Luận văn Nghiên cứu phân loại chi sầm – memecylon l. ở Việt Nam

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Danh mục các bảng

Danh mục sơ đồ

Danh mục ảnh

Ký hiệu viết tắt các phòng tiêu bản

Giải thích một số cách viết tên khoa học trong luận văn

Danh mục hình

Mục lục

MỞ ĐẦU . 1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. . 1

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 2

4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

. 2

4.1. Ý nghĩa khoa học . 2

4.2. Ý nghĩa thực tiễn. 2

5. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN VĂN. 2

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN . 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 4

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CỦA

CHI SẦM - MEMECYLON TRÊN THẾ GIỚI. 4

1.1.1. Quan điểm về vị trí của chi Sầm - Memecylon trên thế giới . 4

pdf147 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phân loại chi sầm – memecylon l. ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến năm (1997) [67] trong tác phẩm“Từ điển cây thuốc Việt Nam” tác giả mô tả đặc điểm hình thái, bộ phận cây được sử dụng, nơi sống, cách thu hái, tính vị, tác dụng và đề cập đến công dụng có đơn thuốc kèm theo của 3 loài được dùng làm thuốc, đó là: M. edule, M. ligustrifolium, M. scutellatum. Đến năm (2012) [68] trong tác phẩm“Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, bộ phận dùng, tính vị, tác dụng, hình vẽ, công dụng và bài thuốc kèm theo của 4 loài được dùng làm thuốc: M. edule, M. ligustrifolium, M. scutellatum, M. angustifolium. Theo Trần Thế Bách và cộng sự (2012) [69]. Các tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, công dụng và có ảnh màu của 1 loài M. edule trong chi Sầm thuộc họ Mua. Các tác giả Joongku Lee và cộng sự (2014) [70] đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái, sinh thái, sự phân bố, công dụng và ảnh màu kèm theo của 4 loài trong chi Sầm đó là: M. edule, M. lilacinum, M. octocostatum, M. scutellatum. Năm (2004) [71], Nguyễn Chí Thành đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái của 6 loài trong chi Sầm thuộc họ Mua ở Vườn Quốc Gia Côn Đảo, đó 26 là: M. fruticosum, M. acuminatum, M. harmandii, M. ligustrinum, M. lilacinum, M. umbellatum. Trong tác phẩm“Thuốc từ cây cỏ và động vật” của Đỗ Huy Bích (1995) [72] cũng xếp chi Sầm trong họ Mua. Tác giả đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, công dụng của 1 loài M. edule. Theo Nguyễn Tiến Bân (1997) [73] trong công trình “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” cũng xếp chi Sầm trong họ Mua. Trong cuốn này ông mô tả đặc điểm chính của họ và nêu danh sách 30 chi thuộc họ Mua ở Việt Nam. Đây là tài liệu quan trọng giúp cho việc tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín nói chung và họ Mua nói riêng ở Việt Nam. Tuy nhiên, có nhiều chi trong đó, hiện nay đã trở thành tên đồng nghĩa. Tác giả Vũ Văn Chuyên (1976) [74] đã nêu tóm tắt đặc điểm giải phẫu có libe quanh tủy của loài Memecylon edule thuộc chi Sầm trong họ Mua. Trong tác phẩm“Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” tác giả Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) [75] đã mô tả đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái, bộ phận dùng, thành phần hóa học, tính vị, công năng, công dụng, hình vẽ của 1 loài Memecylon edule. Như vậy ở Việt Nam tất cả các công trình nghiên cứu trước đây của các tác giả đều tán thành quan điểm xếp chi Sầm vào phân họ Memecyloideae thuộc họ Mua. Qua các công trình nghiên cứu về hệ thống phân loại họ Mua của các tác giả trên thế giới, nhận thấy mỗi quan điểm đều có lập luận riêng, phù hợp với thời điểm đó và lãnh thổ, bên cạnh đó vẫn còn những yếu điểm và thiếu sót nhất định. Ở Việt Nam chủ yếu là các công trình mang tính chất thống kê các taxon dựa trên các hệ thống nước ngoài, đến nay còn thiếu một công trình đầy đủ và hệ thống. Tuy nhiên, trong các hệ thống có thể thấy hệ thống phân loại của S.S.Renner (1993) [ 8], (2001) [45]) dựa vào các đặc điểm hình thái ngoài nói chung, đặc điểm giải phẫu gỗ, hạt phấn và sinh học phân tử nói riêng là tương đối hợp lý (được đa số các tác giả hiện nay đồng tình và lựa chọn để xây dựng hệ thống phân loại họ Mua (Melastomataceae) ở quốc gia 27 mình, đồng thời cũng phù hợp với việc sắp xếp các taxon thuộc họ Mua (Melastomataceae) nói chung và tông Mua nói riêng ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu của S.S.Renner (1993 [8]) là tác giả có những nghiên cứu chuyên sâu về họ Mua (Melastomataceae) trên toàn thế giới, nhất là ở các nước Đông Nam Á, theo đó chi Sầm (Memecylon) được tách ra khỏi họ Mua (Melastomataceae) (Bảng 1.6). Bảng 1. 6: Các taxon trong họ Sầm (Memecylaceae) sắp xếp theo hệ thống của S. S. Renner (1993) Họ Chi Memecylaceae DC Lijndenia zoll. & Moritzi Memecylon L. Mouriri Aubl. Sputhundru Guill. & Perr. Votomiru Aubl. Warneckea Gilg Luận văn theo quan điểm chi Sầm (Memecylon) không thuộc họ Mua (Melastomataceae) mà thuộc họ Sầm (Memecylaceae). Trong đó họ Sầm (Memecylaceae) ở Việt Nam chỉ có 1 chi Memecylon với 14 loài, 4 thứ và 2 dạng trước đây ở họ Mua (Melastomataceae). 28 CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Nguyên vật liệu nghiên cứu - Nguyên vật liệu nghiên cứu là các loài thuộc chi Sầm-Memecylon L. ở Việt Nam mọc ngoài thiên nhiên và các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản trong và ngoài nước (Phòng tiêu bản Thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Bảo tàng Thực vật - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU), Viện Điều tra Quy họach rừng (FIPI), Phòng tiêu bản Thực vật - Viện Dược liệu (HNPM), Bảo tàng thực vật - Viện Sinh học nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh (HM (VNM)). - Tổng số tiêu bản đã tiến hành nghiên cứu khoảng 130 số hiệu với 240 mẫu tiêu bản trong phạm vi cả nước. 2.1.2. Trang thiết bị nghiên cứu Ứng dụng kỹ thuật phân tích các đặc điểm hình thái bằng kính không có màn hình và kính lúp có màn hình. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập mẫu vật - Công tác thu thập mẫu vật được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát về phân bố, môi trường sống và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi ở các vùng sinh thái khác nhau trên toàn lãnh thổ Việt Nam và sử dụng phương pháp thu thập mẫu phổ biến hiện nay, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007). - Thu thập mẫu tiêu bản thực vật: Mẫu tiêu bản cho nghiên cứu phân loại là mẫu vật sẽ được ép khô. Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là cành, lá, hoa hoặc quả và những đặc điểm khác (nếu có). Mỗi cây thu từ 3 – 5 mẫu - Xử lý và bảo quản mẫu vật: Mẫu vật được xử lý sơ bộ ngoài thực địa bằng cách ngâm trong cồn hoặc ép khô trong các lớp giấy báo. Việc nghiên cứu các mẫu vật khô được tiến hành tại các phòng thí nghiệm. Tại đây, các 29 mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. 2.2.2. Phương pháp kế thừa Đã sử dụng các mẫu vật khô được lưu trữ ở các phòng tiêu bản và tham khảo các tài liệu phân loại có liên quan để nghiên cứu. 2.2.3. Phương pháp phân loại hình thái Lựa chọn phương pháp so sánh hình thái để định loại các loài thuộc chi Sầm ở Việt Nam. Đây là phương pháp phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta, đảm bảo khoa học chính xác. Quá trình nghiên cứu được tiến hành theo các bước sau: - Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước về Sầm. Qua đó lựa chọn hệ thống phù hợp với việc định loại các loài thuộc chi Sầm ở Việt Nam. - Nghiên cứu các mẫu khô thuộc chi Sầm ở các phòng tiêu bản trong và ngoài nước. Đồng thời tham gia các cuộc điều tra thực địa để thu thập mẫu tươi thuộc chi Sầm -Memecylon L., ngoài ra còn tham khảo ảnh, hình vẽ mẫu tiêu bản khô của các phòng tiêu bản, bảo tàng thực vật nước ngoài. + Ứng dụng kỹ thuật phân tích các đặc điểm hình thái bằng kính lúp không có màn hình và kính lúp có màn hình. + Xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Sầm theo kiểu lưỡng phân, các đặc điểm hình thái dễ nhận biết và đối lập nhau. + Chỉnh lý danh pháp đúng nhất theo luật danh pháp quốc tế hiện hành cho các loài, dưới loài và một số dẫn liệu cần thiết khác như mẫu chuẩn, sinh học, sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, một vài nhận xét khác (nếu có). - Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CHI SẦM Ở VIỆT NAM 3.1.1. Dạng sống (Ảnh 3.1 ) Các loài thuộc chi Sầm có dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Dạng cây bụi gặp ở các loài: (M. elegans, M. scutellatum, M. chevalieri, M. angustifolium, M. acuminatum). Dạng cây gỗ nhỏ gặp ở các loài: (M. langbianense, M. fruticosum, M. harmandii, M. edule, M. umbellatum, M. octocostatum, M. sphaerocarpum, M. caeruleum, M. lilacinum). 3.1.2. Hình thái thân (Hình 3.1; Ảnh 3.2 ) Hình thái thân của các loài thuộc chi Sầm thường sáng bóng, nhẵn, phân nhánh nhiều, không có sẹo hay vết nứt dọc. Có loài thân xù xì (M. caeruleum) hoặc sần sùi, có sẹo hay vết nứt dọc theo, hơi dày ở đốt (M. harmandii). Vỏ thân có nhiều màu sắc khác nhau: màu vàng nhạt (M. langbianense), nâu đỏ (M. elegans), màu xám nâu (M. harmandii, M. edule, M. sphaerocarpum, M. acuminatum). Vỏ thân lúc già không tróc thành mày mỏng gặp ở đa số các loài (M. langbianense, M. scutellatum, M. umbellatum, M. chevalieri, M. angustifolium), có vỏ tróc thành mày mỏng (M. fruticosum) hoặc vỏ tróc ra từng mảng (M. elegans) Cành cây có tiết diện tròn (M. harmandii, M. scutellatum, M. umbellatum, M. octocostatum, M. edule, M. sphaerocarpum, M. caeruleum, M. chevalieri, M. lilacinum, M. angustifolium, M. acuminatum) hoặc cành có tiết diện hình vuông (M. langbianense, M. fruticosum, M. elegans). 