DANH MỤC BẢNG 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lí do chọn đề tài 7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
3.1.Đối tượng nghiên cứu 9
3.2.Phạm vi nghiên cứu 9
4.Phương pháp nghiên cứu 9
4.1.Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu 9
4.2.Phương pháp khảo sát thực địa và điều tra xã hội học 9
5.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề: 11
6.Bố cục luận văn 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ 17
THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH, DU LỊCH NÔNG THÔN 17
1.1. Một số khái niệm 17
1.1.1.Khái niệm nông thôn 17
1.1.2.Du lịch và các loại hình của du lịch 20
1.2.Du lịch nông thôn 20
1.2.1.Khái niệm du lịch nông thôn 20
1.2.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn 24
1.2.3.Các hình thức, hoạt động và dịch vụ du lịch nông thôn 27
1.2.3.1. Các hình thức du lịch nông thôn 27
1.2.3.2.Các hoạt động, dịch vụ du lịch nông thôn 29
1.2.4.Ý nghĩa của phát triển du lịch nông thôn 31
51 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hủ yếu của thị trường sản phẩm có nguồn gốc
từ nông nghiệp và lâm nghiệp.
Cấu trúc xã hội truyền thống và các vấn đề về di sản, bản sắc
cộng đồng: Sự đô thị hóa mạnh mẽ đã làm biến đổi cấu trúc xã hội tại khu
vực đô thị trở nên khác biệ với cấu trúc xã hội truyền thống tại khu vực nông
thôn. Đây là nơi còn lưu giữ những giá trị truyền thống của một cộng đồng
18
được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, những cách thức canh
tác, tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng
Frankenbug đưa ra đặc trưng cơ bản phân biệt giữa nông thôn, thành thị.
Bảng 1.1 Đặc điểm của xã hội nông thôn và thành thị
Nông thôn Thành thị
- Cộng đồng - Xã hội
- Những mối quan hệ có vai trò phức
tạp trong xã hội.
-Những mối quan hệ có vai trò chồng
chéo, trùng lặp nhau trong xã hội
- Vai trò xã hội khác nhau được thể
hiện bởi những người giống nhau
- Vai trò xã hội khác nhau được thể
hiện bởi những người khác nhau
- Nền kinh tế đơn giản, nhỏ lẻ - Nền kinh tế đa dạng
- Ít sự phân chia lực lượng lao động - Chuyên môn hóa lực lượng lao
động cao
- Địa vị xã hội được phân công, quy
định
- Địa vị xã hội phải tranh giành
- Địa vị phụ thuộc theo giáo dục - Địa vị nhận được từ giáo dục
- Bao quát vai trò - Cam kết vai trò
- Liên kết chặt chẽ, gắn bó với nhau - Liên kết lỏng lẻo, riêng rẽ, độc lập
- Địa phương - Toàn cầu
- Nền kinh tế là một số bộ phận - Nền kinh tế là các bộ phận chính
- Sự liên kết - Sự chia tách
- Môi trường làm việc hòa nhập,
thống nhất
- Môi trường làm việc tách biệt, ngăn
cách.
Nguồn: Frankenbug, 1966 [4, pg.12-13]
Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, dưới góc độ khác
nhau các nhà nghiên cứu cũng có những quan điểm khác nhau về nông thôn.
Theo từ điển Tiếng Việt, nông thôn được định nghĩa là “Làng mạc
sống bằng sản xuất nông nghiệp, khác với thành thị”.Khu vực nông thôn tại
Việt Nam được xác định là những khu vực nằm ngoài các tiêu chí quy định
19
về phân loại đô thị tại Việt Nam theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính
phủ. Theo đó, nông thôn Việt Nam bao gồm các địa bàn dân cư có số lượng
dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/km2 và tỉ
lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%. [7, tr.8]
Khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi theo thời
gian và theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Trong điều
kiện hiện nay, nông thôn Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt [7, tr.11]:
- Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân, làm nghề nông,
đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm,
ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông
nghiệp.
- Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi
trường sinh thái, các vùng nông thôn quản lý một lượng tài nguyên thiên
nhiên to lớn, phong phú và đa dạng bao gồm các nguồn tài nguyên tự nhiên:
đất, nước, sông suối, khoáng sản, hệ động thực vật, tài nguyên nhân văn.
