Luận văn Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục vụ phòng tránh thiên tai

LỜI CAM ĐOAN . iii

LỜI CẢM ƠN.iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU .ix

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ (GLOSSARY) ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG

LUẬN ÁN.x

DANH MỤC BẢNG BIỂU .xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH.xiv

MỞ ĐẦU .1

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN .1

2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.2

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3

4. CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN .4

5. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ.4

6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.4

7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN.5

8. CẤU TRÚC LUẬN ÁN.5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.6

1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .6

1.1.1. Lòng dẫn sông (river channel) .6

1.1.2. Thiên tai (disaster) .14

1.2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG.14

1.2.1. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông trên thế giới .14

1.2.1.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông .15

1.2.1.2. Những nghiên cứu về sông phân nhánh.21

1.2.2. Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông ở Việt Nam.23

1.2.2.1. Các hướng tiếp cận nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông .23

1.2.2.2. Nghiên cứu về sông phân nhánh .25

pdf253 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông Tiền (đoạn chảy qua tỉnh Đồng Tháp) phục vụ phòng tránh thiên tai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp - cồn Bình Tân [78] Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1966 - 2015 cho thấy, xói lở bờ tại xã An Hiệp (bờ phải) và bồi tụ tại cồn Linh (bờ trái) là một quá trình tương tác giữa dòng chảy và lòng dẫn sông tại khúc sông cong bị co hẹp đột ngột, tồn tại nhiều hố xói sâu nằm lệch hẳn về phía bờ phải. Quá trình diễn biến theo các mặt cắt ngang khu vực Sa Đéc - Châu Thành phù hợp với quá trình biến động dọc sông được trình bày ở phần 2.1.1. Những khu vực thường xuyên bị xói lở (Phường 3, 4 trước đây, xã An Hiệp hiện nay) tuyến lạch sâu và hố xói lệch sát bờ (đáy hình chữ V). Ngược lại, bờ được bồi tụ thường nằm ở phía đối diện tuyến đáy sâu sông. 2.1.3. Mối liên hệ giữa diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo hướng dọc và theo hướng ngang sông DBLD sông theo hướng dọc phù hợp với DBLD sông theo hướng ngang. Cụ thể: Những khu vực xói lở trên mặt bằng mạnh thì mặt cắt ngang thường có hình chữ V, đáy lệch về phía bờ lở hoặc dạng có hình bãi giữa (tồn tại cù lao, cồn bãi giữa dòng sông). Xói lở mạnh ở đầu bãi giữa thì bồi tụ ở cuối bãi. Tiêu biểu các khu vực -15.00 -10.00 -5.00 0.00 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 -20.00 (m) Tyû leä Ñöùng 1/200 Ngang 1/2000 -35.00 -30.00 -25.00 -45.00 -40.00 Bôø traùi Bôø phaûi MAËT CAÉT NGANG MC-09 MDTN 2015 MDTN 2010 MDTN 2008 156 199 29.85 75 DBLD sông mạnh trong những năm qua như khu vực xã Thường Phước 1, 2 huyện Hồng Ngự; khu vực cù lao Long Khánh; khu vực đầu cù lao Tây; Bình Thành của huyện Thanh Bình; khu vực cù lao Tân Thuận Đông; khu vực Sa Đéc - Châu Thành đều thể hiện mối liên hệ này. DBLD sông trên mặt bằng phù hợp với