Luận văn Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông Cà Ty – Đề xuất biện pháp quản lý

MỤC LỤC . v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU.ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ.xi

DANH MỤC HÌNH ẢNH.xiii

DANH MỤC HÌNH ẢNH.xiii

MỞ ĐẦU. 1

1. Đặt vấn đề. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu . 2

2.1 Mục tiêu chung .2

2.2 Mục tiêu cụ thể.2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 2

4. Nội dung nghiên cứu. 3

5. Phương pháp nghiên cứu , kỹ thuật sử dụng . 4

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học. 5

6.1. Ý nghĩa thực tiễn.5

6.2. Ý nghĩa khoa học .5

CHưƠNG I: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ

SÔNG NGÒI TP. PHAN THIẾT . 6

1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên thành phố Phan Thiết. 6

1.1.1. Vị trí địa lý [9].6

1.1.2. Điều kiện tự nhiên[9] .7

1.1.3. Địa hình [9].8

1.1.4. Địa chất, thủy văn và địa chấn .8

1.1.5. Thủy văn, hải văn.9

1.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội. 10

1.2.1. Điều kiện tinh tế [9].10

1.2.2. Điều kiện xã hội [9].14

1.3. Các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển KT-XH ảnh hưởng đến môi trường. 15

1.3.1. Thuận lợi.15

1.3.2. Những khó khăn – hạn chế: .15

1.4. Các áp lực đến môi trường nước mặt trên địa bàn Tp. Phan Thiết. 16

1.4.1 Áp lực gia tăng dân số và khía cạnh dân sinh .16

1.4.2. Áp lực của quá trình đô thị hóa .17

1.4.3. Áp lực của quá trình công nghiệp hóa.17

1.4.4. Áp lực của quá trình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp.18

