Luận văn Quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn . 3

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn. 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 7

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn . 7

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 9

7. Kết cấu của luận văn . 9

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NưỚC ĐỐI VỚI

CƠ SỞ MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP. 10

1.1. Những vấn đề cơ bản về cơ sở giáo dục mầm non ngoài công

lập. 10

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công

lập ở Việt Nam . 10

1.1.2. Quan niệm cơ sở mầm non ngoài công lập. 12

1.1.3. Sự khác nhau giữa cơ sở mầm non công lập và ngoài công lập. 13

1.1.4. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Giáo dục Mầm non trong hệ thống

giáo dục quốc dân. 15

1.1.5. Tổ chức cơ sở mầm non ngoài công lập . 15

1.2. Quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập. 25

1.2.1. Quản lý và quản lý nhà nước . 25

1.2.2. Đặc điểm của quản lý nhà nước. 28

1.2.3. Quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập . 30

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài

công lập và bài học kinh nghiệm cho thị xã Tân Uyên. 38

pdf125 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 22/02/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm và kiên quyết đình chỉ các cơ sở không đảm bảo các điều kiện theo quy định. Tăng cường kiểm tra về công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự; Kiểm tra văn bằng chứng chỉ của cán bộ, giáo viên, nhân viên; Kiểm tra công 48 tác tổ chức các hoạt động của cơ sở và công tác chuyên môn của giáo viên đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập . Tiểu kết chƣơng 1 Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc khơi dậy, thức tỉnh và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi con người, tạo ra môi trường cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên và đặc biệt quan trọng vì nó đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức và tình cảm và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Như vậy, trong chương này tác giả đã đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất về lý luận quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập, thể hiện ở các nội dung: Nghiên cứu, làm rõ về khái niệm, đặc điểm, cơ cấu tổ chức của cơ sở mầm non ngoài công lập; Xác định chủ thể, đối tượng, nội dung quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập; Nghiên cứu, xem xét khái quát sự hình thành, phát triển và công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở ngoài công lập của một số nước trên thế giới và một số địa phương trong cả nước từ đó đưa ra nhận xét và rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam và cho thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 49 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CƠ SỞ MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƢƠNG 2.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện dân cư của thị xã Tân Uyên Thị xã Tân Uyên có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với vùng đất miền Đông Nam bộ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, bao thế hệ người Việt Nam trên mọi miền đất nước đã về đây khai hoang, lập ấp, dựng làng, mở mang đất đai để sinh sống và sản xuất; nhiều phong tục, tập quán đã được du nhập tạo nên nền văn hóa đa dạng. Với diện tích 19.175,72 ha, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, với 12 xã - phường, bao gồm 06 phường: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình và 06 xã: Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Hội, Bạch Đằng. Thị xã Tân Uyên nối liền với các huyện, thị, thành phố đang phát triển của tỉnh Bình Dương như Thuận An, Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một, Bắc Tân Uyên, Phú Giáo; tiếp giáp với huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai. Tài nguyên thiên nhiên không phong phú, đa dạng, nhưng với vị trí, địa lý đặc biệt, thị xã Tân Uyên trở thành địa bàn quan trọng của Tỉnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thị xã Tân