Luận văn Nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

DANH MỤC BẢNG. vi

MỞ ĐẦU . 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI. 5

1.1 Các khái niệm, vai trò, đặc điểm của nông thôn.5

1.1.1 Khái niệm nông thôn và nông thôn mới.5

1.1.2 Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong giai đoạn đổi mới .6

1.1.3 Vai trò của nông thôn trong phát triển kinh tế xã hội .7

1.2 Tổng quan chương trình xây dựng nông thôn mới .7

1.2.1 Quan điểm của Đảng và Chính phủ về xây dựng nông thôn mới.7

1.2.2 Mục đính, mục tiêu xây dựng nông thôn mới.9

1.2.3 Các bước xây dựng nông thôn mới.11

1.2.4 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và các nội dung thực hiện.11

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới.14

1.3.1 Các yếu tố chủ quan. .14

1.3.2 Các yếu tố khách quan .16

1.4 Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới .16

1.4.1 Kinh nghiệm nước ngoài.16

1.4.2 Kinh nghiệm trong nước .18

1.4.3 Các bài học kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới trong tỉnh .24

1.5 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.25

Kết luận chương 1 . 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN . 28

2.1 Giới thiệu chung về huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.28

2.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.28

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên.28

2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .29

2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Hữu

Lũng, tỉnh Lạng Sơn.31

2.3 Thực trạng tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh

Lạng Sơn .33

pdf94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trục xã, liên xã: Đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 324,74 km, trong đó đã cứng hóa được 59,55 km (chiếm 18,3%), còn 265,192 km là đường đất (chiếm 81,7%). Đường trục thôn: Đường trục thôn có tổng chiều dài 421,92 km, trong đó cứng hóa được 70,36 km (chiếm 16,67%) còn 351.56 km là đường đất (chiếm 83.33%). Đường ngõ xóm: Đường ngõ xóm có tổng chiều dài 558.345 km, trong đó cứng hóa được 53,48km (chiếm 9,6%) còn 504,87 km là đường đất (chiếm 90,4%). Đường nội đồng: Tổng chiều dài 211,44km, trong đó hầu hết là đương đất. Trong 6 năm qua, hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp thường xuyên; các tuyến đường liên xã, liên thôn được bê tông hóa ngày một tăng đã góp phần tích cực cho phát triển dân sinh, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đến nay 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại thuận lợi 4 mùa. Việc triển khai xây dựng hệ thống giao thông nông thôn từ đường trục xã đến đường thôn trên địa bàn huyện Hữu Lũng có sự nỗ lực tham gia vào cuộc từ các cấp chính quyền đến người dân trên địa bàn với phương trâm nhà nước và nhân dân cùng làm, tuy nhiên do số lượng đường giao thông nông thôn trên địa bàn lớn, địa bàn rộng, dân cư ở phân tán, nhiều tuyến đường ít hộ dân sinh sống do vậy việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Qua phụ lục số 3 và 4 ta thấy đến hết năm 2016 trên địa bàn toàn huyện mới có 04 xã hoàn thành tiêu chí, đạt 57% kế hoạch, So với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt và ở mức thập. Tiêu chí 03: Thủy lợi Kênh mương do xã quản lý có tổng chiều dài 554,39 km, cứng hóa được 130,88 km, 37 chiếm 23,6%, còn lại 423,51km là mương đất chưa được cứng hóa chiếm 79,41%; Trạm bơm do xã quản lý có 37 chiếc với tổng công xuất 5.281 m3/h, trong đó 30 chiếc xuống cấp, trong định hướng cần nâng cấp cải tạo để phục vụ tưới tiêu trong sản xuất; Cầu tại 25 xã có 37 cây cầu bắc qua sông suối phục vụ nhu cầu đi lại và trong sản xuất của người dân, hiện 33 cầu đã xuống cấp, 4 cầu sử dụng bình thường, gây trở ngại nhiều đến cuộc sống người dân; Cống: hệ thống cống nội đồng gồm 1.566 chiếc, trong đó 1.439 chiếc đã xuống cấp, 127 chiếc sử dụng