Luận văn Nghiên cứu so sánh phát triển nguồn nhân lực trong công ty du lịch liên doanh nước ngoài và trong công ty du lịch nội địa ở thành phố Huế

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ. iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. vi

MỞ DẦU.1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Những đóng góp chủ yếu của đề tài.7

6. Kết cấu của đề tài .7

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .8

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC.8

1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .8

1.1.1. Nhân lực .8

1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực .9

1.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực.10

1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU CỦA LAO ĐỘNG TRONG KINH DOANH

KHÁCH SẠN.11

1.2.1. Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn.12

1.2.2. Yêu cầu đối với lao động trong kinh doanh khách sạn.15

1.3. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY

DU LỊCH .16

1.3.1. Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực .16

1.3.2. Công tác tuyển dụng.18

1.3.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.23

1.3.4. Công tác phân công lao động.28

1.3.5. Đánh giá quá trình lao động và trả lương cho nhân viên .31

1.3.6. Khen thưởng và kỷ luật.32

1.3.7. Thuyên chuyển, đề bạt .32

1.3.8. Các vấn đề về an toàn và sức khỏe lao động .33

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG CÔNG TY DU LỊCH Ở THÀNH PHỐ HUẾ .34

1.4.1. Những nhân tố bên trong ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực

trong công ty du lịch .

1.4.2. Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến công tác phát triển nguồn nhân

lực trong công ty du lịch .37

1.5. Ý NGHĨA CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY DULỊCH.39

1.6. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA MỘT SỐ NƯỚC

TRÊN THẾ GIỚI .40

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Trung Quốc .40

1.6.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản .41

1.6.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Singapore .41

CHƯƠNG 2: SO SÁNH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TRONG CÔNG TY DU LỊCH LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG

CÔNG TY DU LỊCH NỘI ĐỊA Ở THÀNH PHỐ HUẾ.43

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI

THỪA THIÊN HUẾ .43

2.1.1. Chỉ số cạnh tranh của ngành lữ hành và du lịch (TTCI) Việt Nam .43

2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của ngành du lịch Thừa Thiên Huế.45

2.1.2.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: .45

2.1.2.2. Về hoạt động lưu trú .46

2.1.2.3. Về hoạt động lữ hành .47

2.2. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY LIÊN

DOANH KHÁCH SẠN KINH THÀNH VÀ KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG

RESORT & SPA .48

2.2.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Liên doanh Khách sạn Kinh Thành48

2.2.2. Sự hình thành và phát triển của Khách sạn Hương Giang.51

2.2.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh Khách sạn

Kinh Thành và khách sạn Hương Giang.53

2.3. SO SÁNH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG

CÔNG TY DU LỊCH LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG CÔNG TY DU

LỊCH NỘI ĐỊA Ở THÀNH PHỐ HUẾ .56

2.3.1. Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực .56

2.3.2. Về công tác tuyển dụng lao động.58

2.3.3. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.61

2.3.4. Về công tác phân công bố trí lao động.68

2.3.5. Đối với các chế độ lương, phúc lợi .74

2.3.6. Công tác khen thưởng, kỷ luật .78

2.3.7. Công tác đề bạt và sa thải lao động.79

2.3.8. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động.80

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

TẠI CÁC CÔNG TY DU LỊCH NỘI ĐỊA Ở THÀNH PHỐ HUẾ.81

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN

LỰC TRONG CÔNG TY DU LỊCH NỘI ĐỊA Ở THÀNH PHỐ HUẾHIỆN NAY.85

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH THỪA THIÊN HUẾ

ĐẾN NĂM 2020 .85

3.1.1. Mục tiêu của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới .85

3.1.2. Nhiệm vụ chiến lược .85

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY DU

LỊCH NỘI ĐỊA Ở THÀNH PHỐ HUẾ .86

3.2.1. Chủ động trong công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực .86

3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng .87

3.2.3. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực .89

3.2.4. Phân công và bố trí lao động hợp lý trong các bộ phận của doanh nghiệp.92

3.2.5. Xây dựng chính sách lương phù hợp đối với người lao động.93

3.2.6. Hoàn thiện chính sách khen thưởng đối với người lao động .95

3.2.7. Nâng cao chất lượng môi trường làm việc và thực hiện tốt công tác chăm sóc

sức khỏe cho người lao động trong các công ty du lịch nội địa.96

3.2.8. Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động .97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.98

