Danh muc từ viết tắt .1
Danh mục bảng.2
Danh mục hình .3
MỞ ĐẦU .5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .9
1.1. TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH .9
1.1.1. Các khái niệm.9
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá tài nguyên địa hình .12
1.1.3. Tổng quan các nghiên cứu tài nguyên địa hình phục vụ phát triển
kinh tế xã hội và xóa đói giảm nghèo. .18
1.2. SINH KẾ BỀN VỮNG.21
1.2.1. Khái niệm sinh kế bền vững.21
1.2.2. Tính bền vững của sinh kế .22
1.2.3. Tiêu chí đánh giá tính bền vững của sinh kế.23
1.2.3.1. Khung sinh kế bền vững.24
1.2.3.2. Một số khung sinh kế bền vững tiêu biểu.25
1.3. NGHIÊN CỨU SINH KẾ BỀN VỮNG GĂN VỚI BẢO TỒN THIÊN
NHIÊN .28
1.4. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29
1.4.1. Các quan điểm nghiên cứu.29
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu .30
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH VÀ THỰC TRẠNG SINH
KẾ CỘNG ĐỒNG KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ LONG.33
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỊA HÌNH KHU VỰC VỊNH BÁI TỬ
LONG .33
2.1.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên .33
2.1.1.1. Đặc điểm thạch học và kiến tạo.33
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu.38
2.1.1.3. Đặc điểm thủy văn – hải văn.41
2.1.1.4. Các tai biến thiên nhiên .43
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.43
2.1.2.1. Dân số và lao động .44
2.1.2.2. Kinh tế.45
109 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất định hướng sinh kế bền vững gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất ngành công nghiệp, xây dựng 270,6 321 623
Giá trị sản xuất ngành dịch vụ 245 295 562
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (tiểu ngạch) - 147 180
Tổng vốn đầu tư - 106,3 619
Tổng thu ngân sách nhà nước 48 55 83
Nguồn: Báo cáo KTXH huyện Vân Đồn năm 2012, 2013
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt được ở mức khá cao. Trong giai đoạn
2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khu vực đạt được khoảng
15,2%/năm, tăng lên mức 19,3%/năm giai đoạn 2006 – 2010. Từ năm 2010, cùng với
những khó khăn chung của nền kinh tế quốc gia, kinh tế địa phương cũng bị ảnh
hưởng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa bàn có xu hướng giảm. Năm 2013,
địa phương chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 16%, thấp hơn so với mức
bình quân năm của giai đoạn 2006 – 2010. Với mức tăng trưởng đã đạt được trong
giai đoạn từ 2000 – 2012, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng khoảng 8,4 lần, từ
mức 128,9 tỷ đồng năm 2000 lên mức 1079,6 tỷ năm 2012 (tính theo so sánh năm
1994). Năm 2013 giá trị sản xuất trên địa bàn khu vực đạt 1.983 tỷ đồng (giá so sánh
2010, nếu tính theo giá hiện hành là 2.906 tỷ đồng). Mặc dù đạt được tốc độ tăng
trưởng khá nhưng có thể thấy quy mô kinh tế của địa phương vẫn còn khá nhỏ bé.
46
Nếu xét theo các ngành nghề, ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có sự tăng
trưởng nhanh và mạnh, trong khi đó ngành nông, lâm, thủy sản có tốc độ tăng trưởng
thấp hơn.
Nông, lâm và thủy sản là ngành quan trọng đối với kinh tế địa phương, chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. Năm 2013, tỷ trọng của nhóm ngành này chiếm
khoảng hơn 40%. Tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này giai đoạn 2001 – 2005 đạt
15,5%/năm, giảm nhẹ xuống 13,2%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010, và khoảng
14,6%/năm giai đoạn 2011 – 2013. Đóng góp của ngành thủy sản là lớn nhất trong
nhóm ngành nông, lâm và thủy sản.
Quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn còn rất khiêm tốn và đang trong
quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất cho phù hợp. Giá trị sản xuất của ngành chiếm
một tỷ trọng không lớn, khoảng 20 – 25% giá trị sản xuất toàn nền kinh tế. Giá trị sản
xuất công nghiệp trên địa bàn khu vực năm 2013 đạt 623 tỷ đồng (theo giá hiện hành
đạt 935 tỷ đồng). Cơ cấu ngành nghề công nghiệp còn giản đơn, gồm các nhóm ngành
khai thác: khai thác đánh bắt và chế biển hải sản, nông, lâm sản chiếm khoảng 35,2%,
các ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc, đồ gia dụng,.... khoảng 17,4% còn lại là các
ngành khác.
Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp đạt 16,5%,; giai
đoạn 2005 – 2010 tăng lên 27,5%/năm và trong 3 năm (2011 – 2013) tốc độ tăng
trưởng bình quân năm của những nhóm ngành này vào khoảng 17,8%/năm.
Cùng với ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ cũng duy trì được
tốc độ tăng trưởng cao từ năm 2000 cho đến nay. Trong giai đoạn 2001 – 2005, tốc
độ tăng trưởng ngành dịch vụ đạt khoảng 11,6%/năm và 32,5%/năm trong giai đoạn
2006 – 2010, giảm xuống 20,1%/năm giai đoạn 2011 – 2013.
Ngành du lịch của khu vực đã có sự khởi sắc, hoạt động du lịch ngày càng trở
nên sôi nổi, nhất là trong dịp hè. Hoạt động thương mại diễn ra ổn định, tổng mức
lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tăng trưởng khá. Năm 2013, tổng mức lưu
chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn ước đạt 2.200 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ
năm 2012.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huyện đã tăng từ mức 267 tỷ đồng năm
2009 lên khoảng 620 tỷ đồng năm 2013. Trong tổng số 620 tỷ vốn đầu tư trên địa bàn
năm 2013, vốn Ban quản lý Khu Kinh tế quản lý 157,57 tỷ đồng (chiếm 25,4%), vốn
47
do huyện quản lý 281,792 tỷ đồng (chiếm 45,5%), vốn đầu tư xây dựng trong dân cư
và doanh nghiệp là 180 tỷ đồng (chiếm 29%).
Hình 10-11. Các hoạt động sinh kế tại khu vực
Căn cứ vào những số liệu trên, chúng ta có thể thấy được kinh tế khu vực vẫn
chủ yếu phục thuộc vào nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp, trong đó chủ yếu là
ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản). Sau ngư nghiệp là các hoạt động
nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong đó, các hoạt động nông – lâm nghiệp có nhiều tác
động đến tài nguyên địa hình nhất. Tiếp sau các nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp
là nhóm ngành công nghiệp và xây dựng. Các nhóm ngành này tuy hiện nay tỷ trọng
đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của khu vực chưa chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đây
là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định và không ngừng phát triển. Đây có thể
coi là nhóm ngành có tác động nhiều nhất đến tài nguyên địa hình bởi vì các hoạt
động của nhóm ngành này như: khai thác khoáng sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, các
công trình,... đều cần sử dụng một lượng lớn diện tích bề mặt và làm thay đổi rất lớn
bề mặt khu vực sử dụng. Cuối cùng nhóm ngành du lịch, dịch vụ, đây có thể coi là
nhóm ngành có tốc độ phát triển nhanh tróng nhất và đang dần trở thành mũi nhọn
kinh tế của khu vực. Trong nhóm ngành này, các hoạt động du lịch là các hoạt động
đặc thù khai thác một cách trực tiếp nhất các giá trị của tài nguyên địa hình. Thông
qua các hoạt động của mình, các hoạt đông du lịch cũng tác động ngược trở lại đến
tài nguyên địa hình như: du khách viết vẽ bậy lên bề mặt hang, cảnh quan; du khách
phá hủy một số dạng cảnh quan như bẻ nhũ đá,....
2.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐỊA HÌNH KHU VỰC NGHIÊN
CỨU VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, BẢO TỒN
2.2.1. Tài nguyên địa hình của khu vực nghiên cứu
48
Hình 12. Bản đồ tài nguyên địa hình vịnh Bái Tử Long
49
Tài nguyên địa hình hiểu một cách đơn giản là giá trị của cảnh quan địa hình
bề mặt trái đất mà con người có thể khai thác nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình.
Vịnh Bái Tử Long có nhiều giá trị tương đồng với Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long, nơi đã được thế giới công nhận với rất nhiều giá trị độc đáo của cảnh
quan địa hình karst và hang động. Bên cạnh đó, Vịnh Bái Tử Long còn mang những
đặc điểm địa hình của riêng mình. Điều này tạo nên một Vịnh Bái Tử Long với rất
nhiều giá trị của tài nguyên địa hình.
