MỞ ĐẦU . 1
MỤC TIÊU . 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 3
1.1. PHÂN BỐ VÉC TƠ SỐT RÉT . 3
1.1.1. Phân bố véc tơ sốt rét trên thế giới . 3
1.1.2. Phân bố véc tơ sốt rét tại Việt Nam. 4
1.2. HÓA CHẤT SỬ DỤNG PHÒNG CHỐNG VÉC TƠ SỐT RÉT. 6
1.2.1. Nhóm hoá chất vô cơ. 6
1.2.2. Nhóm chlo hữu cơ . 6
1.2.3. Nhóm phốt pho hữu cơ . 6
1.2.4. Nhóm carbamate. 7
1.2.5. Nhóm pyrethroid. 7
1.2.6. Các hóa chất đang được khuyến cáo sử dụng phòng chống véc tơ sốt
rét . 8
1.3. CƠ CHẾ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG . 9
1.3.1. Kháng hóa chất do cơ chế trao đổi chất. 10
1.3.2. Kháng hóa chất do cơ chế thay đổi vị trí đích. 11
1.3.3. Kháng do cơ chế giảm tính thẩm thấu. 13
1.3.4. Kháng sinh thái . 13
1.4. KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT
. 13
1.4.1. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét trên thế giới. 13
1.4.2. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ở Việt Nam . 17
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MUỖI KHÁNG HÓA CHẤT . 20
1.5.1. Phương pháp sinh học. 20
1.5.2. Phương pháp sinh hóa. 20
1.5.3. Phương pháp sinh học phân tử . 20
1.5.4. Giải pháp phòng, chống kháng. 21
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU . 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu . 22
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 22
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu . 23
2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu. 23
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu . 24
2.2.6. Nội dung nghiên cứu . 24
2.2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá . 28
2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu . 28
76 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của các véc tơ sốt rét tại Việt Nam, giai đoạn 2013 - 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể kháng; với deltamethrin có 10/20 điểm kháng, 1/20 điểm có thể
kháng. Tại Arumeru có bằng chứng cho thấy hoạt tính GST cao, nhưng không
phát hiện ở enzym esterase và oxidase. Tại Kilombero và Konda phát hiện
hoạt tính enzym oxidase cao ở muỗi An. arabiensis [37].
Awolola T.S. (2018) tại Nigeria thử nghiệm cho thấy muỗi An.
gambiae s.l. đã kháng với permethrin và deltamethrin tại Lagos, Ogun, Edo,
Anambra, Niger, Kwara tỷ lệ muỗi chết dưới 90% ở tất cả các điểm thử
nghiệm. Kết quả cũng cho thấy sự kháng hóa chất do cơ chế trao đổi chất của
enzym cytochrom P450 và glutation - S - transferase (GST) [38].
Wanjala C. L (2018) tại Tây Kenya thử nghiệm cho thấy muỗi An.
gambiae đã kháng với nhóm pyrethroid và DDT ở tất cả các điểm nghiên cứu.
Có bằng chứng cho thấy enzym monoxygenases và esterase tăng hoạt động
trong quần thể muỗi An. gambiae kháng khi muỗi tiếp xúc với
lambdacyhalothrin, permethrin, deltamethrin và DDT nhưng không có bằng
chứng với enzym GST. Tần số alllen L1014S cao trong quần thể An.
gambiae, nhưng không phát hiện ở An. arabiensis [39].
Tchigossou G (2018) thử nghiệm tại Benin phát hiện cơ chế kháng của
muỗi An. funestus là trao đổi chất qua enzym cytochrom P450 và GST.
Không phát hiện đột biến kdr ở L1014F hoặc L1014S [40].
Fodjo B. K (2018) thử nghiệm tại Bờ Biển Ngà muỗi An. gambiae
kháng với DDT, deltamethrin nhưng nhạy với malathion. Gen kháng kdr-East
(L1014S), kdr-West (L1014F) và Ace1 (G119S) được xác định xuất hiện ở
muỗi An. gambiae [41].
17
Kiuru C. W (2018) tại bờ biển Kenya thử nghiệm cho thấy muỗi An.
arabiensis và An. gambiae s.s. đã kháng với permethrin và deltamethrin.
Muỗi An. funestus kháng thấp. Muỗi An. gambiae s.s. phát hiện đột biến kdr
với tần suất 1,33% với L1014S nhưng không phát hiện với L1014F [42].