1. Kết luận.98

2. Kiến nghị.98

pdf129 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu so sánh phát triển nguồn nhân lực trong công ty du lịch liên doanh nước ngoài và trong công ty du lịch nội địa ở thành phố Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng phòng bình quân đạt 52%. Doanh thu du lịch ước đạt 1.400 tỷ đồng, đạt 100% chỉ tiêu UBND tỉnh giao từ đầu năm, trong đó, doanh thu quốc tế chiếm 53%. Doanh thu xã hội từ du lịch ước đạt trên 3.500 tỷ [31]. Về thị trường khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế ước tính đến cuối tháng 12/2010 lại có sự đổi ngôi giữa 2 thị trường đứng đầu là Thái Lan và Pháp, nếu như từ năm 2007, sau khi thông cầu Mukdahan thị trường Thái Lan đã vượt qua thị trường Pháp vươn lên dẫn đầu cả năm 2007 và 2008, thì đến năm 2009, khách Pháp ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 lại vượt qua khách Thái, nhưng qua năm 2010, mặc dù có những bất ổn định trong nước nhưng thị trường Thái lại một lần nữa đứng đầu bảng trong cơ cấu khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế, đạt 113.796 lượt, chiếm 18,6% tổng số khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế và chiếm 51% lượng khách Thái đến Việt Nam; sau đó đến Pháp đạt 102.241 lượt, chiếm 16,7% tổng số khách quốc tế đến Thừa Thiên Huế và cũng chiếm 50% lượng khách Pháp đến Việt Nam. Các thị trường chính gửi khách đến Thừa Thiên Huế tiếp theo lần lượt là Úc đạt 58.691 lượt, chiếm 9,6%; Đức đạt 46.989 lượt, chiếm 7,7%; Mỹ đạt 43.837 lượt, chiếm 7,2%; Anh đạt 39.859 lượt, chiếm 6,5%; Nhật đạt 26.802 lượt, chiếm 4,4%,... [31]. Về tốc độ tăng trưởng, thị trường Đài Loan có tốc độ tăng cao nhất, tăng 339% so với năm 2009, tuy nhiên thị phần còn quá nhỏ mới chiếm 0,5%, tiếp theo là Thái Lan tăng 27,7%, Lào tăng 21,3%, Úc tăng 7%, Trung Quốc tăng 5%. Còn một số thị trường chính còn lại đều bị giảm, cụ thể: nhóm các nước Mỹ, Singapore, Việt kiều chỉ đạt 85% so với năm 2009; nhóm các nước Đức, Nhật Nga, Pháp, Hàn Quốc, Canada, úc,đạt từ 95 - 98% so với năm 2009. Trong khi đó theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam các thị trường Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc đều có tốc độ tăng cao trong năm 2010, với các con số trên, ngành Du lịch Thừa Thiên Huế cần phải có giải pháp hữu hiệu nhằm thu hút mạnh khách du lịch đến với TTH, đặc biệt là khách quốc tế [31]. 2.1.2.2. Về hoạt động lưu trú Tính đến nay trên địa bàn có 177 KS, 6.085 phòng, 11.317 giường; tăng 820 phòng so năm 2009 và trên 135 nhà nghỉ với 1.199 phòng, đưa tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn lên thành 313 cơ sở với 7.284 phòng, 13.246 giường (tăng 14,8% về lượng phòng). Trong đó có 65 KS từ 1-5 sao, tăng 27 KS so với năm 2009, chiếm 59,7% số lượng buồng phòng của KS trên địa bàn [31]. Đánh giá chung, hoạt động kinh doanh lưu trú năm 2010 khá hơn năm 2009, lượng khách lưu trú tại các khách sạn cơ bản là tăng so với cùng kỳ, tuy nhiên, hiệu quả thu được còn hạn chế. Nguyên nhân, một phần do năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế nên lượng khách giảm mạnh, năm 2010 khách có tăng hơn nhưng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 không tăng nhiều, mặt khác, do tốc độ tăng buồng phòng cao hơn tốc độ tăng của khách nên công suất phòng bình quân của phần lớn các khách sạn đều chưa được như mong muốn, một số còn chưa hiệu quả. Công suất phòng bình quân của nhóm các KS trong năm 2010 như sau: KS 5 sao trong khoảng 25 – 45%, KS 4 sao 30 – 50%, KS 3 sao 40 – 80%, KS 1, 2 sao 40 – 85% [31]. Nhìn chung, các cơ sở lưu trú hoạt động lâu năm vẫn thường xuyên duy trì được chất lượng cơ sở vật chất, công tác vệ sinh, trình độ nghiệp vụ và