Uyên luôn bị tác động, tàn phá bởi các trận chiến diễn ra liên tục trong suốt 30 năm, là căn cứ quan trọng của miền Đông Nam bộ - Chiến khu Đ anh hùng. Những năm sau ngày giải phóng, kinh tế của Tân Uyên chủ 50 yếu là thuần nông, lạc hậu. Tuy nhiên, với tinh thần vượt khó khăn, dám nghĩ, dám làm, cùng với quá trình đổi mới, thị xã Tân Uyên từng bước chuyển đổi nền kinh tế theo hướng công nghiệp – thương mại, dịch vụ - nông nghiệp và trở thành địa bàn quan trọng của tỉnh Bình Dương. Những năm gần đây, thị xã Tân Uyên có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào các khu, cụm công nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách đạt cao. Cùng hướng tới mục tiêu xây dựng thị xã Tân Uyên trở thành thị xã văn minh hiện đại và là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương vào năm 2020. Thị ủy, UBND thị xã đã đề nghị Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các công trình cơ bản, quy hoạch các khu chức năng để phát triển kinh tế của thị xã Tân Uyên. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Tân Uyên 2.1.2.1. Công nghiệp Tỉnh Bình Dương nói chung và thị xã Tân Uyên nói riêng với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về... Kinh tế của thị xã đạt được những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét, đã biến vùng đất thuần nông, trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm. Về đầu tư trong nước: Tính đến tháng 12/2018, trên toàn thị xã có 844 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng số vốn 51 đăng ký là 9.238 tỷ đồng, đã đi vào hoạt động là 519 doanh nghiệp, đang xây dựng là 65 doanh nghiệp, đang lập thủ tục xây dựng là 260 doanh nghiệp. Về đầu tư nước ngoài: Tính đến tháng 12/2018, trên toàn thị xã có 508dự án được cấp giấy phép đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 3.603 tỷ đồng. Đi vào hoạt động là 274 dự án, đang xây dựng 25 dự án, đang lập thủ tục là 209 dự án. Trên địa bàn thị xã hiện có 02 khu công nghiệp và 03 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.900 ha. Cụ thể gồm: - Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên: đã xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Nam Tân Uyên hiện hữu với diện tích là 331 ha và đang thi công khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng theo kế hoạch đến 2020 với diện tích là 300 ha. Tính đến tháng 12/2018, khu Công nghiệp Nam Tân Uyên có 225 dự án đầu tư gồm trong nước là 119 dự án, nước ngoài là 106 dự án với vốn đầu tư trong nước là 2.999 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 632 triệu USD. - Khu công nghiệp và đô thị Tân Uyên: với quy mô diện tích là 1.607 ha (trong đó, diện tích khu công nghiệp là 1.000 ha, diện tích các khu dân cư là 607 ha), hiện đang triển khai xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Đến 12/2018, khu công nghiệp và đô thị Tân Uyên có 159 dự án đầu tư gồm trong nước là 16 dự án, ngoài nước là 143 dự án với vốn đầu tư là 129 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 1.130 triệu USD. - Cụm Công nghiệp Tân Hiệp: với quy mô diện tích là 28 ha (trong đó diện tích đất công nghiệp là 18 ha, diện tích khu dân cư là 10 ha. Hiện cụm công nghiệp Tân Hiệp có 13 dự án đầu tư gồm trong nước là 02 dự án, ngoài nước là 11 dự án, lắp đầy 100% diện tích đất công nghiệp, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu dân cư. 52 - Cụm công nghiệp – dịch vụ Uyên Hưng: với diện tích là 144 ha (trong đó, diện tích đất công nghiệp là 122 ha, diện tích khu dân cư là 22 ha. Hiện cụm công nghiệp – dịch vụ Uyên Hưng có 21 dự án đầu tư gồm trong nước là 08 dự án, ngoài nước là 13 dự án với tổng vốn đầu tư là 436 tỷ đồng, vốn ngoài nước là 322 triệu USD. - Cụm công nghiệp Phú Chánh: với diện tích là 139 ha (trong đó, diện tích công nghiệp là 119 ha, diện tích khu dân cư là 20 ha. Cụm công nghiệp Phú Chánh đã thu hút 19 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 54 triệu USD. Hiện cụm công nghiệp đang triển khai xây dựng hoàn chỉnh các cơ sở hạ tầng 2.1.2.2. Nông nghiệp Năm 2018, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 582,1 tỷ đồng. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 7.215 ha.Về phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao: thị xã thực hiện dự án phát triển các loại cây trồng đặc sản tại địa phương như: “Chương trình hỗ trợ giữ và phát triển cây bưởi ổi, bưởi đường lá cam xã Bạch Đằng”, “Mô hình sản xuất rau ăn lá, cây ăn quả trong nhà lưới hở và hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới thấm xã Thạnh Hội”; “Mô hình trồng hoa lan, rau trong nhà lưới xã Tân Vĩnh Hiệp” ; “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất cây bạc hà và bí hạt đậu đạt tiêu chuẩn Viet Giap tại xã Thạnh Hội”. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hiện nay, thị xã Tân Uyên có 6/6 xã vẫn giữ vững xã đạt chuẩn nông thôn mới và tiếp tục đầu tư nâng chất các tiêu chí nông thôn mới; địa phương đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét công nhận thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 2.1.2.3. Y tế 53 Ngành y tế tập trung xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế thực hiện đạt so với kế hoạch đề ra; tỷ lệ bác sĩ 3,9/10.000 dân, công suất sử dụng giường bệnh đạt 71,6%, tỷ lệ giường bệnh 11,4/10.000 dân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tuyến y tế cơ sở, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Công tác khám chữa bệnh ở các tuyến được đảm bảo. Trong năm 2018, đã tổ chức khám chữa bệnh cho khoảng 925.679 lượt người. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực ngành y tế được quan tâm đầu tư, củng cố; tăng cường chuyển giao, áp dụng phương pháp kỹ thuật mới trong xét nghiệm, chuẩn đoán và điều trị bệnh. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển cơ sở y tế ngoài nhà nước. Hiện nay, trên toàn địa bàn thị xã Tân Uyên có 01 Trung tâm y tế tuyến huyện, 02 phòng khám đa khoa tư nhân, 12 trạm y tế, 118 cơ sở hành nghề dược. Cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trên địa bàn. 2.1.2.4. Giáo dục Ngành giáo dục đào tạo tiếp tục được đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở các cấp học, chú trọng giáo dục đạo đức lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, tăng cường cán bộ, giáo viên đáp ứng số lượng học sinh tăng nhanh trên địa bàn thị xã Tân Uyên. Đến cuối năm học 2017 - 2018, trên địa bàn thị xã Tân Uyên có 40 trường công lập, 1 Trung tâm GDNN-GDTX; ngoài công lập có 23 trường Mầm non và 100 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập có phép hoạt động. So với năm học trước, khối trường công lập ổn định, các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập tăng 01 trường mầm non (MN Hoa Phượng) và 23 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Toàn thị xã có 1.422 lớp với 49.970 học sinh, tỷ lệ huy động học sinh trong các độ tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao. Đến cuối tháng 7/2018, đội ngũ CBGVNV các trường công lập gồm 2.230 người (1.705 nữ), 54 tỷ lệ giáo viên trên chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ở các bậc học đều được nâng lên so với năm học trước. Công tác phổ cập được các địa phương, các trường được quan tâm thực hiện, duy trì tốt thành quả công tác phổ cập các cấp đã đạt được trong những năm qua. Các cuộc vận động, các phong trào lớn trong toàn ngành đều được tất cả các trường tổ chức thực hiện nghiêm túc và đạt được hiệu ứng tốt. Chất lượng học tập các bậc học đã đi vào thực chất. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là giáo dục mầm non góp phần giảm áp lực đầu tư với các cơ sở giáo dục công lập, nhất là mầm non. Công tác XHHGD được duy trì thường xuyên đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển GDĐT. Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập được cấp phép thành lập và hoạt động tăng lên theo hàng năm vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục và đa dạng hóa các loại hình trường lớp đối với bậc học Mầm non, vừa giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học tại các địa phương trên địa bàn thị xã. Những yếu tố về vị trí địa lý, đặc điểm dân cư, tình hình phát triển kinh tế, xã hội nêu trên đều ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. 