bình thường; Đập: hệ thống đập gồm 93 chiếc, trong đó 88 chiếc bị xuống cấp. Trong những năm vừa qua huyện Hữu Lũng đã huy động, lồng ghép từ các nguồn để hỗ trợ xây dựng, cải tạo, cứng hóa hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần nâng diện tích tưới tiêu chủ động lên 48% tổng diện tích gieo trồng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hỗ trợ còn hạn chế, việc huy động nguồn lực, xã hội hóa các công trình thủy lợi trên địa bàn còn khó khăn, nhiều công trình khi hoàn thành đi vào sử dụng việc bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng không được địa phương và người dân quan tâm dẫn đến nhanh hỏng, xuống cấp. Do vậy cả huyện đến hết năm 2016 theo phụ lục số 3 và 4 mới có 6 xã hoàn thành tiêu chí, đạt 60% kế hoạch đề ra. So với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt. Tiêu chí 04: Điện Trạm biến áp: toàn huyện có 92 trạm biến áp (không tính trạm biến áp các công ty, cơ quan) với tổng công suất 12.865 KVA, trong đó nhiều trạm biến áp xây dựng từ lâu hiện nay đã xuống cấp, công suất nhỏ không đảm bảo cung cấp điện đến các hộ dân. Hệ thống đường dây hạ thế: tổng chiều dài đường dây hạ thế có tổng chiều dài 561,203 km, trong đó 475,373 km đường dây hạ thế xuống cấp, chiếm 84,71km, định hướng xây mới thêm 312,72 km đường dây hạ thể để đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Do vậy, trong 6 năm qua ngành điện đã tập trung đầu tư mới và nâng cấp 24 trạm biến áp hạ thế, đồng thời thay thế 132,59 km dây điện 0,4 KV, tổng trị giá đầu tư đến hết năm 2016 ước 66 tỷ đồng, qua đó cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tối thiểu của người dân trên địa bàn, hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ được dùng điện đạt khoảng 98,5%. Đồng thời qua phục lục số 3 và số 4 thấy rằng tiêu chí điện làm một trong số ít tiêu chi đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, đến hết năm 2016 đã có 10 xã đạt, đạt 100% kế hoach. 38 Tiêu chí 05: Trường học Trường mầm non: Hiện trên địa bàn huyện có 25 trường mầm non với tổng diện tích 45.838 m2 (bình quân 8,01 m2/cháu), trong đó phòng học: Tổng số phòng học 98 phòng, trong đó 25 phòng kiên cố, 73 phòng hiện xuống cấp không đảm bảo; phòng chức năng: Hiện có 15 phòng chức năng; các công trình bổ trợ tại các trường không đầy đủ: Diện tích sân chơi nhỏ, hẹp, thiếu công trình như nhà vệ sinh, nhà để xe, nhà bảo vệ, bếp nấu ăn. Trang thiết bị trường học còn thiếu, đồ chơi cho trẻ chưa đầy đủ. Bên cạnh đó còn có khoảng 60 điểm trường, phân trường với 85 phòng học cơ bàn là nhờ các nhà văn hoa thôn. Trường tiểu học: Tại 25 xã có 27 trường tiểu học với tổng diện tích 218.471 m2 (bình quân 27,16 m2/học sinh), trong đó phòng học: 359 phòng học, trong đó có 144 phòng kiên cố, 215 phòng hiện xuống cấp; phòng chức năng: 35 phòng, hiện tại nhiều trường hiện chưa có phòng chức năng. Số điểm trường, phân trường toàn huyện có 30 điểm trường, phân trường hầu hết là các nhà tạm hoặc nhờ các địa điểm trong thôn. Trường trung học cơ sở: Hiện có 26 trường trung học cơ sở với tổng diện tích 162.847 m2 (bình quân 28,49 m2/học sinh), trong đó phòng học: 206 phòng học, 121 phòng kiên cố hóa, 87 phòng xuống cấp; phòng chức năng: 26 phòng. Trong những năm qua với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp các ngành, nhiều trường lớp, phòng học đã được quan tâm sửa chữa, xây mới, tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn hẹp, số lượng trường, điểm trường, phân trường, lớp học cần xây mới rất nhiều ở hầu hết các xã, do vậy mới chỉ quan tâm đầu tư ban đầu để đảm bảo nhu cầu tối thiểu để tổ chức học tập và giảng dạy, còn việc đầu tư quy mô hướng tới đạt chuẩn quốc gia được rất ít, cụ thể qua phụ lục 3 và 4 đến hết năm 2016 mới có ba xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 42,9%. So với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt và ở mức