MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 4
2.1. Mục đích 4
2.2. Yêu cầu 4
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
3.1. Ý nghĩa khoa học 4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 5
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 6
1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 6
1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 6
1.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ. 8
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ 8
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Đoan Hùng 8
2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam 9
2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới 9
2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam 11
CHƯƠNG II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1. Vật liệu nghiên cứu 16
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm: 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu 17
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 18
2.6. Phương pháp xử lý số liệu 22
CHƯƠNG III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm 23
48 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích trồng ngô từ 162,32 triệu ha (năm 2010) đến 183,29 triệu ha (năm 2014). Năng suất tăng không đáng kể từ 51,55 tạ/ha (năm 2010) đến 55,72 tạ/ha (2014). Do diện tích tăng cho nên sản lượng vẫn có xu hướng tăng qua các năm.
1.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây ngô đã được trồng cách đây khoảng 300 năm và được trồng trên những điều kiện sinh thái khác nhau của cả nước. Là cây lương thực quan trọng thứ hai sau cây lúa, là cây trồng chính để phát triển ngành chăn nuôi. Năng suất ngô ở nước ta trước đây rất thấp so với năng suất ngô thế giới, do sử dụng giống ngô địa phương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Sản xuất ngô ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và đến nay đã đạt được những thành tựu lớn.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2010
1.126,9
40,9
4.606,3
2011
1.081,0
46,8
4.684,3
2012
1.118,2
42,9
4.803,2
2013
1.172,6
44,3
5.193,5
2014
1.178,6
44,1
5.202,5
2015
1.179,3
44,8
5.281,0
( Nguồn: Tổng cục thống kê, website 2015)[16]
Qua bảng 1.2 cho thấy diện tích trồng ngô từ 1126,9 nghìn ha (năm 2010), giảm xuống ở năm 2011, và tiếp tục tăng đến 1179,3 ha (năm 2015); song năng suất ngô tăng không đáng kể. Những nguyên nhân chính làm giảm năng suất ngô ở Việt Nam là do ngô chủ yếu được trồng trên đất dốc (> 60% diện tích), sản xuất ở những vùng này phụ thuộc chủ yếu vào nước trời, trong đó hạn hán là yếu tố chính làm giảm năng suất ngô; Kỹ thuật canh tác vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, quy trình canh tác giống mới vẫn còn chung chung chưa cụ thể từng giống, từng vùng, từng thời vụ, cả về phân bón, chăm sóc; Hạn chế về giống, nhất là giống chịu hạn, ít nhiễm sâu bệnh, thời gian ngắn, năng suất cao.
Sản lượng ngô nước ta tăng dần qua các năm đặt 5281 nghìn tấn (năm 2015), do nước ta đã chuyển đổi từ sản xuất quảng canh sang thâm canh, ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật và đưa giống mới vào sản xuất.
1.3. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ.
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Phú Thọ
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô tại Phú Thọ giai đoạn 2010-2015
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
2010
20,7
43,7
90,4
2011
21,4
44,1
94,3
2012
17,4
45,5
79,1
2013
18,6
45,4
84,0
2014
18,7
45,9
85,8
2015
19,2
46,7
89,6
( Nguồn: Tổng cục thống kê, website 2015)[16]
Tình hình sản xuất ngô của Phú Thọ từ năm 2010 trở lại đây có nhiều thay đổi. Năm 2010, tổng diện tích ngô toàn tỉnh là 20,7 nghìn ha, năng suất 43,7 tạ/ha, sản lượng ngô hạt đạt 90,4 nghìn tấn. Diện tích ngô giảm dần đến năm 2012 có 17, 4 nghìn ha do khó khăn về điều kiện thời tiết cùng với việc dịch chuyển cơ cấu cây trồng, vì vậy diện tích gieo trồng ngô giảm đáng kể. Đến năm 2015 diện tích ngô tiếp tục tăng 19,2 nghìn ha, năng suất đạt 46,7 tạ/ha, sản lượng 89,6 nghìn tấn.