diễn biến tuyến lạch sâu (trục động lực dòng chảy, đường thalweg lệch sát bờ xói lở hoặc tồn tại các hố sâu ngay sát bờ). Kết quả Báo cáo kỹ thuật số 31 của MRC [14], cho thấy đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có 13 hố sâu (V001 - V013), đây đều là những khu vực (Tân Châu, Bình Thành, Mỹ An Hưng B, An Hiệp) mà quá trình xói lở lòng dẫn sông xảy ra mạnh trong suốt thời gian qua. Hình 2.46. Vị trí các hố sâu trên sông Tiền và sông Hậu Lưu ý: Không phải các đoạn sông đều đã được khảo sát 2.1.4. Đặc điểm chung (cơ chế) diễn biến lòng dẫn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp Kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế cho thấy: cơ chế của quá trình xói lở là vừa có xói cục bộ, vừa có xói lở mái bờ sông, hình thức chủ yếu là sụp lở; xâm thực vừa có tích chất xung kích thủy lực của dòng chảy sông, vừa có tác động của dòng nước ngầm. Xói lở vừa có tích chất mất cân bằng về sức tải cát, vừa có tích chất mất cân bằng về mặt cơ học. Phương thức chung là xói lở cả về mùa lũ và mùa kiệt. Qua phân tích quá trình diễn biến, nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến DBLD sông Tiền có thể rút ra các đặc điểm chung về DBLD sông Tiền và những điểm bất ổn định đặc trưng như sau: 76 2.1.3.1. Diễn biến lòng dẫn sông Tiền theo quy luật xói lở, bồi tụ của sông phân nhánh Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp với lịch sử phát triển lâu dài và quá trình diễn biến phức tạp tuy nhiên vẫn tuân theo quy luật: Khu vực phân nhánh, nhất là khu vực có sự thay đổi - “dịch chuyển” của lòng dẫn sông là một trong những nơi DBLD sông diễn ra mạnh mẽ, phức tạp nhất. Do tỉ lệ phân lưu thay đổi hoặc các nhánh thay đổi giai đoạn phát triển, suy vong, nhánh sông có lưu lượng dòng chảy tăng sẽ bị xói và gây ra sạt lở. DBLD sông trên đoạn sông phân nhánh phát triển mạnh trên mặt bằng và theo chiều sâu. Xói lở bờ vừa xảy ra xói ngang và hình thành hố xói cục bộ. Điều này, được chứng minh rõ nhất ở đoạn Tân Châu - Hồng Ngự (bảng 2.4): Bảng 2.4. Diễn biến phân chia lưu lượng sông Tiền ở cù lao Long Khánh theo các nhánh qua các thời kỳ [27] Thời gian Nhánh Ghi chú Hồng Ngự (%) Long Khánh (%) 9/1996 66 34 Hồng Ngự bị xói lớn 4/ 2001 51 49 Tương đối ổn định 3/ 2003 45 55 Tương đối ổn định 8/ 2003 48 52 Long Khánh bị xói 10/ 2007 40 60 Long Khánh bị xói 6/ 2008 36 64 Long Khánh bị xói lớn 9/ 2008 38 62 Long Khánh bị xói lớn 12/ 2010 37 63 Long Khánh bị xói lớn, phức tạp 9/ 2015 28 72 Long Khánh bị xói lớn, phức tạp - Những năm 40 (XX), dòng chính sông Tiền ở khu vực này là dòng phía Nam cù lao Long Khánh do các cù lao, bãi bồi, cồn cát nằm rời rạc, phân tán. Những năm 1960, dòng chính bắt đầu chuyển sang nhánh Hồng Ngự. Cho đến năm 1983, các cù lao, bãi bồi, cồn cát nhập lại tạo thành một cù lao lớn có xu hướng bít cửa kênh Tân Châu - Châu Đốc. Cù lao này nằm ngay ở phía bờ phải điểm gấp khúc Tân Châu và ngày càng phát triển. Do đó, trước năm 2000 (1991 - 1999) quá trình xói lở bờ xảy ra mạnh ở phía bờ trái thuộc huyện Hồng Ngự do dòng chính đi qua. Những đoạn sông bị xói lở mạnh thuộc các xã Thường Thới Tiền, Thường Lạc, thị trấn Hồng Ngự. Trong giai đoạn 1975 - 1995, xói lở bờ thuộc xã Thường Thới Tiền trung 10 m/năm, Thường Lạc 10 - 15 m/năm, thị trấn Hồng Ngự xói lở dài 600 m, ăn sâu vào đất liền 20 m (ngày 6/4/1992 nhấn chìm trụ sở Ủy ban huyện, Nhà khách và Kho bạc). Tại đây hố xoáy sâu 40 m hình thành do sự hội lưu của rạch Hồng Ngự với sông Tiền [75]. - Sau năm 2000, khi dòng chủ lưu chuyển sang nhánh Nam cù lao Long Khánh và sông Cái Vừng do sự xuất hiện của cồn mới (bãi bồi mới - cù lao Thường Thới Tiền, nằm cạnh ấp Long Phước, quan sát được từ năm 1990) nằm chắn ngay giữa dòng Bắc 77 cù lao Long Khánh thì quá trình DBLD sông ở thị xã Hồng Ngự ít xảy ra. Trong khí, quá trình xói lở xảy ra rất mạnh ở các cù lao, cồn bãi và bờ sông thuộc nhánh Nam cù lao Long Khánh và sông Cái Vừng. Xói lở mạnh ở cù lao Long Khánh, bờ phải thuộc xã Long Thuận. Hiện nay, do xói sâu mạnh nên nhánh Nam cù lao Long Khánh trở thành tuyến giao thông đường thủy cho tàu trọng tải lớn. Sự thay đổi hình thái lòng dẫn đoạn cù lao Long Khánh liên quan đến sự thay đổi các nhánh được thể hiện ở hình 2.47. Bên cạnh đó, quá trình DBLD sông gắn liền với quá trình hình thành và phát triển các cù lao, cồn bãi. Sự tồn tại cù lao, quá trình dịch chuyển của cù lao xuống hạ du theo thời gian đã làm thay đổi tỷ lệ phân lưu giữa các nhánh. Những biến đổi nhỏ của đoạn lòng dẫn sông phía thượng lưu đều kéo theo sự thay đổi lớn lưu lượng dòng chảy chảy qua các nhánh sông theo thời gian. Mặt khác lòng dẫn sông được cấu tạo bởi địa chất yếu đã gây nên hiện tượng xói lở bờ trên đoạn sông này rất khó kiểm soát. Các nhánh sông phân nhánh thường có sự tranh chấp lẫn nhau, chính vì thế chúng ta luôn quan sát thấy hiện tượng trái ngược nhau nhánh sông này được bồi lắng còn nhánh kia lại bị xói lở. Các tài liệu địa chất và ảnh vệ tinh cho thấy, DBLD sông ở khu vực huyện Hồng Ngự thực chất là quá trình biến động của các cù lao (Cồn Tào, Cồn Béo, Cồn Mẻ, cồn Cỏ Gang). Một trong những nguyên nhân của quá trình xói lở diễn ra mạnh mẽ ở xã An Hiệp, huyện Châu Thành là sự phát triển mạnh ở Cồn Linh (phía bờ đối diện), đẩy động lực dòng chảy lệch về phía bờ phải phía An Hiệp gây nên tình trạng xói lở phức tạp trong thời gian qua. Bên cạnh đó, những đoạn sông cong, gấp khúc, chiều rộng sông hẹp thường có hố xói cục bộ lớn hoặc các đoạn hợp lưu các sông rạch thường xảy ra xói lở mạnh ở những khúc cong còn bờ đối diện thường được bồi tụ. Điều này thể hiện ở các hố xói cục bộ thuộc thị xã Tân Châu; phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự; xói bờ phải khu vực Sa Đéc - xã An Hiệp, bồi bờ đối diện thuộc cồn Linh (xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh), xói lở ở xã Bình Thành (huyện Thanh Bình); Phường 11 (TP. Cao Lãnh); xã Mỹ An Hưng B... Nguyên nhân chủ yếu của loại diễn biến này gắn liền với động lực dòng chảy ép sát bờ, được tăng cường thêm bởi các dòng chảy rối. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, sông Tiền tỉnh Đồng Tháp vẫn phát triển theo quy luật của sông phân nhánh, không uốn khúc. Trong khoảng hơn 100 năm trở lại đây, lòng dẫn sông Tiền biến động mạnh ở đoạn từ biên giới Việt Nam - Campuchia đến Tân Châu; khu vực cù lao Long Khánh; đoạn Cao Lãnh - Sa Đéc; Sa Đéc - Mỹ Thuận. Hoạt động xói lở, bồi tụ diễn ra mạnh, trầm tích dồi dào. DBLD sông gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của các cù lao, cồn bãi. - 77 - Hình 2.47. Diễn biến hình thái cù lao Long Khánh qua các năm 1997, 2000, 2005 và 2014 [Nguồn ảnh Landsat, [112]] 78 2.1.4.2. Xói lở và bồi tụ lòng dẫn sông là hai hiện