thấp. Tiêu chí 06: Cơ sở vật chất văn hóa Trung tâm văn hóa thể thao xã: Hiện nay trên địa bàn huyện có 05 nhà văn hóa xã nhưng cơ bản chưa đạt chuẩn NTM, hiện việc hội họp tại các xã chủ yếu diễn ra tại hội trường UBND xã. Khu thể thao xã có 13 khu với diện tích 113.102 m2, tất cả các khu thể thao xã hiện đều chưa đạt chuẩn, do diện tích sân nhỏ và cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện chưa đầy đủ. Nhà văn hóa và sân thể thao thôn: Đến nay tại 25 xã có 206 nhà 39 văn hóa thôn, đa số các nhà văn hóa đã đáp ứng chỉ tiêu về diện tích, xây dựng, cơ sở vật chất cơ bản phục vụ nhu cầu tối thiểu về hội họp của người dân, tuy nhiên hầu hết các công trình phụ trợ còn chưa được xây dựng. Sân thể thao thôn: Số sân thể thao thôn hiện có 17 sân thể thao với tổng diện tích 58.956 m2, trong đó 9 sân thể thao đạt chuẩn về diện tích, 8 sân thể thao diện tích chưa đáp ứng chỉ tiêu, dụng cụ tập luyện thể thao chưa đầy đủ. Để đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao của người dân cần phải tiến hành xây mới 104 sân thể thao thôn, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đáp ứng nhu cầu tập luyện thể thao của nhân dân. Đây là một trong những tiêu chí kho thực hiện trên địa bàn do vậy Ủy ban nhân dân tỉnh đã có điều chỉnh về tiêu chí để tháo gỡ cho cơ sở, tuy nhiên do khó khăn về mặt bằng và điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn do vậy hầu hết các xã, các thôn chưa quan tâm triển khai thực hiện đạt tiêu chí này, có chăng chỉ tận dụng nguồn kinh phí hỗ trợ ít ỏi từ nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất văn hóa, còn việc tham gia, đóng góp của người dân và huy động nguồn lực khác hầu hết chưa được quan tâm, điều đó thể hiện trong kết quả ở phụ lục số 3 và số 4, đến hết năm 2016 mới có ba xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 42,9% kế hoạch. So với kế hoạch đề ra, tiêu chí này chưa đạt và ở mức thấp. Tiêu chí 07: Chợ nông thôn Hiện nay tại 25 xã có 13 xã có quy hoạch chợ và đang có hoạt động chợ tại các xã đã quy hoạch, trong đó có năm chợ đạt chuẩn số còn lại chưa đạt chuẩn do đã xây dựng từ lâu, diện tích nhỏ hẹp, tạm bợ, cơ sở hạ tầng xuống cấp, thiếu nhiều nội dung như: nhà để xe, công trình phụ, nhà ban quản lý chợ, khu chứa rác thải,..... Hầu hết các chợ tại các xã hiện nay đều họp theo phiên vào những ngày nhất định trong tháng và chủ yếu cung cấp hàng hóa trong xã, rất ít chợ liên vùng. Số xã còn lại chưa có trong quy hoạch chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt do vậy gây khó khăn cho việc buôn bán trao đổi hàng hóa của nhân dân, tuy nhiên do điều kiện thực tế những xã này hiện nay chưa cần thiết phải xây dựng chợ đạt chuẩn theo quy định. Để đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa của người dân cần tiến hành nâng cấp, cải tạo 10 chợ còn lại chưa đạt chuẩn nằm trong quy hoạch để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân trên địa bàn và ở các xã lân cận, tuy nhiên do hỗ trợ từ nhà nước còn hạn hẹp do vậy việc xây dưng, cải tạo chợ gặp nhiều khó khăn, nhiều xã đang hướng tới việc xã hội hóa nội dung này. Đối với tiêu chi này việc đánh giá chỉ xem xét ở những xã có 40 chợ nằm trong quy hoạch được phê duyệt, xã còn lại thì không đánh giá và coi như đạt tiêu chí, do vậy qua phục lục số 3 và số 4 ta thấy số xã hoàn thành và coi như đạt tiêu chí này có 16 xã, đạt 80% kế hoạch đề ra, và đầu tư xây dựng mới thêm chợ tại các xã. So với kế hoạch tiêu chí này gần đạt. Tiêu chí 08: Bưu điện Hệ thống thông tin truyền thông phát triển khá mạnh trong những năm gần đây, hiện nay có 16/25 xã có điểm bưu điện văn hóa xã chiếm 64% số xã và có 1 bưu điện huyện, hiện 9 xã chưa có điểm bưu điện văn hóa xã có bưu cục khu vực bước đầu đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc. Hệ thống internet trên địa bàn huyện cơ bản đã phủ đến các xã, một số xã có internet đến