Các thông tin chung: Phỏng vấn BN theo mẫu in sẵn trong phiếu điều tra.
- Tuổi: Được chia thành các nhóm tuổi sau:
+ Nhóm tuổi thiếu niên: ≤ 20 tuổi
+ Nhóm tuổi thanh niên: 21-30 tuổi
+ Nhóm tuổi trung niên: 31- 40 tuổi
+ Nhóm tuổi người già: > 40 tuổi
- Giới: Nam, nữ.
* Lâm sàng:
- Tiền sử gia đình
Trong tiền sử gia đình bệnh nhân, chúng tôi chỉ tính những người liên
quan huyết thống bậc một với bệnh nhân là: bố, mẹ, con và anh chị em ruột.
Chúng tôi xác định bằng 3 đặc điểm sau:
+ Gia đình bệnh nhân có người có polyp trực tràng.
+ Gia đình bệnh nhân có người bị ung thư đại trực tràng.
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2799 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu kết quả cắt polyp trực tràng bằng thòng lọng nhiệt điện qua nội soi tại Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả hình thể polyp
Mô tả bề mặt polyp
Mô tả kích thước polyp
Mô tả số lượng polyp
Mô tả vị trí polyp
- Sau cắt 1 tuần: Mô tả bề mặt niêm mạc tại vị trí cắt polyp.
- Sau cắt 6 tháng: Mô tả tại vị trí cắt polyp.
* Giải phẫu bệnh:
- Hình ảnh mô bệnh học
- Phân loại mô bệnh học
2.5. Phƣơng tiện và vật liệu nghiên cứu
- Nguồn cắt đốt nhiệt điện cao tần: Coagulator Mod 970B do Tây Ban Nha
sản xuất.
- Nguồn sáng Richat – Wolf, Model 4200.001, điện thế 220v công suất 1.2A,
nguồn sáng cenon do Cộng hoà Liên Bang Đức sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
- Hình ảnh ống soi hậu môn: dùng để soi hậu môn và trực tràng cách rìa hậu
môn < 7cm.
- Hình ảnh ống soi trực tràng
Hình 2.4: Hình ảnh ống soi hậu môn R. Wolf 8835.90
Hình 2.5: Hình ảnh ống soi trực tràng R.Wolf 8836.90
Hình 2.3: Hình ảnh nguồn sáng và nguồn cắt đốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Thòng lọng nhiệt điện và súng để cắt polyp.
- Dung dịch Formol 10% để cố định bệnh phẩm, lọ đựng bệnh phẩm,
Adrenalin 1mg...
2.6. Phƣơng pháp thu thập số liệu
* Các thông tin chung: Phỏng vấn BN theo mẫu in sẵn trong phiếu điều tra.
- Tuổi: Được chia thành các nhóm tuổi sau:
+ Nhóm tuổi thiếu niên: ≤ 20 tuổi
+ Nhóm tuổi thanh niên: 21-30 tuổi
+ Nhóm tuổi trung niên: 31- 40 tuổi
+ Nhóm tuổi người già: > 40 tuổi
- Giới: Nam, nữ.
* Lâm sàng:
- Tiền sử gia đình
Trong tiền sử gia đình bệnh nhân, chúng tôi chỉ tính những người liên
quan huyết thống bậc một với bệnh nhân là: bố, mẹ, con và anh chị em ruột.
Chúng tôi xác định bằng 3 đặc điểm sau:
+ Gia đình bệnh nhân có người có polyp trực tràng.
+ Gia đình bệnh nhân có người bị ung thư đại trực tràng.
- Tiền sử bản thân:
Hình 2.6: Hình ảnh thòng lọng R.Wolf 8337.03 và dụng cụ cắt polyp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
+ Đi ngoài ra máu.
+ Có tiền sử ung thư đại trực tràng.
- Trệu chứng lâm sàng:
+ Đi ngoài ra máu.
+ Đau bụng.
+ Dấu hiệu polyp thò ra ngoài hậu môn.
Tất cả các thông tin đều được ghi vào sổ, phiếu theo dõi theo mẫu thống
nhất. Những bệnh nhân có polyp trực tràng đều được giải thích kỹ về tác hại,
tiến triển, các nguy cơ của polyp cũng như khả năng tái phát sau khi cắt bỏ.
* Nhận định hình ảnh polyp trực tràng trên nội soi.
- Hình dạng polyp:
+ Polyp có cuống: phần đầu lớn hơn nhiều so với phần chân và có
khoảng cách giữa chân và đầu polyp .
