Tình trạng cạn kiệt ** Tình trạng khan hiếm * Còn ít Theo nguồn số liệu cung cấp từ Chi cục Kiểm Lâm, trong những năm gần đây, các loại LSNG quí và đặc biệt các loài cây thuốc quí đã cạn kiệt. Những loại còn lại đến năm 2014 chủ yếu là các loại quả như: bobo, hạt dẻ, sấu, cau, măng khô, mật ong,... Còn một vài loại là mới đang khai thác ồ ạt trong những tháng gần đây như cây Chè cỏ, Dây gai có tinh dầu the và lá co-ke và một số rễ và vỏ của các loài cây trong rừng như: Mua, Na, Chay, Quao. Với tốc độ khai thác như hiện nay thì sự cạn kiệt của các loại LSNG là rất nhanh chóng và giá trị ĐDSH cũng suy giảm theo. + Săn bắt động vật rừng: Săn bắt động vật hoang dã là tập quán lâu đời của người dân địa phương trong vùng, đặc biệt là đối với người dân tộc thiểu số. Người dân sử dụng súng săn, kể cả súng săn tự chế và các loại bẫy khác nhau, đồng thời dùng cả chó săn để săn bắt động vật. Đối tượng bị săn bắt chủ yếu là các loài thú, chim và bò sát. Ngoài ra còn có đánh bắt cá, là nguồn thực phẩm chính cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của người dân địa phương trong vùng. Thú: Qua điều tra cho thấy hầu hết các loài thú đều bị săn bắt cho mục đích buôn bán làm thực phẩm và mẫu nhồi... Tuy nhiên những loài bị săn bắt nhiều thường là những loài có giá trị cao và tần suất bắt gặp nhiều. Các loài Thú ăn thịt và Linh trưởng thường bị săn bắt hoặc bẫy (qua phỏng vấn) gồm: Khỉ; Các loài vượn; Các loài trong họ Cầy (Cầy vằn, Cầy vòi mốc, vòi hương...); GấuCó 6 loài thú thường bắt gặp ở các cửa hàng ăn trong vùng (Lợn rừng, Mang, các loại cầy, Nhím, Đon, Dúi mốc lớn); 7 loài đã gặp trong các cửa hàng chuyên nhồi mẫu thú (Mang, các loại cầy, Mèo rừng, Gấu, Sóc bay trâu, Sóc bụng đỏ, Khỉ đuôi lợn). Chim: Có 27 loài chim (chiếm 10,19% số loài của KBT) thường bị người dân săn bắt và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Trong đó có 10 loài (3,77%) được sử dụng làm thực phẩm, 17 loài (6,42%) thường bị bắt để nuôi hay làm mẫu nhồi để làm cảnh và 20 loài (7,55%) để buôn bán. Các loài chim được sử dụng làm thực phẩm chủ yếu là các loài: Đa đa Francolinus pintadeanus, Gà rừng Gallus gallus, Gà lôi trắng Lophura nycthemera, Gà tiền mặt vàng Polyplectron bicalcaratum, đặc biệt loài Gà lôi trắng thường bị săn bắt với số lượng khá nhiều. Các loài Trĩ sao Rheinartia ocellata, Công Pavo muticus và các loài thuộc họ Hồng hoàng bị săn bắt để buôn bán nhiều hơn là làm thực phẩm. Trong đó các loài chim thuộc họ Hồng hoàng thường được người dân sử dụng mỏ sừng của chúng để trang trí trong nhà hoặc bán cho những người chuyên làm mẫu nhồi. Các hoạt động khai thác ĐVHD từ rừng ngày càng tinh vi với các phương pháp khai thác hiệu quả và tận diệt, với nhiều loại bẫy (bẫy bộng, cò ke và đặc biệt là bẫy kẹp) được đặt dày kín các lối đi kiếm ăn và uống nước của động vật rừng. Săn bắt chủ yếu xẩy ra trong vùng lõi của các VQG, KBT vì chỉ ở khu vực này còn nhiều ĐVHD. Các loại thịt rừng như: rắn, mang, cầy, rùa, khỉ, lợn rừng, nai, nhím,... có thể dễ dàng mua được ở thị trấn các huyện miền núi. c) Tình trạng xâm lấn đất rừng làm đất canh tác Hình 3.2. Đốt rừng làm nương rẫy tại Pù Huống Mặc dù đã có chính sách đóng cửa rừng và di dời các hộ dân trong vùng lõi ra