các thôn, toàn huyện có hơn 10.000 thuê bao cố định, trên 40.000 thuê bao di dộng và gần 3.000 thuê bao internet. Hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã được duy trì, tuy cơ sở vật chất chưa đầy đủ, đã góp phần tích cực trong công việc khai thác thông tin phục vụ cho sản xuất cũng như giao lưu với các vùng xung quanh. Qua phụ lục 3 và 4 ta thấy đây là một trong những tiêu chí có tỷ lệ số xã đạt cao, cụ thể có 24 xã hoàn thành tiêu chí, đạt 96% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này gần đạt. Tiêu chí 09: Nhà ở dân cư nông thôn Tại 25 xã hiện nay có 25.090 ngôi nhà, trong đó có 22.021 ngôi nhà kiên cố đạt chuẩn theo quy định, còn 1.069 ngôi nhà là nhà tạm, dột nát, số còn lại hầu hết thiếu các công trình phụ trợ. Đảm bảo ổn định cuộc sống người dân cần tiến hành hỗ trợ đầu tư xóa nhà tạm, nhà dột nát, đặc biệt cần quan tâm hỗ trợ hộ chính sách xóa nhà xuống cấp. Đây là một trong những tiêu chí trách nhiệm thực hiện chủ yếu từ người dân, do vậy việc triển khai thực hiện cần quan tâm đến công tác tuyên truyền vận động, đặc biệt việc xây dựng các công trình phụ trở như nhà tắm, nhà vệ sinh. Do thói quen, tập quán sinh hoạt của người dân khu vực miền núi hầu hết không quan tâm, xây dựng nhà tắm, nhà vệ sinh theo quy định. Qua phụ lục số 3 và số 4 ta thấy toàn huyện có 12 xã hoàn thành tiêu chí, đạt 80% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này gần đạt. Tiêu chí 10: Thu nhập Xác định việc nâng cao thu nhập là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, trong những năm vừa qua, cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao thu 41 nhập cho nhân dân, người lao động trên địa bàn, trong đó tập trung đào tạo nghề và đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động có thời hạn; đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập, bên cạnh đó, trong 4 năm qua các ngân hàng trên địa bàn huyện đã cho vay với tổng số tiền trên 500 tỷ đồng, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất, kinh doanh, chính vì vậy thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng nhanh qua 4 năm, hết năm 2016 đạt 22.5 triệu/người/năm, tuy nhiên thu nhập phân bổ không đều, tập trung nhiều ở khu vực thị trấn và các xã lân cân, còn lại các xã vùng sâu, vùng xa thu nhập còn rất thấp và so với quy định thì cơ bản chưa đạt chuẩn. Số xã đạt tiêu chí thu nhập đến hết năm 2016 theo như phụ lục số 3 và 4 mới có 8 xã hoàn thành, đạt 53,3% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này chưa đạt. Tiêu chí 11: Hộ nghèo Công tác giảm nghèo đạt được kết quả tốt, trên địa bàn huyện không còn hộ đói; thông qua các chương trình như chương trình 134, Chương trình 135, chương trình 167, các chính sách tín dụng ưu đãi cho nông thôn, cho hộ nghèo và các dự án hỗ trợ hộ nghèo thông qua kênh của các tổ chức đoàn thể, các hộ vùng đồng bào dân tộc, hộ nghèo đã từng bước giảm nghèo, có hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Tuy nhiên do mặt bằng chung các xã còn nhiều khó khăn do vậy việc giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm còn chậm, tiềm ần nhiêu nguy cơ tái nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện Hữu Lũng năm 2011 là 20,78% và hộ cận nghèo là 9,41% đến năm 2016 là 14,53% và hộ cận nghèo là 12,57%. Tuy nhiên năm 2016 sau khi áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo tăng lên do vậy mới có 5 xã hoàn thành tiêu chí, chiếm 33,3%.So với kế hoạch tiêu chí này không đạt và ở mức thấp. Tiêu chí 12: Lao động có việc làm thường xuyên Công tác dạy nghề và tư vấn giới thiệu việc làm được quan tâm thường xuyên, trong nhiệm kỳ đã liên kết mở được 87 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 2.898 lao động. Tổng số người được tạo việc làm mới thông qua các dự án, chương trình là 8.064 người, trong đó xuất khẩu lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài 480 lao