+ Polyp không cuống: phần chân lớn hơn phần đầu.
+ Polyp nửa cuống: phần cuống chỉ nhỏ hơn phần đầu polyp một chút.
+ Polyp dạng dẹt: đỉnh to bè, phần đầu và phần chân polyp gần nhau.
- Bề mặt polyp
+ Nhẵn: bề mặt polyp giống niêm mạc trực tràng.
+ Sần sùi: bề mặt polyp giống hình sup-lơ.
+ Chảy máu: bề mặt polyp xung huyết chảy máu.
- Số lượng polyp trên một bệnh nhân
+ Polyp đơn độc: Khi trực tràng bệnh nhân có 1 polyp.
+ Đa polyp: Khi trực tràng bệnh nhân có từ 2 đến 99 polyp.
+ Bệnh polyp (polypose): khi trực tràng có từ 100 polyp trở lên.
- Kích thước polyp
Đo kích thước polyp bằng thước chuyên dùng, tính theo đường kính cắt
ngang qua chỗ to nhất ở đầu, chân hoặc cuống polyp.
+ Kích thước đầu polyp:
Loại nhỏ: khi đường kính đầu < 10mm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Loại vừa: khi đường kính đầu từ 10 - 20mm.
Loại to: khi đường kính đầu > 20mm.
+ Kích thước cuống polyp:
Loại cuống nhỏ: khi đường kính cuống < 10mm.
Loại cuống vừa: khi đường kính cuống từ 10 - 20mm.
Loại cuống to: khi đường kính cuống > 20mm.
+ Độ dài cuống: chia làm 3 loại
Loại cuống ngắn: khi độ dài cuống < 10mm.
Loại cuống vừa: khi độ dài cuống từ 10 - 20mm.
Loại cuống dài: khi độ dài cuống > 20mm.
- Đặc điểm nội soi của polyp nghi ngờ ung thư hoá
Loại polyp to, bề mặt xung huyết sần sùi, có thể loét rỉ máu.
Polyp không cuống, polyp dạng dẹt, bề mặt xung huyết sần sùi, có thể
loét rỉ máu.
- Vị trí polyp: dựa vào chiều dài của ống soi hậu môn có thể soi được vị trí
cách rìa hậu môn ≤ 7cm chúng tôi chia thành 2 khoảng cách:
+ ≤ 7cm: Khoảng cách dùng ống soi hậu môn để quan sát và cắt polyp.
+ > 7cm: Khoảng cách dùng ống soi trực tràng để quan sát và cắt polyp.
* Đặc điểm mô bệnh học
Polyp trước và sau khi cắt polyp đều được làm mô bệnh học, bệnh phẩm
sau khi được cắt đều được cố định bằng dung dịch Formol 10% và được gửi
tới khoa Giải phẫu bệnh Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên làm xét
nghiệm mô bệnh học và đọc kết quả.
- Phương pháp chuyển, đúc, cắt nhuộm
+ Chuyển đúc bệnh phẩm bằng parafin.
+ Cắt, nhuộm.
Mỗi bệnh phẩm đều được cắt ngang qua cuống, chân polyp, cắt theo chiều
dọc qua đỉnh polyp, cuống cũng được cắt cắt dọc.
- Các tiêu bản được nhuộm bằng HE (Hematoxylin Eosin).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
- Đọc kết quả mô bệnh học:
Kết quả mô bệnh học được đọc tại khoa Giải phẫu bệnh của Bệnh viên Đa
khoa trung ương Thái Nguyên do Thạc sỹ và Bs.CK I đọc.
- Phân loại mô bệnh học:
Đọc kết quả và phân loại mô bệnh học đều dựa trên cơ sở phân loại của
Morson [38], cụ thể như sau:
+ Nhóm polyp Neoplastic:
Polyp u tuyến: hình ảnh vi thể có lớp biểu mô tuyến ở đầu gồm những ống
và tuyến dài xếp dày đặc, ngăn cách nhau bởi mô đệm sợi thưa, tế bào biểu
mô có hình thái ít biệt hoá.
+ Nhóm polyp Non-Neoplastic:
Polyp thiếu niên: hình ảnh vi thể có thành phần mô đệm phát triển
mạnh, các ống tuyến hình túi giãn rộng nhưng vẫn có lớp biểu mô tạo thành.
