Luận văn Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng y tế Hà Đông

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO BẬC ĐẠI HỌC . 4

1.1. Đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo. 4

1.1.1. Đào tạo. 4

1.1.2. Chất lượng đào tạo . 7

1.1.3. Một số mô hình quản lý chất lượng đào tạo. 14

1.2. Một số vấn đề cơ bản về đào tạo bậc đại học . 18

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo . 20

1.3.1. Các nhân tố môi trường bên ngoài . 20

1.3.2. Các nhân tố bên trong. 23

1.4. Một số phương pháp phân tích đánh giá chất lượng đào tạo của cơ

sở giáo dục bậc đại học . 25

1.4.1. Phương pháp điều tra - khảo sát . 25

1.4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp . 26

1.4.3. Phương pháp chuyên gia . 27

1.4.4. Phương pháp quan sát . 27

1.5. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo trong các cơ sở giáo dục cao

đẳng. 28

1.5.1. Sứ mạng và mục tiêu đào tạo của trường cao đẳng . 28

1.5.2. Tổ chức và quản lý. 28

1.5.3. Chương trình đào tạo. 28

1.5.4. Các hoạt động đào tạo. 29

1.5.5. Đội ngũ quản lý, giảng viên và nhân viên . 29

1.5.6. Người học. 30

1.5.7. Nghiên cứu khoa học và hoạt động hợp tác quốc tế. 31

pdf148 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng y tế Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và các trình độ thấp hơn về các chuyên ngành Y - Dược theo hướng đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng và tăng quy mô một cách hợp lý nhằm phục vụ chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô và cả nước trong tình hình mới. Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đạt tiêu chuẩn về chất lượng theo hướng chuyên khoa sâu, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, trang thiết bị giảng dạy, học tập. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục 72 vụ tốt hơn nhu cầu học tập và NCKH của GV, HSSV”. Nghiên cứu về lịch sử phát triển của trường cho thấy sứ mạng của trường được điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu về đào tạo nhân lực y tế theo từng giai đoạn. b. Mục tiêu của trường: Mục tiêu của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông hiện nay là: “Xây dựng Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông trở thành một trung tâm đào tạo nhân lực y tế có uy tín, đạt yêu cầu về chuẩn chất lượng quốc gia. Có khả năng hội nhập và hợp tác quốc tế, triển khai và ứng dụng các NCKH chuyên ngành sức khỏe, thực hiện các dịch vụ y tế đa dạng, góp phần nâng cao, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn Thành phố và khu vực. Không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ GV, phấn đấu giai đoạn 2015 - 2020 nâng cấp thành một trường đại học uy tín trong lĩnh vực y - dược”. Các mục tiêu phát triển được CBCNV nhà trường thảo luận và thông qua tại các kỳ Đại hội Chi bộ, Đảng bộ, Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm. Trên cơ sở mục tiêu chung, trường cụ thể hoá thành các kế hoạch, nhiệm vụ theo học kỳ và năm học cho các đơn vị trực thuộc (Bộ môn, Phòng chức năng, Trung tâm). 