khu tái định cư, nhưng một thực tế cho thấy là ở khu tái định cư cũng như những vùng mà người dân sinh sống từ trước đến nay thì diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp còn rất ít. Chính những khó khăn như vậy đã đưa người dân trở lại với tình trạng xâm lấn đất rừng để lấy diện tích làm nương rẫy. Những năm trước năm 2000, diện tích nương rẫy của đồng bào các huyện miền núi Nghệ An hàng năm giao động từ 120 ngàn ha đến 150 ngàn ha, nhưng đến nay diện tích đó đã giảm đáng kể, chỉ còn gần 50 ngàn ha, được qui hoạch từ độ cao từ 300 m trở lên. Tuy nhiên do nhu cầu tăng trong khi khả năng đáp ứng của các hoạt động canh tác nông nghiệp và khai thác rừng không thể bù đắp, nên người dân các địa phương tìm mọi biện pháp để có thể mở rộng diện diện rẫy trái phép trên các diện tích rừng phòng hộ, rừng cộng đồng quản lý và thậm chí cả rừng đặc dụng d) Phá hủy cảnh quan và sinh cảnh do các hoạt động khai thác trái phép Miền tây Nghệ An được biết đến không những là khu vực còn tồn tại khá lớn diện tích các loại rừng mà bên cạnh đó còn có nhiều tài nguyên khoáng sản khác. Vì vậy đây là khu vực vẫn còn tình trạng khai thác các loại khoáng sản quặng, đá... trái phép bên cạnh các cơ sở hoạt động có sự quản lý của nhà nước và chính quyền địa phương. Việc khai thác quá mức không những làm cạn kiệt tài nguyên rừng mà còn làm mất đi sinh cảnh sống của các loài động thực vật. Hình 3.3. Hoạt động khai thác vàng trái phép tại Pù Huống Trong những năm gần đây hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách tỉnh cũng như giải quyết công ăn việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bên cạnh những đóng góp vào sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân thì hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có những diễn biến phức tạp; hiện tượng khai thác trái phép, không đúng quy trình, không xây dựng hệ thống xử lý chất thải đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng và sự bức xúc của người dân. Tình trạng khai thác và chế biến khoáng sản còn diễn ra rất phức tạp, manh mún, khó quản lý đặc biệt là trên địa bàn các huyện Quỳ Hợp, Tương Dương, Nghĩa Đàn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh cảnh và đa dạng sinh học trong vùng. 3.1.2. Các nguyên nhân gián tiếp a) Sức ép từ cộng đồng dân cư địa phương sống trong rừng và ven rừng Một nguyên nhân khác là do nhận thức của người dân trong vùng đệm về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học còn hạn chế, công tác tuyên truyền còn ít và do tình trạng đói nghèo của người dân trong vùng đệm đã gây sức ép lớn đến tài nguyên rừng. Đề tài đã tiến hành điều tra, nghiên cứu tại các hộ dân thuộc ba bản nằm sâu trong vùng lõi VQG Pù Huống (thuộc xã Nga My, huyện Tương Dương). Kết quả cho thấy, thu nhập của người dân địa phương ở các bản được chia thành 4 nhóm sau đây (bảng 3.4). + Từ làm ruộng, bãi và rẫy: sản phẩm gồm lúa nước, lúa rẫy, ngô, sắn, lạc, đậu, vừng,... + Từ chăn nuôi: các đối tượng chăn nuôi phổ biến là trâu, bò, lợn, gà, dê, + Từ khai thác lâm sản các loại: gỗ, lâm sản phi gỗ gồm củi, dược liệu, mật ong, hương liệu, rau, củ, quả, măng, cá,... + Từ nguồn khác như: lương, phụ cấp, làm thuê, buôn bán - dịch vụ, khai thác vàng... Bảng 