các dịch vụ trong cơ sở. Các cơ sở lưu trú mới đi vào hoạt động được thiết kế hợp lý hơn, mang phong cách riêng, trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Tuy nhiên, giám đốc và quản lý của một số cơ sở này lại chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như trình độ quản lý còn hạn chế. Hiện nay, trong các cơ sở kinh doanh lưu trú vẫn còn thiếu cán bộ quản lý khách sạn có trình độ chuyên môn cao (giám đốc và trưởng các bộ phận). Nguyên nhân chính là do việc tăng trưởng về cơ sở vật chất chưa tương xứng với việc đào tạo nguồn nhân lực. Tình trạng chuyển đổi thường xuyên vị trí làm việc của các đối tượng này đã tạo cảm giác không an toàn cho người lao động, đồng thời có nguy cơ giảm tính đặc thù riêng có của từng khách sạn, hình thành nên các sản phẩm thiếu tính cạnh tranh trên thị trường. 2.1.2.3. Về hoạt động lữ hành Hiện trên địa bàn tỉnh có 43 đơn vị và chi nhánh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành, trong đó có 24 đơn vị có chức năng kinh doanh lữ hành quốc tế. Trong năm 2010, tổng lượng khách các công ty lữ hành đã đón và phục vụ 87.996 lượt khách, tăng 23% so với cùng kỳ 2009. Trong đó, khách quốc tế đạt 43.119 lượt, tăng 14% so với cùng kỳ 2009 [31]. Khách du lịch tàu biển trong 12 tháng ngành du lịch đã đón và phục vụ 16.997 lượt khách quốc tế đến từ 30 tàu biển, giảm 9% so cùng kỳ năm 2009. Chủ yếu là các đến từ các nước Ý, Tây Ban Nha, Anh, Bahamas, Marshall Island, Bermuda. Trong đó, trực tiếp qua cảng Chân Mây là 17 tàu biển với 15.627 khách. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 Các đơn vị lữ hành trên địa bàn cũng đã tích cực hưởng ứng hoạt động phục vụ Festival Huế 2010: tập trung khai thác các tour truyền thống như tua tham quan Huế và các di sản lịch sử văn hoá, tua gắn với một số lễ hội của địa phương như lễ hội Đền Huyền Trân, Vật làng Sình, Festival Huế 2010 tua tham quan các tỉnh miền Trung Huế - Đà Nẵng - Hội An, Huế - Phong Nha, tua DMZ... đã tổ chức thành công tua đầm phá Tam Giang - huyện Quảng Điền trong dịp lễ hội Sóng nước Tam Giang. Ngoài ra, đang xây dựng những chương trình sản phẩm du lịch mới như: chương trình tua chèo thuyền Kayak khám phá sông Hương, ngắm cảnh hoàng hôn, thăm làng Sình của Công ty TNHH Lữ hành Hương Giang; các tua du lịch sinh thái vì cộng đồng như tham quan làng cổ Phước Tích, tuyến khám phá đầm phá Tam Giang tại Quảng Điền, tuyến trải nghiệm du lịch sinh thái - văn hoá – thăm chiến trường xưa tại A Lưới, do Nhóm du lịch trách nhiệm tổ chức;... Ngành đang phối hợp các đơn vị, tổ chức trong tỉnh nghiên cứu, khảo sát, hướng dẫn doanh nghiệp du lịch xây dựng các tour du lịch đầm phá (hướng Bắc, hướng Nam); cử cán bộ tham gia đề tài cấp tỉnh nghiên cứu, thử nghiệm một số tour du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng do khoa Du lịch, Đại học Huế chủ trì; 2.2. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY LIÊN DOANH KHÁCH SẠN KINH THÀNH VÀ KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG RESORT & SPA 2.2.1. Sự hình thành và phát triển của Công ty Liên doanh Khách sạn Kinh Thành a) Quá trình hình thành và phát triển: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Liên doanh Khách sạn Kinh Thành được thể hiện qua một số giai đoạn cụ thể sau: - Trong thời kỳ Triều Nguyễn, khu vực bờ sông từ số 01 Lê Lợi về đến Đập Đá là khu vực của lực lượng Thuỷ Quân. - Từ năm 1927 (thời kỳ Pháp thuộc): khu làm việc của Hội Đồng Dân Biểu - Trung Kỳ được xây dựng tại số 3 & số 5 Lê Lợi. - Từ 1935 - 1940: khu vực này được sử dụng làm Trung tâm triển lãm, thương mại. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 - Từ năm 1945 - 1954 (Trong thời Quốc Trưởng Bảo Đại): khu nhà số 5 Lê Lợi trở thành Phủ Thủ Hiến Trung Phần. (Thủ tướng Trần Trọng Kim 4/1945 - 8/1945 đã sống và làm việc tại đây). - Từ năm 1955 (Trong thời Tổng thống Ngô Đình Diệm): khu nhà được sử dụng làm Toà Đại Biểu. - Từ năm 1963 (thời kỳ Mỹ chiếm đóng): khu nhà được sử dụng làm Nhà Khách Chính Phủ, nơi tiếp đón các vị khách cao cấp của chính quyền Miền nam Việt Nam. - Từ năm 1975: khu nhà được sử dụng làm Nhà khách Tỉnh uỷ, cũng là nơi tiếp đón các đoàn khách, đại biểu cao cấp của Tỉnh và nhà nước. - Năm 2003, Công Ty Liên Doanh Khách Sạn Kinh Thành - La Residence Hotel & Spa được thành lập do Tập đoàn Indochine Developments Company Limited (một công ty của Pháp) liên doanh với Công Ty Cổ Phần Du Lịch Hương Giang với cơ cấu vốn góp tương ứng là 51% và 49%. Diện tích khuôn viên Khách sạn: 17.138m2. Tổng diện tích sàn xây dựng là 63.000m2. Sau thời gian nâng cấp, hoàn thiện, Khách sạn đã bắt đầu mở cửa đón khách từ tháng 8 năm 2005 và chính thức khai trương vào tháng 12 năm 2005. Từ tháng 4 năm 2009 Khách sạn được Tổng Cục Du Lịch Việt Nam chính thức công nhận là khách sạn đạt chuẩn quốc tế 5 sao. Hiện nay Khách sạn là một trong những khách sạn hàng đầu về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của Huế và khu vực miền Trung. b. Các lợi thế, điểm mạnh và nét độc đáo: - Lợi thế tổng công ty: Công ty Liên doanh Khách sạn Kinh Thành là công ty liên doanh với nước ngoài nên có những lợi thế nhất định về mặt quản lý theo phương thức hiện đại mà những khách sạn khác không có được, đó là sự quản lý của Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang, Tập đoàn Apple Tree Group và Accor Franchise - Lợi thế về ý nghĩa lịch sử: Công ty Liên doanh Khách sạn Kinh Thành được xây dựng bởi người Pháp, từng là nơi làm việc của các Chính khách cao cấp, từng là nơi đón tiếp các vị khách quí, các Nguyên Thủ quốc gia và quốc tế (Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn, vua của Thái Lan - vua Bhumipol...). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 - Lợi thế về vị trí, kiến trúc: Công ty Liên doanh Khách sạn Kinh Thành có vị trí sát bờ sông Hương, có cảnh quan thiên nhiên, sông nước yên tĩnh, đẹp và thoáng đãng, không xa trung tâm thành phố, không ồn ào, ô nhiễm; được xây dựng bởi người Pháp theo trường phái nghệ thuật Art Deco của Pháp là trường phái nghệ thuật với các đường nét, họa tiết và hoa văn tinh tế rất thịnh hành từ những thấp kỷ 1920 đến 1950; được khôi phục, mở rộng nhưng giữ nguyên kiểu dáng kiến trúc và đường nét mỹ thuật, kiến trúc nội thất đã được thiết kế bởi nhà thiết kế mỹ thuật nổi tiếng người Pháp Bà Brigitte Dumont de Chassart - Công ty BDC Asia Design Ltd. tại Paris - Pháp. c) Số lượng phòng và các loại hình dịch vụ: - Số lượng phòng: Khách sạn có 122 phòng, được thiết kế và xây dựng một cách tinh tế theo trường phái kiến trúc Art Deco của Pháp với các đường nét và hoa văn trang trí tinh xảo của những thập kỷ 1920 và 1950. • Các loại phòng và số lượng phòng • Superior : 63 phòng • Superior River view : 30 phòng • Deluxe : 05 phòng • Deluxe River view : 11 phòng • Deluxe Colonial : 06 phòng • Colonial Junior Suite : 03 phòng • Colonial Suite : 03 phòng • Resident Suite : 01 phòng - Các loại hình dịch vụ: + Nhà hàng Le Parfum: sang trọng nhất trong khu vực, phục vụ các món ăn Việt Nam và Quốc tế, ngoài ra còn có dịch vụ Cooking Class, Cơm Cung đình, Du thuyền. - Quầy Bar Le Gouverneur: Thiết kế đặc sắc theo kiểu French Colonial, khu vực bên trong ấm cúng, khu vực ngoài trời thoáng, yên tĩnh. Được trang bị Wifi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 51 Internet, Tivi màn hình rộng, bàn Billiard. Phục vụ các loại đồ uống, Cocktail và Cigar cao cấp và thực