Sivabalakrishnan K (2019) tại Sri Lanka thử nghiệm muỗi An. sundicus
với deltamethrin tại Kilinochchi, tỷ lệ muỗi chết là 100%, muỗi còn nhạy; tại
Jaffna, tỷ lệ muỗi chết là 97,3%, muỗi có thể kháng [31].
1.4.2. Kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ở Việt Nam
Cũng như các nước trên thế giới, tại Việt Nam biện pháp để phòng
chống véc tơ sốt rét chủ yếu là sử dụng hóa chất. Sau quá trình sử dụng kéo
dài đã phát hiện kháng hóa chất ở nhiều nơi.
1.4.2.1. Kháng DDT
Ở Việt Nam, một số kết quả nghiên cứu về mức độ nhạy cảm với hoá
chất diệt côn trùng của các loài muỗi Anopheles cũng đã được công bố. Vũ
Thị Phan (1975) đã công bố An. vagus và An. subpictus kháng DDT ở miền
Bắc [25]. Lê Khánh Thuận (1975) phát hiện muỗi kháng DDT ở Nam Trường
Sơn [43].
Hà Thị Quyên (1987) tại Thừa Thiên Huế phát hiện 2 loài đã kháng cao
với DDT là An. sinensis và An. vagus tỷ lệ muỗi chết tương ứng là 45,00% và
32,00%. Muỗi An. minimus còn nhạy với DDT [44].
Kháng DDT cũng được phát hiện ở An. sundaicus, An. subpictus, An.
vagus, An. sinensis, An. peditaeniatus tại một số địa phương thuộc Nam Bộ
[45]. Nói chung các nghiên cứu trước năm 1996 ở Việt Nam đều có nhận xét
là một số véc tơ sốt rét kháng DDT.
Sau khi ngừng sử dụng DDT ở Việt Nam từ đầu những năm 1990.
Những năm gần đây muỗi Anopheles có thể đã dần nhạy trở lại với DDT. Vũ
Đức Chính (2015) tại Lạng Sơn thử nghiệm muỗi An. minimus tại xã Chí
Minh, huyện Tràng Định, xã Bắc Lãng và Châu Sơn, huyện Đình Lập còn
nhạy với DDT tỷ lệ muỗi chết là 100% [46].
18
Vũ Đức Chính và CS (2014) đã xây dựng được các bản đồ nhạy cảm
của 9 loài véc tơ sốt rét với 6 loại hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam từ 2003
- 2012. Trong đó, 16/59 điểm thử véc tơ sốt rét đã kháng với DDT [47].
1.4.2.2. Kháng nhóm pyrethroid
Từ đầu những năm 1990, Việt Nam đã chuyển sang sử dụng hóa chất
nhóm pyrethroid thay thế cho DDT phòng chống véc tơ sốt rét. Sau nhiều
năm sử dụng đã phát hiện véc tơ sốt rét kháng với nhóm pyrethroid ở nhiều
nơi. Ở Hà Nội và Khánh Hòa (1996), muỗi An. minimus có khả năng kháng
với permethrin [48].
Vũ Đức Chính (2005) thử nghiệm tại Bạc Liêu cho thấy muỗi An.
epiroticus đã kháng với alphacypermethrin và lambdacyhalothrin [49].
Vũ Đức Chính thử nghiệm tại một số địa phương của Việt Nam (2011),
muỗi An. minimus thử nghiệm với alphacypermethrin phát hiện 3/28 điểm
kháng, 12/28 điểm có thể kháng. Với lambdacyhalothrin phát hiện 5/29 điểm
kháng và 7/29 điểm có thể kháng. Với permethrin phát hiện 2/18 điểm kháng
và 10/18 điểm có thể kháng. Với deltamethrin phát hiện 3/5 điểm có thể
kháng. Muỗi An. epiroticus thử nghiệm với alphacypermethrin phát hiện
13/15 điểm kháng, 2/15 điểm có thể kháng. Với lambdacyhalothrin phát hiện
14/15 điểm kháng và 1/15 điểm có thể kháng. Với permethrin phát hiện 11/14
điểm kháng và 3/14 điểm có thể kháng. Với deltamethrin phát hiện 3/4 điểm
kháng, 1/4 điểm có thể kháng. Muỗi An. dirus thử nghiệm với
alphacypermethrin phát hiện 5/11 điểm có thể kháng. Đã xây dựng bản đồ
kháng hóa chất của các véc tơ sốt rét [50].
