Luận văn Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Đặt vấn đề 1

Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1. Trên thế giới 2

1.1.1. Quy hoạch vùng 2

1.1.2. Quy hoạch vùng Nông nghiệp 5

1.1.3. Quy hoạch Lâm nghiệp 6

1.2. Ở trong nước (Việt Nam) 7

1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh 7

1.2.2. Quy hoạch Nông nghiệp huyện 8

1.2.3. Quy hoạch Lâm nghiệp 9

1.3. Quy hoạch ở Vĩnh Phúc

Chương 2: Mục tiêu, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 14

2.1.1. Mục tiêu tổng quát 14

2.1.2. Mục tiêu cụ thể 14

2.2. Phạm vi giới hạn nghiên cứu 14

2.3. Nội dung nghiên cứu 14

2.3.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo

2.3.2. Những dự báo cơ bản 14

2.3.3. Định hướng và nhiệm vụ PTLN huyện đến năm 2020 15

2.3.4. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo 15

2.3.5. Đề xuất một số nội dung cơ bản cho QHLN huyện đến năm 2020 15

2.3.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch 15

2.3.7. Tiến độ thực hiện QHLN huyện Tam Đảo 15

2.3.8. Ước tính vốn thực hiện và hiệu quả đầu tư 15

2.4. Phương pháp nghiên cứu. 15

2.4.1. Sử dụng phương pháp kế thừa các tài liệu có chọn lọc. 15

2.4.2. Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán định hướng. 16

2.4.4. Phương pháp phúc tra tài nguyên rừng. 16

2.4.4. Sử lý số liệu. 16

Chương 3. Điều kiện cơ bản khu vực nghiên cứu

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

3.1.2. Địa hình, địa mạo

3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng

3.1.4. Khí hậu

3.1.5. Hệ thống sông suối, thuỷ văn

3.1.6. Các nguồn tài nguyên

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1. Tình hình dân số và lao động

3.2.2. Cơ sở hạ tầng

3.2.3. Văn hóa, giáo dục và y tế

3.3. Tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn huyện

3.3.1. Về tổ chức quản lý

3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Tam Đảo

3.3.3. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Cơ sở quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo 15

4.1.1. Cơ sở pháp lý 15

4.1.2. Điều kiện cơ bản

4.2. Những dự báo cơ bản 14

4.2.1. Dự báo dân số và sự phụ thuộc vào rừng

4.2.2. Dự báo về thị trường lâm sản

4.2.3. Dự báo về nhu cầu sử dụng đất

4.2.4. Dự báo về phát triển KHCN trong lâm nghiệp

4.2.5. Những dự báo khác

4.3. Những định hướng và nhiệm vụ PTLN huyện đến năm 2020 15

4.3.1. Những căn cứ định h ướng PTLN huyện

4.3.2. Định h ướng phát triển lâm nghiệp huyện

4.3.3. Nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện

4.4. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo 15

4.4.1. Khái niệm 3 loại rừng

4.4.2. Các chỉ ti êu rà soát quy hoạch 3 loại rừng

4.4.3. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo

4.5. Đề xuất một số nội dung cơ bản cho QHLN huyện Tam Đảo 15

4.5.1. Quy hoạch phát tri ển lâm nghiệp huyện Tam Đảo

4.5.2. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng

4.5.3. Quy hoạch các biện pháp khai thác rừng và chế biến lâm sản

4.5.4. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh, lợi dụng tổng hợp rừng