2.3.2. Cách thức tổ chức và quản lý Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông phù hợp với quy định về Điều lệ trường Cao đẳng do BGD&ĐT ban hành. Trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ công tác của các đơn vị cũng như quy định về chế độ làm việc của cán bộ, GV. Cơ cấu các phòng và bộ môn có những thay đổi phù hợp với nhiệm vụ đào tạo và NCKH trong từng giai đoạn phát triển. Giai đoạn 2005-2009 trường có 03 phòng chức năng và 06 bộ môn. Tháng 2/2009 trường thành lập 04 phòng chức năng. Tháng 3/2010 trường tổ chức và thành lập lại thành 09 bộ môn. Tháng 8/2012 nhà trường thành lập thêm Trung tâm Thực hành - Khám chữa bệnh; tháng 9/2012 thành lập thêm Phòng Thanh tra và Kiểm định chất lượng giáo dục. Hiện nay nhà Trường có 06 phòng chức năng (Đào tạo & NCKH, Tổ chức - Cán bộ, Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra và Kiểm định chất lượng giáo dục, Quản lý Học sinh - Sinh viên, Hành chính - Tổng hợp), 09 bộ môn (Y học cơ sở, Lâm sàng - Cận lâm sàng, Điều dưỡng, Nhi, Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Văn hóa - Tin học - Ngoại ngữ, Chính trị - Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng) và Trung tâm Thực hành - Khám chữa bệnh (hình 2.5). Các phòng chức năng, bộ môn trực thuộc trường thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ theo quy định. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng của Trường Cao đẳng Y tế Hà 73 Đông đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của BGD&ĐT. Hội đồng Khoa học nhà trường gồm 15 thành viên phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Hình 2.5. Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng Y tế Hà Đông (Thiết kế theo thông tin cung cấp bởi Phòng Tổ chức – Cán bộ của trường) Theo quy định hoạt động của trường, định kỳ hàng tháng các phòng, bộ môn và đơn vị trực thuộc tiến hành họp giao ban nhằm báo cáo, rà soát, giải quyết mọi khó khăn các hoạt động của đơn vị và đề ra kế hoạch hoạt động của tháng tiếp theo. Trường xây dựng mối quan hệ tốt với các cơ sở thực tập, thực hành cho HSSV trên địa bàn Thành phố Hà Nội gồm các bệnh viện, trung tâm, doanh nghiệp ngành y - dược nhằm giúp các HSSV có điều kiện thuận lợi “học đi đôi với hành” phục vụ cho việc thực hành, thực tập, rèn luyện thuần thục các kỹ năng trong môi trường làm việc. Trung tâm Thực hành - Khám chữa bệnh được thành lập năm 2012 với trang thiết bị và cơ sở vật chất tương đương với bệnh viện hạng 3. Ngoài ra, Trường được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt cho phép xây dựng nhà xưởng Dược trong khuôn viên nhà trường. 74 Hiện tại, Trường đang trình Đề án thành lập Khoa Tin học - Ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu học tập bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ và tin học cho HSSV đang học tập tại trường và sau khi tốt nghiệp. Công tác lãnh đạo Đảng của trường bám sát nhiệm vụ chính trị của Trung ương và thành ủy, không xa dời thực tế, tuân thủ tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong trường, tạo ra không khí đoàn kết nhất trí; từ đó góp phần thực hiện thành công các mặt hoạt động của nhà trường. Nhiều năm liên tục được trường được Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng thành phố Hà Nội công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Hoạt động Công đoàn trường rất tích cực và có trách nhiệm: Công đoàn trường tham gia Hội đồng thi đua, Hội đồng xét nâng lương, chuyển ngạch viên chức; đóng góp các ý kiến về Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế tổ chức, hoạt động trong nhà