Luận văn Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC HÌNH ii

DANH MỤC BẢNG iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH Ở NƯỚC TA 4

1.1. Hệ thống hồ sơ địa chính 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2. Vai trò của hệ thống hồ sơ địa chính đối với quản lý nhà nước về đất đai 5

1.1.3. Các thành phần và nội dung hệ thống hồ sơ địa chính ở nước ta hiện nay 6

1.2. Cơ sở khoa học - pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 10

1.2.1. Cơ sở khoa học xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 10

1.2.2. Cơ sở pháp lý xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính 14

1.3. Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở nước ta 19

1.3.1. Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở nước ta 19

1.3.2. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở một số nước trên thế giới 21

1.3.3. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở Việt Nam 25

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH Ở HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28

2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 28

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên 28

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 30

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 32

2.2. Đặc điểm tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại huyện Ba Vì 33

2.2.1. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất 34

2.2.2. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng 34

2.2.3. Tình hình kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 35

2.2.4. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 37

2.2.5. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo 38

2.2.6. Đánh giá chung về tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu 38

2.3. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Ba Vì 39

2.4. Nhu cầu xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở huyện Ba Vì 43

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 45

3.1. Các nhóm giải pháp chủ yếu 45

3.1.1. Giải pháp về pháp luật 45

3.1.2. Giải pháp về nhân lực 48

3.1.3. Giải pháp về công nghệ 49

3.2. Đề xuất và thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu địa chính huyện Ba Vì 49

3.2.1. Đặc điểm thông tin đất đai ở huyện Ba Vì 49

3.2.2. Yêu cầu về dữ liệu 50

3.2.3. Xác định nội dung và cấu trúc thông tin dữ liệu địa chính huyện Ba Vì 51

 