- Cư dân nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ
với những quy định cụ thể của từng họ tộc, gia đình. Ở nông thôn nhiều gia
đình trong một họ cùng sinh sống, gắn bó với nhau, gần gũi, khăng khít.
Những người ngoài dòng họ cùng sống chung, góp sức phòng tránh thiên tai,
giúp đỡ nhau trong sản xuất, đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm.
- Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa quốc gia: phong
tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, sản xuất nông nghiệp, ngành nghề
truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh Đây
chính là nơi chứa đựng những kho tàng văn hóa dân tộc đồng thời là khu vực
giải trí, du lịch sinh thái phong phú, hấp dẫn đối với mọi người
20
1.1.2.Du lịch và các loại hình của du lịch
Tại các quốc gia khác nhau, dưới các góc độ khác nhau, khái niệm du
lịch cũng rất đa dạng. Theo Bernekr: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Tại Hội nghị lần thứ 27 (1993) của Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) đưa ra khái niệm “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi
khác với môi trường sinh sống thường xuyên của con người với mục đích
tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài mục
đích kiếm tiền ở nơi đến trong thời gian liên tục nhưng không quá 1 năm.”
Tại Điều 4, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005), định nghĩa “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [21]
Có nhiều loại hình du lịch khác nhau và tùy theo mục đích nghiên cứu
người ta có thể lựa chọn các tiêu chí để phân loại.
Theo mục đích chuyến đi có thể phân ra du lịch tham quan, du lịch
giải trí, du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch lễ hội,
du lịch tôn giáo, hành hương, du lịch mạo hiểm, du lịch nghiên cứu, học tập,
du lịch thăm thân. Vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, khoa
học công nghệ, đã xuất hiện một số loại hình du lịch đặc thù và ngày càng
trở nên phổ biến như du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch
cộng đồng, du lịch thành phố (đô thị), du lịch nông thôn
1.2.Du lịch nông thôn
1.2.1.Khái niệm du lịch nông thôn
Tại Mỹ, du lịch nông thôn hay du lịch nông nghiệp không có sự khác
biệt, theo Small Farm Center: “Là các loại hình du lịch tham quan trang
21
trại, nông hộ, tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục
đích giáo dục, giải trí.” [19, tr.23]. Hilchey và Kuehn (2009) cho rằng: “Du
lịch nông thôn là việc trang trại hay nông hộ mở cửa đón khách du lịch”.
Tại Phần Lan, du lịch nông thôn được diễn giải đơn giản là nơi cho
thuê chỗ ở và cung cấp dịch vụ ăn uống trong môi trường nông thôn (thực
phẩm, vận chuyển). Trong khi đó, Bourdeau (2001), lại cho rằng du lịch
nông thôn là “tất cả các loại hình du lịch diễn ra trong khu vực nông thôn” .
Nhưng theo một quan điểm khác của tác giả Gannon, 1988, thì du lịch nông
thôn “bao gồm một loạt các hoạt động, dịch vụ và tiện nghi được cung cấp
bởi nông dân nhằm thu hút khách du lịch đến khu vực nông thôn”.
Dưới góc độ nhìn nhận khác, Ủy ban Du lịch Canada: “Du lịch nông
thôn là tất cả mọi hoạt động có địa điểm là nông thôn bao gồm các làng
quê, trang trại, khu bảo tồn khai thác các đặc tính đặc trưng của vùng
miền để thu hút khách du lịch.
Tại Pháp, các nhà nghiên cứu lại cho rằng Du lịch nông thôn là:
“Hoạt động du lịch trong trang trại của nông dân, kết hợp với các hoạt
động truyền thống” (Martins,1995). Hay quan điểm của Bazin(1993), du
lịch nông thôn bao gồm “các dịch vụ đón tiếp, cung cấp nơi ăn nghỉ à các
hoạt động giải trí trong trang trại” [19,tr.24]
Tác giả Bernard Lane, dưới góc độ tiếp cận khoa học, trong bài viết
“Du lịch nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch bền vững, đã định
nghĩa du lịch nông thôn là loại hình du lịch:
(1) Được diễn ra ở khu vực nông thôn;
(2) Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm
tiêu biểu của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không
22
gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những
di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã;
(3) Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng
như quy mô khu định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản);
(4) Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được
tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương, Được phát triển và
quản lý chú yếu bởi địa phương phục vụ lợi ích lây dài của dân cư trong
làng xã;
(5) Với các loại hình, thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh
tế, lịch sử, địa điểm của mỗi nông thôn.