Dựa vào các tiêu chí đánh giá của Panizza, luận văn đã xây dựng một bảng
đánh giá giá trị một số địa hình cảnh quan tiêu biểu của khu vực nghiên cứu sau:
Bảng 4: Bảng đánh giá giá trị cảnh quan tại khu vực nghiên cứu
Tiêu chí
Bãi
biển
Hang động
Cảnh quan
địa hình
Bãi triều
Giá trị khoa học 1 3 3 3
Giá trị văn hóa 0 2 1 0
Giá trị kinh tế - xã
hội
3 1 2 3
Giá trị về phong
cảnh/cảnh vật
3 1 3 1
Trong đó: 0: không có giá trị; 1: có giá trị nhưng ít; 2: có giá trị nhưng ở mức
trung bình; 3: có giá trị rất lớn.
Giá trị khoa học:
Giá trị khoa học của địa hình khu vực được thể hiện chủ yếu qua các giá trị
địa chất, địa mạo và một phần giá trị đa dạng sinh học. Trong phạm vi nghiên cứu,
luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào các giá trị địa chất địa mạo của khu vực.
Giá trị địa chất, địa mạo:
Khu vực vịnh Bái Tử Long cũng như các đảo khu vực vịnh Hạ Long bao gồm
nhiều hệ tầng trầm tích có nguồn gốc lục địa và cacbonat, có tuổi từ 500 triệu năm
trước đến ngày nay. Đó là những trang sử đá ghi lại những biến cố vĩ đại của các quá
trình địa chất khu vực xảy ra, được thể hiện qua các đặc điểm màu sắc, thành phần
50
vật chất, sự sắp xếp, cấu tạo các lớp đá, các di tích hóa thạch còn được bảo tồn cho
đến ngày nay.
Về cấu trúc địa chất, khu vực vịnh Bái Tử Long cùng nằm trong phạm vi đới
Duyên Hải như vịnh Hạ Long, chịu sự vận động nghịch đảo, tạo sơn cách nay khoảng
từ 340 đến 285 triệu năm trước.
Trên một nền tổng thể trầm tích đá vôi được kéo dài từ vịnh Hạ Long xuống
Bái Tử Long tập trung chủ yếu theo lạch Thẻ Vàng và Cái Bầu tạo nên một tổng thể
về các mẫu hình tuyệt vời về Karst trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm. Nơi
đây có một quá trình tiến hóa Karst đầy đủ trải qua 20 triệu năm nhờ sự kết hợp đồng
thời của các yếu tố như tầng đá vôi dầy, khí hậu nóng ẩm và quá trình nâng kiến tạo
chậm chạp trên tổng thể. Quá trình phát triển đầy đủ Karst khu vực vịnh Bái Tử Long
cũng đã trải qua 5 giai đoạn như vịnh Hạ Long: Giai đoạn khởi đầu là một đồng bằng
cổ hoặc một cảnh quan bằng phẳng kế thừa; Giai đoạn hai là sự phát triển của địa
hình phễu Karst; Giai đoạn ba hình thành các cụm đồi hình chóp, hình nón liên kết
nhau; Giai đoạn bốn phát triển thành các tháp cao có vách dựng đứng tách rời nhau
và cuối cùng là đồng bằng Karst.
Tuy nhiên vịnh Bái Tử Long có sự khác biệt tương đối về cấu trúc địa chất ở
khu vực này do có một bộ phận lớn các đảo tập trung chủ yếu ở các đảo phía ngoài
của Vịnh là các đảo đá vôi được phủ bởi một lớp dầy đất sét sen kẹp là các sạn silic.
Đây có thể là trong quá khứ khu vực này đã có một giai đoạn là biển nông bị bồi tụ
bởi các lớp trầm tích sông cổ.
Giá trị văn hóa:
Theo Panizza, trên quan điểm văn hóa, tài nguyên địa mạo nói chung, địa hình
nói riêng có thế thuộc về thế giới của nghệ thuộc hoặc truyền thống văn hóa. Vì vậy,
giá trị văn hóa của tài nguyên địa hình tại đây chúng ta có thể thấy được qua các di
chỉ khảo cổ về sự phát triển của người Việt cổ hay dấu tích lịch sử, các lễ hội văn hóa
truyền thống tại khu vực như:
Di chỉ văn hóa Hạ Long trên đảo Ngọc Vừng được nhà khảo cổ học người
Thụy Điển J. An-dec-son phát hiện lần đầu tiên vào năm 1938.