tượng luôn tồn tại đan xen và có mối liên hệ mật thiết Xói lở lòng dẫn sông ở khu vực này là tiền đề - nguyên gây bồi lắng ở khu vực khác. Xét trên toàn đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp, nhận thấy hai hiện tượng xói lở, bồi tụ lòng dẫn sông luôn tồn tại đan xen nhau. Nhận định cũng được khẳng định bởi Hà Quang Hải, Vương Thị Mỹ Trinh [76]. Thể hiện rõ nhất cho đặc điểm này là ở khu vực Sa Đéc: diện tích và tốc độ xói lở khu vực bờ phải thuộc xã An Hiệp tương đương bồi tụ khu vực cồn Linh, huyện Cao Lãnh; xói xã Bình Hàng Tây (huyện Cao Lãnh), bồi tụ cồn Tân Khánh Đông (Sa Đéc) đối diện; xói lở đầu và bồi tụ ở cuối các cù lao cồn bãi (cồn Liệt Sĩ, cồn Béo, huyện Hồng Ngự; cồn Tre, TP. Cao Lãnh...). Xói lở, bồi tụ lòng dẫn không phải là hiện tượng đơn lẻ mà có mối liên hệ mật thiết với nhau. Ví dụ, cù lao cồn Tào (Tàu) ở Thường Phước 1 mở rộng và kéo về phía Nam trong những năm 70, 80 (thế kỷ XX) đã ép dòng chảy đáy sông Tiền về phía Tân Châu làm cho thị trấn (nay là thị xã) Tân Châu bị sạt lở. Tân Châu bị sạt lở, dòng chảy dưới Tân Châu đổi hướng sang nhánh trái cù lao Long Khánh. Kết quả tiếp theo là nhánh phải cù lao Long Khánh được bồi tự, cạn dần, lòng dẫn sâu 2 - 5 m. Trong khi ở nhánh trái, dòng chảy tăng mạnh gây sạt lở ở Thường Thới Tiền, Thường Lạc và thị trấn Hồng Ngự. Như vậy, sự kiện sạt lở UBND huyện Hồng Ngự năm 1992 có liên quan đến sự phát triển của cù lao cồn Tào cách nó 14 km về thượng nguồn [81]. Sau khi bờ kè thị xã Tân Châu hoàn thành, dòng chảy ở dưới Tân Châu đổi hướng về phía nhánh phải cù lao Long Khánh, nhánh trái bồi tụ, hình thành cồn Thường Thời Tiền (năm 2003) nên lòng dẫn nhánh trái bồi tụ là chủ yếu, độ sâu lòng dẫn được nâng cao; lưu lượng dòng chảy nhánh phải tăng mạnh, gây ra xói lở mạnh ở Long Thuận, Long Khánh A Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn 1966 - 2015, xói lở, bồi tụ tồn tại đan xen nhưng mạnh, yếu khác nhau theo từng thời kỳ và đoạn sông. Nếu như giai đoạn trước đây, hoạt động bồi tụ chiếm ưu thế thì hiện nay xu thế chủ đạo là hiện tượng xói lở xảy ra phổ biến [1], [8]. Trong các loại xói lở, chủ yếu là sụp lở và nứt đất. 2.1.4.3. Diễn biến lòng dẫn sông vùng chịu ảnh hưởng của thượng nguồn lớn hơn đoạn chịu ảnh hưởng của triều Các hoạt động xói lở, bồi tụ đang diễn ra mạnh mẽ ở đoạn sông nghiên cứu trong những năm gần đây. Sự xói lở, bồi tụ diễn ra đồng thời trên từng đoạn sông, song có sự khác biệt về không gian và thời gian: - Ở đoạn sông trên, chịu ảnh hưởng chính của nguồn, các quá trình sông là chính, hiện tượng xói lở chiếm ưu thế, trong đó có cả xói sâu (xói lòng) lẫn xói ngang (xói 79 bờ). Ở đoạn sông phía dưới, vùng chảy hai chiều ngay cả trong mùa lũ (khoảng 60 - 70 km từ cửa biển), bồi tụ chiếm ưu thế. Quy luật này cũng được khẳng định bởi Lê Ngọc Bích [26, tr. 22] và Lê Mạnh Hùng, 2008 [64]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có sự thay đổi: xói lở xảy ra ngay cả khu vực cửa sông ven biển và bờ biển. - Những đoạn sông chịu ảnh hưởng của dòng chảy thượng nguồn là chính thường có khối sạt lở lớn hơn và thiệt hại nhiều hơn so với vùng sông chịu ảnh hưởng của thủy triều là chủ yếu. Ngoài ra, theo mức độ càng gần biển thì hiện tượng xói lở bờ sông càng giảm. Điều này được chứng minh trên hệ thống sông Tiền, hiện tượng xói lở chỉ xảy ra mạnh thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long; dưới Vĩnh Long hiện tượng xói lở bờ sông xảy ra rất ít và chỉ với mức độ nhỏ lẻ. Riêng tại tỉnh Đồng Tháp, trong 3 khu vực xói lở trọng điểm trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp thì có đến 2 điểm thuộc vùng sông chịu tác động chủ yếu của dòng chảy thượng nguồn (Biên giới Campuchia - Hồng Ngự, cù lao Long Khánh). Hiện tượng xói lở bờ sông Tiền càng được tăng cường cả về quy mô lẫn mức độ xói lở ở những đoạn sông có sự tranh chấp, tác động mạnh giữa dòng chảy thượng nguồn và thủy triều. Điều này cho phép giải thích vì sao bờ sông Tiền thuộc Sa Đéc xói lở diễn ra mạnh và quy mô lớn, diễn ra trong thời gian dài. Hay như các xã ở cù lao Long Khánh (Long Khánh A, Long Khánh B); Long Thuận, Phú Thuận A, Phú Thuận B của huyện Hồng Ngự trong những năm gần đây xói lở bờ sông gia tăng với mức độ nhanh, diễn biến phức tạp do đây là đoạn sông chịu tác động mạnh của dòng chảy thượng nguồn đồng thời là khu vực xảy ra tranh chấp giữa các sông Tiền (nhánh phía Bắc và nhánh phía Nam - sông Long Hồ, sông Cái Vừng). Xét đoạn sông Tiền tỉnh Đồng Tháp cho thấy, những đoạn sông chịu ảnh hưởng chính của thủy triều hiện tượng xói lở bờ chỉ xảy ra chủ yếu vào thời kỳ triều cường, cuối mùa gió Chướng hay sau những trận bão lớn. Những đoạn sông chịu ảnh hưởng của dòng chảy thượng nguồn là chính, xói lở xảy ra mạnh nhất vào các tháng cuối mùa lũ, các tháng đầu mùa khô và cuối mùa khô, đầu mùa lũ. Năm 2013, đoạn sông Tiền chảy qua Sa Đéc xảy ra 5 đợt xói lở thì có đến 3 đợt xói lở xảy ra vào tháng 1 trong khi ở thị xã Hồng Ngự năm 2013 có 2 đợt xói lở và cả 2 đều rơi vào các tháng mùa lũ (tháng 10, 11) (xem bảng PL2.5). Còn các vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu của dòng chảy triều, các đợt xói lở xảy ra trong mùa kiệt là do sự kết hợp giữa sóng vỗ của tàu thuyền đi lại và dòng chảy triều tạo thành các hàm ếch, theo thời gian các hàm ếch dưới tác dụng của trọng lực; gia tải mép bờ sông... dẫn đến sụp đổ. Như vậy, vào mùa lũ hiện tượng xói lở xảy ra chủ yếu do dòng chảy sông với đặc tính động lực rất mạnh, động lực dòng chảy thủy triều yếu và ngược lại vào mùa 80 kiệt lại do động lực dòng chảy thủy triều mạnh (kết hợp với hoạt động khai thác dòng sông như chạy tàu thuyền, lấy nước), động lực dòng chảy thượng nguồn yếu. 2.1.4.4. Xói lở lòng dẫn sông theo xu thế lùi dần về hạ lưu Qua bảng 2.5 nhận thấy được khoảng cách dịch chuyển vào bờ là rất lớn từ khoảng trên 30 m cho đến 520 m. Mức độ dịch chuyển của các hố xói về phía hạ lưu giai đoạn 1991 - 2003 là khá lớn, TB từ hơn 300 - 500 m, tốc độ dịch chuyển về hạ lưu TB 30 - 50 m/năm. Hiện nay, xu hướng dịch chuyển xuống hạ lưu vẫn đang được tiếp diễn. Tiêu biểu như đoạn bờ sông bị xói lở thuộc Sa Đéc trong những năm trước đây, xói lở xảy ra ở các phường Tân Quy Đông, Phường 3 nay xói lở có xu hướng dịch chuyển xuống Phường 4 và xã An Hiệp của huyện Châu Thành hay đoạn xói lở thuộc xã Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò cũng dịch chuyển theo xu hướng đó. Bảng 2.5. Quy luật diễn biến các hố xói trên sông Tiền giai đoạn 1991 - 2003 [63] Vị trí Độ sâu lớn nhất (m) Chênh lệch độ sâu (m) Khoảng cách dịch chuyển về hạ lưu (m) Tốc độ dịch chuyển xuống hạ lưu (m) Khoảng cách dịch chuyển vào bờ (m) 1991 2003 Hồng Ngự 35,78 36,31 0,35 362,3 30,19 30,19 