3.4. Tổng thu nhập trung bình hộ mỗi năm và các nguồn thu nhập chính của các hộ sống trong vùng lõi KBTTN Địa điểm điều tra (Bản) Thu nhập trung bình/hộ/năm (triệu đồng) Từ làm ruộng và rẫy Từ chăn nuôi Từ khai thác lâm sản Từ các hoạt động khác Tổng thu nhập trung bình mỗi hộ Tân Hương 1.1 3.2 16.1 1.5 21.9 Tùng Hương 1.9 3.4 17.0 1.3 23.6 Liên Hương 0.9 1.6 18.8 2.2 23.4 Trung bình 1.30 2.73 17.30 1.67 22.97 Kết quả cho thấy tổng thu nhập bình quân năm 2014 của những hộ dân tại các bản nghiên cứu trung bình là 22,97 triệu/ năm/hộ. Trong đó nguồn thu từ khai thác lâm sản đóng vai trò quan trọng nhất trung bình 17,3 triệu/ năm/hộ (chiếm 75,17 %). Như vậy có thể thấy người dân nơi đây sống lệ thuộc vào các hoạt động khai thác từ rừng, đây cũng chính là nguyên nhân tác động không nhỏ đến tài nguyên rừng. b) Gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm lâm nghiệp Những lý do gián tiếp chủ yếu gây mất rừng đã xác định gồm gia tăng nhu cầu đối với các lâm sản và đất nông nghiệp nảy sinh từ tình trạng dân số tăng, di dân, tăng trưởng kinh tế, gia tăng nhu cầu nguyên liệu của ngành công nghiệp giấy và bột giấy, ngành xây dựng và chất đốt. Dân số nghèo và sống phụ thuộc vào rừng là một áp lực lớn đối với công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dang sinh học. Theo đánh giá của chúng tôi ở các bản sống trong vùng lõi và vùng đệm của các VQG và KBT trên địa bản Nghệ An thì trong tổng thu nhập hàng năm của mỗi hộ gia đình giao động từ 22 – 31 triệu/ năm nhưng phần thu nhập từ khai thác lâm sản chiếm từ 32 – 89%. c) Quản lý kém hiệu quả Quản lý yếu kém ở cấp địa phương: Ở cấp xã, công tác quản lý nói chung hạn chế và quản lý rừng nói riêng của chính quyền địa phương bị xem nhẹ. Chính quyền xã chịu trách nhiệm về các hoạt động cụ thể tại địa bàn nhưng lại thường thiếu năng lực cần thiết để theo dõi và giám sát các diện tích rừng lớn một cách chuẩn xác. Ở mỗi xã có một cán bộ phụ trách nông lâm, nhưng họ chỉ hỗ trợ các cơ quan quản lý lâm nghiệp các công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn của họ, đặc biệt là diện tích rừng giao khoán cho cộng đồng quản lý. Trong thực tế, các hộ gia định có rừng ở gần nhà thì thường đi thăm, bảo vệ rừng và có các hoạt động xúc tiến tái sinh hoặc trồng rừng, còn các hộ có rừng ở xa thì gần như một năm chỉ đi thăm rừng vài lần, vì thế rừng thường bị chặt phá và làm nơi thả trâu bò. Quản lý đất chưa hiệu quả: Các công cụ của Pháp luật trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thật hiệu quả, tình trạng khai thác vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép vẫn còn nhiều và ngày càng tinh vi hơn. Công tác giao đất giao rừng chưa đảm bảo tốt về mặt chất lượng. Các hộ nhận đất, nhận rừng chưa thực hiện nội dung cam kết, không bảo vệ và xây dựng rừng, có khi còn làm tổn hại đến rừng. Đất và rừng do không thực hiện đúng Luật đất đai và Luật bảo vệ và phát triển rừng chậm được thu hồi. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nguồn lợi quan trọng của rừng đối với người dân còn hạn chế, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. d) Nguồn lực hạn chế: Thiếu kinh phí bảo vệ rừng: Mặc dù Việt Nam đã chi khá nhiều tiền từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý và bảo vệ rừng, kinh phí vẫn thiếu để thực hiện nhiệm vụ này. Lực lượng cán bộ, nhân viên làm công tác bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng (Chính phủ, 2006). Nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách nhiều, nhưng còn dàn trải, thiếu trọng điểm, hiệu quả thấp. Có tới gần 90% nguồn kinh phí này chi cho công tác xây dựng cơ bản, chỉ có khoảng 10% dành cho hoạt động trực tiếp về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học. Trên thực tế số kinh phí ngân sách cấp thấp hơn nhiều; theo Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6 tháng 7 năm 2007 ngân sách quốc gia cấp cho ngân sách địa phương để bảo vệ rừng chỉ là 100 000 VND/ha/năm (Chính phủ, 2007). Theo Sở NNPTNT Nghệ An, từ đầu năm 2012 đến nay, 260 cán bộ hợp đồng tại 13 Ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ (BQLRPH) trên địa bàn không được cấp lương. Số cán bộ này được hợp đồng từ thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Thiếu nhân lực: Việc quản lý rừng phòng hộ ở tỉnh Nghệ An đang gặp nhiều khó khăn. Biểu hiện rõ nhất là lực lượng kiểm lâm mỏng, định suất biên chế quản lý rừng thiếu; ranh giới nhiều khu rừng phòng hộ chưa ăn khớp giữa bản đồ và thực tế; tình trạng phá rừng làm rẫy, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác lâm sản trái phép trong các khu vực rừng phòng hộ gia tăng. Theo quyết định của Chính phủ về quản lý rừng phòng hộ thì “biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ được xác định theo diện tích, bình quân 1.000 ha rừng phòng hộ có 1 định suất biên chế” và “cứ trên 20.000 ha rừng phòng hộ tập trung trở lên có một hạt kiểm lâm”. Quy định là vậy, nhưng hiện nay tại tất cả các Ban quản lý rừng phòng hộ của tỉnh chưa có nơi nào có đủ định suất biên chế và hạt kiểm lâm theo quy định. Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương được giao quản lý bảo vệ và phát triển trên 143.000 ha rừng nằm trên địa bàn 20 xã trong huyện. Theo quy định, đáng lẽ biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương phải có trên 100 người và có một hạt kiểm lâm, nhưng hiện nay, toàn Ban mới có 14 biên chế. Do không đủ biên chế theo quy định nên việc quản lý bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn. Tại một số Ban quản lý rừng phòng hộ, việc quản lý bảo vệ rừng chỉ là hình thức, không có tác dụng vì diện tích rừng quá lớn; trong khi định suất biên chế quá ít, bọn lâm tặc hoạt động tinh vi, phức tạp. 3.2. Biến động về diện tích và độ che phủ rừng tại hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An Tính từ năm 2010 đến cuối năm 2013, trong 4 năm độ che phủ của rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An tăng từ 86,41% lên 87,17%, trung bình mỗi năm tăng 0,19%, đây là một tín hiệu đáng mừng trong công tác phát triển rừng tại Nghệ An. Đặc biệt, điều đáng mừng là đối với diện tích rừng tự nhiên, là hợp phần quan trọng nhất trong diện tích có rừng thì toàn quốc gần như không có sự tăng thêm đáng kể nếu không muốn nói là giảm nhẹ trong 4 năm trở lại đây thì ở Nghệ An, diện tích rừng tự nhiên tính từ năm 2010 đến năm 2013 tăng lên từ 306.711,9ha đến 316.082,4 ha, tức là trung bình tăng thêm hàng năm 2342,625 ha. Bảng 3.5. Diện