1.4.5. Áp lực từ phát triển ngành du lịch, dịch vụ .19

pdf138 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông Cà Ty – Đề xuất biện pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phosphate, tổng Fe, dầu mỡ động thực vật, Coliforms. - pH: pH là đại lượng biểu thị nồng độ hoạt tính cùa ion H+ trong nước, được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm trong nước. pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, có liên quan đến tính ăn mòn, tính hòa tan. Đối với các loại nước thải có độ pH thấp với lưu lượng lớn sẽ làm giảm pH của nguồn tiếp nhận từ đó gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước. Ảnh hưởng này có thể thấy rất rõ với sự tăng trưởng và hoạt động của vi khuẩn bị giảm khi pH của môi trường < 6,0 và đặc biệt sẽ bị ức chế ở pH < 4,5. Điều này sẽ làm cho khả năng tự làm sạch của nguồn nước bị thuyên giảm đáng kể. - TSS: cặn lơ lửng trong nước là do các chất rửa trôi không hòa tan từ đất hay những mảnh vụn của quá trình phân hủy chất hữu cơ. Cặn lơ lửng không ảnh hưởng đến sức khỏe trừ cặn sinh học nhưng nó ảnh hưởng về mặt cảm quan vì nó chính là nguyên nhân gây nên độ đục của nước. Bên cạnh đó chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh. - DO: Là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh,...) thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hóa chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. 40 - BOD5 (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hóa): là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. + Các chất hữu cơ chủ yếu trong nước thải là carbohydrate. Đây là hợp chất dễ dàng bị vi sinh vật phân hủy bằng cơ chế sử dụng oxy hòa tan trong nước để oxy hóa chất hữu cơ. + Hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân hủy bởi vi sinh vật thông thường được xác định gián tiếp qua thông số nhu cầu oxy sinh hóa BOD5. BOD5 thể hiện lượng oxy cần thiết cho vi sinh vật phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ trong nước. Như vậy, nồng độ BOD5 (đơn vị tính là mg O2/l) tỷ lệ với hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước. + Ô nhiễm hữu cơ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Sự cạn kiệt oxy hòa tan này sẽ gây tác hại nghiêm trọng đến tài nguyên thủy sinh. Theo tiêu chuẩn chất lượng nuôi cá của FAO quy định nồng độ oxy hòa tan (DO) trong nước phải cao hơn 50% giá trị bão hòa (tức là cao hơn 4mg/l ở 250C). + Theo quy chuẩn và tiêu chuẩn chất lượng nước bề mặt của nhiều quốc gia cho thấy nguồn nước có giá trị BOD5 > 5mg/l được xem là đã bị ô nhiễm và trên 10mg/l đã được xem là ô nhiễm nặng. - COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học): Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hóa toàn bộ các chất hóa học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hòa tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hóa học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm 41 nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hóa chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD5 và COD cao của môi trường nước. - Cl-: Cl- là anion chính trong nước thiên nhiên, nó biểu thị độ mặn của nước. Clorua cao không gây độc hại cho sức khỏe nhưng độ mặn hiện diện làm cho nước khó sử dụng trong sinh hoạt. - Các hợp chất chứa Nitơ: sự hiện diện các hợp chất chứa nitơ dạng này hay dạng khác trong nước là chất chỉ thị để nhận biết trạng thái nhiễm bẩn của nguồn