Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh hoạt chất đối kháng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng Đà Lạt

MỤC LỤC

Trang

Trang phụbìa.

Lời cám ơn.

Lời cam đoan.

Mục lục.

Danh mục các chữviết tắt.

Danh mục các bảng.

Danh mục cách hình vẻ, đồthị.

MỞ ĐẦU

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Nấm sợi.5

1.1.1 Đặc điểm cơbản của nấm sợi. .5

1.1.2 Phân loại nấm sợi. 14

1.1.3 Vai trò của nấm sợi . 17

1.2 Chất kháng sinh từnấm sợi .18

1.2.1 Lịch sửtìm ra chất kháng sinh . 19

1.2.2 Ứng dụng của chất kháng sinh từnấm sợi. 22

1.3 Thuốc trừsâu Sinh học – giải pháp cho một ngành Nông nghiệp xanh, sạch, an toàn.28

1.3.1 Đặc tính VSV kí sinh gây bệnh cho cây trồng. 28

1.3.2 Tình hình phá hoại cây trồng của sâu, bệnh. . 31

1.3.3 Một sốnấm gây bệnh cho cây trồng. . 33

1.3.4 Tình hình sửdụng thuốc trừsâu, bệnh hiện nay . 37

1.3.5 Những chếphẩm VSV trong phòng trừsâu, bệnh . 39

1.3.6 Tình hình sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt . 42

1.3.7 Tình hình bệnh hại cây Địa Lan (Cymbidium) . 44

1.4 Vài nét giới thiệu về Đà Lạt. .52

1.4.1 Vịtrí địa lý . 52

1.4.2 Địa hình. 52

1.4.3 Tài nguyên rừng. 54

1.4.4 Khí hậu . 56

Chương 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Vật liệu .59

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu . 59

2.1.2 Hoá chất . 60

2.1.3 Thiết bị, dụng cụ. 60

2.1.4 Các môi trường đã sửdụng khi nghiên cứu. 61

2.2 Phương pháp nghiên cứu .63

2.2.1 Phương pháp VSV . 63

2.2.2 Phương pháp quan sát hình thái nấm sợi . 65

2.2.3 Các phương pháp hoá sinh . 66

2.2.4 Thửhoạt tính đối kháng với các chủng nấm bệnh cho cây trồng. 70

2.2.5 Phương pháp kiểm tra độbền nhiệt của hoạt chất đối kháng. . 71

2.2.6 Phương pháp bảo quản giống nấm sợi trên môi trường thạch có lớp

dầu khoáng. 72

2.2.7 Phương pháp xửlí sốliệu bằng toán thống kê đơn giản. . 72

2.2.8 Phương pháp định danh vi nấm bằng phương pháp giải trình tự ở

công ty Nam Khoa. . 72

Chương 3 : KẾT QUẢVÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quảphân lập và thuần khiết các chủng nấm sợi từrừng Đà Lạt . 76

3.2 Khảo sát khảnăng sinh hoạt chất đối kháng của các chủng nấm sợi phân lập được . 77

3.3 Tuyển chọn những chủng nấm sợi có họat tính đối kháng cao . 81

3.4 Khảo sát phổ đối kháng với VSV gây bệnh . 83

3.5 Các đặc điểm sinh học và phân loại của các chủng nấm sợi đã được tuyển chọn.90

3.5.1 Đặc điểm hình thái, phân loại. .90

3.5.2 Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của các chủng nấm sợi nghiên cứu.95

3.6 Bước đầu ứng dụng các chủng nấm sợi được tuyển chọn đểphòng và trị

bệnh cho cây Địa Lan (Cymbidium) . 110

3.6.1 Ứng dụng chủng Trichoderma atroviride trong phòng bệnh cho cây Địa Lan (Cymdibium).110

3.6.2 Ứng dụng chủng ĐTN4.19 trong trịbệnh thối rễ ởcây Địa Lan (Cymdibium).116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC.

