2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của
nông hộ theo GAP . 49
2.2.1. Nhóm nhân tố điều kiện sản xuất . 49
2.2.2. Nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ . 52
2.2.3. Nhóm nhân tố thị trường . 55
2.2.4. Nhóm nhân tố đầu tư doanh nghiệp . 57
2.2.5. Nhóm nhân tố hỗ trợ của nhà nước . 57
2.3. Các nhân tố tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông
hộ theo GAP - Kinh nghiệm thế giới và bài học cho Việt Nam . 59
2.3.1. Kinh nghiệm GAP tại Nhật Bản . 59
2.3.2. Kinh nghiệm GAP tại Thái Lan . 61
2.3.3. Kinh nghiệm GAP tại Malaysia . 63
2.3.4. Bài học rút ra cho Việt Nam nói chung và cho Ninh Thuận nói riêng . 64
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 67
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ THEO
GAP Ở TỈNH NINH THUẬN . 68
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Thuận . 68
3.1.1. Điều kiện tự nhiên . 68
3.1.2. Điều kiện xã hội . 70
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo GAP
ở Ninh Thuận . 71
3.2.1. Khái quát về phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP ở Ninh Thuận . 71
3.2.2. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ
theo GAP . 72
208 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông hộ theo tiêu chuẩn gap - Phân tích trường hợp Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phí đầu tư các cơ sở hạ tầng khác nhằm đảm bảo tiêu chuẩn
GAP bao gồm đầu tư nhà kho chứa vật tư, khu vực ủ phân, hồ xử lý nước tưới, di dời
những hệ thống hạ tầng không được phép ở gần (như chuồng trại chăn nuôi, nhà vệ
sinh,),... với tổng số vốn đầu tư bình quân khoảng 190,02 triệu đồng/ha. Khoản chi
phí này thì chỉ có các hộ sản xuất theo GAP mới đầu tư, còn các hộ khác thì đa số
không đầu tư. (Hình 3.4)
3.2.3.3. Đầu tư của nông hộ cho vật tư nông nghiệp
Tổng vốn đầu tư vật tư nông nghiệp thời kì đầu tư kiến thiết cơ bản (9 tháng - 1
năm) là 251,29 triệu đồng/ha, trong đó bao gồm 216,98 triệu là đầu tư cho phân bón
thuốc trừ sâu; 37,31 triệu/ha là đầu tư cho phân chuồng. Vốn đầu tư cho giai đoạn này
thấp hơn 18,41 triệu đồng/ha so với đầu tư sản xuất không theo GAP.
- Đối với cây nho: Thời kỳ đầu tư kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 8-9 tháng,
giai đoạn này khoảng 2 tháng bón phân một lần. Phân bón cho giai đoạn này có thể
dùng phân hữu cơ sinh học đạt tiêu chuẩn định lượng quy định (HCSH) với số lượng
4.000 kg/ha hoặc phân hóa học gồm Urê 650 kg + Super lân 1.000 kg/ha + Clorua kali
450 kg/ha, vôi 01 tấn/ha và 20 tấn/ha phân chuồng ủ hoai. Chia ra các lần bón như sau:
Bón lót: Đào hố bón 8-10 Kg phân chuồng hoai, lấp đất trước khi trồng 15 ngày. Bón
thúc lần 1: Bón 650kg phân HCSH hoặc 75 Kg Urê + 100 Kg Super lân + 45 Kg
Clorua kali, bón khi cây nho mới bén rễ. Bón thúc lần 2: Bón 650kg phân HCSH hoặc
75 Kg Urê + 100 Kg Super lân + 45 Kg Clorua kali, bón sau khi trồng 2 tháng. Bón
thúc lần 3: Bón 1.350 Kg phân HCSH hoặc 150 Kg Urê + 180 Kg Super lân + 85 Kg
Clorua kali, bón sau khi trồng 4 tháng. Bón thúc lần 4: Bón 1.350 Kg phân HCSH
hoặc 150 Kg Urê + 200 Kg Super lân + 85 Kg Clorua kali, bón sau khi trồng 6 tháng.
81
- Cách bón: Bón quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách
gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay. Đối với táo bón tương
tự như bón với nho.
