Luận văn Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.iii

DANH MỤC BẢNG .iv

DANH MỤC HÌNH .iv

MỤC LỤC .v

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Dự kiến đóng góp của đề tài.2

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

5. Các phương pháp nghiên cứu.3

6. Đặc điểm, đặc trưng của đối tượng và phạm vi nghiên cứu.4

7. Cấu trúc luận văn.4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .5

1.1. Cơ sở lý luận.5

1.1.1. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.5

1.1.1.1. Một số khái niệm .5

1.1.1.2. Các tiêu chí của phát triển du lịch bền vững .10

1.1.1.3. Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững.13

1.1.1.4. Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững.14

1.1.2. Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hoá.15

1.1.2.1. Khái niệm di sản văn hoá .15

1.1.2.2. Phân loại di sản văn hoá .17vi

1.1.2.3. Mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch bền vững .18

1.1.3. Khái quát về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An .19

1.1.3.1. Phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam.19

1.1.3.2. Phát triển du lịch tại Hội An.22

1.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.24

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .24

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .29

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .33

2.1. Đối tượng nghiên cứu.33

2.2. Phạm vi nghiên cứu .34

2.3. Phương pháp nghiên cứu.34

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .38

3.1. Nghiên cứu các giá trị đặc sắc của di sản phố cổ Hội An .38

3.1.1. Khái quát về thành phố Hội An.38

3.1.2. Những giá trị đặc sắc của Phố cổ Hội An .39

3.1.3. Đánh giá về giá trị của di sản phố cổ Hội An.46

3.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Hội An dưới góc độ bền vững 47

3.2.1. Chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát triển du lịch di sản phố cổ Hội An.47

3.2.2. Công tác đầu tư phát triển nguồn lực .49

3.2.2.1. Công tác đầu tư quy hoạch .49

3.2.2.2. Đầu tư cho công tác bảo tồn di sản phố cổ Hội An.51

3.2.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng .57

3.2.2.4. Công tác xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch.62

3.2.2.5. Công tác quản lý .67

3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch.68vii

3.2.3.1. Doanh thu du lịch .68

3.2.3.2. Lượng khách du lịch.69

3.2.3.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của địaphương.69

3.3. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Hội An.73

3.4. Các giải pháp phát huy việc bảo tồn di sản thế giới phố cổ Hội An để phát triển du

lịch bền vững .80

3.4.1. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch bền vững tại Phố cổ Hội An.80

3.4.2. Giải pháp về tăng cường công tác bảo tồn và phát triển giá trị của Di sản thế giới

Phố cổ Hội An .82

3.4.3. Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư .83

3.4.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý của chính quyền địa phương.85