pdf300 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5204 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh hoạt chất đối kháng vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng Đà Lạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dụng chủng ĐTN4.19 trong trị bệnh thối rễ ở cây Địa Lan (Cymdibium) Mục đích thí nghiệm: Chữa bệnh thối rễ cho cây Địa Lan (Cymdibium). Chuẩn bị và bố trí thí nghiệm: - Đối chứng: 100 cây Địa Lan bị bệnh thối rễ. - Thí nghiệm: 100 cây Địa Lan bị bệnh thối rễ được chia thành 4 lô. Mỗi lô 25 cây: + Lô 1: Được bơm DNC nguyên chất của chủng nấm ĐTN4.19. + Lô 2: Được bơm DNC với tỷ lệ pha loãng 1/2 của chủng nấm ĐTN4.19. + Lô 3: Được bơm DNC với tỷ lệ pha loãng 1/3 của chủng nấm ĐTN4.19. + Lô 4: Được bơm DNC với tỷ lệ pha loãng 1/4 của chủng nấm ĐTN4.19. - DNC của chủng nấm ĐTN4.19 được pha loãng với tỷ lệ 1/2, 1/3, 1/4 và nguyên chất sau 5 ngày nuôi cấy. Bơm vào gốc cây bệnh 1 ngày 1 lần trong 10 ngày. Chúng tôi không sử dụng phân chuồng mà sử dụng phân bón đá (phân vô cơ) và phân bón lá (phân hữu cơ) để cách li mọi nguồn lây nhiễm. Bệnh thối rễ ở cây Địa Lan ban đầu rất ít biểu hiện nên việc phát hiện bệnh thường khó nhận biết sớm, chỉ xác định được khi thấy lá bị héo vàng/héo khô. Mụt con thối đen và dễ dàng rút khỏi thân cây. Lúc này nhổ cây lên thì bộ rễ đã thối gần hết. Khi bệnh nặng giả hành bị hư mô, mục rữa và chết hẳn. Do đó, 3 tháng sau khi bơm dịch nuôi cấy, chúng tôi mới nhổ cây lên để quan sát bộ rễ. 117 Kết quả thí nghiệm: - Đối chứng: Hệ rễ của cây Địa Lan thối hết; thân và lá chuyển sang vàng, nâu rồi đen, thối dần, giả hành bị hư mô, mục rữa và chết hẳn. Số cây Địa Lan chết 90%. - Thí nghiệm: + Lô 1: Hệ rễ của cây Địa Lan có dấu hiệu phục hồi. 17/25 cây đã xuất hiện rễ con (tỷ lệ 70%) (minh họa bằng hình 3.15). Tỷ lệ cây chết là 3/25 chiếm 12%. + Lô 2: Hệ rễ cây Địa Lan có dấu hiệu phục hồi, số lượng rễ con xuất hiện ít. Tỷ lệ cây chết là 8/25 cây chiếm 32%. + Lô 3: Hệ rễ của cây Địa Lan ít đen hơn lô đối chứng, quá trình thối rễ diễn ra chậm và cây chết chậm hơn so với lô đối chứng. Số cây chết 13/25 chiếm 52%. + Lô 4: Hệ rễ của cây Địa Lan thối gần hết; thân và lá chuyển sang vàng, nâu rồi đen, thối dần, giả hành đen, mục và chết. Số cây Địa Lan chết ít hơn so với lô đối chứng. Số cây chết 20/25 chiếm 80%. 118 Cây Địa Lan bị bệnh thối rễ Cây Địa Lan bị bệnh thối rễ khi nhổ gốc lên. Hình 3.15: Ứng dụng chủng ĐTN4.19 trong trị bệnh thối rễ cho cây Địa Lan Vì thời gian đề tài có hạn mà cây Địa Lan là cây lâu năm nên kết quả chỉ là sơ bộ bước đầu. Chúng tôi vẫn tiếp tục quan sát sự phát triển của những cây Địa Lan đang hồi phục. Rễ thối Rễ thối Cây Lan bệnh thối rễ Rễ con mới mọc khỏe mạnh KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1 Kết quả phân lập và tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng sinh hoạt chất đối kháng từ rừng Đà Lạt – Lâm Đồng. - Từ 297 chủng nấm sợi thuần khiết phân lập được từ rừng Đà Lạt – Lâm Đồng, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hoạt tính đối kháng. Có 86 chủng có hoạt tính đối kháng trong đó 28/297 chủng có phổ kháng khuẩn rộng, kháng cả vi khuẩn Gr+ và Gr-. - Đã chọn được 4 chủng nấm sợi có hoạt tính đối kháng cao và phổ kháng khuẩn rộng (vừa kháng VK Gr+ và Gr-) để tiếp tục nghiên cứu. - Từ 4 chủng được tuyển chọn, đã tiến hành thử khả năng kháng các nấm, vi khuẩn gây bệnh ở cây trồng. Kết quả đã chọn được 2 chủng: + Chủng ĐTN3.8 (được định danh là Trichoderma atroviride) kháng được tất cả 6 chủng nấm sợi gây bệnh được thử, 2 chủng vi khuẩn gây bệnh ở cây Địa Lan. + Chủng ĐTN4.19 có khả năng