đơn ăn nhẹ. - Quầy Bar Bể bơi - Pool Bar: Nằm cạnh bể bơi, trong khung cảnh thiên nhiên sát bờ sông Hương. Phục vụ các loại đồ uống, Cocktail và thực đơn ăn nhẹ. - Phòng hội nghị: Gồm hệ thống 3 phòng họp, sức chứa hơn 200 khách. Trang thiết bị nghe, nhìn và dịch thuật hiện đại. Phục vụ các loại hình hội họp, tiệc, đám cưới sang trọng. - Các dịch vụ khác: Đa dạng và phong phú, bao gồm: bể bơi, Spa, Fitness Center, Tennis Court, Bicycles, La Boutique (quầy mỹ nghệ), La Galerie (phòng tranh), Babysitting, Laundry, Travel Desk, Business Center. - Thời gian lưu trú bình quân: 1,9 đêm/khách 2.2.2. Sự hình thành và phát triển của Khách sạn Hương Giang a) Quá trình hình thành và phát triển Khách sạn Hương Giang Resort & Spa tọa lạc tại trung tâm thành phố Huế, bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Đối với nhiều người, khách sạn đã là một phần của Huế bởi khi nhắt đến Huế người ta nghỉ ngay đến một vùng đất địa linh nhân kiệt với bao lăng tẩm chùa chiền và cũng không quên nhắt đến khách sạn Hương Giang như một điểm gắn liền truyền thống văn hóa, lịch sử của chốn thần kinh đất Việt. Khách sạn Hương Giang nguyên là một câu lạc bộ sĩ quan của chế độ cũ với cơ sở vật chất nghèo nàn lạc hậu. Sau khi hòa bình lập lại, năm 1976 khách sạn đi vào hoạt động trở lại, đến tháng 10 năm 1987 khách sạn trực thuộc Công ty Du lịch Bình Trị Thiên, từ tháng 10 năm 1987 đến tháng 10 năm 1994 khách sạn là đơn vị hạch toán nội bộ thuộc Công ty Du lịch Thừa Thiên Huế, từ tháng 10 năm 1994 đến tháng 10 năm 1996 là doanh nghiệp Nhà nước có tên là Công ty khách sạn Hương Giang, từ tháng 11 năm 1996 đến tháng 12 năm 2007 là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty du lịch Hương Giang, từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 09 năm 2010 trực thuộc Công Cổ phần du lịch Hương Giang và từ tháng 10 năm 2010 đến nay là đơn vị hoạt động theo mô hình Chi nhánh Công ty Cổ phần du lịch Hương Giang. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 52 Tháng 05 năm 2009, khách sạn Hương Giang đã được Tổng cục Du lịch tái công nhận là khách sạn đạt chuần 4 sao đồng thời cho phép đổi tên từ khách sạn Hương Giang thành khách sạn Hương Giang Resort & Spa. b. Các lợi thế, điểm mạnh và nét độc đáo: Việc tái công nhận là khách sạn đạt chuẩn 04 sao đã một lần nữa khẳng định chất lượng dịch vụ của khách sạn Hương Giang trên thị trường du lịch, và điều đặc biệt hơn là khách sạn Hương Giang đã nỗ lực để tự làm mới mình bằng chính thương hiệu Resort & Spa mà không khách sạn nào trên thành phố Huế có được. Lý giải cho điều này có thể nói đến các đặc trưng sau: - Khách sạn Hương Giang có vị trí địa lý hết sức thú vị, các khu lưu trú của khách biệt lập so với khu dân cư, phía sau khách sạn tiếp giáp với sông Hương thơ mộng thoát khỏi sự ồn ào náo nhiệt của chốn đô thị rất phù hợp với nhu cầu nghỉ ngơi thoải mái của du khách. - Khách sạn Hương Giang được thiết kế thành các khối liên hoàn, xen giữa đó là hệ thống sân vườn với hệ sinh thái thảm thực vật phong phú tạo cho du khách một cảm giác an lành như được hòa mình vào thiên nhiên cây cỏ. - Lối kiến trúc của khách sạn Hương Giang mang đậm nét Cung đình. Họa tiết trang trí chủ đạo của khách sạn đều xuất phát từ mây tre song nứa, tất cả các điều này toát lên vẻ đẹp riêng biệt, đậm đà bản sắc văn hóa, thể hiện sự tinh túy với bề dày lịch sử. c) Số lượng phòng và các loại hình dịch vụ: Quá trình hình thành và phát triển, từ một đơn vị có cơ sở vật chất nghèo nàn, đến nay khách sạn đã có 165 phòng ngủ với 315 giường phân bổ ở các khu:: khu A 34 phòng, khu B 50 phòng và khu C 81 phòng. Trong đó có 16 phòng giường đôi, 149 phòng hai giường đơn và 01 phòng một giường đơn. Trong