2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dƣơng 2.2.1. Xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập Thứ nhất về số lượng văn bản quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập Để công tác quản lý nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập có hiệu quả, tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra hoạt động của các cơ quan chính quyền địa phương, trong thời gian qua các cơ quan nhà nước có thẩm 55 quyền đã ban hành và phối hợp ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước liên quan đến quản lý giáo dục mầm non. Những văn bản quan trọng liên quan đến quản lý nhà nước đối với các trường mầm non ngoài công lập hiện đang có hiệu lực có thể kể đến gồm: - Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 24 tháng 11 năm 2009. - Nghị định số 138/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. - Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT ngày 15/6/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập; - Thông tư số 13/2015/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. - Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24/12/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Quyết định số 404/QD-TTg ngày 20/3/2014 về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất” - Nghị quyết 07/2017/NQ-HĐND ngày 15/12/2017 của HĐND tỉnh Bình Dương về việc quy định mức chi hỗ trợ trang bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về việc quy định mức chi hỗ trợ trang thiết bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 56 Ngoài những quy định của cơ quan cấp trên, để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập thị xã Tân Uyên cũng đã ban hành một số văn bản: - Công văn số 01/PGDĐT-GDMN ngày 02/1/2014 về việc tăng cường công tác tham mưu, phối hợp quản lý cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; - Kế hoạch số 804/KH-PGDĐT ngày 25/11/2014 về xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, giai đoạn 2014 – 2016”; - Hướng dẫn số 53/HD-PGDĐT ngày 26/8/2016 của Phòng Giáo dục và đào tạo thị xã Tân Uyên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2016-2017; - Công văn số 629/PGDĐT-GDMN ngày 08/9/2016 về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; - Kế hoạch số 3720/KH-UBND ngày 31/10/2016 về đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục; - Công văn số 873/PGDĐT-GDMN ngày 24/7/2017 về việc triệu tập các lớp bồi dưỡng đội ngũ giáo dục mầm non năm 2017; - Hướng dẫn số 67/HD-PGDĐT ngày 10/8/2017 của Phòng Giáo dục và đào tạo thị xã Tân Uyên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2017-2018; - Công văn số 497/PGDĐT-GDMN ngày 19/3/2018 về việc triệu tập các lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng tổ chức chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; - Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 30/5/2018 của UBND thị xã Tân Uyên về việc thực hiện quy định mức chi hỗ trợ trang thiết bị cơ sở vật chất cho các nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu công nghiệp trên địa bàn thị xã Tân 57 Uyên từ năm 2018 đến năm 2020; - Hướng dẫn số 67/HD-PGDĐT ngày 16/8/2018 của Phòng Giáo dục và đào tạo thị xã Tân Uyên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019; - Công văn số 3157/UBND-SX ngày 04/9/2018 của UBND thị xã Tân Uyên về việc hướng dẫn thực hiện thủ tục đất đai để đầu tư xây dựng trường mầm non, mẫu giáo ngoài công lập; - Kế hoạch số 3236/KH-UBND ngày 10/9/2018 của UBND thị xã Tân Uyên về việc thực hiện Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ độc lập tư thục ở khu vực công nghiệp, khu chế xuất”giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn thị xã Tân Uyên; - Quyết định số 4047/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 về việc thành lập Đoàn kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thị xã Tân Uyên; Với số lượng lớn văn bản được ban hành nêu trên đã cho thấy sự quan tâm của các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương đến công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục nói chung và đối với các cơ sở mầm non ngoài công lập nói riêng. Thứ hai, về chất lượng văn bản quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập Sau khi Luật Giáo dục 1998 và đặc biệt là Luật Giáo dục năm 2005 được ban hành, hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về giáo dục đã được hoàn thiện một bước quan trọng bao gồm các quy định về tổ chức nhà trường, về tổ chức hoạt động giáo dục, về cán bộ, nhà giáo, về chế độ chính sách, ... Các quy định này đã tạo khung pháp lý tương đối đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn và có tác động tích cực đến sự phát triển giáo dục trong thời gian qua. 58 Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đã điều chỉnh một cách tương đối rộng các quan hệ liên quan đến giáo dục nói chung và giáo dục mầm non ngoài công lập nói riêng như: Các quy định về hoạch định chiến lược phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới trường lớp, quy hoạch hệ thống giáo dục quốc dân, quy định phổ cập và xã hội hoá giáo dục; Các quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trường và cơ sở giáo dục khác; Các quy định về nội dung, thiết bị dạy học; Các quy định về quản lý, sử dụng tài chính; Các quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, nhà giáo; Các quy định về thẩm quyền và phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; Các quy định về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hạn chế, bất cập Đối với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tuy đã được hoàn thiện một bước quan trọng song hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non vẫn còn hạn chế, bất cập với một số biểu hiện cơ bản sau: - Tính toàn diện: hệ thống văn bản còn mất cân đối. Nếu lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp có 13 văn bản, giáo dục mầm non chỉ có 6 văn bản. Quy định pháp luật ở một số lĩnh vực quan trọng như xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục còn thiếu và yếu... - Tính đồng bộ: một số văn bản hướng dẫn thực hiện văn bản của cấp trên chậm được ban hành dẫn đến một số vấn đề đã được quy định nhưng thiếu cơ chế thực hiện. Có khi cùng một vấn đề lại được quy định khác nhau trong các văn bản gây khó khăn cho việc áp dụng (như vấn đề mức phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trường mầm non...). - Tính phù hợp: một số văn bản đã lạc hậu nhưng chưa được kịp thời thay thế, một số vấn đề thực tiễn mới tuy đã có chủ trương nhưng rất chậm được thể chế hoá (ví dụ như vấn đề chế độ, chính sách đối với người học, vấn đề tăng quyền tự chủ cho cơ sở, vấn đề về định mức giáo viên...). Một số văn 59 bản sau khi ban hành đã phải thu hồi hoặc huỷ bỏ vì trái với quy định của văn bản của cấp trên. - Kỹ thuật lập pháp: nhiều quy định còn mang tính nguyên tắc, không cụ thể; có trường hợp còn lúng túng, không rõ ràng giữa việc ban hành văn bản QPPL hay văn bản cá biệt; thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản còn nhiều sai sót; Đại đa số văn bản là dưới luật, hiệu lực pháp lý không cao. - Tính ổn định: nhiều văn bản chưa có tính ổn định; các văn bản bị sửa đổi thường xuyên, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ soạn thảo, ban hành văn bản qui phạm pháp luật, trong đó chủ yếu là các nguyên nhân sau: Một là, về nhận thức, một số cán bộ, chuyên viên chưa thực sự coi việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, vì vậy chưa đầu tư thích đáng thời gian, công sức cho việc này. Trong quá trình soạn thảo, còn có hiện tượng quá chú trọng sao cho văn bản được ký ban hành mà chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng và tính hiệu quả của văn bản. Hai là, về tổ chức xây dựng văn bản, chưa có dự kiến về chương trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dài hạn trong lĩnh vực giáo dục. Việc xây dựng kế hoạch soạn thảo, ban hành văn bản hàng năm còn nặng tính hành chính và chủ quan. Việc đề xuất soạn thảo văn bản của các đơn vị chưa qua công đoạn thẩm định có tính chuyên môn, có khi kế hoạch năm của đơn vị chưa xác định rõ loại văn bản. Chưa có sự định hướng tư tưởng cho việc xây dựng văn bản nên có văn bản soạn thảo đến vài chục lần mà vẫn lúng túng về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Ba là, việc thực hiện quy trình soạn thảo còn chưa đầy đủ, chưa chú ý