Bình Thành 21,12 31,57 10,45 430,0 35,83 70,5 Sa Đéc 31,36 32,85 1,49 613,8 51,15 520,0 Mỹ Thuận 45,21 48,94 3,73 500,0 41,67 95,5 Bảng 2.6. Xói lở đầu các cù lao, cồn trên sông Tiền tỉnh Đồng Tháp [20] T T Khu vực 1966 - 1996 1996 - 2005 2005 - 2013 Khoảng cách dịch chuyển lớn nhất (m) Tốc độ xói lở (m/năm) Khoảng cách dịch chuyển lớn nhất (m) Tốc độ xói lở (m/năm) Khoảng cách dịch chuyển lớn nhất (m) Tốc độ xói lở (m/năm) 1 Cồn Cỏ Gang - - - - 233,9 10,0 2 Cồn Tàu (Béo) 1.294,7 21,2 1.135,6 47,5 458,5 15,3 3 Cồn Mẻ - - - - 512,4 23,3 4 Cù lao Long Khánh 665,3 4,0 617,8 10,6 383,2 1,8 5 Cù lao Tây 457,5 4,8 246,2 14,4 460,4 21,3 6 Cồn Tre 324,8 3,7 256,1 5,4 233,7 1,1 7 Cồn Lân 296,9 2,4 252,4 1,3 104,2 0,2 8 Cồn Tân Khánh Đông 1.032,7 14,5 192,9 2,6 134,9 0,2 9 Cồn Linh 1.243,7 10,3 140,6 6,0 320,6 0,8 81 Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảy và Nguyễn Ngọc Minh [40] cũng chỉ ra rằng: các hố xói khu vực thị xã Tân Châu (đối diện với xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự) trong giai đoạn 1999 - 2007 cũng phát triển sâu hơn (mặc dù có bờ kè từ năm 2004) và di chuyển về hạ lưu dòng chảy. Ngoài ra, xu thế xói lở này còn được thể hiện diễn biến ở các bãi bồi nằm ở giữa sông như cù lao Cỏ Giăng (bờ trái thuộc huyện Hồng Ngự, bờ phải thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang); cù lao Long Khánh; cù lao Tây (bờ trái thuộc huyện Tam Nông, Thanh Bình Đồng Tháp; bờ phải thuộc huyện Phú Tân, An Giang); cồn Tre (bờ trái thuộc TP Cao Lãnh, bờ phải thuộc huyện Chợ Mới, An Giang và huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) đều bị xói lở ở đầu các cù lao và bồi tụ ở cuối cù lao. Quá trình biến động này dẫn đến hệ quả các cù lao “di chuyển” về hạ lưu. Tuy nhiên, nó không di chuyễn mãi mà thường đến vùng phân nhập lưu thì hiện tượng bồi ở đuôi không xảy ra nữa mà ngược lại đuôi của các cù lao, bãi bồi, cồn cát cũng bị xói lở. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Lâm và cs [84] vực Ấp 2, Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, năm 2010 tiếp tục dịch xuống một đoạn 291 m. Đây chính là hệ quả của hiện tượng xói lở xảy ra ở đầu cù lao, cồn bãi và bồi tụ ở cuối cù lao. Thậm chí một số cồn bãi do hiện tượng xói lở xảy ra mạnh dẫn đến biến mất như bãi Cồn Cỏ (biến mất năm 2003), cồn Châu Ma. 2.1.4.5. Phạm vi diễn biến lòng dẫn sông nằm trong vùng sông cổ Dựa vào đặc điểm thành tạo địa chất, các nhà khoa học thuộc Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM đã xác định ranh giới bờ sông cổ cho đoạn sông Tiền chảy qua vùng Đồng Tháp Mười (hình 2.48). Trên cơ sở các yếu tố địa mạo (các khu vực nằm trong bờ sông cổ có địa hình là những dải đất cao - thấp nằm liền kề nhau; địa hình không bằng phẳng như những khu vực đồng bằng nằm sau đê tự nhiên) và thủy văn (những dòng chảy - kênh, rạch chạy vuông góc bờ sông hiện tại), NCS kiểm chứng bờ sông cổ tại hai khu vực là TP. Cao Lãnh và Sa Đéc cho thấy những kết quả tương tự (hình 2.49 và 2.50). Khu vực TP. Cao Lãnh, quá trình dịch chuyển lòng dẫn sông Tiền diễn biến phức tạp. Xói lở xảy ra mạnh ở các đoạn sông thuộc Phường 11, xã Tịnh Thới, xã Hòa An; xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, bồi tụ xảy ra ở khu vực Phường 6 Tuy nhiên, quá trình này vẫn nằm trong phạm vi hoạt động của lòng dẫn sông cổ. Khu vực TP. Sa Đéc hiện nay