3.1.3. Hình thái lá (Hình 3.2; Ảnh 3.3) Tất cả các loài thuộc chi Sầm có lá đơn, mọc đối, dai hoặc có nhiều thịt, thường không có lông. Ảnh 3.1: Dạng sống một số loài thuộc chi Sầm ở Việt Nam Dạng cây gỗ (1. M. umbellatum, 2. M. langbianense, 4. M. octocostatum, 5. M. caeruleum, 6. M. harmandii); dạng cây bụi ( 3. M. scutellatum); (Ảnh: Đ. V. Hài) Hình 3.1: Hình thái thân một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Cành có tiết diện vuông (1. M. fructicosum, 2. M. langbianense); cành có tiết diện tròn (3. M. octocostatum, 4. M. edule, 5. M. scutellatum, 6. lilacinum Ảnh 3.2: Hình thái thân một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Thân có tiết diện vuông (1. M. langbianense, 2. M. fructicosum, 3.M. elegans); thân có tiết diện tròn (4. M. edule; 5. M. harmandii; 6. lilacinum) (Ảnh 1, 2, 3, 4, 6: Đ. V. Hài; ảnh 5: D. H. Sơn) Hình 3.2: Hình thái lá một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Hình bầu dục (M. octocostatum, 2. M. lilacinum, 4. M. umbellatum, 5. M. scutellatum,); hình mũi mác (3. M. langbianense, 6. M. angustifolium Ảnh 3.3: Hình thái lá một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Hình bầu dục (1. M. harmandii, 3. M. scutellatum, 4. M. umbellatum, 5. M. octocostatum, 6. M. edule, 7. M. chevalieri, 8. M. fruticosum); hình bầu dục thon ( 2. M. lilacinum, 9. M. caeruleum); hình mũi mác (10. M. angustifolium, 11. M. langbianense) (Ảnh 1: D. H. Sơn; ảnh 3 - 7, 8, 9, 11: Đ. V. Hài ; ảnh 2, 10: N.T.B. Hường) 31 Phiến lá có nhiều hình thái khác nhau: hình mũi mác (M. angustifolium, M. langbianense); hình bầu dục (M. fruticosum, M. elegans, M. harmandii, M. scutellatum, M. umbellatum, M. octocostatum, M. edule, M. sphaerocarpum, M.chevalieri, M. acuminatum); phiến lá bầu dục thon (M.caeruleum, M. lilacinum). Gốc lá có nhiều hình thái khác nhau như: gốc lá có hình tim ôm lấy thân (M. langbianense); gốc lá tù ( M. fruticosum, M. octocostatum, M. caeruleum, M. chevalieri, M. acuminatum); gốc tròn ( M. elegans, M. umbellatum); gốc nhọn ( M. harmandii, M. scutellatum, M. edule, M. sphaerocarpum, M. lilacinum, M. angustifolium). Đỉnh lá nhọn (M. langbianense, M. fruticosum, M. octocostatum, M. phaerocarpum, M. caeruleum, M. lilacinum, M. angustifolium, M. acuminatum); đỉnh tròn ( M. elegans); đỉnh tù (M. harmandii, M. scutellatum, M. umbellatum, M. chevalieri); đỉnh tù cho đến nhọn (M. edule). Mép lá nguyên gặp ở hầu hết các loài, đôi khi mép uốn cong (M. langbianense, M. umbellatum). Hầu hết các loài trong chi Sầm - Memecylon có cả hai mặt lá nhẵn, đôi khi hai mặt lá sần sùi (M. scutellatum). Gân chính rõ, gân bên rõ hoặc không rõ. Lá có cuống gặp ở hầu hết các loài (M. harmandii, M. edule, M. caeruleum, M. fruticosum, M. elegans, M. umbellatum, M. scutellatum, M. sphaerocarpum, M. lilacinum, M. angustifolium, M. octocostatum, M. chevalieri, M. acuminatum) hoặc không có cuống ( M. langbianense). 