Bảng 3.6: Đầu tư vật tư nông nghiệp theo GAP và không theo GAP
STT Chỉ tiêu
Nhóm hộ không sản xuất
theo GAP (TrĐ/ha)
Nhóm hộ sản xuất
theo GAP (TrĐ/ha)
A Đầu tư kiến thiết cơ bản 484,42 468,66
1 Phân bón, thuốc trừ sâu 240,44 216,98
2 Phân chuồng 29,26 37,31
3 Công chăm sóc 214,72 217,37
B Đầu tư bình quân 1 năm 364,19 425,08
1 Phân bón, thuốc trừ sâu 203,31 240,4
2 Phân chuồng 29,26 42,26
3 Công chăm sóc 131,62 142,42
I Đầu tư Vụ Đông Xuân 153,94 186,1
1 Phân bón, thuốc trừ sâu 75,72 91,11
2 Phân chuồng 29,26 42,22
3 Công chăm sóc 48,96 52,77
II Đầu tư vụ 2 79,41 84,98
1 Phân bón, thuốc trừ sâu 50,27 53,31
2 Phân chuồng 0 0
3 Công chăm sóc 29,14 31,67
III Đầu tư vụ 3 130,84 154
1 Phân bón, thuốc trừ sâu 77,32 95,98
2 Phân chuồng 0 0
3 Công chăm sóc 53,52 57,98
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
Tổng số vốn đầu tư vật tư nông nghiệp giai đoạn sản xuất kinh doanh bình quân
hằng năm là 282,66 triệu đồng/ha chia đều cho 3 vụ, vụ đông xuân chiếm 47,2% tổng
vốn đầu tư, vụ 2 chiếm 18,84% và vụ 3 chiếm 33,96%. Cao hơn so với đầu tư không
theo GAP khoảng 50,09 triệu đồng/ha.
82
Đối với cây nho ( tính bình quân cho 1ha/1 vụ nho)
- Về phân chuồng thì bình quân khoảng 20 Tấn/ha/Vụ (chỉ bón cho vụ Đông
Xuân), bón ngay khi thu hết trái vụ trước.
- Về phân hóa học thì bón theo công thức NPK là 184-160-200 Kg/ha/vụ.
Bảng 3.7: Quy chuẩn và cách bón phân cho cây nho
Loại dưỡng chất Quy ra phân
Cách bón (kg)
(1) (2) (3) (4) (5)
N : 184 kg Urea: 400 kg - 160 80 120 40
P2O5: 160 kg Superlân: 1000 kg 700 - - 300 -
K2O : 200 kg Cl.Kali: 330 kg - 132 33 66 99
* Chú thích:
(1): Bón ngay khi thu hoạch hết trái vụ trước; (2): Bón trước cắt cành 10 - 15 ngày;
(3): Bón sau cắt cành 10 - 15 ngày; (4): Bón sau cắt cành 35 - 40 ngày; (5): Bón sau
cắt cành 55 - 60 ngày.
Nguồn: Quy trình sản xuất nho theo tiêu chuẩn VietGAP, BQL DA QSEAP Ninh Thuận
Việc bón phân theo hướng hữu cơ sinh học (HCSH) hoặc hữu cơ sinh học kết
hợp với phân hóa học cũng đang được khuyến khích. Nếu bón theo hướng HCSH thì
bón 4.000 kg/ha chia bón 3 lần: Lần 1 sau khi thu họach xong vụ trước bón 1.300 kg
HCSH; Lần 2 trước cắt cành 10-12 ngày bón 1.200 kg HCSH; Lần 3 sau khi đậu trái
xong 10-15ngày bón 1.500 kg HCSH.
Bón bằng cách rải đều trên mặt luống sau đó dùng cuốc xới nhẹ chôn vùi phân
vào đất, không phơi phân dưới ánh sáng mặt trời, nếu đất khô thì theo nước ngay. Đối
với giống nho dài ngày thời gian giữa các lần bón có thể kéo dài thêm khoảng 5 ngày
và lượng phân hóa học có thể tăng thêm 10-20%. Trường hợp nho phát triển kém hoặc
bộ rễ bị thương tổn, có thể sử dụng thêm phân bón lá như: Agrostim, K-humat, . Có
thể sử dụng một số loại phân bón lá có hàm lượng Canxi cao như CanxiBore vào các
giai đoạn trước khi trổ hoa, sau đậu trái và lần cuối cùng là khi trái lớn.
Đối với táo: (tính bình quân cho 1ha/1 vụ táo)
Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 10-15 tấn phân chuồng ủ hoai hoặc 3.000 kg
phân hữu cơ vi sinh + 450 kg Lân Super + 450 kg Urê + 250 kg Kali Clorua + 2 kg
phân bón qua lá.