Trong cuốn Từ điển du lịch (Encyclopedia of tourism), Routlegde đã
giải thích về khái niệm Du lịch nông thôn:
“Là loại hình du lịch khai thác các vùng nông thôn như một nguồn
tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm một
không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên
nhiên. Du lịch nông thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công
viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham
quan danh lam thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn và du lịch
nông nghiệp. Nói chung, khu vực hấp dẫn nhất với du khách là những vùng
ven khu công nghiệp, thường là vùng dân cư thưa thớt, vùng biệt lập hoặc
những vùng cao, miền núi ít được biết đến. Du lịch nông thôn cung cấp một
nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là cho phụ nữ và đóng vai trò quan trọng
trong việc tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn. Đầu tư du lịch nông thôn có thể
bảo tồn các công trình lịch sử và các hoạt động truyền thống lễ hội làng có
thể được phục hồi thông qua sự quan tâm của khách du lịch”.
23
Năm 2002, Tổ chức Du lịch thế giới – UNWTO đã đưa ra quan
điểm:“Lĩnh vực hoạt động du lịch chuyên sâu với đối tượng tham gia là các
du khách có nhu cầu tương tác với môi trường nông thôn và các cộng đồng
địa phương” được coi là du lịch nông thôn.
Trong nghiên cứu của mình tác giả Bùi Thị Lan Hương chỉ ra:“Du
lịch nông thôn không chỉ gói gọn trong một loại hình du lịch nhất định, nó
có thể bao gồm nhiều loại hình du lịch trong một không gian lãnh thổ của
một vùng nông thôn thuộc địa phương nào đó”.[12]
“Du lịch nông thôn từ lý luận đến thực tiễn” (2015), tác giả nhấn
mạnh đến chủ thể của hoạt động du lịch nông thôn, vai trò của chủ thể và
giới hạn về mặt không gian hoạt động: “Các hoạt động du lịch diễn ra ở
nông thôn do cư dân nông thôn tổ chức và điều hành, thông qua đó giới
thiệu về cuộc sống nông thôn cùng các giá trị văn hóa, lịch sử của địa
phương”.
Du lịch nông thôn, với phạm vi đơn giản được hiểu là loại hình du lịch
thực hiện trong môi trường nông thôn. Tuy nhiên, quan điểm này không bao
hàm đầy đủ ý nghĩa cũng như sự phức tạp của các hoạt động của du lịch
nông thôn. Khái quát nhất về khái niệm du lịch nông thôn được hiểu là loại
hình du lịch bao gồm một loạt các hoạt động, dịch vụ, lưu trú được cung cấp
bởi những người nông dân, dân cư trong môi trường nông thôn, nhằm thu
hút du khách đến với khu vực của họ và tạo ra nguồn thu bổ sung.
Như vậy, du lịch nông thôn sẽ không chỉ bao gồm hoạt động du lịch
trang trại, du lịch nông nghiệp mà là một loại hình du lịch đặc biệt, phức tạp,
gồm tất cả các yếu tố, hoạt động của du khách: nơi ăn, nghỉ, các hoạt động,
sự kiện thể thao, văn hóa, hướng dẫn và giáo dục về nông thôn, các sản
phẩm thủ công truyền thống, các sản phẩm nông nghiệp trong khu vực
nông thôn.
24
Biểu đồ1.1: Khái niệm du lịch nông thôn
(Nguồn: Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam (2014)
1.2.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn
- Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp: thông qua việc khai
thác, sử dụng những tài nguyên sẵn có tại địa phương, trong đó có các sản
phẩm nông nghiệp và những phương thức liên quan đến hoạt động nông
nghiệp, được coi là nền tảng, điều kiện để hoạt động du lịch nông thôn đa
dạng, phong phú và thỏa mãn nhu cầu của du khách, đáp ứng lợi ích cho các
nhà kinh doanh du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển nông thôn.