3.1.4. Cụm hoa (Hình 3.3; Ảnh 3.4) Cụm hoa có nhiều hình thái khác nhau. Cụm hoa dang xim gặp ở các loài (M. fruticosum, M. edule, M. chevalieri, M. acuminatum), dạng chùy (M. umbellatum, M. lilacinum), hình tán (M. langbianense), hình cầu (M. harmandii), hình chùm hay tán kép (M. elegans), cụm hoa chùm hay dạng xim (M. chevalieri) Cụm hoa của các loài trong chi thường mọc ở nách lá (M. fruticosum, M. scutellatum, M. octocostatum, M. sphaerocarpum, M. caeruleum, M. chevalieri, M. lilacinum); mọc ở nách lá, gần chỗ lá rụng (M. harmandii, Hình 3.3: Hình thái cụm hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Cụm hoa mọc ở nách lá (1. M. angustifolium, 2. M. edule, 4. M. octocostatum, 5. M. scutellatum); mọc ở đỉnh (3. M. langbianense) Ảnh 3.4: Hình thái cụm hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Cụm hoa mọc ở đỉnh hoặc nách lá (1. M. elegans, 2. M. umbellatum, 3. M. angustifolium); mọc ở nách lá (4. M. caeruleum, 5. M. sphaerocarpum, 6. M. harmandii, 8. M. lilacinum); mọc ở đỉnh (7. M. langbianense) (Ảnh 1, 2, 6-8: Đ. V. Hài; ảnh 3 - 5: N.T.B. Hường) 32 M. edule); mọc ở đỉnh hoặc ở nách lá rụng trên cành già (M. umbellatum); ở đỉnh (M. langbianense); mọc ở đỉnh hoặc nách lá (M. elegans, M. angustifolium, M. acuminatum). 3.1.5. Hoa (Hình 3.4, Hình 3.5, Hình 3.6; Ảnh 3.5) Tất cả các loài trong chi Sầm - Memecylon đều có hoa lưỡng tính. + Đài (Hình 3.7; Ảnh 3.6): đài ở hầu hết các loài trong chi Sầm (Memecylon) có kích thước trên 1 mm. Đài có nhiều hình thái khác nhau: đài hình cốc (M. langbianense, M. caeruleum; M. lilacinum); đài hình chuông (M. fruticosum, M. harmandii, M. edule); đài hình phễu rộng (M. elegans); đài hình đấu (M. umbellatum, M. angustifolium, ); đài hình nón (M. chevalieri); đài hoa có mấu (M. acuminatum). + Tràng: các loài trong chi Sầm - Memecylon hoa có 4 cánh, dài như đài hoặc dài hơn đài. Cánh hoa có nhiều hình dạng khác nhau: hình bầu dục (M. fruticosum; M. elegans, M. umbellatum, M. edule); cánh hoa thon (M. harmandii); hình trứng (M. scutellatum, M. caeruleum, M. octocostatum); thon nhọn (M. lilacinum); hình mũi mác nhọn, dài hơn đài (M. angustifolium, M. acuminatum). Màu sắc của cánh hoa khá đa dạng: màu xanh lam (M. octocostatum, M. umbellatum); màu tím nhạt (M. fruticosum); màu xanh tím (M. elegans, M. lilacinum); màu xanh lục hay trắng (M. scutellatum); màu trắng hồng, xanh tím (M. edule); màu lục trắng hay lục vàng (M. sphaerocarpum, M. chevalieri, M. langbianense, M. harmandii). + Bộ nhị (Hình 3.8; Ảnh 3.7): Các loài trong chi Sầm - Memecylon đều có 8 nhị, kích thước bằng nhau, cùng hình dạng. Bao phấn tất cả các loài có 2 ô. Bao phấn có nhiều hình dạng khác nhau: cong hình lưỡi liềm (M. langbianense, M. fruticosum, M. elegans, M. harmandii, M. scutellatum, M. edule, M. sphaerocarpum, M. caeruleum, M. chevalieri, M. lilacinum, M. angustifolium, M. acuminatum); hình elip (M. umbellatum); hình trứng (M. octocostatum). Hình 3.4: Hình thái hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1. M. angustifolium; 2. M. umbellatum; 3. M. edule; 4. M. lilacinum Hình 3.5: Hình thái nụ hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1. M. langbianense; 2. M. lilacinum; 3. M. umbellatum; 4. M. edule; 5. M. angustifolium Hình 3.6: Hình thái nụ hoa cắt ngang một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam M. angustifolium; 2. M. umbellatum; 