Các di tích lịch sử văn hóa như: hang Quan, hang Soi Nhụ, hang Hà Giắt,....
Các lễ hội văn hóa như: lễ hội đình Quan Lạn, lễ hội truyền thống ở Quan Lạn
– Vân Đồn,...
51
Giá trị kinh tế - xã hội
Đây là giá trị được thể hiện rõ nhất qua các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng tắm
biển đang được diễn ra trên khu vực vịnh như: bãi biển Minh Châu, bãi Ngọc Vừng,
bãi Quan Lạn,... Ngoài ra, khu vực là một trọng điểm thông thương phát triển các
hoạt động vận tải hàng hóa.
Giá trị về phong cảnh/cảnh vật
Đây có thể coi là một chỉ tiêu có phạm vi rất rộng, nó phụ thuộc rất nhiều vào
cảm nhận riêng của mỗi cá nhân, những người đến và tham quan vịnh. Tuy nhiên,
trong nghiên cứu của mình, luận văn đánh giá vịnh Bái Tử Long có giá trị về phong
cảnh/cảnh vật vô cùng phong phú. Cảnh quan tại đây mặc dù được nhiều tài liệu đánh
giá là có nét tương đồng với cảnh quan ở vịnh Hạ Long, tuy nhiên nếu để ý kỹ chúng
ta có thể thấy được rất nhiều sự khác biệt trong cảnh quan hai vịnh. Vịnh Hạ Long
nổi tiếng với quần thể các đảo đá vôi với các dạng hình tháp đứng đơn độc và các đảo
tháp nối liên nhau cùng với các đảo đá vôi với nhiều hình thù độc đá. Trong khi tại
vịnh Bái Tử Long bên cạnh các đảo đá vôi với nhiều hình thù, hình dạng như ở vịnh
Hạ Long, nó còn có các đảo đất xen kẽ, các cộng đồng người dân sống trên đó. Điều
nào tạo lên một sự phong phú và đa dạng về cảnh quan. Vì vậy, khi đi thuyền trên
vịnh Bái Tử Long, chúng ta có thể cảm nhận được nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau.
Có thể nói, địa hình của vịnh Bái Tử Long mang trong mình đẩy đủ các giá trị
để trở thành tài nguyên địa hình nói riêng và tài nguyên địa mạo nói chung. Tuy nhiên,
vẫn còn có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm đánh giá một cách đầy đủ, chính
xác các giá trị của nó. Sau đây là một số ví dụ các dạng, các vi địa hình ở khu vực
nghiên cứu để giúp chúng ta có cái nhìn sinh động hơn về giá trị của chúng.
a) Các bãi biển
Giá trị khoa học: được thể hiện qua quá trình hình thành bãi biển do các hoạt
động của sóng biển cùng với các vật chất được sóng đánh vào. Cùng với các
hệ sinh thái bãi bển đặc trưng.
Giá trị văn hóa: Theo các tiêu chí của Panizza thì giá trị văn hóa của các bãi
biển của vịnh Bái Tử Long hầu như là không có, và chúng ta có thể xếp nó vào
không có.
Giá trị kinh tế - xã hội: Đây là một trong những giá trị được cho điểm cao nhất
của các bãi biển của khu vực. Vì tại đây diễn ra rất nhiều hoạt động kinh tế xã
52
hội của người dân như: các hoạt động du lịch và các hoạt động sinh kế; cũng
như các hoạt động giả trí của người dân, văn hóa tinh thần khác của cộng đồng
dân cư địa phương nói chung và du khách nói riêng.
Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Tại khu vực nghiên cứu có rất nhiều bãi biển
với giá trị cao về phong cảnh/cảnh vật. Vì vậy, đây cũng là nơi được khai thác
làm các bãi tắm biển. Sau đây chúng ta có thể thăm quan một số bãi biển đẹp
trong khu vực:
Bãi Dài: là bãi biển đẹp thuộc xã Hạ Long trên đảo Cái Bầu. Bãi dài khoảng
5km với bãi biển thoải, cát mịn, nước biển trong xanh. Với lợi thế gần trung
tâm Huyện, thuận lợi về giao thông, Bãi Dài là bãi tắm có tiềm năng phát triển
du lịch biển với các hoạt động tắm biển, nghỉ dưỡng.