trường; chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, bồi dưỡng và giới thiệu nhiều quần chúng ưu tú cho Đảng, đảm bảo tính công khai, dân chủ trong mọi hoạt động. Nhờ vậy, khối đoàn kết trong trường được giữ vững và tăng cường. Tổ chức Công đoàn của trường nhiều năm liền được công nhận là Công đoàn vững mạnh xuất sắc và nhận được Bằng khen của Liên đoàn Lao động thành phố. Đoàn Thanh niên nhà trường có nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao tinh thần và ý thức trách nhiệm của đoàn viên, HSSV. Đoàn Thanh niên giữ vai trò nòng cốt trong các phong trào thi đua học tập và rèn luyện của HSSV toàn trường. Hầu hết đoàn viên, HSSV hưởng ứng các phong trào “Hiến máu Nhân đạo”; Hội thi tiếng hát HSSV; Đại hội Thể dục – Thể thao; Hội thi sức khỏe sinh sản và các cuộc thi tìm hiểu nghị quyết Đại hội đoàn nhiều năm liên tục Đoàn trường nhận được Bằng của Thành đoàn và Quận đoàn. Để đánh giá hiệu quả của hoạt tổ chức, quản lý tại trường, học viên đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của các CBQL và GV trong trường về vấn đề này. 75 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát ý kiến CBQL, GV về hoạt động tổ chức, quản lý tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông STT Nội dung Mức độ đánh giá (%) 5 (Rất tốt) 4 (Tốt) 3 (Trung bình) 2 (Kém) 1 (Rất kém) 1 Hoạt động quản lý bằng hệ thống văn bản 22,03 76,27 1,7 0,0 0,0 2 Quy định về trách nhiệm quyền hạn, nghĩa vụ của cá nhân, tập thể 16,95 57,63 25,42 0,0 0,0 3 Hiệu quả hoạt động của các hoạt động đoàn thể 27,12 33,9 38,98 0,0 0,0 4 Sự quan tâm của lãnh đạo trường tới CLĐT 14,04 70,18 15,78 0,0 0,0 (Nguồn tổng hợp từ phụ lục 08) Qua số liệu thống kê thu được ở bảng 2.5 cho thấy, hiệu quả của hoạt động tổ chức, quản lý tại trường được phần lớn CBQL, GV đánh giá là tốt và rất tốt. Các tổ chức, đơn vị thuộc nhà trường được thành lập và phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng. Đối với các cá nhân, tập thể đều có văn bản quy định cụ thể để đánh giá trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ. Trường có một hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý các hoạt động của nhà trường một cách có hiệu quả và được đa số CBQL và GV đánh giá ở mức rất tốt (22,03%) và tốt (76,27%), chỉ 1,7% có ý kiến đánh giá ở mức trung bình. Một đơn vị có hệ thống quản lý bằng văn bản hoạt động tốt sẽ hỗ trợ rất nhiều các cán bộ, GV làm việc tại trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các em HSSV đang học tập tại trường về thủ tục hành chính, giấy tờ. Khảo sát về sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường với CLĐT cũng cho thấy các CBQL và GV đánh giá cao sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường đến vấn đề này (14,04% đánh giá ở mức rất tốt và 70,18% đánh giá tốt, không có 76 đánh giá mức kém và rất kém). Đúng như sứ mệnh của mình, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông đang phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo nhân lực y tế có uy tín, đạt yêu cầu về chuẩn chất lượng quốc gia. Tuy nhiên các yếu tố đảm bảo chất lượng đạt được đến mức độ nào thì chúng ta cần phân tích thêm. 2.3.3. Phân tích chương trình đào tạo Chương trình giáo dục của trường Cao đẳng Y tế Hà Đông được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do BGD&ĐT ban hành. Hiện tại trường có đầy đủ các