3. M. umbellatum Ảnh 3.5: Hình thái nụ hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1. M. caeruleum; 2. M. edule; 3. angustifolium; 4. M. lilacinum (Ảnh: N.T.B. Hường) Hình 3.7: Hình thái đài hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1. M. lilacinum; 2. M. langbianense; 3. M. edule var. ovata; 4. M. angustifolium; 5. M. edule Ảnh 3.6: Hình thái đài hoa một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1. M. lilacinum; 2, 3. M. elegans; 4. M. edule; 5. M. caeruleum (Ảnh: N.T.B. Hường) Hình 3.8: Hình thái bao phấn một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1. M. angustifolium; 2. M. edule; 3. M. umbellatum; 4. M. lilacinum; 5. M. caeruleum; 6. M. fruticosum Ảnh 3.7: Hình thái bao phấn một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1, 4. M. caeruleum; 2. M. edule; 3. M. harmandii (Ảnh: N.T.B. Hường) 33 Bao phấn của các loài thường mở bằng rãnh thẳng: (M. langbianense, M. fruticosum, M. elegans, M. harmandii, M. scutellatum, M. umbellatum, M. edule, M. sphaerocarpum, M. caeruleum, M. chevalieri, M. lilacinum, M. angustifolium, M. acuminatum); hoặc mở bằng nắp ở đầu (M. octocostatum). + Bộ nhụy: Các loài trong chi Sầm - Memecylon đều có bầu dưới, 1 ô có 8 noãn ở đỉnh (Memecylon langbianense, M. elegans, M edule, M. chevalieri); vòi nhụy dài 2-4 mm. Hầu hết các loài trong chi đều có lá bắc ở cuối gốc cuống hoa. 3.1.6. Quả (Hình 3.9; Ảnh 3.8, Ảnh 3.9) Các loài thuộc chi Sầm ở Việt Nam chỉ có một loại quả mọng. Quả có nhiều hình dạng: hình cầu (M. fruticosum, M. elegans, M. harmandii, M. scutellatum, M. umbellatum, M. octocostatum, M. sphaerocarpum, M. chevalieri, M. lilacinum, M. angustifolium, M. acuminatum, M. edule), hình xoan (M. langbianense), hình trứng ngược (M. caeruleum) đặt trên đài, đổi màu khi chín, thịt dày. Phần lớn các loài quả không có cạnh (M. langbianense, M. fruticosum, M. elegans, M. harmandii, M. scutellatum, M. umbellatum, M. edule, M. sphaerocarpum, M. caeruleum, M. chevalieri, M. lilacinum, M. angustifolium, M. acuminatum) hoặc quả có 8 cạnh ( M. octocostatum). Quả có vòng trên đỉnh quả hoặc không có vòng trên đỉnh quả. Quả có vòng đài hình vương miện trên đỉnh quả gặp ở các loài (M. langbianense, M. edule, M. scutellatum, M. umbellatum, M. octocostatum); vòng đài hình nhẫn trên đỉnh quả (M. fruticosum, M. elegans, M. harmandii, M. sphaerocarpum); không có vòng đài trên đỉnh quả gặp ở các loài (M. caeruleum, M. chevalieri, M. lilacinum, M. angustifolium, M. acuminatum). 3.1.7. Hạt (Ảnh 3.10) Hầu hết các loài trong chi Sầm thường chỉ có 1 hạt (M. langbianense, Hình 3.9: Hình thái quả một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Quả không có cạnh (1. M. langbianense; 2. M. lilacinum; 4.M. edule; 5. scutellatum; 6.M. edule var. ovata); quả có cạnh (3. M. octocostatum) Ảnh 3.8: Hình thái cụm quả một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Vòng đài hình vương miện (1. M. langbianense, 3. M. umbellatum, 4. M. octocostatum, 6. M. edule); vòng đài hình hình nhẫn ( 2. M. harmandii ); không có vòng đài (5. M. lilacinum, 7. M. caeruleum) (Ảnh 3, 5, 6, 7: Đ. V. Hài; ảnh 2: D. H. Sơn; ảnh 1, 4: N.T.B. Hường) Ảnh 3.9: Hình thái quả