động, làm việc tại các doanh nghiệp trong nước 11.685 lượt lao động. Số người trong độ tuổi lao động là 78.730 người, chiếm 68% dân số toàn huyện. trong đó: Lao động trong nông lâm nghiệp, thủy sản: 71.213 người chiếm 92,14% tổng số lao động; lao động trong CN – 42 TTCN: 2.284 người chiếm 2,96% tổng số lao động; lao động trong thương mại, dịch vụ: 3.790 người, chiếm 4,9% tổng số lao động. Lao động trên địa bàn huyện chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và một số năm gần đây việc trồng rừng phát triển sản xuất phát triển mạnh chính vì vậy nâng tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của huyện đến hết năm 2016 là 95%, có 25 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 100% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này đạt và vượt kế hoạch. Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung và tạo cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng từ 48.952 tấn năm 2011 lên 60.138 tấn năm 2016. Hiệu quả sử dụng các công trình thuỷ lợi được nâng cao, đảm bảo diện tích nước tưới tiêu chủ động từ 5.500 ha lên trên 6.050 ha. Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Thuốc lá ở các xã Nhật Tiến, Vân Nham, Đồng Tiến, Minh Tiến, Đô Lương, Thanh Sơn, Yên Bình, Hòa Bình, Quyết Thắng, Hòa Sơn, Hòa Thắng; Lạc ở các xã Yên Vượng, Yên Sơn, Yên Thịnh; Lúa, ngô ở các xã Minh Hòa, Tân Thành, Hồ Sơn, Đồng Tân, Minh Sơn; Rau các loại ở các xã Sơn Hà, Đồng Tân, Minh Sơn,... Lâm nghiệp có bước phát triển nhanh do thực hiện tốt các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nghề rừng và trồng rừng, gắn với đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ. Kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng, xây dựng mối liên doanh liên kết phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ngày một phát triển và bền vững. Trong chăn nuôi có sự chuyển biến tích cực, đến nay trên địa bàn đã hình thành nhiều mô hình trang trại chăn nuôi tập trung cho hiệu quả kinh tế cao, như mô hình nuôi gà tại xã Đồng Tiến, Minh Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, Hòa Thắng; mô hình nuôi lợn rừng tại xã Minh Sơn, Vân Nham. Trong những năm vừa qua, huyện thường xuyên quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện cho thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác và các mô hình trang trại trên địa bàn, trong đó ưu tiên cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, các trang trại sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực có thế mạnh của địa phương như, sản xuất vật liệu xây dựng, trồng cây ăn qủa, cây lâm nghiệp và vệ sinh môi trường. Toàn huyện hiện nay có 11 HTX đang hoạt động theo Luật HTX năm 2012, tuy nhiên chỉ có một số HTX hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến vật liệu xây dựng, dịch vụ nông - lâm nghiệp, vệ sinh môi trường kinh doanh tương đối tốt, số còn lại hoạt động cầm chừng không hiệu quả. Có 5 43 tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp hoạt động tương đối hiệu quả. Kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng, xây dựng mối liên doanh liên kết phát triển sản xuất nông lâm nghiệp ngày một phát triển và bền vững. Đến nay trên địa bàn huyện có 17 trang trại (gồm 11 trang trại chăn nuôi tổng hợp, 04 trang trại trồng cây ăn quả, 02 trang trại trồng cây lâm nghiệp) cho thu nhập hàng năm từ 50-130 triệu đồng, quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Tuy nhiên tiêu chí này đã được điều chỉnh bổ sung, do vậy để đạt tiêu chí ngày càng khó hơn, đặc biệt hiện nay do tâm lý và nhận thức của người dân vẫn mang tính tự phát, tự quyết, ngại tâm lý tham gia nhóm, góp vốn và chia sẻ cùng nhau, do vậy việc tuyên truyền vận động tham gia và thành lập các hợp tác xã còn nhiều khó khăn. Qua phụ lục số 3 và 4 đến hết năm 2016 toàn huyện mới có 9 xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 60% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này chưa đạt. Tiêu chí 14: Giáo dục Hiện nay 100% số xã trên địa bàn huyện Hữu Lũng đã có trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, huyện có 2 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề của huyện và 1 trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông lâm Đông Bắc. Trường mầm non: cơ sở vật chất trường mầm non còn thiếu thốn nhiều, tại nhiều xã trường mầm non học nhờ cơ sở trường tiểu học, gây ảnh hường nhiều đến chất lượng dạy và học. Toàn huyện có 7.906 cháu. Trường tiểu học: tổng số 9.192 học sinh, tỷ động huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp 99,6%, tỷ động huy động trẻ vào lớp 1 đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh lên lớp đạt 98%. Trung học cơ sở: tổng số 6.366 học sinh, tỷ lệ huy động đi học trong độ tuổi 94,3%, 100% học sinh được học ngoại ngữ, 100% học sinh cuối cấp được học nghề, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp THPT đạt 65,5%. Đội ngũ giáo viên tại ba cấp đều đạt chuẩn 100%. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình và nội dung được đổi mới gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội, công tác hướng nghiệp dạy nghề ở các trường THPT được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 32%. Theo phụ lục 3 và 4 toàn huyện có 17 xã hoàn thành tiêu chí, đạt 85% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này chưa đạt. Tiêu chí 15: Y tế 44 Ngoài bệnh viện Đa khoa huyện, trên địa bàn huyện có 3 phòng khám đa khoa khu vực. Tại 25 xã hiện nay đều có trạm y tế với tổng diện tích 24.773,5 m2 với 150 cán bộ y tế. Nhiều trạm y tế hiện nay thiếu diện tích so với chỉ tiêu nông thôn mới, trong định hướng cần mở rộng thêm 9.345 m2, xây mới thêm 179 phòng chức năng. Xây dựng bổ sung các công trình phụ trợ (nhà bếp, nhà kho, sân, tường bao, công trình vệ sinh,), mở rộng vườn thuốc nam và đầu tư mua sắm trang thiết bị theo tiêu chuẩn ngành. Đội ngũ cán bộ y, bác sỹ mặc dù đã được bổ sung, tuy nhiên còn thiếu nhiều so với quy định. Tỷ lê người dân tham gia bảo hiểm y tế toàn huyện khá cao, chiếm 65% dân số, tuy nhiên chủ yếu là đối tượng thuộc diện được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Theo phụ lục số 3 và 4 toàn huyện mới có 4 xã hoàn thiện tiêu chí này, đạt 57%. So với kế hoạch tiêu chí này chưa đạt. Tiêu chí 16: Văn hóa Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia nếp sống nhân dân được phổ biến dưới nhiều hình thức. Công tác trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện được quan tâm. Các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc của địa phương được duy trì phát huy. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng ngày lễ lớn, ngày truyền thống, đại hội TDTT được tổ chức thường xuyên, đời sống văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao. Phong trào toàn dân luyện tập thể dục thể thao phát triển mạnh cả về quy mô và hình thức, các môn thể thao truyền thống tiếp tục được phát huy. Tỷ lệ người dân thường xuyên tham gia các hoạt động thể dục thể thao đạt 25,8%. Tuy nhiên để đạt được tiêu chí này trong giai đoạn vừa qua các thôn cần phải tối thiểu ba năm liên tục được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, việc xét công nhận thôn văn hóa có nhiều tiêu chí, trong đó có tiêu chí hộ nghèo, do vậy nhiều thôn chưa đạt nội dung này, do vậy kế quả trên toàn huyện đạt còn thấp. Theo phụ lục số 3 và 4 hết năm 2016 toàn huyện có sáu xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 60% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này chưa đạt. Tiêu chí 17: Môi trường Môi trường huyện Hữu Lũng chưa bị tác động nhiều, chủ yếu là nguồn rác thải từ khu chợ, cơ sở sản xuất lớn, chất thải sinh hoạt, trên địa bàn huyện không có nhiều làng nghề truyền thống, khu công nghiệp nên môi trường chưa bị ô nhiễm nhiều. 