chương trình đào tạo cho tất cả các đối tượng. Hàng năm, kế hoạch hoạt động giảng dạy và học tập của tất cả các ngành đào tạo được thông qua và thống nhất chung toàn trường dưới dạng biểu đồ. Biểu đồ được các bộ môn chi tiết hoá thành kế hoạch giảng dạy. Toàn bộ các thông tin này được cung cấp đến từng Bộ môn, GV, HSSV trong trường. Các môn học có trong chương trình giáo dục khi đưa vào giảng dạy đều có chương trình chi tiết, đề cương có ghi rõ các tài liệu tham khảo, thông tin về môn học và được giới thiệu cho HSSV. Các chương trình đào tạo của Trường có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể phù hợp với cấu trúc của các chương trình khung. Việc biên soạn đề cương chi tiết bài giảng, giáo trình, tài liệu giảng dạy được GV thực hiện đầy đủ. Để đánh về chương trình đào tạo tại trường, học viên đã tiến hành khảo sát trên các nhóm đối tượng để có thể đưa ra một cái nhìn khách quan nhất cho chương trình đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông hiện nay (Bảng 2.6). 77 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá chương trình đào tạo của trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Đối tượng khảo sát Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá (%) 5 (Rất tốt) 4 (Tốt) 3 (Trung bình) 2 (Kém) 1 (Rất kém) Nhóm Cán bộ quản lý, giảng viên (nhóm 01) Sự phù hợp của chương trình đào tạo với mục tiêu đào tạo 6,78 64,45 28,77 0,0 0,0 Tính thực hành của chương trình đào tạo 25,86 31,03 43,11 0,0 0,0 Tính khoa học trong sắp xếp các môn học giữa các kỳ học 7,02 85,97 7,01 0,0 0,0 Tính khoa học trong việc phân bổ thời lượng các môn học 0,0 66,11 33,89 0,0 0,0 Tính khoa học trong việc phân bổ thời lượng ngay trong môn học 1,69 79,68 11,86 6,77 0,0 Lượng thời gian đi thực tế (rất nhiều, nhiều, trung bình, ít, rất ít) 20,34 44,07 35,59 0,0 0,0 Nhóm HSSV đang theo học tại trường (nhóm 02) Nội dung chương trình đào tạo 3,39 48,3 46,62 1,69 0,0 Tính thực hành của chương trình đào tạo 1,68 41,18 56,3 0,84 0,0 Sự phân bổ thời lượng các môn thực hành trong chương trình 0,0 57,5 41,67 0,83 0,0 Sự phân bổ thời lượng các môn chuyên ngành trong chương trình 0,0 56,3 42,86 0,84 0,0 Sự phù hợp của nội dung giảng dạy tin học 0,0 38,46 55,56 5,13 0,85 Sự phù hợp của nội dung giảng dạy ngoại ngữ 0,0 41,88 52,15 5,13 0,84 Lượng thời gian đi thực tế (rất nhiều, nhiều, trung bình, ít, rất ít) 0,0 41,53 46,61 10,17 1,69 Nhóm HSSV đã tốt nghiệp (nhóm 03) Nội dung chương trình đào tạo 9,76 55,77 34,47 0,0 0,0 Tính thực hành của chương trình đào tạo 4,64 51,17 44,19 0,0 0,0 Sự phân bổ thời lượng các môn thực hành trong chương trình 6,98 48,83 44,19 0,0 0,0 Sự phân bổ thời lượng các môn chuyên ngành trong chương trình 5,13 43,59 51,28 0,0 0,0 Sự phù hợp của nội dung giảng dạy tin học 0,0 37,21 53,49 9,3 0,0 Sự phù hợp của nội dung giảng dạy ngoại ngữ 0,0 35,72 54,76 9,52 0,0 Lượng thời gian đi thực tế (rất nhiều, nhiều, trung bình, ít, rất ít) 2,33 53,49 34,88 9,3 0,0 (Nguồn tổng hợp từ phụ lục 06, 07, 08) 78 - Về sự phù hợp của chương trình giảng dạy với mục tiêu đào tạo Kết quả khảo sát tại nhóm đối tượng là CBQL, GV cho thấy chương trình đào tạo hiện nay tại trường được xây dựng tốt và đạt yêu cầu của mục tiêu đào tạo. Có 71,23% số người đánh giá ở mức rất tốt và tốt, chỉ 28,77% đánh giá ở mức trung bình, không có ý kiến nào