doc92 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vì có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là du lịch, dịch vụ. - Quỹ đất của huyện rất lớn, nhất là đất nông, lâm nghiệp đó là nguồn tài nguyên quan trọng cho mở rộng các hoạt động kinh tế, xây dựng các công trình văn hoá, giáo dục, y tế phục vụ nhu cầu trong huyện. Đặc biệt, đất đai vùng ven sông màu mỡ, phì nhiêu, vùng đồi gò đa dạng thích hợp cho nhiều loại cây trồng khác nhau. - Nguồn nước dồi dào, phân bố tương đối đồng đều khắp các vùng trong huyện tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. - Rừng và sông hồ tạo nên vùng đất tự nhiên với cảnh quan đẹp, môi trường trong lành thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và các loại hình dịch vụ du lịch. Ngoài ra, Ba Vì còn có nguồn nước khoáng, núi đá vôi,phục vụ tốt cho công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. - Nguồn nhân lực khá dồi dào, với tính đa sắc tộc cho phép huyện Ba Vì có thể phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác theo hướng xuất khẩu lao động, phát triển các nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân. 2.1.3.2. Những hạn chế và khó khăn - Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của huyện ảnh hưởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế. - Sự phân hóa của khí hậu, chế độ thủy văn theo mùa đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất của nhân dân. Mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đổ về gây nên hiện tượng ngập úng cục bộ, gây sói lở đất ngoài đê ảnh hưởng đến sản xuất. - Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động còn chậm. Chất lượng lao động biểu hiện ở trình độ văn hoá và tay nghề của người lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa cao ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hướng phát triển ngành du lịch. - Kết cấu hạ tầng được huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp đã có nhiều thay đổi về diện mạo nhưng còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông. 2.2. Đặc điểm tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại huyện Ba Vì Ba Vì là một huyện có đất đai rộng lớn. Ranh giới hành chính giữa các xã trong huyện đều đã được hoạch định theo chỉ thị 364/CT-HĐBT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được khoanh vẽ trên bản đồ. Đến nay, toàn huyện Ba Vì đã được bàn giao hồ sơ địa giới hành chính ở tất cả 31 xã. Bảng 2.1. Diện tích các loại đất chính của huyện Ba Vì năm 2005 và năm 2010 STT Loại đất Hiện trạng năm 2005 (ha) Cơ cấu (%) Hiện trạng năm 2010 (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất nông nghiệp 29103.71 67,99 29188.58 68,84 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17390.53 40,63 17134.99 40,43 1.2 Đất lâm nghiệp 10754.62 25,13 10901.84 25,71 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 946.93 2,21 1114.94 2,63 1.4 Đất làm muối 0 0 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác 11.63 0,03 28.39 0,07 2 Đất phi nông nghiệp 13065.73 30,52 12939.98 30,52 2.1 Đất ở 1665.85 3,89 1701.41 4,01 2.2 Đất chuyên dùng 4402.13 10,28 4526.85 10,68 2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 39.20 0,09 38,75 0,09 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 283.76 0,66 285.08 0,67 2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 6674.69 15,59 6386.85 15,06 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,10 0,00 1,04 0,00 3 Đất chưa sử dụng 634.93 1,49 274,13 0,64 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 327.86 0,77 212.45 0,50 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 247.82 0,58 48,55 0,11 3.3 Núi đá không có rừng cây 59.25 0,14 13,13 0,03 Tổng 42804,37 100 42402,69 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, 2010 của huyện Ba Vì) Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2005, huyện Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) xác định theo chỉ thị 364 là 42.804,37 ha, bao gồm 32 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Đến năm 2007 do điều chỉnh địa giới, cắt điều chuyển xã Tân Đức diện tích 450,43 ha về tỉnh Phú Thọ quản lý và tăng 48,75 ha do năm 2007 UBND tỉnh Hà Tây chuyển hệ tọa độ từ HN-72 sang hệ tọa độ VN-2000. Như vậy, đến năm 2010 diện tích tự nhiên toàn huyện là 42402,69 ha, gồm 31 đơn vị hành chính xã, thị trấn. Qua bảng 2.1 cho thấy, trong vòng 5 năm qua, việc sử dụng quỹ đất của huyện đã có nhiều thay đổi đáng kể. Đất đai được đưa vào sử dụng một cách triệt để hơn làm xóa đi tình trạng đất vô chủ, tiết kiệm được tài nguyên đất. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch cơ cấu ngành cũng đã cho thấy sự phát triển đồng bộ về kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của huyện. 2.2.1. Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất Ba Vì đã sớm chỉ đạo tất cả các xã, các nông lâm trường tiến hành đo đạc bản đồ giải thửa tỉ lệ lớn theo chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng chính phủ, 32 xã đo được 864 bản đồ, các nông lâm trường đo được 70 tờ bản đồ tỉ lệ 1/1000 đến 1/2000. Công tác giao ruộng đất ổn định lâu dài cho nông dân theo Nghị định 64/CP của chính phủ và Quyết định 250/QĐ-UB của UBND tỉnh Hà Tây cũ đều dùng tài liệu này. Tuy nhiên, bản đồ đo đạc đã lâu, trong quá trình sử dụng đất đai lại thường xuyên xảy ra biến động nên hệ thống bản đồ địa chính cần phải được chỉnh lý và đo đạc lại để phục vụ cho công tác quản lý đất đai được sát thực và kịp thời. Công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của toàn huyện đã hoàn thành dựa trên cơ sở số liệu thống kê – kiểm kê đất đai và chỉnh lý biến động tình hình sử dụng đất của huyện. 2.2.2. Tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng Trong năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, trên địa bàn huyện Ba Vì đã thực hiện 43 Quyết định thu hồi đất, giao đất để thực hiện các dự án công trình công cộng, an ninh quốc phòng, giao đất giãn dân, đấu giá đất, cho thuê đất vào mục đích kinh tế. Trong đó: - Thu hồi vào mục đích công cộng, an ninh quốc phòng: 9 Quyết định, diện tích 248.441,70 m2. - Thu hồi đất để thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất: 01 Quyết định, diện tích: 76.214 m2. - Thu hồi để giao đất ở giãn dân: 27 Quyết định, diện tích: 240.969 m2. - Thu hồi để giao cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: 6 Quyết định, diện tích 99.438,10 m2. Ngoài ra, UBND huyện còn cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm trang trại, kinh doanh quy mô nhỏ ở nông thôn. UBND TP. Hà Nội quyết định cho các đơn vị thuê đất làm du lịch xung quanh núi Ba Vì dưới Cos 100. Ngoài diện tích đất thuê, các tổ chức trên còn nhận giao khoán trồng và bảo vệ rừng Quốc gia Ba Vì hàng trăm ha. Thêm vào đó, các đơn vị kinh doanh du lịch xung quanh chân núi Ba Vì sử dụng đất để kinh doanh tạo thêm công ăn việc làm tại chỗ cho nhân dân địa phương, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.[13] Nhìn chung, việc giao đất, cho thuê đất thực hiện đúng quy định của Luật đất đai. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như sử dụng quá diện tích được giao, được thuê, thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm hoặc mới chỉ san lấp mặt bằng chưa tiến hành xây dựng nên tiến độ của công tác giao đất, đấu giá đất, giải phóng mặt bằng ở một số xã còn chậm. Đề tài đã tìm hiểu và xác định các nguyên nhân chủ yếu do: Giá đất năm 2009 do UBND thành phố Hà Nội quy định cao hơn năm 2008, một số vị trí gấp tới 2-3 lần năm 2008, dẫn đến một số xã không thể thực hiện được tại những vị trí đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Thủ tục giao đất có một số quy định mới như lập quy hoạch mặt bằng xây dựng 1/500, làm hạ tầng cơ sở trước khi giao đất, cũng ảnh hướng tới tiến độ giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất. Tiêu chuẩn giao đất như điều kiện về hộ khẩu, hạn mức giao đất tối đa, tối thiểu theo hướng dẫn mới của Sở TN&MT làm giảm số đối tượng được giao đất. Một số xã chưa giải quyết tồn tại về thu tiền sử dụng đất năm 2008, 2009, 2010 nên chưa tích cực tập trung vào giao đất mới của năm 2011. Theo quy định, các xã được để lại 5% đất công ích song có nơi giữ lại 10-20%. Việc cho thuê đất công ích tối đa là 5 năm nhưng nhiều xã cho thuê vài chục năm cho thấy công tác quản lý đất đai ở đây rất lỏng lẻo và cần có sự quan tâm đúng mức hơn của các đơn vị có liên quan. 2.2.3. Tình hình kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Từ năm 2008, Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội thì đất đai ở đây trở nên có giá hơn rất nhiều. Thêm vào đó, do điều kiện vị trí, cảnh quan ở đây khá đẹp, có nhiều khu du lịch sinh