Hình 13. Bãi Dài (nguồn Internet) Hình 14. Bãi Dài (nguồn Internet)
Bãi Quan Lạn: còn gọi là bãi Sơn Hào thuộc xã Quan Lạn. Bãi dài hơn 3km,
cát trắng, mịn, bãi thoải, nước biển trong, độ mặn cao. Địa hình ven bãi Quan
Lạn khá bằng phẳng, độ dốc không lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để hình
thành nên các khu nghỉ dưỡng cao cấp, quy mô lớn.
Hình 15. Bãi Quan Lạn (nguồn Internet) Hình 16. Bãi Quan Lạn (nguồn Internet)
53
Bãi Minh Châu: thuộc xã Minh Châu, bãi có chiều dài hơn 5km, tiếp giáp với
2 bãi biển đẹp khác là bãi Robinson và bãi Rùa. Bãi Minh Châu cũng có đặc
điểm địa hình thoải, cát mịn, nước trong xanh và đặc biệt là sóng không quá
lớn, rất thích hợp với hoạt động tắm biển. Bãi lại nằm trong khu vực vườn
quốc gia Bái Tử Long với cảnh quan phía sau bãi biển là rừng nguyên sinh có
đa dạng sinh học cao. Bãi Rùa tiếp giáp với bãi Minh Châu là nơi các loài rùa
biển thường lên đẻ trứng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ
dưỡng biển, du lịch sinh thái ở khu vực này.
Hình 17. Bãi Minh Châu (nguồn Internet) Hình 18. Bãi Minh Châu (nguồn Internet)
Bãi Ngọc Vừng: thuộc xã Ngọc Vừng. Có thể nói, đây là bãi biển đẹp nhất của
Vân Đồn. Bãi rộng, thoải, trải dài khoảng 5km, cát trắng với rừng thông chắn
cắt hơn 15 năm tuổi trải dọc bờ cát đẹp và thơ mộng. Không gian trên đảo
Ngọc Vừng rộng, bằng phẳng, không khí êm đềm, thanh bình. Điều kiện tự
nhiên và xã hội ở đây thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Hình 19. Bãi Ngọc Vừng (nguồn Internet) Hình 20. Bãi Ngọc Vừng (nguồn Internet)
Các bãi biển ven các đảo nhỏ khác: trên vùng biển thuộc các xã Thắng Lợi,
Minh Châu, Quan Lạn, có nhiều bãi biển đẹp với độ dài vừa phải nhưng
54
không gian đẹp, khá kin đáo, thích hợp đầu tư thành các bãi tắm riêng kết hợp
với các hoạt động khác như khám phá hang động, tìm hiểu hệ sinh thái rừng
nhiệt đới trên núi đá vôi, khám phá.
b) Các hang động.
Giá trị khao học: được thể hiện qua quá trình thành tạo của chúng. Chúng được
thành tạo chủ yếu do quá trình hòa tan đá vôi. Bên trong hang động còn lưu
trữ rất nhiều dấu tích các hoạt động địa chất cũng như các dấu tích của quá
trình hình thành chúng. Ngoài ra, trong các hang động đá vôi còn có rất nhiều
nhũ đá, đây cũng là một đối tương nghiên cứu có thể cung cấp cho các nhà
khoa học rất nhiều thông tin như: khí hậu, lượng mưa, Đồng thời, tại đây
cung là nơi lữu trữ rất nhiều dấu tích sinh sống của người Việt cổ, cũng như
dấu tích của các sinh vật. Đây là kho báu to lớn đối với các ngành khoa học
nghiên cứu về lịch sử, cổ sinh học. Cuối cùng, trong các hang động cũng là
ngôi nhà của một số loài động thưc vật như: loài dơi, Tuy nhiên, giá trị đa
dạng sinh học của các hang động tại khu vực là không cao.
Giá trị văn hóa: Các hang động tại khu vực ngoài các giá to lớn về khoa học,
mà chúng còn lưu trữ rất nhiều dấu vết của các hoạt động văn hóa của người
xưa. Chúng đã trở thành những câu truyện, những truyền thuyết được lưu
truyền trong cộng đồng dân cư địa phương. Ngoài ra, trong các thời kỳ chiến
tranh giữ nước đã có rất nhiều hang động được chúng ta sử dụng làm căn cứ
kháng chiến, biến chúng trở thành các dấu tích đại biểu cho một thời kỳ đấu
tranh gian khổ mà huy hoàng của nước ta.