cho rằng chương trình này chưa đạt yêu cầu. - Về tính khoa học trong chương trình đào tạo Khảo sát trên nhóm đối tượng là CBQL và GV (nhóm 01) cho thấy bản thân các chương trình đào tạo đã xây dựng được đa phần đánh giá là rất tốt và tốt, điều này thể hiện qua đánh giá nhận xét về tính khoa học trong việc sắp xếp các môn học giữa các học kỳ cũng như tính khoa học trong việc phân bổ thời lượng giữa các môn học. Riêng khi khảo sát về tính khoa học trong việc phân bổ thời lượng giữa các học phần kiến thức trong mỗi môn học thì đa phần là đánh giá ở mức rất tốt và tốt (81,37% đánh giá rất tốt và tốt) và 11,86% đánh giá ở mức trung bình thì vẫn còn 6,77% số người đánh giá ở mức kém, tức chưa đạt yêu cầu. Bản thân tính khoa học trong việc sắp xếp thời lượng cho các phần kiến thức trong mỗi môn học là thể hiện ở đề cương chi tiết cho môn học đó. Điều này cho thấy, vẫn còn một số môn học xây dựng đề cương chi tiết còn chưa đạt yêu cầu, và các GV đã nhận thấy qua quá trình giảng dạy của mình. Điều này cho thấy trường cần rà soát lại các đề cương chưa đạt yêu cầu và xây dựng lại để hoàn thiện hơn nữa chương trình đào tạo. Khảo sát ý kiến nhận xét trên nhóm đối tượng là HSSV đang theo học tại trường (nhóm 02) về sự phân bổ thời lượng cho các môn học thực hành và các môn học chuyên ngành trong chương trình học thì cho thấy một nửa số các em HSSV được khảo sát cho rằng sự phân bố này ở mức tốt và một nửa là đạt mức trung bình tức là đạt yêu cầu, chỉ một vài ý kiến cho rằng sự phân bổ thời lượng này còn chưa hợp lý và đánh giá nó ở mức độ kém chưa đạt yêu cầu (0,83% cho rằng sự phân bổ thời lượng các môn thực hành trong chương trình chỉ ở mức kém, còn 0,84% cho rằng sự phân bổ thời lượng các môn chuyên ngành trong chương trình ở mức kém). Khảo sát ý kiến trên nhóm đối tượng là HSSV đã tốt nghiệp tại trường (nhóm 03) cho thấy, sự phân bổ thời lượng cho các môn học thực hành và các môn chuyên ngành là đã đạt yêu cầu, 5 - 7% cho rằng sự phân bổ thời lượng trên là rất tốt, các ý kiến còn lại phân chia đều cho mức tốt và mức trung bình. 79 Như vậy, đánh giá về tính khoa học trong chương trình đào tạo, có sự khác biệt về nhận xét giữa nhóm 01 và nhóm 03 với nhóm 02. Nhóm 01 và 03 thì có cái nhìn khá tích cực về vấn đề này nhưng nhóm 02 lại có cái nhìn khá tiêu cực về tính khoa học của chương trình đào tạo. - Tính thực hành của chương trình đào tạo Tính thực hành của chương trình đào tạo thể hiện ở số đơn vị học trình các môn thực hành, thực tập trên tổng số đơn vị học trình của ngành; thể hiện qua lượng thời gian thực hành hay thí nghiệm trong một môn học đòi hỏi thực hành, thí nghiệm. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm 01 đánh giá tính thực hành của chương trình đào tạo nhìn chung là tốt. Có sự khác biệt về sự đánh giá giữa nhóm 02 và 03, nhóm 02 có cái nhìn khá tiêu cực (0,84% HSSV nhóm 02 đánh giá tính thực hành của chương trình đào tạo ở mức kém) trong khi nhóm 03 lại có cái nhìn khá tích cực (không có nhận xét ở mức kém và có tới 4,64% nhận xét ở mức rất tốt). - Lượng thời gian đi thực tế, thực tập Có sự khác biệt về nhận xét của cả ba nhóm đối tượng khảo sát. Nhóm 01 thì đa số cho rằng thời gian này là rất nhiều và nhiều, chỉ 35,59% cho rằng ở mức trung bình, với nhóm 03 vẫn có 9,3% cho là ít, riêng nhóm 02 thì 10,17% đánh giá ở mức ít và 