4.6. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch 15

4.6.1. Giải pháp về tổ chức 15

4.6.2. Giải pháp về chính sách

4.6.3. Giải pháp về quản lý sử dụng tài nguyên rừng

4.6.4. Đề xuất giải pháp cụ thể cho từng loại rừng 15

4.7. Tiến độ thực hiện QHLN huyện Tam Đảo giai đoạn 2010-2020 15

4.8. ước tính vốn thực hiện và hiệu quả đầu tư 15

4.8.1. Khái toán vốn đầu tư

4.8.2. Hiệu quả đầu tư

Chương 5. Kết luận - tồn tại - kiến nghị

5.1. Kết luận

5.2. Tồn tại

5.3. Kiến nghị đề xuất

pdf126 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất một số nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tế còn thấp. - Dân cư chủ yếu tập trung ở khu vực trị trấn và trung tâm huyện do đó việc giao đất dùng vào mục đích ở và các công trình phục vụ đời sống của người dân tại các khu vực này là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. - Do yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn mới nên việc phân bố, bố trí sử dụng đất đai cần được tính toán, cân nhắc, tìm ra phương pháp, mô hình hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đặc biệt việc bố trí xây dựng các khu công nghiệp, các công trình sản xuất, cơ sở hạ tầng tại nơi đông dân. - Để cải thiện và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân thì hàng loạt các công trình phục vụ đời sống văn hoá, giáo dục, thể thao, giải trí, nghỉ ngơi,… cũng phải được cải tạo và mở rộng kết hợp với xây mới. Đây là một thách thức đòi hỏi cần phải có sự quy hoạch hợp lý về không gian và thời gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 - Một mặt đảm bảo an ninh lương thực cho toàn huyện, do đó giữ nguyên diện tích đất sản xuất lương thực, mặt khác phát huy tối đa khả năng mở rộng diện tích trồng cây lâu năm, đặc biệt là cây lâm nghiệp có năng suất và giá trị cao, đồng thời mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao như: Su Su,… - Việc khai thác các nguồn tài nguyên (đá, quặng) phục vụ xây dựng cơ bản và công nghiệp không theo định hướng và quy hoạch cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân gây áp lực cho việc sử dụng đất đai. 4.1.2.4. Hiệu quả hoạt động lâm nghiệp huyện Tam Đảo * Về môi trường Trong những năm qua huyện Tam Đảo đã bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng mới được 5.042,16ha. Trong đó: Rừng phòng hộ là 421,95ha, rừng sản xuất là 1.372,21ha và rừng đặc dụng là 3.248,0ha (Số liệu theo dõi diễn biến của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc). Sự ổn định và phát triển của rừng đã góp phần tích cực trong việc ổn định nguồn nước cho các sông và các hồ trên địa bàn huyện, đồng thời ổn định nguồn nước ngầm và chống bồi lấp lòng sông, lòng hồ và các công trình thuỷ lợi góp phần phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho các khu vực thị trấn, những vùng lân cận, góp phần cải thiện điều kiện khí hậu theo hướng có lợi cho con người và cây trồng, hạn chế các thiệt hại do thiên tai, hạn hán, lũ lụt gây ra hàng năm, đóng góp phần quan trọng trong công việc bảo tồn nguồn gen động thực vật, thực hiện đa dạng sinh học trên địa bàn, tạo môi trường phát triển ổn định, bền vững. * Về kinh tế Ngành lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của toàn huyện. Thông qua việc phát triển trồng rừng đã cơ bản giải quyết được nhu cầu củi đun trong nhân dân, giải quyết được một phần gỗ xây dựng cơ bản cho nông thôn. Thông qua quá trình trồng rừng đã từng bước hình thành được vùng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp giấy, lượng gỗ khai thác được từ rừng trồng hàng năm khoảng trên 2.000m3, là nguồn nguyên liệu đáng kể cung cấp cho các xưởng chế biến gỗ trên địa bàn huyện, tỉnh. Đồng thời, là nguồn thu lớn cho các hộ gia đình, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo cho các địa phương. * Về xã hội Việc hình thành và phát triển lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong công việc phân bố lại dân cư, ổn định đời sống cho người dân vùng nông thôn, miền núi. Các mô hình kinh tế mới, trang trại lâm nghiệp trên các vùng đồi đã và đang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 thu hút được nhiều lao động, giải quyết việc làm cho người lao động và thực sự đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo của địa phương, ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội. Thông qua phát triển lâm nghiệp, hàng năm huyện đã huy động được hàng vạn ngày công tham gia nghề rừng. Đặc biệt thị trấn Tam Đảo là một trong những khu du lịch nổi tiếng cả nước, đây là khu vực phát triển du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Cạnh đó là Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên cũng hứa hẹn cho phát triển du lịch tâm linh. 4.1.2.5. Công tác quy hoạch lâm nghiệp từ trước đến nay * Trước năm 1997 - Xây dựng quy hoạch phát triển lâm nghiệp cấp huyện. - Thiết kế kinh doanh lâm trường. - Quy hoạch vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy giấy Bãi Bằng (1986). * Từ năm 1997 đến nay - Quy hoạch khu bảo tồn nguồn gen Tam Đảo. - Quy hoạch sử dụng đất trống đồi núi trọc phục vụ chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. * Kết quả thực hiện công tác quy hoạch lâm nghiệp - Đối với rừng đặc dụng: Kết quả: Đã hình thành hai khu rừng đặc dụng: Khu bảo tồn loài, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan; Khu nghiên cứu khoa học trên địa bàn tỉnh. Góp phần vào bảo vệ tính đa dạng của rừng Vĩnh Phúc. Tồn tại: Một số khu vực rừng đặc dụng có diện tích quy hoạch ranh giới thiếu bền vững, chưa phù hợp với tiêu chí, khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Ban quản lý các khu đặc dụng chưa có sự phối hợp giữa các ban ngành, chính quyền địa phương để giải quyết dứt điểm việc tranh chấp ranh giới còn để tồn tại trên một mảnh đất hai chủ quản lý và sử dụng (Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo và VQG Tam Đảo; VQG Tam Đảo với Công ty lâm nghiệp Lập Thạch). - Đối với rừng phòng hộ: Kết quả: Diện tích rừng phòng hộ đã được giao khoán cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, phục hồi thành rừng. Trong đó, 80% là thành rừng, đã góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, cải thiện môi trường sinh thái cho khu vực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 Tham gia cải thiện đời sống nhân dân, củng cố cơ sở hạ tầng các vùng dự án. Đảm bảo nguồn nước cho các hồ đập như: Hồ Làng Hà, Xạ Hương, Vĩnh Thành, Bản Long,… Đủ nước tưới cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp. Tồn tại: Việc phân cấp rừng phòng hộ trên địa bàn huyện còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, do muốn nhiều diện tích rừng phòng hộ để được hưởng nguồn ngân sách đầu tư (mặc dù đã áp dụng các tiêu chí trong phân cấp phòng hộ) từ đó dẫn đến diện tích rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ quá cao, diện tích rừng sản xuất bị thu hẹp. Ranh giới rừng phòng hộ, rừng sản xuất đan xen nhau ngoài thực địa gây khó khăn rất lớn cho việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp và tạo ra nhiều trở ngại khó giải quyết trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Dự án 661 thực hiện tại địa phương, đã thực hiện giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ, khoanh nuôi tái sinh và chăm sóc rừng, trồng mới rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên dự án chỉ chú trọng đến độ che phủ của rừng, chưa chú ý đến việc nâng cao chất lượng rừng, nâng cao giá trị của rừng bằng các loại cây ưu thế tại địa phương. - Đối với rừng sản xuất: Kết quả: Bước đầu đã hình thành được một số vùng nguyên liệu tập trung, vùng cây ăn quả có giá trị kinh tế. Đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lâm sản đáng kể tham gia vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Tồn tại: Quy hoạch phát triển rừng sản xuất chưa chú trọng tới thị trường tiêu thụ, vùng nguyên liệu chưa gắn với cơ sở sản xuất và chế biến. Quy hoạch rừng sản xuất nặng về quy mô rừng, chưa coi trọng việc đầu tư công nghệ trong việc nâng cao năng suất và sản lượng rừng. Vùng cây ăn quả là thế mạnh nhưng thị trường tiêu thụ và cơ sở chế biến hạn chế. 4.1.2.6. Những tồn tại và thách thức đối với ngành lâm nghiệp * Những tồn tại cơ bản Trong những năm qua mặc dù toàn huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lí, bảo vệ và xây dựng vốn rừng nhằm nâng cao độ che phủ của rừng, giải quyết các mục tiêu phòng hộ đầu nguồn, cải thiện môi trường sinh thái, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 vv… Nhưng