83
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh + Lân
Super, trước giai đoạn đốn táo khoảng 7-10 ngày, kết hợp xới xáo và lắp phân.
- Bón thúc: Chia làm 3 lần bón chính: lần 1 là sau khi đốn táo, bón 1/3 Ure +
1/3 Kali Clorua; lần 2 là trước khi cây ra hoa rộ, bón 1/3 Ure + 1/3 Kali Clorua; lần 3
là sau khi cây đậu quả xong, bón hết lượng phân hóa học còn lại.
Chú ý:
- Tùy và tình hình sinh trưởng của cây, tuổi cây và điều kiện thổ nhưỡng của
từng vùng, có thể tăng số lần bón thúc và lượng phân bón cho phù hợp. Không nên đào
rãnh xung quanh tán để bón phân vì dễ bị đứt rễ cây.
- Nếu sử dụng phân bón hỗn hợp NPK, DAP thì phải tính toán lượng phân bón
sao cho tương đương với lượng phân như trên.
* Sử dụng phân bón qua lá để bổ sung các chất cho cây đặc biệt là các nguyên
tố vi lượng và một số chất kích thích sinh trưởng thông qua các loại chế phẩm kích
phát tố. Các chất này bổ sung kịp thời sự thiếu hụt các chất trên cây nên có tác dụng rõ
rệt. Các loại phân bón lá thường bổ sung vi lượng như magie (Mg), kẽm (Zn), bo (B),
đồng (Cu),... khi cây bắt đầu hình thành nụ hoa, phun định kỳ 10-15 ngày 1 lần, và
ngưng phun phân trước khi thu hoạch 10-15 ngày
3.2.3.4. Đầu tư của nông hộ cho ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong
nông nghiệp
Nông hộ không có nhiều vốn để đầu tư cho khoa học công nghệ, chủ yếu nhận
công nghệ được hỗ trợ từ nhà nước nghiên cứu đặc biệt là giống mới và quy trình kỹ
thuật mới. Nông hộ chỉ tiến hành đầu tư khu tạo và xử lý phân vi sinh như khu vực ủ
hoai, khu vực chứa,... để phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Đây là một trong
những lĩnh vực còn nhiều hạn chế trong đầu tư của nông hộ.
3.2.4. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của nông
hộ theo GAP ở Ninh Thuận
3.2.4.1. Kết quả đạt được
Tổng vốn đầu tư thực hiện của nhóm sản xuất theo GAP bình quân 100,4 triệu
đồng/sào trong đó vốn đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng và đầu tư kiến thiết cơ bản là
79,9 triệu đồng /sào (tài sản cố định bình quân/sào là 33 triệu đồng), vốn lưu động
dùng chi cho chi phí sản xuất hằng năm là 20,5 triệu đồng /sào/năm (chi phí sản xuất
bình quân hằng năm là 42,5 triệu đồng); trong khi đầu tư của nhóm không theo GAP
lần lượt là 81,5 triệu đồng, 63 triệu đồng và 18,5 triệu đồng.
84
Bảng 3.8: Thống kê mô tả kết quả đầu tư theo GAP của các nông hộ khảo sát trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016
Đơn vị tính: triệu đồng/sào
Không sản xuất theo GAP Sản xuất theo GAP
Mean Maximum Minimum Mean Maximum Minimum
Tổng vốn 81,5 89,1 78,2 100,4 137,3 69,5
Trong đó
+ VDH 63,0 68,9 60,4 79,9 116,7 48,7
+ VLĐ 18,5 20,2 17,8 20,5 36,8 5,2
CPSX 36,4 39,8 35,0 42,5 57,8 21,0
TSCĐ 14,6 15,9 14,0 33,0 48,3 20,1
NSBQ 4,1 4,4 3,5 4,7 5,2 4,1
DTh 68,7 78,0 55,1 89,2 97,9 76,9
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
Năng suất bình quân hằng năm của nhóm nông hộ sản xuất theo GAP cao hơn
khoảng 4,7 tấn/sào/năm, trong khi nhóm còn lại chỉ đạt khoảng 4,1 tấn/sào/năm. Năng
suất này cao hay thấp còn phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thời tiết, do sản phẩm nho,
táo chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố thời tiết.