Bortel W. V (2008) thử nghiệm cho thấy véc tơ chính miền rừng núi
An. dirus có thể kháng với pyrethroid, An. minimus cũng một số điểm có thể
kháng, An. epiroticus nhiều nơi ở miền Tây Nam bộ đã kháng cao với hóa
chất nhóm pyrethroid [51].
Vũ Việt Hưng (2016) thử nghiệm muỗi An. epiroticus tại xã Hưng
Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và xã Thuận Yên, thị xã Hà Tiên, tỉnh
19
Kiên Giang, kết quả muỗi An. epiroticus đã kháng với alphacypermethrin và
lambdacyhalothrin [52].
Vũ Việt Hưng (2017) tại Bắc Kạn thử nghiệm từ năm 2011 đến 2016
muỗi An. minimus với các hóa chất alphacypermethrin, lambdacyhalothrin,
deltamethrin, permethrin cho thấy những năm 2011 đến 2014 muỗi An.
minimus có thể kháng với alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, permethrin.
Tuy nhiên đến năm 2015 và 2016 muỗi An. minimus đã dần nhạy cảm với các
hóa chất này, tỷ lệ muỗi chết 99% - 100% [53].
Vũ Đức Chính (2017) thử nghiệm muỗi An. minimus với
alphacypermethrin tại 16 điểm toàn quốc phát hiện 1 điểm có thể kháng tại xã
Chu Hương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, tỷ lệ muỗi chết 96% năm 2014 [54].
Thái Khắc Nam (2017) tại Bình Thuận thử nghiệm An. dirus với
alphacypemethrin và lambdacyhalothrin cho thấy muỗi An. dirus vẫn còn
nhạy với cả hai hóa chất, tỷ lệ muỗi chết là 100% [55].
Vũ Đức Chính (2014) đã xây dựng các bản đồ nhạy cảm của 9 loài véc
tơ sốt rét với 6 loại hóa chất diệt côn trùng ở Việt Nam từ 2003 - 2012. Trong
đó, 49/132 điểm thử kháng với alphacypermethrin; 59/126 điểm thử kháng
với lambdacyhalothrin; 4/10 điểm thử kháng với deltamethrin; 34/77 điểm thử
kháng với permethrin và 1/6 điểm thử kháng với etofenprox [47].
Tại Việt Nam, trong các quần thể muỗi Anopheles đã phát hiện kháng
chỉ có một vài nghiên cứu xác định cơ chế kháng thấy rằng có liên quan đến
cơ chế trao đổi chất. Muỗi An. minimus tại một số điểm miền Bắc [56], muỗi
An. epiroticus ở ven biển Nam Bộ có cơ chế kháng trao đổi chất [51].
Vũ Đức Chính (2015) tại Lạng Sơn kết quả thử nghiệm muỗi An.
minimus tại xã Chí Minh, huyện Tràng Định, xã Bắc Lãng và Châu Sơn,
huyện Đình Lập đã kháng với các hóa chất nhóm pyrethroid. Sự kháng hóa
chất này có liên quan đến hoạt tính enzym esterase và không liên quan đến
enzym glutathion - s - transferase [46].
Khi một quần thể muỗi đã kháng với nhiều nhóm hoá chất thì việc lựa
chọn biện pháp phòng chống trở nên khó khăn hơn. Trên thế giới hiện nay véc
20
tơ sốt rét kháng với hoá chất là vấn đề lớn, trầm trọng và có tính phổ biến, đặc
biệt véc tơ sốt rét kháng hóa chất xuất hiện nhiều tại các khu vực sốt rét lưu
hành nặng. Do đó, WHO và các chương trình quốc gia phòng chống sốt rét
đang quan tâm và tìm ra các biện pháp mới hiệu quả để phòng chống véc tơ.
Vì vậy, nghiên cứu kháng hoá chất của véc tơ sốt rét để đưa ra khuyến nghị
cho Chương trình Phòng chống sốt rét Quốc gia lựa chọn hóa chất phòng
chống véc tơ phù hợp, hiệu quả là cần thiết.
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MUỖI KHÁNG HÓA CHẤT
1.5.1. Phương pháp sinh học
Qui trình thử và tiêu chuẩn thử để đánh giá mức độ kháng theo qui định
của WHO năm 2013 [57]. Phương pháp này có ưu điểm dễ học và thực hiện,
phát hiện được quần thể kháng hóa chất dù theo cơ chế kháng nào. Nhược
điểm số muỗi thử nhiều, muỗi khỏe, kết quả thử nghiệm dễ bị ảnh hưởng bởi
điều kiện thời tiết, không phát hiện được cơ chế kháng.