1.3.2. Tình hình sản xuất ngô tại huyện Đoan Hùng
Với tổng diện tích đất tự nhiên là 30.285,21 ha, trong đó diện tích đất nông, lâm nghiệp là 25.871,9 ha (chiếm 85,4 %). Đoan Hùng là huyện miền núi có tiềm năng về đất đai, lao động để phát triển kinh tế nông nghiệp. Nhiều năm qua, huyện đã tích cực vận dụng sáng tạo các cơ chế, chính sách vào thực tế của địa phương nên đã đạt được nhiều thành tích trên mọi mặt của lĩnh vực kinh tế, nổi bật là sản xuất cây lâm nghiệp, cây chè và cây ăn quả, đặc biệt là sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo an ninh lương thực, huyện cũng luôn xác định quan tâm ưu tiên cho phát triển các cây lương thực chính, trong đó tập trung cây lúa, cây ngô
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô tại Đoan Hùng giai đoạn 2010 - 2015
Năm
Diện tích
(ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng
(tấn)
2010
1.856,0
46,40
8.612,7
2011
1.935,0
47,23
9.139,3
2012
1.957,8
48,10
9.417,0
2013
1.907,7
47,29
9.021,8
2014
1.830,4
48,10
8.805,6
2015
1.723,9
51,9
8.947,0
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đoan Hùng, 5/2015)[2]
Số liệu bảng 1.4 cho thấy diện tích trồng ngô của huyện những năm gần đây không ổn định, năm 2010 diện tích trồng ngô của huyện đạt 1.856 ha, tăng dần đến năm 2012 lại giảm dần đến năm 2015 còn 1.723,9 ha. Tuy nhiên năng suất có xu hướng tăng. Năm 2010, năng suất chỉ có 46,4 tạ/ha, đến năm 2015 năng suất đạt là 51,9 tạ/ha (tăng 5,5 tạ/ ha). Có được thành tựu trên cung với trình độ đầu tư thâm canh của người dân được cải thiện, thì yếu tố quan trọng nhất là việc đưa các giống ngô lai mới có năng suất cao vào sản xuất rộng rãi.
2. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới và Việt Nam
2.1. Tình hình nghiên cứu ngô trên thế giới
Sản lượng cây lương thực toàn cầu đến năm 2050 cần vượt qua 400 triệu tấn mới đáp ứng được nhu cầu của con người (FAO, 2009) [27]. Để đạt được mục tiêu này, với quỹ đất sản xuất nông nghiệp có hạn thì việc tăng năng suất cây trồng nói chung, cây ngô nói riêng là việc làm cấp thiết. Trong các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất ngô, giống đóng vai trò chủ đạo, giống tốt sẽ cho sản lượng ngô cao hơn giống bình thường từ 20 - 25% (Ngô Hữu Tình, 2003) [12]. Do vậy, vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là cần nghiên cứu chọn tạo các giống ngô mới năng suất cao, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Ngô là cây điển hình được ứng dụng nhiều thành tựu khoa học về các lĩnh vực di truyền học, công nghệ sinh học, cơ giới hóa, điện khí hóa và tin học vào công tác nghiên cứu và sản xuất (Ngô Hữu Tình, 1997) [10]. Tuy nhiên, việc nghiên cứu cải tạo giống ngô mang tính chất khoa học mới thực sự bắt đầu vào cuối thế kỷ 19.
Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia, của mỗi khu vực. Có nhiều tổ chức ngô lai trên thế giới gặt hái được những thành công rực rỡ trên lĩnh vực này: Mỹ, Hy lạp, Úc... Sản phẩm ngô lai không những phục vụ trong nước mà còn được đưa vào sản xuất ở nhiều nước khác trên thế giới, đã đem lại nguồn lợi to lớn cho các quốc gia này. Ví dụ như công ty Syngenta và Mosanto, Bioseed đã lai tạo ra nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt phổ biến trong sản xuất hiện nay như NK4300, NK54, NK67, NK6326, NK6654, Bioseed 9698, DK5252,
Bên cạnh việc nghiên cứu tạo giống ngô có năng suất cao các chuyên gia tạo giống tại CIMMYT đã nghiên cứu phát triển ngô chất lượng Protein QPM. Các nhà nghiên cứu đã và đang sử dụng phương pháp đánh dấu AND giúp việc chuyển gen chất lượng Protein vào những giống ngô thường ưu tú. Cuộc cách mạng về ngô QPM được CIMMYT, một số nước và công ty tư nhân nghiên cứu thành công ở Mỹ, Nam Phi, Braxin. Ngô QPM được đưa vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn khi dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và làm lương thực cho người. Ở Châu Á, có ba nước đang có chương trình phát triển ngô QPM đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam (Trần Thị Thêm, 2007) [19].
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác chọn tạo giống ngô được trợ giúp bởi nhiều kỹ thuật mới, những kỹ thuật mới này tập trung vào hai lĩnh vực là nuôi cấy mô tế bào và tái tổ hợp AND.
Nhờ áp dụng công nghệ sinh học, các giống ngô mới có nhiều ưu thế như kháng sâu đục thân, kháng thuốc trừ cỏ mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi diện tích canh tác bị thu hẹp, việc sử dụng các giống ngô biến đổi gen sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngô toàn cầu. Theo Graham Brookes (2011) [28] nếu không sử dụng giống ngô biến đổi gen thì diện tích trồng ngô trên thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới đáp ứng đủ nhu cầu ngô toàn cầu. Ngoài ra nhờ sử dụng các cây trồng biến đổi gen, thế giới đã cắt giảm được khoảng 0,39 triệu tấn thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1 % các chất độc hại ra môi trường.
Hiện nay có hơn 28 quốc gia trên thế giới trồng cây công nghệ sinh học (CNSH) và tổng diện tích tăng lên hơn 100 lần, từ 1,7 triệu ha (năm 1996) lên 181,5 triệu ha (năm 2014) (Clive James, 2015) [24].
Tại Mỹ năm 2014, giống ngô chuyển gen chịu hạn Drought GardTM đã được trồng 275.000 ha. Ngoài ra họ còn dự định phân phối giống ngô chịu hạn (DT), kháng sâu và côn trùng (Bt) cho các quốc gia ở khu vực châu Phi vào năm 2017 thông qua dự án “Sử dụng nước hiệu quả tại Châu Phi (WEMA)” (Clive James, 2015) [24].
Ngày nay công tác nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới vẫn đang được chú ý phát triển, với những kỹ thuật hiện đại để tạo ra những giống ngô mới có những đặc điểm mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
2.2. Tình hình nghiên cứu ngô tại Việt Nam
Từ những năm đầu của thập kỷ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai ở Việt Nam là một trong những cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về ngô lai ở nước ta đã được nhà nước đặc biệt quan tâm. Năng suất và sản lượng ngô ở Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ rệt do áp dụng thành tựu về ngô lai vào sản xuất. Tuy nhiên cây ngô ở Việt Nam mới thực sự được phát triển từ năm 1995 đến nay. Các nhà khoa học đã xây dựng quỹ gen ngô Việt Nam bằng cách thu thập từ các quần thể địa phương và nhập các vật liệu ngô từ các nước, các cơ quan nghiên cứu trên thế giới dưới dạng vốn gen của quần thể và giống lai. Đây là các vật liệu trong tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai có ưu thế lai cao.
Ngô Hữu Tình (2009) [13] đã sử dụng phương pháp Fullsib, dạng cải tiến của phương pháp sib để tạo dòng và đã thành công trong việc tạo ra một số dòng từ nguồn vật liệu là quần thể chọn lọc SB 2649.
Bằng phương pháp lai đỉnh, Mai xuân Triệu và cs, (2000) [18] đã chọn được dòng IL78 và IL68 có khả năng kết hợp chung cao để làm vật liệu tạo giống ngô lai.
Lương văn vàng và cs (2002) [23], từ 5 dòng tự phối S4 là L1, L2, L3, L4 và L5, bằng phương pháp lai đỉnh với 2 cây thử là LVN10 và DF1 đã xác định được 2 dòng ưu tú là L5 và L5 làm vật liệu tạo giống ngô lai.
Ngô Hữu Tình và cs (2004) [14], bằng phương pháp tự phối từ các giống ngô lai nhập nội có khả năng chịu hạn đã chọn được dòng T6 và T8 có khả năng kết hợp chung cao, là vật liệu tạo giống LVN99 có khả năng chịu hạn phục vụ sản xuất cho các tỉnh miền núi phía Bắc.
Viện nghiên cứu ngô thông qua đánh giá thực địa và phân lập genRpl đã xác định được dòng C152, V272, C7N, Dekalbgold kháng bệnh gỉ sắt, các dòng này được sử dụng làm vật liệu chọn tạo giống kháng bệnh gỉ sắt. Từ 109 tổ hợp lai đã chọn được một số tổ hợp lai đạt năng suất 90 tạ/ha, chống chịu bệnh gỉ sắt khá (Bùi Mạnh Cường và cs, 2012) [3]. Từ năm 2003 đến nay với sự mở rộng hợp tác quốc tế, các nhà tạo giống ngô Việt Nam đã thu thập được nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau.
Đến nay Viện nghiên cứu ngô đang lưu giữ 616 nguồn gen ngô là các giống địa phương, giống thụ phấn tự do, quần thể, hơn 500 dòng tự phối đời cao và khoảng 300 dòng tự phối đời thấp. Nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cả về chủng loại (ngô tẻ, ngô nếp và ngô đường), phương pháp chọn tạo (truyền thống, nuôi cấy bao phấn, sử dụng cây kích tạo đơn bội, chuyển gen bằng công nghệ sinh học) và đa dạng di truyền (Nguyễn văn Tuất và cs., 2013) [21].
Nhờ có nguồn vật liệu phong phú, một số giống ngô lai thế hệ mới được chọn tạo bằng phương pháp truyền thống hoặc kết hợp giữa phương pháp chọn tạo truyền thống và công nghệ sinh học như LVN885, LVN145, LVN66, LVN61, LVN14, LVN36, LVN146, LVN154 đã được ứng dụng vào sản xuất. Các giống ngô lai thế hệ mới có nhiều ưu điểm như chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chịu thâm canh, màu hạt đẹp thích ứng với sản xuất hàng hóa.
Giai đoạn 2011 - 2013 đã có 14 giống ngô được công nhận, trong đó có 4 giống được công nhận chính thức là LVN146, LVN66, LVN092 SB099; 10 giống được công nhận sản xuất thử là LVN154, LVN111, LVN81, LVN102, LVN152, LVN62, VS36, Nếp lai số 5, Nếp lai số 9 và Đường lai 20. Đặc điểm chung các giống mới được tạo ra trong giai đoạn này là thích ứng rộng (cả trong và ngoài nước: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia), chống chịu tốt hơn với hạn, sâu bệnh, đổ gãy, thời gian sinh trưởng ngắn hoặc trung bình, tiềm năng năng suất cao, trong thí nghiệm có thể đạt tới 120 - 130 tạ/ha, chất lượng hạt tốt. Các giống ngô mới đang được Viện, các Trung tâm trực thuộc, một số công ty hạt giống trong nước thử nghiệm rộng và chuyển giao đến người sản xuất trong cả nước (Mai Xuân Triệu và cs., [18].
Kết quả “nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai QPM năng suất cao, chống chịu tốt phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giai đoạn 2012 – 2016” đã duy trì được 35 nguồn vật liệu và cải tạo được 550 tổ hợp lai mới được đánh giá ở vụ Thu Đông 2012 và Xuân 2013. Kết quả vụ Thu Đông 2012 đã chọn lọc được 12 THL tốt và vụ Xuân 2013 chọn được 19 THL tốt (Châu Ngọc Lý, Lê Quý Kha và cs, 2013) [5].
Ở phía Nam đã phát triển các giống ngô lai V98-1, V98-2, V-118, VN112 với diện tích hàng năm là 2.000 ha tại các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn, có tiềm năng năng suất cao, có khả năng phối hợp cao, cho năng suất cao. Đặc biệt giống lai đơn V-118 cho năng suất cao trên 80 tạ/ha, thích hợp trồng trên đất lúa vụ Đông Xuân đã được hoàn thiện và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng ngô lai trên đất lúa vụ đông xuân ở Tây Nguyên vượt 33,06% - 38,12% so với trồng lúa cùng vụ (Nguyễn văn Tuất và cs., 2013) [21].
Qua 2 năm thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai cho vùng thâm canh”, kết quả 3 giống đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận cho phép sản xuất thử đó là LVN111, LVN102, LVN62 (Mai Xuân Triệu, 2013) [20]
Không chỉ chú trọng công tác chọn tạo giống mới mà các nhà khoa học còn quan tâm nghiên cứu cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác cho phù hợp với yêu cầu của giống để tăng hiệu quả của quá trình sản xuất. Trong vòng 20 năm qua các nhà khoa học đã nghiên cứu hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng ngô trên đất ướt. xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hạt giống ngô lai trên quy mô lớn, phạm vi toàn quốc.
Đến nay công tác chọn tạo giống ngô của Việt Nam đã đi vào chiều sâu và có bài bản, nhờ vậy mà ngày nay chúng ta đã có hàng trăm dòng ngô thuần với xuất xứ và đặc tính khác nhau. Từ những dòng này, hàng chục giống ngô lai đã được tạo ra và đưa vào sản xuất. Không chỉ quan tâm đến năng suất, công tác chọn tạo giống còn quan tâm đến những chỉ tiêu khác như chọn tạo giống có chất lượng protein cao, giống chống chịu với điều kiện bất thuận...
Tóm lại: Cây ngô có vai trò quan trọng góp phần ổn định an ninh lương thực quốc gia, đặc biệt thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Là cây trồng ngắn ngày được sử dụng nhiều trên đất luân canh, có khả năng thích ứng rộng, có tiềm năng cho năng suất cao, nhất là các giống ngô lai. Qua việc đánh giá tình hình sản xuất và tìm hiểu về giống ngô để lựa chọn giống cho phù hợp, việc đánh giá thực trạng sản xuất ngô, gắn với điều kiện ngoại cảnh của địa phương để chọn giống ngô lai thích hợp bổ sung vào cơ cấu giống là rất cần thiết.
CHƯƠNG II
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Thí nghiệm tiến hành 9 giống ngô lai mới và 1 giống đối chứng
TT
Tên giống
Loại giống
TGST
Cơ quan tác giả
1
NK4300
Lai đơn
Trung bình
Đối chứng
2
LVN255
Lai đơn
Trung bình
Viện nghiên cứu Ngô
3
LVN26
Lai đơn
Trung bình
Viện nghiên cứu Ngô
4
VN5885
Lai đơn
Trung bình
Viện nghiên cứu Ngô
5
PAC669
Lai đơn
Trung bình
Công ty TNHH Advanta Việt Nam
6
PAC558
Lai đơn
Trung bình
Công ty TNHH Advanta Việt Nam
7
PSC102
Lai đơn
Trung bình
Công ty CP BVTV I Trung ương
8
PSC747
Lai đơn
Trung bình
Công ty CP BVTV I Trung ương
9
GS9989
Lai đơn
Trung bình
Công ty CP Đại Thành
10
NK6639
Lai đơn
Trung bình
Công ty TNHH Syngenta Việt Nam
- NK 4300 (đ/c) là giống ngô lai đã được công nhận giống và hiện đang được người dân sử dụng gieo trồng phổ biến trong sản xuất nhiều năm trên địa bàn huyện.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số giai đoạn sinh trưởng và phát dục của các giống ngô thí nghiệm.
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh lý.
- Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô thí nghiệm
- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện thí nghiệm:
- Thí nghiệm được triển khai thực hiện tại xã Phương Trung và xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
- Đất đai: Thí nghiệm được tiến hành trên bãi ven sông (loại đất phổ biến đối với diện tích ngô trồng hàng năm).
- Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017
2.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), gồm 10 công thức, 3 lần nhắc lại.
- Diện tích ô thí nghiệm: 14m2 (5m x 2,8m)
- Khoảng cách gieo trồng: 70cm x 25cm.
- Số cây/ô: 80 cây
- Mật độ: 57.000 cây/ha.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Lần I
Dải bảo vệ
1,0 - 1,5m dải bảo vệ
Dải bảo vệ
6
8
9
2
5
10
4
1
3
7
0,8m (lối đi)
Lần II
4
5
10
7
1
2
8
3
6
9
0,8m (lối đi)
Lần III
2
3
1
6
4
9
10
7
5
8
1,0 - 1,5m dải bảo vệ
- Quy trình kỹ thuật : Áp dụng theo Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô (QCVN01 - 56: 2011/BNNPTNT) [8].
- Ngày gieo hạt: dự kiến từ ngày 10 - 15/2/2016.
* Làm đất: Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, đảm bảo độ ẩm đất lúc gieo khoảng 75 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
* Kỹ thuật gieo:
- Mật độ: 5,7 vạn cây/ha (70 x 25cm), mỗi ô gieo 4 hàng.
- Gieo sâu 3 - 4 cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, khi ngô có 3 - 4 lá thì tỉa lần 1, đến 5 - 6 lá thì tỉa lần 2 và để mỗi hốc 1 cây.
* Phân bón:
- Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 140kg N + 70kg P205 + 90kg K2O.
- Cách bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + 1/4 lượng đạm
+ Bón thúc lần 1 khi ngô 4 - 5 lá: 1/4 lượng đạm + 1/2 lượng Kali
+ Bón thúc lần 2 khi ngô 7 - 9 lá: 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng Kali.
* Chăm sóc:
- Khi ngô 4 - 5 lá: xới vun nhẹ quanh gốc kết hợp với bón thúc lần 1.
- Khi ngô 7 - 8 lá: xới xáo diệt cỏ dại kết hợp bón thúc lần 2 và vun cao chống đổ.
- Tưới nước: Tưới nước, đảm bảo cho đất đủ ẩm (khoảng 70 - 80% độ ẩm tối đa đồng ruộng) ở 3 thời kỳ: Khi ngô 6 - 7 lá; Khi ngô xoáy nõn (trước trỗ cờ 10 - 12 ngày); Khi ngô thụ phấn xong - chín sữa (sau ngô trỗ cờ từ 10 - 15 ngày).
2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
* Chỉ tiêu về giai đoạn sinh trưởng
- Ngày mọc: Được tính khi có trên 50% số cây có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông). Theo dõi toàn bộ số cây/ô
- Ngày trỗ cờ: Được tính khi có > 50% số cây có hoa nở ở 1/3 trục chính. Theo dõi số cây ở 2 hàng giữa
- Ngày phun râu: Được tính khi có > 50% số cây bắp có râu nhú dài từ 2cm đến 3cm. Theo dõi số cây ở 2 hàng giữa
- Ngày chín sinh lý: Được tính khi trên 75% cây bắp có lá bi khô hoặc chân hạt có điểm đen. Theo dõi số cây ở 2 hàng giữa
* Chỉ tiêu về hình thái:
- Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đốt phân nhánh bông cờ đầu tiên. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa thời kỳ chín sữa
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng. Đo 10 cây ở 2 hàng giữa thời kỳ chín sữa
- Số lá: tổng số lá cây, đếm số lá 10 cây ở 2 hàng giữa
- Hệ số diện tích lá: đếm số lá xanh trên cây ở thời kỳ trỗ cờ
Phương pháp: tiến hành đo chiều rộng dài các lá ở 5 cây/ô vào giai đoạn trỗ cờ sau đó áp dụng công thức: Diện tích lá = dài x rộng x 0,75
Chỉ số diện tích lá = diện tích lá 1 cây x số cây/m2
- Trạng thái cây: Căn cứ khả năng sinh trưởng phát triển, độ đồng đều về chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, kích thước bắp, sâu bệnh, chống đổ của 10 cây ở 2 hàng giữa vào thời kỳ chín sáp. Đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 (1 tốt nhất ; 5 xấu nhất).
- Trạng thái bắp: Căn cứ vào hình dạng bắp, kích thước, độ đồng đều của bắp và tình trạng sâu bệnh bắp của 10 cây ở 2 hàng giữa vào thời kỳ chín sáp. Đánh giá theo thang điểm từ 1 - 5 (1 tốt nhất ; 5 xấu nhất).
- Đánh giá độ kín của lá bi: Quan sát và đánh giá 10 bắp ở 2 hàng giữa của mỗi ô. Đánh giá ở thời kỳ chín sáp và cho theo thang điểm từ 1 - 5
Điểm 1- Rất kín: Bẹ lá che kín đầu bắp và kéo dài khỏi bắp
Điểm 2 - Kín: Bẹ lá che kín đầu bắp
Điểm 3 - Hơi hở: Lá bi bao không chặt đầu bắp
Điểm 4 - Hở: Lá bi không che kín bắp, để hở đầu bắp
Điểm 5 – Rất hở: Bao bắp rất kém, đầu bắp hở nhiều.
(Quan sát các cây trong ô ở giai đoạn chín sáp)
* Chỉ tiêu về mức độ nhiễm sâu bệnh: Theo dõi một số sâu bệnh hại chính như sâu đục thân, đục bắp, rệp cờ, bệnh khô vằn: có thể đánh giá theo tỷ lệ (%) hoặc cấp độ bị nhiễm (1-5).
- Sâu đục thân (Chilo patellus): Theo dõi toàn bộ số cây bị sâu đục trên tổng số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá thời kỳ chín sáp
Điểm 1: < 5% số cây bị sâu.
Điểm 2: 5 - < 15% số cây bị sâu.
Điểm 3: 15 - < 25% số cây bị sâu.
Điểm 4: 25 - < 35% số cây bị sâu.
Điểm 5: 35 - < 50% số cây bị sâu.
- Sâu đục bắp (Heliothis zea và H. Amigera): Theo dõi toàn bộ số cây bị sâu đục trên tổng số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá thời kỳ chín sáp
Điểm 1: < 5% số b bắpị sâu.
Điểm 2: 5 - < 15% số bắp bị sâu.
Điểm 3: 15 - < 25% số bắp bị sâu.
Điểm 4: 25 - < 35% số bắp bị sâu.
Điểm 5: 35 - < 50% số bắp bị sâu.
- Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani f. Sp. Sasakii): Theo dõi số cây bị bệnh khô vằn trên tổng số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá ở thời kỳ chín sáp.
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) = (số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra) x 100
- Đốm lá: Theo dõi toàn bộ số cây ở 2 hàng giữa, đánh giá ở thời kỳ chín sữa và chín sáp. Cho điểm từ 1 - 5
Điểm 1: không bị bệnh
Điểm 2: > 5- 15% diện tích lá bị hại
Điểm 3: > 15- 30% diện tích lá bị hại
Điểm 4: > 30 - 50% diện tích lá bị hại
Điểm 5: > 50% diện tích lá bị hại.
* Chỉ tiêu khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh
- Gẫy thân: Ghi tất cả những cây bị gẫy dưới đốt mang bắp khi thu hoạch. Cho điểm từ 1 – 5.
Điểm 1 Tốt: < 5 % cây gẫy
Điểm 2 Khá: 5 -15 % cây gẫy
Điểm 3 Trung bình: 15 – 30 % cây gẫy
Điểm 4 Kém: 30 – 50 % cây gẫy
Điểm 5 Rất kém: > 50 % cây gẫy
- Đổ rễ: Ghi tất cả các cây bị nghiêng góc ≥ 300 so với mặt đất
Tỷ lệ đổ rễ (%) =
Số cây bị đổ
x100
Tổng số cây điều tra
* Chỉ tiêu về năng suất:
- Số bắp/cây: Đếm tổng số bắp hữu hiệu/ tổng số cây hữu hiệu/ô. Theo dõi ở thời kỳ thu hoạch
- Chiều dài bắp: Đo từ đáy bắp đến mút bắp của 30 cây mẫu lúc thu hoạch. Chỉ đo bắp thứ nhất của 30 cây mẫu. (cm)
- Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đo bắp thứ nhất của cây mẫu. Đo phần giữa bắp.