Bảng 3.9: Lợi nhuận bình quân của hai nhóm nông hộ sản xuất theo GAP
và không theo GAP năm 2016
STT Chỉ tiêu
Nhóm hộ sản xuất
không theo GAP
(TrĐ/sào)
Nhóm hộ sản
xuất theo GAP
(TrĐ/sào)
Lợi nhuận bình quân 1 năm 32,1 47,5
1 Lợi nhuận bình quân vụ Đông Xuân 22,614 33,802
2 Lợi nhuận bình quân vụ 2 -1,945 0,804
3 Lợi nhuận bình quân vụ 3 11,431 12,866
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
Bảng trên cho thấy đầu tư sản xuất nông nghiệp theo GAP đạt được lợi nhuận cao
hơn hẳn so với đầu tư sản xuất không theo GAP. Cụ thể, lợi nhuận bình quân hàng năm
của nhóm hộ sản xuất theo GAP đạt 47,5 triệu đồng/sào, cao hơn nhóm không theo GAP
85
khoảng 15,4 triệu đồng/sào. Lợi nhuận này được tạo ra chủ yếu ở vụ đông xuân chiếm
71,2%. Vụ 2 do thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, lắm sâu bệnh do đó việc đầu tư chủ
yếu giữ giàn lá để chờ vụ sau, ở vụ này đa số người nông dân xác định trước sẽ chịu lỗ.
Vụ 3 mặc dù năng suất không đạt cao, tuy nhiên lại được giá do sản phẩm thu hoạch ở dịp
gần tết và lễ nên lợi nhuận các hộ sản xuất theo GAP cũng ở mức trung bình khoảng
12,866 triệu đồng/sào, cao hơn nhóm sản xuất không theo GAP 1,435 triệu đồng/sào.
Để ước lượng DID, NCS giả định có sự thay đổi như nhau giữa hai nhóm sản xuất
về các nhân tố liên quan đến nhân tố chung về đầu tư nếu như cả hai nhóm cùng không
sản xuất theo GAP. Với giả định này, NCS có được ước lượng DID theo bảng dưới đây.
Bảng 3.10: So sánh khác biệt trong khác biệt của kết quả đầu tư theo GAP của các
nông hộ khảo sát trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2016
Đơn vị tính: triệu đồng/sào
STT Chỉ tiêu
Khác biệt Khác biệt trong khác biệt
Xi(s)-Xi(t) Sig. ∆Xi(GAP=1)-∆Xi(GAP=0) Sig.
1
VDT (GAP=1) 54,2560 0,000
16,0710
0,000 VDT (GAP=0) 38,1850 0,000
2
VLĐ (GAP=1) 8,8640 0,000
1,2450
,071 VLĐ (GAP=0) 7,6190 0,000
3
VDH (GAP=1) 45,3920 0,000
14,8260
0,000 VDH (GAP=0) 30,5660 0,000
4
TSCD(GAP=1) 25,0680 0,000
18,0030
0,000 TSCD(GAP=0) 7,0650 0,000
5
NSBQ(GAP=1) 1,5440 0,000
0,6150
0,000 NSBQ(GAP=0) 0,9290 0,000
6
CPSX (GAP=1) 20,7710 0,000
4,7670
0,000 CPSX (GAP=0) 16,0040 0,000
7
DTh (GAP=1) 45,2830 0,000
17,6730
0,000 DTh (GAP=0) 27,6100 0,000
8
LNBQ(GAP=1) 24,9950 0,000
13,5460
0,000 LNBQ(GAP=0) 11,4490 0,000
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
86
Qua kết quả cho thấy so với nhóm sản xuất không theo GAP thì việc tham gia
GAP đã làm tăng tổng vốn đầu tư 16,071 triệu đồng/sào trong vốn đầu tư dài hạn tăng
14,826 triệu đồng/sào và vốn lưu động tăng 1,245 triệu đồng/sào (mức ý nghĩa 90%), chi
phí đầu tư tài sản cố định là 18 triệu đồng/sào, chi phí sản xuất bình quân hằng năm là
4,767 triệu đồng/sào/năm với mức ý nghĩa 99%. Với việc tham gia GAP cũng đã góp
phần gia tăng năng suất bình quân 0,6150 tấn/sào/năm, tạo ra mức doanh thu tăng thêm
17,673 triệu đồng/sào/năm và mức lợi nhuận tăng thêm 13,546 triệu đồng/sào/năm với
mức ý nghĩa 99%. Như vậy có thể kết luận rằng, việc tham gia sản xuất theo GAP sẽ làm
tăng lượng vốn đầu tư ban đầu và vốn đầu tư hằng năm nhưng bù lại sẽ đạt được năng
suất và lợi nhuận cao hơn so với nhóm còn lại. Do đó, đứng ở góc độ đầu tư nếu hộ nông
dân có điều kiện sản xuất thuận lợi và có thể huy động được nguồn vốn đầu tư bổ sung
lượng vốn chênh lệch thì nên đầu tư sản xuất theo GAP vì sẽ tạo ra được mức lợi nhuận
cao hơn hẳn so với sản xuất không theo GAP.