1.5.2. Phương pháp sinh hóa
Phương pháp thử sinh hóa dựa theo qui trình của WHO [58]. Sự nhạy
và kháng của cá thể muỗi cũng như quần thể muỗi dựa vào tỷ lệ phần trăm
duy trì hoạt tính enzym. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, không
cần số mẫu lớn như thử sinh học, kết quả không bị tác động bởi môi trường,
có thể phát hiện tính kháng nếu liên quan đến trao đổi chất. Nhược điểm chỉ
thực hiện được tại phòng thí nghiệm, mẫu thử nghiệm phải tươi hoặc bảo
quản trong lạnh sâu, quá trình thử nghiệm phải đảm bảo nhiệt độ thấp.
1.5.3. Phương pháp sinh học phân tử
Phát hiện những thay đổi trình tự ADN (đột biến gen). Phương pháp
này có thể phân tích cỡ mẫu lớn, mẫu dễ bảo quản và vận chuyển, hoặc những
mẫu khô bảo quản ở nhiệt độ thấp nhiều năm. Phương pháp sinh học phân tử
có thể sử dụng để phát hiện 2 cơ chế kháng chủ yếu của côn trùng là kháng
trao đổi chất và thay đổi vị trí đích.
21
1.5.3.1. Kháng trao đổi chất
Cơ chế này không làm thay đổi vật chất di truyền, mà chỉ tăng cường
quá trình phiên mã nhờ tăng ARN thông tin (mARN). Khi tiếp xúc với hóa
chất, côn trùng cần nhiều enzym để phân giải chất độc thành chất không độc,
hoặc ít độc hơn hoặc chất dễ đào thải. Do vậy, quá trình phiên mã được tăng
cường làm giàu số lượng mARN để tổng hợp nhiều enzym hơn mức bình
thường. Kỹ thuật RT-PCR (Reverse trancriptase-polymerase chain reaction)
nhằm phát hiện kháng trao đổi chất là định lượng phân tử mARN được phiên
mã từ gen P450 [59].
1.5.3.2. Kháng thay đổi vị trí đích
Kháng hóa chất của côn trùng do cơ chế thay đổi vị trí đích liên quan
đến đột biến gen có thể xảy ra ở một hay nhiều trên gen đích và được di
truyền cho thế hệ sau. Các đột biến liên quan đến kháng hóa chất thường là
đột biến điểm, một nucleotide này thành một nucleotide khác làm thay đổi bộ
ba mã hóa axít amin dẫn đến cấu trúc enzym bị thay đổi. Phương pháp sinh
học phân tử có thể phát hiện cá thể kháng trong quần thể ngay cả ở tần số thấp
hoặc khi sự kháng còn là gen lặn. Ở các giai đoạn sớm, hầu hết các cá thể dị
hợp tử không phát hiện được bằng các thử nghiệm sinh học do chúng vẫn còn
nhạy cảm với các hóa chất khi mang gen lặn nhưng sinh học phân tử có thể
phát hiện sớm sự kháng [60].
1.5.4. Giải pháp phòng, chống kháng
Theo lý thuyết, các quần thể muỗi có thể mang một tỷ lệ rất thấp gen
kháng hóa chất do các đột biến tự nhiên. Những gen này có thể được nhân lên
hay bị đào thải do quá trình chọn lọc tự nhiên. Khi sử dụng hóa chất, các cá
thể nhạy dễ bị tiêu diệt, các cá thể kháng dễ sống sót. Do đó, quần thể được
chọn lọc theo chiều hướng giữ lại các cá thể mang gen kháng. Chính vì vậy
tần suất gen kháng hóa chất tăng dần lên và quần thể sẽ trở thành kháng hóa
chất đó. Để hạn chế tần suất gen kháng phải hạn chế áp lực chọn lọc bằng
việc sử dụng thận trọng và đúng mục tiêu những hóa chất sẵn có hoặc luân
phiên các hóa chất. Nên chọn hóa chất mới thay thế hóa chất đã kháng [61].