quá trình DBLD sông cũng diễn ra rất phức tạp tuy nhiên phạm vi diễn biến của lòng dẫn sông về phía Sa Đéc không vượt quá phạm vi của sông Sa Đéc. Nếu không có những tác động của con người, lòng dẫn sông Tiền sẽ diễn biến trong phạm vi khúc sông cổ này theo đúng quy luật tự nhiên. Do vậy, việc xác định được ranh giới lòng dẫn sông cổ để vạch ra ranh giới an toàn là rất cần thiết trong công tác phòng tránh DBLD sông. - 81 - Hình 2.48. Sơ đồ phân bố các đoạn bờ sông cổ trên sông Tiền đoạn chảy qua vùng Đồng Tháp Mười [1] - 81 - Hình 2.49. Phạm vi bờ sông cổ khu vực TP. Cao Lãnh Hình 2.50. Phạm vi bờ sông cổ khu vực TP. Sa Đéc 82 Qua phân tích đặc điểm chung của DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp có thể khái quát các “mô hình diễn biến” cho đoạn sông nghiên cứu như sau: Bảng 2.7. Mô hình diễn biến tiêu biểu đoạn sông nghiên cứu TT Đặc trưng hình thái Đặc điểm, nguyên nhân diễn biến Khu vực diễn biến tiêu biểu 1 Sông phân nhánh 1.1. Xói lở mạnh ở đầu các cù lao, cồn bãi và hai phía bờ đối diện giữa cù lao. Bồi tụ ở đuôi cù lao. Nguyên nhân do động lực dòng chảy tác động trực tiếp vào đầu cồn - Cồn Liệt sĩ (cồn Tào), Cồn Béo (Cỏ Găng) đoạn Thường Phước 1, 2 của huyện Hồng Ngự xói lở tập trung ở phía đầu cồn và bờ trái thuộc xã Thường Phước 1; bồi tụ ở đuôi cồn Béo dẫn đến hiện tượng “đảo trôi”. 1.2. Thay đổi ngôi thứ các nhánh sông: nhánh sông chính xói lở chủ yếu, nhánh phụ được bồi là chủ yếu Nhánh phía Bắc và phía Nam cù lao Long Khánh. - Những năm 40 (XX) đến năm 2000: xói lở chủ yếu tập trung ở nhánh chính - chảy qua Hồng Ngự, bồi tụ ở nhánh Long Khánh. - Sau năm 2000, dòng chính chuyển sang nhánh Long Khánh, xói lở lòng dẫn tập trung ở các xã Long Khánh A, Long Thuận, còn nhánh Bắc chủ yếu được bồi tụ. 1.3. Khu vực sau phân nhánh thường xuất hiện các hố sâu Ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, khu vực xã Mỹ An Hưng B của huyện Lấp Vò 2 Đoạn sông cong - Xói lở bờ lõm do động lực dòng chảy xô thẳng vào bờ lõm kết hợp với dòng chảy rối, lòng sông thường tồn tại các hố sâu lệch về phía bờ lõm. - Bờ lồi đối diện được bồi. - Đoạn Sa Đéc - Châu Thành nằm ở bờ lõm của khúc sông cong; xói lở tập trung ở bờ phải (thuộc Phường 3, 4, TP. Sa Đéc, xã An Hiệp, huyện Châu Thành); bờ lồi thuộc cồn Bình Tân, cồn Lĩnh (xã Bình Thạnh) được bồi. - Khu vực Tân Châu, An Giang xói lở, bờ lồi thuộc xã Thường Phước 2, Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự được bồi. 3 Đoạn sông tương đối thẳng Xói lở, bồi tụ đan xen nhưng vẫn giữ được hình thái đặc trưng. Nguyên nhân cơ bản do đoạn sông nằm ở khu vực đường đứt gãy kiến tạo. Nhánh trái cù lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp 83 2.2. NGUYÊN NHÂN DIỄN BIẾN LÒNG DẪN SÔNG TIỀN 2.2.1. Tác động của các yếu tố tự nhiên 2.2.1.1. Địa chất  Cấu trúc địa chất Cấu trúc địa chất vùng ven bờ sông Tiền thuộc trầm tích Holocen chủ yếu là trầm tích sông - đầm lầy, trầm tích sông và bao gồm [1], [77], [113], [122]: (i) Trầm tích sông (aQ23): phân bố dọc theo sông chính ở dạng dải hẹp hoặc bãi bồi, cù lao giữa sông. Thành phần trầm tích gồm sét, bột, ít cát, mùn thực vật màu nâu đất, nâu sẫm, nâu vàng. (ii) Trầm tích sông - đầm lầy (ab1Q22-3, còn gọi trầm tích bưng sau đê - backswamp), phân bố dọc theo sông và nằm sau các đê tự nhiên, được hình thành do lũ lụt với vật liệu chính là sét