Bảng 3.11: Thống kê mô tả kết quả đầu tư theo GAP của các nông hộ khảo sát trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận phân theo sản phẩm năm 2016
Đơn vị tính: triệu đồng/ha
Nho Táo Cả nho và táo
Mean Sum Mean Sum Mean Sum
Diện tích (ha) GAP = 0 0,215 13,1 0,211 7,6 0,367 1,1
GAP = 1 0,296 22,227 0,231 2,54 0,389 5,45
Vốn dài hạn GAP = 0 629,74 38414 630,58 22701 626,67 1880
GAP = 1 820,92 61569 721 7931 743,36 10407
Vốn lưu động GAP = 0 185,25 11300 185,33 6672 184,33 553
GAP = 1 206,35 15476 177,73 1955 217,43 3044
Chi phí sản
xuất
GAP = 0 364,08 22209 364,56 13124 362 1086
GAP = 1 431,83 32387 375,09 4126 428,21 5995
Lợi nhuận bình
quân
GAP = 0 321,26 19597 321,39 11570 311 933
GAP = 1 478,28 35871 461,91 5081 465,71 6520
Số hộ sản xuất
(hộ)
GAP = 0 61 36 3
GAP = 1 75 11 14
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
87
Qua bảng số liệu cho thấy, sự khác biệt giữa chi phí sản xuất, vốn đầu tư và lợi
nhuận bình quân của hai sản phẩm nho và táo là không chênh lệch nhiều. Việc đầu tư theo
GAP của mỗi loại sản phẩm đều cần lượng vốn đầu tư cao hơn và đạt được lợi nhuận lớn
hơn nhóm còn lại.
3.2.4.2. Hiệu quả đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP
- Lợi nhuận bình quân/ tổng vốn đầu tư
Bảng 3.12: Bảng hiệu quả lợi nhuận bình quân trên tổng vốn đầu tư năm 2016
STT Chỉ tiêu
Nhóm hộ sản xuất
không theo GAP
Nhóm hộ sản xuất
theo GAP
1
Lợi nhuận bình quân 1
năm/ tổng vốn đầu tư
0,375 0,473
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
Mặc chỉ tiêu này không thể hiện đầy đủ bản chất của hiệu quả đầu tư nhưng
đứng ở góc độ đầu tư của nông hộ thì đây là một chỉ tiêu đơn giản được dùng để đánh
giá hiệu quả đầu tư. Qua bảng trên cho thấy đầu tư theo GAP có tỷ suất lợi nhuận bình
quân trên một đồng vốn đầu tư cao hơn so với nhóm còn lại 0,097. Như vậy, đầu tư
theo GAP có hiệu quả hơn so với đầu tư không theo GAP. Cho nên đầu tư theo GAP
có xu hướng ngày càng tăng cả về diện tích và quy mô vốn đầu tư (tổng diện tích 100
hộ sản xuất theo GAP tăng từ 29,06 ha năm 2013 tăng lên 30,22 ha 2016 và tổng vốn
đầu tư tăng từ 11.858 triệu đồng năm 2013 tăng lên 13.684,5 triệu đồng năm 2016 (Số
liệu khảo sát 200 hộ tại Ninh Thuận)
- Chỉ tiêu hiệu quả theo mô hình phân tích màng bao dữ liệu DEA
Theo hàm sản xuất Cobb-Douglass thì đầu ra phụ thuộc vào bốn yếu tố là vốn,
lao động, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ. NCS tiến hành phân tích hiệu
quả dựa trên mô hình màng bao dữ liệu DEA với bốn nguồn lực đầu vào là lao động của
chủ hộ, diện tích, chi phí sản xuất bình quân/sào/năm, vốn đầu tư ban đầu/sào (bao gồm
vốn ngắn hạn và dài hạn) và ba kết quả đầu ra là năng suất bình quân/sào/năm, lợi nhuận
bình quân/sào/năm và doanh thu bình quân/sào/năm với tiêu chí phân tích là tối đa hóa
đầu ra dựa trên phân tích hai mô hình sử dụng một màng bao dữ liệu cho hai nhóm. Kết
quả thu được như sau:
88
Bảng 3.13: Bảng hiệu quả kinh tế tổng hợp TE theo kết quả mô hình DEA năm 2016
Nhóm không GAP Nhóm GAP
Mean Max Min σ Mean Max Min σ
TE 0,8704 1 0,7205 0,644 0,861 1 0,6775 0,881