Trải nghiệm
Giao lưu
Cung cấp dịch vụ
Giao lưu
Chương trình du lịch
nông thôn
Trải nghiệm đời sống,
nghề truyền thống,
nông nghiệp, bán sản
vật
CHỦ
Cộng đồng
Tài nguyên thiên
nhiên, nhân văn
KHÁCH
Du khách
Bảo tồn tài nguyên địa phương
(Văn hóa, thiên nhiên)
Kế thừa nghề truyền thống
Tạo ra hướng kinh doanh mới
cho nông thôn
Tạo ra việc làm
Tạo sinh khí cho cộng đồng
25
- Mô hình du lịch nông thôn thay đổi theo thời gian và không gian:
Với mỗi một địa phương khác nhau, nguồn tài nguyên cho du lịch nông thôn
khác nhau, đặc biệt là du lịch nông thôn có nền tảng từ nông nghiệp thì việc
sử dụng mô hình du lịch nông thôn có thể bị chi phối và thay đổi theo không
gian, thời gian để phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương.
- Không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác: Du lịch nông thôn
là loại hình du lịch gắn với nhiều hoạt động các loại hình du lịch khác (sinh
thái, văn hóa) bởi trong mối quan hệ giữa du lịch nông thôn và các loại
hình du lịch khác luôn có những nét tương đồng, sự tương trợ trong các hoạt
động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Do đó, đối với các
loại hình du lịch khác, du lịch nông thôn không có sự cạnh tranh, sự phát
triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch nông thôn phát triển.
- Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn: Là loại
hình du lịch mang tính tổng hợp, tập hợp nhiều hình thức, hoạt động du lịch
dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn.
- Có tính liên ngành, liên vùng cao: Tính liên ngành thể hiện giữa
nông thôn với du lịch, giữa du lịch nông thôn với nhiều ngành khác nhằm
mục đích phát triển chung. Du lịch nông thôn, không chỉ có sự liên ngành
mà còn liên vùng bởi đó là sự kết hợp để mở rộng quy mô của loại hình du
lịch nông thôn.
Đối với những vùng nông thôn có những sản phẩm du lịch có nét
tương đồng, hoặc không có sự đa dạng trong sản phẩm thì cần có sự liên kết,
kết hợp để tạo ra một chuỗi sản phẩm, một tuyến du lịch để thu hút du khách
và tăng nguồn thu, lợi nhuận cho các vùng.
26
Bảng 1.2 So sánh đặc trưng giữa du lịch đô thị và du lịch nông thôn
Du lịch đô thị Du lịch nông thôn
- Không gian mở ít
- Định cư trên 10.000
- Đông dân cư
- Môi trường nhân tạo
- Nhiều hoạt động trong nhà
- Cơ sở hạ tầng – chuyên sâu
- Dịch vụ vui chơi giải trí nhiều
- Lợi ích từ du lịch hỗ trợ là cá thể
- Do quốc gia, quốc tế sở hữu
- Lao động từ các địa phương khác
- Thời gian tham gia hoạt động du lịch
là toàn bộ (full time)
- Mối quan hệ với khách du lịch có
khoảng cách
- Không có trang trại, rừng
- Ít chịu tác động của tính thời vụ
- Số lượng khách lớn, khách đoàn.
- Quản lý chuyên nghiệp
- Công trình, kiến trúc hiện đại
- Tính hấp dẫn, lôi cuốn không có sự
khác biệt
- Thị trường khách rộng lớn
- Không gian mở nhiều
- Định cư dưới 10.000
- Dân cư thưa thớt
- Môi trường tự nhiên
- Nhiều hoạt động ngoài trời
- Cơ sở hạ tầng – yếu
- Dịch vụ vui chơi, giải trí ít
- Lợi ích từ du lịch hỗ trợ cả cộng đồng
- Người dân sở hữu
- Lao động ngay tại cộng đồng
- Thời gian tham gia hoạt động du lịch
bán thời gian (làm thêm)
- Mối quan hệ với khách du lịch gần
gũi, thân thiết.