kháng tất cả 6 chủng nấm sợi gây bệnh được thử, 2 chủng vi khuẩn gây bệnh ở cây Địa Lan. 1.2 Đã nghiên cứu đặc điểm sinh học cơ bản của các chủng nấm sợi được tuyển chọn - Cả 2 chủng nấm sợi được tuyển chọn có enzyme cellulaza rất mạnh, riêng hoạt tính enzyme proteaza và amylaza kém. - Cả 2 chủng phát triển tốt trên nguồn Cacbon là rỉ đường, nguồn Nitơ là bột đậu. Nguồn rỉ đường, bột đậu đều là nguồn nguyên liệu thô. Điều đó có ý nghĩa thực tiễn trong việc chọn nguồn dinh dưỡng cho việc nuôi cấy 2 chủng sau này. - Cả 2 chủng nấm sợi sinh trưởng, phát triển tốt và sinh hoạt chất đối kháng ở pH từ 4 đến 7 nhưng thích hợp nhất là từ 5-6. - Cả 2 chủng đều có hoạt tính đối kháng từ ngày thứ 3 sau khi cấy. Chủng ĐTN3.8 hoạt tính đối kháng mạnh nhất vào ngày thứ 4 sau khi cấy. Chủng ĐTN4.19 có hoạt tính đối kháng mạnh nhất vào ngày 5 sau khi cấy. - Dịch chiết hoạt chất đối kháng thô của 2 chủng nấm tuyển chọn rất bền với nhiệt độ. - Chủng ĐTN3.8 được định danh là Trichoderma atroviride. - Chủng ĐTN4.19 là chủng nấm sợi có nhiều đặc điểm hình thái (vi thể và đại thể) rất mới lạ. Đã gửi đi định danh ở các phòng thí nghiệm khác nhau nhưng vẫn chưa định danh loài này được. Từ đó, chúng tôi tiên đoán có thể đây là một nấm sợi mới. Cần được tiếp tục nghiên cứu để xác định vị trí phân loại của chủng này. 1.3 Đã bước đầu thử nghiệm khả năng ứng dụng các chủng nấm sợi được chọn trong phòng và trị bệnh cho cây Địa Lan (Cymdibium) ở Đà Lạt. - Trên giá thể trồng cây Địa Lan là Trấu và Dớn đốt hun có bổ sung Trichoderma atroviride cây phát triển tốt, lá xanh, rễ con ra nhanh, trắng, mập so với lô đối chứng không có bổ sung Trichoderma atroviride. - Đã dùng DNC của chủng ĐTN4.19 để trị bệnh thối rễ trên cây Địa Lan. Kết quả cho thấy cây có dấu hiệu phục hồi so với lô đối chứng. Ở lô thí nghiệm bằng dịch nuôi cấy nguyên chất và tỷ lệ 1/2, cây bệnh đã có rễ con đã xuất hiện sau 3 tháng theo dõi. 2. Kiến nghị. Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, các trang thiết bị ở phòng thí nghiệm chỉ ở mức cơ bản. Mong rằng các nghiên cứu sau sẽ tiếp tục khảo sát sau hơn về các chủng nấm sợi ở rừng Đà Lạt: - Xác định bản chất hoạt chất đối kháng của các chủng nấm sợi đã được tuyển chọn. - Tiếp tục theo dõi việc sử dụng các chủng đã tuyển chọn để phòng và trị bệnh cho cây Địa Lan ở Đà Lạt. - Chủng ĐTN4.19 có những đặc điểm mới lạ nên tiếp tục nghiên cứu để xác định vị trí phân loại của chủng này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Huy Bá (2004), “Môi trường” – NXB Đại học Quốc gia TP. HCM 2. Bộ Y Tế (2007), “VSV Y học” , NXB Y học 3. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyễn (2003), “Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng”, NXB Nông Nghiệp Tp. HCM. 4. Lê Thị Châu (2004), “Nghiên cứu khu hệ vi nấm gây bệnh và có lợi cho cây thông vùng Đà Lạt , Lâm Đồng”, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới, Phân viện Sinh học tại Đà Lạt. 5. Phạm Thị Kim Chi , “Nghiên cứu Đặc điểm sinh lý, sinh hóa của các chủng nấm mốc được phân lập từ chế phẩm EM có khả năng sinh kháng kháng sinh kháng nấm gây bệnh ở cây trồng”, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Đại học Sư Phạm Tp. HCM niên khoá 1997-2001. 6. Lê Đình Đôn, “Nguyên cứu nguyên nhân và biện pháp phòng trừ bệnh chết cây địa lan tại Đà Lạt-Lâm Đồng”, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (đề tài cấp Sở khoa học và Công nghệ Lâm Đồng) 2004-2005. 7. Nguyễn Lân Dũng, “Sử dụng VSV để phòng trừ sâu hại cây trồng”, NXB Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Đàn, Lê Nguyên Công (1983), “Sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp”, Tạp chí Hoạt động Khoa học. 9. Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thanh Hiền, Lê Đình Lương, Đoàn Xuân Mượu, Phạm Văn Ty (1978), “Một số phương pháp nghiên cứu VSV học Tập 3” , NXB Khoa học và Kỹ thụât Hà Nội. 10. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (1998), “VSV học”, NXB Giáo Dục. 11. Nguyễn Lân Dũng , “VSV tổng hợp” , NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 12. Nguyễn Thành Đạt (2005), “Cơ sở sinh học VSV Tập 1,2” , NXB ĐH Sư Pham Hà Nội. 13. Bùi Xuân Đồng (2004), “Nguyên lý phòng chống nấm mốc & mycotoxin”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 14. Mai Thị Hằng, Phan Nguyên Hồng (2002), Đánh giá vai trò của VSV trong hệ sinh thái rừng ngập mặn”, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 15. Trương Phước Thiên Hoàng (2007), “Khảo sát hoạt tính một số hệ enzyme thủy phân amylase, cellulase, peectinase thu từ ba chủng Trichoderma phân lập từ miền Đông Nam bộ”, Luận án Thạc sĩ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM 16. Nguyễn Thị Quảng Hoa (1995), “Tính khả thi về mặt khoa học của việc sản xuất chế phẩm B. thuringiensis tại Đà Lạt”. 17. TS Lê Thanh Hoà, GS. TSKH Đái Duy Ban (2002), “Công nghệ sinh học đối với cây trồng và vật nuôi Tập 2”, NXB Nông Nghiệp 18. Phạm Thành Hổ (2005), “Nhập môn công nghệ sinh học”, NXB Giáo Dục. 19. Hội thảo khoa học năm 2002, “Kết quả nghiên cứu khoa học và nâng cao nhận thức cho cộng đồng ở các vùng rừng ngập mặn thuộc Thái Bình và Nam Định”, Hà Nội. 20. Nguyễn Đức Lượng (2002), “Công nghệ vi sinh (T1,T2)”, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM. 21. Nguyễn Đức Lượng (2006), “Thí nghiệm Công nghệ sinh học (T1,2)”, NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM. 22. Vũ Triệu Mân (2007), “Giáo trình bệnh cây chuyên khoa”, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 23. Vũ Triệu Mân (2007), “Giáo trình bệnh cây đại cương”, Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội. 24. Biền Văn Minh (2000), “Nghiên cứu khả năng sinh chất kháng sinh của một số chủng xạ khuẩn phân lập từ đất Bình Trị Thiên”, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội. 25. Đặng Vũ Hồng Miên (1999), “Bảng phân loại các loài nấm mốc thường gặp”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 26. Lê Thị Thanh Nga (2001), “Nghiên cứu đặc điểm chủng xạ khuẩn THSD sinh kháng sinh chống bệnh hại cây trồng”, Luận văn thạc sĩ sinh học trường ĐH Sư phạm Tp. HCM. 27. Phan Thanh Phương (2007), “Khảo sát khả năng sinh kháng sinh của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn huyện Cần Giờ Tp. HCM”, Luận văn thạc sĩ trường ĐH Sư Phạm Tp.HCM. 28. Lê Xuân Phương (2001), “VSV Công nghiệp”, NXB Xây dựng ĐH Đà Nẵng. 29. Lương Đức Phẩm (2007), “Công nghệ VSV”, NXB Nông Nghiệp. 30. Lương Đức Phẩm (2007), “Các chế phẩm sinh học dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản”, NXB Nông Nghiệp. 31. Lương Đức Phẩm, Hồ Sưởng (1978), “Vi sinh tổng hợp”, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 32. TS Trần Thị Thanh (2007), “Công Nghệ Vi Sinh” , NXB Giáo Dục 33. Nguyễn Xuân Thành (chủ biên), Nguyễn Như Thành, Dương Đức Tiến (2004), “VSV Nông nghiệp”, NXB Đại học Sư Phạm 34. Nguyễn Xuân Thành, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Toản (2003), “Giáo trình Công nghệ VSV trong sản xuất Nông Nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường”, NXB Nông Nghiệp. 35. Trần Thanh Thuỷ (1999), “Hướng dẫn thực hành VSV học” , NXB Giáo dục 36. Nguyễn Thị Thu (2005), “Nghiên cứu đặc tính sinh học và khả năng sinh kháng sinh của các chủng Streptomyces phân lập từ rừng ngập mặn Việt Nam”, Luận văn tốt nghiệp Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. 37. Lê Đức Tuấn (2002), “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”, NXB Nông Nghiệp Tp.HCM. 38. Nguyễn Ngọc Tú, Nguyễn Cửu Thị Hương Giang (1997), “Bảo vệ cây trồng bằng các chế phẩm từ vi nấm”, NXB Nông Nghiệp Tp. HCM 39. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2008), “Địa Chí Đà Lạt”, NXB Tổng hợp TP.HCM. 40. Phân viện Khoa học Việt Nam (1976 – 1982), “Nghiên cứu sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh Bt” 41. Liên hiệp khoa học sản xuất thuốc trừ sâu vi sinh B. thuringiensis. (1984). 42. Viện Sinh học Nhiệt Đới (1998), “Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học (1993 – 1998), (1999-2000)”, NXB Nông Nghiệp Tp. HCM. 43. Các báo cáo của Viện Khoa học, “Sử dụng VSV chống côn trùng và các bệnh có hại cho cây trồng”. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. toan-cau.htm 52. contrung/24428_Virus_H1N1_nguy_hiem_hon_nhieu_so_voi_suy_nghi_cu a_con_nguoi.aspx 53. 54. 55. thuong 56. ries/37/Default.aspx 57. 9 58. 59. 60. 61. kha-nang-khang-thuoc.html 62. 63. 64. 65. 66. 67. 68. 69. 70. 71. 72. 73. 74. 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81. cleID=1106 82. D=15 83. PHỤ LỤC Khuẩn lạc chủng T. atroviride trên môi trường Czapek Dox sau 4 ngày nuôi cấy Khuẩn ty và cuốg sinh bào tử của chủng Trichoderma atroviride. Khuẩn lạc chủng ĐTN4.19 trên môi trường khoai tây sau 4 ngày nuôi cấy. Hình thái vi thể của chủng ĐTN4.19 Hình thái vi thể của chủng ĐTN4.19 Hoạt tính đối kháng với B. subtilis và E. coli của chủng ĐTN4.19 (mặt sau đĩa petri) Khả năng bền nhiệt của dịch chiết hoạt chất đối kháng thô của chủng ĐTN4.19 ở nhiệt độ 121oC. Cây Địa Lan - Cam Lửa bị bệnh thối rễ. Cây Địa Lan phát triển mạnh trên hỗn hợp Trấu và Dớn đốt có bổ sung Trichoderma atroviride so với cây Địa Lan trồng trên hỗn hợp Trấu và Dớn không đốt. Địa Lan trồng trên Trấu và Dớn đốt có bổ sung Trichoderma atroviride rễ phát triển nhanh và trắng hơn trồng trên Dớn. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NHÃ VY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH HOẠT CHẤT ĐỐI KHÁNG VI SINH VẬT GÂY BỆNH CHO CÂY TRỒNG CỦA CÁC CHỦNG NẤM SỢI PHÂN LẬP TỪ RỪNG ĐÀ LẠT TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CÁM ƠN Lời tri ân sâu sắc nhất xin gửi đến tới TS. Trần Thị Thanh – Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cám ơn TS. Trần Thanh Thủy cùng toàn thể Thầy, Cô khoa Sinh trường Đại Học Sư Phạm Tp. HCM đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Lê Thị Châu cùng các cán bộ nghiên cứu tại phòng vi sinh Viện Sinh Học Tây Nguyên; ThS. Nguyễn Khoa Trưởng cùng toàn thể các Thầy, Cô khoa Sinh trường Đại Học Đà Lạt đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt thời gian làm đề tài. Cuối cùng, tôi xin được cám ơn những người thân, bạn bè, các chị cùng khóa, các em sinh viên trường Đại Học Đà Lạt đã sát cánh cùng tôi hoàn thành luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 08 năm 2009 Nguyễn Thị Nhã Vy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình tự tìm tòi nghiên cứu của chính tôi, không sao chép bất cứ thành quả của công trình nghiên cứu nào và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước các nội dung đã trình bày trong luận văn. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa. Lời cám ơn. Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các chữ viết tắt. Danh mục các bảng. Danh mục cách hình vẻ, đồ thị. MỞ ĐẦU Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Nấm sợi...............................................................................................................5 1.1.1 Đặc điểm cơ bản của nấm sợi ................................................................. .5 1.1.2 Phân loại nấm sợi.................................................................................. 14 1.1.3 Vai trò của nấm sợi ............................................................................... 17 1.2 Chất kháng sinh từ nấm sợi ................................................................................18 1.2.1 Lịch sử tìm ra chất kháng sinh ........................................................... 19 1.2.2 Ứng dụng của chất kháng sinh từ nấm sợi.......................................... 22 1.3 Thuốc trừ sâu Sinh học – giải pháp cho một ngành Nông nghiệp xanh, sạch, an toàn.................................................................................................................28 1.3.1 Đặc tính VSV kí sinh gây bệnh cho cây trồng................................... 28 1.3.2 Tình hình phá hoại cây trồng của sâu, bệnh. ..................................... 31 1.3.3 Một số nấm gây bệnh cho cây trồng................................................... 33 1.3.4 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh hiện nay ................................ 37 1.3.5 Những chế phẩm VSV trong phòng trừ sâu, bệnh ............................. 39 1.3.6 Tình hình sản xuất rau, hoa tại Đà Lạt ............................................... 42 1.3.7 Tình hình bệnh hại cây Địa Lan (Cymbidium) ................................... 44 1.4 Vài nét giới thiệu về Đà Lạt. ..............................................................................52 1.4.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 52 1.4.2 Địa hình............................................................................................... 52 1.4.3 Tài nguyên rừng.................................................................................. 54 1.4.4 Khí hậu ............................................................................................... 56 Chương 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu ............................................................................................................59 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 59 2.1.2 Hoá chất .............................................................................................. 60 2.1.3 Thiết bị, dụng cụ ................................................................................. 60 2.1.4 Các môi trường đã sử dụng khi nghiên cứu........................................ 61 2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................63 2.2.1 Phương pháp VSV .............................................................................. 63 2.2.2 Phương pháp quan sát hình thái nấm sợi ............................................ 65 2.2.3 Các phương pháp hoá sinh ................................................................. 66 2.2.4 Thử hoạt tính đối kháng với các chủng nấm bệnh cho cây trồng....... 70 2.2.5 Phương pháp kiểm tra độ bền nhiệt của hoạt chất đối kháng. ............ 71 2.2.6 Phương pháp bảo quản giống nấm sợi trên môi trường thạch có lớp dầu khoáng......................................................................................... 72 2.2.7 Phương pháp xử lí số liệu bằng toán thống kê đơn giản. ................... 72 2.2.8 Phương pháp định danh vi nấm bằng phương pháp giải trình tự ở công ty Nam Khoa. ............................................................................. 