một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam Quả không có cạnh (1. M. harmandii, 2. M. scutellatum, 3. M. fruticosum; 4. M. angustifolium, 5. M. elegans, 6. M. sphaerocarpum, 7. M. langbianense, 8. M. chevalieri); quả có 8 cạnh ( 9. M. octocostatum) (Ảnh 2, 3, 5, 8: Đ. V. Hài; ảnh 1: D. H. Sơn; ảnh 4, 7, 9: N.T.B. Hường) Ảnh 3.10: Hình thái hạt một số loài thuộc chi Sầm (Memecylon) ở Việt Nam 1. M. harmandii; 2. M. langbianense; 3. M. sphaerocarpum (Ảnh: N.T.B. Hường) 34 M. fruticosum, M. elegan, M. harmandii, M. scutellatum, M. octocostatum, M. edule, M. sphaerocarpum, M. caeruleum, M. lilacinum, M. angustifolium; M. acuminatum); hạt 1(hiếm khi 2) (M. umbellatum). Hình thái hạt chủ yếu là hình cầu (M. elegans, M. harmandii, M. edule, M. sphaerocarpum, M. scutellatum, M. octocostatum; M. chevalieri, M. lilacinum, M. angustifolium). Bề mặt hạt nhẵn; vỏ hạt cứng, hóa gỗ; lá mầm nhàu nát; phôi cong; phôi có lá mầm lớn, rất xoắn; rễ mầm phía dưới. Không có nội nhũ. 3.2. MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI SẦM - MEMECYLON L. Ở VIỆT NAM L., 1753. Sp. Pl. 1: 349; C. B. Clarke, 1879. FI. Brit. Ind.2 (6): 560; Guillaum in Lecomte., 1921. Fl. Gen. Indoch. 2(7): 925-926; C. Y. Wu, 1979. Fl. Yunn. 2: 115; Hansen., 1992. Bull. Mus. Hist. Nat. B, Adansonia, 14: 355; Phamh., 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 99-102; S. Renner, 2001. Fl. Thailand, 7(3): 468; N. K. Dao, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 918-920; J. Chen & S. S. Ren., 2007. Fl. China, 13: 396-399. Cây gỗ nhỏ hay bụi, nhẵn; phân nhiều cành; cành hình tròn, 4 góc hoặc có cạnh. Lá đơn, mọc đối; không cuống hoặc có cuống; chất da; dai hoặc có nhiều thịt; phiến hình mác, hình bầu dục, hình elip, hình trứng; mép nguyên; gân chính rõ, gân bên rõ hoặc không rõ. Cụm hoa mọc ở nách lá, đỉnh, trên cành không có lá hoặc vết sẹo ở lá bị rụng; có cuống; cụm hoa xim, dạng tán, đơn hoặc kép, hoặc thành bó; cuống hoa có đốt gần phía trên, với 2 lá bắc nhỏ, ở đốt khớp. Nụ hoa hình nón. Đài hợp hình đấu, có màu, chia 4 thùy, không rõ. Cánh hoa 4, sớm rụng, có màu. Nhị 8 đều nhau; chỉ ngắn bằng bao phấn; bao phấn có 2 ngăn nhỏ, mở ra bằng rãnh; trung đới không kéo dài xuống dưới, lớn hơn các ngăn bao phấn, hình guốc, mũi đối diện với bao phấn với một tuyến ở phía trên. Bầu dưới, 1 ô, 8 noãn, nhóm thành 2 và xếp bằng hình chữ thập, gắn với đáy; vòi nhụy hình dùi, có đốt ở đáy. Quả mọng, tròn hoặc hình ô van, đôi khi có vòng đài tồn tại ở đỉnh. Hạt 1; vỏ hạt cứng. Phân bố: khoảng 140 loài ở vùng nhiệt đới thế giới cổ đại. Trên thế giới có khoảng 300 loài, ở châu Phi, châu Đại dương, châu Á, Mađagassca và các đảo ở Thái Bình Dương. Việt Nam có khoảng 14 loài, 4 thứ. 35 Typus: Memecylon capitellatum L. 3.3. LỰA CHỌN HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CHI SẦM - MEMECYLON L. Ở VIỆT NAM Qua tìm hiểu các hệ thống phân loại của chi Sầm trên thế giới và các vùng lân cận, hệ thống của S. S. Renner (1993) [4] tỏ ra ưu việt hơn tất cả các hệ thống khác. Hệ thống đã kế thừa các kết quả dựa trên kết hợp nghiên cứu hình thái học và sinh học phân tử, số lượng taxon và vùng phân bố rộng lớn, đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại; sự