45 Nước sinh hoạt: Nguồn nước người dân sử dụng hiện nay chủ yếu là nguồn nước tự chảy từ suối, nguồn nước giếng đào, hiện nay một số xã đã có đường dẫn nước mạch từ suối về trung tâm xã và các thôn. Một số xã như xã Hòa Lạc đang sử dụng nguồn nước sạch từ huyện Chi Lăng. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95,8%. Trên địa bàn huyện có trạm cấp nước sạch tập trung của Thị trấn Hữu Lũng, và trạm cấp nước trung tâm xã Vân Nham nhưng công suất nhỏ mới chỉ cung cấp cho các hộ dân, cơ quan. Vệ sinh môi trường: Hệ thống xử lý chất thải, nước thải: Tại 25 xã trên địa bàn huyện đều chưa có bãi rác, nguồn rác thải của người dân và cơ sở y tế xã chủ yếu được thu gom sau đó tiến hành đốt thủ công, chưa biện pháp thu gom xử lý theo quy định. Nguồn nước thải chưa được thu gom xử lý, vẫn thoát ra môi trường theo đường thoát nước mưa chẩy ra các ao hồ, sông suối, chưa có hệ thống thoát nước thải tập trung. Hiện nay tại thị trấn Hữu Lũng mới được thu gom chất thải. Vệ sinh nông thôn: Hiện tại, trong các khu dân cư tỷ lệ hộ có nhà vệ sinh hợp vệ sinh theo quy định của ngành Y tế đạt 65%; tỷ lệ số hộ có đủ 3 công trình (nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước) chiếm tỷ lệ khoảng 55% tổng số hộ; tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 50% tổng số hộ. Nề nếp ăn ở của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt các xã xa trung tâm còn nhiều lạc hậu, nhiều tư tưởng còn cổ nhưng khó thay đổi do đã đi vào nếp sống, ăn ở hằng ngày, do vậy cảnh quan đường làng ngõ xóm sân vườn các hộ gia đình còn chưa được quan tâm dọn dẹp, chỉnh trang ngăn lắp, phong quang sạch đẹp theo quy định. Nghĩa trang nhân dân: Hiện tại 25 xã trên địa bàn huyện có 85 nghĩa địa, bao gồm cả hung táng và cát táng, tuy nhiên các nghĩa trang chưa được xây dựng quy chế quản lý, ban quản trang. Một số xã hiện nay chưa có nghĩa địa tập trung do tập quán sinh sống lâu đời, các hộ dân vẫn có các tập tục chôn cất trên đất nhà mình, vừa gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến môi trường sống. Đây là một trong những tiêu chí khó thực hiện và trách nhiệm, kết quả chủ yếu phụ thuộc vào sự thay đổi, tham gia vào cuộc và duy trì của người dân. Việc triển khai tiêu chí này cần thời gian và sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền vận động, đặc biệt sự gương mẫu, đi đầu của các cán bộ, đảng viên sinh sống tại các 46 thôn, bản trên địa bàn các xã. Trong bối cảnh hiện nay do tập quán sinh sống và đời sống khó khăn do vậy việc triển khai thực hiện tiêu chí này trong những năm vừa qua chưa đạt được kết quả khả quan. Theo phụ lục số 3 số 4 hiện có hai xã hoàn thành tiêu chí này, đạt 28,6% kế hoạch. So với kế hoạch tiêu chí này chưa đạt và đạt thấp nhất trong các tiêu chí. Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND các xã đang từng bước được đầu tư xây dựng, nhiều xã hiện nay cơ sở vật chất thiếu, phòng ban làm việc chưa đầy đủ, trong định hướng cần xây dựng mới thêm các phòng làm việc và đầu tư trang thiết bị thiết yếu. Hệ thống tổ chức chính trị: Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ngày càng được củng cố kiện toàn; đội ngũ cán bộ, công chức của xã được kiện toàn và sắp xếp phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn, hàng năm cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, thu ngân sách, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính cơ sở theo cơ chế một cửa. Tại các xã trên địa bàn huyện có đủ 8 tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị theo quy định. Đội ngũ cán bộ cấp xã tại 25 xã có 648 cán bộ , trong đó có 253 cán bộ công chức, còn lại là cán bộ hợp đồng, tuy nhiên hầu hết các cán bộ đều chưa đạt chuẩn do trong giai đoạn vừa qua nguồn cán bộ đạt chuẩn từ trình độ chuyên môn đến các điệu kiện khác rất thiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_giai_phap_day_nhanh_tien_do_xay_dung_non.pdf
Tài liệu liên quan