22
Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU
Giấy thử do Đại học Sains Malaysia sản xuất và cung cấp bao gồm giấy
tẩm lambdacyhalothrin 0,05%, alphacypermethrin 30mg/m2, deltamethrin
0,05%, permethrin 0,75% đây là các hóa chất đã và đang được sử dụng trong
Chương trình phòng chống sốt rét ở Việt Nam.
Đường glucose 10%.
Bộ thử sinh học do WHO cung cấp.
Máy định vị tọa độ GPS Garmin eTrex.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài muỗi An. dirus, An. minimus, An. epiroticus, An. aconitus,
An. jeyporiensis, An. maculatus, An. subpictus, An. sinensis, An. vagus là
véc tơ truyền sốt rét ở Việt Nam.
Các hóa chất đã và đang sử dụng để phòng chống muỗi truyền sốt rét ở
Việt Nam gồm: Alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, deltamethrin,
permethrin.
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian:
Từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2018: Các số liệu hồi cứu trình bày về
mức độ kháng hóa chất của véc tơ sốt rét từ năm 2013 đến tháng 4 năm 2018
Từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2018: Các số liệu điều tra cắt ngang trình
bày về mức độ kháng hóa chất của véc tơ sốt rét từ tháng 5 đến tháng 12 năm
2018.
Địa điểm: Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng -
Trung ương.
23
Tại thực địa 22 tỉnh gồm có: Xã Cốc Mỳ và xã Trịnh Tường, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai; xã Châu Sơn và xã Bắc Lãng, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng
Sơn; xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang; xã Hoa Thám, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng; xã Điền Xá và xã Yên Than, huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh; xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; xã Bó
Mười, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La; xã Ba Sao và xã Tân Sơn, huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam; xã Phù Long và xã Hiền Hòa, huyện Cát Hải, Thành phố
Hải Phòng; xã Kỳ Sơn và xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; xã
Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình; xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị; xã Hồng Thái và xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế; xã Canh Hòa và Thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định;
xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; xã Ia Mlah, xã Đất Bằng xã
Ia Rsai và xã Chư R Căm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai; xã Đắk Wil và xã
Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia
Mập, tỉnh Bình Phước; xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí
Minh; xã Tân Hòa và xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; xã Định
Thành, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu; xã Đông Thới, huyện Cái Nước, tỉnh
Cà Mau.
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu: Thu thập toàn bộ các số liệu trong báo cáo giám
sát, các nghiên cứu về mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi
Anopheles tại 36 tỉnh từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 4 năm 2018.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Thu thập các số liệu về mức độ kháng hóa
chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét tại 22 tỉnh từ tháng 5 đến tháng 12 năm
2018.
24
2.2.5. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu chủ đích các thôn đại diện cho vùng đã hoặc đang lưu hành
bệnh sốt rét.
2.2.6. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu:
Hồi cứu các số liệu điều tra từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 4 năm 2018
liên quan đến mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét. Số liệu
hồi cứu được thu thập từ Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương.
Số liệu bao gồm tọa độ các điểm điều tra (kinh độ, vĩ độ), mức độ
kháng hóa chất của véc tơ sốt rét. Số liệu được nhập vào phần mền Excel.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang:
Các điểm điều tra cắt ngang từ tháng 5 năm 2018. Điều tra muỗi được
tiến hành theo quy trình của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trung Trung
ương. Các phương pháp điều tra gồm có mồi người trong nhà và mồi người
ngoài nhà, soi muỗi trú đậu trong nhà ban ngày, soi chuồng gia súc ban đêm.
Muỗi thu thập được định loại dựa vào đặc điểm hình thái theo Bảng
định loại Anopheles ở Việt Nam (Muỗi - Quăng - Bọ gậy) của Viện Sốt rét -
Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương (2008) [62]. Các mẫu muỗi sau khi đã
được định loại, lựa chọn các cá thể khỏe, đủ chân cánh đạt tiêu chuẩn để thử
nghiệm với hóa chất, cho hút nước đường gluco 10%.
Thử nghiệm sinh học tại thực địa xác định véc tơ sốt rét kháng với hóa
chất diệt côn trùng theo qui trình của WHO (2013). Theo quy trình này muỗi
thử nghiệm là muỗi cùng loài. Mỗi thử nghiệm cần tối thiểu 150 cá thể muỗi,
trong đó 100 cá thể tiếp xúc với giấy tẩm hóa chất và 50 cá thể tiếp súc với
giấy đối chứng không tẩm hóa chất [57]:
25
Bước 1. Chuẩn bị ống nghỉ
Hình 2.1. Ống nghỉ đối chứng và thử nghiệm
Lấy một tờ giấy trắng sạch có kích thước 12 x 15 cm, ghi lên tờ giấy các
thông tin cần thiết trên giấy, dùng kẹp bằng thép để giữ cho tờ giấy ép sát vào
thành ống (hình 2.1).