thái như Tiên Sơn – Suối Ngà, khu du lịch Khoang Xanh, Ao Vua, Suối Hai, Đầm Long, có điều kiện cho phát triển du lịch và nghỉ ngơi nên các giao dịch về đất ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất hiện vẫn chưa được hoàn thành. Cho đến ngày 20/6/2010, huyện Ba Vì đã cấp được 43.145 GCN cho đất nông nghiệp không có trích lục bản đồ (chiếm 96%), cấp được 36.677 GCN đối với đất ở có kèm theo trích lục bản đồ (chiếm 76%). Bảng 2.2. Số lượng GCNQSDĐ được cấp tính đến ngày 30/5/2002 và 20/06/2010 Loại đất Số lượng GCNQSDĐ thống kê theo bản đồ Số GCNQSDĐ đã cấp Tỷ lệ (%) 30/5/2002 20/06/2010 30/5/2002 20/06/2010 Đất ở 48.261 24.158 36.677 48 76 Đất NN 44.955 41.358 43.145 92 96 Đất LN 4.982 187 206 3,8 4,1 “Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Ba Vì đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và tiến độ cấp GCNQSDĐ năm 2010” Từ các số liệu ở trên cho thấy trong vòng 8 năm, huyện chỉ cấp thêm được 28% giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với đất ở; 4% cho đất nông nghiệp và 0,3% đối với đất lâm nghiệp. Như vậy, công tác đăng ký quyền sử dụng đất tại huyện Ba Vì còn rất chậm. Hiện nay, số thửa đất là đất ở lâu dài chưa được cấp giấy chứng nhận còn hơn 20%, song tiến độ cấp giấy là rất chậm. Việc đăng ký và chỉnh lý biến động sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu hầu như không được thực hiện. Trên thực tế, từ khi mà Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì đất đai ở đây đã có giá hơn rất nhiều. Các giao dịch về đất cũng tăng lên song số lượng giấy chứng nhận chưa được cấp vẫn còn nhiều, việc đăng ký biến động thì rườm rà nên một bộ phận giao dịch chủ yếu là diễn ra tự do trên thị trường “ngầm”. Các cán bộ quản lý không kiểm soát được những giao dịch này. Đây là một thực trạng báo động trong việc quản lý đất đai của huyện Ba Vì nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Công tác kê khai đăng ký, cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do: Địa bàn huyện Ba Vì rộng, địa hình phức tạp, xa trung tâm, có nhiều cơ quan tổ chức trên địa bàn trong đó đặc biệt là các nông lâm trường chiếm tới gần 1/3 diện tích tự nhiên, dẫn đến việc quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn. Hệ thống hồ sơ tài liệu về địa chính thiếu, bản đồ giải thửa đo vẽ theo Chỉ thị 299 (đo những năm 80), nay đã cũ nát biến động nhiều, độ chính xác không cao, một số xã tài liệu đo đạc sai lệch nhiều chưa được đo vẽ lại và bổ sung. Ngân sách huyện và các xã khó khăn không có khả năng chi trả cho công tác đo vẽ lập bản đồ địa chính. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm sâu sát chỉ đạo công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng. Các trường hợp vi phạm Luật đất đai đã nhiều năm đến nay chưa được xử lý nên không cấp giấy chứng nhận được. Việc cấp giấy chứng nhận cho một số tổ chức còn vướng mắc do chưa đo đạc hoặc ranh giới chưa rõ ràng như: Vườn Quốc Gia Ba Vì, Nông trường Việt Mông, Trường bắn Đồng Doi. Quy trình, thủ tục đăng ký đất đai rườm rà, tốn kém kinh phí và sức lực, việc cải cách thủ tục hành chính còn chậm đã làm cho tiến độ cấp giấy chứng nhận tại đây gặp khó khăn. Tình hình vi phạm trong sử dụng đất như tự chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở và sản xuất kinh doanh, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra tại hầu hết các xã trong huyện. Tiến độ thực hiện dự án VLAP của thành phố Hà Nội về đo vẽ lập bản đồ, hồ sơ địa chính thực hiện chậm dẫn đến việc thiết lập hồ sơ địa chính chính quy ở cấp cơ sở rất khó khăn. Số liệu thống kê đất đai đối với các nông lâm trường độ chính xác chưa cao do các đơn vị không có bản đồ địa chính, diện tích chủ yếu được báo cáo trên cơ sở sổ sách và hồ sơ đất đai cũ. Tình hình sử dụng đất trong các nông lâm trường, trạm trại đặc biệt là đối với các nông lâm trường quốc doanh cũ còn nhiều phức tạp, việc quản lý các đối tượng sử dụng đất gặp khó khăn do tự ý chuyển nhượng sang tay, tình trạng có nhà ở và các công trình xây dựng khác trên diện tích khoán theo Nghị định số 01/CP hoặc các đơn vị bố trí cho cán bộ nhân viên làm nhà ở từ những năm trước đây là khá phổ biến ở hầu hết các nông lâm trường, trạm trại quốc doanh cũ. Mặt khác, công tác quản lý đất đai của các nông lâm trường trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, không có quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất kém, xảy ra nhiều vi phạm rất khó khắc phục. 2.2.4. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhìn chung công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện trong những năm qua được quan tâm, giúp cho việc đánh giá và quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên đất đai, làm cơ sở hoạch định phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi rộng cũng như phục vụ cho quá trình giao đất, cho thuê và cấp GCNQSDĐ của mỗi địa phương. Tuy nhiên, còn nhiều phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chất lượng còn chưa cao, còn chồng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong tình hình mới, nhiều chỉ tiêu đưa ra không sát với tình hình thực tế, mang tính áp đặt chủ quan, tính khả thi không cao. Quy hoạch sử dụng đất của nhiều xã bị thay đổi nhiều trong quá trình thực hiện giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ. Thực tế hiện nay, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực đang sử dụng đất quá nhiều, gây lãng phí. Vì vậy, phải tiến hành rà soát, điều chỉnh xây dựng mới phương hướng quy hoạch phát triển của ngành. Ví dụ như quy hoạch các cụm điểm công nghiệp, công nghiệp làng nghề đến nay mới chỉ thực hiện được 1/31 điểm. Hiện nay, huyện đang tiến hành điều tra lập dự án quy hoạch sử dụng đất của huyện. 2.2.5. Công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp khiếu nại tố cáo Trước năm 2004, tại các xã trung du, miền núi tình trạng vi phạm sử dụng đất để làm nhà ở diễn ra khá nhiều, đặc biệt là đất nông – lâm trường. Một số trường hợp sai lệch vị trí thực tế so với bản đồ từ 10- 20m. Cho nên, các tranh chấp về ranh giới thửa, về quyền sử dụng đất xảy ra khá nhiều do xuất phát từ mâu thuẫn hàng ngày. Hiện nay, trên địa bàn huyện vẫn còn một số điểm còn tranh chấp, chồng lấn địa giới hành chính chưa thống nhất được tại các xã như: khu vực đồi Dê, Núi Chẹ, Đầm Tôm, đồi Cáp thuộc xã Khánh Thượng (giáp ranh với xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình), khu vực xóm Đồng Đồi thuộc xã Yên Bài (giáp ranh với xã Yên Bình, huyện Thạch Thất). Do bản đồ đo đạc theo chỉ thị 299-TTg của các xã, các đơn vị sử dụng đất thực hiện trước khi có bản đồ địa giới hành chính 364-CP, vì vậy còn có chỗ chồng lần hoặc hở, chưa khép kín. Thêm vào đó, thực trạng đơn khiếu nại ngày càng gia tăng do sự buông lỏng quản lý và của nhiều năm trước để lại. Huyện đã có nhiều cố gắng giải quyết song vẫn còn tồn đọng khá nhiều do lực lượng cán bộ mỏng, công tác xử lý còn thiếu sót, nhiều việc đã được xử lý ở cấp huyện nhưng người khiếu kiện vẫn tiếp tục kiện vượt cấp là do điều tra, xác minh và kết luận chưa được chuẩn xác. Mặt khác, do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phân công dân còn hạn chế. 2.2.6. Đánh giá chung về tình hình sử dụng và quản lý đất đai tại địa bàn nghiên cứu Ba Vì là một huyện có đất đai rộng lớn, địa hình phức tạp và có nhiều cơ quan nông lâm trường. Đất đai của huyện được khai thác sử dụng ngày càng triệt để và có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện còn một số tồn tại như sau: - Một số vi phạm trong trong quản lý, sử dụng đất vẫn xảy ra như xây dựng trái phép, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái pháp luật, - Việc cấp GCNQSDĐ đối với đất ở, đất lâm nghiệp còn rất chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra. - Tiến độ thực hiện công tác giao đất đấu giá quyền sử dụng đất còn chậm. - Việc quản lý đất đai của các nông, lâm trường còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng đất kém. - Một số địa phương, cơ quan đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, còn một số điểm gây ô nhiễm về môi trường như: các cơ sở chăn nuôi tập trung, chăn nuôi trong khu dân cư, 2.3. Thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính và tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại huyện Ba Vì CSDL địa chính là thành phần quan trọng trong quản lý đất đai, tuy nhiên hiện nay ở Ba Vì vẫn chưa xây dựng được CSDL địa chính. Mặc dù, ở Ba Vì, dự án VLAP được triển khai với mục đích tăng cường sự tiếp cận của mọi đối tượng đối với dịch vụ thông tin đất đai thông qua việc phát triển một hệ thống quản lý đất đai hoàn thiện trên địa bàn huyện mà việc cấp thiết nhất được đặt ra là hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ cho chủ sử dụng và đo đạc lập bản đồ địa chính. Song, tiến độ của dự án về đo vẽ lập bản đồ, hồ sơ địa chính thực hiện rất chậm, dẫn đến việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính ở cấp cơ sở rất khó khăn, chỉ dừng lại ở việc kê khai các trường hợp cần cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận. Vì vậy, CSDL địa chính huyện Ba Vì hiện nay vẫn chưa có và gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng. Qua tìm hiểu và thu thập tài liệu, đề tài đã xác định được những khó khăn khi xây dựng CSDL địa chính ở huyện Ba Vì. * Những khó khăn nói riêng đối với huyện Ba Vì: + Bản đồ địa chính chính quy dạng số không được đo đạc và thành lập. Theo điều tra của đề tài, quá trình đo đạc bản đồ ở huyện cụ thể như sau: - Năm 1933 - 1938, Pháp tiến hành đo đạc cho một số địa phương. - Năm 1962 -1968, tổ chức đo vẽ bản đồ ruộng đất vùng trung du và đồng bằng huyện Ba Vì song cơ bản bị mất hết. - Năm 1986 - 1992, hợp tác xã nông nghiệp bỏ kinh phí đo đạc bản đồ giải thửa theo chỉ thị 299/TTg. Hiện nay, huyện vẫn sử dụng hệ thống bản đồ này song tất cả đã cũ nát, không được cập nhật, giá trị sử dụng không cao gây khó khăn cho việc quản lý và cập nhật các biến động. Theo quy chuẩn thì những bản đồ này không đủ điều kiện để quản lý bởi có đến 40 - 50% sai lệch so với thực tế, cho nên không ghi nhận chính xác hồ sơ kỹ thuật thửa đất trên GCNQSDĐ, các giao dịch về đất diễn ra tự do. Vì vậy, việc chỉnh lý các biến động sử dụng đất mà giấy chứng nhận cấp theo bản đồ có độ chính xác kém. Một số địa phương sử dụng như một chứng cứ, tài liệu tham khảo. + Hệ thống sổ sách địa chính cũ nát và ít được cập nhật biến động. Để xây dựng được CSDL địa chính, dữ liệu đầu vào cần có bản đồ địa chính dạng số (dữ liệu không gian) và bộ sổ hồ sơ địa chính đầy đủ, chính xác và được cập nhật thường xuyên (dữ liệu thuộc tính). Trong khi các sổ sách địa chính của huyện cũng ở trong tình trạng lạc hậu, phần lớn sổ địa chính lưu tại cấp xã và cấp huyện được lập từ năm 1995 và 2002. Sau khi có Luật đất đai 2003, mỗi xã được phát 1 quyển sổ địa chính theo Thông tư 29/2004/TT – BTNMT nhưng việc lập và cập nhật biến động sử dụng đất hầu như chưa được thực hiện. Sổ mục kê ruộng đất toàn huyện có 49 quyển được lập kèm theo chỉ thị 299/TTg đến nay chỉ được bổ sung thêm địa giới hành chính dựa vào bản đồ nền, được lưu tại cấp xã cũng trong tình trạng số liệu đã cũ, không thể hiện đúng thông tin hiện trạng của các thửa đất. Các sổ theo dõi biến động sử dụng đất được lập tại 28 xã nhưng cũng ít được cập nhật. Bảng 2.3 thể hiện tổng hợp các thông tin về tình hình lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện. Ngoài ra, mỗi hộ gia đình trong huyện có sổ theo dõi toàn bộ các thửa đất và quá trình sử dụng đất của mình về đất ở, đất nông nghiệp. Sổ này chỉ mang tính chất theo dõi chứ không có giá trị về mặt pháp lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, có thể sử dụng làm chứng cứ để giải quyết. Bảng 2.3. Tình hình lập hồ sơ địa chính ở huyện Ba Vì Loại sổ Số lượng (quyển) Cơ quan lưu Tình hình cập nhật Sổ mục kê 49 Lưu tại cấp xã Không Sổ địa chính 24 Lưu tại cấp huyện Không 62 24 Lập theo QĐ 499 và TT1990/2001/ TT-TCĐC, lưu tại cấp xã (62), cấp huyện (24) Không 31 Lập theo TT29/2004/TT-BTNMT, lưu tại cấp xã Không Sổ theo dõi biến động 28 Lưu tại cấp xã Ít cập nhật (Nguồn: Báo cáo thống kê về hồ sơ địa chính huyện Ba Vì năm 2010) + Cơ sở vật chất yếu kém và các cán bộ địa chính xã có trình độ không đồng đều nên công tác quản lý rất kém đặc biệt ở các xã vùng núi. Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai nói chung và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính nói riêng thì tổ chức bộ máy quản lý đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Bộ máy tổ chức quản lý đất đai của huyện Ba Vì qua các năm như sau: - Từ năm 1977- 1986 là phòng quản lý ruộng đất bao gồm 5 người. - Năm 1986 sát nhập vào phòng Nông - lâm nghiệp có bộ phận địa chính bao gồm 7 người. - Năm 1994, thành lập phòng Địa chính gồm 5 cán bộ. - Tháng 1 năm 2003, thành lập phòng Tài nguyên Môi trường gồm 7 người. - Tháng 12 năm 2010, phòng có 10 người chuyên ngành quản lý đất đai trong biên chế (9 người trình độ đại học, 1 người trình độ cao đẳng), không có chuyên ngành