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm DEA
Theo Phân tích màng bao dữ liệu DEA của hai nhóm GAP và không GAP dựa
trên 1 màng bao dữ liệu cho cả hai nhóm hộ sản xuất, đối với tiêu chí tối đa hóa đầu ra
trong trường hợp thay đổi theo quy mô (VRS) cho thấy cả hai nhóm đều đạt được tính
hiệu quả trong đầu tư ở mức tương đối cao, cụ thể nhóm không theo GAP đạt hiệu quả
kinh tế tổng hợp bình quân TE khoảng 0,8704 trong khi nhóm sản xuất theo GAP đạt
giá trị kém hơn, đạt khoảng 0,861. Điều này cho thấy rằng, do gánh nặng về nguồn lực
đầu vào khá lớn của nhóm GAP trong khi đầu ra chưa tăng tương xứng dẫn đến hiệu
quả kinh tế tổng hợp kém hơn nhóm còn lại. Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn (σ) của nhóm
theo GAP cao hơn so với nhóm không theo GAP, điều này cho thấy mức độ phân tán
giá trị hiệu quả của nhóm đầu tư theo GAP là khá cao. Điều này thể hiện cụ thể qua sơ
đồ sau:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tháp hiệu quả kinh tế tổng hợp của hai nhóm hộ đầu tư sản xuất
theo GAP và không theo GAP năm 2016
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm DEA
Qua sơ đồ trên cho thấy độ phân tán số hộ đạt các mức hiệu quả của các hộ đối
với nhóm đầu tư theo GAP cao hơn nhóm không theo GAP tuy nhiên cả hai nhóm đều
phần lớn đạt mức hiệu quả từ 0,8 đến dưới 0,9. Mặc dù mức bình quân hiệu quả nhóm
89
đầu tư theo GAP có thấp hơn, điều này là do nhóm nông hộ đầu tư theo GAP có nhiều
hộ đạt mức hiệu quả thấp lớn hơn, tuy nhiên số hộ đạt hiệu quả cao cũng lớn hơn nhóm
còn lại. điều này cho thấy đầu tư theo GAP có thể giúp tạo ra hiệu quả cao nhưng đồng
thời khi rủi ro xảy ra cũng bị thiệt hại nặng hơn so với sản xuất không theo GAP.
Cũng trên cơ sở mô hình DEA với nguồn lực đầu vào và kết quả đầu ra tương
tự như trên, NCS tiến hành ước lượng năng suất tổng hợp bằng chỉ số Malmquist với
hai thời điểm trước khi tham gia GAP (trước 2013) và sau khi tham gia GAP (hiện
nay). Kết quả ước lượng được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.14: Bảng mức thay đổi của năng suất tổng hợp bằng chỉ số Malmquist năm 2016
Nhóm không GAP Nhóm GAP
Mean Maximum Minimum Mean Maximum Minimum
TFPCH 0,8576 1,2037 0,6472 0,9771 1,4493 0,7449
EFCH 0,926 1,1206 0,7425 0,9791 1,2553 0,7799
TECHCH 0,9234 1,1206 0,8204 0,9959 1,3333 0,8563
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm DEA
Tất cả các phân tích đều cho thấy cả hai nhóm đều không có sự gia tăng về năng
suất tổng hợp tại thời điểm hiện nay so với thời điểm trước khi tham gia GAP. Cụ thể
theo phương pháp VRS với một màng bao dữ liệu cho kết quả về mức thay đổi của năng
suất tổng hợp TFPCH là 0,9771 với nhóm đầu tư theo GAP chứng tỏ rằng năng suất
tổng hợp hiện nay so với thời điểm trước khi tham gia GAP giảm 2,29% nhưng vẫn
giảm ít hơn so với nhóm không đầu tư theo GAP (nhóm này giảm tới 14,24%).
Bảng 3.15: Bảng so sánh sự khác biệt của hai nhóm nông hộ về mức thay đổi của năng
suất tổng hợp bằng chỉ số Malmquist năm 2016
Stt Chỉ tiêu
Khác biệt
Xi (GAP=1) - Xi (GAP=0) Sig.