Polyp tăng sản: hình ảnh vi thể gồm những ống và hốc tuyến có hình
thái rõ ràng, có lót một lớp tế bào biểu mô dưới dạng biệt hoá của tế bào hình
đài hoặc tế bào hấp thu, có nhiều tế bào biểu mô, bờ của polyp nhìn nghiêng
như có hình răng cưa.
* Tai biến sau cắt
+ Chảy máu tại nơi cắt.
+ Nhiễm trùng tại nơi cắt.
+ Thủng thành trực tràng.
+ Bỏng, điện giật trên da bệnh nhân tại nơi điện cực tiếp xúc.
* Kiểm tra sau cắt
- Kiểm tra bằng lâm sàng
Sau cắt polyp 1 tuần khám lại và đánh giá bằng các dấu hiệu sau:
+ Đi ngoài ra máu.
+ Đau bụng.
+ Sốt.
Sau cắt polyp 6 tháng khám lại và đánh giá bằng các dấu hiệu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
+ Đi ngoài ra máu.
+ Đau bụng.
- Kiểm tra bằng nội soi
Sau cắt polyp 6 tháng chúng tôi đánh giá bằng nội soi qua các đặc điểm
sau:
+ Nơi cắt polyp niêm mạc đã bằng phẳng: quan sát không thấy có sự
khác biệt giữa niêm mạc tại vị trí cắt với niêm mạc xung quanh.
+ Nơi cắt niêm mạc không bình thường: sùi, loét…
+ Polyp tái phát hoặc polyp mới xuất hiện ngoài nơi polyp đã cắt.
* Chuẩn bị bệnh nhân
- Trước khi làm thủ thuật bệnh nhân phải thụt tháo bằng 2 tuýp microlax.
- Bệnh nhân được giải thích kỹ về những ưu điểm của phương pháp cắt
polyp trực tràng qua nội soi và những tai biến có thể xảy ra đồng thời ký vào
giấy cam đoan làm thủ thuật.
- Bệnh nhân được làm các xét nghiệm máu cơ bản: công thức máu, máu chảy
máu đông.
Với trẻ nhỏ không hợp tác do sợ hãi, kích thích khi làm thủ thuật thì tiền
mê bằng: Aminazin 25mg liều lượng 2mg/kg cân nặng + Atropin 0,25mg
(tiêm bắp). Sau đó cho bệnh nhân nằm theo tư thế sản khoa, đầu thấp theo dõi
tình trạng hô hấp, sự tiết đờm dãi của trẻ.
Với những bệnh nhân cao tuổi có bệnh lý ở đường hô hấp, tuần hoàn thì có
thể nằm theo tư thế sản khoa.
- Polyp trước và sau khi cắt phải được làm xét nghiệm mô bệnh học.
* Các bước tiến hành cắt polyp trực tràng
1. Bôi dầu paraphin vào đầu ống soi.
2. Đưa máy soi nhẹ nhàng, từ từ vào trực tràng cho đến khi quan sát được
polyp thì cố định máy soi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
3. Làm sạch polyp và xung quanh polyp bằng dung dịch Betadin 1%, quan
sát kỹ hình dạng, kích thước, đường kính polyp để lựa chọn kỹ thuật cắt polyp
1 thì hay 2 thì.
4. Xác định công suất nguồn cắt đốt:
Thời gian duy trì dòng điện và tốc độ thắt chặt lọng cho phù hợp với từng
loại polyp trên nguyên tắc: công suất nguồn cắt đốt càng lớn, thời gian duy trì
dòng điện qua thòng lọng càng ngắn, tốc độ thắt chặt thòng lọng càng nhanh,
thì polyp cắt rời càng nhanh và dễ chảy máu.
- Với những polyp có kích thước cuống nhỏ < 10mm dùng dòng điện có công
suất dưới 30w.
- Với những polyp có kích thước cuống 10 - 20mm dùng dòng điện có công
suất từ 30 - 40w.
- Với những polyp có kích thước cuống > 20mm:
+ Thì 1: Dùng dòng điện có mức công suất < 30w và chỉ dùng chế độ đốt
sao cho cuống polyp ngả sang màu trắng
+ Thì 2: Sau 15 ngày tiếp tục dùng dòng điện < 30w và sử dụng cả chế
độ cắt và đốt.
- Với những polyp không cuống: sử dụng dòng điện có mức công suất từ 30w
- 40w.
5. Kiểm tra dây đất tại vị trí tiếp xúc với bệnh nhân và vị trí cắm vào nguồn
đốt điện.
6. Kiểm tra thòng lọng cắt polyp sao cho có độ mở tối đa và khi rút vào phải
nằm gọn trong lòng dây 2mm.
7. Lồng thòng lọng vào polyp và từ từ thắt thòng lọng cho đến khi thấy chặt tay.
8. Kiểm tra niêm mạc trực tràng có nằm trong thòng lọng không.
9. Xác định đường cắt của thòng lọng nhiệt điện trên polyp, chúng tôi dựa
theo kỹ thuật xác định đường cắt của Christopher W [26]:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
- Đối với polyp có đường kính cuống < 10mm, cắt sát cổ polyp để lại tối đa
cuống, nếu phần cuống còn lại < 5mm thì để nguyên, nếu phần cuống còn lại
dài > 5mm thì phải đốt và cắt tiếp cho đến khi phần còn lại chỉ còn < 5mm.
- Đối với polyp có đường kính cuống từ 10 - 20mm, cũng cắt sát đầu polyp
và quan sát nếu không thấy chảy máu thì tiến hành tiếp như polyp có đường
kính cuống < 10mm. Nếu thấy chảy máu thì không cắt ngay mà tạo 1 đường
đốt ngay sát đường cắt đang chảy máu. Để đề phòng chảy máu đường cắt tiếp
theo, tiến hành tạo một đường đốt dưới đường định cắt tiếp, sau đó mới tiến
hành cắt.
- Đối với polyp to có đường kính cuống từ 20 - 30mm, không cắt ngay ở thì
đầu mà tạo 1 đường đốt cho niêm mạc cuống ngả sang màu trắng, sau 10 ngày
mới cắt rời.
10. Khi thấy chặt tay bắt đầu nhấn nút cắt và đốt, mỗi lần nhấn nút cắt
khoảng 3 - 5 giây cho đến khi thấy niêm mạc tại vị trí cắt polyp ngả sang màu
trắng, polyp rời ra.
11. Theo dõi tình trạng chảy máu tại vị trí cắt trong vòng vài phút, nếu không
thấy chảy máu tại vị trí cắt thì kết thúc thủ thuật, nếu thấy tại vị trí cắt còn rỉ
máu có thể dùng nguồn điện đốt tiếp vào mỏm cắt polyp hoặc dùng bông tẩm
adrenalin cầm máu tại chỗ. Theo dõi đến khi không còn chảy máu cho bệnh
nhân về, hẹn sau 1 tuần đến kiểm tra lại.
2.7. Xử lý số liệu
Theo phương pháp thống kê y học, phân tích số liệu bằng phần mềm Epi
info 6.0.
2.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của bệnh nhân.
- Thông tin thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.
- Tư vấn cho bệnh nhân những ưu điểm của thủ thuật cắt polyp trực tràng
và những biến chứng của polyp trực tràng đối với sức khoẻ người bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung bệnh nhân nghiên cứu.
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi và giới
Giới Nam Nữ Tổng
p
n % n % n %
≤ 20 14 43,8 1 3,1 15 46,9 < 0,05
21- 30 3 9,3 5 15,7 8 25 > 0,05
31- 40 4 12,5 3 9,3 7 21,8 > 0,05
> 40 0 0 2 6,2 2 6,2 > 0,05
Tổng 21 65,6 11 34.4 32 100
Nhận xét
Độ tuổi hay gặp polyp trực tràng chủ yếu là độ tuổi ≤ 20 chiếm 46,9 %,
trong đó giới nam gặp nhiều hơn giới nữ tỷ lệ nam / nữ: 14 / 1, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Tỷ lệ nam / nữ trong nghiên cứu này là 1,9.
Nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Bảng 3.2. Tiền sử bản thân
Tiền sử n %
Đi ngoài ra máu 23 71,9
Ung thư đại tràng sigma 1 3,1
Nhận xét
- Có 23 bệnh nhân có tiền sử đi ngoài ra máu chiếm 71,9%.
- Có 1 trường hợp có tiền sử mổ cắt ung thư đại tràng sigma chiếm 3,1%.