nước. Khi chỉ có mặt NH4 + mà không có NO2 - chứng tỏ nguồn nước vừa mới bị ô nhiễm. Khi có sự hiện diện đồng thời NH4 + và NO2 -, thời gian ô nhiễm ở giai đoạn đầu đã chấm dứt và đang chuyển qua giai đoạn trung gian. NO3 - là một chất có mặt khá nhiều ở trong nước thiên nhiên. NO3 - là sản phẩm phân hủy cuối cùng của các chất hữu cơ trong nước. Nếu hàm lượng NO3 - quá nhiều, quá cao ở trong nước có thể nguy hiểm với sức khỏe đặc biệt đối với trẻ sơ sinh vì nó gây methemoglobin trong máu làm mất khả năng vận chuyển O2 của hemoglobin. Tiêu chuẩn cho phép NO3 - trong nước là < 5 mg/lít. - Vi sinh vật học: Mục đích kiểm tra vệ sinh nước là xác định mức an toàn của nước đối với sức khỏe tìm ra những vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn gây bệnh qua nước có rất nhiều do đó các phương pháp xác định rất phức tạp đòi hỏi có nhiều người và phòng xét nghiệm lớn và trả lời kết quả sau 3 tuần. Vì sự khó khăn và phức tạp ấy người ta đã tìm biện pháp thay thế bằng cách chỉ xác định những vi sinh vật không gây bệnh cho người nhưng lại thường xuyên sống trong phân của người, đó là: + Vi khuẩn Escherichia coli. + Cầu khuẩn đường ruột Entero Que. + Vi khuẩn kỵ khí có nha bào Clostridium perfringens. 42 - Đối với hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV): Hóa chất BVTV gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người thường xuyên sử dụng nguồn nước bị nhiễm hóa chất BVTV làm nước sinh hoạt. Tùy thuộc thành phần mà hóa chất BVTV khác nhau: một số có khả năng gây đột biến di truyền, ung thư (các clo hữu cơ), một số có khả năng gây độc tính cao nhưng không gây ung thư như (phospho hữu cơ, cacbamat). + Tác động mạnh đến các loại động vật dưới nước như làm cá bị chết hàng loạt, hủy diệt các loại động vật phiêu sinh. + Gây ảnh hưởng xấu và làm hạn chế khả năng phát triển hoặc hủy diệt một số thực vật dưới nước. + Ngoài ra, còn có một số loại hóa chất thải ra từ các quá trình sản xuất khác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sông từ đó tác động đến cuộc sống của con người cũng như môi trường vi sinh vật. 43 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đa số các con sông lớn trong tỉnh Bình Thuận đều có hạ lưu bị nhiễm mặn. Khi thủy triều lên, nước biển xâm nhập vào các con sông về phía thượng nguồn cách cửa sông từ 03 đến 10 km. Bên cạnh đó, việc xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn các con sông đã góp phần đẩy mạnh việc nhiễm mặn hạ lưu. Ngoại trừ sông La Ngà, các con sông lớn còn lại trong tỉnh Bình Thuận đều có đoạn hạ lưu chảy qua các thành phố, thị trấn của tỉnh. Do vậy, tại các đoạn sông này cũng là nơi tiếp nhận hầu hết các chất thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, theo báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2005 – 2009, nhìn chung các con sông chảy qua khu vực đô thị của tỉnh Bình Thuận hầu hết các con sông đều bị nhiễm mặn và vào một số thời điểm có dấu hiệu ô nhiễm. Mặt khác, do cường độ quan trắc trong giai đoạn 2006 - 2009 với tần suất thấp (02 lần/năm) nên báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường chưa dự báo được tình trạng ô nhiễm một cách tổng quát. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở về đây, quan trắc hiện trạng môi trường đã được thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh với số điểm lấy mẫu và tần suất được thực hiện theo nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2010 – 2020, nhưng để có được diễn biến cụ thể về chất lượng nước đối với sông đang có dấu hiệu bị ô nhiễm thì việc nghiên cứu cụ thể, tăng điểm lấy mẫu và thời gian lấy mẫu là điều cần thiết. Do đó việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty đoạn chảy qua thành phố Phan Thiết là cần thiết. Cụ thể như sau: Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của đề tài là chất lượng nước sông Cà Ty. 44 Phạm vi nghiên cứu: Sông Cà Ty lưu vực chảy qua Tp Phan Thiết - khu vực cửa sông Cà Ty. Lấy mẫu phân tích chất lượng nước tại một số vị trí dọc theo sông Cà Ty. Cụ thể lấy mẫu tại các vị trí: Đập Phú Hội; Cầu Cà Ty; Cầu Lê Hồng Phong; Cầu Trần Hưng Đạo (đoạn từ cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo là đoạn hạ nguồn của sông Cà Ty chảy ra cửa biển Phan Thiết). Các vị trí lấy mẫu được lựa chọn dựa trên việc kế thừa các điểm được phê duyệt tại quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 và các đặc điểm vị trí cống xả nước thải thực tế ra sông Cà Ty, với tọa độ vị trí lấy mẫu theo VN 2000 như sau: - Đập Phú Hội : x = 450703; y =1210517; - Đập Phú Hội cách 200 m về hạ nguồn : x = 450703; y = 1210517; - Cầu Cà Ty : x = 444712; y =1213052; - Cầu Lê Hồng Phong : x = 455963; y =1208554; - Cầu Trần Hưng Đạo : x = 457017; y =1207338. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Đối với các số liệu thứ cấp: Các dữ liệu về số lượng công ty, đơn vị hoạt động phát sinh nước thải, xả thải vào sông Cà Ty được thu thập từ các các cơ quan quản lý chuyên ngành ở tỉnh Bình Thuận như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, UBND phường Đức Nghĩa, Đức Thắng, trực tiếp từ các chủ cơ sở, Niên giám Thống kê tỉnh Bình Thuận. Theo thống kê từ Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận cho đến nay các cơ sở trên địa bàn thành phố Phan Thiết được trình bày tại bảng sau: 45 Bảng 2. 1: Công tác quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Phan Thiết THỐNG KÊ CÁC CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG Hồ sơ đang quản lý Thành phần Số lƣợng Phần trăm Đánh giá tác động môi trường 8 Bản đăng ký 30 Cơ sở 215 Cơ sở đã có hồ sơ môi trường 190 88,4% Cơ sở chưa có hồ sơ môi trường - - Cơ sở đã hoạt động 171 79,5% Cơ sở chưa hoạt động - - Cơ sở có hệ thống xử lý nước thải 81 37,7% Cơ sở chưa có hệ thống xử lý nước thải 0,0% Các dữ liệu về nồng độ ô nhiễm của nước thải từ các hoạt động của các đơn vị được thu thập từ các cơ quan quản lý chuyên ngành về môi trường như: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Thuận, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận, phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Phan Thiết và các giáo trình, tài liệu, nghiên cứu trước đây có liên quan. Tập trung điều tra, thu thập, phân tích các dữ liệu về nước mặt tại các vị trí trên lưu vực sông Cà Ty đoạn chảy vào thành phố Phan Thiết. Kết quả khảo sát sơ bộ và chấm điểm lên bản đồ các điểm thải cố định sông Cà Ty đoạn chảy qua thành phố Phan Thiết. Hệ tọa độ sử dụng: VN 2000 (với X là trục hoành; Y là trục tung của hệ tọa độ VN 2000). 46 Bảng 2. 