- Có trang trại, rừng
- Chịu tác động lớn của tính thời vụ
- Số lượng khách lẻ, nhóm nhỏ
- Quản lý nghiệp dư
- Công trình, kiến trúc truyền thống
- Tính hấp dẫn, lôi cuốn đặc trưng,
riêng biệt
- Thị trường khách chuyên biệt
(Nguồn: OCDE, 1994, )[46,pg.14]
27
1.2.3.Các hình thức, hoạt động và dịch vụ du lịch nông thôn
1.2.3.1. Các hình thức du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn được cho là một hình thức du lịch được thực hiện
trong môi trường nông thôn, trong đó sử dụng tất cả các nguồn lực của địa
phương (văn hóa, tự nhiên và con người) với các không gian khác nhau.
Được xem là một loại hình du lịch thay thế cho các hình thức du lịch truyền
thống, cổ điển, thực hiện tại các khu nghỉ mát, các trung tâm du lịch
Các hình thức trong du lịch nông thôn rất đa dạng bởi tài nguyên du
lịch trong khu vực nông thôn hết sức phong phú. Với việc vận dụng các đặc
trưng của khu vực nông thôn sẽ đưa ra được các hình thức du lịch khác nhau
tại nông thôn.
Theo Đào Thế Tuấn và Nguyễn Xuân Hoản (2012) có 5 hình thức du
lịch nông thôn:
- Du lịch thiên nhiên : hay còn gọi là hình thức du lịch dựa vào thiên
nhiên. Với điều kiện tự nhiên tại vùng nông thôn đó, khai thác những đặc
trưng tự nhiên hấp dẫn, khác biệt nhất của vùng nông thôn đó để phục vụ
cho nhu cầu của du khách.
- Du lịch sinh thái : Đây là loại hình du lịch nhấn mạnh tới việc bảo
vệ nguồn lợi tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp cũng như phúc lợi, giá trị
văn hóa của người dân địa phương ;
- Du lịch văn hóa : Quan tâm tới các giá trị văn hóa và lịch sử của địa
phương ;
- Du lịch làng xã : Trong đó du khách được chia sẻ với cuộc sống làng
xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang
lại ;
- Du lịch nông nghiệp : Trong đó, khách du lịch tham quan và tham
gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại hay làm
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của địa phương.
28
Với việc khai thác các giá trị đặc sắc, độc đáo của những vùng nông
thôn trên cơ sở vận dụng những nét đặt trưng để xây dựng ra những hình thái
du lịch nông thôn khác nhau. Tác giả Humaira Ishad (2010) đã đưa ra 3 loại
hình cơ bản trong du lịch nông thôn [41]. Theo đó, du lịch nông thôn được
xác định là sự tổng hợp từ du lịch đại trà và du lịch bền vững. Nếu như du
lịch đại trà với đặc trưng là số lượng du khách lớn, mục đích tìm hiểu về văn
hóa của cư dân tại điểm đến, thì loại hình du lịch bền vững được xem như là
một loại hình du lịch đặc biệt thú vị, với đặc trưng là sự liên kết giữa du
khách trong việc tìm hiểu những văn hóa truyền thống, bản địa và môi
trường tự nhiên của địa phương mà mình đến.
- Loại hình du lịch di sản văn hóa: là loại hình khai thác tiềm năng di
sản văn hóa đa dạng, đặc sắc, riêng biệt của địa phương: văn hóa truyền
thống, phong tục tập quán, các sản phẩm thủ công truyền thống của địa
phương
- Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (du lịch sinh thái): đây được
28oil à loại hình du lịch thứ hai của hoạt động du lịch nông thôn. Là loại
hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn
hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên, hệ động thực vật hoang
dã. Đồng thời gắn với việc giáo dụcmôi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn
và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
- Loại hình du lịch nông nghiệp: là hình thức du khách tham quan,
tìm hiểu các công việc ở các trang trại, làm vườn, kinh doanh nông nghiệp
với mục đích là được học hỏi, tìm hiểu các hoạt động tại nông trại: chợ
nông sản, đêm trại, tham quan lễ hội nông nghiệp
Dưới các quan điểm khác nhau, du lịch nông thôn được phân loại với
nhiều hình thức khác nhau. Việc xác định ranh giới, phân loại giữa các hình
thức của du lịch nói chung và du lịch nông thôn nói riêng luôn là một vấn đề
29
nan giải. Bởi nó cũng có thể bao gồm, giao thoa hoặc trùng khớp với những
loại hình du lịch khác nhau : du lịch môi trường, du lịch xanh, du lịch mạo
hiểm, du lịch bản địa
Tuy nhiên, du lịch nông thôn luôn là một loại hình du lịch mang tính
đa dạng và đặc biệt, trên cơ sở vận dụng đặc trưng của từng khu vực nông
thôn để xây dựng các sản phẩm du lịch nông thôn với các hoạt động: đi bộ,
tham quan ngắm cảnh đẹp vùng nông thôn, tham quan, tìm hiểu các hoạt
động nông nghiệp, câu cá, chèo thuyền, lễ hội, các hoạt động bảo tồn
nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách du lịch.