1,69% cho rằng rất ít, không có ý kiến cho rằng rất nhiều. Như vậy, kết quả khảo sát về tính khoa học, tính thực hành của chương trình đào tạo cũng như lượng thời gian đi thực tế, thực tập tại các cơ quan, bệnh viện có cái nhìn khác biệt giữa CBQL, GV với khối HSSV. Hay nói cách khác, các CBQL, GV vẫn cho rằng chương trình đào tạo của trường xưa nay rất khoa học, chú trọng đến thực hành, và thời gian đi thực tập thực tế là nhiều nhưng thực ra lại chưa được HSSV đánh giá ở mức tốt đến vậy, đặc biệt là đánh giá về lượng thời gian đi thực tập, thực tế. Điều này nhắc nhở trường cần có những thay đổi về lượng thời gian đi thực tập, thực tế cho HSSV, đặc biệt hai ngành dược và điều dưỡng thì cần tăng tính thực hành trong chương trình đào tạo. Sự đánh giá tiêu cực của nhóm 02 so với nhóm 03 về cả 3 yếu tố trên thì có thể đưa ra một số giả thiết giải thích như sau: Thứ nhất, chương trình đào tạo không thay đổi theo thời gian làm cho chất lượng chương trình đào tạo trong những năm gần đây giảm xuống. Đi vào phân 80 tích chương trình đào tạo cho thấy, cho đến nay nhà trường chưa có một chương trình khảo sát và đánh giá lại để thay đổi chương trình đào tạo cho các ngành. Thứ hai, CLĐT tại trường đang bị suy giảm theo thời gian. Để xét rõ hơn, chúng ta đánh giá CLĐT thông qua mức độ hài lòng của hai nhóm đối tượng 01 và 02 với CLĐT của trường. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm HSSV đã tốt nghiệp hài lòng hơn với CLĐT của trường (Phụ lục 06, 07) có tới 34,89% đánh giá sự hài lòng ở mức cao nhất, còn nhóm HSSV đang theo học thì chỉ có 8,4% hài lòng ở mức cao nhất và có tới 1,68% đánh giá ở mức kém tức không hài lòng với CLĐT của trường. Như vậy có thể khẳng định trong những năm gần đây CLĐT của trường đang bị giảm sút do quy mô đào tạo tăng đột biến quá nhanh, đặc biệt năm 2012 và 2013. Để nghiên cứu kỹ hơn nguyên nhân khiến CLĐT giảm sút chúng ta sẽ tiếp tục phân tích tiếp các nhóm tiêu chí khác. Thứ ba, do công tác phổ biến về chương trình đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức ngành nghề, định hướng tư tưởng tại trường thời gian gần đây chưa được tốt nên đã dẫn tới cái nhìn tiêu cực và bi quan cho nhóm HSSV đang học tập tại trường. Nhà trường nên sớm có biện pháp khắc phục điều này để các em có tinh thần lạc quan hơn và có cái nhìn tổng thể hơn về chương trình đào tạo tại trường. - Nội dung chương trình đào tạo: Tương tự như trên, khi được khảo sát về nội dung chương trình đào tạo thì đều có sự đánh giá tiêu cực trong của nhóm 02 so với nhóm 03. Qua nghiên cứu, ta thấy trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013 không có sự thay đổi nội dung đào tạo, chương trình đào tạo; vậy mà kết quả khảo sát trên cho thấy CLĐT đi xuống. Từ đó chúng ta có thể đặt ra vấn đề là nguyên nhân ở người giảng dạy hay là phương pháp giảng dạy. Về nguyên nhân này, ta sẽ phân tích kỹ ở phần sau. - Nội dung chương trình giảng dạy tin học Trên 50% số người khảo sát ở cả hai nhóm 02, 03 đều đánh giá sự phù hợp về nội dung chương trình giảng dạy tin học trong nhà trường là ở mức trung bình. Chỉ gần 40% đánh giá ở mức tốt còn lại từ 5-10% cho rẳng ở mức kém chưa đạt yêu cầu, điển hình với nhóm 02 có 0,85% đánh giá ở mức rất kém. Tìm hiểu nguyên nhân ta thấy, trường Cao đẳng Y tế Hà Đông xuất phát là 81 một trường chuyên đào tạo các