tích rừng đầu nguồn Nghệ An năm 2010-2013 Tổng Diện tích tự nhiên (1) Diện tích có rừng (2) Diện tích rừng tự nhiên (3) Rừng trồng cấp 1 tuổi (4) Diện tích rừng trồng (5) Diện tích đất chưa có rừng (6) Độ che phủ rừng (%) (7) = (3-4)/1 Năm 2010 362.483,63 315.667 306.711,9 2442,139 8.955,112 28.112,2 86,41 Năm 2011 315.860 306.699,9 795,1081 9.160,127 28.035,54 86,92 Năm 2012 316.034 298.071,5 616,2464 17.962,53 19.609,8 87,02 Năm 2013 316.082,4 307.121,7 121,4456 8.960,763 27.636,94 87,17 Biểu đồ 3.1 . Sự biến động diện tích rừng đầu nguồn Nghệ An qua các năm từ 2010-2013 (ha) Biểu đồ 3.2 . Sự biến động độ che phủ rừng đầu nguồn Nghệ An qua các năm từ 2010 -2013 Diện tích rừng trồng cũng tăng lên đáng kể trong vòng 4 năm qua. Có được sự tăng trưởng khả quan như vậy là nhờ đề ra mục tiêu trồng rừng trong năm 2007, trồng mới 10.000 ha rừng. Nghệ An đã triển khai các chương trình trồng rừng theo Dự án 661, Dự án Việt Đức, Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và các chương trình khác. Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các loại rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An phân theo diện tích. Để việc trồng rừng đạt hiệu quả cao, trong năm 2007, tỉnh yêu cầu ngành lâm nghiệp và UBND các huyện quy hoạch cụ thể vùng trồng, gắn trồng rừng với khoanh nuôi, bảo vệ. Ngành lâm nghiệp tỉnh cùng đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng các vườn ươm, đảm bảo đủ cây giống trồng rừng cho các địa phương. Trong cơ cấu trồng rừng năm 2007, tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng đến trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ để mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ trồng rừng. Đến nay, tỉnh cơ bản hoàn thành rà soát quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng sản xuất, rừng phòng hộ) và đang tiến hành làm các thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ trồng rừng và các đơn vị trồng rừng. Dựa vào biểu đồ 2 và biểu đồ 3 dễ dạng nhận ra rằng, diện tích của rừng trồng, tổng diện tích rừng và độ che phủ của rừng có tốc độ tăng khá đều đặn qua các năm. 3.3. Thực trạng về đa dạng sinh học và các loài cần được bảo tồn tại HST rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An 3.3.1. Đa dạng hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An Rừng đầu nguồn (bao gồm cả rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh) là hệ sinh thái nằm ở vùng đầu nguồn của các con sông là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quí hiếm và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp oxy, cung cấp lâm sản. Rừng đầu nguồn góp phần giữ đất, giữ nước, điều hòa dòng chảy, chống xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. Do đó hệ sinh thái rừng đầu nguồn luôn luôn có vai trò to lớn trong đời sống của chúng ta. Hình 3.4. Hệ sinh thái rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An Rừng đầu nguồn tỉnh Nghệ An (phân bố ở thượng nguồn của lưu vực Sông Cả (phụ lưu sông Hiếu, sông Nậm Nơn) và sông Chu) có phần lớn diện tích thuộc về Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Cụ thể là Vườn quốc gia Pù mát, Pù Huống, Pù hoạt, đây là Khu dự trữ sinh quyển có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á