so với yêu cầu chung của huyện và của tỉnh thì thực sự vẫn còn thấp chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. - Đối với rừng tự nhiên: Chủ yếu là rừng non, rừng nghèo và rừng trung bình phân bố ở những nơi hẻo lánh, địa hình hiểm trở do đó công tác khoanh nuôi và trồng bổ sung gặp rất nhiều khó khăn. - Rừng trồng (bao gồm rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất): Chất lượng rừng chưa cao. Rừng trồng phòng hộ đơn điệu loài cây, tập đoàn cây trồng còn nghèo nàn, chưa thực hiện việc đa dạng hoá cây trồng. - Rừng trồng kinh tế chỉ tập trung trồng một số loài như: Keo, Bạch đàn. Kỹ thuật thâm canh rừng cũng như công tác giống cây trồng chưa được chú trọng, do vậy rừng trồng có tốc độ sinh trưởng chậm và trữ lượng thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu kinh doanh. - Công tác qui hoạch sử dụng đất vĩ mô chưa thực sự đi vào cuộc sống, do vậy việc xác định đất lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn. Việc xác định, phân chia 3 loại rừng mới chỉ giải quyết được trên bản đồ, chưa có mốc phân định rõ ràng ranh giới cụ thể ngoài thực địa. Sự không rõ ràng trong quy hoạch giữa phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp dẫn đến một số diện tích rừng trồng phải chuyển đổi mục đích sử dụng. Các vùng nguyên liệu tuy đã có quy hoạch nhưng thường xuyên bị thay đổi, tính thực tiễn trong quy hoạch chưa cao. - Công tác quản lí bảo vệ rừng chưa huy động được đông đảo các cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia. Tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp vẫn diễn ra chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Hàng năm hiện tượng cháy rừng vẫn xảy ra, chưa có các giải pháp kĩ thuật đồng bộ để quản lí rừng có hiệu quả. - Công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành còn thiếu đồng bộ về thông tin, quản lý điều hành. Bộ máy khuyến lâm quá mỏng, lực lượng cán bộ theo dõi về lâm nghiệp cấp huyện, xã thiếu và không ổn định, thiếu sự phổ cập, nâng cao về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Công tác giao đất, khoán rừng vẫn còn chậm so với yêu cầu thực tiễn. Việc giao đất cho hộ gia đình để trồng rừng, phát triển kinh tế trang trại thực hiện không có sự tham gia của người dân địa phương do vậy hiệu quả mang lại chưa cao. Chưa có các chính sách hấp dẫn nhằm khuyến khích người dân tham gia công tác bảo vệ, phát triển rừng. - Việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong lâm nghiệp tuy đã có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu chung vẫn chưa đáp ứng được, thiếu những giải pháp để phát triển đồng bộ, có hiệu quả. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 - Thị trường hàng hoá lâm sản còn bỏ ngỏ, thiếu thông tin, dự tính, dự báo chưa kịp thời nhằm định hướng cho sản xuất phát triển. Thị trường tiêu thụ lâm sản không ổn định, nên dẫn đến thiếu sự chủ động trong sản xuất kinh doanh. * Những thách thức - Áp lực của sự gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu lương thực, thực phẩm luôn là nguy cơ lớn đến việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng. - Nhu cầu sử dụng lâm sản, gỗ cho xây dựng cơ bản, gỗ dân dụng ngày càng tăng nên áp lực ngày càng tăng đối với rừng tự nhiên, nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng vẫn còn là vấn đề cần tập trung giải quyết của toàn xã hội. - Diện tích đất trống, đồi núi trọc của huyện tập trung ở những vùng đồi, núi cao, đất đai bị thoái hoá nghiêm trọng, mật độ dân cư ở vùng này thấp, đường giao thông đi lại và vận chuyển cây cho trồng rừng gặp khó khăn. - Đội ngũ cán bộ lâm nghiệp còn hạn chế về kiến thức, trình độ chuyên môn. Sự hạn chế này sẽ là rào cản đến quá trình bảo vệ, phát triển rừng của huyện. - Sự nhìn nhận của xã hội đối với ngành lâm nghiệp còn nhiều điểm hạn chế, bất cập. Đánh giá về rừng mới chỉ nhìn nhận về góc độ kinh tế, các giá trị về môi sinh, môi trường chưa được đánh giá đúng mức. - Hệ thống tổ chức quản lý lâm nghiệp thiếu đồng bộ và chậm đổi mới, đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã thiếu và không ổn định, không có biên chế cho cán bộ cấp xã. 4.2. Những dự báo cơ bản 4.2.1. Dự báo về dân số và sự phụ thuộc vào rừng. - Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, khả năng thực hiện các chính sách dân số của huyện, năm 2007 dân số của huyện là 68.734 người, dự báo năm 2010 là 76.425 người, đến năm 2015 là 84.794 người và năm 2020 là 91.398 người [8]. Dự đoán cơ cấu dân số của huyện trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch, dân số sống ở vùng nông thôn sẽ giảm, dân số thành thị và các khu công nghiệp sẽ tăng. Nhưng lực lượng lao động trong ngành nông lâm nghiệp không giảm. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn đang là nhiệm vụ đặt ra hàng đầu cho các cấp chính quyền ở địa phương. - Sự đói nghèo: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống 10% vào năm 2010 (theo tiêu chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010) và phấn đấu đến năm 2020 xuống dưới 5%. Đây là một nhiệm vụ khó khăn với chính quyền địa phương [23]. - Sự phụ thuộc vào rừng: Dự báo trong năm tới cùng với những chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp của Đảng và Chính phủ cũng như của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 địa phương, hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức như: phát triển kinh tế trang trại, trồng rừng kinh tế, trồng cây công nghiệp, trồng rừng sinh thái,… và sự tham gia của người dân vào phát triển rừng. Dự kiến lao động tham gia vào nghề rừng và các hoạt động lâm nghiệp tiếp tục tăng, giá trị kinh tế do hoạt động sản xuất lâm nghiệp mang lại sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. 4.2.2. Dự báo về thị truờng lâm sản Đối với thị trường trong nước, gỗ khai thác từ rừng tự nhiên có xu hướng giảm, thay vào đó gỗ khai thác từ rừng trồng sẽ chiếm ưu thế. Nhu cầu sử dụng gỗ rừng trồng tăng lên, nhưng người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm đa dạng hơn, chất lượng cao hơn. Nhu cầu lâm sản ngoài gỗ, trên thị trường khu vực và trên thế giới có xu hướng tăng lên. 4.2.3. Dự báo về nhu cầu sử dụng đất Xu thế đô thị hoá và do chuển dịch cơ cấu kinh tế-xã hội nên sẽ có biến động về cơ cấu sử dụng đất, tuy nhiên diện tích đất lâm nghiệp mang tính ổn định và sử dụng hợp lý hơn. Sẽ có thay đổi về cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp, theo đó diện tích rừng sản xuất sẽ được dành một phần lớn để hình thành các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến lâm sản. Độ che phủ của rừng tăng lên đáng kể trong những năm tới, góp phần đảm bảo an toàn môi trường sinh thái. 4.2.4. Dự báo về phát triển KHCN trong lâm nghiệp - Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng: Vệ tinh được sử dụng rộng rãi trong công tác kiểm soát, theo dõi kịp thời diễn biến tài nguyên rừng, phục vụ PCCCR. - Đối với công tác trồng rừng: Ngoài công nghệ giâm hom, trồng rừng bằng mô, phương tiện trồng rừng sẽ đầy đủ và hiện đại hơn để vừa đảm bảo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng rừng vừa đảm bảo đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, nâng cao năng suất, chất lượng và rút ngắn chu kỳ kinh doanh rừng,… - Về công nghệ khai thác: Ứng dụng công nghệ và thiết bị máy móc hiện đại, phù hợp để thực hiện khai thác rừng tự nhiên mà không ảnh hưởng lớn đến cây xung quanh, tỷ lệ lợi dụng gỗ tăng lên đáng kể. 4.2.5. Những dự báo khác Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp đường giao thông phục vụ dân sinh kinh tế, vận chuyển lâm sản, tạo điều kiện cho sản xuất lâm nghiệp phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Ngoài ra việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực trồng rừng, canh tác trên đất dốc sẽ đạt được những thành tựu đáng kể, hạn chế, đi đến chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy. 4.3. Những định hƣớng và nhiệm vụ PTLN huyện tam đảo 4.3.1. Những căn cứ định hướng PTLN huyện Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006-2020; Căn cứ Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2005-1010 và định hướng đến năm 2020; Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Tam Đảo giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020; Căn cứ Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Vĩnh Phúc; Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất huyện Tam Đảo giai đoạn 2010-2020; Căn cứ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện. 4.3.2. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo Dựa vào những cơ sở pháp lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và những dự báo cơ bản đã phân tích ở trên. Quan điểm phát triển lâm nghiệp của huyện được xác định như sau: - Trên cơ sở số liệu rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng, tiến hành bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên thiên nhiên hiện có bằng các giải pháp kỹ thuật, xây dựng các chính sách phù hợp nhằm động viên đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tình trạng suy thoái tài nguyên rừng. - Tận dụng triệt để khả năng tái sinh và phục hồi tự nhiên của các thảm thực vật rừng trên đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là rừng phòng hộ. Đối với rừng sản xuất có thể trồng rừng thay thế trên đất trống trảng cỏ và đất trống cây bụi thiếu tái sinh nếu có đủ điều kiện kinh tế kỹ thuật. - Sử dụng đất trống đồi núi trọc phải gắn liền với công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân ổn định lâu dài, nhằm xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống cho người dân trên cơ sở phát triển bền vững, cân bằng sinh thái. - Đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung nhằm nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ đầu nguồn nhằm bảo vệ nguồn nước phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trong vùng và ổn định diện tích đất canh tác nông nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp (đặc biệt chú trọng công tác giống) nhằm phát triển vùng rừng nguyên liệu phục vụ cho công tác nguyên liệu chế biến gỗ, ván nhân tạo, giấy,… Từng bước nghiên cứu đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, trồng rừng bổ sung trên những diện tích rừng đã trồng, nhằm từng bước nâng cao chất lượng phòng hộ và giá trị của rừng. - Từng bước cải thiện chất lượng rừng bằng các biện pháp thâm canh rừng nhằm tăng sản lượng rừng, vừa đáp ứng mục tiêu kinh tế và mục tiêu phòng hộ. - Phát triển lâm nghiệp toàn diện, gắn liền với xoá đói giảm nghèo. Gắn phát triển lâm nghiệp với việc giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng trong vùng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. - Phát triển lâm nghiệp gắn liền với việc phát triển các ngành dịch vụ, du lịch sinh thái nhằm góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. - Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích trồng rừng thành vùng nguyên liệu tập trung gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản làm nền tảng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp. - Cơ bản chuyển hướng phát triển lâm nghiệp hiện nay theo hướng xã hội hoá nghề rừng. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng; rừng phải có chủ, trong đó nhà nước tập trung quản lý diện tích rừng đặc dụng (VQG Tam Đảo). - Phát triển lâm nghiệp phải đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường sinh thái; Trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng, tạo ra sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động. - Phát triển lâm nghiệp theo hướng làm tốt công tác bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, gắn liền với phát triển kinh tế du lịch; phát huy lợi thế sinh thái của huyện để đẩy mạnh việc trồng rừng và khai thác bền vững rừng sản xuất, bảo đảm nguyên liệu cung cấp cho nhà máy giấy bãi Bằng, Việt trì, cũng như nhu cầu dân dụng khác; Nâng cao tỷ trọng kinh tế lâm nghiệp trong cơ cấu, kinh tế nông lâm nghiệp của huyện. 4.3.2. Nhiệm vụ phát triển Lâm nghiệp huyện Tam Đảo: Trên cơ sở định hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện Tam Đảo được xác định như sau: - Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 lí, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng, cho thuê rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. - Góp phần nâng độ che phủ rừng chung của tỉnh từ 20% năm 2007 (số liệu cập nhật của Chi cục kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc) lên 22% năm 2010 và ổn định độ che phủ rừng trên 24% vào năm 2020. - Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn cho các sông, hồ trên địa bàn huyện như: sông Phó Đáy, hồ Làng Hà, hồ Thanh Lanh, Xạ Hương, Bản Long, hồ Vĩnh Thành,... - Quy hoạch điều