ngành khối y dược, do các chương trình đào tạo cơ bản như tin học chưa có sự quan tâm chưa sít sao nên đến nay vẫn chưa thay đổi kịp với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Hiện nay các em HSSV thuộc khối dược vẫn được đào tạo tin học theo chương trình của khối điều dưỡng - hộ sinh - y sỹ, đề cương chi tiết môn nhập môn tin học (nằm trong khối kiến thức giáo dục đại cương bậc cao đẳng của trường) được sử dụng chung cho tất cả các ngành dược lẫn điều dưỡng - hộ sinh - y sỹ như hiện nay là không phù hợp, sự khập khiễng này đã dẫn đến việc không hài lòng và cũng không hiệu quả trong ứng dụng cho công việc của các HSSV thuộc khối dược. - Nội dung chương trình giảng dạy ngoại ngữ Đa phần số người được khảo sát tại cả hai nhóm đều đánh giá sự phù hợp về nội dung chương trình giảng dạy ngoại ngữ tại trường ở mức tốt và trung bình, tuy nhiên vẫn còn 5,13% HSSV đang theo học và 9,52% HSSV đã tốt nghiệp đánh giá ở mức kém, đặc biệt với nhóm 02 có 0,84% đánh giá ở mức rất kém tức chương trình đào tạo ngoại ngữ là chưa phù hợp. Theo sự phát triển chung của xã hội thì yêu cầu về ngoại ngữ ngày càng cao hơn tuy nhiên tình trạng chung hiện nay tại các trường cao đẳng và đại học là việc đào tạo ngoại ngữ chưa chú trọng đến việc đào tạo đầy đủ các kỹ năng mà vẫn thiên nặng về vốn từ và ngữ pháp. Để theo kịp sự phát triển của xã hội, nhà trường nên có những thay đổi trong việc giảng dạy ngoại ngữ nhằm đào tạo đầy đủ các kỹ năng cho các em để đáp ứng được đòi hỏi của xã hội sau khi tốt nghiệp, có như thế thì CLĐT mới góp phần được nâng cao. Mặt khác qua, khảo sát ta cũng thấy trường chưa có chương trình đào tạo liên thông với các trường đại học y - dược trong nước để đào tạo HSSV có trình độ đại học; đồng thời các chương trình đào tạo của trường chưa được cập nhật theo hướng hội nhập quốc tế. 2.3.4. Phân tích các hoạt động đào tạo Hàng năm, Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông căn cứ quy chế tuyển sinh của BGD&ĐT để thực hiện công tác tuyển sinh cụ thể, trường thành lập Hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc tuyển sinh. Trước mỗi kỳ thi hoặc xét tuyển trường đều có thông báo cụ thể để thí sinh lựa chọn và đăng ký. Hội đồng tuyển sinh của Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông phối hợp với các ngành 82 liên quan tổ chức công tác chuẩn bị, làm đề thi, coi thi và chấm thi đúng quy trình, công bằng, khách quan. Hình 2.6. Các ngành đào tạo chính quy của trường Cao đẳng Y tế Hà Đông  (Thiết kế từ thông tin được cung cấp bởi phòng Đào tạo & NCKH của trường) Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông đã và đang đào tạo 4 hệ Cao đẳng và 5 hệ Trung cấp (hình 2.6). Ngoài ra còn một số ngành đào tạo liên thông và ngắn hạn. Mỗi ngành và hình thức đào tạo, trường xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình riêng phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của xã hội. Tổng số ngành nghề nhà trường đang đào tạo theo các hệ bao gồm: a) Hệ cao đẳng chính quy có 4 chuyên ngành: - Điều dưỡng - Dược - Xét nghiệm - Hộ sinh b) Hệ trung cấp có 5 chuyên ngành: - Hộ sinh 83 - Điều dưỡng - Dược - Y sỹ đa khoa - Xét nghiệm c) Hệ Cao đẳng Liên thông có 2 chuyên ngành: - Điều dưỡng - Dược d) Đào tạo ngắn hạn: - Dược tá - Kỹ thuật viên xét nghiệm - Sơ cấp Thẩm mỹ - Chăm sóc da - Quản