Bảng 3.3. Các triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng n = 32 %
Đi ngoài ra máu 26 81,3
Đau bụng 11 34,4
Polyp thò ra ngoài hậu môn 6 18,8
Nhận xét
Triệu chứng đi ngoài ra máu là triệu chứng thường gặp nhất tỷ lệ 81,3%,
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.4. Thời gian biểu hiện bệnh
Nhận xét
Thời gian
Nhóm tuổi
< 6 tháng
6 - 12 tháng
> 12 tháng
Không rõ
n % n % n % n %
≤ 20 19 59,4 2 6,2 0 0 0 0
21- 30 2 6,2 3 9,4 0 0 0 0
31- 40 0 0 0 0 1 3,1 1 3,1
> 40 0 0 0 0 1 3.1 3 9,4
Tổng 21 65,6 5 15,6 2 6,2 4 12,5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Nhóm tuổi ≤ 20 có thời gian phát hiện bệnh ngắn nhất < 6 tháng chiếm tỷ
lệ 59,4%.
Bảng 3.5. Phân bố triệu chứng đi ngoài ra máu theo tuổi
Nhận xét
Ở nhóm tuổi ≤ 20, đi ngoài ra máu là triệu chứng chính khiến bệnh
nhân đến khám bệnh chiếm 100%, sự khác biệt này so với các nhóm tuổi khác
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
3.2. Hình ảnh nội soi polyp trực tràng
Bảng 3.6. Đặc điểm hình dạng polyp
Hình dạng polyp n %
Polyp có cuống 22 68,8
Polyp không cuống 9 28,1
Polyp nửa cuống 1 3,1
Polyp dạng dẹt 0 0
Tổng 32 100
Nhận xét
Polyp có cuống chiếm 68,8%, polyp không cuống chiếm 28,1%, polyp
nửa cuống chiếm 3,1%, không gặp trường hợp nào có polyp dạng dẹt.
≤ 20 tuổi 21- 30 tuổi 31- 40 tuổi > 40 tuổi
n % n % n % n %
Có 15 100 4 50 5 71,4 2 100
Không 0 0 4 50 2 28,6 0 0
Tổng 15 100 8 100 7 100 2 100
Nhóm tuổi
ĐNRM
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
≤ 7cm
> 7cm
Biểu đồ 3.1: Vị trí polyp
Nhận xét
- Polyp trực tràng cách rìa hậu môn ≤ 7cm có 18 bệnh nhân chiếm 56,25%
- Polyp trực tràng cách rìa hậu môn > 7cm có 14 bệnh nhân chiếm 43,75%.
Bảng 3.7. Số lƣợng polyp trên 1 bệnh nhân
n % p
1 polyp 27 84,4 < 0,05
2 Polyp 1 3,1 > 0,05
3 polyp 2 6,3 > 0,05
5 polyp 1 3,1 > 0,05
8 polyp 1 3,1 > 0,05
Nhận xét
Có 27 bệnh nhân có 1 polyp chiếm 84,4%, số bệnh nhân có từ 2 đến 8
polyp chiếm 15,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Trung bình có 1,5 polyp/1 bệnh nhân.
≤ 7cm > 7cm
56.25% 43.75%
Số BN Số polyp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Bảng 3.8. Đặc điểm bề mặt polyp
Bề mặt polyp n %
Nhẵn 9 59,4
Sần sùi 4 12,5
Chảy máu 19 28,1
Nhận xét
- Bề mặt nhẵn: có 9 bệnh nhân chiếm 28,1%.
- Bề mặt sần sùi: có 4 bệnh nhân chiếm 12,5%.
- Bề mặt chảy máu: có 9 bệnh nhân chiếm 59,4%.
Bảng 3.9. Kích thƣớc polyp
Kích
thƣớc
polyp
Đƣờng kính đầu
n =32
Đƣờng kính cuống
n = 22
Độ dài cuống
n = 22
< 10
mm
10-20
mm
> 20
mm
< 10
mm
10-20
mm
> 20
mm
< 10
mm
10-20
mm
> 20
mm
n 10 21 1 21 1 0 5 14 3
% 31,2 65,6 3,2 95,5 4,5 0 22,7 63,6 13,7
Nhận xét
- Polyp có đường kính đầu từ 10 - 20mm chiếm tỷ lệ cao nhất: 65,6%.
- Đường kính cuống < 10mm chiếm tỷ lệ cao nhất: 95,5%.