Giá trị kinh tế - xã hội: Hiện nay, các hang động tại khu vực còn chưa được
quan tâm khai thác. Do đó, các giá trị về kinh tế - xã hội của chúng còn rất
thấp.
Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Mặc dù, các hang động tại khu vực nghiên cứu
có giá trị về phong cảnh/cảnh vật. Tuy nhiên, theo đánh giá chỉ có một số hang
là có giá trị cao còn lại đều là những hang mang rất ít giá trị này. Vì vậy, giá
trị này của cảnh quan hang động là không cao.
Sau đây là một số hang động điển hình của khu vực:
- Hang Quan: Cửa hang nằm sát mực nước biển, cảnh quan trong hang đã được
cải tạo phục vụ cho mục đích quân sự, trong hang vẫn còn tồn tại một ít những
55
nhũ đá ở phía trên trần hang. Hang Quan hiện nay có nhiều giá trị lịch sử hơn
giá trị cảnh quan địa mạo, địa chất.
Hình 21. Hang Quan Hình 22. Hang Quan
- Hang Nhà Trò: Đây có thể đánh giá là một trong nhữn hang có nhiều giá trị
nhất trong khu vực nghiên cứu. Hang Nhà Trò nằm cách mặt nước biển khoảng
6m, cửa hang rộng rãi với trần cao khoảng 18m và chiều rộng khoảng 15m.
Khả năng tiếp cận của hang khá dễ dàng, tuy nhiên khi vào sâu trong hang,
hang được chia làm các buồn nhỏ bởi các nhũ đã phủ dài từ trần hang xuống,
trong hang có rất nhiều bồn chứa nước nhỏ tạo hình như các ruộng bậc thang.
Hình 23. Vị trí địa lý Hang Nhà Trò
(nguồn Google earth)
Hình 24. Cảnh trong Hang Nhà Trò
c) Cảnh quan địa hình
Giá trị về khoa học: Trong khu vực nghiên cứu có hai cảnh quan địa hình
chiếm ưu thế là cảnh quan núi đất và cảnh quan karst. Trong đó, các cảnh quan
Karst là một minh chứng rõ nét cho các quá trình hoạt động địa chất, địa mạo
56
của khu vực. Vì vậy về mặt giá trị khoa học, các dạng địa hình Karst có giá trị
cao đối với các ngành khoa học địa chất, địa mạo. Ngoài ra, trên các địa hình
Karst cũng có những loài động thực vật đặc thù, vì vậy giá trị đa dạng sinh thái
của chúng cũng khá cao. Còn các cảnh quan núi đấy, cũng mang trong mình
các giá trị về địa chất địa mạo. Tuy nhiên, không được đánh giá cao như cảnh
quan Karst, nhưng bù lại chúng lại mang giá trị rất cao về đa dạng sinh học.
Giá trị về văn hóa: Giá trị văn hóa của cảnh quan địa hình khu vực là không
cao. Đôi khi, chúng ta có thể thấy được cảnh quan địa hình khu vực được miêu
ta trong các tác phẩm văn chương nhưng luôn đi cùng với vịnh Hạ Long.
Giá trị về kinh tế - xã hội: Cảnh quan địa hình khu vực là một nét vô cùng độc
đáo. Điều này tạo thành điểm thu hút khách du lịch đến với khu vực, tạo nên
rất nhiều sinh kế cũng như nguồn thu cho cộng đồng địa phương góp phần
quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Bên cạnh đó, người
dân cũng tận dụng các đặc điểm địa hình trong các hoạt động khác như: các
vịnh kín gió để neo đậu tầu thuyền và nuôi trồng thủy sản, hay khai thác các
động thực vật đặc hữu có giá trị kinh tế cao tại đây, xây dựng cảng biển thông
thương hàng hóa,
Giá trị về phong cảnh/cảnh vật: Như đã nói ở trên, cảnh quan địa hình là hết
sức độc đáo. Cảnh quan ở đây có sự pha trộn địa hình giữa các đảo đá vôi xen
cùng với các đảo đất tạo nên những nét độc đáo vô cùng khác biêt. Cảnh quan
ở đây vừa có nét tương đồng với cảnh quan của vịnh Hạ Long vừa có nét khác
biệt, tạo thành điểm nhấn đặc sắc cho vịnh. Vì vậy, giá trị phong cảnh/cảnh
vật tại vịnh được đánh giá rất cao.