lý điều dưỡng Từ chương trình giáo dục chi tiết, với mỗi khóa học Trường xây dựng kế hoạch giảng dạy cho toàn khóa. Từ đó, Phòng Đào tạo & NCKH lập bảng phân công cụ thể về khối lượng công việc của các Bộ môn để Bộ môn phân công chương trình và thời gian giảng dạy cho từng GV trong mỗi năm học. Trên cơ sở phân công giảng dạy theo kế hoạch, Phòng Đào tạo & NCKH xếp thời khóa biểu cho năm học và có điều chỉnh trong từng tuần. Từ thời khóa biểu kết hợp sổ lên lớp Phòng Đào tạo & NCKH và Bộ môn theo dõi được tiến độ giảng dạy. Thực hiện chỉ đạo của BGD&ĐT, trường đang xây dựng kế hoạch đến năm 2015 sẽ chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. Trên cơ sở các quy định hiện hành của BGD&ĐT về quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV, trường xây dựng và thực hiện các quy chế về các hình thức tổ chức thi. Trường đánh giá HSSV trên 3 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp phù hợp. Về kiến thức, trường chủ trương sử dụng câu hỏi trắc nghiệm. Câu hỏi được các GV giảng dạy biên soạn, Trưởng Bộ môn và Ban giám hiệu phê duyệt với nội dung và thời gian cụ thể làm đề thi hết học phần. Quy trình tổ chức thi/kiểm tra, chấm thi và công bố kết quả có văn bản quy định cụ thể: Các bài thi lý thuyết kết thúc học phần đều được Phòng Đào tạo & NCKH cắt phách rồi giao cho các Bộ môn phân công cán bộ chấm thi theo quy trình chấm 2 vòng độc lập. Sau khi chấm, bộ môn giao bài lại cho Phòng Đào tạo & NCKH ghép phách, vào điểm, tính điểm. Điểm được công bố cho HSSV sau khi thi trong vòng từ 7 - 10 ngày. Với hình thức thi vấn đáp trực tiếp, điểm được công bố ngay cuối buổi thi. Để đánh giá về công tác tổ chức thi cử và kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của HSSV tại trường, học viên đã tổ chức khảo sát xin ý kiến từ ba 84 nhóm khảo sát và có kết quả khảo sát như bảng 2.7. Kết quả khảo sát trên nhóm đối tượng HSSV đã tốt nghiệp cho thấy, công tác tổ chức thi cử và kiểm tra đánh giá kết quả học tập được đánh giá là tốt (56,1%), 43,9% đánh giá mức trung bình (hay là bình thường), không có ý kiến đánh giá là kém. Với nhóm HSSV đang theo học có 1,68% ý kiến cho rằng công tác ở mức kém, riêng với nhóm các CBQL và đào tạo thì có tới 5,08% cho rằng công tác này chưa đạt yêu cầu và ở mức kém. Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về công tác tổ chức thi cử và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV tại trường Cao đẳng Y tế Hà Đông Nhóm đối tượng khảo sát Mức độ đánh giá (%) 5 (Rất tốt) 4 (Tốt) 3 (Trung bình) 2 (Kém) 1 (Rất kém) CBQL, GV 10,17 64,4 20,35 5,08 0,0 HSSV đang học 0,0 64,71 33,61 1,68 0,0 HSSV đã tốt nghiệp 0,0 56,1 43,9 0,0 0,0 (Nguồn tổng hợp từ phụ lục 06, 07, 08) Khi khảo sát thêm về việc tự đánh giá mức độ nghiêm túc trong công tác thi cử của nhóm HSSV đang theo học tại trường thì 2,57% tự đánh giá mức độ nghiêm túc của mình là rất tốt; 60,69% ở mức tốt; 34,18% ở mức trung bình và 2,56% tự cho rằng mức độ nghiêm túc của mình ở các kỳ thi là kém (phụ lục 06). Điều này cho thấy, trường cần thắt chặt hơn sự nghiêm túc trong thi cử, chuyên nghiệp hơn trong công tác tổ chức và quản lý thi cử, hình thức thi cử phong phú, hiệu quả, phù hợp hơn nhằm đánh giá được chuẩn xác nhất kết quả học tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273125_4414_1951331.pdf
Tài liệu liên quan