2: Tọa độ nguồn thải cố định trên sông Cà Ty (đoạn khảo sát) Điểm Tọa độ các nguồn thải (VN 2000) Ghi chú X Y 1 455761 1208660 Bờ bắc, cầu Dục Thanh, ít nước thải 2 455843 1208597 Không có nước thải 3 455939 1208542 Ít nước thải, phía tây cầu Lê Hồng Phong 4 455973 1208517 Ít nước thải 5 456015 1208474 Không có nước thải 6 456053 1208432 Không có nước thải 7 456117 1208342 Nhiều nước thải, đen 8 456154 1208277 Nhiều nước thải, miệng cống thải lớn phía tây cầu Trần Hưng Đạo 9 455868 1208707 Không có nước thải 10 455965 1208639 Không có nước thải 11 456003 1208639 Không có nước thải 12 456043 1208584 Có nước thải 13 456089 1208542 Có nước thải, trong 14 456147 1208488 Không có nước thải 15 456186 1208443 Không có nước thải 16 456261 1208365 Nước thải trong, hôi 17 456388 1208243 Có nước thải ít 18 456502 1208167 Nhiều nước thải, có váng dầu 19 456624 1208084 Ít nước thải, nhiều rác, trên kè có người dân đang sơ chế cá 20 456790 1207955 Có nước thải, ngư dân đang rửa tàu, nước sông đen, nhiều bao nilon 21 456820 1207854 Nước thải đen 22 456821 1207696 Không có nước thải Nguồn: Điều tra, tổng hợp thực tế. 47 48 Hình 8: Bản đồ nguồn thải cố định trên sông Cà Ty và các điểm lấy mẫu phân tích 49 2.3. Phƣơng pháp phân tích và khảo sát - Tiến hành đi khảo sát, quan sát thực tế tại vùng nghiên cứu. Vị trí lấy mẫu các vị trí nước sông Cà Ty đoạn đổ vào thành phố Phan Thiết. - Thời gian lấy mẫu: 6 đợt/năm (03 tháng mùa khô và 03 tháng mùa mưa). - Tần suất lấy mẫu: 2 tháng/lần. - Tiến hành lấy mẫu nước sông Cà Ty đưa về phòng Thí nghiệm – Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Thuận để phân tích các chỉ tiêu đặc trưng. Các thông số phân tích là các thông số chọn lọc có khả năng bị tác động do nước thải phát sinh từ hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh.... - Cách tiến hành lấy mẫu: + Tiến hành lấy mẫu và phân tích các chỉ tiêu như pH, DO, TSS, N-NO3 - , PO4 3 , BOD5, COD, Cl -, tổng Fe, dầu mỡ động thực vật, Coliforms. + Dụng cụ lấy mẫu được sử dụng là bình nhựa PVC, loại có dung tích 01 lít được rửa sạch, rửa lại 03 lần bằng nước cần lấy mẫu. Sau đó, tiến hành lấy mẫu nước vào bình chứa mẫu, đánh dấu ký hiệu từng mẫu, cho vào thùng bảo quản mẫu (thùng bằng xốp có chườm đá lạnh để đảm bảo nhiệt độ khoảng 4oC), đưa về phòng thí nghiệm Trung tâm Quan trắc Môi trường Bình Thuận phân tích. + Thời gian từ lúc lấy mẫu tại hiện trường cho đến khi đưa về tới phòng thí nghiệm không quá 6 giờ. - Đối với mẫu phân tích vi sinh: mẫu được lấy trong chai thủy tinh đã được khử trùng tại phòng thí nghiệm. - Các bước tiến hành lấy mẫu được thực hiện đúng theo TCVN 5992:1995; TCVN 5993:1995 (ISO 5667 – 3:1985). - Phương pháp phân tích, dụng cụ lấy mẫu, thiết bị phân tích thực hiện theo bảng 2.3 50 Bảng 2. 3: Phương pháp phân tích và dụng cụ lấy mẫu thiết bị phân tích Chỉ tiêu phân tích Phƣơng pháp phân tích Dụng cụ lấy mẫu Thiết bị phân tích pH TCVN 6492- 2011 Bình nhựa PVC Hiệu EUTECH:510 - SINGAPORE DO Đo nhanh tại hiện trường - Máy đo nước đa chỉ tiêu Horiba TSS APHA : 2540 Bình nhựa PVC Cân Sartorus CP225 NO3 - TCVN 6180:1996 Bình nhựa PVC Máy UV – Vis PO4 3- TCVN 6202:2008 Bình nhựa PVC Máy UV – Vis BOD5 TCVN 6001:2008 Bình nhựa PVC Định phân COD SMEWW 5220 D - 2005 Bình nhựa PVC Máy UV – Vis Cl - TCVN 6194:1996 Bình nhựa PVC Chuẩn độ Tổng Fe TCVN 6177:1996 Bình nhựa PVC Máy UV – Vis Dầu mỡ ĐTV TCVN 5070-1995 Bình nhựa PVC Máy OCMA350 Coliforms TCVN 6187 – 2 : 1996 Chai thủy tinh khử trùng Tủ ủ Memert (Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Thuận – Phòng Thí nghiệm) 51 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Để xác định hiện trạng môi trường và diễn biến chất lượng nước mặt sông Cà Ty, tiến hành lấy mẫu tại một số vị trí thuộc