1 TFPCH 0,1195 ,000
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm DEA và
phần mềm SPSS22.0
Theo kết quả so sánh giữa hai nhóm nông hộ đầu tư theo GAP và không theo
GAP cho thấy nhóm đầu tư theo GAP tạo ra mức gia tăng năng suất tổng hợp so với
trước khi tham gia GAP cao hơn nhóm còn lại với mức ý nghĩa 99% đối với phương
90
pháp VRS dùng một màng bao dữ liệu là 11,95%. Điều này cho thấy, GAP đã tác động
tích cực tới cải thiện năng suất tổng hợp của các nông hộ đầu tư sản xuất nho và táo tại
Ninh Thuận.
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tháp mức thay đổi của năng suất tổng hợp của hai nhóm hộ đầu
tư sản xuất theo GAP và không theo GAP năm 2016
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm DEA
Sơ đồ trên cũng cho kết luận tương tự về sự chênh lệch giữa hai nhóm đầu tư
theo GAP và không theo GAP. Trong đó, nhóm đầu tư theo GAP có mức thay đổi
năng suất tổng hợp lớn hơn hẳn nhóm còn lại ở mức thay đổi của năng suất tổng hợp
cao và ít hơn ở mức thay đổi của năng suất tổng hợp thấp.
3.2.4.3. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được về ĐTPT SXNN theo GAP của nông hộ thì
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế:
Thứ nhất, tỷ lệ nông hộ tham gia đầu tư sản xuất theo GAP còn hạn chế. Ở Ninh
Thuận trong tổng số 6360 hộ sản xuất nho và táo mới có 1272 hộ đầu tư theo GAP.
Thứ hai, trong các hộ đầu tư theo GAP thì quy mô và diện tích đầu tư tuy có
tăng nhưng không đáng kể. Điều đó chứng tỏ ở Ninh Thuận đầu tư sản xuất nông
nghiệp theo GAP chưa thật sự hấp dẫn đối với hộ nông dân.
Mặc dù Ninh Thuận là nơi có điều kiện phát triển sản xuất nho và táo, hơn thế
nữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo GAP là một xu hướng tất yếu của Việt Nam
91
cũng như trên thế giới, nhưng vì sao các nông hộ chưa thật sự quan tâm ĐTPT SXNN
theo GAP? Điều đó là do nhiều nguyên nhân:
Một là, sản xuất ở Ninh Thuận còn mang tính tự phát, tuy địa phương đã có quy
hoạch phát triển nhưng chưa chú ý khâu tổ chức thực hiện quy hoạch, điều đó ảnh
hưởng đến thu hút nông hộ đầu tư phát triển theo GAP.
Hai là, sự hiểu biết của các nông hộ về GAP còn hạn chế, nên họ chưa hiểu được
lợi ích về sản xuất theo GAP do đó chưa chú ý đầu tư phát triển sản xuất theo GAP.
Ba là, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng mang tính tự phát, manh mún nên chưa
gây dựng được lòng tin của khách hàng nên người nông dân chưa thấy rõ hiệu quả
kinh tế vì vậy không kích thích đầu tư theo GAP
Bốn là, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, nhà nông, doanh nghiệp và
nhà khoa học. vì vậy chưa phát huy được hiệu quả của đầu tư sản xuất theo GAP nên
người nông dân chưa thật sự yên tâm đầu tư theo GAP.
3.3. Phân tích nhân tố tác động đến đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp
của nông hộ theo GAP
3.3.1. Nhóm nhân tố điều kiện sản xuất
Phân tích định tính cho kết luận là thời tiết ảnh hưởng tới đầu tư nông nghiệp
theo GAP (C11, phụ lục 2).