Một số cảnh quan đẹp trong vịnh:
- Cảnh quan trên đảo Trà Bản: Cảnh quan tại đây mang trong mình một sự hùng
vĩ của các núi đá vôi với vách đá thẳng đứng, cao sừng sững kết hợp một cách
khéo léo với những ngọn núi đất phủ một mầu xanh tươi của những cánh rừng.
Trên đảo, có một con đường nhỏ độc đạo đi vòng quanh đảo như chia cách
cảnh quan thành hai phần riêng biệt. Tất cả đã tạo nên một sức hấp dẫn không
chỉ đối với những người thích du lịch sinh thái (đạp xe, đi bộ) mà với cả những
du khách mong muốn tìm đến một nơi để tránh đi sự ồn ào náo nhiệt của thành
thị.
57
Hình 25. Một góc cảnh ở đảo Trà Bản Hình 26. Cảnh đẹp ở đảo Trà Bản
- Áng Tùng Con: Áng Tùng con được bao bọc xung quan bởi các núi đá vôi,
áng có lối ngầm thông với biển nên trong áng có rất nhiều cá. Nước trong
áng trong xanh, chúng ta có thể dễ dàng di chuyển từ phía bờ bên ngoài vào
áng. Cảnh vật trong tạo tạo nên một khung cảnh sơn thủy hài hòa. Bên ngoài
áng, con người đã đổ cát tạo nên một bãi biển nhân tạo khá đẹp có tiền năng
khai thác làm bãi tắm
Hình 27. Bên ngoài Áng Tùng Con Hình 28. Áng Tùng Con
d) Bãi triều
Giá trị khoa học: Giá trị khoa học của bãi triều nằm ở sự đa dạng sinh học
mà nó mang trong mình. Tại khu vực nghiên cứu, bãi triều có rừng ngập mặn
phân bố chủ yếu ở phía tây xã Minh Châu, các bãi triều không có rừng ngập
mặn ở đảo Cái Bầu, Trà Bản,. Ngoài ra, các bãi triều còn có giá trị với
khoa học địa chất và địa mạo, tuy nhiền các giá trị này không lớn bằng các
giá trị đa dạng sinh học.
Giá trị văn hóa: cảnh quan bãi triều tại khu vực hầu như không mang trong
mình giá trị văn hóa
58
Giá trị về kinh tế - xã hội: Các bãi triều ở khu vực có giá trị kinh tế - xã hội
vô cùng to lớn. Với sự đa dạng sinh học phong phú, khu vực bãi triều là nơi
diễn ra rất nhiều hoạt động sinh kế của người dân, chủ yếu là hoạt động khai
thác các loài sinh vật sống tại đây.
Giá trị phong cảnh/cảnh quan: giá trị này của bãi triều cũng rất ít, không
đáng kể. Giá trị chủ yếu có tại các bãi triều có rừng ngập mặn phát triển.
Một số bãi triều quan sát được trong quá trình thực tế:
- Một bái triều nhỏ trên đảo Trà Bản: vị trí nằm đối diện với hang Nhà Trò,
đây là một bãi triều nhỏ nhưng đã xuất hiện các cây ngập mặn phát triển,
chiều cao các cây 60cm – 1m, các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư
tại đây là ít.