3.4.5. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.87

3.4.6. Giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .89

3.4.7. Giải pháp phát triển du lịch gắn với cộng đồng .91

3.4.8. Giải pháp bảo tồn Phố cổ Hội An phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh biến

đổi khí hậu .93

KẾT LUẬN .96

pdf113 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 6971 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn hiệu quả (di sản thế giới) phố cổ Hội An để phát triển du lịch bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣơng (07 Nguyễn Huệ, Hội An); Nhà thờ tộc Trần (21 Lê Lợi, Hội An). 3.1.2.3. Giá trị văn hoá lễ hội Quảng Nam là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi kết tinh nền văn hóa giàu truyền thống dân tộc. Trong đó nổi bật nhất là phố cổ Hội An-nơi hàm chứa cơ tầng văn hóa phong phú và đa dạng của tỉnh Quảng Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên khắc nghiệt, Hội An vẫn đƣợc con ngƣời giữ gìn, bảo tồn khá nguyên vẹn cho tới ngày nay. Hội An là nơi tụ cƣ, hợp cƣ của con ngƣời từ nhiều lớp, nhiều nguồn, nhiều dân tộc; là cái nôi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong- Việt Nam, là một trong hai cái nôi (cùng Kinh Kỳ- Hà Nội) ra đời chữ Quốc ngữ vào thế kỷ XVII; là điểm gặp gỡ, giao thoa các nền văn minh Chăm - Việt - Hoa - Nhật - Ấn và các nƣớc Phƣơng Tây. Các yếu tố văn hóa từ nhiều nguồn trải qua quá trình chọn lọc, tiếp biến để rồi định hình sắc thái riêng rất độc đáo của kho tàng văn hóa phi vật thể Hội An; giữ vai trò dòng chủ lƣu là hệ thống các phong tục tập quán- tín ngƣỡng của cộng đồng cƣ dân Việt và cộng đồng cƣ dân gốc Hoa. Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lƣu giữ một nền tảng văn hoá phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thƣờng nhật của cƣ dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngƣỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hoá đang đƣợc bảo tồn và phát huy cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản ... làm cho Hội An ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách thập phƣơng. Vào những năm gần đây các lễ hội hiện đại, các sự kiện văn hóa- du lịch, kỷ 44 niệm những ngày lễ lớn đƣợc tổ chức khá hoành tráng đã thu hút sự tham gia đông đảo, nồng nhiệt của cả cộng đồng dân cƣ và du khách. Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An, lễ hội từ lâu đã trở thành sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng. Trải qua nhiều thời kỳ tiến triển, sàng lọc, tích hợp, sinh hoạt lễ hội đã trở thành truyền thống của cƣ dân Hội An. Truyền thống tốt đẹp này không hề gián đoạn trong tâm thức cộng đồng qua nhiều giai đoạn lịch sử. Lễ hội ở Hội An diễn ra quanh năm, bắt đầu từ lễ hội chuyển mùa - Tết Nguyên Đán. Đây là lễ hội mang tính đặc thù của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc. Đây là “thời điểm mạnh” của sinh hoạt cộng đồng. Sau Tết Nguyên Đán, lễ hội diễn ra quanh năm ở các di tích thờ tự tín ngƣỡng - tôn giáo nhƣ lễ hội Nguyên Tiêu của cộng đồng ngƣời Hoa ở các hội quán, cúng giỗ Tiền hiền và sinh hoạt vui chơi của đồng hƣơng các bang; lễ cúng cầu bông, giỗ tổ nghề Mộc, giỗ tổ nghề Gốm, lễ cúng kỳ yên (cầu an) ở các đình làng, miếu xóm; ở các chùa lớn có lễ thiên quan tích phúc cầu trời ban phƣớc lành; lễ tống Long Chu đầu năm. Trong sinh hoạt lễ hội cổ truyền ở Hội An, phần lớn các lễ hội đều in đậm màu sắc phồn thực của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc, hoa mầu và cƣ dân làm nghề cá ở sông, biển. Các lễ hội loại này thƣờng liên quan đến “nƣớc” vì thế các nhà nghiên cứu đã gọi là “Lễ hội nƣớc”: Lễ tang cá Ông, lễ hội cầu mƣa, lễ kỳ yên, lễ tống Long Chu, lễ cúng