thành lập các bậc taxon trên bậc chi là rõ ràng (bậc phân họ, trong khi các hệ thống khác thường chia họ thành các nhóm - không có bậc phân loại rõ ràng). Bên cạnh đó khi nghiên cứu các đại diện thuộc chi Sầm ở Việt Nam, nhận thấy các đặc điểm phân loại và sắp xếp các taxon hầu như phù hợp với hệ thống của S. S. Renner (1993). Theo đó chi Sầm (Memecylon) thuộc họ Sầm (Memecylaceae) trong bộ Sim (Myrtales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Chính vì vậy, luận văn đã lựa chọn hệ thống này làm cơ sở cho việc sắp xếp các taxon của chi Sầm (Memecylon L.) ở Việt Nam trong khóa định loại dưới đây. 36 3.4. KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TRONG CHI SẦM - MEMECYLON L. Ở VIỆT NAM 1a. Cành có tiết diện hình vuông 2a. Lá không có cuống, gốc lá hình tim 1. M. langbianense 2b. Lá có cuống, gốc lá tù hoặc gốc lá tròn 3a. Cụm hoa 1 cm..2. M. fruticosum 3b. Cụm hoa 5-7 cm3. M. elegans 1b. Cành có tiết diện hình tròn 4a. Cành vặn xoắn, bề mặt sần sùi hoặc nứt dọc 4. M. harmandii 4b. Cành không vặn xoắn, bề mặt nhẵn 5a. Bề mặt lá sần sùi5. M. scutellatum 5b. Bề mặt lá nhẵn 6a. Quả có vòng đài trên đỉnh quả 7a. Mép lá uốn cong..6. M. umbellatum 7b. Mép lá không uốn cong 8a. Cụm hoa 6 - 8 mm....7. M. octocostatum 8b. Cụm hoa > 10 mm 9a. Quả có vòng đài hình vương miện ở đỉnh quả..8. M. edule 9b. Quả có vòng đài hình nhẫn ở đỉnh quả.....9. M. sphaerocarpum 6b. Quả không có vòng đài trên đỉnh quả 10a. Cuống cụm hoa 1,5 – 3cm 11a. Gốc lá hình nêm, đài hoa hình chén nông 10. M. caeruleum 11b. Gốc lá tù, đài hoa hình nón.11. M. chevalieri 10b. Cuống cụm hoa < 6 mm 12a. Cuống hoa không có đốt12. M. lilacinum 12b. Cuống hoa có đốt 13a. Cành phình ra ở đốt, đỉnh lá có mũi nhọn dài ..13. M. angustifolium 13b. Cành không phình ra ở đốt, đỉnh lá nhọn .....14. M. acuminatum 37 3.5. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOÀI TRONG CHI SẦM - MEMECYLON L. Ở VIỆT NAM 3.5.1. Memecylon langbianense Guillaum. - Sầm lang bian Guillaum. in Lecomte., 1921. Fl. Gen. Indoch. 2: 936; Phamh., 2000. Illustr. Fl. Vietn. 2: 100, fig. 4342; N. K. Dao, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 920. Cây gỗ nhỏ; cành có tiết diện hình vuông, 4 góc rất nhọn, cánh rất ngắn; vỏ màu vàng nhạt. Lá đơn, mọc đối; phiến lá hình mũi mác, cỡ 15-19 x 4-6 cm; đỉnh nhọn; gốc hình tim, ôm lấy thân; chất da; màu nâu đậm; không cuống; mép cong; gân chính rõ, gân bên lông chim ở mặt trên rõ. Cụm hoa mọc ở đỉnh, hình tán, dài 10 cm. Cuống hoa dài 2-3 mm, mảnh, có đốt và lá bắc ở cuối gốc. Hoa nhiều, màu trắng. Đài rộng, hình cốc; có 4 răng, không rõ. Cánh hoa 4, màu trắng. Nhị 8; bao phấn mở bằng rãnh dọc. Bầu 8 lá noãn ở đỉnh; vòi nhụy dài 3-4 mm. Quả hình xoan; nhẵn, cỡ 8 x 6 mm; không có cạnh; đài tạo thành vòng thắt hình vương miện trên đỉnh quả. Hạt 1, bề mặt hạt nhẵn (Hình 3.10, Ảnh 3.11). Loc. class:Vietnam. Typus: Chevalier A.J.B., 40438 (P), P00731629. Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 7-9. Mọc rải rác trong rừng, cây ưa sáng. Phân bố

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_nghien_cuu_phan_loai_chi_sam_memecylon_l_o_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan