MỤC LỤC. 1
MỞ ĐẦU. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 5
1.1. TỔNG QUAN VỀ SỢI QUANG. 5
1.1.1. Sơ lược về sự phát triển của sợi quang . 5
1.1.2. Khái niệm, cấu tạo và nguyên lí hoạt động của sợi quang . 6
1.1.2.1. Khái niệm sợi quang . 6
1.1.2.2. Cấu tạo của sợi quang . 6
1.1.2.3. Nguyên lí hoạt động của sợi quang. 7
1.1.3. Các công nghệ truyền dẫn quang . 8
1.2. KỸ THUẬT GHÉP KÊNH PHÂN CHIA THEO BƯỚC SÓNG (WDM)8
1.2.1. Tổng quan về ghép kênh phân chia bước sóng (WDM). 8
1.2.2. Nguyên lí hoạt động của hệ thống WDM . 9
1.2.3. Phân loại kỹ thuật ghép kênh WDM. 10
1.2.3.1. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên hai sợi: . 10
1.2.3.2. Kỹ thuật truyền dẫn hai chiều trên một sợi. 11
1.2.4. Ứng dụng của kỹ thuật ghép kênh WDM . 12
1.3. BỘ KHUẾCH ĐẠI SỢI QUANG EDFA. 12
1.3.1. Sơ lược về sự phát triển của bộ khuếch đại quang EDFA. 12
1.3.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của EDFA. 13
1.3.2.1. Sơ đồ khối của EDFA . 13
1.3.2.2. Nguyên lý hoạt động của EDFA. 14
1.3.3. Ứng dụng của bộ khuếch đại quang EDFA. . 15
CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17
2.1. GIỚI THIỆU . 17
2.2. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM. 17
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của đơn
tạp Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate . 18
2.2.2. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate. 19
2.2.3. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Pr3+/Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate. 20
2.2.4. Các mức năng lượng và mẫu vật liệu. 22
2.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH THÍ
NGHIỆM. 24
2.3.1. Quy trình thí nghiệm . 24
2.3.2. Phân tích nhiệt DTA (Differential thermal analysis). 25
87 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mở rộng băng thông cận hồng ngoại của erbium trong vật liệu thủy tinh silicate ứng dụng cho bộ khuếch đại sợi quang edfa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật liệu
đã chế tạo như phân tích nhiệt DTA, quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ
cận hồng ngoại, đo thời gian sống lifetimess [16].
2.2. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM
Nguyên vật liệu chính sử dụng để tạo vật liệu thủy tinh trong nghiên
cứu đề tài này là: SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3. Tất cả các nguyên vật
liệu này có độ tinh khiết cao (99,99%) và là nguyên vật liệu được sử dụng
trong các phòng thí nghiệm.
Thành phần nguyên vật liệu chính để chế tạo vật liệu thủy tinh silicate
là từ hỗn hợp SiO2–AlF3–BaF2–LaF3–CaCO3. Thủy tinh silicate SABLC được
tạo thành từ tỷ lệ nồng độ của SiO2, AlF3, BaF2, LaF3, CaCO3, trong đó 3
thành phần chính SiO2, AlF3, BaF2 được thay đổi sao cho đảm bảo các tỷ lệ
này nằm trong vùng trạng thái thủy tinh được mô tả trên hình 2.1.
18
Hình 2.1. Tỷ lệ thành phần chính và trạng thái thủy tinh.
2.2.1. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đơn tạp Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate
Bảng 2.1. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đơn tạp Er3+ trong
thủy tinh silicate SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %)
[16- 18].
Ký hiệu mẫu thủy tinh SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 ErF3
SABLC-0.05Er 45 25 10 5 14.95 0.05
SABLC-0.1Er 45 25 10 5 14.9 0.10
SABLC-0.15Er 45 25 10 5 14.85 0.15
SABLC-0.2Er 45 25 10 5 14.8 0.20
SABLC-0.25Er 45 25 10 5 14.75 0.25
SABLC-0.3Er 45 25 10 5 14.7 0.30
19
2.2.2. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate
Bảng 2.2. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+ đơn tạp, Nd3+ đơn
tạp và đồng pha tạp Nd3+/Er3+trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xNyE [ 17,
18].
Ký hiệu mẫu thủy
tinh
SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3
SABLC-0Nd0.4Er 45 25 10 5 14.6 0 0.4
SABLC-0.5Nd0Er 45 25 10 5 14.5 0.5 0
SABLC-0.5Nd0.4Er 45 25 10 5 14.1 0.5 0.4
Bảng 2.3. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+/Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-0.5NxE (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol. %).
Ký hiệu mẫu thủy
tinh
SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3
SABLC-0.5Nd0.2Er 45 25 10 5 14.3 0.5 0.2
SABLC-0.5Nd0.3Er 45 25 10 5 14.2 0.5 0.3
SABLC-0.5Nd0.4Er 45 25 10 5 14.1 0.5 0.4
SABLC-0.5Nd0.5Er 45 25 10 5 14.0 0.5 0.5
20
Bảng 2.4. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Nd3+/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xN0.2E (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol.
%) [20].
Ký hiệu mẫu thủy
tinh
SiO
2
AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 NdF3 ErF3
SABLC-0Nd0.2Er 45 25 10 5 14.8 0 0.2
SABLC-0.5Nd0.2Er 45 25 10 5 14.3 0.5 0.2
SABLC-0.8Nd0.2Er 45 25 10 5 14 0.8 0.2
SABLC-1.0Nd0.2Er 45 25 10 5 13.8 1.0 0.2
SABLC-1.2Nd0.2Er 45 25 10 5 13.6 1.2 0.2
2.2.3. Vật liệu thí nghiệm cho nghiên cứu băng thông cận hồng ngoại của
đồng pha tạp Pr3+/Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate
Bảng 2.5. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của Er3+ đơn tạp, Pr3+ đơn
tạp và đồng pha tạp Er3+/ Pr3+ trong thủy tinh silicate SABLC-xPryEr.
Ký hiệu mẫu thủy
tinh
SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3
SABLC-0.5Er 45 25 10 5 14.5 0 0.5
SABLC-0.5Pr 45 25 10 5 14.5 0.5 0
SABLC-0.5Pr0.5Er 45 25 10 5 14.0 0.5 0.5
21
Bảng 2.6. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+/Er3+
trong mẫu thủy tinh silicate SABLC-xPr0.1Er (x = 0.5, 0.6, 0.7, 0.8, 0.9 và
1.0 mol. %) [21, 22].
Ký hiệu mẫu thủy
tinh
SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3
SABLC-0.5Pr0.1Er 45 25 10 5 14.4 0.5 0.1
SABLC-0.6Pr0.1Er 45 25 10 5 14.3 0.6 0.1
SABLC-0.7Pr0.1Er 45 25 10 5 14.2 0.7 0.1
SABLC-0.8Pr0.1Er 45 25 10 5 14.1 0.8 0.1
SABLC-0.9Pr0.1Er 45 25 10 5 14.0 0.9 0.1
SABLC-1.0Pr0.1Er 45 25 10 5 13.9 1.0 0.1
Bảng 2.7. Thành phần nguyên vật liệu thí nghiệm của đồng pha tạp Pr3+/ Er3+
trong thủy tinh silicate SABLC-0.8PrxEr (x = 0.15, 0.2, 0.25, 0.3 và 0.35
mol.%).
Ký hiệu mẫu thủy
tinh
SiO2 AlF3 BaF2 LaF3 CaCO3 Pr2O3 ErF3
SABLC-0.8Pr0.15Er 45 25 10 5 14.05 0.8 0.15
SABLC-0.8Pr0.2Er 45 25 10 5 14.00 0.8 0.20
SABLC-0.8Pr0.25Er 45 25 10 5 13.95 0.8 0.25
SABLC-0.8Pr0.3Er 45 25 10 5 13.90 0.8 0.30
SABLC-0.8Pr0.35Er 45 25 10 5 13.85 0.8 0.35
22
2.2.4. Các mức năng lượng và mẫu vật liệu
Hình 2.2. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Erbium.
Hình 2.3. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Praseodymium.
23
Hình 2.4. Các mức năng lượng và chuyển tiếp của Neodymium.
(a)ErF3 b)PrF3 (c)NdF3
Hình 2.5. Vật liệu thí nghiệm (a) ErF3, (b) PrF3, (c) NdF3
24
2.3. QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC, PHÂN TÍCH THÍ
NGHIỆM.
2.3.1. Quy trình thí nghiệm
Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh silicate, ủ nhiệt, xử lý nhiệt và
đo đạc các thông số quang phổ hấp thụ, quang phổ phát xạ cận hồng ngoại,
thời gian sống được thực hiện theo sơ đồ ở hình 2.6 sau đây:
Nguyên vật
liệu
Đun nóng
chảy
Đổ ra khuôn
mẫu
Ủ nhiệt
Xử lý nhiệt
Mài và đánh
bóng mẫu
Mẫu thủy
tinh
Đo quang phổ hấp thụ
Đo quang phổ phát xạ cận
hồng ngoại NIR
Đo lifetime
Hình 2.6. Quy trình thí nghiệm tạo mẫu thủy tinh và đo đạc các thông số.
Vật liệu thủy tinh với thành phần: SiO2, AlF3, BaF2, CaCO3, LaF3 đã
được chế tạo bằng phương pháp nóng chảy thông thường. Hỗn hợp 15g
nguyên liệu được trộn đều, nghiền nhỏ bằng cối và chày mã não. Hỗn hợp vật
liệu này được đưa vào lò điện, nung nóng chảy ở nhiệt độ 1550oC, trong thời
gian 45 phút. Sau đó, hỗn hợp nóng chảy này được đổ ra khuôn để tạo thành
mẫu thủy tinh.
Dựa vào kết quả phân tích nhiệt, các mẫu thủy tinh được ủ nhiệt ở nhiệt
độ 535oC trong thời gian 6 giờ liên tục để tăng độ bền cơ học. Các mẫu thủy
25
tinh được cắt thành những mẫu với kích thước 10 mm 10 mm 2 mm và
được đánh bóng bề mặt để thực hiện các phép đo quang phổ hấp thụ, quang
phổ phát xạ NIR [16, 17].
Hình ảnh một vài mẫu thủy tinh (SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E,
SABLC-0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E) sau khi ủ nhiệt và
đánh bóng bề mặt như hình 2.7. Từ hình ảnh các mẫu thủy tinh trên hình 2.7,
có thể thấy rằng các mẫu thủy tinh này trong suốt và có bề mặt bóng.
Hình 2.7. Hình ảnh các mẫu SABLC-0N0.2E, SABLC-0.5N0.2E, SABLC-
0.8N0.2E, SABLC-1.0N0.2E, SABLC-1.2N0.2E sau khi chế tạo, ủ nhiệt và
đánh bóng bề mặt .
2.3.2. Phân tích nhiệt DTA (Differential thermal analysis).
Phân tích nhiệt DTA được thực hiện để xác định các thông số nhiệt của
mẫu thủy tinh để tiến hành ủ nhiệt, xử lý nhiệt các mẫu, khảo sát sự ảnh
hưởng của nhiệt độ đến thuộc tính hóa học, quang học,của vật liệu thủy
tinh.
Phân tích nhiệt DTA của các mẫu thủy tinh được thực hiện trên máy đo
Shimadzu DTA-60AH với tỷ lệ quét 10°C/min. Thiết bị phân tích nhiệt
Shimadzu DTA-60AH được kết nối với máy tính, thực hiện cài đặt, đo đạc,
phân tích các thông số thông qua phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo này.
Giao diện sử dụng của phần mềm TA 60 như hình 2.8. Từ phần mềm này
người sử dụng có thể cài đặt các thông số đo, phân tích thuộc tính nhiệt của
vật liệu. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu ở dạng file .txt
hoặc dạng ảnh .jpg.
26
Hình 2.8. Giao diện phần mềm TA 60 kèm theo thiết bị đo và phân tích nhiệt
DTA-60AH-SHIMADZU.
Để phân tích sự ổn định nhiệt, xác định các thông số nhiệt độ để ủ
nhiệt, xử lý nhiệt cho mẫu thủy tinh SABLC đã chuẩn bị, chúng tôi tiến hành
đo, phân tích nhiệt DTA. Kết quả phân tích nhiệt DTA được thể hiện trên
đường cong DTA của hình 2.9. Từ kết quả trên đường cong DTA, chúng tôi
xác định các thông số nhiệt của mẫu thủy tinh SABLC bao gồm: Nhiệt độ
chuyển pha thủy tinh (Tg) nằm ở khoảng nhiệt độ 5350C; nhiệt độ khởi phát
kết tinh (Tx) ở khoảng nhiệt độ 6650C, hai giá trị nhiệt độ đỉnh kết tinh (Tp1,
Tp2 ) lần lượt nằm ở khoảng nhiệt độ 6900C và 7200C .
27
Hình 2.9. Đường cong DTA của thủy tinh SABLC.
Dựa vào kết quả phân tích DTA, trong nghiên cứu này, tất cả các mẫu
thủy tinh SABLC được ủ nhiệt ở nhiệt độ 535°C liên tục trong suốt thời gian
6 giờ. Đồng thời, độ chênh lệch T giữa Tx và Tg (T =Tx - Tg) cũng được xác
định như một chỉ số để đánh giá về độ ổn định nhiệt của thủy tinh. Trong
nghiên cứu này độ chênh lệch nhiệt độ ΔT = 665°C - 535°C = 130°C. Giá trị
ΔT >100°C chỉ ra rằng thủy tinh SABLC đã chế tạo ở trên có độ ổn định nhiệt
và thích hợp cho các ứng dụng như bộ khuếch đại sợi quang, pin mặt trời và
lasers [16- 18].
2.3.3. Phân tích quang phổ hấp thụ.
Quang phổ hấp thụ của các mẫu được thực hiện trên máy đo quang phổ
hấp thụ UV/VIS Hitachi U-4100. Dải bước sóng đo khoảng từ 400 nm đến
1800 nm hoặc từ 300 nm đến 2200 nm tùy theo từng trường hợp thí nghiệm
cụ thể.
Hình ảnh thiết bị đo UV/VIS Hitachi U-4100 được mô tả trên hình
2.10. Mẫu thủy tinh cần đo quang phổ hấp thụ được đặt trong khoang đặt
mẫu.
Kích thước mẫu thủy tinh được cắt 10 mm x 10 mm x 2 mm để khớp
với khuôn chứa mẫu.
28
Hình 2.10. Thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-4100.
Thiết bị đo quang phổ hấp thụ UV/VIS Hitachi U-4100 được thiết lập,
kết nối với máy tính qua phần mềm kèm theo thiết bị Hitachi U-4100 do hãng
Hitachi cung cấp.
Thông qua phần mềm này, người sử dụng có thể cài đặt, thiết lập các
thông số để đo quang phổ hấp thụ, chẳng hạn như chọn dải bước sóng đo, tốc
độ quét của thiết bị.
+ Độ chính xác trong các bước đo có thể thiết lập: 0.1 nm; 0.2 nmhoặc
1.0 nm.
+ Độ nhạy của bước đo có thể thiết lập: 0.1 nm; 0.2 nm: 0.1 nm.
+ Tốc độ quét theo bước sóng có thể thiết lập: 60, 240, 1.200, 2.400,
12.000, 30.000 nm/phút.
Người sử dụng cũng có thể phân tích, xác định các đỉnh hấp thụ, tính
toán các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ
liệu ở dạng file. txt.
29
Một phần giao diện sử dụng của phầm mềm đo quang phổ hấp thụ được
trình bày như hình 2.11.
Hình 2.11. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ hấp thụ Hitachi U-
4100.
2.3.4. Phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại.
Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu trong nghiên cứu
của luận văn này được thực hiện trên máy đo quang phổ cận hồng ngoại
ZOLIX SBP300.
+ Dải bước sóng đo khoảng từ: 1200 nm đến 1800 nm hoặc từ 1000 nm
đến 2200 nm, tùy theo vật liệu đo và dải bước sóng cần đo để phân tích.
+ Bước sóng kích thích trong nghiên cứu của luận văn này sử dụng bước
sóng: 980 nm laser diode (LD) và 808 nm LD.
30
+ Độ chính xác trong các bước đo: 0.2 nm.
+ Độ nhạy của bước đo: 0.1 nm.
+ Tốc độ quét theo bước sóng có thể thiết lập: 30, 60, 240, 1.200, 2.400,
12.000, 30.000, 60.000 nm/phút.
Hình 2.12. Bộ phát bước sóng kích thích 980 nm LD.
Đối với các bước sóng kích thích 980 nm LD và 808 nm LD, người sử
dụng phải sử dụng các bộ phát sóng kích thích từ bên ngoài, chiếu vào mẫu
đặt trong khoang chứa mẫu.
Bộ phát tạo ra bước sóng kích thích 980 nm LD được mô tả như hình
2.12. Người sử dụng có thể điều chỉnh góc chiếu xạ cho các mẫu đo. Bộ phát
tạo ra bước sóng kích thích 980 nm LD này có thể điều chỉnh được công suất
nguồn kích thích, thông thường theo bước tăng công suất 0.5W, 1.0W, 1.5W,
2.0W, 2.5W hoặc 3W.
Thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại ZOLIX SBP300 được
thiết lập, kết nối với máy tính qua phần mềm chuyên dụng kèm theo thiết bị
ZOLIX SBP300.
31
Một phần giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận
hồng ngoại ZOLIX SBP300 được mô tả như hình 2.13.
Hình 2.13. Giao diện phần mềm trên thiết bị đo quang phổ phát xạ cận hồng
ngoại ZOLIX SBP300.
Thông qua phần mềm này, người sử dụng có thể cài đặt, thiết lập các
thông số để đo quang phổ phát xạ cận hồng ngoại, chẳng hạn như chọn dải
bước sóng đo, tốc độ quét của thiết bị, bước sóng kích thích. Người sử
dụng cũng có thể phân tích, xác định các đỉnh phát xạ cận hồng ngoại, phân
tích các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ
liệu ở dạng file *. txt, hoặc file ảnh dạng *.jpg.
2.3.5. Phân tích lifetimes.
Đo thời gian sống (lifetimes) cho các mẫu thủy tinh nhằm xác định giá
trị lifetimes để tính toán và là cơ sở đánh giá, minh chứng cho các quá trình
chuyển giao năng lượng giữa Er3+ với Nd3+ và Pr3+.
Đo thời gian sống được thực hiện trên máy đo Edinburgh Instruments
FLS-980 do Anh sản xuất.
32
Thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-980 được thiết lập, kết nối với
máy tính qua phần mềm FLS-980 kèm theo thiết bị Edinburgh Instruments
FLS-980. Thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-980 có thể đo được nhiều
chức năng như: đo quang phổ hấp thụ, đo quang phổ phát xạ, đo thời gian
sống lifetimes
Thông qua thiết bị Edinburgh Instruments FLS-980 và phần mềm FLS-
980, người sử dụng có thể cài đặt các thông số để đo thời gian sống. Người sử
dụng cũng có thể phân tích, xác định các giá trị thời gian sống và phân tích
các thông số liên quan. Kết quả phân tích sau đó được xuất ra các file dữ liệu
ở dạng file *. txt, hoặc file ảnh dạng *.jpg.
Hình 2.14. Giao diện phần mềm FLS-980 đo thời gian sống trên thiết bị
đo FLS-980.
33
Một phần giao diện sử dụng của phầm mềm phần mềm FLS-980 kèm
theo thiết bị Edinburgh Instruments FLS-980 được trình bày như hình 2.14.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 chúng tôi đã nghiên cứu được :
- Thành phần nguyên vật liệu chính để chế tạo vật liệu thủy tinh 45 SiO2 – 25
AlF3 – 10 BaF2 – 5 LaF3 – 15 CaCO3 (viết tắt: SABLC).
- Quy trình chế tạo được vật liệu thủy tinh silicate SABLC và các đơn tạp Er3+
, Nd3+, Pr3+ , đồng pha tạp Nd3+/Er3+ và Pr3+/Er3+ trong vật liệu
thủy tinh silicate.
- Phương pháp phân tích nhiệt DTA trên các thiết bị đo DTA-60AH-
SHIMADZU và phần mềm TA 60 để làm cơ sở cho việc ủ nhiệt, xử lý nhiệt vật
liệu thủy tinh Silicate.
- Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ trên các thiết bị đo Hitachi U-
4100 kết nối với máy tính qua phần mềm kèm theo thiết bị đó.
- Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ cận hồng ngoại trên các thiết bị
đo ZOLIX SBP300 kết nối với máy tính qua phần mềm chuyên dụng kèm theo
thiết bị đó.
- Phương pháp đo lifetimes trên các thiết bị đo Edinburgh Instruments FLS-
980 do Anh sản xuất kết nối với máy tính qua phần mềm FLS-980 kèm theo
thiết bị đó. Đo lifetimes các mẫu thủy tinh cần thiết nhằm xác định lifetimes
để tính toán và cơ sở đánh giá quá trình chuyển giao năng lượng giữa Er3+
với Nd3+ và Pr3+của vật liệu đã chế tạo.
34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI CỦA ĐƠN TẠP
Er3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE.
3.1.1. Kết quả phân tích XRD
Hình 3.1. Kết quả phân tích XRD
35
Kết quả phân tích XRD hiển thị trên hình 3.1 cho thấy các đỉnh nhiễu
xạ không xuất hiện trong kết quả phân tích, đồng thời khi sử dụng phần mềm
phân tích XRD chuyên dùng X'Pert HighScore Plus chúng tôi đã xác định
được cấu trúc tinh thể bên trong vật liệu gốm thủy tinh trong suốt là tinh thể
nano BaF2 với mã phân tích JCPDS: 001-0533 để phân tích thì không xác
định được cấu trúc tinh thể. Chứng tỏ rằng vật liệu nghiên cứu của chúng tôi
là thủy tinh.
3.1.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+
Hình 3.2. Quang phổ hấp thụ của đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh
SABLC-0.5Er.
Hình 3.2 mô tả quang phổ hấp thụ của mẫu thủy tinh SABLC-0.5E
trong phạm vi bước sóng 360 nm đến 2000 nm. Trong hình vẽ này phổ hấp
thụ của Er3+ đơn tạp trong mẫu thủy tinh SABLC-0.5E bao gồm 9 đỉnh hấp
thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 805 nm, 798 nm, 657 nm, 545 nm,
522 nm, 488 nm, 378 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ 4I15/2 đến 4I13/2,
4I11/2,
4I9/2,
4F9/2,
4S3/2,
2H11/2,
4F7/2,
2H9/2 và
4G11/2 [23, 24].
36
3.1.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đơn tạp Er3+.
Hình 3.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+ trong các
mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3 mol. %).
Hình 3.3 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+
trong các mẫu thủy tinh SABLC-xEr (x = 0.05, 0.1, 0.15, 0.2, 0.25 và 0.3
mol. %) dưới bước sóng kích thích 980 nm LD, đo trong dải bước sóng từ
1400 nm đến 1700 nm.
Từ kết quả trên hình 3.3, đỉnh phát xạ của đơn tạp Er3+ trong các mẫu
thủy tinh SABLC-xEr được quan sát tại bước sóng 1546 nm, đỉnh phát xạ tại
bước sóng 1546 nm là do quá trình chuyển tiếp từ 4I13/2 → 4I15/2 của ion Er3+
tạo ra [25].
Kết quả đo băng thông FWHM của phát xạ cận hồng ngoại NIR của
đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er khi kích thích bước sóng 980
nm LD đỉnh tại 1546 nm thể hiện trên hình 3.4.
37
3.1.4. Thảo luận, đánh giá kết quả
Hình 3.4. FWHM (Full Width at Half Maximum) của đơn tạp Er3+ trong mẫu
thủy tinh SABLC-0.3Er.
Trong phần này, chúng tôi phân tích, đánh giá kết quả và thảo luận về
các cơ chế phát xạ của đơn tạp Er3+ trong vật liệu thủy tinh silicate.
Từ kết quả thí nghiệm của hình 3.3 đã cho thấy khi tăng nồng độ mol.
% của Er3+ tăng từ 0.05 mol.% lên đến 0.3 mol.% thì cường độ phát xạ NIR
của Er3+ đỉnh tại bước sóng 1546 nm tăng lên đáng kể và phát xạ NIR mạnh
nhất khi nồng độ mol Er3+ bằng 0.3 mol.%.
Từ kết quả trên hình 3.4 phát xạ cận hồng ngoại NIR của đơn tạp Er3+
trong mẫu thủy tinh SABLC-0.3Er khi kích thích bước sóng 980 nm LD đỉnh
tại 1546 nm, tương ứng với quá trình chuyển tiếp từ 4I13/2 → 4I15/2 tạo ra băng
thông với FWHM khoảng 97 nm.
Sơ đồ các mức năng lượng và cơ chế cho phát xạ cận hồng ngoại của
đơn tạp Er3+ trong mẫu thủy tinh SABLC được mô tả trên hình 3.5.
38
Hình 3.5. Sơ đồ mức năng lượng và phát xạ NIR của Er3+.
3.2. NGHIÊN CỨU BĂNG THÔNG CẬN HỒNG NGOẠI ĐỒNG PHA TẠP
Nd3+/Er3+ TRONG VẬT LIỆU THỦY TINH SILICATE
Các ions Er3+ có chuyển tiếp từ 4I9/2 → 4I15/2 phù hợp khi sử dụng bước
sóng kích thích 808 nm LD. Tương tự các ions Nd3+ có chuyển tiếp 2H9/2
→ 4I9/2 cũng phù hợp khi sử dụng bước sóng kích thích 808 nm LD. Mặt
khác, cả Er3+ và Nd3+ đều có các mức năng lượng gần nhau trong vùng cận
hồng ngoại. Do đó, khả năng kết hợp và chuyển giao năng lượng giữa Er3+ và
Nd3+ được quan tâm nghiên cứu nhằm mở rộng FWHM cho các ứng dụng của
bộ khuếch đại quang.
Từ những kết quả thu được từ quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của
đơn tạp Er3+ trong mục 3.1.2. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu
39
băng thông cận hồng ngoại của đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong vật liệu thủy tinh
silicate với mục tiêu tìm ra được tỷ lệ tối ưu nồng độ của Nd3+/Er3+ để FWHM
của đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong vật liệu thủy tinh SABLC tối ưu nhất.
3.2.1. Quang phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+/ Er3+
Hình 3.6 mô tả quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-
0Nd0.4Er, SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er trong phạm vi bước
sóng từ 400 nm đến 1800 nm.
Từ kết quả đo cường độ hấp thụ theo bước sóng của các đường cong
(a), (b) và (c) trên hình 3.6. Chúng tôi quan sát thấy rằng các mẫu có bước
sóng hấp thụ mạnh nhất ở vùng bước sóng khoảng 542 nm, sự hấp thụ ở một
số bước sóng khác có cường độ yếu hơn.
Hình 3.6. Quang phổ hấp thụ của các mẫu thủy tinh SABLC-0Nd0.4Er,
SABLC-0.5Nd0Er và SABLC-0.5Nd0.4Er.
40
Trong hình vẽ 3.6, đường cong (a) là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp
SABLC-0Nd0.4Er. Phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp Er3+ bao gồm 7 đỉnh hấp thụ
có đỉnh tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 798 nm, 657 nm, 545 nm, 522
nm và 488 nm, tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản 4I15/2 của
Er3+ sang các trạng thái kích thích 4I13/2, 4I11/2, 4I9/2, 4F9/2, 4S3/2 2H11/2 và 4F7/2
[27, 28].
Đường cong (b) trên hình vẽ 3.6 là phổ hấp thụ của mẫu đơn tạp
SABLC-0.5Nd0Er, phổ hấp thụ của của mẫu đơn tạp Nd3+ bao gồm 6 đỉnh
hấp thụ tại các bước sóng 875 nm, 806 nm, 749 nm, 684 nm, 587nm và 528
nm, các đỉnh hấp thụ này tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản
4I9/2 của Nd3+ sang các trạng thái kích thích 4F3/2, (2H9/2, 4F5/2), (4S3/2, 4F7/2),
4F9/2,
2G7/2, (
4G7/2,
2K13/2).
Đường cong (c) trên hình vẽ 3.6 là phổ hấp thụ của mẫu đồng pha tạp
SABLC-0.5Nd0.4Er, phổ hấp thụ của đồng pha tạp Nd3+/Er3+ bao gồm 13
đỉnh hấp thụ tại các bước sóng 1530 nm, 979 nm, 875 nm, 806 nm, 798 nm,
749 nm, 684 nm, 657 nm, 587 nm, 545 nm, 528 nm, 522 nm và 488 nm, các
đỉnh hấp thụ này tương ứng với các chuyển tiếp từ trạng thái cơ bản sang các
trạng thái kích thích 4I15/2
4I13/2 (Er
3+), 4I15/2
4I11/2(Er
3+), 4I9/2
4F3/2
(Nd3+), 4I9/2 (2H9/2, 4F5/2)(Nd3+), 4I15/2 4I9/2, (4S3/2, 4F7/2), 4F9/2, 2G7/2, 4I15/2
4S3/2 (Er3+), 2G7/2 (2G7/2, 2K13/2).
Ở đây, có sự kết hợp và chồng lấp của quang phổ hấp thụ xung
quanh bước sóng 800 nm của đồng pha tạp Nd3+/Er3+ do sự chồng chéo giữa
chuyển tiếp 4I15/2 → 4I9/2 của Er3+ và chuyển tiếp (4I9/2 → (2H9/2, 4F5/2) của
Nd3+. Điều này chỉ ra rằng đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong thủy tinh silicate
SABLC trong suốt này có thể được kích thích hiệu quả bằng bước sóng 808
nm LD [29].
3.2.2. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Nd3+/Er3+
Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh SABLC-
0.5Nd0Er, SABLC-0Nd0.4Er và SABLC-0.5Nd0.4Er, dưới kích thích của
41
808 nm LD, được mô tả trên hình 3.7.
Hình 3.7. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của các mẫu đơn tạp Nd3+, đơn
tạp Er3+ và đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong thủy tinh SABLC.
Trên hình 3.7, đường cong (a) là quang phổ phát xạ NIR của mẫu đơn
tạp Er3+, dưới kích thích bước sóng 808 nm LD, đỉnh phát NIR của đơn tạp
Er3+ tại bước sóng 1546 nm, tương ứng với chuyển tiếp 4I13/2 4I15/2 của Er3+.
Phát xạ NIR của đơn tạp Er3+ trong thủy tinh SABLC, dưới kích thích bước
sóng 808 nm LD, tạo ra một FWHM khoảng 97 nm.
Trên hình 3.7, đường cong (b) quang phổ phát xạ NIR của đơn tạp Nd3+
trong thủy tinh SABLC, dưới kích thích bước sóng 808 nm LD. Đỉnh phát xạ
NIR của đơn tạp Nd3+ tại bước sóng 1348 nm, tương ứng với chuyển tiếp 4F3/2
4I13/2 [13]. Phát xạ NIR của mẫu đơn tạp Nd3+, dưới kích thích 808 nm LD,
tạo ra FWHM khoảng 91 nm.
42
Trên hình 3.7, đường cong (c) là quang phổ phát xạ NIR của mẫu đồng
pha tạp Nd3+/Er3+, dưới kích thích 808 nm LD, đỉnh phát NIR của đồng pha
tạp Nd3+/Er3+ quan sát được tại bước sóng 1348 và 1546 nm, tương ứng với
chuyển tiếp 4F3/2 4I13/2 của Nd3+ và chuyển tiếp 4I13/2 4I15/2 của Er3+. Quang
phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong thủy tinh SABLC có sự kết
hợp của Er3+ và Nd3+ tạo ra quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR với
FWHM tương đối rộng hơn FWHM của các đơn tạp Er3+ và đơn tạp Nd3+
trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm [31, 32]. Độ lớn của
FWHM được xác định khoảng 340 nm, bao phủ các băng tần O, E, S, C, L
của các bộ khuếch đại quang [24]. Tuy nhiên, phổ phát xạ NIR của đồng pha
tạp Nd3+/Er3+ trong khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm vẫn tối ưu.
Do đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu để tìm ra một tỷ lệ nồng độ tối ưu nhất
giữa Nd3+ và Er3+ sao cho phổ phát xạ NIR của đồng pha tạp Nd3+/Er3+ trong
khoảng bước sóng từ 1250 nm đến 1650 nm là tối ưu nhất.
3.2.3. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Er3+/Nd3+ khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol của Nd3+
Hình 3.8. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh
ABLC-xNd-0.2Er (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %)
43
Hình 3.8 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu
thủy tinh SABLC-0.2Er-xNd (x = 0, 0.5, 0.8, 1.0 và 1.2 mol. %), trong đó giữ
nồng độ mol của Er3+ không đổi ở 0.2 mol. % và thay đổi nồng độ mol. % của
Nd3+. Từ kết quả của hình 3.8 cho thấy, khi nồng độ mol. % của Nd3+ tăng từ
0 đến 1.2 mol. % thì cường độ phát xạ NIR của Nd3+ tại bước sóng 1348 nm
tăng lên. Đồng thời cường độ phát xạ NIR của Er3+ tại bước sóng 1546 nm
cũng tăng đáng kể. Điều này chứng tỏ rằng, năng lượng của Nd3+ đã chuyển
giao cho Er3+ [27, 28]. Quá trình chuyển giao năng lượng có thể từ chuyển
tiếp 4F3/2 4I13/2 của Nd3+ sang chuyển tiếp 4I13/2 4I15/2 của Er3+. Quá trình
chuyển giao năng lượng này được đề xuất như sau:
4F3/2 (Nd
3+) + 4I13/2 (Er
3+) 4I13/2 (Nd3+) + 4I15/2 (Er3+) (ET1)
3.2.4. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại của đồng pha tạp
Er3+/Nd3+ khi thay đổi tỷ lệ nồng độ mol.% của Er3+
Hình 3.9. Quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu thủy tinh
SABLC-0.5Nd-xEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol.%).
44
Hình 3.9 mô tả quang phổ phát xạ cận hồng ngoại NIR của các mẫu
thủy tinh SABLC-0.5NdxEr (x = 0.2, 0.3, 0.4 và 0.5 mol.%), trong đó giữ
nguyên nồng độ của Nd3+ ở mức 0.5 mol.% và thay đổi nồng độ của Er3+. Từ
kết quả của hình 3.8 cho thấy rằng khi nồng độ của Er3+ tăng từ 0.2 đến 0.5
mol.% thì cường độ phát xạ NIR của Er3+ tại bước sóng 1546 nm tăng lên,
đồng thời cường độ phát xạ NIR của Nd3+ tại bước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_mo_rong_bang_thong_can_hong_ngoai_cua_er.pdf