Thần Nông, lễ Cầu BôngCả đến các lễ hội tôn giáo nhƣ bộ ba lễ hội Tam Nguyên của đạo Phật: Thƣợng Nguyên (Nguyên Tiêu), Trung Nguyên ( lễ Vu Lan), Hạ Nguyên (Thuỷ quan giải ách). Các lễ hội có tính chất ngoại sinh nhƣ Vía Thiên Hậu Thánh Mẫu, Vía Quan Công, Vía Bắc Đế Trấn Vũcũng chịu sự chi phối của ƣớc vọng “nhân khang, vật thịnh”, “buôn mau bán đƣợc”, “tài lộc dồi dào”, “của cải nhƣ non, bạc tiền nhƣ nƣớc”Nhƣ vậy có thể khẳng định lễ hội ở Hội An đậm đà màu sắc tín ngƣỡng dân gian giai đoạn tiền nông nghiệp và nông nghiệp, văn hóa của cộng đồng cƣ dân Hội An có sự đan xen, hòa quyện giữa các yếu tố Việt – Hoa, Hoa – Việt, Chăm – Việt... Các yếu tố phát sinh qua tiếp biến, giao hòa đều có xu hƣớng “dân gian hóa” mạnh mẽ và ngƣợc lại các yếu tố ngoại sinh cũng phải “dung hợp, tích hợp” với xu hƣớng này để tồn tại và diễn biến trong không gian và thời gian. Qua khảo sát thống kê, hàng năm trên địa bàn Hội An có hơn 100 lễ hội gồm 80 lễ hội cổ truyền và 20 lễ hội đƣơng đại. 45 Con ngƣời Hội An với những đặc trƣng về tính cách, lối sống, phong cách ứng xử vừa bình dị, vừa sâu sắc mang nặng yếu tố truyền thống của ngƣời Việt vốn có cội nguồn từ văn hóa lúa nƣớc, văn minh xóm làng phƣơng Bắc. Đồng thời qua giao lƣu, tiếp xúc, cƣ dân Hội An cũng thể hiện sắc thái, cốt cách của riêng mình. “Hội An – Đó là một sự hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa vô cùng đa dạng” [53]. Nếu quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ đƣợc xem nhƣ một “bảo tàng sống”, thì ngƣời dân Hội An bao đời nay vẫn đƣợc xem là những con ngƣời “sống cùng phố cổ, sống với phố cổ, sống vì phố cổ”. Hàng ngày cuộc sống đời thƣờng diễn ra ngay trong lòng phố cổ; từng công trình kiến trúc cổ đều in đậm, hằn sâu nếp sống, lối sống văn hóa đặc trƣng của con ngƣời Hội An. 3.1.2.4. Giá trị của làng nghề truyền thống Hội An còn có những làng nghề nổi tiếng nhƣ làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng khai thác Yến Thanh Châu, làng trồng rau Trà Quế, làng hến- bắp Cẩm Nam, các làng chài Thanh Nam, Đế Võng, Phƣớc Trạch, Bãi Làng, Bãi Hƣơng, các làng buôn Hội An, Minh Hƣơng, Cẩm Phô... Trong các thế kỷ trƣớc, với vai trò là một đô thị - thƣơng cảng có lịch sử lâu đời và là nơi tụ cƣ, hợp cƣ của nhiều thành phần cƣ dân liên tục trong nhiều thời kỳ, nhiều thế kỷ nên tại thƣơng cảng Hội An, cùng với việc phát triển về hoạt động thƣơng nghiệp - ngoại thƣơng là sự ra đời và hoạt động nhộn nhịp của các ngành nghề, làng nghề thủ công. Sự ra đời của các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Hội An là kết quả tất yếu của quá trình phát triển đô thị nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của các tầng lớp cƣ dân ở đô thị - thƣơng cảng Hội An cũng nhƣ của thƣơng khách nƣớc ngoài. Có thể nói việc phát triển của các ngành nghề, làng nghề thủ công truyền thống ở Hội An và các vùng ven Hội An là biểu hiện sinh động của quá trình phát triển kinh tế thƣơng nghiệp - ngoại thƣơng, của quá trình đô thị hóa mà cụ thể là sự tách ra mạnh mẽ khỏi nông nghiệp của các ngành nghề truyền thống, của các hoạt động dịch vụ. Các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Hội An phát triển đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều nhóm nghề khác nhau, trong đó nổi bật là các nhóm nghề truyền thống liên quan đến hoạt động buôn bán, dịch vụ. Sự phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống ở Hội An là sự tiếp nối truyền thống ngành nghề từ các vùng châu thổ Bắc bộ, Bắc Trung bộ trong điều kiện cƣ 46 trú, sinh thái - nhân văn mới có sự tiếp thu, hoà nhập với truyền thống ngành nghề của cƣ dân bản địa là ngƣời Chăm, với cƣ dân các nƣớc đã đến cƣ trú , buôn bán ở Hội