Biểu đồ 1.2: Các hình thức của du lịch nông thôn
Nguồn: Du lịch nông thôn từ lý luận đến thực tiễn (2015)
1.2.3.2.Các hoạt động, dịch vụ du lịch nông thôn
Cũng giống như các loại hình du lịch truyền thống, những sản phẩm,
dịch vụ cơ bản của du lịch nông thôn bao gồm : dịch vụ lưu trú, ăn uống,
tham quan Những dịch vụ đó được xây dựng dựa trên việc sử dụng các tài
Du lịch
thiên nhiên
Du lịch
sinh thái
Du lịch cộng đồng
Du lịch
nông thôn
Du lịch văn hóa
Du lịch
trang trại
Du lịch
nông nghiệp
30
nguyên du lịch đặc trưng, lợi thế của vùng nông thôn để sáng tạo ra những
sản phẩm độc đáo riêng biệt.
Theo Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn, hiện nay ở Việt
Nam đang thực hiện các loại dịch vụ sau :
- Nhà hàng nông gia : là loại hình dịch vụ ẩm thực tại nhà người
dân sử dụng rau và các loại thực phẩm có nguồn gốc tại nông thôn.
- Dịch vụ homestay: là dịch vụ lưu trú tại nhà người dân, trải
nghiệm chính cuộc sống của họ.
- Trải nghiệm, mua sắm với nghề truyền thống: quảng diễn cho
du khách các nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân
gian còn lưu lại tại làng, cung cấp các dịch vụ trải nghiệm hoặc bán cho
du khách hàng lưu niệm.
- Trải nghiệm nông nghiệp: dịch vụ trải nghiệm khi tham gia các
hoạt động nông nghiệp.
- Tour bơi thuyền, đi xe đạp: là dịch vụ sử dụng cảnh quan của
làng (sông nước, cảnh quan thiên nhiên) để làm hấp dẫn du khách.
- Tham quan, trải nghiệm các lễ tế, màn trình diễn truyền thống:
hát múa tại các lễ hội, tổ chức các buổi trình diễn truyền thống.
- Giao lưu với người dân địa phương – hướng dẫn viên địa
phương:là hoạt động giao lưu hoặc giới thiệu về làng cho du khách bởi
chính người dân địa phương.
- Tái hiện lịch sử và văn hóa: là dịch vụ viếng thăm, nghe giải
thích các tài nguyên văn hóa và các kiến tạo vật thể còn lưu giữ từ xa xưa.
- Các dịch vụ khác: là các dịch vụ sử dụng tài nguyên du lịch và
tuyên nguyên con người khác còn lưu giữ tại địa phương.
Các vùng nông thôn ở các quốc gia khác nhau không cùng thực hiện
một kiểu, hoặc gọi bằng các tên khác nhau thì về cơ bản, các sản phẩm, dịch
vụ của du lịch nông thôn thường xoay quanh chủ đề:
31
- Thứ nhất : gần gũi thiên nhiên, hoạt động thể thao (đạp xe, leo núi,
chèo thuyền), hoạt động thư giãn, học tập ( xem động vật, thu thập thảo
mộc) ;
- Thứ hai : cuộc sống nông thôn, gồm văn hóa truyền thống, lối sống
nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động nông nghiệp, ẩm thực địa
phương và quan trọng hơn là sự giao lưu giữa du khách và chủ nhà.