lưu vực sông Cà Ty đoạn chảy qua thành phố Phan Thiết – hạ nguồn sông Cà Ty, đoạn chảy ra cửa biển (phục vụ cho các hoạt động giao thông đường thủy) với các chỉ tiêu phân tích đặc trưng như sau: pH, TSS, Cl, DO, BOD5, COD, NO3 -, Phosphate, tổng Fe, Coliforms, dầu mỡ ĐTV. Tại mỗi vị trí tiến hành lấy mẫu 02 lần mỗi đợt vào lúc triều cường và triều kiệt, lấy mẫu tổng cộng 06 đợt vào các thời điểm khác nhau trong năm 2012 bao gồm: - Đợt 1: vào tháng 3/2012; - Đợt 2: vào tháng 5/2012; - Đợt 3: vào tháng 7/2012; - Đợt 4: vào tháng 9/2012; - Đợt 5: vào tháng 10/2012; - Đợt 6: vào tháng 12/2012; (Do thời gian bắt đầu lấy mẫu được thực hiện vào tháng 3, để lấy mẫu đủ 06 đợt trong năm, xét đến yếu tố điều kiện khí tượng thủy văn vùng sông Cà Ty và phù hợp với kế hoạch lấy mẫu quan trắc hiện trạng môi trường của Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Thuận đượcỦy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường 2010 – 2020 nên mẫu đợt 5 được lấy vào tháng 10 năm 2012 với kết quả phân tích được đính kèm trong phần Phụ lục). Sau đây báo cáo trình bày kết quả phân tích các chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng nước sông Cà Ty tại các vị trí khác nhau với các tháng khác nhau trong năm 2012 so sanh với quy chuẩn quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước 52 mặt cột B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2, như sau: 3.1. Diễn biến hiện trạng chất lƣợng nƣớc sông Cà Ty đoạn chảy vào Tp. Phan Thiết 3.1.1. Sự biến đổi của pH Về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh hưởng đến các hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn, hòa tan Do đó, đã tiến hành khảo sát và đo nhanh tại các vị trí lấy mẫu vào các thời điểm trong năm 2012 với kết quả được trình bày tại bảng 3.1, 3.2 và các biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 đi kèm như sau: Bảng 3. 1: Kết quả đo độ pH tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, và vị trí cầu Trần Hưng Đạo Mức triều Địa điểm lấy mẫu Tháng 3 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 12 Đơn vị - Triều cƣờng Cầu Cà Ty 7,26 7,05 7,16 7,42 7,45 7,19 Cầu Lê Hồng Phong 6,94 7,07 6,74 6,9 7,58 7,54 Cầu Trần Hưng Đạo 7,44 6,87 6,49 7,42 7,64 7,68 Triều kiệt Cầu Cà Ty 7,31 7,02 6,92 7,29 7,56 6,88 Cầu Lê Hồng Phong 7,4 7,13 6,56 7,43 7,3 7,33 Cầu Trần Hưng Đạo 6,72 6,96 7,12 6,75 7,42 7,45 QCVN 08: 2008/BTNMT (B1) 5,5-9 53 pH tại thời điểm triều cƣờng 5 6 7 8 9 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng pH Ngưỡng trên quy chuẩn (B1) Cầu Cà Ty Cầu Lê Hồng Phong Cầu Trần Hưng Đạo Ngưỡng dưới quy chuẩn (B1) Biểu đồ 3. 1: Diễn biến của pH lưu vực sông Cà Ty tại thời điểm triều cường pH tại thời điểm triều kiệt 5 6 7 8 9 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng pH Ngưỡng trên quy chuẩn Cầu Cà Ty Cầu Lê Hồng Phong Cầu Trần Hưng Đạo Ngưỡng dưới quy chuẩn Biểu đồ 3. 2: Diễn biến của pH lưu vực sông Cà Ty tại thời điểm triều kiệt Ghi chú: : khoảng giới hạn cho phép độ pH, QCVN 08:2008/BTNMT (B1) Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử 54 dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. (Cột B1, pH = 5,5 - 9). Bảng 3. 2: Kết quả đo độ pH tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m Stt Địa điểm lấy mẫu Tháng 3 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 12 Đơn vị - 01 Đập Phú Hội 6,16 6,74 7,77 7,54 7,29 7,78 02 Cách đập Phú Hội 200m 7,50 7,34 7,45 7,46 7,19 8,02 QCVN 08: 2008/BTNMT (B1) 5,5-9 pH khu vực đập Phú Hội 5 6 7 8 9 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng pH Ngưỡng trên quy chuẩn Đập Phú Hội Cách đập Phú Hội 200m Ngưỡng dưới quy chuẩn Biểu đồ 3. 3: Diễn biến của pH tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m Nhận xét: Từ các kết quả phân tích qua các tháng trong năm 2012 chỉ số pH tại các thời điểm lấy mẫu đều đạt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (B1): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Trong đó pH với điểm lấy mẫu tại cầu Trần Hưng Đạo với giá trị pH là 6,49 vào thời điểm tháng 7 lúc triều cường và tại đập Phú Hội với giá trị pH là 6,16 vào tháng 3 có dấu hiệu bị axit hóa (pH < 6,5). 55 3.1.2. Diễn biến hàm lƣợng TSS Chất rắn trong nước bao gồm các chất tồn tại ở dạng lơ lửng (TSS) và dạng hòa tan (TDS). Chất rắn ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước, các nguồn nước có hàm lượng chất rắn cao thường có vị và có thể tạo nên các phản ứng lý học không thuận lợi cho người sử dụng. Kết quả phân tích TSS tại các điểm lấy mẫu được trình bày trong bảng 3.3, 3.4 và các biểu đồ 3.4, 3.5, 3.6 được thể hiện như sau: Bảng 3. 3: Kết quả phân tích hàm lượng TSS tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo. Mức triều Địa điểm lấy mẫu Tháng 3 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 12 Đơn vj mg/l Triều cƣờng Cầu Cà Ty 45 146 128 43 81 55 Cầu Lê Hồng Phong 44 59 164 79 129 74 Cầu Trần Hưng Đạo 38 89 178 220 133 75 Triều kiệt Cầu Cà Ty 48 125 248 40 63 35 Cầu Lê Hồng Phong 50 58 164 74 73 88 Cầu Trần Hưng Đạo 33 58 128 88 68 89 QCVN 08: 2008/BTNMT (B1) 50mg/l 56 Hàm lƣợng TSS tại thời điểm triều cƣờng 0 50 100 150 200 250 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng TSS (mg/l) Quy chuẩn Cầu Cà Ty Cầu Lê Hồng Phong Cầu Trần Hưng Đạo Biểu đồ 3. 4: Diễn biến hàm lượng TSS tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường Hàm lƣợng TSS tại thời điểm triều kiệt 0 50 100 150 200 250 300 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng TSS (mg/l) Quy chuẩn Cầu Cà Ty Cầu Lê Hồng Phong Cầu Trần Hưng Đạo Biểu đồ 3. 5: Diễn biến hàm lượng TSS tại cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt 57 Ghi chú: : giới hạn cho hàm lượng TSS. QCVN 08:2008/BTNMT (B1) Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. (Cột B1, TSS = 50 mg/l) Nhận xét: Từ biểu đồ 3.4 và 3.5 cho thấy hàm lượng TSS tại các điểm như cầu Cà Ty, cầu Lê Hồng Phong và cầu Trần Hưng Đạo vào thời điểm triều cường với hàm lượng TSS có xu hướng tăng dần vào các tháng đầu năm, giảm vào các tháng cuối năm và cao nhất vào tháng 9 tại cầu Trần Hưng Đạo với hàm lượng là 220 mg/l. Vào thời điểm triều kiệt hàm lượng TSS cao nhất vào tháng 7 là 125 mg/l tại vị trí lấy mẫu khu vực cầu Cà Ty. Bên cạnh đó hàm lượng TSS phụ thuộc vào chế độ thủy triều và chế độ mưa lũ tại địa phương, nên từ đầu tháng năm bắt đầu mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn kéo theo phù sa và các chất rắn lơ lửng khác dẫn đến hàm lượng TSS có xu hướng tăng dần từ tháng 5 trong năm trở đi. Cụ thể diễn biến như sau: - Vào tháng 3 hàm lượng TSS tại các vị trí lấy mẫu nằm trong quy chuẩn cho phép. - Tại cầu Cà Ty, hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép tại các thời điểm tháng 5, 7, 10, và tháng 12, cao nhất lúc triều kiệt vào tháng 7 với hàm lượng TSS cao hơn quy chuẩn cho phép khoảng 4 - 5 lần, các thời điểm còn lại đều đạt quy chuẩn. - Tại cầu Lê Hồng Phong, hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép tại các thời điểm tháng 5,7,9,10,12/2012 cao nhất lúc triều cường vào tháng 7/2012 hàm lượng TSS cao hơn quy chuẩn cho phép khoảng 3 - 4 lần, các thời điểm còn lại đạt quy chuẩn. 58 - Tại cầu Trần Hưng Đạo, hàm lượng TSS vượt quy chuẩn cho phép tại tháng 5,7,9,10,12/2012, cao nhất lúc triều cường vào tháng 9/2012 hàm lượng TSS cao hơn quy chuẩn cho phép khoảng 4-5 lần, các thời điểm còn lại đạt quy chuẩn. Bảng 3. 4: Kết quả phân tích hàm lượng TSS tại điểm đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m Stt Địa điểm lấy mẫu Tháng 3 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 12 Đơn vị mg/l 01 Đập Phú Hội 40 58 108 35,6 70 13 02 Cách đập Phú Hội 200m 31 118 190 31,6 55 12 QCVN 08: 2008/BTNMT (B1) 50mg/l Hàm lƣợng TSS khu vực đập Phú Hội 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng TSS (mg/l) Quy chuẩn Đập Phú Hội Cách đập Phú Hội 200m Biểu đồ 3. 6: Diễn biến hàm lượng TSS tại đập Phú Hội và cách đập Phú Hội 200m Nhận xét: Từ tháng 3 đến tháng 7 hàm lượng TSS tại các vị trí lấy mẫu tại đập Phú Hội và cách đập Phú Hội có xu hướng tăng dần, tại thời điểm lấy mẫu tháng 3, 9 và 12 59 hàm lượng TSS đạt quy chuẩn cho phép, từ thời điểm lấy mẫu tháng 5, tháng 7 và tháng 10 hàm lượng TSS đều vượt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng TSS cao nhất vào thời điểm lấy mẫu tháng 7 tại điểm cách đập Phú Hội 200m là 190 mg/l cao gấp 3 – 4 lần so với quy chuẩn cho phép. 3.1.3. Diễn biến hàm lƣợng DO DO (oxy hòa tan) là yếu tố xác định sự thay đổi xảy ra do vi sinh vật kỵ khí hay hiếu khí. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất liên quan đến việc kiểm soát ô nhiễm dòng chảy. Kết quả phân tích hàm lượng DO được thể hiện trong bảng 3.5, 3.6 và các biểu đồ 3.7, 3.9, 3,9 như sau: Bảng 3. 5: Kết quả phân tích hàm lượng DO tại điểm cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo. Mức triều Địa điểm lấy mẫu Tháng 3 Tháng 5 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 12 Đơn vị mg/l Triều cƣờng Cầu Cà Ty 5,6 5,7 6,9 4,92 5,21 3,9 Cầu Lê Hồng Phong 5,3 4,5 6,4 5,6 5,01 4,03 Cầu Trần Hưng Đạo 6,6 5,0 5,7 4,33 5,03 4,19 Triều kiệt Cầu Cà Ty 6,78 5,2 6,9 5,1 4,9 3,01 Cầu Lê Hồng Phong 5,4 5,8 4,5 5,01 4,41 4,03 Cầu Trần Hưng Đạo 5,1 5,4 3,4 4,41 4,5 4,07 QCVN 08: 2008/BTNMT (B1) ≥ 4 mg/l 60 Hàm lƣợng DO tại thời điểm triều cƣờng 3 4 5 6 7 8 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng DO (mg/l) Cầu Cà Ty Cầu Lê Hồng Phong CầuTrần Hưng Đạo Quy chuẩn Biểu đồ 3. 7: Diễn biến hàm lượng DO tại cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều cường Hàm lƣợng DO tại thời điểm triều kiệt 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng DO (mg/l) Cầu Cà Ty Cầu Lê Hồng Phong Cầu Trần Hưng Đạo Quy chuẩn Biểu đồ 3. 8: Diễn biến hàm lượng DO tại cầu Cà Ty, Cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo tại thời điểm triều kiệt Ghi chú: : giới hạn cho phép hàm lượng DO. QCVN 08:2008/BTNMT (B1) Quy chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Cột B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng 61 khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. (Cột B1, DO ≥ 4 mg/l). Nhận xét: Qua kết quả phân tích và biểu đồ d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_hien_trang_chat_luong_nuoc_song_va_vung.pdf
Tài liệu liên quan