An, đặc biệt là cƣ dân Trung Hoa và Nhật Bản. Một thực tế cho thấy nhiều làng nghề truyền thống ở Hội An gắn sự phát triển lịch sử của mình với các tộc họ tiền hiền có nguồn gốc từ các vùng Thanh Nghệ nhƣ làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế v.v... 3.1.2.5. Giá trị ẩm thực Sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hoá của ngƣời Hội An còn đƣợc biểu hiện ở các món ăn truyền thống nhƣ cao lầu, hoành thánh, bánh tổ, bánh ít gai... Vào khoảng thế kỷ thứ XVI, Hội An trở thành thƣơng cảng lớn nhất xứ Đàng Trong với sự giao lƣu của rất nhiều thƣơng thuyền quốc tế. Chính sự giao thƣơng ấy đã tạo ra cho thành phố những mảng màu văn hóa đặc sắc; đặc biệt là nền văn hóa ẩm thực hấp dẫn và nổi tiếng; đƣợc nhiều lần vinh danh bởi nhiều tạp chí, trang mạng có uy tín trên thế giới nhƣ một trong mƣời điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á trong đó các món ăn truyền thống của Hội An xếp thứ sáu trên trang mạng Trip Advisor; sản phẩm “học nấu ăn ở Hội An” lọt vào top 10 trải nghiệm du lịch đặc biệt trên thế giới do sách hƣớng dẫn du lịch Lonely Planet bình chọn. Một số món ăn đặc trƣng của Hội An: - Cao lầu: Nói đến các món ăn ở phố cổ Hội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Cao lầu từ lâu đã đƣợc nhắc đến nhƣ món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xƣa cũ của phố cổ Hội An. - Mì Quảng: Mì Quảng là một món ăn bắt nguồn từ Hội An, đây là món ăn mang hƣơng vị đặc trƣng của đất Quảng. - Cơm gà Hội An: Là một món ăn hấp dẫn mà du khách khi đến Hội An đều muốn đƣợc thƣởng thức một lần. Nổi tiếng nhất tại Hội An vẫn là cơm gà Bà Buội, hãy đến Hội An để cảm nhận hƣơng vị của món ăn này nhé. 3.1.3. Đánh giá về giá trị của di sản phố cổ Hội An Qua khảo sát ngƣời dân địa phƣơng về giá trị của di sản Phố cổ Hội An thu đƣợc kết quả nhƣ sau: 49 ngƣời đƣợc khảo sát (61.25%) đánh giá Phố cổ Hội An rất giá trị, 28 ngƣời (35%) cho rằng tƣơng đối giá trị, chỉ có 3 ngƣời (3.75%) cho rằng bình thƣờng, còn không có ai cho rằng Phố cổ Hội An không có giá trị lắm hoặc không có giá trị. 47 Bảng 3.1. Đánh giá của ngƣời dân địa phƣơng về giá trị của di sản phố cổ Hội An Đánh giá Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Rất giá trị 49 61.25 Tƣơng đối giá trị 28 35.0 Bình thƣờng 3 3.75 Không có giá trị lắm 0 0.0 Không có giá trị 0 0.0 Tổng 80 100.0 Đối với khách du lịch, khi đƣợc hỏi về những ấn tƣợng đối với Di sản thế giới Phố cổ Hội An thì kết quả cho thấy Hội An đã để lại rất nhiều ấn tƣợng với du khách về các giá trị lịch sử, văn hoá, cảnh quan kiến trúc, về ẩm thực, chất lƣợng dịch vị, sản phẩm lƣu niệm và cả sự thân thiện của ngƣời dân. Trong đó đối với du khách điều ấn tƣợng nhất ở Phố cổ Hội An đó là giá trị về cảnh quan - kiến trúc (78.75%), tiếp đó là giá trị về văn hoá (52.5%), về ẩm thực (51.25%), về giá trị lịch sử (40.0%), chất lƣợng dịch vụ (38.75%), sản phẩm lƣu niệm (37.5%), và về sự thân thiện của ngƣời dân (36.25%). Bảng 3.2. Khảo sát khách du lịch về những ấn tƣợng đối với Di sản Phố cổ Hội An Nội dung Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Giá trị về lịch sử 32 40.0 Giá trị văn hóa 42 52.5 Giá trị về cảnh quan, kiến trúc 63 78.75 Chất lƣợng dịch vụ 31 38.75 Sự thân thiện của ngƣời dân 29 36.25 Ẩm thực 41 51.25 Sản phẩm lƣu niệm 30 37.5 Khác . 0 0.0 Với những giá trị đặc sắc, độc đáo về kiến trúc, cảnh quan, các giá trị lịch sử, văn hoá vật thể - phi vật thể cùng với những đầu tƣ về chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ sự thân thiệt, cởi mở của ngƣời dân Hội An đã tạo nên sức hấp dẫn và nét đặc trƣng riêng của Hội An, tạo cho Hội An một sức hút lớn đối với du khách trong và ngoài nƣớc. 3.