Bước 2. Cho muỗi vào ống nghỉ
Cho 25 con muỗi vào một ống nghỉ
Bước 3. Muỗi nghỉ trước khi tiếp xúc với giấy tẩm hoá chất
Sau khi đã cho đủ 25 con muỗi vào ống, để ống nghỉ ở tư thế thẳng
đứng với đầu ống có lưới hướng lên trên trong thời gian 1 giờ
Bước 4. Chuẩn bị ống tiếp xúc
Hình 2.2. Ống tiếp xúc đối chứng và thử nghiệm
26
Cho vào mỗi ống tiếp xúc một tờ giấy tẩm hoá chất cần thử: Cuộn tờ
giấy tẩm thành hình trụ và lồng vào ống tiếp xúc. Dùng kẹp bằng đồng để giữ
cho tờ giấy ép sát vào thành ống (hình 2.2).
Bước 5. Chuyển muỗi từ ống nghỉ sang ống tiếp xúc
Hình 2.3. Gắn ống nghỉ vào ống tiếp xúc
Lắp ống tiếp xúc vào tấm đế của ống nghỉ (trong ống nghỉ đã có muỗi)
Thổi hết sức nhẹ nhàng vào ống nghỉ để muỗi bay từ ống nghỉ sang ống tiếp
xúc (hình 2.3).
Bước 6. Muỗi tiếp xúc với giấy tẩm hoá chất
Hình 2.4 Muỗi tiếp xúc với giấy đối chứng và giấy tẩm hóa chất
27
Để ống tiếp xúc (có muỗi ở trong) ở vị trí thẳng đứng với đầu ống có
lưới hướng lên phía trên trong thời gian là 60 phút (hình 2.4).
Bước 7. Chuyển muỗi từ ống tiếp xúc sang ống nghỉ
Ngay sau khi kết thúc thời gian tiếp xúc, chuyển muỗi từ ống tiếp xúc
sang ống nghỉ
Bước 8. Muỗi nghỉ sau tiếp xúc
Giữ ống nghỉ trong vòng 24 giờ ở nơi tách biệt, mát mẻ với nhiệt độ điều
kiện nhiệt độ 250C ± 20C và độ ẩm là 80% ± 10%. Ghi nhiệt độ tối đa và tối
thiểu ở nơi để ống nghỉ trong khoảng thời gian theo dõi (24 giờ).
Các bước theo dõi được ghi vào biểu mẫu (phụ lục 1).
Xây dựng bản đồ kháng hóa chất của véc tơ sốt rét
Các điểm thử nghiệm muỗi Anopheles được xác định tọa độ địa lý (kinh
độ, vĩ độ) tại vị trí điều tra côn trùng bằng máy định vị.
Số liệu được nhập vào phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm QGIS 2.18
để xây dựng bản đồ kháng hóa chất của véc tơ sốt rét. Mỗi điểm hiển thị trên
bản đồ sẽ có một biểu tượng thích hợp, màu sắc cụ thể. Thông tin chi tiết của
mỗi loài muỗi của mỗi điểm sẽ được hiển thị trong bảng thuộc tính.
Dữ liệu bản đồ hành chính Việt Nam gồm các lớp: Tỉnh, huyện, xã để
làm bản đồ nền.
File dữ liệu mức độ kháng hóa chất được đưa vào phần mềm để được
lớp dữ liệu mới.
Mở bảng tính chất của số liệu và thể hiện các ký hiệu, mầu sắc của các
điểm nhạy, kháng để phân biệt mức độ kháng hóa chất của các véc tơ sốt rét
với hóa chất diệt côn trùng.
Hình tròn mầu xanh là nhạy, hình tam giác mầu tím là có thể kháng,
hình vuông mầu đỏ là kháng.
28
2.2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Đánh giá mức độ kháng hóa chất:
- Nếu tỷ lệ muỗi chết 98 - 100%: Muỗi nhạy cảm với hóa chất.
- Nếu tỷ lệ muỗi chết từ 90 - < 98%: Muỗi có thể kháng với hóa chất.