loang lổ, đỏ vàng; (iii) Trầm tích sông của đê tự nhiên (a2Q22-3_đê sông _ Natural levee): được hình thành do lũ lụt hàng năm khi nước sông tràn qua bờ, phù sa tích tụ lại. Vật liệu cấu thành chủ yếu là bùn sét màu nâu tươi (hình 2.51). Kết quả nghiên cứu của các tác giả ở Viện Địa lý Tài nguyên TP. HCM [1], [89] và Vũ Văn Vĩnh, Trịnh Nguyên Tính [77] cho thấy: bên cạnh kiểu mặt cắt đồng bằng châu thổ nguyên thủy hình thành trước sông Tiền ở trên (trầm tích nguồn gốc biển, sông - biển, biển - đầm lầy tuổi Holocen sớm - giữa, giữa muộn) thì lòng dẫn sông Tiền còn tồn tại kiểu mặt cắt địa chất khác: kiểu mặt cắt bãi bồi - cù lao sông được hình thành do hoạt động của sông Tiền (hình 2.53). Kiểu mặt cắt này có tuổi Holocen, rộng đến 12 km, dài trên 100 km, dày đến 45 m. Cấu tạo trầm tích của kiểu mặt cắt này gồm 2 lớp: tầng trên cùng là tướng bãi bồi ven lòng - bãi bồi phủ tràn - đầm lầy - hồ móng ngựa với thành phần chủ yếu là bột sét pha cát; bột sét chứa mùn thực vật dày đến 23 m; phần dưới là các trầm tích nguồn gốc sông, tướng lòng, thành phần chủ yếu là cát, cát sạn đa khoáng, gắn kết yếu dày khoảng 28 m (từ - 23 m đến - 43 m). Lớp trầm tích phù sa mới do chưa được nén chặt, các hạt chưa gắn kết nên rất xốp, các lớp phù sa mới là loại đất yếu có sức chịu nén TB 0,24 - 0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2. Hơn nữa, loại phù sa mới này thường có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển nên thường có hạt nhỏ mịn, chứa nhiều thành phần muối hòa tan. Mặt khác, lòng dẫn sông Tiền chảy qua trầm tích bở rời với hai tập trầm tích. Tập trên là cát bột hoặc sét bột pha cát dày 18 - 20 m, tập dưới là cát dày 13 - 25 m. Tập cát là tầng chứa nước tương đối, có áp là có quan hệ thủy lực với nước sông Tiền. Khi chế độ dòng chảy thay đổi, tầng nước ngầm trong cát cũng thay đổi, các hạt cát bị xáo trộn, được sắp xếp lại. Biến đổi này có thể phát sinh hiện tượng cát chảy dẫn đến xói lở bờ sông. Khi bị tác động với lưu tốc tương đối lớn (0,5 - 3,0 m/s) trong khi vận tốc cho phép không xói của bờ sông thấp nên các tập cát phía dưới bị rửa xói nhanh hơn tập sét phía trên, tạo nên các hàm ếch ngầm, tiềm ẩn nguy cơ xói lở bờ rất cao [63], 84 [78]. Ngoài ra, tập sét bột, bột sét cũng có tính cơ học thấp: dễ bị mất liên kết trong môi trường nước do tính tan rã cao và dễ nhạy cảm với các tác động bên ngoài vì có tính xúc biến cao. Khi chồng xếp bản đồ hiện trạng DBLD lên bản đồ địa chất nhận thấy (hình 2.50), các khu vực xói lở tập trung tại các khu vực trầm tích Holocen như trầm tích của đê sông tự nhiên; trầm tích cồn sông; trầm tích doi sông. Đặc biệt, những điểm xói lở mạnh hiện nay như khu vực xã Long Thuận, Long Khánh A, huyện Hồng Ngự; phường An Lạc, thị xã Hồng Ngự; xã Bình Thành, huyện Thanh Bình; Sa Đéc - xã An Hiệp, huyện Châu Thànhđều liên quan đến kiểu kiểu mặt cắt bãi bồi - cù lao sông được hình thành do hoạt động của sông Tiền. Điều này chứng minh thêm nhận định phạm vi DBLD sông Tiền tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng lòng sông cổ là có cơ sở khoa học. Từ phân tích trên cho thấy, cấu tạo vật chất ven bờ và các cồn bãi giữa sông Tiền tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là đất bùn sét ở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_dien_bien_long_dan_song_tien_doan_chay_q.pdf
Tài liệu liên quan