tổng số 165 phòng thì có 105 phòng tiêu chuẩn, 45 phòng tiêu chuẩn hướng sông, 04 phòng gia đình, 9 phòng đặc biệt và 02 phòng đặc biệt cao cấp. * Về nhà hàng: Tổng số ghế phục vụ khoảng 520 ghế, phân bổ: + Nhà hàng Cung Đình: 150 ghế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 + Nhà hàng Riverside: 200 ghế. + Nhà hàng Hoa Mai: 120 ghế. + Nhà hàng Hàn Quốc: 50 ghế. * Phòng hội nghị hội thảo: 550 ghế - gồm phòng họp lớn, phòng nhánh và phòng VIP tại tấng 5 khu C. 01 phòng họp được chuyển đổi công năng từ phòng ngủ sang với nhiều trang thiệt bị hiện đại và sang trọng. * Về dịch vụ bổ sung có quầy Lobby bar, bar Hoa Mai và Dragon smile bar; Dịch vụ Massage bên trong và sân vườn. Dịch vụ Cắm hoa nghệ thuật, beauty salon, phòng tập thể dục, bể bơi, dịch vụ giặt là, dịch vụ vận chuyển du lịch với 08 xe từ 04 đến 45 chỗ và dịch vụ trò chơi có thưởng dành cho người nước ngoài (E- Casino). Có thể nói với một cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện như trên, khách sạn Hương Giang Resort & Spa cơ bản đã được hoàn thiện, đủ khả năng cạnh tranh và phát triển trong thị trường kinh doanh du lịch trên địa bàn, ồn định thu nhập và việc làm cho hơn 200 người lao động. 2.2.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh Khách sạn Kinh Thành và khách sạn Hương Giang Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Thừa Thiên Huế, tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Giai đoạn 2007 - 2009 là giai đoạn mà ngành du lịch Việt Nam nói riêng và ngành du lịch Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thiên tai, và tính cạnh tranh ngày càng tăng khi Việt Nam đã trở thành viên chính thức của WTO. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại hai khách sạn nghiên cứu trong giai đoạn 2007 - 2009 được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như sau: Số lượt khách, số ngày lưu trú bình quân doanh thu, lợi nhuận... a) Về khách du lịch Sự biến động về số lượt khách đến 2 khách sạn nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2009 được thể hiện qua bảng sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 Bảng 2.1 : Số lượt khách đến hai khách sạn nghiên cứu giai đoạn 2007-2009 Đơn vị tính: Lượt khách Năm Chỉ tiêu Khách sạn Hương Giang Khách sạn Kinh Thành 2007 Lượt khách 50385 40000 2008 Lượt khách 38690 45000 2009 Lượt khách 26203 38000 Nguồn: Thống kê của khách sạn Hương Giang và khách sạn Kinh Thành Qua bảng 2.1 cho thấy, năm 2007, khách sạn Hương Giang đón được 50385 lượt khách, đến năm 2009, khách sạn Hương Giang chỉ đón được 26203 lượt khách, như vậy số lượt khách đến khách sạn Hương Giang năm 2009 giảm 48% so với năm 2007. Ở khách sạn kinh Thành, Năm 2007, khách sạn đón được 40000 lượt khách, đến năm 2009, khách sạn chỉ đón được 38000 lượt khách, như vậy số lượt khách đến khách sạn Kinh Thành năm 2009 chỉ giảm 5% so với năm 2009. Như đã phân tích, do hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, sự gia tăng khá nhanh các cơ sở lưu trú đã khiến số lượt khách của cả hai khách sạn nghiên cứu đều giảm. Tuy nhiên, trong thực trạng chung đó khách sạn Hương Giang có sự giảm sút số lượt khách năm 2009 so với năm 2007 khá nghiêm trọng, giảm đến 48%, trong khi đó khách sạn Kinh Thành chỉ giảm 5%. Với sự giảm sút nghiêm trọng này, khách sạn Hương Giang cần phải xem xét lại chất lượng dịch vụ, trong đó yếu tố đặc biệt quan trọng là chất lượng nguồn nhân lực, thái độ và phong cách phục vụ, công tác khai thác thị trường của khách sạn. 50385 38690 26203 40000 45000 38000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2007 2008 2009 Năm Lư ợt k há ch Khách sạn Hương Giang Khách sạn Kinh Thành Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện sự biến động về số lượt khách đến hai khách sạn nghiên cứu giai đoạn 2007-2009 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 b) Về doanh thu và lợi nhuận Do số lượt khách đến hai khách sạn giảm, do đó doanh thu và lợi nhuận của hai khách sạn cũng giảm. Sự biến động về doanh thu và lợi nhuận của 2 khách sạn nghiên cứu giai đoạn 2007 - 2009 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2 : Sự biến động về doanh thu và lợi nhuận của hai khách sạn nghiên cứu giai đoạn 2007-2009 Đơn vị tính: triệu đồng/ năm Năm Chỉ tiêu KS Hương Giang KS Kinh Thành 2007 Doanh thu 31231,2 48746,6 Lợi nhuận 3885,5 10401,3 Lao động 199 185 Lợi nhuận/lao động 19,53 56,22 2008 Doanh thu 30096,2 61090,9 Lợi nhuận 6729,6 21905,2 Lao động 230 189 Lợi nhuận/lao động 29,26 115,9 2009 Doanh thu 27698 47200 Lợi nhuận 3710 10600 Lao động 249 192 Lợi nhuận/lao động 14,9 55,21 Nguồn: Thống kê của khách sạn Hương Giang và khách sạn Kinh Thành Qua bảng 2.2 cho thấy, năm 2007, doanh thu của khách sạn Hương Giang là 31231,2 triệu đồng, đến năm 2009, doanh thu chỉ đạt 27698 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2007-2009 giảm 6%/năm, trong khi đó, khách sạn Kinh Thành giảm tương ứng là 3%/năm. Để có thể thấy rõ hơn về hiệu quả kinh doanh của hai khách sạn nghiên cứu, chúng ta xem xét thông qua tiêu thức lợi nhuận thu được của hai khách sạn nghiên cứu giai đoạn 2007-2009. Qua bảng 2.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận của khách sạn Hương Giang giai đoạn 2007-2009 giảm 2%/ năm, trong khi đó, khách sạn Kinh Thành có tốc độ tăng trưởng tăng 1%/năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Để xét tác động của nguồn nhân lực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng ta xét tiêu thức lợi nhuận/lao động. Ở khách sạn Hương Giang, năm 2007, chỉ số lợi nhuận/lao động là 19,53 triệu đồng/lao động, năm 2009 chỉ số này là 14,9 triệu đồng/lao động. Ở khách sạn Kinh Thành, chỉ số lợi nhuận/lao động năm 2007 và 2009 lần lượt là 56,2 triệu đồng/lao động và 55,2 triệu đồng/lao động. Sự phân tích trên cho thấy, công tác sử dụng nguồn nhân lực ở khách sạn Hương Giang chưa được hiệu quả, điều này đã tác động rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Hương Giang nói riêng và các công ty du lịch nội địa nói chung. Như vậy, trong giai đoạn 2007-2009, mặc dù ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn, nhưng các công ty du lịch liên doanh nước ngoài vẫn đứng vững và vẫn chứng tỏ là mô hình kinh doanh khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của của các công ty du lịch nội địa hầu hết đều có dấu hiệu chững lại và giảm sút, đặc biệt là các khách sạn nội địa. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin tập trung vào nguyên nhân quan trọng nhất, đó là công tác phát triển nguồn nhân lực để tìm hiểu, so sánh các biện pháp mà hai loại hình công ty du lịch này sử dụng để phát triển nguồn nhân lực, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực để các công ty du lịch nội địa có thể xây dựng một đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, cơ cấu phù hợp cho hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch nội địa. 2.3. SO SÁNH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TY DU LỊCH LIÊN DOANH NƯỚC NGOÀI VÀ TRONG CÔNG TY DU LỊCH NỘI ĐỊA Ở THÀNH PHỐ HUẾ 2.3.1. Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực Để hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển một cách ổn định đòi hỏi các khách sạn phải xây dựng một kế hoạch nguồn nhân lực cho khách sạn mình thật khoa học và mang tính chiến lược. Đặc biệt trong kinh doanh du lịch, các khách sạn phải dành khá nhiều thời gian cho việc bố trí cơ cấu lao động phù hợp với trình độ chuyên môn, độ tuổi và thời gian công tác của đội ngũ lao động. Tuy nhiên, thực tế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 trong thời gian qua, các khách sạn nội địa thực hiện công tác này thiếu kế hoạch, kế hoạch chỉ mang tính giải pháp tình thế là chủ yếu. Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực thiếu khoa học và tầm nhìn chiến lược khiến các công ty du lịch nội địa trên địa bàn thành phố Huế xẩy ra thực trạng lúc thừa, lúc thiếu nhân lực, chất lượng lao động không đảm bảo, đồng thời doanh nghiệp phải tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc cho việc đào tạo lại nghiệp vụ cho người lao động mới vào. Tình trạng nghỉ việc và thuyên chuyển công tác diễn ra khá phổ biến trong các công ty du lịch nội địa trên địa bàn thành phố Huế. Chẳng hạn ở khách sạn Xanh, theo báo cáo của công ty thì năm 2009 đã có 64 cán bộ nhân viên xin nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác, chiếm tỷ lệ 16,9 % tổng số lao động của công ty, ở khách sạn Hương Giang thì cũng có trên 20 trường hợp xin nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác qua các khách sạn khác, trong đó có cả những người nắm giữ các chức vụ lãnh đạo, những người là trưởng, phó các bộ phận. Việc lập kế hoạch nguồn nhân lực thiếu khoa học, thiếu tầm nhìn chiến lược, đặc biệt khâu tuyển dụng và bố trí lao động trong các công ty du lịch nội địa không phù hợp sẽ có thể gây ra những tác động rất lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình hình này thể hiện rất rõ qua kết quả khảo sát 70 lao động ở khách sạn Hương Giang: 70% số người được hỏi cho rằng việc bố trí lao động theo cảm tính (khách sạn Kinh Thành: 22,9%), 70% số người được hỏi cho rằng việc bố trí lao động không đúng chuyên môn do thiếu người của bộ phận (khách sạn Kinh Thành: 21,4%), 70% số người được hỏi xác nhận việc tuyển dụng, bố trí lao động do các áp lực khác (khách sạn Kinh Thành: 18,6%) và 61,4% số người được hỏi cho rằng việc bố trí nhân viên không đúng trình độ chuyên môn do các nguyên nhân khác (khách sạn Kinh Thành: 7,1%) . Qua kết quả điều tra cho thấy, công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực của công ty chưa được thực hiện tốt, việc tuyển dụng và sắp xếp bố trí lao động trong khách sạn Hương Giang nói riêng và trong các công ty du lịch nội địa nói chung còn có nhiều bất cập, trong đó việc "nhận người theo áp lực khác" ở mức khá nghiêm trọng (mean = 4,08) (ở bảng 2.9). ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 Thực trạng này cho thấy khách sạn Hương Giang nói riêng và các công ty du lịch nội địa nói chung khá bị động trong việc tuyển dụng lao động mới. Đặc biệt trong thời gian tới, khi số lượng công ty du lịch hoạt động trên thành phố Huế ngày càng lớn, sự cạnh tranh về nhân lực chất lượng giữa các công ty du lịch nội địa với nhau, sự cạnh tranh giữa các công ty du lịch nội địa và các loại hình công ty khác (công ty liên doanh nước ngoài, công ty có 100% vốn nước ngoài... ), các công ty này với khả năng tài chính lớn, với phương thức quản lý khoa học và hiện đại, với kinh nghiệm về thu hút và đào tạo nhân lực. Nếu các công ty du lịch nội địa không có một kế hoạch, chiến lược phát triển nguồn nhân lực dài hạn thì khả năng "chảy máu chất xám", khả năng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh là rất có thể xảy ra. Trong thời gian tới, ban lãnh đạo khách sạn Hương Giang nói riêng và các công ty du lịch nội địa nói chung cần xem đây là một trong những cơ sở quan trọng để các công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_so_sanh_phat_trien_nguon_nhan_luc_trong_cong_ty_du_lich_lien_doanh_nuoc_ngoai_va_trong_co.pdf
Tài liệu liên quan