Hình 29-30. Bãi triều nhỏ trên đảo Trà Bản
59
Bảng 5: Đánh giá chi tiết giá trị một số cảnh quan trong khu vực
Giá trị
Bãi biển Hang động
Cảnh quan địa
hình
Bãi triều
Bãi
Dài
Bãi
Quan
Lan
Bãi
Minh
Châu
Bãi
Ngọc
Vừng
Các
bãi
nhỏ
khác
Hang
Quan
Hang
Nhà
Trò
Địa
hình
Karst
Địa
hình
khác
Có rừng
ngập mặn
Không có
rừng ngập
mặn
Khoa học
Địa chất
- địa mạo
1 1 1 1 1 2 3 3 2 1 1
Đa dạng
sinh học
1 1 1 1 1 2 2 2 3 3 3
Khảo cổ
học
0 0 0 0 0 3 2 1 0 0 0
Văn hóa
Nghệ
thuật
0 0 0 0 0 0 0 1 1 0 0
Truyền
thống
0 0 0 0 0 3 3 0 0 0 0
Kinh tế -
xã hội
Sinh kế 3 3 3 3 1 0 0 2 2 3 3
Các hoạt
động xã
hội
2 2 2 2 0 1 1 1 1 0 0
Phong cảnh/Cảnh
Quan
3 3 3 3 3 1 2 3 3 1 1
Tổng 10 10 10 10 8 12 13 13 12 8 8
Cảnh quan
60
2.2.2. Thực trạng khai thác và bảo tồn
a) Thực trạng khai thác
Hiện nay, trên khu vực vinh có rất nhiều hoạt động kinh tế diễn ra, trong đó
có rất nhiều hoạt động có tác động tới tài nguyên địa hình và ngược lại như:
- Các hoạt động khai thác
- Các hoạt động du lịch và dịch vụ
- Các hoạt động xây dựng
- Các hoạt động kinh tế khác
Trong phần này, nghiên cứu chủ yếu tập trung đến các hoạt động có tác động
tiêu cực đến tài nguyên địa hình. Cụ thể như:
Hoạt động khai thác
- Hiện tượng khai thác đá trái phép ở một số điểm trong Vịnh Bái Tử Long trong
những năm qua vẫn diên ra thường xuyên và gây bức xúc trong dư luận xã hội,
điển hình là khu vực gần hòn Củ Cải (tọa độ 20o49’ vĩ độ bắc và 107o23’ kinh
độ đông), có trên 10 đảo bị nổ mìn, phá đá trong đó có nhiều đảo đá gần như
bị san bằng [16].
- Hiện tượng khai thác lâm sản trên các đảo cũng diễn ra liên tục với quy mô
lớn.
- Hiện tượng khai thác cát san hô để nuôi tu hài cũng diễn ra liên tục trên nhiều
địa điểm khác nhau của Vịnh đã làm biến mất nhiều hệ sinh thái (không có
khả năng hồi phục) và phá vỡ cảnh quan môi trường tại một số khu vực.
- Hiện tượng tự ý đổ cát xây dựng các bãi biển, các khu nghỉ dưỡng vẫn còn
diễn ra tuy nhiên đã được ngăn chặn kịp thời.
Hoạt động lấn biển, đổ thải ven bờ Vịnh
Dọc ven biển từ khu vực Quang Hanh (thị xã Cẩm Phả) đến chân cầu Vân Đồn
tình trạng đổ thải lấn biển, mở rộng đô thị trong thời gian qua diễn ra khá mạnh. Hầu
hết các luồng lạch ven bờ đã bị san lấp, có khu vực lấn biển ra gần 2km như khu vực
cảng Cửa Ông, cảng Khe Dây, Tất cả các hoạt động đổ thải ven bờ đều không theo
quy định kỹ thuật nên đã dẫn đến tình trạng bồi lấp luồng lạch, tạo lớp bồi lắng bao
phủ bề mặt đáy Vịnh đặc biệt vào những tháng mùa mưa. Điều này gây ảnh hưởng
61
đến không chỉ hệ sinh thái vịnh mà còn tác động đến các giá trị cảnh quan của nó
[15].
Hoạt động du lịch – dịch vụ:
Đây là hoạt động chính khai thác một cách có hiệu quả các giá trị của tài
nguyên địa hình. Tuy nhiên tại khu vực Vịnh Bái Tử Long, các hoạt động du lịch và
các tuyến du lịch còn ít tập trung chủ yếu ở Minh Châu – Quan Lạn và một số khu du
lịch trên đảo Cái Bầu. Điều này dẫn đến rất nhiều cảnh quan đẹp trong khu vực chưa
được khai thác để tạo điều kiện phát triển và quảng bá cũng như bảo tồn các cảnh
quan này. Ngoài ra, các hoạt động du lịch lại tập chung chủ yếu vào du lịch nghỉ
dưỡng biển và du lịch tâm linh, lễ hội, văn hóa. Các hoạt động du lịch tham quan
khám phá còn khá nghèo nàn, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_27_4623_1870072.pdf