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Hội An dưới góc độ bền vững 3.2.1. Chủ trương, chính sách về bảo tồn và phát triển du lịch di sản phố cổ Hội An 48 Kể từ khi đƣợc UNESCO công nhận là di sản thế giới, chính quyền thành phố Hội An đã có nhiều chính sách, chủ trƣơng phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị của di sản thế giới Hội An. Đặc biệt, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định vai trò chủ đạo và thúc đẩy sự phát triển của thành phố. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ Thị xã (Thành phố) lần thứ XV đã xác định là Dịch vụ – Du lịch – Thƣơng mại, Công nghiệp – TTCN – Xây dựng, Ngƣ – Nông nghiệp. Trong đó lĩnh vực Dịch vụ – Du lịch – Thƣơng mại giữ vai trò chủ đạo, là ngành kinh tế trọng yếu, quyết định sự phát triển của Thành phố [55]. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản khu phố cổ luôn mang ý nghĩa quyết định, có tính sống còn đối với cộng đồng cƣ dân địa phƣơng. Với định hƣớng xây dựng “Hội An - thành phố sinh thái, văn hóa, du lịch”, những năm qua chính quyền và nhân dân thành phố đã chú trọng quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu phố cổ để tạo nền tảng, đòn bẩy cho việc phát triển thành phố một cách toàn diện và bền vững thông qua việc xây dựng và thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có giá trị. Nghĩa là: vừa bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc trong văn hóa truyền thống, gắn với bảo tồn môi trƣờng sinh thái - nhân văn, đồng thời phải giữ gìn môi trƣờng xã hội, gắn với sinh hoạt văn hóa truyền thống; Vừa đáp ứng tối ƣu các nhu cầu dân sinh của cƣ dân đƣơng đại, vừa phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ, phát triển kinh tế du lịch, cải thiện, nâng cao thu nhập đời sống của nhân dân, vừa bảo vệ và ngày càng làm giàu thêm cho nền văn hóa của địa phƣơng, dân tộc; Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa trách nhiệm bảo tồn di sản với lợi ích mang lại từ việc khai thác, phát huy giá trị của nó thông qua du lịch - dịch vụ; Xem “văn hóa là động lực, mục tiêu” cho sự phát triển của kinh tế du lịch và ngƣợc lại phát triển du lịch phải nhằm mục tiêu đẩy mạnh phát triển nền kinh tế bền vững, nâng cao đời sống của nhân dân, hơn nữa phải nhằm mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa, môi trƣờng sinh thái. Đối với Phố cổ Hội An, thực tế cho thấy sức hấp dẫn của phố cổ Hội An có đƣợc hôm nay là nhờ vào chủ trƣơng, chiến lƣợc phát triển du lịch nhất quán mà chính quyền thành phố đã đặt ra: Phát triển du lịch dựa trên cơ sở bảo tồn di sản và tài nguyên văn hóa môi trƣờng của địa phƣơng; Du lịch di sản cần hƣớng tới sự thu hút từ cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích từ du lịch cho cộng đồng và cuối cùng là phát triển Hội An thành một điểm đến chất lƣợng cao, bền vững. Những năm qua chính quyền và nhân dân thành 49 phố đã chú trọng quan tâm đến vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của khu phố cổ để tạo nền tảng, đòn bẩy cho việc phát triển thành phố một cách toàn diện và bền vững thông qua việc xây dựng và thực hiện nhiều sản phẩm du lịch có giá trị. Đồng thời chủ trƣơng của thành phố Hội An đối với khu Phố cổ Hội An trong những năm tiếp theo là lấy khu phố cổ làm trung tâm của khu vực đô thị. Khu vực này cần bảo tồn nghiêm ngặt và phát huy tối ƣu các giá trị của khu phố cổ, xác định khu phố cổ là nhân tố quyết định sự phát triển KTXH thành phố [51]. Chính quyền địa phƣơng cũng đã quan tâm đến việc phổ biến các quy định, pháp luật, chủ trƣơng của Nhà nƣớc đối với việc bảo tồn các giá trị của Di sản gắn với phát triển du lịch, đồng thời phát triển, xây dựng các hoạt động tại khu phố cổ Hội An dựa trên hệ thống văn bản pháp lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản nói chung, di sản thế giới nói riêng. Mặc dù chính quyền thành phố Hội An đã có nhiều chính sách, chủ trƣơng nhằm phát triển hiệu quả và bền vững di sản thế giới phố cổ Hội An, cũng nhƣ đã phổ biến các quy định, quy chế Nhà nƣớc về bảo tồn di sản cũng nhƣ phát triển du lịch, tuy nhiên thực tế các quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản thế còn thiếu, chƣa đồng bộ. 3.2.2. Công tác đầu tư phát triển nguồn lực 3.2.2.1. Công tác đầu tư quy hoạch Một trong những yếu tố góp phần tạo nên hiệu quả trong phát triển du lịch cũng nhƣ bảo tồn di sản thế giới Hội An nhƣ ngày nay là do chính quyền địa phƣơng đã quan tâm và chú trọng đến công tác quy hoạch khu phố cổ Hội An. “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012 - 2025” đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ. Dự án sẽ đƣợc triển khai thực hiện từ năm 2016 – 2020, với tổng mức đầu tƣ không quá 75 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ƣơng là 60% và ngân sách thành phố Hội An (nguồn thu phí tham quan du lịch phố cổ) là 40% [9]. Hội An đã khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ có diện tích 1,6km2 gồm 3 vùng I, IIA và IIB. Trong đó: Vùng I là vùng bảo vệ đặc biệt, vùng đƣợc xác định yếu tố cấu thành di tích, cấu thành đô thị cổ phải đƣợc bảo vệ nguyên trạng, với diện tích 0,30 km2; Vùng 50 IIA là vùng chỉ đƣợc xây dựng các công trình nhằm tôn tạo di tích và danh thắng; Vùng IIB là vùng bảo vệ cảnh quan; Vùng đệm - vành đai xanh. Trong 5 nội dung đầu tƣ bảo tồn có quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản. Một “Vành đai xanh” cho phố cổ đƣợc thiết lập nhằm giảm tải lên vùng hạt nhân đô thị cổ, tạo cơ sở để ngăn chặn sự hiện đại hóa kiến trúc đô thị thiếu định hƣớng và phục vụ trực tiếp việc phát huy các giá trị di sản văn hóa”. Theo đó, “vành đai xanh” tự nhiên phía Nam khu phố cổ chính là sinh thái hạ lƣu sông Thu Bồn, vùng Cẩm Thanh và các cồn, gò gần khu vực Cửa Đại. Phía Đông là sông Đò, phía Bắc là sông Cổ Cò. Riêng vòng cung vành đai xanh phía Bắc đô thị cổ Hội An đƣợc quy hoạch bao gồm cánh đồng Cẩm Châu, làng ra Trà Quế, làng hoa và cộng đồng dân cƣ làm nông nghiệp. Bên cạnh đó còn gồm hệ thống các công viên văn hóa và một phần diện tích các phƣờng Thanh Hà, Tân An, Cẩm Phô, Sơn Phong và Cẩm Châu khoảng 940ha. Nội dung quy hoạch đầu tƣ bảo tồn di sản văn hóa: Bảo tồn không gian kiến trúc - quy hoạch đô thị cổ; Bảo tồn các công trình cổ, công trình cũ; Tu bổ, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ các di tích, di chỉ vùng ven; Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể; Bảo tồn, phát huy các giá trị khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An [46]. Với quy hoạch này thì định hƣớng xây dựng đô thị và phát triển không gian đô thị về phía Bắc và Đông Bắc tại khu vực cánh đồng Cẩm Châu. Để thực hiện đƣợc theo quy hoạch thì thành phố phải tiến hành chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp thành đất dân dụng, nhƣng thực tế diện tích chuyển đổi quá cáo, theo đó, đất dân dụng chiếm trên 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Điều này là không phù hợp với quy mô dân số 140 nghìn ngƣời. Diện tích đất trồng lúa còn lại dành cho việc trồng hoa cũng chƣa phù hợp vì điều kiện thổ nhƣỡng ở đây không thích hợp cho việc trồng hoa, cây cảnh. Do đó thành phố đã tiến hành đề án về “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hội An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”. Điều chỉnh quy hoạch chung lần này hƣớng đến không gian xanh, phát triển không gian đô thị theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng, bảo vệ môi trƣờng sinh thái và đa dạng sinh học. Quy hoạch chung với tâm điểm là bảo tồn và phát huy mối quan hệ giữa vật thể và phi vật thể. Trọng tâm vẫn là hạt nhân lịch sử với khu phố cổ và khu vực lân cận trong vòng bán kính 1km. Điểm nhấn của khu vực này là bảo tồn nguyên trạng các công trình, kiến trúc cổ, chỉ bổ sung các công trình công cộng nhƣ công viên, 51 quảng trƣờng Thứ hai, quy hoạch nên hƣớng đến hành lang xanh, là vành đai chuyển tiếp bao bọc khu trung tâm phố cổ, tăng cƣờng yếu tố tự nhiên để giảm thiểu tác động đến môi trƣờng. Khu vực phát triển thứ ba, là khu vực bên ngoài của hành lang xanh. Là các khu đô thị mới nhƣ các trung tâm vệ tinh để đáp ứng nhu cầu đa dạng cho sự phát triển và bảo tồn di sản. Tiếp đến là khu vực phát triển dự trữ dọc ranh giới phía Tây thành phố. Khu vực này nhằm giữ những nét đặc trƣng riêng, giải quyết các vấn đề của đô thị, giảm áp lực cho phố cổ và đấu nối hạ tầng với các địa phƣơng lân cận. Cuối cùng là hành lang kết nối với khu du lịch biển đảo Cù Lao Chàm. Nhƣ vậy, điều chỉnh chung quy hoạch thành phố Hội An là phát triển đô thị về khu vực phía Tây và Tây Bắc thuộc địa bàn các phƣờng Cẩm An, Cửa Đại, Thanh Hà và một phần bờ Nam của sông Thu Bồn, tạo thành các phân khu đô thị đặc thù. Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã xác định phƣơng hƣớng, nhiệm vụ cụ thể là: Hoàn thành điều chỉnh và triển khai thực hiện, quản lý chặt chẽ quy hoạch chung về xây dựng đô thị Hội An đến năm 2030 theo định hƣớng “sinh thái -văn hoá - du lịch” - phát triển năng động, giàu bản sắc, hiện đại và bền vững. Xây dựng thành phố đạt chuẩn đô thị loại 2, vừa bảo tồn nguyên trạng Khu phố cổ - Di sản văn hoá thế giới, vừa chỉnh trang mở rộng liên hoàn các khu đô thị sinh thái mới, các đô thị biển, các khu vực cảnh quan sinh thái làng quê. Tiếp tục tạo bƣớc đột phá về về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hƣớng đồng bộ và hiện đại. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hội An lần thứ XVI, đến nay, hạ tầng đô thị tại Hội An đã đƣợc đầu tƣ tƣơng đối đồng bộ; công tác quản lý đô thị, tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng có nhiều chuyển biến; vai trò của 5 tiểu vùng kinh tế xã hội thể hiện khá rõ. Công tác quy hoạch, quản lý kiến trúc, cảnh quan, quản lý di tích đƣợc đặc biệt chú trọng thông qua việc ban hành và thực hiện các quy chế cụ thể. Việc quản lý kiến trúc xây dựng, cảnh quan khu vực ngày càng đƣợc chú trọng; nhiều di tích lịch sử-văn hóa khu phố cổ cổ đƣợc tôn tạo, quản lý tốt. Quy mô, cấu trúc không gian và mỹ quan đô thị của Hội An đƣợc giữ gìn, tôn tạo và phát triển, góp phần đắc lực vào việc phát triển kinh tế xã hội, cải thiện môi trƣờng, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của Nhân dân. 3.2.2.2. Đầu tư cho công tác bảo tồn di sản phố cổ Hội An 52 Bảo tồn di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm hƣớng đến xây dựng thành công Hội An thành phố Sinh thái - Văn hoá - Du lịch. Trong những năm qua với sự nổ lực chung của hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, công tác bảo tồn di sản Phố cổ Hội An đã đƣợc đầu tƣ, quan tâm và đạt đƣợc những kết quả nhất định. Từ năm 1999 trong tình trạng Khu phố cổ xuống cấp với nhiều ngôi nhà không biết sụp đổ vào lúc nào, đến nay bằng các nguồn kinh phí từ Trung ƣơng, Tỉnh, địa phƣơng và tài trợ nƣớc ngoài, chúng ta đã tiến hành tu bổ cho gần 200 lƣợt di tích nhà nƣớc với kinh phí gần 80 tỷ đồng, bình quân mỗi năm kinh phí Nhà nƣớc dành cho tu bổ di tích gần 7 tỷ, Nhà nƣớc cũng đã hỗ trợ tu bổ hơn 130 di tích tƣ nhân, tập thể với kinh phí hơn 7,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các chủ di tích đã tự bỏ kinh phí tu bổ, sửa chữa cho mỗi năm hơn 200 trƣờng hợp với lƣợng kinh phí rất lớn chƣa thể tính đƣợc. Cơ sở hạ tầng Khu phố cổ đƣợc đầu tƣ với dự án từ nguồn vốn Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Chính phủ gần 21 tỉ đồng bao gồm các hạng mục công trình nhƣ: ngầm hóa hệ thống điện, điện thoại, cáp truyền hình, cấp thoát nƣớc, chữa cháy, nâng cấp vĩa hè và lòng đƣờng...; Dự án đầu tƣ tu bổ tôn tạo Chùa Cầu 10 tỉ; Tu bổ, tôn tạo chợ Hội An hơn 20 tỉ; khơi thông dòng sông An Hội, thiết lập khu quảng trƣờng Sông Hoài và đã triển khai đƣợc một số đoạn/ tuyến kè dọc bờ sông... Các dự án đã đem lại một diện mạo mới về cơ sở hạ tầng cho Hội An phục vụ tốt công tác phát triển du lịch từ khu di sản này [58]. Thành phố đã bố trí khoảng 85% tiền thu đƣợc từ vé tham quan để đầu tƣ cho việc trùng tu các di tích, chi trả cho các chủ di tích tập thể và tƣ nhân duy tu, bảo dƣỡng, tổ chức phục vụ khách đến tham quan. Kinh phí từ vé tham quan dành cho việc trùng tu là rất quan trọng nhƣng đó chỉ là một phần rất nhỏ và hoàn toàn không thể đáp ứng việc thƣờng xuyên trùng tu, tôn tạo do còn rất nhiều di tích đang xuống cấp trầm trọng nếu không có sự hỗ trợ từ các nguồn kinh phí của Trung ƣơng, của tỉnh, của các tổ chức quốc tế và của ngƣời dân đang sống trong Khu di sản. Đặc biệt, việc thực hiện dự án “Đầu tƣ tu bổ khẩn cấp các di tích có nguy cơ sụp đổ trong Khu phố cổ” từ năm 2005 đến nay cho gần 100 di tích - nhà ở từ nguồn vốn ngân sách 40% của tỉnh, 60% của thành phố [16], cùng với nguồn vốn chƣơng trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, và tham gia đóng góp của các chủ nhà ở, di tích, quần thể kiến trúc Khu phố cổ Hội An đã vƣợt qua đƣợc giai đoạn nguy cơ khẩn cấp về sự sụp đổ, mất di tích và liên quan đến tính mạng con ngƣời. 53 Ngoài ra hàng năm UNESCO tài trợ cho chính quyền phố Hội An một triệu mỹ kim để tu sƣ̉a và bảo trì [28]. Nói đến bảo tồn di sản văn hóa, phát triển du lịch ở Hội An, chúng ta không thể không nói đến thành quả to lớn trong việc nghiên cứu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể. Một trong những nội dung nhằm để bảo tồn các giá trị của di sản Hội An đó là chính quyền địa phƣơng đã tiến hành đẩy mạnh công tác nghiên cứu cứu khoa học, tuyên truyền, phát huy giá trị Di sản. Đến nay đã triển khai 10 cuộc khai quật khảo cổ học; Thực hiện 04 đề tài nghiên cứu Quốc tế, 06 đề tài cấp ngành, 03 đề tài cấp Tỉnh, 15 đề tài cấp cơ sở; Lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh cho cho 30 di tích và hồ sơ lƣu trữ cho hàng ngàn hiện vật bảo tàng; Biên soạn, xuất bản hơn 30 đầu sách về lịch sử, khảo cổ, về văn hóa ẩm thực, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, nghề truyền thống; hàng chục đơn vị băng, đĩa phim, nhạc... [47]. Kết quả nghiên cứu không chỉ là cơ sở khoa học cho việc đề nghị đƣợc công nhận những danh hiệu của UNESCO mà còn giúp nâng cao nhận thức, tự hào, sự hiểu biết của nhân dân địa phƣơng về Di sản và thông qua hiểu biết, khoa học để có cơ sở bảo tồn, phục hồi, phát huy tốt di sản, đúng nguyên tắc, đảm bảo tính chân xác. Việc hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, bảo tồn Di sản, giao lƣu học tập, hội thảo khoa học.. đƣợc đẩy mạnh vừa nâng cao vị thế của Di sản Văn hóa Hội An, năng lực chuyên môn cho cán bộ trẻ vừa tranh thủ đƣợc sự hỗ trợ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế. Nhờ đó, quần thể kiến trúc Đô thị cổ nói riêng, Di sản Văn hóa Hội An nói chung đƣợc quản lý, bảo tồn và phát huy ngày một tố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfy_nghien_cuu_de_xuat_giai_phap_bao_ton_hieu_qua_di_san_the_gioi_pho_co_hoi_an_de_phat_trien_du_lich.pdf
Tài liệu liên quan