- Nếu tỷ lệ muỗi chết < 90%: Muỗi đã kháng với hóa chất thử.
Khi đọc kết quả nếu tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng lớn hơn 20% thì hủy
kết quả và tiến hành thử nghiệm lại. Nếu tỷ lệ muỗi chết ở lô đối chứng < 5%
giữ nguyên kết quả thử nghiệm. Nếu tỷ lệ muỗi đối chứng chết từ 5% đến
20% thì hiệu chỉnh theo công thức Abott.
Công thức Abott:
Tỷ lệ (%) muỗi chết thử nghiệm - Tỷ lệ (%) muỗi chết đối chứng
Tỷ lệ (%) muỗi chết = x 100
100 - Tỷ lệ (%) muỗi chết đối chứng
2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được nhập vào phần mền Excel bởi hai người khác nhau, sau đó
kiểm tra lại: Tính tỷ lệ % véc tơ sốt rét kháng hóa chất tại các điểm điều tra.
2.2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
Nghiên cứu đã tuân thủ nghiêm ngặt các Quy định trong nghiên cứu y, sinh
học:
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng
- Côn trùng Trung ương thông qua trước khi thực hiện.
Khi tham gia nghiên cứu người mồi bắt muỗi được thông báo mục đích,
nội dung của nghiên cứu. Đảm bảo người tham gia nghiên cứu một cách tự
nguyện.
Đảm bảo bí mật thông tin thu được được lưu giữ ở những nơi an toàn.
Tất cả thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
29
2.2.10. Hạn chế nghiên cứu, sai số và các biện pháp khắc phục sai số
Hạn chế: Các nghiên cứu hầu hết được điều tra tại các điểm thuộc vùng
sốt rét lưu hành, những vùng sốt rét không còn lưu hành ít điều tra do đó
không có đầy đủ số liệu về mức độ kháng hóa chất của các véc tơ ở khu vực
này.
Sai số và biện pháp khắc phục sai số: Hồi cứu các số liệu nên có thể có
sai số khi nhập số vào phần mềm, do đó 2 người nhập số liệu và kiểm tra kết
quả nhập trước khi phân tích.
30
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. MỨC ĐỘ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG CỦA VÉC TƠ
SỐT RÉT
3.1.1. Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. minimus
Từ năm 2013 đến 2018 đã tiến hành thử sinh học đánh giá độ nhạy cảm
với hóa chất diệt côn trùng của muỗi An. minimus tại 22 điểm thuộc miền Bắc
và miền Trung (bảng 3.1):
Bảng 3.1. Tỷ lệ % muỗi An. minimus chết trong các lần thử nghiệm khác
nhau tại các điểm nghiên cứu
TT
Địa điểm
(Xã, huyện, tỉnh)
Tháng/
năm
Tỷ lệ % muỗi chết sau 24 giờ sau
khi tiếp xúc với giấy tẩm hóa chất
Alp Lam Per Del
1
Chu Hương, Ba Bể, Bắc
Kạn
5/2013 100 100 100 100
9/2013 98 97 - 98
9/2014 100 96 - -
5/2015 98 100 97 100
6/2016 99 99 98 99
5/2017 100 100 100 100
3/2018 100 100 100 100
2
Bình Thạnh, Tuy
Phong, Bình Thuận
8/2013 100 100 - -
3
Luân Giói, Điện Biên
Đông, Điện Biên
6/2013 100 100 - -
4
Điện Biên Đông, Điện
Biện Đông, Điện Biên
5/2016 100 - - -
5
Kim Đồng, Tràng
Định, Lạng Sơn
5/2014 - 93 - -
6
Gia Hòa, Gia Viễn,
Ninh Bình
7/2014 - 100 - -
7
Phú Cường, Tân Lạc,
Hòa Bình
5/2014 100 - - -
31
8
Quyết Chiến, Tân Lạc,
Hòa Bình
5/2014 100 100 - -
9
Pa Tầng, Hướng Hóa,
Quảng Trị
7/2014 98 99 - -
10
Xuân Lâm, Sông Cầu,
Phú Yên
6/2014 98 100 - -
11
Nghinh Tường, Võ
Nhai, Thái Nguyên
7/2015 100 - - -
12
Vạn Linh, Chi Lăng,
Lạng Sơn
11/2015 100 99 - -
11/2016 - 98 - -
13
Châu Sơn, Đình Lập,
Lạng Sơn
5/2018 96 98 - 97
14
Bắc Lãng, Đình Lập,
Lạng Sơn
5/2018 - 99 - -
15
Xuân Bình, Như
Xuân, Thanh Hóa
8/2014 100 99 - -
4/2017 100 96 - -
16
Tam Văn, Lang
Chánh, Thanh Hóa
4/2015 98 100 - -
17
Yên Phong, Bắc Mê,
Hà Giang
9/2014 100 100 - -
18
Đường Hồng, Bắc
Mê, Hà Giang
7/2018 100 95 - -
19
Ngân Thủy, Lệ Thủy,
Quảng Bình
8/2015 100 100 - -
8/2018 100 100 - -
20
Yên Thổ, Bảo Lâm,
Cao Bằng
4/2015 99 100 - -
21
Kim Đồng, Thạch An,
Cao Bằng
4/2017 99 98 - -
22
Điền Xá, Tiên Yên,
Quảng Ninh
5/2018 100 100 - -
Ghi chú: Alp: Alphacypermethrin, Lam: Lambdacyhalothrin, Per: Permethrin, Del: Detamethrin.