72 Chương 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả phân lập và thuần khiết các chủng nấm sợi từ rừng Đà Lạt ......... 76 3.2 Khảo sát khả năng sinh hoạt chất đối kháng của các chủng nấm sợi phân lập được ........................................................................................................... 77 3.3 Tuyển chọn những chủng nấm sợi có họat tính đối kháng cao ................. 81 3.4 Khảo sát phổ đối kháng với VSV gây bệnh ............................................. 83 3.5 Các đặc điểm sinh học và phân loại của các chủng nấm sợi đã được tuyển chọn............................................................................................................ 90 3.5.1 Đặc điểm hình thái, phân loại. .......................................................90 3.5.2 Một số đặc điểm sinh lý, sinh hoá của các chủng nấm sợi nghiên cứu ........................................................................................................95 3.6 Bước đầu ứng dụng các chủng nấm sợi được tuyển chọn để phòng và trị bệnh cho cây Địa Lan (Cymbidium) ....................................................... 110 3.6.1 Ứng dụng chủng Trichoderma atroviride trong phòng bệnh cho cây Địa Lan (Cymdibium)......................................................................110 3.6.2 Ứng dụng chủng ĐTN4.19 trong trị bệnh thối rễ ở cây Địa Lan (Cymdibium)....................................................................................116 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTT : Bào tử trần CKS : Chất kháng sinh DNC : Dịch nuôi cấy ĐKKL : Đường kính khuẩn lạc KL : Khuẩn lạc KS : Kháng sinh HS : Hệ sợi MT : Môi trường NC : Nghiên cứu VK Gr+ : Vi khuẩn Gram dương VK Gr- : Vi khuẩn Gram âm VSV : Vi sinh vật VSVKĐ : Vi sinh vật kiểm định. TBT: Trung bình tháng TBN: Trung bình năm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hiệu quả việc sử dụng phối hợp glucose và galactose đối với sự phát triển của Aspergillus niger (nuôi cấy tĩnh ở 20oC trong 7 ngày). Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng rau và hoa cắt cành từ năm 1996-2005. Bảng 3.1 : Kết quả khảo sát khả năng sinh hoạt chất đối kháng của các chủng nấm phân lập từ rừng Đà Lạt – Lâm Đồng ở các vị trí lấy mẫu. Bảng 3.2 : Kết quả thống kê hoạt chất đối kháng của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng Đà Lạt – Lâm Đồng. Bảng 3.3 : Những chủng nấm sợi có hoạt tính đối kháng cao. Bảng 3.4: Khảo sát khả năng đối kháng với VSV gây bệnh ở cây trồng của các chủng nấm sợi được tuyển chọn. Bảng 3.5: Đặc điểm phân loại của chủng nấm sợi ĐTN3.8. Bảng 3.6: : Hoạt tính enzyme của các chủng sợi được tuyển chọn. Bảng 3.7: Khả năng đồng hoá nguồn Cacbon, Nitơ khác nhau của các chủng nấm sợi đã được tuyển chọn. Bảng 3.8: Khảo sát ảnh hưởng của độ pH tới sự sinh trưởng, phát triển của các chủng nấm sợi được tuyển chọn. Bảng 3.9: Khảo sát ảnh hưởng của độ pH lên hoạt tính đối kháng của 2 chủng nấm sợi được tuyển chọn. Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thời gian đến sự sinh trưởng, phát triển và hoạt chất đối kháng của 2 chủng nấm sợi đã được tuyển chọn. Bảng 3.11: Độ bền nhiệt của dịch chiết hoạt chất đối kháng thô trong dịch lên men DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cấu trúc sợi nấm Hình 1.2: Sự phát triển của hệ sợi nấm Hình 1.3: Nấm Trichoderma kí sinh trên nấm gây bệnh cho cây trồng. Hình 1.4: Cuống bào tử và bào tử của Pyricularia oryzae (Sharma, 1998). Hình 1.5: Cuống bào tử và bào tử của Curvularia lunata (Sharma, 1998). Hình 1.6 : Vùng rau hoa Vạn Thành, Cam Ly. Hình 1.7: Vườn Hoa Địa Lan Phường 7, Đà Lạt. Hình 1.8: Hình thái cây Địa Lan (Cymbidium) Hình 1.9 : Cảnh quan nơi lấy mẫu nghiên cứu Hình 2.1: Vị trí lấy mẫu trên bản đồ Đà Lạt – Lâm Đồng Hình 2.2: Phương pháp giải trình tự và đọc kết quả tự động (đánh dấu bằng hóa chất huỳnh quang). Hình 3.1: Hoạt tính đối kháng với VSV kiểm định của chủng ĐTN4.19. Hình 3.2: Hoạt tính đối kháng với VSV kiểm định của các chủng ĐTN3.7, ĐTN3.8, ĐTN3.9. Hình 3.3: Kháng với nấm gây bệnh cho cây trồng bằng hoạt chất đối kháng. Hình 3.4: Kháng với nấm gây bệnh cho cây trồng bằng cách cạnh tranh. Hình 3.5: Hình thái đại thể và vi thể của chủng ĐTN3.8 Hình 3.6: Khuẩn lạc ĐTN4.19 sau 3 ngày nuôi cấy trên Czapek Dox. Hình 3.7: Hình thái đại thể và vi thể của chủng ĐTN4.19 Hình 3.8: Hoạt tính enzyme cellulaza của chủng ĐTN4.19 và ĐTN3.8 Hình 3.9: Khả năng đồng hóa nguồn Cacbon khác nhau Hình 3.10: Khả năng đồng hóa nguồn Nitơ khác nhau Hình 3.11: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng, phát triển của các chủng nghiên cứu. Hình 3.12: Đốt Trấu và Dớn làm giá thể trồng Địa Lan và bổ sung Trichoderma atroviride. Hình 3.13: Cây Địa Lan được trồng trên các loại giá thể khác nhau Hình 3.14: Rễ cây Địa Lan sau 3 tháng trồng trên các loại giá thể khác nhau. Hình 3.15: Ứng dụng chủng ĐTN4.19 trong trị bệnh thối rễ cho cây Địa Lan DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1: Khả năng đồng hóa nguồn Cacbon khác nhau của 2 chủng nấm sợi được tuyển chọn. Đồ thị 3.2: Khả năng đồng hóa nguồn Nitơ khác nhau của hai chủng nấm sợi đã được tuyển chọn. Đồ thị 3.3: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng, phát triển của hai chủng nấm sợi được tuyển chọn. Đồ thị 3.4: Ảnh hưởng độ pH ban đầu lên hoạt chất đối kháng của 2 chủng nấm sợi được tuyển chọn. Đồ thị 3.5: Ảnh hưởng của thời gian đến sự sinh trưởng, phát triển của hai chủng nấm sợi được tuyển chọn. Đồ thị 3.6: Xác định thời gian sinh tổng hợp hoạt chất đối kháng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngành Nông nghiệp đang đối mặt với một đề cực kỳ nghiêm trọng là sự xuất hiện ngày càng nhiều loại sâu, bệnh nguy hiểm gây hại cho cây trồng. Chúng đã gây tổn thất lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng. Để đối phó với sâu bệnh, nông dân sử dụng rộng rãi cũng như quá lạm dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học và đây cũng chính là mối lo ngại lớn của con người. Bên cạnh đó, có rất nhiều chủng VSV gây bệnh lại lờn thuốc kháng sinh. Một trong những biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng lờn thuốc của cái các VSV gây bệnh là tìm thêm các kháng sinh mới từ VSV trong thiên nhiên. Trong các nhóm VSV sinh kháng sinh, người ta quan tâm tìm hiểu nhiều nhất là các nhóm nấm sợi và xạ khuẩn. Hiện nay, Khí hậu Đà Lạt đang biến đổi một cách bất thường nhất trong lịch sử hình thành. Trước đây, nhiệt độ trung bình năm ở Đà Lạt là 18-20°C. Nhưng hiện nay, sự khắc nghiệt gia tăng với biên độ nhiệt dãn cách đột biến chưa từng thấy: chênh nhau giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất bình quân từ 8-10 độ những năm trước lên 12-15 độ. Đà Lạt đã nóng lên 3-4°C so với trước kia; còn sương mù, bây giờ một năm, thỉnh thoảng mới có lại vài lần. Có thể nói sự thu hẹp nhanh hơn rừng nội ô ở thành phố Đà Lạt, việc xây dựng công trình ồ ạt, cộng với hiện tượng El Nino đang diễn ra là nguyên nhân dẫn đến bức tranh khí hậu tồi tệ ở Đà Lạt. Trước tình hình đó, các nhà chuyên môn đã đưa cảnh báo: sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng tiêu cực trên chắc chắn sẽ làm sâu, bệnh phát sinh gay gắt trên cây trồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHVSV014.pdf