khác như môi trường, khoáng sản, xây dựng. Hiện nay, cơ sở vật chất - kỹ thuật của phòng Tài nguyên Môi trường huyện có 10 máy vi tính phục vụ cho công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính. Tại phòng Địa chính cấp xã, các xã tự trang bị khoảng 60% thiết bị, còn lại thì dùng chung với phòng Tư pháp. Do lực lượng còn mỏng, trình độ của đội ngũ cán bộ còn có hạn, hệ thống hồ sơ địa chính cũ nát, không áp dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành nên chủ yếu các hoạt động vẫn diễn ra trên các văn bản giấy tờ, sổ sách dạng truyền thống. + Thiếu nguồn đầu tư kinh phí hỗ trợ trong quá trình xây dựng. So với mặt bằng chung với các huyện khác thì ở đây hầu như không được đầu tư kinh phí trong quá trình triển khai xây dựng sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động, cho nên hầu hết các sổ sách quản lý đất đai hiện nay đều cũ và lạc hậu, công tác cấp GCN diễn ra chậm và biến động hầu như không được cập nhật trong khi các giao dịch diễn ra rất mạnh đặc biệt sau khi huyện được sát nhập vào Hà Nội. * Những khó khăn chung đối với các quận, huyện trong cả nước: + Hệ thống các quy định của quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta chưa đạt được một sự ổn định tương đối. Ở nước ta cứ khoảng 5 đến 10 năm là Luật đất đai lại phải thay đổi hoặc sửa đổi một lần, các Luật này ngay từ khi mới ra đời đã có những vấn đề chưa rõ ràng và để thực thi chúng đòi hỏi phải tiếp tục ra nhiều văn bản dưới luật. Các văn bản dưới luật và các thông tư hướng dẫn thì thay đổi với tốc độ chóng mặt và không lường hết trước được những tình huống có thể xảy ra trong thực tế. Ví dụ như chỉ trong vòng 15 năm, từ năm 1995 đến năm 2009, mẫu (và nội dung) các sổ sách hồ sơ địa chính đã thay đổi 5 lần theo quyết định 499 QĐ/ĐC ngày 27/7/1995, thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng cục Địa chính, thông tư 29/2004/TT-BTNMT, thông tư 09/2007/TT-BTNMT và thông tư 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sự thay đổi nhanh chóng này dẫn đến nội dung thông tin trong hồ sơ cũ và hồ sơ mới không tương ứng, thiếu đồng bộ thông tin. Việc chuyển các hệ thống sổ sách cũ sang hệ thống sổ sách mới tốn rất nhiều thời gian, kinh phí và công sức mà vẫn không thể đảm bảo độ tin cậy 100% do các sai sót trong quá trình chuyển đổi. Mặt khác, mỗi khi có quy định mới về hệ thống hồ sơ địa chính thì các phần mềm quản lý hồ sơ cũng bắt buộc phải thay đổi theo. Sự thay đổi này không hề đơn giản mà là một quy trình phức tạp và tốn nhiều thời gian. Thực tế này đã tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến tình trạng các phần mềm xây dựng CSDL địa chính phải liên tục được nâng cấp, chỉnh sửa mà vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu. Do đó, hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin là rất thấp. + Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Mặc dù, thông tư 09/2007/TT-BTNMT cũng đã đề cập đến chức năng của một CSDL địa chính dạng số, song cho đến thời điểm này ở Việt Nam vẫn chưa có một văn bản luật chính thức nào công nhận tính pháp lý cũng như cơ chế hoạt động của các văn bản điện tử, các chữ ký điện tử cũng mới chỉ đang trong giai đoạn nghiên cứu. Hệ quả là CSDL địa chính được thành lập thì cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ cho hệ thống hồ sơ dạng giấy mà không thay thế hoàn toàn được. Như vậy, ở thời điểm hiện nay CSDL có được xây dựng và hoạt động tốt thì vẫn cứ phải duy trì 2 hệ thống: hệ thống trên giấy và hệ thống trên máy tính. Do đó, khối lượng công việc không được giảm đi nhiều và người sử dụng sẽ mất dần niềm tin vào các CSDL địa chính.[2]. + Thủ tục hành chính phức tạp và người sử dụng đất không tích cực tham gia vào quá trình đăng ký. Một trong những mục đích của hệ thống đăng ký là đảm bảo quyền của chủ sử dụng đất. Song thực tế hiện nay người sử đụng đất không có xu hướng tích cực tham gia vào quá trình đăng ký do họ không thấy hết được lợi ích của việc đăng ký mang lại mà chỉ thấy trở ngại trong việc nộp thuế, lệ phí và làm các thủ tục giấy tờ dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng CSDL địa chính do quá trình đăng ký ban đầu phải kéo dài, các biến động đất đai không được cập nhậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluanvanthacsi_dinhdangword_737_5161_1869661.doc
Tài liệu liên quan