cũng là nơi nắm giữ vai trò chính trong bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên nước và lưu vực các dòng sông, đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ hệ thống khí hậu. Dựa vào phân tích và tổng hợp kết quả thu thập cũng như điều tra, khảo sát, dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật, về nội dung này đề tài đã phân chia hệ sinh thái rừng đầu nguồn Nghệ An thành 5 loại hình chính: 1. Hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đỉnh và đường đỉnh đai núi thấp (rừng lùn): Xuất hiện ở đai cao trên 1500 m, trên các giông và chỏm núi dốc, có đá nổi và gió mạnh, có mặt ở các đỉnh Pù Mát (VQG Pù Mát), dãy Pù Đen (Pù Hoạt, Pù Xai Leng, Pù Lon). Diện tích rừng lùn chiếm 1,6% diện tích rừng tự nhiên của Nghệ An. Thành phần thực vật rừng lùn xuất hiện ở khu vực nghiên cứu chủ yếu có các loài Đỗ quyên (Rhododendron spp.), Sồi lào (Lithocarpus laotica), Hồi (Illcium sp.), Re lá nhỏ (Cinnamomum spp.) và loài phong lan (Orchidaceae). Đây là khu vực có địa hình cao, đi lại khó khăn nên rất hiếm khi có sự tác động trực tiếp của con người. 2. Hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim trên đai núi thấp: Phân bố từ độ cao trên 900 m phía Bắc và trên 800 m ở phía Nam VQG Pù Mát, phía Bắc và Tây Bắc của khu BTTN Pù Hoạt, phía Tây khu BTTN Pù Huống. Loại rừng này chiếm 29% diện tích và còn giữ được tính nguyên sinh cao. Các loài thực vật Hạt trần đã được phát hiện trong loại hình này là: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc (Cunninghamia konishii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Kim giao (Nageia wallichiana), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Thông lông gà (Podocarpus imbricatus) Hầu hết là những loài đã được đề nghị xếp vào danh sách những loài cần được bảo tồn. Loài ưu thế trong kiểu rừng này là các loài trong các họ Dẻ (Fagaceae), Long não (Lauraceae), Mộc lan (Magnoliaceae), Hoàng đàn (Cupressaceae), Kim giao (Podocarpaceae), Thích (Aceraceae), Dầu (Dipterocarpaceae)Khu vực này có địa hình khá phức tạp và sâu trong vùng lõi của các rừng đặc dụng, được quản lý bảo vệ khá nghiêm ngặt, nên ít có tác động trực tiếp của con người. Ở độ cao trên 1000 m, xác định sự có mặt của 2 loài hạt trần có giá trị là Pơ mu (Fokienia hodginsii) và Sa mộc (Cunninghamia lanceslota), ngoài ra ở độ cao này còn gặp các loài hạt trần khác là Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) và Kim giao (Podocarpus wallichi), Sa mộc (Cunninghamia honishii), Sam bông (Amentotaxus ynnamensis), Đỉnh tùng (Cephalotaxus manii). Phía Nam giông núi là rừng á nhiệt đới điển hình với các loài Hồi núi (Illicium griffithii), Dẻ lá tre (Quecus bambuseafolia), Chè béo (Annesla sp.), Thạch đảm (Tutcheria multisepala), Ngũ liệt (Pentaphyllax euryoides), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Bạch châu (Gaultheria yunanensis). Thảm thực vật này còn gặp ở Châu Khê, Chi Khê (Con Cuông) - khu vực khe kèm, Khe Thơi. Các loài có vai trò quan trọng nhất trong cấu trúc thảm thực vật (những loài ưu thế của quần xã) trong kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa trên núi thấp này là các loài thuộc họ Dẻ - Fagaceae (Lithocarpus pseudosundaicus), họ Sim - Myrtaceae (Syzygium cochinchinense) và các loài: Hopea mollissima, Vatica cinerea, Madhuca pasquieri, Canarium thorelii, Pterospermum heterophyllum, Gironniera subaequalis. Các hoạt động xây dựng đường giao thông và cầu ở khu vực Khe Bu, Khe Thơi, Khe Kèm... sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc khai thác và vận chuyển lâm sản từ rừng. Những loài gỗ quí như Pơmu, Sa mộc, Chò chỉ... Hình 3.5. Rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đai thấp (VQG Pù Mát, 2014) 3. Hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đai đất thấp: Phân bố ở độ cao từ 200 m đến 800 m, có nhiều cây gỗ lớn và dây leo gỗ. Kiểu rừng này có tính đa dạng thực vật cao, tổ thành là các họ thực vật nhiệt đới lá rộng. Kiểu rừng này thường gặp ở những khu vực có tính đa dạng sinh học cao, chẳng hạn ở khu vực Con Cuông có vùng Thác Kèm, Khe Khặng, Khe Thơi và Khe Bu, ở Tương Dương gặp ở Tam Đình, Tam Hợp, ở Anh Sơn gặp ở Phúc Sơn, ở còn Kỳ Sơn, gặp ở Tà Cạ, Mường típ. Rừng thường có 5 tầng (Tầng vượt tán, tầng ưu thế sinh thái, tầng cây gỗ dưới tán, tầng cây gỗ nhỏ và cây bụi, tầng thảm tươi) các họ thực vật ưu thế là: Họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ dâu tằm (Moraceae), họ đậu (Fabaceae), họ bứa (Clusiaceae), tuy ít loài nhưng số cá thể trong các tổ thành nhiều khu, nhiều nơi đã chiếm ưu thế, biểu hiện rõ rệt là loài Sao mặt quỷ (Hopea mollissima), loài này ở sườn phía Bắc phân bố từ độ cao 400 m đến 900 m, ở sườn phía Nam từ 700 m đến 1000 m chiếm trên 30-35%, trong tổ thành ở vành đai dưới 400 m loài Chò Chỉ (Parashorea chinensis) chiếm ưu thế trên các đất dọc ven suối, nhiều nơi Chò Chỉ tạo thành tầng vượt tán, tuy nhiên số lượng cá thể không còn nhiều. Kiểu rừng này ở phía Bắc có các loài ưu thế và tạo nên các ưu hợp với loài: Sâng (Pometia pinnata), Sấu (Dracontomelum duperenum), Gội nếp (Dysoxilum binectariferum), Trường (Amesiodendron chinensis), Trường sâng (Amesiodendron chinense), Lát (Chukrasia tabularis), Gội gác (Aphanamisi polystachya), Vù hương (Cinnamomum balasnea), Sến mật (Madhuca pasquirea), Giổi (Michelia acnea). Dưới tán các loài ưu thế có các loài cây gỗ nhỡ điển hình: Liệt tra (Clethra poilanei), Bời lời (Litsea bavesnis), Bộp (Actinodaphne chinensis), Chắp (Belschmiedia), Lòng trứng (Lindeas metcalfiana), Côm (Elaeocapus stipulais), Bồ hòn (Sapindus annamesnis), Máu chó (Knema consecta), Bứa (Garcinia loue), Đẻn (Vitex trisoliata), Nhọc (Polyalthia nemoralis). Nhưng phân bố rộng khắp, dễ thấy và có mặt trong tất cả các ô đo đếm là các loài họ Long não (Lauraceae) và Dẻ (Fagaceae) như Dẻ đen (Quercus chevaliei), Dẻ bạc (Quercus glauca), Cà ổi (Castanopsis ferox, Castanopsis tribuloides, Castanopsis indica), Re tàu (Machilus chinensis), Re gừng (Cinnamomum zeylanicum), Re đỏ (Cinnamomum tetragonum), Mò lưng bạc (Cryptocarya metcalfiana), Chắp (Beilschmiedia laevis). Loài Ngát lông cũng có mặt rộng khắp (Gironniera subaequalis) cùng với Ràng ràng (Ormosia balansae). Dọc ven suối còn có mặt loài đặc hữu Chò nước (Platanus kerri) và Tô hạp (Altinggia sinensis) Nhóm dây leo gỗ thường gặp nhiều ở kiểu rừng này là các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_244_9625_1869885.doc
Tài liệu liên quan