- Độ dài cuống từ 10 - 20mm chiếm tỷ lệ cao nhất: 63,6%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
3.3. Đặc điểm mô bệnh học
Bảng 3.10. Phân loại chung về mô bệnh học
Loại MBH
Neoplastic polyp
Non- neoplastic polyp
Tổng
Juvenil Hyperplastic
n 7 16 9 32
% 21,9 78,1 100
p < 0,05
Nhận xét
- Nhóm Non-neoplastic chiếm 78,1%, nhóm Neoplastic chiếm 21,9%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.11. Đặc điểm nhóm Neoplastic
Nhóm Neoplastic polyp
Các đặc điểm
P. u tuyến %
Số
lượng
polyp
Polyp đơn độc 3 42,9
Đa polyp 4 57,1
Bệnh polyp 0 0
Hình
dạng
polyp
Polyp có cuống 2 28,6
Polyp không cuống 4 57,1
Polyp nửa cuống 1 14,3
Polyp dạng dẹt 0 0
Đường
kính
đầu
polyp
< 10mm 5 71,4
10 - 20mm 1 14,3
> 20mm 1 14,3
Nhận xét
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Nhóm Neoplastic gặp chủ yếu ở những bệnh nhân có:
+ Đa polyp chiếm 57,1%.
+ Hình dạng polyp không cuống chiếm 57,1%.
+ Đường kính đầu kích thước từ < 10mm chiếm 71,4%.
Bảng 3.12. Đặc điểm nhóm polyp Non-neoplastic polyp
Nhóm Non-neoplastic polyp
Các đặc điểm polyp
P. thiếu niên P. tăng sản
n=16 % n= 9 %
Số
lượng
polyp
Polyp đơn độc 16 100 8 88,9
Đa polyp 0 0 1 11,1
Bệnh polyp 0 0 0 0
Hình
dạng
polyp
Polyp có cuống 15 93,7 5 55,5
Polyp không cuống 1 6,3 4 44,5
Polyp nửa cuống 0 0 0 0
Polyp dạng dẹt 0 0 0 0
Đường
kính
đầu
polyp
< 10mm 0 0 9 100
10 - 20mm 16 100 0 0
> 20mm 0 0 0 0
Nhận xét
Polyp thiếu niên chủ yếu gặp là những polyp đơn độc (100%), có cuống
chiếm tỷ lệ 93,7% và có đường kính đầu từ 10 - 20mm (100%).
Polyp tăng sản là những polyp đơn độc chiếm 88,9% trong đó có 1
trường hợp đa polyp chiếm 11.1%, có hình dạng không cuống (55,5%) hoặc
có cuống (44,5%), đường kính của polyp tăng sản nhỏ < 10mm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
71.5%
28.5%
64%
36%
Neoplastic Non-neoplastic Nhóm polyp
Nam
Nữ
10
20
30
40
50
60
70
0
Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.2: Mô bệnh học theo giới
Nhận xét
Giới nam có tỷ lệ mắc cao hơn giới nữ ở cả hai nhóm polyp, sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.13. Mô bệnh học theo kích thƣớc đầu polyp
KT đầu polyp 20mm
p
n=10 % n=21 % n =1 %
Non- Neoplastic 9 90 16 76,2 0 0
< 0,05
Neoplastic 1 10 5 23,8 1 100
Nhận xét
Nhóm Non-Neoplastic chiếm tỷ lệ cao nhất (90%) ở nhóm polyp có kích
thước đầu < 10mm. Nhóm Neoplastic chiếm tỷ lệ cao nhất (23,8%) ở nhóm
polyp có kích thước đầu từ 10 - 20mm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p< 0,05.
Loại MBH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Bảng 3.14. Mô bệnh học theo vị trí polyp
Vị trí polyp Cách rìa hậu môn ≤ 7cm Cách rìa hậu môn >7cm
n = 18 % n = 14 %
Non-neoplastic 8 44,5 7 50
Neoplastic 10 55,5 7 50
p > 0,05
Nhận xét
Đặc điểm MBH polyp theo vị trí có sự khác nhau nhưng không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
0.0%
14.2%
28.6%
60%
24%
12%
4%
57.2%
≤ 20 tuổi 21-30 tuổi 31-40 tuổi > 40 tuổi Nhóm tuổi
Tỷ lệ% Neoplastic
Non-neoplastic
0
1
0
2
3
4
5
0
6
Biểu đồ 3.3: Mô bệnh học theo nhóm tuổi
Nhận xét
Nhóm Non-neoplastic ở lứa tuổi ≤ 20 chiếm tỷ lệ cao nhất: 60%. Nhóm
Neoplastic ở lứa tuổi 31- 40 chiếm tỷ lệ cao nhất: 57,2%. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p < 0,05.
Loại MBH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Nhận xét
- Polyp không cuống có tỷ lệ polyp loại Neoplastic cao nhất: 12,6%
- Polyp có cuống có tỷ lệ polyp loại Non - Neoplastic cao nhất: 62,5%
Hình 3.13: Hình ảnh polyp có cuống dài đường kính đầu 4cm
đường kính cuống 1cm. BN Nông Thị Diệu L. 25 tuổi
cắt ngày 18.03.2009
62.5%
15.6%
0%
0%
6.2%
12.6%
3.1%
0%
P.có cuống
P.không cuống
P.nửa cuống
P.dạng dẹt
Loại polyp
Tỷ lệ %
Neoplastic
Non-Neoplastic
10 20 30 40 50 60 70
Biểu đồ 3.4: Mô bệnh học theo hình dạng polyp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Bảng 3.15. Mô bệnh học theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Loại Polyp
≤ 20 21- 30 31- 40 > 40
n % n % n % n %
Non-Neoplastic 15 100 6 75 4 57 0 0
Neoplastic 0 0 2 25 3 43 2 100
Nhận xét
- Nhóm tuổi ≤ 20 có tỷ lệ Non- neoplastic chiếm 100%.
- Nhóm tuổi 21- 30 có tỷ lệ Non- neoplastic chiếm 75%.
- Nhóm tuổi 31- 40 có tỷ lệ Neoplastic chiếm 43%.
3.4. Theo dõi sau cắt polyp
Bảng 3.16. Tình trạng chảy máu sau cắt
Số BN
Tình trạng chảy máu
n %
Chảy nhiều 0 0
Chảy ít 3 9,3
Không chảy 29 90,7
Tổng 32 0
Nhận xét
- Chảy máu mức độ ít có 3 BN chiếm 9,3%.
- Không chảy máu có 29 BN chiếm 90,7%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Bảng 3.17. Các tai biến khi cắt polyp
Số BN
Các tai biến
n %
Bỏng niêm mạc 0 0
Nhiễm trùng 0 0
Thủng thành trực tràng 0 0
Điện giật 0 0
Nhận xét
- Không trường hợp nào có một trong các biến chứng nêu trên.
Bảng 3.18. Theo dõi sau cắt 1 tuần
Triệu chứng lâm sàng n %
Đi ngoài ra máu 0 0
Đau bụng 6 18,7
Sốt 0 0
Nhận xét
- Không bệnh nhân nào còn triệu chứng đi ngoài ra máu và sốt.
- Có 6 (18,7%) bệnh nhân còn triệu chứng đau bụng
Bảng 3.19. Triệu chứng lâm sàng sau cắt polyp 6 tháng
Triệu chứng lâm sàng n=24 %
Đi ngoài ra máu 0 0
Đau bụng 2 6,3
Nhận xét
Có 24 bệnh nhân chiếm 75% đến kiểm tra lại, không bệnh nhân nào
còn triệu chứng đi ngoài ra máu, 15,6% bệnh nhân có triệu chứng đau bụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 3.20. Hình ảnh nội soi sau cắt polyp 6 tháng
Hình ảnh nội soi sau cắt polyp n = 24 %
Niêm mạc bằng phẳng 24 100
Nơi cắt bị loét, sùi 0 0
Còn chân, cuống polyp tái phát 0 0
Nhận xét
- Tại nơi cắt niêm mạc bằng phẳng có 24 trường hợp chiếm 100%.
- Không có trường hợp nào bị sùi loét hay tái phát polyp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm lâm sàng
4.1.1. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi trường hợp ít tuổi nhất mà chúng tôi gặp
là 1 cháu trai 24 tháng tuổi có 1 polyp cách rìa hậu môn 6cm, trường hợp cao
tuổi nhất là 1 bệnh nhân nữ 88 tuổi có polyp cách rìa hậu môn 12 cm. Như
vậy polyp trực tràng có thể gặp ở trẻ rất nhỏ đến người cao tuổi, nhận xét của
chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của tác giả Tống Văn Lược [9], Nguyễn
Văn Rót [22], Nguyễn Thuý Oanh [19], Trần Quốc Tiến [16]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi chia tuổi thành các nhóm: polyp nhóm tuổi thiếu niên (≤ 20
tuổi), polyp nhóm tuổi thanh niên (21-30 tuổi), polyp nhóm tuổi trung niêm
(31-40 tuổi), polyp nhóm tuổi người già (> 40 tuổi). Trong nghiên cứu, polyp
của bệnh nhân ở lứa tuổi ≤ 20 chiếm (polyp nhóm tuổi thiếu niên) chiếm tỷ lệ
cao nhất: 46,9%, polyp lứa tuổi > 40 (polyp nhóm tuổi người già) chiếm tỷ lệ
thấp nhất nhất: 6,2%. Mặc dù đây chưa phải là những số liệu điều tra dịch tễ
học, nên chưa phản ánh đúng tỷ lệ mắc trong cộng đồng, nhưng qua số liệu
này, chúng tôi thấy: ở lứa tuổi càng cao thì tỷ lệ bệnh nhân có polyp càng
giảm. Nhận xét này của chúng tôi giống nhận xét của 1 số tác giả trong nước:
Tống Văn Lược [9], Nguyễn Thuý Oanh [19]. Tỷ lệ này khác biệt so với
nghiên cứu của 1 số tác giả trong và ngoài nước, theo tác giả NguyễnVăn Rót
[22], Crespi [28], Clestino [25], tỷ lệ bệnh nhân có polyp đại trực tràng tăng
dần theo lứa tuổi, tỷ lệ polyp đại trực tràng ở bệnh nhân > 50 tuổi chiếm tới
86,5%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số liệu thu thập được hoàn toàn ngẫu
nhiên do các phòng khám: Nội, Ngoại, và các khoa gửi tới. Như vậy tỷ lệ
bệnh nhân cao tuổi ở nghiên cứu của chúng tôi có polyp trực tràng thấp hơn
nghiên cứu của 1 số tác giả trong nước và trên thế giới. Chính sự khác biệt
này cần phải tiếp tục nghiên cứu. Tuổi thọ và tâm lý ngại khám bệnh hoặc có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
phần chủ quan, sợ đau khi nội soi đặc biệt đối tượng bệnh nhân nữ là những
điều kiện khiến những người cao tuổi không đến khám bệnh do đó làm sai
lệch tỷ lệ mắc bệnh, do đó hướng nghiên cứu về cộng đồng cần phải được đề
ra và nghiên cứu sâu hơn nữa là điều hết sức cần thiết.
4.1.2. Giới
Bảng 3.1 cho thấy giới nam có tỷ lệ polyp cao hơn giới nữ, nam chiếm
65,6%, nữ chiếm 34.4%, tỷ lệ nam/ nữ: 1,9, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p<0,05. Tỷ lệ nam/nữ trong các nghiên cứu có khác nhau nhưng đều cho
thấy nam bị nhiều hơn nữ. Theo tác giả Tống Văn Lược [9] tỷ lệ nam/nữ là
2,09, Lê Quang Thuận: 2,4 [15] , Nguyễn Văn Rót: 1,34 [22], Đặng Bá Soãi:
1,5 [21], Mendez L: 1,12 [37]. Tỷ lệ nam giới gặp nhiều hơn nữ giới ở nhiều
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, tuy nhiên tỷ lệ này chưa thực
sự phản ánh đúng thực trạng nam giới mắc nhiều hơn nữ giới trong cộng đồng
bởi cũng như người già, nữ giới thường có tâm lý ngại khám bệnh đặc biệt là
những bệnh lý ở vùng kín, sợ phiền phức khi soi trực tràng hoặc chụp khung
đại tràng nên đã làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Do vậy cần có nhiều công
trình nghiên cứu về cộng đồng để tìm ra đặc điểm dịch tễ học polyp trực
tràng.
4.1.3. Tiền sử bản thân
Chúng tôi thấy có 71,9% bệnh nhân có polyp trực tràng có tiền sử đi
ngoài ra máu, kết quả nghiên cứu của Tống Văn Lược: 79,41%, Đinh Đức
Anh cũng gặp 84,6% [2], tiền sử đi ngoài ra máu của bệnh nhân lúc có lúc
không, Do vậy không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt nên bệnh nhân thường
chủ quan không đi khám bệnh hoặc tự điều trị ở nhà bằng nhiều loại thuốc.
Như vậy tiền sử đi ngoài ra máu là dấu hiệu quan trọng nhất khiến bệnh nhân
đến khám bệnh và là triệu chứng khiến các bác sỹ lâm sàng chỉ định nội soi
trực tràng và cũng là một đặc điểm mang tính phổ biến của bệnh nhân có
polyp trực tràng. Đi ngoài ra máu còn gặp ở nhiều bệnh khác như: u trực
tràng, trĩ, viêm loét trực tràng chảy máu, nhưng khi bắt gặp 1 bện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11LV_09_YDUOC_NOI_NGUYEN THI THU THUY.pdf