1.2.4.Ý nghĩa của phát triển du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là loại hình du lịch được đánh giá có tầm ảnh
hưởng lớn nhất trong cuộc sống hiện đại. Du lịch nông thôn phát triển đóng
một vai trò quan trọng trong khu vực nông thôn: mang lại lợi ích rộng lớn
hơn cho các khu vực nông thôn, tăng cường sự tham gia của cộng đồng
trong hoạt động du lịch và phát triển các sản phẩm du lịch; là lựa chọn tốt
nhất, khả thi nhất để phù hợp cho phát triển khu vực nông thôn.
Mặc dù, du lịch nông thôn vẫn là một thị trường chiếm thị phần nhỏ,
nhưng nó vẫn đóng góp một phần quan trọng cho nền kinh tế nông thôn nói
riêng và của nền kinh tế du lịch nói chung trong xu thế toàn cầu hóa. Là
động lực cho sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội, chính
trị, môi trường tự nhiên. [42, tr.8]
- Tăng thu nhập, tạo việc làm và cơ hội kinh doanh mới: Việc phát
triển du lịch nông thôn sẽ giúp những cư dân của khu vực nông thôn có thêm
thu nhập thông qua việc sử dụng hợp lý thời gian rỗi, những hoạt động canh
tác hàng ngày cùng với hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động canh
tác để phục vụ cho các hoạt động của khách du lịch.
Du lịch nông thôn có thể giúp tạo ra việc làm cho dân địa phương với
các dịch vụ cung cấp cho du khách: vận chuyển, hoạt động hướng dẫn, ăn
uống, bán sản phẩm nông nghiệp, thủ công của địa phương. Phát triển du
32
lịch nông thôn ở địa phương là tạo ra cơ hội việc làm cho những lao động trẻ
được đào tạo, tiếp xúc và thực hành trong các hoạt động du lịch.
- Tạo cơ hội kinh doanh mới: mở rộng các dịch vụ ở nông thôn (vận
chuyển, thực phẩm, giải trí, nghệ thuật, thủ công truyền thống) phục vụ
nhu cầu của du khách.
- Phát triển cộng đồng: Hoạt động du lịch không chỉ mang lại những
lợi ích về kinh tế mà còn mang lại cho cộng đồng địa phương nhiều cơ hội
được giao lưu tiếp xúc, tìm hiểu các giá trị văn hóa ngoài khu vực cư dân địa
phương, gia tăng sự hiểu biết cho địa phương.
- Gia tăng niềm tự hào của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa
phương tự ý thức xây dựng hình ảnh của cộng đồng thân thiện, hiếu khách,
tôn vinh những di sản văn hóa truyền thống. Trên cơ sở đó làm gia tăng mối
quan hệ cá nhân, đoàn kết cộng đồng, chia sẻ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
Đây là một trong yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc,
niềm tự hảo của cộng đồng, nhất là đối với những cộng đồng còn lưu giữ
nguyên vẹn các giá trị văn hóa bản địa.
- Bảo tồn di sản, văn hóa nông thôn: Trong du lịch nông thôn, yếu tố
“ý nghĩa của nơi đến” là một yếu tố cơ bản đối với cả du khách và cả cộng
đồng địa phương về những hoạt động du lịch làm lên sự hấp dẫn của điểm
đến. Với những hoạt động tham quan, khám phá giá trị văn hóa, di sản
truyền thống, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao vai
trò, bảo tồn di sản, văn hóa truyền thống.
- Bảo tồn cảnh quan: Cảnh quan nông thôn rất quan trọng để phát
triển du lịch nông thôn. Với việc sử dụng cảnh quan nông thôn là tài nguyên
du lịch để phục vụ nhu cầu tham quan tìm hiểu của du khách không những
33
mang lại lợi ích về kinh tế, tạo công ăn việc làm mà còn góp phần tôn tạo
cảnh quan của khu vực nông thôn.
- Tăng giá trị của nghệ thuật và thủ công truyền thống: Nghệ thuật và
hàng thủ công truyền thống luôn có một vị trí, vai trò đặc biệt trong các di
sản văn hóa ở khu vực nông thôn nói riêng và quốc gia nói chung. Theo ý
kiến của nhiều nhà n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004733_1_0582_2002819.pdf