thích đáng đến việc tổng kết thực tiễn, tập hợp nghiên cứu các văn bản liên quan cũng như thực hiện quy trình thẩm định, trình ký nhất là đối với các văn bản liên 60 tịch, việc tiếp thu ý kiến góp ý có lúc còn thể hiện tính chủ quan, cục bộ. Bốn là, về sự phối hợp:hiện nay trong phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước còn có sự bất hợp lý, sự phối hợp chưa đồng bộ nên chưa đạt được kết quả như mong muốn dẫn đến quá trình soạn thảo chậm, không lấy được hết ý kiến các cơ quan liên quan, nhiều trường hợp văn bản phải làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp trên đây còn một số nguyên nhân quan trọng khác như: chưa chú trọng nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ cho việc soạn thảo, ban hành văn bản; chưa cập nhật được hệ cơ sở dữ liệu làm căn cứ phục vụ cho việc xây dựng văn bản; việc kiểm tra, rà soát văn bản chưa được tập trung đúng mức góp phần vào việc xây dựng kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống cũng như chất lượng từng văn bản. 2.2.2. Quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập tại thị xã Tân Uyên 2.2.2.1. Phân cấp quản lý nhà nước đối với cơ sở mầm non ngoài công lập Phân cấp quản lý nhà nước vừa là nội dung vừa là phương thức để thực hiện công tác QLNN thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý nói chung trong đó có QLNN đối với cơ sở mầm non ngoài công lập. Việc thực hiện PCQL hợp lý, rõ ràng, khoa học sẽ điều kiện thuận lợi cho công tác QLNN và hoạt động chăm sóc nuôi dạy trẻ của các cơ sở mầm non ngoài công lập, tạo môi trường, cơ sở pháp lý thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư nguồn lực nhằm phát triển xã hội hóa GDMN, đa dạng hóa loại hình đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN về giáo dục, xây dựng cơ chế quản lý thông suốt, rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ nhằm phát huy sự sáng tạo, linh hoạt của cấp dưới và kiểm tra, giám sát của cấp trên. Để 61 đạt được kết quả trong phân cấp quản lý đối với GDMN đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cán bộ quản lý ngành mầm non phải cố gắng làm hết trách nhiệm, đúng thẩm quyền, tuân thủ pháp luật, vượt qua những khó khăn, thách thức để đạt được chất lượng GDMN của địa phương trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Theo quy định Điều lệ Trường mầm non về phân cấp quản lý như sau: - Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ. - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Căn cứ quy định về thẩm quyền trong phân cấp quản lý đối với cơ sở mầm non ngoài công lập thị xã Tân Uyên đã áp dụng, cụ thể hóa trong thực hiện như sau: - Đối với UBND xã, phường: +Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập trên địa bàn, đặc biệt chú ý đến công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối, vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch cho trẻ tại các cơ sở; đề nghị các tổ chức đoàn thể tại địa phương, khu phố phát huy vai trò giám sát và thông tin tuyên truyền tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bạo hành đối với trẻ. + Phối hợp cán bộ được phân công quản lý cơ sở mầm non ngoài công lập và Trạm y tế tại địa phương tăng cường quản lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn, đảm bảo cho trẻ được ăn đúng, ăn đủ chế độ dinh dưỡng . + Phối hợp Phòng Giáo dục đào tạo thị xã thống kê tình hình của các cơ sở mầm non ngoài công lập trên địa bàn, bao gồm: các cơ sở, nhóm lớp đang hoạt động có giấy phép; ngưng hoạt động nhưng chưa lập thủ tục giải thể; 62 đang hoạt động nhưng chưa có giấy phép; đang lập thủ tục, hồ sơ đề nghị thành lập trường, nhóm lớp; các nhóm lớp đang lập hồ sơ phát triển thành trường. - Đối với phòng giáo dục và đào tạo thị xã Tân Uyên: + Thực hiện chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. + Chịu trách nhiệm chung trong công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ đối với tất cả các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn. + Tham mưu UBND thị xã thực hiện các biện pháp khuyến khích, tạo mọi điề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_co_so_mam_non_ngoai_cong_l.pdf
Tài liệu liên quan