chỉnh lại đối tượng đất trống đồi núi trọc có độ dốc nhỏ, địa hình thuận lợi cho đối tượng sản xuất. Chú trọng việc trồng lại rừng, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Dự kiến đến năm 2020 diện tích đất có rừng sẽ là 12.048,82 ha; trồng cây phân tán 05 triệu cây. - Năng suất, sản lượng rừng: Qua số liệu của một số công ty, trung tâm sản xuất lâm nghiệp cho thấy rừng trồng có lượng tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 10m3/ha/năm. Tuy nhiên, rừng trồng của các hộ gia đình do chưa áp dụng các biện pháp thâm canh, công tác giống chưa được quan tâm đúng mức cho nên lượng tăng trưởng bình quân chỉ đạt từ 6-7 m3/ha/năm. - Đối với rừng tự nhiên: Từ năm 2009 trở đi tiến hành khoanh nuôi bảo vệ kiểu trạng thái rừng Ic có diện tích là 560,92 ha, bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để tác động hợp lí nhằm nâng cao chất lượng rừng tự nhiên đảm bảo mục tiêu phòng hộ đầu nguồn. - Đối với rừng trồng: Để giải quyết nhu cầu về gỗ cung cấp cho công nghiệp chế biến trong các năm tới phải tổ chức trồng rừng thâm canh cho năng suất cao tạo nguồn nguyên liệu, có giải pháp về giống, về kỹ thuật canh tác để tạo khu rừng trồng nguyên liệu đạt tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15 - 20 m 3/ha/năm. - Giải quyết việc làm ổn định đời sống cho nhân dân trong khu vực rừng phòng hộ thông qua việc giao khoán bảo vệ rừng, vận động tham gia trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng. Dự kiến lượng lao động thu hút hàng năm khoảng 1000 người. Thông qua việc giao nhận, khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng, trồng rừng thu nhập của người lao động sẽ được gia tăng thêm bình quân hàng năm từ khoảng 3-4 triệu đồng. Đây sẽ là nguồn thu nhập đáng kể góp phần thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo của huyện. Tóm lại: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 Căn cứ vào tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng hiện có, điều kiện khí hậu thuỷ văn và định hướng mục tiêu phát triển lâm nghiệp của huyện. Phấn đấu giữ vững diện tích rừng hiện có, khoanh nuôi, tu bổ và làm giàu rừng tự nhiên, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những vùng đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp và rừng phòng hộ, tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước để trồng rừng, đưa diện tích có rừng đến năm 2020 đạt 14.793,81 ha, nâng độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện lên trên 62,7%. 4.4. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tam Đảo 4.4.1. Khái niệm 3 loại rừng - Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 - Căn cứ mục đích sử dụng chủ yếu rừng được chia thành 3 loại sau: 1. Rừng phòng hộ: Là rừng được xác định chủ yếu để phục vụ cho mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, góp phần hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi tường, bao gồm: a) Rừng phòng hộ đầu nguồn. b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Đối với huyện Tam Đảo: Với vị trí, địa hình, địa thế của vùng trung du và miền núi ở phía Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, giáp với Thành phố Vĩnh Yên và các khu công nghiệp Bình Xuyên, Bá Thiện I, Bá Thiện II. Đồng thời là đầu nguồn của các hồ chứa nước lớn cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp với hàng nghìn ha, cung cấp nước cho rất nhiều nhà máy trong các khu công nghiệp. Với tính chất quan trọng như vậy, chủ trương của huyện cũng như của tỉnh cần thiết phải quy hoạch rừng phòng hộ đầu nguồn cho khu vực này. Mặt khác, huyện Tam Đảo nằm rất gần Thành phố Vĩnh Yên nơi có mật độ dân cư đông đúc cũng như các phương tiện giao thông qua lại với cường độ lớn. Nhằm hạn chế tiếng ồn, điều hoà khí hậu, chống ô nhiễm khu dân cư cần thiết phải quy hoạch các đai rừng, dải rừng và hệ thống cây xanh xen kẽ các khu dân cư. Nó vừa có tác dụng cải thiện môi trường sống, vừa cung cấp được một số gỗ, củi cho nhân dân. 2. Rừng đặc dụng: Được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi du lịch, kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường. a) Vườn quốc gia. Số hóa bởi Tru

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5LV09_NL_LamhocDoHuuManh.pdf
Tài liệu liên quan