Bảng 3.16: Thống kê mô tả nhóm nhân tố điều kiện sản xuất
Không sản xuất theo GAP Sản xuất theo GAP
Mean Maximum Minimum Mean Maximum Minimum
TT 3,7 5,0 2,0 3,9 5,0 2,0
CSHT 4,0 5,0 2,0 4,4 5,0 3,0
Diện tích 2016 2,2 7,0 ,4 3,0 10,0 0,7
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
Về cơ bản thì không có nhiều sự khác biệt về đánh giá thời tiết giữa hai nhóm
nông hộ, bởi vì khoảng cách địa lý là khá gần nhau nên điều kiện thời tiết cơ bản là
như nhau. Tuy nhiên bình quân đánh giá thời tiết thì hộ theo GAP có đánh giá cao hơn
không nhiều do khả năng lựa chọn thời điểm đầu tư hợp lý hơn nên có thể hạn chế
được một số ảnh hưởng xấu do thời tiết gây ra. Mức bình quân đánh giá điều kiện thời
92
tiết đạt 3,9 điểm/5 điểm. Điều kiện cơ sở hạ tầng của nhóm nông hộ sản xuất theo
GAP là khá tốt đạt bình quân 4,4 điểm/5 điểm, cao hơn nhóm không sản xuất theo
GAP, nhưng chênh lệch không đáng kể do cơ bản điều kiện về hạ tầng kỹ thuật xã hội
là tương tự nhau giữa các khu vực sản xuất nho và táo trong tỉnh. Diện tích bình quân
của nhóm hộ sản xuất theo GAP khoảng 3 sào/ hộ cao hơn hộ không sản xuất theo
GAP khoảng 0,8 sào/hộ, với mức diện tích khả nhỏ sẽ gây ra nhiều khó khăn trong sản
xuất nông nghiệp vì không tận dụng được lợi thế theo quy mô, hạn chế trong việc tiếp
cận phương thức sản xuất hiện đại nhờ quy mô, việc đầu tư theo GAP cũng gặp không
ít khó khăn với diện tích bình quân khá nhỏ như thế này.
Khoảng biến thiên đánh giá về thời tiết và cơ sở hạ tầng là khá cao 3điểm/5
điểm; về diện tích khoảng 6,6 sào đối với nhóm hộ không theo GAP và 9,3 sào với
nhóm hộ theo GAP. Điều này có thể cho thấy điều kiện sản xuất giữa các hộ có sự
chênh lệch khá lớn, tạo ra những khó khăn không nhỏ cho việc liên kết các hộ với
nhau do gặp phải rào cản lớn về chênh lệch điều kiện sản xuất, giảm hiệu quả liên kết
do tạo ra hiệu quả sản xuất không đồng đều.
Sử dụng phương pháp so sánh khác biệt trong khác biệt (DID) đối với biến cơ
sở hạ tầng giữa hai nhóm nông hộ sản xuất theo GAP và không theo GAP. Cụ thể, do
khoảng cách giữa các khu vực sản xuất không cách xa nhau nên ta có thể giả định rằng
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất của các hộ sản xuất theo GAP và không theo GAP là
tương tự nhau nếu tất cả các nhóm này đều không sản xuất theo GAP. Với giả định
này, ta có được ước lượng DID theo bảng dưới đây.
Bảng 3.17: So sánh khác biệt trong khác biệt của nhân tố cơ sở hạ tầng
Stt Chỉ tiêu
Khác biệt Khác biệt trong khác biệt
Xi(s)-Xi(t) Sig. ∆Xi(GAP=1)-∆Xi(GAP=0) Sig.
1
CSHT(GAP=1) 1,910 0,000
0,59 0,000
CSHT(GAP=0) 1,320 0,000
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
Như vậy có thể thấy rằng, khi so với nhóm không sản xuất theo GAP thì nhóm
sản xuất theo GAP có sự cải thiện về cơ sở hạ tầng tốt hơn 0,59 điểm/5 điểm với mức
ý nghĩa 99% (Sig. = 0,000 <0,01). Điều này có nghĩa là việc sản xuất theo GAP đã tác
động đến việc thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và tạo ra mức khác
biệt 0,59 điểm.
93
Bảng 3.18: So sánh khác biệt của nhóm nhân tố điều kiện sản xuất
Stt Chỉ tiêu
Khác biệt
Xi (GAP=1) - Xi (GAP=0) Sig.
1 Diện tích 2016 ,8417 0,000
2 Thời tiết (TT) ,230 ,039
Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát với sự trợ giúp của phần mềm SPSS22.0
Khi sử dụng phương pháp so sánh trung bình giữa hai nhóm nông hộ sản xuất
theo GAP và không theo GAP ta nhận thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
mức ý nghĩa 99% về diện tích với chênh lệch là 0,8417 sào (Sig. =0,000<0,01). Điều
này cho thấy các hộ sản xuất theo GAP thường có quy mô diện tích lớn hơn các hộ
không theo GAP, thông qua số liệu có thể kết luận rằng khi diện tích càng lớn thì càng
thuận lợi cho sản xuất theo GAP. Tương tự như với yếu t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la_daoquyetthang_8282_2045636.pdf