- Số hạt/hàng: Đếm số hạt của hàng có chiều dài trung bình của bắp của 30 cây mẫu. Chỉ đếm bắp thứ nhất của cây mẫu.
- Số hàng/bắp: Đếm số hàng hạt ở giữa bắp. Chỉ đếm bắp thứ nhất của 30 cây mẫu. Hàng hạt được tính khi có >5 hạt.
- Khối lượng 1000 hạt (gam): ở độ ẩm 14%, cân 2 mẫu hạt (mỗi mẫu 500 hạt tương đương P1 và P2 nếu chênh lệch mẫu nhỏ hơn 5% so với mẫu trung bình là chấp nhận được.
P1000 = P1 + P2 (P1: Mẫu hạt 1; P2 : Mẫu hạt 2)
Số bắp/cây x số hàng/ bắp x hạt/ hàng x P1000 hạt x số cây/ m2
NSLT (tạ/ha) =
10000
NTT: Thu toàn bộ bắp/ô, phơi khô, tẽ hạt phơi khô, cân (kể cả hạt của 10 bắp mẫu) và từ khối lượng hạt khô/ô tính ra năng suất tạ/ha.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu các thí nghiệm đánh giá giống ngô lai ở ngoài đồng ruộng được xử lý thống kê trên máy vi tính theo chương trình IRRISTAT
CHƯƠNG III
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm
Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát dục của các giống ngô
thí nghiệm vụ xuân 2017 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: Ngày
Giống
Thời gian từ gieo đến
Mọc
Trỗ cờ
T. phấn
P. râu
C. sữa
TGST
Xã Chí Đám
NK4300 (đ/c)
LVN255
LVN26
VN5885
PAC669
PAC558
PSC102
PSC747
GS9989
NK6639
Xã Phương Trung
NK4300 (đ/c)
LVN255
LVN26
VN5885
PAC669
PAC558
PSC102
PSC747
GS9989
NK6639
3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm hình thái sinh lý
Bảng 3.2: Chiều cao cây các giống ngô thí nghiệm Vụ xuân 2017
tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: cm
TT
Giống
Chí Đám
Phương Trung
TB giống
1
NK4300 (đ/c)
2
LVN255
3
LVN26
4
VN5885
5
PAC669
6
PAC558
7
PSC102
8
PSC747
9
GS9989
10
NK6639
TB địa điểm
P
P(G)
P(Đ)
P(Đ*G)
CV%
LSD.05
LSD.05 (G)
LSD.05 (Đ)
LSD.05 (Đ*G)
Bảng 3.3: Chiều cao đóng bắp các giống ngô thí nghiệm Vụ xuân 2017
tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: cm
TT
Giống
Chí Đám
Phương Trung
TB giống
1
NK4300 (đ/c)
2
LVN255
3
LVN26
4
VN5885
5
PAC669
6
PAC558
7
PSC102
8
PSC747
9
GS9989
10
NK6639
TB địa điểm
P
P(G)
P(Đ)
P(Đ*G)
CV%
LSD.05
LSD.05 (G)
LSD.05 (Đ)
LSD.05 (Đ*G)
Bảng 3.4: Số lá của các giống ngô thí nghiệm Vụ xuân 2017
tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: cm
TT
Giống
Chí Đám
Phương Trung
TB giống
1
NK4300 (đ/c)
2
LVN255
3
LVN26
4
VN5885
5
PAC669
6
PAC558
7
PSC102
8
PSC747
9
GS9989
10
NK6639
TB địa điểm
P
P(G)
P(Đ)
P(Đ*G)
CV%
LSD.05
LSD.05 (G)
LSD.05 (Đ)
LSD.05 (Đ*G)
Bảng 3.5: Chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm Vụ xuân 2017 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Đơn vị: cm
TT
Giống
Chí Đám
Phương Trung
TB giống
1
NK4300 (đ/c)
2
LVN255
3
LVN26
4
VN5885
5
PAC669
6
PAC558
7
PSC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_kha_nang_sinh_truong_phat_trien_cua_mot.docx