32
Có 1 điểm tại xã Chu Hương (Bắc Kạn) được theo dõi 7 lần từ năm
2013 đến năm 2018, có 3 điểm thử nghiệm 2 lần là xã Vạn Linh (Lạng Sơn),
xã Xuân Bình (Thanh Hóa) và xã Ngân Thủy (Quảng Bình), các điểm khác
thử nghiệm 1 lần. Tỷ lệ sống sót của muỗi đối chứng tại các điểm thử nghiệm
từ 96% đến 100% (bảng 3.1).
Bảng 3.2. Tỷ lệ % số điểm nhạy, có thể kháng và kháng với các hóa chất
diệt côn trùng của muỗi An. minimus
Hóa chất Số
điểm
thử
Nhạy Có thể
kháng
Kháng
SĐ % SĐ % SĐ %
Alphacypermethrin 19 18 94,74 1 5,26 0 0
Lambdacyhalothrin 19 16 84,21 3 15,79 0 0
Permethrin 1 1 100 0 0 0 0
Deltamethrin 2 1 50,00 1 50,00 0 0
Ghi chú: SĐ: Số điểm.
Đa số các điểm thử nghiệm muỗi An. minimus còn nhạy với 4 loại hóa
chất. Chỉ có 1 điểm (5,26%) có thể kháng với alphacypermethrin và 3 điểm
(15,79%) có thể kháng với lambdacyhalothirn (bảng 3.2).
Số điểm phát hiện muỗi An. minimus có thể kháng hóa chất
lambdacyhalothrin nhiều hơn so với alphacypermethrin có thể giải thích là
lambdacyhalothrin được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ đầu những năm
1990, đến nay vẫn tiếp tục sử dụng, còn alphacypermethrin được đưa vào sử
dụng đầu những năm 2000 nên muỗi An. minimus có khả năng tăng sự kháng
với lambdacyhalothrin hơn so với alphacypermethrin. Muỗi An. minimus vẫn
nhạy với permethrin và deltamethrin, tuy nhiên các điểm thử vẫn chưa nhiều.
Kết quả nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Baruah tại Ấn Độ (2004)
thử nghiệm cho thấy tỷ lệ muỗi An. minimus chết khi tiếp xúc với giấy thử
deltamethrin là 100% tại tỉnh Sonitpur, tỉnh Darang, tỉnh Kamrup [27].
Marcombe tại Lào (2017), khi thử nghiệm muỗi An. minimus với một số hóa
33
chất thuộc nhóm pyrethroid như permethrin và deltamethrin cho thấy muỗi
còn nhạy tỷ lệ muỗi chết là 100% ở 4 điểm thử nghiệm [30].
Nghiên cứu này khác với nghiên cứu trước đây tại một số địa phương
Việt Nam (2011) khi thử nghiệm muỗi An. minimus với alphacypermethrin
phát hiện 12/28 điểm có thể kháng, 3/28 điểm kháng, với lambdacyhalothrin
phát hiện 7/29 điểm có thể kháng và 5/29 điểm kháng [50].
Muỗi An. minimus tại điểm điều tra cố định xã Chu Hương, huyện Ba
Bể, tỉ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_nghien_cuu_muc_do_khang_hoa_chat_diet_con_trung_cua.pdf